Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.05 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI VĂN TÙNG

TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG VỂ s ử DỤNG VÀ QUẢN LÝ
NGUỔN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ CẨM THÀNH, HUYỆN CAM THUỶ, TỈNH THANH HOÁ
( LUẬN VÃN THẠC s ỉ , CHUYÊN NGÀNH DÂN TỘC HỌC )
MÃ SỐ: 5.03.10

Người hướng dần khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Thanh,
Viện Dân tộc học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Hà Nội - 2005


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

LỜ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa tùng ai công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác.

HỌC VIÊN CAO HỌC

M ai Văn Tùng


iLuận văn cao học


Tri thức địa phương...

Mai Văn Tùng

BẢNG TRA CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCN: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa.
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội.
KHXH: Khoa học Xã hội.
Nxb: Nhà xuất bản.
PGS: Phó Giáo sư.
TL: Tài liệu.
TS: Tiến sỹ.
TW: Trung ương.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
UNICEF: United Nation International Childrens Emergency
Fund. ( Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc)
VHTT: Văn hoá Thông tin.

Luán văn cao hoe


Tri thức địa phương.

Mai Vủn Tùng

MỤC LỤC

MỞ ĐẨU

5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỂ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ CAM THÀNH
HUYỆN CẨM THUỶ

13

1.1 Cảnh quan mỏi trường

13

1.2 Nguồn gốc lịch sử và tình hình cư dân

16

1.3 Đời sông kinh tế, văn hoá, xã hội

19

1.3.1 Đời sống kinh tế

19

1.3.2 Văn hoá, xã hội

20

1.3.3 Y tế, giáo dục


22

1.4 Tiểu kết

24

CHƯƠNG 2: NGƯỜI MƯỜNG VỚI

TRITHỨC s ử DỤNG NGUỔN

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

25

2.1 Tri thức sử dụng đất làm ruộng nước

25

2.2 Tri thức sử dụng đất nương rẫy và làm vườn

33

2.2.1 Tri thức về sử dụng đất canhtác nương rẫy

33

2.2.2 Tri thức làm vườn

36


2.3 Nông lịch

37

2.4 Tri thức địa phương trong việc sử dụng nguồn tài nguyên
rừng

44

2.4.1 Cách phân loại rừng

44

2.4.2 Những kinh nghiệm trong khai thác rừng

46

2.5 Tri thức địa phương trong việc sử dụng nguồn nước

52

2.5.1 Cách phân loại nguồn nước

52

2.5.2 Những kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn nước

53


2.6 Tiểu kết

58

Luận vân cao học


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

CHƯƠNG 3: NGƯỜI MƯỜNG VỚI VIỆC QUẢN LÝNG U ổN TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN

60

3.1 Hệ thông quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

60

3.2 Những quy ước trong việc quản lý tài nguyên đất

63

3.3 Những quy ước trong việc quản lý tài nguyên rùng

69

3.4 Những quy ước trong việc quản lý tài nguyên nước


75

3.5 Tiểu kết

77

CHƯƠNG 4: MỘT VÀI s o SÁNH TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA
NGƯỜI MƯỜNG VỚI MỘT s ố TỘC NGƯỜI KHÁC

79

4.1 Với người Việt

79

4.1.1 Trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất

79

4.1.2 Trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên rừng

86

4.1.3 Trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước

89

4.2 Với người Thái

94


4.2.1 Trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất

94

4.2.2 Trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên rừng

100

4.2.3 Trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước

103

4.3 Tiểu kết

105

KẾT LUẬN

108

CHÚ THÍCH

113

TÀI LỆU THAM KHẢO CHÍNH

116

PHỤ LỤC


122

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CÂP TƯ LIỆU

158

Luận văn cao học


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

MỞ ĐẨU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tế không phải lúc nào, ở đâu việc áp dụng các tiến bộ khoa
học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng mang lại kết quả tốt như mong
muốn. Không phải lúc nào, ở đâu áp dụng cách quản lý vĩ mô hiện đại của
Nhà nước vào tất cả các làng bản đều hợp lý. Nếu làm như vậy là chủ quan
không khoa học mà phải áp dụng nó trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Cuộc cách mạng xanh đã góp phần đáng kể cho An ninh lương thực ở
một số nước. Thực tế cho thấy, cuộc cách mạng xanh không xoá được đói
nghèo và An ninh lương thực ở nông thôn. Nó khuyến khích các biện pháp
canh tác dựa vào đầu tư bên ngoài (tức xa lạ với hệ sinh thái nông nghiệp của
địa phương) như hoá nông, độ phì tự nhiên của đất, và hàm lượng các chất
hữu cơ bị suy giảm; tình trạng xói mòn đất tăng; sức khỏe bị ảnh hưởng, thực
tế đã có những trường hợp bị tử vong do nhiễm độc thuốc trừ sâu. Trong
nhiều thập kỷ qua đã tạo ra những áp lực đối với tài nguyên đất, rừng, nước

dần dần làm suy thoái môi trường và gia tăng sự nghèo đói [19: 83- 84].
Thực tế đã chứng minh, khi triển khai các mô hình phát triển kinh tế bền
vững... người ta không thể không chú ý đến những điều kiện sinh thái, thực
trạng phát triển kinh tế- xã hội và các yếu tố khác liên quan như văn hoá tộc
người ở từng vùng miền cụ thể. Nhiều kết quả nghiên cứu đã triển khai cho
thấy vốn tri thức mà các tộc người tích luỹ được trong lao động sản xuất, ứng
xử với môi trường tự nhiên, trong quản lý xã hội... trải qua dòng thời gian và
được trao truyền qua các thế hệ trong quá trình thích nghi với các điều kiện
sinh thái nhân văn, đang có vai trò nhất định trong thực tiễn [19: 84].
Dán tộc Mường là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có dân số
vào loại đông nhất hiện nay(l>, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Hoà Bình, Thanh

