Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Quan hệ của vương quốc Ryukyu với Đông Nam Á thế kỷ XIV - XVI : Luận văn ThS. Lịch sử : 60 22 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.31 MB, 188 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ KHÁNH LY

QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC RYUKYU
VỚI ĐÔNG NAM Á THÊ KỶ XIV - XVI

Chuyên ngành
M ã sô

: LỊCH SỬTHÊ GIỚI
: 60 22 50

LUẬN VÃN THẠC s ĩ KHOA HỌC LỊCH s ử

Hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN VÃN KIM
ĐAI Ho

c

^

1■- n M . J . I Ị

TR U N G TẨM T H Ò N G ỈIỈVÌ ; i i ' VIỆN Ị

V
HÀ NỘI - 2006




LÒI CẢM ON

Ryúkyu và quan hệ của vương quốo Ryukyu với các
quốc gia Đông Nam Á là m ột đề tài khó. Do tính ohất mới m ẻ
của đề tài nên họo viên gặp rấ t nhiều khó khăn. Vì thế, đ ể
hoàn thành được luận văn, học viên đã nhận được sự giúp đỡ,
động viên và khuyến khích rấ t lớn của gia đình, bạn bè, đặc
biệt là sự tận tình chỉ bảo của thầy giảo hướng dẫn.
Xin trân trọng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và thầy
giáo hướng dẫn, PGS. TS. Nguyễn Vẵn Kim, đã giúp đỡ em
hoàn thành luận vân này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
LÊ THỊ KHÁNH LY


LÒI CAM ĐOAN

Đề tải luận văn khố mói mẻ đối vói giỏi nghiên cứu ỏ Việt Nam, vì thế,
luận văn được hoàn thành trên cơ sỗ khai thác cốc tài liệu nưóc ngoài. Dó là những
công trình, bồi nghiên cứu của cốc học giả, trong các đề tài nghiên cứu, các cuộc
hội thảo, các bài báo, cuốn sách có liên quan đến lịch sử Dyukỵu. Trên cơ sỏ các
tồi liệu có được, tác giả luận văn đã phân tích, so sánh và rút ra những kết luận.
Tôi xin cam đoan tất cả những điều viết trong luận văn là kiến thức của
mình, luận văn không sao chép kết quả nghiên cứu của người khác mồ không có trích
dẫn cụ thể.
Học viên


LÊ THỊ KHẢNH LY


CHƯƠNG 3
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI RYUKYU - ĐÔNG NAM Á
THÊ KỶ XIV - XVI
3.1.Nhu cầu phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia Đông Nam Á

75

3.2.

Nội dung thương mại giữa Ryukyu và các nước Đông Nam Á.......

77

3.2.1. Thương mại theo mùa............................................................................

77

3.2.2. Hàng hoá.................................................................................................

81

3.2.2.1. Hàng hoá đưa từ ra Ryukyu đến các quốc gia Đông Nam Á....

82

a. Hàng hoá tặng phẩm...........................................................................


83

* Mặt hàng vải vóc..............................................................................

86

* Mặt hàng gốm sứ..............................................................................

88

* Hàng thủ công mĩ nghệ...................................................................

91

* Nguyên liệu quân sự.........................................................................

93

b. Hàng hoá buôn bán.............................................................................

98

3.2.2.2. Hàng hoá từ các quốc gia Đông Nam Á tới R yukyu...............

104

3.2.3. Thương nhân.........................................................................................

108


3.2.4. Phương tiện và giấy phép buôn bán...................................................

1 16

3.2.5. Một số nhân tô' ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngoại thương Ryukyư ...

122

3.2.5.1. “Nhân tố Trung Hoa”.....................................................................

122

3.2.5.2. Buôn lậu và cướp biến...................................................................

131

PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

137


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN VĂN

1. Hình 1.1: Bản đồ vương quốc Ryukyu th ế kỷ XV - XVI.
2. Hình 1.2: Bản đồ 3 tiểu quốc trên đảo Ryukyu th ế kỷ XV.
3. Hình 2.1: Bẩn đổ thương mại biển châu Á thê kỷ XV.
4. Hình 2.2: Bảng thống kê sô văn bản ngoại giao trao đổi giữa
Ryukyu với các quốc gia Đông Nam Á.

5. Hình 3.1: Con đường thương mại của vương quốc Ryukyu thê kỷ
X IV -X V I.
6. Hình 3.2: Bảng thống kê sô quà biếu Ryukyu gửi tới các quốc
gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1425 -1 5 7 0 .
7. Hình 3.3: Bảng thống kê số lưu huỳnh từ Ryukyu xuất sang
Siam thê kỷ XV.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản có một lịch sử khá làu
dài. Hiện nay, đó là một mối quan hệ tốt đẹp và thản thiện. Việt Nam luôn luôn
mong muốn mở rộng quan hệ ngoại giao hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế
giới, đổng thời cũng không ngừng củng cô' mối quan hệ truyền thống vốn có. Hiện
nay, Việt Nam và Nhật Bản đang hướng đến xây dựng mối quan hệ chiến lược, và
mối quan hệ đó luôn cần phải được củng cố và phát triển toàn diện hơn.
Ryukyu là một đảo quốc ở phía tây nam Nhật Bản. Trước thế kỷ XVIII,
Ryukyu là một vương quốc độc lập và đạt được một trình độ phát triển cao về kinh
tế. Năm 1789, Ryukyu chính thức trở thành tỉnh Okinavva của Nhật Bản, sau một
thời gian dài đấu tranh bảo vệ nền độc lập không thành công. Nếu xét Ryukyu là
một bộ phận của Nhật Bản, như hiện nay, chúng ta sẽ thấy có những điểm sáng mới
trong quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, bởi trong thời kỳ phát triển là một vương
quốc độc lập, Ryukyu đã có mối quan hệ rất tốt đẹp với các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á, trong đó có Đại Việt, triều Lê. Nghiên cứu mối quan hệ Ryukyu Đông Nam Á và Việt Nam, chúng ta sẽ có những cơ sở chứng minh quan hệ Việt
Nam - Nhật Bản không phải chính thúc bắt đầu vào cuối thế ký XVI mà mối quan
hệ đó đã được bắt đầu từ đầu thế kỷ này. Như vậy. so với quan điểm chung về lịch
sử quan hệ hai nước vốn có thì mối quan hệ này đã bắt đầu sớm hơn gần một thế kỷ.
Điều đó sẽ giúp củng cố cho mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng tốt đẹp
hơn, đổng thời đặt ra một vấn đề mới trong hoạt động nghiên cứu về quan hệ bang
giao hai nước.