Luân văn cao hoc

5


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

Hoá(2), Phú Thọ, S(Tn La, Yên Bái, Ninh Bình và một số tỉnh ở miền Nam. Dân
tộc Mường sống chủ yếu ở những vùng thung lũng chân núi hay còn gọi là
vùng bán sơn địa, có những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá riêng góp
phần làm cho bức tranh văn hoá Việt Nam càng trở nên phong phú và đa dạng.
Hiện nay, dân tộc Mường còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hoá
truyền thống, nhất là trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa nói chung và tri thức tộc người nói
riêng, đặc biệt là ứng xử của con người với môi trường tự rihiên là vấn đề đặt
ra không chỉ trong việc nhận thức di sản văn hoá tộc người, di sản văn hoá

dàn tộc mà còn là đòi hỏi cấp bách trong việc phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng cộng sản
Việt Nam đã chỉ rõ đối với nước ta hiện nay là: “ Phát triển toàn diện kinh tế
nông thôn..., gắn phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với phát triển ngành kinh
tế thủ công nghiệp...”
2. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đế tài là tri thức địa phương của người
Mường ở xã cẩm Thành, huyện cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm tri thức sử dụng và quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên
rừng và tài nguyên nước, cả trong xã hội truyền thống và trong hiện tại.
Địa bàn nghiên cứu là xã cẩm Thành, huyện cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh
Hoá. Đây là một xã có người Mường cư trú sinh sống từ lâu đời, còn bảo lưu
nhiều yếu tố văn hoá truyền thống của người Mường. Ngoài ra, chúng tôi còn
nghiên cứu thêm làng Phâng Khánh, xã cẩm Thành là nơi cư trú của người
Việt và làng Thành Điền, xã Điền Hạ, huyện Bá Thước là nơi cư trú của
người Thái để so sánh với người Mường.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước vẫn còn có

Luận văn cao học

6


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

những khái niệm khác nhau như: Tri thức địa phương; kiến thức bản địa; tri

thức dân gian; luật tục; tri thức tộc người; phong tục tập quán trong sản
xuất.v.v... Để phân biệt rõ hơn tri thức địa phưomg và tri thức khoa học, Lê
Trọng Cúc cho rằng: “tri thức địa phương không giống với tri thức khoa học;
nó được hình thành chủ yếu dựa vào sự tích luỹ mò mẫm chứ không phải dựa
vao những thực nghiệm mang tính khoa học và có hệ thống”[l 1:21]. Còn
John Ambler cho rằng: tri thức địa phương của mỗi cộng đồng thường bao
gồm hai loại chính: Một loại có thể gọi là “tri thức kỹ thuật”. Một loại khác
liên quan đến tên gọi như “luật lệ địa phương” (local regulation) hoặc là
“phong tục” hay “tục lệ”.v.v...[l:36]. Dù gọi như thế nào, nhưng có thể hiểu
đó là những hiểu biết những kinh nghiệm của một tộc người nhất định, được
tích luỹ chọn lọc và trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhìn chung, tri
thức địa phương là phương thức ứng xử là đặc tính thích nghi những điều kiện
sinh thái nhân văn của mỗi tộc người.
Theo quy luật phát triển của xã hội thì phát triển kinh tế giữ vị trí hàng
đầu vô cùng quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động xã hội
khác như y tế, văn hoá, giáo dục. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và
Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm khuyến khích người
nông dân trên mọi vùng miền của đất nước tập trung đầu tư phát triển ngay
trcn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà người dân đang cư trú và sinh sống.
Ngoài việc đầu tư sức người sức của, người nông dân còn kết hợp
những kinh nghiệm sản xuất được chắt lọc, tích luỹ và trao truyền qua nhiều
thế hệ để khai thác nguồn lợi, cũng như việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên với mục đích đem lại nguồn lợi kinh tế cao nhất mà vẫn cân bằng sinh
thái tự nhiên, đảm bảo cho quá trình phát triển bcn vững lâu dài. Như vậy, sử
dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ biện chứng với
nhau, con người sống phải khai thác tự nhiên và muốn khai thác tốt hơn thì
phải bảo vệ, nếu không nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt. Đây là triết lý sống mà

Luân văn cao hoe


7


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

các dân tộc thiểu số ở miền núi nước ta rất chú ý quan tâm.
Mỗi một vùng không gian địa lý có những điều kiện tự nhiên riêng
buộc con người sống ở đó phái có những ứng xử cho thật phù hợp, đó cũng
chính là những tri thức của người dân ở từng địa phương, vùng miền cụ thể.
Đây là kho tàng tri thức dân gian không ngừng được bổ sung và cực kì có giá
trị không thể thiếu được trong đời sống tộc người. Do đó, trong những năm
gần đây tri thức địa phương hay kiến thức bản địa... đã có nhiều công trình
nghiên cứu. Đầu tiên phải nói đến công trình Kiến thức bản địa của đồng bào
ở vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiền nhiên của Trung
tàm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp
[52], đã khẳng định rõ tầm quan trọng của tri thức bản địa, nhất là trong việc
kết hợp, sử dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp; Lê Trọng Cúc với Quản lý bền vững các hệ sinh thái miền núi Việt
N'am [11]; Vương Xuân Tinh, Bùi Minh Đạo với Truyền thống sở hữu và sử
diụng đất đai của các dân tộc thiểu số Việt Nam [41]; Tạ Long, Ngô Thị
Cỉhính với Sự biến đổi nông nghiệp châu thổ Thái Bình ở vùng núi Điện Biên
Liai Châu [23]...Tất cả các công trình đã khẳng định giá trị to lớn của tri thức
đua phương trong việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Với dân tộc Mường đã có một số cuốn sách, bài viết đề cập đến tri thức
địia phương trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: Dân
tộic Mường trong Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc), Nxb
KIhoa học Xã hội [50]; Jeanne Cuisinier với Ní>ưởi Mường - Địa lý nhân văn và

xcđ hội học (bản dịch), Nxb Lao động, Hà Hội, 1995 [12]; Nguyễn Thị Thu với
T rì thức địa phương trong canh tác ruộng nước của người Mường, Kỷ yếu Hội
thiảo hưởng dụng đất ở vùng cao Việt Nam, Trung tàm nghiên cứu giới, môi
tnường và phát triển bền vững [39]; Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc
Tlhanh (chủ biên) Người Mường ở Tân Lạc Hoà Bình [27]; Le Thanh Hoa của