Đồng Nam Á là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất trên thế
giới hiện nay. Đây cũng là khu vực có truyền thống hợp tác và phát triển kinh tê


thương mại lâu dài trong lịch sử. Trên thực tế, mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng
ASEAN và quan hệ của cộng đồng này với các quốc gia khác hiện nay đặt trên cơ sở
của truyền thống hợp tác tốt đẹp đó. Trong khoảng thời gian thế kỷ XIV - XVI,
kinh tế thương mại và các mối quan hệ bang giao của Đông Nam Á phát triển mạnh
mẽ. Chính trong thời kỳ này, Ryukyu, một vương quốc nhỏ bé đã nhìn thấy tiềm
năng phát triển thương mại của khu vực này, nhanh chóng thiết lập và thúc đấy quan
hệ ngoại giao thân thiện đặc biệt với các quốc gia trong khu vực.
Thế kỷ XIV, vương quốc Ryukyu (Lưu Cầu) đã từng bước xác lập sự
thống nhất. Ryukyu là một bộ phận của Nhật Bản ngày nay (tỉnh Okinavva) có một
vị trí đặc biệt như cầu nối hai khu vực Đông Bấc Á và Đông Nam Á, cũng là vương
quốc sớm có quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản. Do vị thế nhỏ bé, ngay từ cuối
thế kỷ XIV, vương quốc Trung Sơn (về sau trở thành vương quốc thống nhất toàn
quần đảo và nắm quyền lãnh đạo Ryukyu) đã thiết lập quan hệ với nhà Minh ở
Trung Quốc. Đến thế kỷ XV, Ryukyu đạt được sự thống nhất và nhanh chóng củng
cố mối quan hệ thẩn thuộc với nhà Minh. Khi nhà Minh thực hiện chính sách đóng
cửa đất nước (1371), Ryukyu đã phát huy thế mạnh vị trí cầu nối giữa hai khu vực
một cách hiệu quả đối với sự phát triển đất nước. Lợi dụng sự bảo hộ của nhà Minh
trong khi cục diện chính trị Nhật Bản còn phức tạp (liên tục diễn ra chiến tranh
giành giật quyền lực giữa các lãnh chúa), kinh tế Nhật Bản chưa phát triển, đặc biệt
ỉà Nhật Bản còn chưa thám nhập được vào thị trường Đông Nam Á, Ryukyu đã
nhanh chóng thiết lập và đẩy mạnh quan hệ ngoại thương với các quốc gia trong
châu lục.
Trên cơ sở mối quan hệ truyền thống giữa hai khu vực Đông Bắc Á và
Đông Nam Á đã được thiết lập trước đây, từ cuối thế ký XIV đầu thế kỷ XVI ,
Ryukyu đã biết tranh thủ những lợi thế trong môi trường chính trị và kinh tế khu vực
để vươn lên trở thành một cường quốc thương nghiệp. Trải qua gần hai thế ký.

Ryukyu đã đạt được những phát triển phồn thịnh nhờ vào một chính sách đối ngoại
2


năng động, nhờ tranh thủ được sự ủng hộ của các nước lớn và duy trì vai trò cầu nối
giữa hai khu vực kinh tế lớn của cháu Á. Trong thời gian đó, Ryukyu đã thiết lập
được mối bang giao và quan hệ buôn bán chặt chẽ với một số quốc gia và lãnh thổ
Đông Nam Á, tiêu biểu là Siam, Maỉacca, Java, Paỉembang, Sumatra, SundaKarapa, Patani và Việt Nam .
Sự phát triển của Ryukyu trong thế kỷ XIV - XVI là một trường hợp khá
độc đáo trong khu vực châu Á. Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ Ryukyu Đông Nam Á chúng ta có thể rút ra nhiều vấn đề khoa học khác nhau như: bối cánh
lịch sử và kinh tế thời kỳ này của khu vực châu Á, đạc biệt là hai nước Trung Quốc
và Nhật Bản với vị th ế của Ryukyu trong mối quan hệ giữa hai nước này. Đây là hai
quốc gia mà Ryukyu đã có quan hệ thần thuộc từ rất sớm, lịch sử hai nước này luôn
gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của vương quốc Ryukyu.
Từ đó, ta có thể tìm hiểu được chính sách đối ngoại của Ryukvu trong giai
đoạn này, để thấy được bản chất của chính sách ấy là việc lợi dụng chính sách đóng
cứa của nhà Minh ở Trung Hoa, tận dụng sự phức tạp, hỗn loạn trong tình hình
chính trị của Nhật Bản và khai thác vị trí địa lý thuận lợi, nắm bắt thị trường nhanh
nhạy và khôn khéo của vương quốc này nhằm phát triển đất nước. Do chưa có nền
kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển, Ryukyu đã phải khai thác nguồn hàng của hai
nước này nhằm thúc đẩy kinh tê thương mại, tạo ra sự phát triến vượt bậc cho nền
kinh tế đất nước. Qua đó, Ryukyu đã tự khắng định được vị thế độc lập chính trị và
kinh tế của mình.
Trọng tâm của luận vãn là nghiên cứu mối quan hệ của Ryukyu và các
quốc gia Đông Nam Á, trong đó, quan hệ thươnq mại tíóniị vai trò chú đạo. Luận
văn cô' 2 ắng làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan như: quá trình Ryukyu thâm
nhập vào thị trường khu vực Đông Nam Á, mối quan hệ bang giao và trao đổi
thương mại của Ryukyu với từng nước cụ thể, các mặt hàng trao đổi, thời gian trao
đối, bản chất của chính sách đối ngoại với các quốc gia... và cố «ãna lý giải nguyên
3



nhân hưng thịnh và suy tàn của Ryukyu cũng như của quan hệ ngoại thương giữa
Ryukyu và các quốc gia ấy.
Cho đến nay, Ryukyu vẫn là một địa danh tương đối xa lạ đối với hầu hết
các nhà nghiên cứu Việt Nam. Nhưng Ryukyu từng là vương quốc phát triển độc lập
với Nhật Bản và đã đạt được những thành tựu phát triển khá độc đáo trong khu vực.
Nghiên cứu về lịch sử phát triển vương quốc này sẽ thấy có nhiều vấn đề khoa học
thú vị và có ý nghĩa mở ra cho bộ môn Nhật Bản học một hướng nghiên cứu mới:
một đề tài mói chưa được khai thác ở Việt Nam.
Đó là những vấn đề luận văn đã đặt ra và cố gắng giải quyết trên khía
cạnh thực tiễn và khía cạnh lý luận. Xuất phát từ những cơ sở đó, luận văn đã lựa
chọn đề tài:
“Quan hệ của Ryukyu với các quốc gia Đông Nam Á thê kỷ XIV - XVI"

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tài liệu viết về Ryukyu (Lưu Cầu) và quan hệ bang giao giữa vương quốc
Ryukyu với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không có nhiều, đặc biệt là tài
liệu tiếng Việt. Hầu hết chúng ta chỉ biết đến quần đảo Okinawa (tên hiện nay của
Ryukyu) là một tỉnh của Nhật Bản, đã và đang là một căn cứ quân sự của Mỹ.
Ở Việt Nam trước đây, các học giả nước ta chưa có một sự quan tâm thực
sự đến Ryukyu nên hầu như chưa có một cống trình nghiên cứu nào viết về vương
quốc này một cách cụ thể. Thậm chí, Rvukyu không hề được nhắc đến trong những
bộ sử lớn như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thònq giám cươniỊ mục, Đại Nam thực
lục,...
Đến thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn nổi bật trons lịch sử bang giao của dân tộc
như một vị “đại sứ” thông minh và khéo léo. Trong các chuyến đi sứ và tiếp sứ của
nước ta, ông đã khiến cho các sứ thần của Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Lưu
Cầu... vô cùng khâm phục bới tài năng đối đáp của mình. Điều đặc biệt là Lê Quý
4



Đôn luôn có sự ghi chép cẩn thận và công phu đối với những điều ông chííng kiến và
cảm nhận từ trong cuộc sống hàng ngày đến những chuyến đi sứ và tiếp sứ đó.
Trong sô' những tác phẩm để lại, tác phẩm quan trọng nhất của ổng là
"Kiến văn tiểu lục” cũng không quan tâm đến đảo quốc Ryukyu trong khi một sô
nước khác được ông tìm hiểu tương đối rõ nét. Trong tác phẩm này chỉ có hai lần
ông nhắc đến Ryukyu nhưng không có những ghi chép cụ thể nào. Lần thứ nhất là
ông kể lại sự việc sứ thần nước ta là Lê Hữu Kiều đi sứ sang Trung Quốc bắt gặp
một bài thơ của sứ thần Ryukyu trên tường (1738), lấn thứ hai là nói về việc Lê Quý
Đôn đi sứ sang Trung Quốc có hai nho sinh người Ryukyu vào tiếp kiến (1760).
Ryukyu chỉ được nhắc đến một cách gián tiếp như vậy [8, 259-260].
Về sau, trong tác phẩm “Mai Lĩnh sứ Hoa thi tập” của Phùng Khắc Khoan,
một quan lại cao cấp đồng thời là một sứ thần nối tiến thời phong kiến Việt Nam, đã
có những cái nhìn tương đối cụ thê hơn về vãn hoá của Ryukyu trong tương quan so
sánh với Việt Nam và quan hệ bang giao hai nước. Tuy nhiên, đó chí là những cái
nhìn sơ lược và khái quát, nó cũng không được trình bày thành một nghiên cứu có
tính chất tập trung và khoa học mà chí rải rác nằm trong tác phẩm vãn học này
[37,128- 129].
Thế kỷ XVII, nền văn học Việt Nam nổi lên tác phẩm “Cung oán ngâm
khúc" của Nguyễn Gia Thiều. Trong tác phẩm đó có hai câu thơ nổi tiếng:
“Giết nhau chẳng cái lưu cẩu
Giết nhau bằng cái 11 sầu độc chưa.”
Cuốn “Tiếng Việt lý thú” của nhà ngón neữ học Trịnh Mạnh giải thích về
việc sử dụng chữ “lưu cầu" mà tác giả Nguyễn Gia Thiều dùng như sau: “Lưu Cầu
là một địa danh ở Nhật Bản nổi tiếng với nghề làm kiếm. Kiếm sản xuất ớ đáy
không chỉ được ưa chuộng tại Nhật Bản mà còn ớ nhiều nơi khác ở Á châu. Do đó.
lưu cầu được sử dụng theo lối hoán dụ đê chí thanh kiếm sắc” [33, 68]. Như vậy,
đến thời kỳ này, Lun Cầu đã trớ thành một địa danh khá nổi tiếng trong khu vực và
người Việt Nam cũng đã có những hiểu biết nhất định về vương quốc này.

5


Đầu thế kỷ XX, nhà yêu nước Phan Bội Cháu có tác phẩm “Lưu Cầu huyết
lệ tản thư ” (1903). Tác phẩm nhắc đến việc mất nước bi đát của nhân dán Lưu Cầu
(Ryukyu bị Nhật Bản chiếm vào năm 1879). Nhưng ở đây, Lưu Cầu chỉ được sử
dụng như một bài học về sự mất nước để khuyến cáo và thức tỉnh tinh thần dân tộc
của nhân dân ta chứ không phải một sự nghiên cứu cụ thể về Ryukyu [3, 78].
Năm 2001, Nhà xuất bản Vãn hoá Thông tin xuất bản cuốn sách “Chuyện
đi sứ, tiếp sứ thời xưa”, tác giả Nguyễn Thế Long, trong đó tập trung miêu tả một số
quy tắc tiếp sứ, đi sứ và một số giai thoại về việc đối đáp với sứ thẩn các nước cua
các sứ thần Việt Nam thời phong kiến. Rất tiếc, trong tác phẩm đó cũng không nhắc
đến Ryukyu một cách rõ ràng, hầu như tác giả chỉ tập trung vào quan hệ đối ngoại
của nước ta với Trung Quốc mà thôi.
Gần đây, chúng ta đã có sự nghiên cứu cụ thê hơn về Ryukyu với một số
bài viết mới được công bố:
- “Quan hệ thương mại của Ryukyu với các quốc gia Đông Nam A th ể ký
X N - XVI” (nằm trong Công trình Nghiên cứu Khoa học cơ bản cấp trường Đại học
Quốc gia Hà Nội) và “Rỵukyu tronẹ quan hệ với Nhật Bản và Trunq Quốc thời cận
thê” của tác giả Nguyễn Văn Kim
- Bài viết “Một văn thư vương quốc Lưu Cầu íỊỈrí sang Việt Nam vào đầu
th ế kỷ w r \ Vĩnh Sính giới thiệu và chú giải, Tạp chí Xưa và Nay số 134 tháns 22003.
- Trong cuốn sách “Quan hệ của Nhật Bủn với Đỏng Nam Á th ế kỷ XV XVII”, PGS.TS. Nguyễn Văn Kim đã có sự khảo cứu và phân tích về Ryukyu và
quan hệ của Ryukyu với khu vực Đông Nam Á.
Tuy vậy, nhìn chung đối với Việt Nam, Ryukyu vẫn là một danh từ mới mẻ
và rất ít nhà nghiên cứu lưu tâm tới, kể cả các nhà nghiên cứu về Nhặt Bản học.
T rẽn thê giới, các nhà nghiên cứu có sự quan tâm sâu sác hơn đối với lịch
sử kinh tế, chính trị Ryukyu. Nhìn chung, các tài liệu viết về đảo quốc này chủ yếu