Liuận văn cao học

8


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

Roberquain (Bán in Rô nê ô của Ty Văn Hoá Thanh Hoá 1973) (31 ị; Đe’đất đẻ
nước của Vương Anh, Hoàng Anh Nhân [2]; Dàn tộc Mitimg trong Địa chí
Thanh Hoá, lập I (2000) [43]; Tục ngữ, Dân ca Mường Thanh Hoá của Minh
Hiệu [ 18J; hay Văn htìá ẩm thực Mường của Hoàng Anh Nhân [30]; v.v...
Nhìn chung, từ năm 1975 cho đến nay việc nghiên cứu về người
Mường nói chung và tri thức địa phương nói riêng đã đạt được những thành
tưu nhất định. Tuy vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống, chuyên sâu về tri thức địa phương trong việc sử dụng và quản lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với người Mường ở Thanh Hoá, lĩnh vực
này còn là một khoảng trống cần có sự đầu tư nghiên cứu.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu có hệ thống những tri thức địa phương của người Mường
ở xã Cẩm Thành, huyện cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá trong việc sử dụng và
quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Góp một phần tư liệu khoa học giúp các nhà quản lý hoạch định việc

sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
- So sánh tri thức địa phương trong sử dụng và quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên với các tộc người Thái, Việt để thấy được nét tương đồng
và khác biệt.
5. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, trên cơ sở kế thừa những thành tựu
nghiên cứu của giới khoa học, chúng tôi tham khảo và sử dụng các nguồn tài
liộu thành văn đã công bố có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến đề tài. Đây là
nguồn sử liệu quý giá, giúp chúng tôi có được cái nhìn toàn cảnh về đối
tượng nghiên cứu. Nguồn tài liệu quan trọng chủ yếu được sử dụng trong
luận văn này là các tài liệu do chúng tôi thu thập tại địa bàn điền dã. Ngoài
ra, luận văn còn sử dụng các số liệu thống kê, báo cáo, các văn bản, chỉ thị
của các cấp chính quycn có liên quan.

Luân vãn cao hoc

9


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiẽn cứu
Luận văn vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử vào việc xcm xét, đánh giá những ứng xử của con người đối với nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương
pháp điền dã dân tộc học, lấy tư liệu tại thực địa đặt lên hàng đầu. Ngoài ra
còn sử dụng phương pháp thống kê. hồi cố, chụp ảnh, đo vẽ... Bởi vậy, các tư

liệu được mô tả, trình bày trong luận văn là thu thập tại các làng Mường xã
Cẩm Thành. Trong quá trình tiến hành điền dã các vấn đề khoa học đã được
đặt ra và trở thành giả thiết nghiên cứu của chúng tôi. Vài câu hỏi khoa học
để phục vụ trong quá trình nghiên cứu trên thực địa là:
- Người Mường đã ứng xử như thế nào đối với nguồn tài nguyên thiên
nhiên, phương thức quản lý nguồn tài nguyên trước kia và hiện nay có điểm
nào giống và khác nhau ?
- Trong giai đoạn hiện nay tri thức địa phương có thể kết hợp với
những tri thức khoa học hiện đại trong việc sử dụng cũng như quản lý nguồn
tài nguyên hay không ?
- Liệu có nét tương đồng và khác biệt về hình thức sử dụng và quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các dân tộc sống gần kề nhau hay không ?
Nếu có, khác nhau đó như thế nào ?
Đối tượng phỏng vấn và trao đổi chủ yếu là các cụ già có độ tuổi từ 60
trư lên, còn minh mẫn và am hiểu phong tục tập quán của dân tộc mình,
những người đứng đầu một số đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ...) của xã
và thôn làng được nghiên cứu, những cán bộ đã từng kinh qua tham gia công
tác chính quyền hoặc trong ban quản lý hợp tác xã thời kỳ từ 1954- 1986 và
một số chủ hộ gia đình nông dân.
Về chọn địa bàn nghiên cứu: do không có điểu kiện nghiên cứu hết các
làng của xã cẩm Thành nên chúng tôi chỉ chọn hai làng đại diện để nghiên

Luận văn cao học

10


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng


cứu sâu tri thức địa phương về sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên của
người Mường.
Để hoàn thành đề tài khoa học này chúng tôi đã dành 3 tháng (từ tháng
5 đến tháng 7 năm 2004) làm việc tại địa phương. Trong quá trình thực hiện đề
tài chúng tôi gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi lớn nhất là
được các thầy giáo trong khoa Lịch Sử nhiệt tình ủng hộ và khích lệ, nhất là
được sự cố vấn của thầy Lâm Bá Nam và đăc biệt là sự nhiệt tình quan tâm của
thầy Nguyễn Ngọc Thanh người trực tiếp hướng dẫn luận văn khoa học này.
Bên cạnh thuận lợi chúng tôi không tránh khỏi những khó khăn nhất định, khó
khăn lớn nhất đó là địa bàn nghiên cứu đi lại không thuận lợi, nhất là đường
đến xã, thời gian có hạn và kinh phí eo hẹp. Hơn nữa mới làm quen với nghiên
cứu, kiến thức và kinh nghiệm làm việc có hạn, do đó luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Dẫu vậy, với nỗ lực cố gắng của bản thân
cùng với sự giúp đỡ tận tâm đầy trách nhiệm của các thầy và sự giúp đỡ tận
tình của cán bộ và nhân dân địa phương, chúng tôi đã hoàn thành bản luận văn
đúng thời hạn.
7.Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm một hệ thống tri thức địa phương của người
Mường ở một địa phương cụ thể trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
- Góp thêm tư liệu khoa học về tri thức địa phương của người Mường,
làm phong phú thêm nguồn tư liệu về tri thức địa phương vào kho tàng tri
thức dân gian, làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế bền vững của người
Mường nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.
- Góp thêm tư liệu khoa học về tri thức địa phương của người Mường
trong việc so sánh, đối chiếu với các vùng Mường và các dân tộc khác ở nước