6



là tài liệu Hán ngữ, Nhật ngữ và Hàn ngữ và Anh ngữ. ở Châu Âu, những ghi chép
của người Anh, người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, ... có liên quan đến Ryukyu hiện
vẫn đang được lưu giữ cẩn thận trong các kho lưu trữ của các nước trên thế giới.
Ryukyu vói vị thế và cách lựa chọn con đường phát triển riêng biệt của mình đã gây
được sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Từ rất sớm, Ryukyu trở thành đề tài nghiên
cứu của các nhà Nhật Bản học phương Tây (ở Mỹ, Đức, Hà Lan,...). Các nhà nghiên
cứu Nhật Bản thì đặc biệt rất coi trọng lịch sử phát triển của vương quốc này,
khuynh hướng đó lan sang một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Sinhgapore,
Thái Lan, ... Một số công trình nghiên cún khá tiêu biêu như sau:
-

Reikidai hoan (Lịch đại bảo án), là bộ sử do các sử gia, trí thức đã sống

và phục vụ trong triều đình Ryukyu biên soạn vào các thế kỷ XVIII-XIX. Sau khi
Ryukyu bị sát nhập vào Nhật Bản, bộ sử được mang từ thành Shuri về Tokyo, nhưng
nó đã bị huỷ hoại trong một trận cháy lớn ở Tokyo. Tuy nhiên, đã có một bản sao
của bộ sử được bí mật lưu giữ trong cộng đồng những người Hoa ở làng Kumemura. Bất cứ một thông tin nào về bộ sử đều được bảo mật, bởi nếu có thông tin vể
sự tổn tại của nó, lập tức nó sẽ bị mang về Tokyo, vì thế, khi được hỏi về bộ sử. tất
cả mọi người đều nói nó đã bị mất trong đám cháy ở Tokyo năm đó. Đến những
nãm 30 của thế kỷ XX, người ta mới biết đến sự tồn tại của bản sao này tại Kumemura.
Nãm 1932, bộ sử này được phát hiện gồm có 262 tập với 18.260 trang văn
bản, được lưu giữ tại Thư viện tính Okinawa [28, 63]. Năm 1945, Đài Loan trở
thành thuộc địa của Nhật Bản. Sự hỗn loạn của chiến tranh tạo cơ hội cho các nhà
nghiên cứu đem bộ sử này về Đài Loan. Hiện nay, bộ sử này chỉ còn lưu giũ' được
một bản sao gồm 249 tập với 17.271 trang tư liệu tại Thư viện Trường Đại học Quốc
gia Đài Loan [66, 44 - 45].
Reikidai hoan không chi cung cấp nhũng thông tin phong phú về đời sống
kinh tế xã hội của vương quốc Ryukyu trong lịch sử mà thông qua việc phân tích bộ

sử đó, ta còn có thể có được nhưng nhận thức khá toàn diện về hoạt động ngoại giao.
7


thương mại của nước này trong thời kỳ trung thế và cận thế. Trong một số tập ciía
tác phẩm này có ghi lại nội dung của nhiều văn bản ngoại giao trao đổi giữa Ryukyu
và các quốc gia khác trong khu vực. Tuy vậy, bộ sử này chỉ viết về Ryukyu trong
khoảng thời gian từ 1425 đến 1867.
- Nãm 1962-1963, Viện nghiên cứu và Phát triển thuộc Trung tâm ĐôngTây, Honolulu, Hawai (Hoa Kỳ) đã tố chức biên soạn và dịch Reikidai hoan sang
Anh ngữ. Năm 1969, cuốn sách “Ryukyuan Reìations with Korea and South Sea
Countries” của hai tác giả Nhật Bản Atsushi Kotaba và Mitsugu Matsuda được xuất
bản. Cuốn sách đã dịch và chú giải 127 văn bản ngoại giao giữa Ryukyu với Triều
Tiên và các quốc gia Đông Nam Á được viết trong các tập từ 39 đến 42 và phần lớn
tập 43 của bộ Reikidai hoan [28, 64].
- Do mối quan hệ mật thiết với triều đình nhà Minh, Ryukyu trớ thành một
cái tên thường xuyên xuất hiện trong bộ sử nổi tiếng của nhà Minh: Minh sứ lục.
Đây là một bộ sử biên niên, ghi chép các sự kiện diễn ra trong một thời kỳ lịch sử
lâu dài của Trung Quốc trong 270 nãm (1368 - 1637). Thông qua bộ sử này, chúng
ta cũng có thể chắt lọc được nhiều thông tin về chính sách ngoại giao cũng như kinh
tế của vương quốc này.
- Trong hai công trình nghiên cún công phu về Nhật Bản của G.B. Sansom
là “Lược sử văn hoá Nhật Bản" (2 tập) và “Lịch sử Nhật Bản” (3 tập) ông cũng
nhắc đến Ryukyu như một đối tác ngoại thương của Nhật Bản. Nhưng G.B. Sansom
chưa quan tâm đến Ryukyu như một đối tượng nghiên cứu trong hai cuốn sách của
mình.
- Tháng 12-1999, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hoá,
Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Vãn hoá Quốc tế, ĐH
Chiêu Hoà, Nhật Bản tổ chức cuộc hội thảo khoa học Quan hệ Việt - Nhật thể kỷ
XV-XVII qua giao lưu gốm sứ, nhà nghiên cứu Kin Seiki, Hội viên hội giáo dục thành
phố Naha tỉnh Okinawa, đã có bài viết: “Mậu dịch với Đông Nam Ả của vươn ạ quốc

Ryukyu (Lim cầu) và đồ gốm sử Việt Nam phớt hiện được ỞOkinawa
8


- Nhà nghiên cứu người Đức tên là Josef Kreiner đã dày công sưu tập các
bài nghiên cứu về Ryukyu của các nhà nghiên cứu châu Âu. Ông đã biên soạn lại
chúng thành một cuốn sách mang tên: “Sources o f Ryukyuan history and Culture in
European collections”, cuốn sách được xuất bản năm 1996, chú yếu là bài viết của
các nhà nghiên cứu châu Âu về quan hệ Ryukyu với các nước ở khu vực châu Âu
thế kỷ X V II-X IX .
- Phong trào nghiên cứu về Ryukyu ngày càng phát triển. Trong hai ngày
29 - 30/10/2004, tại Naha, Okinawa, Nhật Bản, đã diễn ra một cuộc hội thảo lớn về
“Bôi cảnh thương mại Đông Bắc Á ”. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tám đến vai
trò của Ryukyu trong “cuộc đối thoại với Đông Nam Á". Rất nhiều bài viết về
Ryukyu đã được công bố, với nhiều nghiên cứu mới về đảo quốc này, thu hút sự chú
ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các bài viết đó đã được một nhóm tác giả
gồm 3 nhà nghiên cứu là Yamauchi Shinji, Fujita Kayoko và Piyada Chonlawon
biên soạn lại thành một cuốn sách mang tên: “Northesl Asia ÚI mavitime
perspective: a diaỉogue with Southeast Asia”. Cuốn sách được nhà xuất bản Đại học
Osaka xuất bản tháng 2 - 2005.
Cho đến nay, Ryukyu không còn là một danh từ xa lạ trong giới nghiên
cứu Nhật Bản học trên thế giới. Vị thế và vai trò của Ryukyư trong khu vực giai
đoạn thế kỷ XIV - XVI đã được khẳng định với sự đánh giá rất cao của các nhà
khoa học.

3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những tài liệu có được, luận văn tập trung khai thác hai công
trình nghiên cứu “Ryukyuan Relations with Ktìi ea and South Seư Coitntries" vù
Minh sử lục để cô' gắng tìm hiểu và giải quyết những vấn đề đã đặt ra. Thông qua
việc dịch, phân tích, thống kê và so sánh các vãn bản ngoại giao trao đổi giữa

Ryukyu và các nước Đông Nam Á được giới thiệu trong hai tác phẩm đó đế rút ra

9


những nét cơ bản nhất về quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia này (trong một số lĩnh
vực như thời gian, phái bộ trao đổi, mục đích bang giao, hàng hoá buôn bán, nhịp
điệu buôn bán,...).
Trên cơ sở các tài liệu có được, học viên tiên hành nghiên cứu bằng các
phương pháp cụ thể sau:
- Dịch toàn bộ các văn bản ngoại giao trao đổi giữa vương quốc Ryukyu và
các quốc gia trong Đông Nam Á trong Reikidai hoan từ cuốn sách Ryukyitan
Relations xvith Korea and South Sea Countvie. Trong khi dịch đặc biệt chú trọng đến
thể thức văn bản, cách sử dụng câu chữ và cách đặt vấn đề thương mại của các nước.
- Thống kê, so sánh các số liệu có được trong các văn bản về các vấn để lên
quan đến đề tài như sô' lượng quà biếu, số chuyến đi ngoại giao, số lượng văn bản
ngoại giao, ....
- Dịch các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, đặc biệt chú
trọng đến Minh sử lục và các nghiên cứu trực tiếp về Ryukyu, đối chiếu các kết luận
nghiên cứu với kết quả tìm hiểu từ các văn bản ngoại giao trong Reikidai hoan.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, thẩm tra các tài liệu.
- Rút ra các kết luận chính, định ra phương hướng nghiên cứu và hoàn hiện
luận văn.
Ngoài việc khai thác hai tài liệu chính nêu trên, luận văn cố gắng khai thác
tối đa các nguồn tài liệu khác có được từ mạng internet, từ các thư viện nước ngoài,
các bài báo, các bài nghiên cứu trong các cuộc hội thảo trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
Ryukyu và quan hệ bang giao của Ryukyu với các quốc gia Đông Nam Á
là một đề tài mới và khó. Trong điều kiện giới nghiên cứu Việt Nam chưa thật sự
quan tâm đến đề tài này, công tác nghiên cứu của học viên chủ yếu dựa vào sự chi

bảo của thầy hướng dẫn và các tài liệu bằng tiêng Anh. Vì thế, luận văn có thê chưa
có một cái nhìn hoàn thiện về vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, luận vãn đã cô găng đế xây
dựng lại lịch sử bang giao và quan hệ kinh tế một cách hệ thông, theo một lỏeíc nhất
10


định để có một cái nhìn rõ ràng hơn về Ryukyu và mối quan hệ đáng chú ý giữa
vương quốc này với khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sớ đó, luận vãn hy vọng có thế
mở ra một hướng nghiên cứu mới trong ngành Nhật Bán học ở nước ta.

Luận văn gồm có ba phẩn chính:
Phẩn mở đầu
Nội dung chính gồm có 3 chương:
Chương 1: Lịch sử Ryukyu trong mối quan hệ với các quốc gia Đông Bắc Á
Chương 2: Quan hệ bang giao của Ryukyu với Đông Nam Á thế kỷ XIV - XVI
Chương 3: Quan hệ thương mại giữa Ryukyu - Đông Nam Á thế kỷ XIV - XVI
Phần kết luận
Ngoài ra còn có Mục lục, Phụ lục và Tời liệu tham kháo.

11


r*

Smnm

oSiUMI- ÍJ>
% / SLAHDS
TOKARA- ’
ISLANDS


— / ^ , í>T
í(Tmn&Q4
m___
Y»ku*ttimm ^r^ì
'

CZ>

mO -ỊỈ » r»
v

"5õ

A M A M í - .s

/SM/VOS

^SsSgỊs?
c *U r^

Ammrrti-ũm/timm

Tokttno

c J O k in o -B tm b u

~



/

J-7Ĩ-—. ŨJk//iatva
s

ENKAKU- Is LANo s
M / K/1 / f ớ Y A E Y A M A -

j Tm,wmn \ ,r

» HmTmnrmm
t S L A r*o s

Hình 1.1: z? ả /ỉ

„'

Í S L A N O S

Yona Qunt _
• Kơi

--

O kirKr-OmnO

v

đồ vương quốc Ryukyu thê kỷ XV - XVI


Nguồn: Kreiner (Ed.) (1996), Sources of Ryukyuan history and Cultiire in European Colìections,
Monographien aus dem Deutschen Institut fur Japanstudien der Phillip-Franz-von-Siebold-Stiftung, Germany.


CHƯƠNG 1

RYUKYU TRONG M ố i QUAN HỆ VỚI
CÁC QUỐC GIA ĐÔNG BẮC Á
Ryukyu (Lưu Cầu) trong thời kỳ trung đại là một vương quốc độc lập nằm
ở phía Tây - Nam Nhật Bản. Hiện nay, Ryukyu đã trở thành tỉnh Okinawa của Nhật
Bản với một địa thế rất quan trọng về chính trị và quân sự trong khu vực. Lãnh thố
Ryukyu là một quần đảo có tổng diện tích là 1.202 km2, gồm 5 đảo: Okinavva,
Miyako, Yaeyama, Daito và Sekaku, trong đó Okinavva là đảo chính1. Các đảo trải
dài theo hướng Bắc-Nam trên khoảng 1.000 km theo hướng Đông- Tây, trong toạ độ
24 - 28Hvĩ Bắc và 123 - 131° kinh Đông với đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới [28; 62].