Luận vãn rao học



Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

8. Bô cục của luận văn
Ngoài lời Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 4 chương.
Chương 1. Khái quát về người Mường ở xã cẩm Thành huỵên cẩm
Thuỷ.
Chương 2. Người Mường với tri thức sử dụng nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Chương 3. Người Mường với việc quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Chương 4. Một vài so sánh tri thức địa phương của người Mường với
một số tộc người khác.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn Phòng văn hoá huyện cẩm Thuỷ,
UBND xã Cẩm Thành đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian chúng tôi ở địa
phương. Xin trân trọng cảm ơn ông Cao Ngọc Rạng, ông Bùi Chí Hăng và
các cụ ở làng Muốt, làng Phâng Khánh, làng Thành Điền đã trực tiếp cung
cấp tư liệu và giúp đỡ hiệu đính phiên âm tiếng Mường. Chúng tồi cũng bày
tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa Khoa học Xã hội, Ban giám hiệu trường
Đại học Hồng Đức, các thầy cô trong khoa Lịch Sử trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy PGS.TS. Lâm Bá Nam
và đặc biệt thầy TS. Nguyễn Ngọc Thanh người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi
trong quá trình thực hiện luận văn khoa học này.
Bản luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong các thầy,
các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà nghiên cứu về người Mường cùng các
bạn đồng nghiệp chỉ bảo thêm để công trình này ngày càng hoàn chỉnh hơn.


Luân văn cao hoc

12


7 /7 thức địa phương.

Mai Văn Từng
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỂ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ CAM THÀNH
HUYỆN CẨM THUỶ

1.1. CẢNH QUAN MÔI TRUỒNG

Từ thành phố Thanh Hoá có thể đi theo hai hướng, hướng tây đi qua thị
trấn Vạn Hà (huyện Thiệu Hoá) rồi đến thị trấn Vĩnh Lộc, hoặc hướng bắc
qua thị trấn Hà Trung (huyện Hà Trung) rẽ trái theo quốc lộ 217 đến huyện
Vĩnh Lộc và từ đây tiếp tục đi dọc quốc lộ 217 là đến thị trấn huyện cẩm
Thuỷ cách thành phố Thanh Hoá vừa tròn 80 km về phía tây bắc. Đây là một
huyện miền núi có địa hình bán sơn địa ở xứ Thanh, có quá trình hình thành
gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Từ thị trấn cẩm Thuỷ đi dọc theo quốc lộ (217) 13 km nữa là đến
UBND xã Cẩm Thành. Đây là một trong 20 xã của huyện cẩm Thuỷ, đặc biệt
lại là một xã được Nhà nước xếp vào diện vùng cao hẻo lánh [42], có vị trí
địa lý ở toạ độ 22°37’ đến 22°44’ vĩ độ bắc và từ 105°33’ đến 105°36’ độ
kinh đông. Nhìn về góc độ địa- văn hoá, địa- kinh tế nó có tầm quan trọng
cực kỳ đối với huyện cẩm Thuỷ, về mặt lịch sử có mối quan hệ mật thiết, gắn
liền với lịch sử hình thành huyện cẩm Thuỷ cũng như tỉnh Thanh Hoá. Người

Mường cư trú trong những làng cổ ở những thung lũng chân núi chủ yếu làm
kinh tế nông nghiệp lúa nước kết hợp làm rẫy và khai thác lâm thổ sản. Nhiều
làng còn bảo lưu được đậm nét văn hoá người Mường nói chung, trong đó
phải kể đến tri thức địa phương trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài
nguycn thiên nhiên. Xã cẩm Thành là một xã điển hình trong lĩnh vực bảo
tồn và kế thừa được nhiều vốn liếng văn hoá dân gian- dân tộc Mường.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3055,97 ha, trong đó có 2244,25 ha
đất rừng, 481,15 ha đất nông nghiệp, 172,74 ha diện tích mặt nước khe suối và

Luận văn cao học

13


Tri thức địa phiửmg.

Mai Văn Tùng

157,83 ha các loại đất khác.
Xã Cẩm Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 23,3(K, lượng mưa khoảng 1900mm có
năm đạt tới 2200mm cao hơn so với lượng mưa phổ biến của tỉnh hàng năm
(1700mm), cũng là cao hơn so với lượng mưa phổ biến hàng năm của cả
nước, khí hậu đôi khi thay đổi đột ngột có năm rét lanh đến o00, nhiều sương
mù, từ tháng 5 đến tháng 9 ban ngày thời tiết nắng nóng còn về ban đêm thì
lại dịu mát, có độ ẩm cao.
Diện tích độ che phủ của rừng chiếm 55,1% tổng diện tích đất tự nhiên
mà chủ yếu là rừng đầu nguồn, đó là một lợi thế cực kỳ quan trọng đối với
đòi sống cư dân ở đây. Bởi lẽ rừng nó có vai trò không chỉ cân bằng 0 2 và

C 0 2 của không khí mà còn tích luỹ và điều hoà chế độ nước, giảm bớt dòng
chảy bề mặt, hơn nữa rừng còn có quan hệ rất chặt chẽ với lớp phủ thổ
nhưỡng ngăn chặn nguy cơ xói mòn đất, đặc biệt rừng còn chứa một hệ sinh
vật phong phú đa dạng. Riêng về thực vật gần 90% số loài gặp ở vùng nhiệt
đới và hơn một nửa trong số đó là ở rừng ẩm.
Điều đáng nói ở đây là, xã cẩm Thành chủ yếu là rừng rậm nguyên
sinh thường gọi là rừng trên đồi núi đất. Thảm thực vật phong phú và đa dạng
với nhiều loài gỗ quý như Lim Xanh, Chò Chỉ, Tán Mật, Sến, Chò Nâu,
Trám. Ngoài ra còn có khá nhiều rừng nứa, giang, vầu, luồng mọc thuần loại
hoặc mọc hỗn giao với một số loài gỗ lá rộng như: sồi, dẻ, lim.
Về động vật mặc dù chưa có cuộc điều tra thống kê nào mang tính
tổng quát để phát hiện đầy đủ loài của động vật nói chung và động vật rừng
nói riêng. Tuy nhiên khi tập hợp những dẫn liệu từ cuộc điều tra thăm dò và
quan sát trong nhân dân thì có thể nhận biết hệ động vật ở đây rất phong phú


đa

dạng

về

giống

loài

như

loài


thú,

chim,



sát,

côn

trùng,v,v...[43:196,197].

Luân văn cao hoc

14


Tri tlĩức địa phương.