1. 1. Lịch sử Ryukyu
Hiện nay có rất nhiều ý kiến tranh cãi về lịch sử Ryukyu thời tiền sử.
Nhưng nhìn chung, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng khoảng 32.000 nám
trước, con người đã đến sinh sống ở đây và hình thành một nền vãn hóa bản địa
mang những sắc thái “văn hóa biển” rõ nét. Những sử liệu và các phát hiện kháo cổ
học về thời tiền sử được tìm thấy trên quần đảo Ryukyu cho chúng ta những hiểu
biết rõ hơn về cuộc sống của con người thời nguyên thủy ở đây.
Là một tỉnh của Nhật Bản, các nhà nghiên cứu lịch sử Ryukyu và Nhật
Bản đã có những tranh cãi về việc nên đánh giá “thành tố” văn hoá Ryukyu có vị trí
như thế nào trong nền văn hóa chung của Nhật Bản. Tiến sĩ Kanaseki Takeo, một
trong những nhà nghiên cứu văn hoá Nhật Bản được đánh giá cao. cho rằng không
tìm được cơ sở nào trong khoa học nhân chúng học để có thê khẳng định rằng có sự
hiện diện của nhân tố Ainu trong cộng đồng cư dân Okinawa; nhưng trên cơ sớ nhãn


1 X in xem hìn h 1.1 ( B à n đ ổ vương q u ố c R yukyu )

12


chủng học văn hóa, ông lại cho rằng làn sóng di cư liên tục từ phía Bắc đã tạo ra
một vài biến đổi trong nền văn hóa Jomon khi gặp gỡ với cu' dân Okinawa và một số
hòn đảo xa hơn về phía Bắc [28, 62].
Trên hai hòn đảo Ishigaki và Taketomi ở Yaeyama, những di tích văn hóa
còn lại đến nay đều nằm dưới các tầng di tích gốm sứ của đầu triều Minh. Trên tất
cả các di tích đó đều là một cấu trúc phức hợp của tầng văn hóa gốm sứ hòa trộn với
nhau trong các hòn đảo này từ người Nhật Bản trong thời đại này và muộn hơn là từ
Trung Quốc thông qua con đường Okinavva. Trên đảo Okinawa và những hòn đảo
phía Bắc của nó, những di tích thuộc “nhóm Yaeyama ” cổ đại thường được che lấp
hoặc hòa trộn với tầng văn hóa Jomon được văn hóa gốm sứ Nhật Bản đưa xuống
[54, 271. Nói một cách khác, những nhân tố văn hóa thâm nhập vào vùng đảo này
xuất phát từ phía Bắc và phía Nam, trùng khớp và có tác động qua lại lẫn nhau. Tiến
sĩ Kanaseki cho rằng sự giao lưu ngôn ngữ và vãn hóa này có ảnh hưởng sâu rộng
hơn so với sự trao đổi và pha trộn về chủng tộc và hình thái tự nhiên, và vì thế
“trong một vài đặc điểm cá biệt và vùng văn hóa, sự trao đổi vân hóa không diễn ra
trọn vẹn'’ [54, 28].
Những dấu tích vật chất của người Ryukyu cho thấy rằng họ thuộc về một
nhóm văn hóa được gọi là “văn hóa của người Bắc Kyiishu vờ Ryukyu". Thành tựu
nghiên cứu của ngành nhân chủng học chí ra rằng ngữ hệ của họ rất gần gũi với hệ
ngôn ngữ sớm của người Nhật Bản. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng:
Ryukyu là một trong những nơi văn hoá Nhật Bản lan toả đến. G.B. Sansom đã từng
giả định “cả nền vân hoá thời đại đá trước (Jomơn) lẫn sau (Yajoy) đều bắt nquồtì
từ lục địa. Văn hoá Jomon bành trướnq đến đào Lưu Cần chứ không đến Đài
Loan..." [15, 13 - 141. Như vậy, có lẽ lịch sử và văn hoá Ryukyu có nguồn gốc từ
lục địa, qua Nhật Bản lan toả và phát triển lên.

Tuy nhiên, qua quá trình lịch sứ, Ryukyu dần phát triển tạo cho mình
những dấu ấn riêng trong khu vực Đông Á. Khi đặt ra vấn đề “xây dựne lại hình ánh

13


về vương quốc Ryukyu”, GS. Takara Kurayoshi (giảng viên trường đại học
Okinavva) cho rằng:
“Mộí trong những lí do dẫn đến có sự xác định không rõ ràng về vai trò
của Ryukyu là do sự sát nhập của vương quốc này vào Nhật Bản năm 1789, trở
thành quận Okinawa, ... nhưng ở một giới hạn nào đó, trong lịch sử thống nhất Nhật
Bản, Okinawa không phải là một bộ phận của Nhật Bản..." [65].
Đại diện cho một trong những khuynh hướng nghiên cứu đó là Iha Fuyu,
người đã đưa ra 2 quan điểm nghiên cứu:
+ 1. Vãn hóa Okinawa có nguồn gốc từ Nhật Bản, do đó, trong một số tính
cách dân tộc, người Okinavva chính là một bộ phận người Nhật Bản.
+ 2. Tuy nhiên, Okinawa là một lãnh thổ có văn hóa và lịch sử độc đáo và
riêng biệt, cho nên không dễ gì, Ryukyu lại bị đồng hóa vào Nhật Bản.
Nhìn lại lịch sử Ryukyu, chúng ta thấy ý kiến đó hoàn toàn hợp lý. Những
cố gắng để xây dựng và bảo vệ nền độc lập về chính trị cúa vương quốc Ryukyu thời
trung đại cho thấy đây thực sự là một lãnh thổ có những bước phát triển rất độc lập
và riêng biệt với Nhật Bản và các nước lớn trong khu vực.
Chúng ta không biết nhiều về lịch sử Ryukyu trước thế kỷ XIV. Những ghi
chép về giai đoạn này còn lại không nhiều, chí rải rác trong các cuốn cổ sử của
Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, các thành tim của ngành khảo cổ học cho phép
chúng ta hình dung được phần nào giai đoạn đầu của lịch sử quần đảo này. "Đến
khoảng th ế kỷ XII, cuộc sống của cư dân Ryukvu vẫn chú yếu dựa vào tự nhiên: đánh
bắt hải sản và khai thác lâm sảìĩ. Từ thế kỷ XIU, kinh té nô II (Ị nyliiệp trồnq lúa đã
trở thành cơ sở kinh tế căn bản cho cư dân trên đảo" [28, 62]. Đời sống chính trị
của Ryukyu thời kỳ này rất đơn giản với sự xuất hiện của các thủ lĩnh (ự/í) luôn

tranh giành ảnh hướng lẫn nhau. Các cuộc tranh giành ảnh hướng đó thúc đẩy lịch
sử Ryukyu có những chuyển biến mới.
Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa các thủ lĩnh trên quần đáo dẫn tới
một thế cục chính trị bị chia cắt khá phức tạp trên quần đảo Ryukyu. Nửa đầu thế ký
14