Mai Văn Tùng

Tuy nhiên, do sức ép của dân số đặc biệt sự quản lý thiếu chặt chẽ và
chưa khoa học của các cấp chính quyền, ngành Lâm nghiệp từ khoán
10( 1988) đến đầu những năm 90 đã làm cho rừng cẩm Thành không nằm
ngoài thảm hoạ chung, đó là sự chặt phá bừa bãi làm cho nguồn động thực
vật cạn kiệt, nhiều cánh rừng trở thành đất trống đồi trọc, từ năm 1994-1995
Nhà nước đã giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đinh, rừng đã nhanh chóng
trớ lại màu xanh như xưa.
Nhìn chung, rừng xã cẩm Thành có diện tích rất lớn có hệ thảm động
thực vật phong phú và đa dạng, không những cung cấp nguồn vật liệu cho

người dân như gỗ, luồng để làm nhà mà còn cung cấp nguồn thức ãn nguồn
dinh dững từ động thực vật.v.v... Đặc biệt rừng còn là lá phổi chung, mang lại
bầu không khí trong lành cho việc dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ cho con người.
Hơn nữa rừng không chỉ cung cấp và lưu giữ nguồn nước sạch, cung cấp nước
cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Xã Cẩm Thành được bao bọc bởi đồi rừng, với độ dốc vừa phải 8°-15°
nghiêng dần từ tây sang đông(3). Từ độ dốc vừa phải ấy tạo nên một hệ thống
ruộng bậc thang thấp, người Mường còn gọi là ruộng trên, ruộng dưới. Ngoài
ruộng bậc thang thấp, địa thế lòng chảo còn tạo nên một hệ thống ruộng
trũng cấy được hai vụ lúa một năm, cho năng suất cao.
Thành phần đất đai của xã cẩm Thành có những đặc điểm chung của
đất vùng đồi núi huyện cẩm Thuỷ, gồm có hai loại đất: Thứ nhất là: đất vùng
trũng ven đồi núi (thuộc tiểu vùng 1; đất lầy, nhiều than bùn, ngập nước
thường xuyên. Đặc điểm có tầng đất dày, thành phần cơ lý của đất từ trung
tính đến đất thịt nặng. Đất lầy không có tầng đế, gơ lây mạnh, có nhiều chất
độc

H:s, CH4. Đất

chua tỷ lệ mùn trong đất cao, đặc biệt mùn thô đang phân

giải. Các chất dinh dưỡng tổng cao, các chất dễ tiêu nghèo. Một số vùng gieo
cấy một vụ chiêm bằng những giống cây cao, giống địa phương, đa số trồng
cày ưa nước và bỏ cỏ mọc tự nhiên. Nhờ có cải tạo đào mương thoát nước

Luận văn cao học

15



Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

một số vùng cấy được hai vụ lúa trong năm). Thứ hai là đất vùng đồi níti
(thuộc phụ tiểu cùng 3b: Đất phát triển chủ yếu trên phiến sét, cát kết và các
loại đá biến chất khác. Thành phần cơ lý từ đất thịt nặng đến đất thịt nhẹ. Đất
của tiểu phụ vùng 3b là loại đất tốt chỉ đứng sau đất phát triển trên đá mác
ma, ma fic và trung tính, rừng tự nhiên hỗn giao trc nứa, gỗ phát triển mạnh
(đặc biệt họ tre nứa) [43: 91-93].
Bên cạnh diện tích rừng và diện tích đất trồng trọt giàu có về tiềm năng
thì ở các làng còn có trữ lượng nước lớn được lưu giữ ở tất cả những cánh
rừng đầu nguồn bao quanh làng. Và chính những cánh rừng này lộ thiên ra
những mó nước mà người Mường gọi là (vó rác) hoà lưu thành những con
suối (hớn cái) con khe (hón con) chảy quanh năm suốt tháng, người dân dùng
nước sạch từ những mó nước này để ăn và sinh hoạt hàng ngày, đồng thời đắp
bai đào mương dẫn nước về đồng ruộng để trồng lúa.
Những thuận lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như địa thế đất
đai địa hình tự nhiên tạo điều kiện cần và đủ cuốn hút con người sớm đặt
chân đến vùng đất này tụ cư sinh sống và lập nghiệp. Người Mường đã có
mặt ở đây từ rất lâu và sớm thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên.
1.2 NGUỔN GỐC LỊCH s ử VÀ TÌNH HÌNH CƯ DÂN

Qua tài liệu khảo cổ học, xã cẩm Thành được xác định là vùng đất cổ,
một trong những địa bàn cư trú và sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo
cổ học Việt Nam đã tim thấy dấu vết cư trú sinh sống của người nguyên thuỷ
thuộc thời đại đồ đá giữa và sơ kỳ thời đại thời đá mới tại hang Cát- cẩm
Liên, Nậm Trẹn- Phâng Khánh- cẩm Thành, khu Đống Nhót làng Muốt-

cẩm


Thành. Những phát hiện này, cùng với phát hiện trước đó của bà

Madeleina Colani khẳng định rằng vùng núi đá vôi Karstic và các thung lũng
xứ Thanh (Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành) là địa bàn quan trọng của
hai nền văn hoá Hoà Binh và Bắc Sơn nổi tiếng Đông Nam Á và thế giới có
niên đại C14 trcn dưới một vạn năm... Cũng theo ý kiến của Giáo sư Trần

Luận văn cao học

16


Tri thức địa phương.

Mai Vãn Từng

Quốc Vượng và Tiến sỹ Phạm Hổ Đấu (Bảo tàng Thanh Hoá) thì xứ Thanh
(cũng như Nghệ Tĩnh- Bình Trị Thicn- Huế) còn là không gian văn hoá Sơn
Vi cuối đá cũ, tiền Hoà Bình, có niên đại 12 vạn năm [54:271].
Văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn sơ kỳ đá mới được xác nhận là
màn dạo đầu (Prelude) của cuộc cách mạng đá mới- còn gọi là cách mạng đá
nông (Agrolithique), nghĩa là sự ra đời của nông nghiệp bắt nguồn nảy sinh ở
vùng thung lũng chân núi xứ Thanh cũng như toàn Việt Nam và Đông Nam
Á, và trong nông nghiệp thì trồng trọt trội vượt hơn chăn nuôi (cho đến nay,
xứ Thanh và toàn Việt Nam) tinh hình nông nghiệp vẫn vậy [54:272J.
Nguồn gốc tộc người Mường qua những tài liệu dân tộc học, ngôn ngữ,
văn hoá dân gian...đã chứng minh người Mường và người Việt (Kinh) có
chung một nguồn gốc từ người Việt cổ. Quá trình phân tách thành hai tộc
người được diễn ra cùng với những bước thăng trầm của lịch sử từ thời Bắc

thuộc. Tộc danh Mường chỉ mới có từ thời Pháp thuộc, sự tách biệt từ người
Việt vùng Mường thành dân tộc Mường chỉ là quy định định hành chính theo
chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp cách đây khoảng 100 năm(4). Điều
đó phù hợp với thực tế về địa bàn cư trú của người Việt và người Mường
trước thế kỷ XV chưa vượt quá đèo Ngang, bởi vì địa bàn cư trú người Việt
cổ chủ yếu ở những vùng thung lũng chân núi và đồng bằng ven sông, ven
biển từ lưu vực sông Lam, sông Cả, sông Mã trở ra phía ngoài Bắc. Ngay cả
hiện nay địa bàn cư trú người Mường cũng chưa vượt qua bờ Nam sông c ả
mà vẫn chủ yếu cư trú ở những địa bàn cũ, vùng thung lũng chân núi từ
Thanh- Nghệ trở ra Hoà Bình, Hà Tây, Phú Thọ... tạo thành một địa bàn cư
trú liên tục hình cánh cung ôm sát các đồng bằng châu thổ. Chính vì thế văn
hoá Mường còn bảo lưu được nhiều cơ tầng văn hoá của người Việt cổ nói
chung và người Việt nói riêng tạo nên một sắc thái văn hoá đặc sắc đó là văn
hoá thung lũng chân núi lấy nền tảng kinh tế trồng lúa nước là chính kết hợp
với khai thác lâm thuỷ sản.

Luận văn cao học

ĐAI H O C G U Ố C G IA HÀ NỎI
TRUNG TÂM THÔNG Tin ĨHƯ VIỂN

V- L 2 1 *3,99


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng

Ở các huyện Thạch Thành, cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc có tỷ lộ người
Mường sinh sống chiếm 50% dân số toàn huyện. Trước năm 1945 xã cẩm

Thành có tên là mường Trám dưới sự quản lý của lang đạo dòng họ Phạm
Phúc. Hiện nay xã cẩm Thành có 13 làng, với 7 dòng họ: Bùi, Phạm, Cao,
Trương, Lục, Nguyễn, Hà cùng sinh sống. Tính cho đến tháng 4- 2004 xã có
số dân là 6564 người, trong đó người Mường chiếm 2/3 dân số (4547 người)
còn lại là người Việt (2012 người) và 5 người khác thuộc dân tộc Thái, Dao.
Sô hộ

Người

Người Mường

Người Việt

Muốt

183

989

989

0

Phâng Khánh

143

680

238


442

Chanh

101

520

332

168

Cánh

81

403

330

73

Khạt

100

504

250


254

Ngọc

86

432

397

35

Vạc

141

702

400

302

Nâm

63/

319

265


54

Cẩm Khánh

68

342

311

31

Bèo

60

302

246

56

Én

62

312

282


30

Bọt

76

384

231

153

Chiềng

138

690

276

414

T ổng sô

1302

6559

4547


2012

Làng

Về mặt tộc danh, người Mường ở đây cũng như người Mường nói
chung đều nhận mình là Moón, có nhà nghiên cứu thì viết là Mol [18:22]
hoặc là MÓI [9:29] có nghĩa là người. Sống gần nhau từ bao đời nay các dân
tộc Mường, Thái, Việt luôn gắn bó đoàn kết giúp đỡ tương trợ lẫn nhau.

Luận văn cao học

18


Trị thức địa phương.

Mai Văn Tùn í>

1.3 ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VÃN HOÁ, XÃ HỘI

1.3.1 Đời sông kỉnh tế
Cư trú ở những vùng thung lũng chân núi, người Mường đã lấy trồng
trọt và chăn nuôi làm hoạt động kinh tế chính. Các hoạt động như săn bắn,
hái lượm chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Song dù sao
rừng và sông suối vẫn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống của họ,
bời nó cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm lúc giáp hạt hoặc khi đói
kém, cung cấp gỗ để làm nhà và củi đun, nguyên liệu cho nghề thủ công như
đan lát, cây thuốc chữa bệnh...và nhiều lâm thổ sản quý hiếm khác. Hiện nay
đời sống kinh tế của các gia đình trong xã nhìn chung ổn định với mức sống

binh quân trên đầu người là 317.000 đ.
Ngoài sản xuất kinh tế nông nghiệp đồng bào ở đây còn kết hợp làm
các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát phục vụ chính đời sống sinh hoạt
hàng ngày. Hiện nay phần nhiều gia đình ở đây trong thời gian rảnh rỗi chị
em phụ nữ nhận đan cót thuê mỗi ngày cũng thu nhập được từ 10 đến
I5.000đ mỗi người đủ để phụ chi thêm nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Xưa kia, bên cạnh công việc đồng áng nam giới còn kết hợp tổ chức
săn bắn, ngoài mục đích đem lại nguồn thức ăn còn là một thú vui giải trí của
giới mày râu gắn kết mối quan hệ cộng đồng. Bên cạnh việc săn bắn đàn ông
còn dành thời gian hàng ngày cho việc đánh bắt cá, tôm, cua, ốc ở khe suối,
đồng ruộng quanh làng. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cần thiết
trong từng bữa ăn của đồng bào.
Vì nhu cầu cuộc sống cũng như sức ép về dân số dẫn đến một thực
trạng số ruộng đất canh tác trên mỗi một nhân khẩu rất ít dẫn đến thời gian
dư thừa trong một năm rất nhiều, nên nhiều thanh niên trong độ tuổi lao động
nhất là các nữ thanh niên chưa lập gia đình đã rời làng đi vào các tỉnh, thành
phố trong miền Nam làm nghề may hoặc giúp việc để kiếm thêm thu nhập
cho bân thân và gia đình, còn các nam thanh niên trong thời gian rảnh rỗi

Luân văn cao hoe

19


Tri thức địa phương.