XIV, Ryukyu bị chia thành 3 tiểu quốc cát cứ, lịch sử gọi đó là thời kỳ “Tam Sơn
đỉnh lập''' (Sanzantriritsu)' gồm: Bắc Sơn (Hokuzan), Nam Sơn (Nanzan) và Trung
Sơn (Chuzan)2 (xem hình 1.2). Ryukyu bắt đầu trải qua giai đoạn lịch sử “một thế
kỷ nội chiến” (1314 - 1398). Chúng ta biết đến Ryukyu nhiéu hơn bắt đầu từ thời kỳ
này do sự thiết lập quan hệ của 3 tiểu quốc với nhà Minh ở Trung Quốc. Các vị vua
đứng đầu mỗi tiểu quốc đều cố gắng tạo được sự chú ý của triều đình đại Minh
nhằm tìm được sự ủng hộ của hoàng đế Trung Hoa cho mục tiêu thôn tính lẫn nhau.
Cái tên Ryukyu bắt đầu xuất hiện trong một số bộ sử nhà Minh, tiêu biểu nhất là bộ
“Minh sử lục”. “Lần đầu tiên chúng ta thấy cái tên “Vương quốc Ryukỵu” trong
Minh sử lục là sự tồn tại của 3 chính quyền trong nó: Bắc Sơn, Nam Sơn, và Trung
Sơn...” [53]. Cũng nói về cuộc nội chiến ở Ryukyu, Minh sử lục có đoạn viết về
chính trị của Ryukyu năm 1383: “vào năm đó, trên lãnlì thổRyukyu có 3 vị vua gàv
chiến với nhau nhâm giành quyền lực tối cao trên toàn lãnh thổ" [61, ngày 3/1 nãm
Hồng Vũ thứ 16]. Như vậy, vào khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. trên lãnh
thổ Ryukyu đã diễn ra một cuộc nội chiến (cũng có thể coi đó là cuộc “vậ/7 độn ọ
dân tộc”) nhằm thống nhất toàn bộ lãnh thổ Ryukyu.
Trong giai đoạn này, cả 3 tiểu quốc đều thiết lập quan hệ với nhà Minh để
phát triển kinh tế và tạo chỗ dựa chính trị cho mình trong cuộc chiến thống nhất đất
nước.
“Người đừng đấu mỗi chínli quyền đều thần phục nhà Minh và đều được
chính quyền nhà Minh phong Vương. Nhà Minh thê’hiện thái độ tạo điều kiện clio lất
cả các nước này đều có cơ hội trở thành người đứiiiỊ đầu trong cà 3 Iiước, vì thế dã xuất
hiện thế cục 3 nước gây hấn tranh giành quyền lực với nhau, trong bất cứ cơ hội nào,

họ đểu cố gắng lợi dụng mối quan hệ với nhà Minh cho mục đích thôn tính của
mình”[53].
M ột số n h à n g h iê n cứu ch áu  u cò n gọi thời kỳ này là 'T h ờ i đ ạ i T am virơiiiỉ".
2 N hà n g h iê n cứum G .s. K in Seiki trong bài viết "M ậ u ilịcli cùa Đ óiìiị N a m Á với vương quốc R xnkxu ( Lưu C ứu)
và đ ổ gố m s ứ V iệ t N a m p h á t hiện đư ợc ở O k in a w a ” (H ội thào quốc tẽ vé q u an hệ V iệt - N hặt the ký X V
X V II
q ua g iao lưu g ố m sứ, H à N ội 1999) CÒ11 gọi tên 3 tiểu quốc này là: Y am ak ita (Sơn Bãc). Y a m ain iam i (Son N am )
và N a k ay a m a ( Sơn T ru n g )

15


Heđo

uorosơ
■PEHMSUIA
Kogachi
,Yabe

/ KUNIGAMỈ
'AG>U1 L i ( H O K U Z A N )

Onna

NAKAGAMI
(CHUZAN)

Tomari

\


KArSUBẸH
PÍMNSULA

ù



HEN2A

Urasoe

NAHA
Yonabari
Itoman

SHIMAJIRI
•(NANZAN)

rCUDAKA

OKINAWA
5

«

0 -

lr


. 5

1 *-—
0

5 Mtoft
J

1

5 Km

//í>z/ỉ 1.2: Bản đồ 3 tiểu quốc trên quần đảo Ryukyu th ế kỷ XV
N g u ồ n : G regory Smits (1999). Vision o /R vu k yit, U nivesity o f H aw aii Press, H onoiulu


Trong 3 tiểu quốc, Trung Sơn là vương quốc hùng mạnh nhất và cũng là
vương quốc đầu tiên thiết lập quan hệ với nhà Minh (1372). Tiếp theo là Nam Sơn
(1380) và Bắc Sơn (1383). Bằng sức mạnh quân sự, sự khéo léo trong hoạt động
ngoại giao, lại có được sự ủng hộ của Trung Quốc và Nhật Bản, rất nhanh chóng,
Trung Sơn đã vươn lên dẫn đầu và giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc nội
chiến thống nhất đất nước. Năm 1416 (có tư liệu ghi là năm 1422). vương quốc Bắc
Sơn bị Trung Sơn tiêu diệt. 13 năm sau, Nam Sơn cũng bị Trung Sơn chinh phục
(1429). Ryukyu đã được thống nhất trên toàn quần đảo, trở thành một vương quốc
do vua Trung Sơn đứng đầu. Sau khi thống nhất, vương quốc Ryukyu ngày càng
phát triển mạnh mẽ, với những chính sách kinh tế chính trị sáng suốt của triều đình
Shuri, Ryukyu đã phát huy được những thuận lợi đặc biệt, tận dụng thời cơ phát
triển kinh tế ngoại thương tạo ra sự phát triển mới.
Thế kí XV - XVI là thời kì Ryukyu phát triển mạnh mẽ và đạt đến đính cao
nhờ chú trọng phát triển kinh tế ngoại thương, Ryukyu trở thành một vương quốc có