Mai Vãn Tùng

cũng đi tìm kiếm thêm việc làm chủ yếu là những công việc cần đến sức khoẻ
như phụ hồ, bốc vác, làm đường...

1.3.2 Văn hoá, xã hội
Tất cả những người dân nơi đây chung sống hoà thuận, thương yêu đùm
bọc lẫn nhau tạo nên sức sống cộng đồng cao, và đó cũng là một trong những
lý do để văn hoá Mường có sức sống trường tồn cùng thời gian. Văn hoá dân
gian của người Mường khá phong phú, bên cạnh truyện thơ như: ú t Lót- Hồ
Liêu, Nàng Nga- Hai Mối, Nàng Ờm- Chàng Bồng Hương, Con Côi(5)còn có
ca dao, tục ngữ Mường phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của con người với
thiên nhiên, ca ngợi trong lao động, tinh yêu, kinh nghiệm sản xuất.
Cồng chiêng trước kia được sử dụng để báo tin, về sau cồng chiêng
được trở thành dàn nhạc như hát Xéc bùa, trở thành một trong những thể loại
âm nhạc truyền thống của dân tộc được dùng trong ngày tết, đón khách đến
làng, mừng nhà mới, mừng thọ, cưới vợ... Hiện nay, một số làng còn giữ được
trên 30 chiếc cồng và vẫn là nét sinh hoạt âm nhạc chủ yếu của làng.
Trong nghi lễ có nhiều bài cúng, các bài mo dài như Mo đẻ đất đẻ
nước dùng cho lễ lên số (thượng thọ) hay Mo lên trời dùng cho đám ma...
Lễ hội Pồôn Pôông được người Mường tổ chức cứ 3 năm một lần vào
tháng 3 âm lịch, phần lễ ông tổ nghề làm thuốc và phần hội là cuộc hát giao
duyên của những trai thanh gái lịch tham gia.
Chèo ma là một hình thức diễn xướng dân gian dùng để tiễn đưa người
chết cao tuổi về cõi vĩnh hằng. Chủ yếu là diễn các trò vui như Đánh ghen,
Một ông hai bà... tạo nên những động tác gây cười để làm giảm đi những nỗi
buồn gia chủ, anh em họ hàng làng xóm khi phải vĩnh biệt một người thân.
Ngoài ra còn có lễ hội đầu năm tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng
là lễ hội lớn nhất của làng đây là lễ thờ thành hoàng làng gồm có cúng tế,
rước kiệu và tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà, chơi đu, ném
còn, cổng chiêng...

Luân văn cao hoe

20



T il

thức địa phương.

Mai Ván Tùng

Trong xã hội truyền thống, các làng Mường nằm trong sự vận hành của
chc độ lang đạo. Tuy nhiên, chế độ lang dạo ở đây chưa đến nỗi hà khắc lắm,
sự phân chia giai cấp chưa sâu sắc. Đứng đầu mỗi mường là một lang cun
(nêu là mường lớn), là lang (nếu là mường vừa và nhỏ), đứng đầu mỗi làng,
chòm là đạo. Đó là chế độ cha truyền con nối có quyền thế lớn về tinh thần,
kinh tế và hành chính. Dân trong làng xưa kia cũng phải cấy cày phục dịch
cho lang đạo nhưng cũng chỉ ở mức độ vừa phải. Triều đình phong kiến các
thòi kể cả thực dân Pháp sau này cai trị vùng mường thông qua tầng lớp lang
đạo. Ở Mường Trám tầng lớp lang đạo thuộc về dòng họ Phạm Phúc, nơi ở
chính là ở làng Chiềng Trám (nay là địa phận UBND xã cẩm Thành). Chính
Pham Phúc Sơn là con cháu nhà lang họ Phạm đến khai phá những con ruộng
đầu tiên có công lập nên làng Muốt hiện nay và ông được dân làng phong
thành thành hoàng làng. Ở Thanh Hoá chế độ lang đạo được xoá bỏ từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ở Cẩm Thành bên cạnh tầng lớp thống trị lang đạo, tầng lớp bị trị là
nhán dân còn có một tầng lớp khác không nhiều đó là tầng lớp Ậu- Mo. Có
thể xem đây là một tầng lớp trung gian có học và cũng có thể gọi là tầng lớp
trí hức Mường, đây không phải là tầng lớp thống trị cũng không phải là tầng
lớp bị trị song có quan hệ ngang hàng với tầng lớp lang đạo được nhân dân
kính trọng và sùng bái. Vị thế của các Ậu- Mo nhiều khi quan trọng hơn lang
đạo, thậm chí ông lang còn phải nhờ cậy đến ông Ậu trong việc tế lễ, cưới
xin, ma chay, làm nhà... Nếu nhìn rộng ra không gian văn hoá Mường trong

cả nước nhất là những nơi mà bà Jeanne Cuisinier đã từng biết đến thì thấy
trong từng không gian văn hoá Mường cụ thể mối quan hệ cũng như vai trò
củc. Ậu-Mo mỗi vùng cũng có những khác biệt ít nhiều.
Mặc dù tầng lớp thống trị bị lật đổ đã nửa thế kỷ, song những ông Mo
ông Ậu vẫn còn được nhân dân kính trọng, họ cũng chỉ là những người dân

Luản văn cao học

21


Tn thức địa phương...

Mai Văn Tùng

bình thường giúp làng xóm láng giềng ổn định về mặt tinh thần thông qua
những công việc cúng bái hương khói khi trong làng có người nhắm mắt xuôi
tay, tế lễ hàng năm ở đình làng... đó là những công việc mà hàng ngàn đời
nay ông cha họ vẫn làm, đó chính là những nghĩa cử tốt đẹp “uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, cầu mong cho cuộc sống ngày càng
thịnh vượng hơn.
Xưa kia, cũng như hiện nay, trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc
cho người Mường ở đây tinh thần yêu quê hương đất nước, cùng truyền thống
cần cù lao động người Mường còn xây dựng cho mình truyền thống kiên
cường bất khuất trong sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược. Theo nghĩa
quíìn Lê Lợi lập nên những chiến công oai hùng như trận Bồ Mộng- Lỗi
Giang.
Ngày hôm nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội của đồng bào ở nơi đây đã có nhiều thay da đổi thịt,
hoà nhập cùng với xu thế phát triển chung của cả nước. Mọi người ai cũng có

quyền lợi, sống bình đẳng, quan hệ giữa các dòng họ trong làng xã bền chặt
đoàn kết.
1.3.3 Y tế, giáo dục
Việc chăm sóc sức khoẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi người tự
chăm lo cho bản thân mình mà đó là công việc chung của cả cộng đồng.
Ngoài những tri thức dân gian trong việc chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ còn
có sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề y tế. Hiện nay xã có một trạm xá
đảm nhiệm công việc khám và chữa bệnh cho nhân dân, duy trì công tác tiêm
chung mở rộng, vệ sinh môi trường.
Trạm xá được xây dựng ở trung tâm- cạnh UBND xã, với gần hai chục
giường bệnh, cùng đội ngũ nhân viên y tế 8 người, trong đó có một trạm
trưởng và một trạm phó. Các nhân viên y tế được đào tạo bậc trung cấp và
hàm thụ cao đẳng. Bên cạnh đội ngũ nhân viên y tế của trạm xá, còn có y tá

Luận văn cao học

22


Tri thức địa pliư<rni>.

Mai Văn Tùng

thôn làm nhiệm vụ hàng tháng đến trạm xá xã nhận thuốc chữa trị cảm cúm,
ho, sốt, ỉa chảy để cấp phát cho nhân dân trong thôn khi họ cần. Đồng thời có
trách nhiệm kịp thời phát hiện những căn bệnh mới xuất hiện trong dân và
báo cáo với trung tâm y tế xã tìm giải pháp ngăn chặn và cứu chữa. Ngoài ra,
y tá Ihôn còn phổ biến, hướng dẫn cho người dân trong thôn giữ vệ sinh trong
ăn uống, chuồng trại, đường làng ngõ xóm để bảo vệ sức khoẻ, tránh ô
nhiễm, bênh tật.

Vấn đề giáo dục từ lâu đã trở thành chiến lược giáo dục của quốc gia,
do đó vấn đề xã hội hoá giáo đục đã và đang được tiến triển rất lốt ở nơi đây.
Trước đây ở vùng Mường cẩm Thành đã có nhiều người học đến bậc đại học
và từng giữ những trọng trách lớn của Đảng và Nhà nước giao phó. Phát huy
truyền thống cha anh người Mường ở đây đã lập ra một quỹ khuyên học
khuyến tài để động viên kịp thời con em đến trường đông đủ và học tốt.
Theo báo cáo của UBND xã cẩm Thành, năm học 2003- 2004 xã có
232 cháu học mầm non, 735 học sinh tiểu học, 747 học sinh THCS, 184 học
sinh THPT và 16 em đang theo học đại học và cao đẳng. Hệ thống trường lớp
tạm đủ để thầy trò dạy và học. Riêng các cháu học sinh mầm non được học
tại thôn, mỗi thôn có từ 1 đến 2 cô giáo mầm non, cấp học Tiểu học và cấp
học THCS học tại trường ở trung tâm xã. Riêng học sinh cấp THPT phải đi
học cách trung tâm xã từ 8 đến 12 km, trong khi đường xá và phương tiện đi
lại còn khó khăn. Đây là những khó khăn trước mắt mà đồng bào đang còn
phái khắc phục cho con em được đến trường.
Bên cạnh công tác giáo dục ở nhà trường còn có sự dạy bảo chu đáo
của ông bà cha mẹ đối với con cháu trong từng gia đinh, ngoài ra mọi người
trong làng xóm còn có trách nhiệm chung trong việc chỉ bảo, góp ý cho con
em của mình, điều này đã trở thành truyền thống tốt đẹp hàng bao đời nay.
Tạo cho xã hội Mường có tôn ti trật tự, mọi người đều kính trên nhường dưới,
ông bà cha mẹ mẫu mực con cháu hiếu thảo.

Luận văn cao học

23


Tri thức địa phương.

Mai Văn Tùng


1.4 TIỂU KẾT

Nhìn chung, người Mường ở xã cẩm Thành có lịch sử cư trú khá lâu
đời gắn liền với lịch sử hình thành huyện cẩm Thuỷ - Thanh Hoá. Đây là
một xã có nhiều làng Mường cổ cư trú ở những vùng thung lũng chân núi, và
cho đến hiện nay vẫn chưa có sự xáo trộn nhiều lắm về mặt dân cư. Người
Mường chủ yếu lấy trồng trọt và chăn nuôi làm hoạt động kinh tế chính, các
hoat độns; kinh tế khác chỉ mang ý nghĩa bổ trợ.
Về mặt văn hoá tinh thần đồng bào Mường ở đây còn hảo lưu được
nhiều giá trị văn hoá cổ truyền như tục ngữ, dân ca, ca dao, truyện thơ, lễ
hội...mang đậm bản sắc văn hoá Mường.
Chưa khi nào quá trình giao lưu, giao thoa văn hoá diễn ra mạnh mẽ
như hiện nay, người Mường ở đây không khước từ những giá trị văn hoá tiến
bộ từ bên ngoài, đồng thời không ngần ngại loại bỏ những văn hoá hủ tục lỗi
thời và ý thức rất cao trong việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống
của dân tộc mình.
Về mặt xã hội, sau khi Hoà Bình lập lại (1954) chế độ lang đạo bị xoá
bỏ. Sống dưới chế độ mới của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, người Mường
cũng như bao dân tộc khác sống đùm bọc thương yêu lẫn nhau thông qua mối
quan hệ hàng xóm láng giềng, dòng họ...trong từng làng xã.
Tất cả những giá trị về mặt lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội..nó là nền
tảng vững chắc để người Mường ở đây tồn tại và phát triển cùng đất nước.
Ngày hôm nay, bước sang thế kỷ XXI người Mường cùng góp sức với cả
nước xây dựng và phát triển làng xã giầu mạnh hơn, đàng hoàng hơn.

Luận văn cao học

24



×