vị thế tương đối đặc biệt trong khu vực Đông Bắc Á và trở thành một thương cảng
quan trọng trong hệ thống thương mại biển Đông. Cuối thế kỉ XVI. trên cơ sớ thống
nhất và dần đi vào thế ổn định, Nhật Bản muốn mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.
Ryukyu trở thành một đối tượng đáng chú ý của Nhật Bản ờ phía Nam. Mặc dù đã
thiết lập quan hệ bang giao với Ryukyu nhưng Nhật Bản vẫn luôn ráo riết chuẩn bị
để tiến tới thôn tính quần đảo này. Quan hệ giữa Nhật Bản và Ryukyu trở nên căng
thẳng do Ryukyu từ chối tiếp ứng cho Nhật Bản trong cuộc xâm lược Triều Tiên
nãm 1592. Sang thế kỉ XVII, dòng họ Tokugavva khẳng định ưu thế tuyệt đối của
mình ở Nhật Bản, để thưởng công cho lãnh chúa Satsuma sớm quy thuận và giúp đỡ
mình, chính quyền Edo đã giao cho Satsuma cai quản “mười hai đảo phía nam".
trong đó gồm phần lớn lãnh thò vương quốc Ryukyu khi đó. Ngày 17- 6 -1606, viện
cớ chính quyền Shuri không về Edo trình diện tướng quân Tokugawa. Mạc phủ Edo
đã ban lệnh “cho phép Satsuma trừng phạt Ryukyu”.

16


Tháng 2 - 1609, Satsuma tấn công thành Shuri, thủ phủ của vương quốc
Ryukyu. Ngày 5 - 4 - 1609, Shuri bị chiếm. Từ đây, Ryukyu được đặt dưới sự quản
chế của lãnh chúa Shimazu, lãnh địa Satsuma, chịu sự thần phục Nhật Bản (đồng
thời vẫn chịu thần phục Trung Quốc). Triều đình Shuri đã cố gắng rất nhiều đế giữ
vững vị thế trung lập, hoặc chỉ thần phục về mật hành chính với chính quyển Nhật
Bản. Tận dụng điều kiện chính quyền Trung ương ở xa, đồng thời, nhu cầu trao đổi
hàng hóa với Trung Quốc không thể hạn chế của chính quyền Nhật Bản, Ryukyu đã
đảm bảo vị thế trung gian, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhật Bản. Nhưng
đến cuối thế kỷ XIX, những cố gắng cuối cùng của triều đình Ryukyu không đem
lại kết quả nữa.
“Vương quốc Ryukyu đã cố gắng đ ể klìông bị chính phủ Nhật Bấn
dựng lên quận Okinaxva (tức là riêu diệt vương quốc Ryukyu). Đó là những hoạt
động kiên trì dưới các hình thức bất bạo động cứu vãn sự thân thiện. Nhưng hành

động đầu tiên đã bị từ chối bằng việc xây dựng nên chính quyền cai trị ở quận
Okinawa. Lời cầu xin thứ hai hướng tới Thanh triều ở Tvung Quốc mong tìm một
giải pháp cho mối bất bình của họ. Họ tập trung vào việc thuyết phục triêu Thanh,
bằng môi quan hệ bang giao và thương mại thân thiện hơn 500 trăm qua, tạo sức ép
đối với Nhật Bản công nhận vương quốc Rvitkvu dộc lập. Tuy nhiên, như một thắng
lợi vang dội của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), tất
cả những hình thức đấu tranh đó đều bi bỏ rơi, và những viên Thống sứ Rvitkỵu
buộc phải bày tỏ sự hài lòng được trở thành công dân của quận Okinuwu thuộc
Nhật Bản” [66].
Năm 1879, Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách hành chính. Ryukyu bị
sát nhập hẳn vào Nhật Bản và trở thành tỉnh Okinawa.
1 .2. Đường lố i đ ố i ngoại của R y u k y u

Ryukyu là một vương quốc nhỏ trong khu vực Đông Bắc Á, bên cạnh hệ
thống các nước lớn có nền kinh tế thương mại phát triến mạnh mẽ trong khu vực nhu'
17

Đ A I H O C Q u Ó c G i « H À NỘ I
TRUNG Ĩ Â M ĩ h O-NG tin THI' \/|ỀN

\I - u

J n

Q


Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản. Trong vùng
biển Trung Quốc, Ryukyu là một quán đảo nàm khá riêng biệt phía Đông. Nhưng
đó lại là một vị trí khá đặc biệt: nằm giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và bán

đảo Đài Loan. Từ cảng Naha của Ryukyu đi đến các thương cảng của các nước này
khá gần về khoảng cách và dễ dàng nhờ vùng biển “sóng yên bể lặng”. Với vị trí
như vậy, vương quốc này nằm đủ xa để xây dựng nền chính trị tương đối độc lập, và
cũng đủ gần để thiết lập quan hệ thương mại thường xuyên với các nước trong khu
vực.
Sự phát triển của kinh tế Ryukyu được quyết định bởi điều kiện vị trí địa lý
và các điều kiện tự nhiên của nó. Vì là một đảo quốc nên hoạt động vận chuyển
hàng hải và buôn bán trên biển trở thành một nhân tố quan trọng trong sự phát triển
kinh tế và xã hội của vương quốc này. Xét về tự nhiên, Ryukyu là một vương quốc
nhỏ hẹp, tài nguyên thiên nhiên không phong phú. Nền tảng tự nhiên để phát triển
kinh tế nông nghiệp không đủ thoả mãn nhu cầu của dân cư Ryukyu. Nhưng phía
Nam Ryukyu là một vùng biển rộng lớn thông tới các thương cảng nổi tiếng của hầu
hết các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với một vị trí địa lý như thế, Ryukyu
được coi là “cửa ngõ’' của khu vực Đông Bắc Á, là cầu nối hai khu vực Đông Bắc Á
và Đông Nam Á. Đây là điều kiện thuận lợi để Ryukyu có thê phát triển kinh tế
bằng việc hoà nhập vào hệ thống thương mại trong khu vực, đẩy mạnh kinh tê ngoại
thương, tạo lực đẩy cho nền kinh tế hướng ra bên ngoài. “Vị trí của Ryukyu có tính
chất quyết đinh đến vị th ế quan trọng của vươn ạ quốc này tronẹ hệ thônạ tlìươnq
mại biển suốt một giai đoạn lịch sử đặc biệt của châu Á ” [53].
Tuy nhiên trước thế kỷ XIV, Ryukyu chí là một quần đảo nhỏ bé, bị chia
cắt vể chính trị. Từ nửa sau thế kỷ XIV đến nửa đầu thế ký XV, Ryukyu chia thành
ba tiểu quốc được gọi là thời kì Saniantriritsu (Tam sơn đinh lập) là Trung Sơn
(Chuzan) Nam Sơn (Nanzan) và Bắc Sơn (Hokuzan). Việc buôn bán giữa Trung
Quốc và Nhật Bản vẫn diễn ra trực tiếp và thường xuyên khiến cho việc tham gia
18


×