Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC
KHOA
XÃGIA
HỘIHÀ
VÀNỘI
NHÂN VĂN
ĐẠI
HỌCHỌC
QUỐC
-------------------------------------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SƯ PHẠM

-------------------MA THỊ NHIỆM

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN
TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đề tài:

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

Hà Nội - 2014


:
:

1:


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC
KHOA
XÃGIA
HỘIHÀ
VÀNỘI
NHÂN VĂN
ĐẠI
HỌCHỌC
QUỐC
-------------------------------------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SƯ PHẠM

-------------------MA THỊ NHIỆM

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN
TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

VĂN THẠC

SĨ TRIẾTNGHIỆP
HỌC
KHOÁLUẬN
LUẬN
TỐT

Đề tài:
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG VĂN THỊNH

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

Hà Nội -: 2014
:

2:


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của khoa học của PGS. TS. Dương Văn Thịnh.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014


Tác giả luận văn

Ma Thị Nhiệm

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO THANH NIÊN TUYÊN QUANG HIỆN NAY ................................... 8
1.1. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang
hiện nay ............................................................................................................ 8
1.1.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức................................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thanh niên Tuyên Quang trong sự phát triển
kinh tế xã hội .................................................................................................. 13
1.1.3. Sự cần thiết giáo dục dạo đức cho thanh niên Tuyên Quang hiện nay ...21
1.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang ................. 24
1.2.1. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Tuyên Quang ........ 25
1.2.2. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Tuyên Quang............ 28
1.2.3. Giáo dục lối sống có văn hóa cho thanh niên Tuyên Quang ............ 31
1.2.4. Giáo dục thái độ lao động và hướng nghiệp cho thanh niên Tuyên
Quang.............................................................................................................. 33
1.2.5. Giáo dục thái độ của thanh niên Tuyên Quang trong việc giữ gìn
những nét đẹp bản sắc văn hoá của các dân tộc trong tỉnh ........................ 36
1.3. Những yếu tố tác động đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Tuyên Quang ................................................................................................. 39
1.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử văn hoá, xã hội ảnh
hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang ........ 39

1.3.2. Sự tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tới giáo
dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang................................................... 42
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 46

4


Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN TUYÊN
QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................................. 48
2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang hiện nay48
2.1.1. Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh
niên Tuyên Quang hiện nay .......................................................................... 48
2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc giáo
dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang hiện nay ................................... 57
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho
thanh niên Tuyên Quang hiện nay .............................................................. 66
2.2.1. Xây dựng môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội lành mạnh để có tác
động tích cực đến giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang ............ 66
2.2.2. Kết hợp chặt chẽ gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội trong
giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang .......................................... 72
2.2.3. Đổi mới nội dung và đa dạng hoá các hình thức giáo dục đạo đức cho
thanh niên Tuyên Quang ............................................................................... 76
2.2.4. Phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện đạo đức của thanh niên
Tuyên Quang .................................................................................................. 80
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90

5



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên là một lực lượng xã hội đông đảo, đóng vai trò quan trọng
trong sự vận động và phát triển của xã hội. Đánh giá về vai trò của thanh
niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh niên là người chủ của
tương lai nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần là do các thanh niên” [52, tr.498]. Người luôn căn dặn: “Đảng phải
chăm lo giáo dục đạo đức cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên” [46, tr.489]. Nhận thức đúng
vị trí, vai trò của thanh niên Đảng ta luôn đề cao, quan tâm đến tầng lớp
thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng chủ yếu trên mọi lĩnh vực, là
tương lai, vận mệnh của đất nước. Chính vì vậy, việc giáo dục, đào tạo bồi
dưỡng cho thanh niên luôn được chú trọng và là một trong những việc làm
cần thiết và thường xuyên.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đem
lại những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những
thành tựu phát triển kinh tế, xã hội đã và đang tạo điều kiện, cơ hội cho thanh
niên được rèn luyện, phấn đấu và khẳng định mình. Song, bên cạnh những
chuyển biến tích cực đó, sự tác động mạnh mẽ từ mặt trái của cơ chế thị
trường cũng là mảnh đất làm nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư
tật xấu, làm rạn nứt những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức, huỷ hoại nét
đẹp văn hoá truyền thống. Ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường đã tạo
ra trong xã hội một lớp người không nhỏ trong đó có thanh niên chạy theo lối
sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý tưởng, bất chấp những quy phạm đạo
đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Hàng loạt vấn đề đặt ra đối với
thanh niên là, làm thế nào để thanh niên trong tương lai vừa có đức, vừa có tài
để đưa đất nước phát triển? Làm thế nào để họ có thể tự định hướng đúng,
1



hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức trong đời sống kinh tế thị trường
hiện nay? Làm thể nào để những ảnh hưởng tiêu cực không làm suy giảm
nguồn lực trẻ...? Do vậy, việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo
đức cho thế hệ thanh niên nói riêng, là một vấn đề quan trọng trong chiến
lược phát triển con người của Đảng được toàn xã hội quan tâm. Sự nghiệp đổi
mới, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh đã đặt ra yêu cầu bức thiết của việc giáo dục đạo đức
cho thanh niên.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc với gần 17 vạn thanh niên
trong độ tuổi từ 16 đến 30, chiếm 23% dân số toàn tỉnh. Đây là lực lượng
nòng cốt cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Trong sự
nghiệp đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế, tầng lớp thanh niên Tuyên Quang đã
tiếp bước cha anh, giữ vững đạo đức cách mạng, biết vươn tới các giá trị
chân, thiện, mĩ, biết kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống. Song
chính hội nhập làm chuyển biến mạnh mẽ những điều kiện kinh tế - xã hội, đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp đến thanh niên, lớp người trẻ tuổi nói chung và
thanh niên Tuyên Quang nói riêng. Một mặt, nền kinh tế thị trường, xu thế
toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức, việc mở rộng giao lưu hội nhập với thế giới,
đang tạo nhiều cơ hội, điều kiện cho thanh niên ở Tuyên Quang phát huy tính
năng động, chủ động, sáng tạo vươn lên để khẳng định mình. Mặt khác, trong
giới thanh niên đã nảy sinh nhiều hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống, chỉ
coi trọng đồng tiền, bất chấp đạo lý, chỉ đề cao giá trị vật chất mà xem thường
giá trị tinh thần dẫn đến thanh niên rơi vào các tệ nạn xã hội và đi xuống về
mặt đạo đức. Thêm vào đó, tình trạng thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn
định và thu nhập thấp đang là vấn đề quan tâm của thanh niên trong tỉnh,
không ít thanh niên thụ động, trông chờ, ỷ lại, thiếu sự tự tin, chưa tích cực
vươn lên, còn ngại khó, ngại khổ, bằng lòng với thực tại, vi phạm pháp luật,
2



mắc tệ nạn xã hội. Đó vừa là nguyên nhân vừa là biểu hiện làm suy giảm
nguồn lực trẻ của tỉnh, là bài toán mà tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm và
đang tìm lời giải đáp phù hợp.
Giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang gắn với những nét đặc
thù của địa phương là một vấn đề bức xúc, nảy sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải
được quan tâm, nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy tôi chọn đề tài: "Giáo
dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay: Thực trạng và giải
pháp" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức thanh niên đã có nhiều tác giả
nghiên cứu, có nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.
Các công trình nghiên cứu về đạo đức tiêu biểu như:
Cuốn “Đạo đức mới” của GS.Vũ Khiêu chủ biên, Nxb Khoa học Xã
hội, 1974. Trong tác phẩm này vấn đề đạo đức, đạo đức mới, giáo dục đạo
đức mới đã được làm sáng rõ trên những nét cơ bản.
Cuốn “Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới” của tác giả Tương
Lai, Nxb Sự thật, 1982. Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng đây có thể
coi là tài liệu tham khảo bổ ích của lĩnh vực đạo đức học.
Trong những năm gần đây, nước ta càng có nhiều công trình nghiên
cứu về đạo đức như: Cuốn “Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Phúc,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2003; Cuốn “Giáo trình đạo đức học” do
Nguyễn Ngọc Long chủ biên, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001.
Đề cập đến thanh niên và tầm quan trọng giáo dục cho thanh niên như:
"Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay", Hà Nội, 2001 của
Phạm Đình Nghiệp; "Sự thay đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường
với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" Hà
3



Nội, 1999 của Nguyễn Chí Mỳ; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" Luận án
tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán năm 1999; "Vai trò của đạo đức với sự hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay" Luận án tiến sĩ
Triết học của Lê Thị Thuỷ năm 2001; "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống
và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay" Luận
án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hoài Thanh năm 2002; "Quan hệ kinh tế và
đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam"
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đình Quế, năm 2000; "Vấn đề giáo dục đạo đức
truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay" Luận văn thạc sĩ của Doãn Thị
Chín năm 2004...
Nghiên cứu các khía cạnh tác động của đạo đức và giáo dục, rèn luyện
đạo đức với sự phát triển con người, nhân cách nói chung và thanh niên nói
riêng cũng có nhiều tác giả đã đề cập. Trong các tạp chí có những bài: "Quan
hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay" của
Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học số 6, 1996; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của
Hoàng Trung, Tạp chí Triết học số 5, 1998; "Ảnh hưởng của đạo đức Nho
giáo với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay" của Lê Thị
Thuỷ, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 6 tháng 12 năm 1999; "Giáo dục đạo
đức với việc phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH - HĐH" của
Lê Thị Thuỷ, Tạp chí Giáo dục lý luận số 3, 2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu
hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học số 32001; "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của
người cán bộ lãnh đạo quản lý", của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận
chính trị số 4- 2001; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức
cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết
4



học số 2 - 2001; "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn
Đình Tường, Tạp chí Triết học số 6 - 2002; "Để có nguồn lực đưa đất nước
tiến lên trong thời kỳ mới, phải giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển
toàn diện" của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Tạp chí Thanh niên số 15,
2002; "Đổi mới hình thức tuyên truyền giáo dục thanh niên" của Lương
Ngọc Vĩnh, Tạp chí Thanh niên số 9, 2004; "Kết hợp giáo dục lý luận với
giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên hiện nay" của Nguyễn Ngọc Thu,
Tạp chí Cộng sản số 92, 2005; "Xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên
hiện nay" của Nguyễn Thị Mỹ Trang, Tạp chí Cộng Sản số 6, 2006 và rất
nhiều bài viết về con người, thanh niên, về nhân cách, đạo đức, giáo dục đạo
đức đối với thế hệ trẻ.
Ở Tuyên Quang, vấn đề giáo dục đạo đức trong một chừng mực nhất
định đã đề cập đến như là một phương diện, một trong những nhiệm vụ của
công tác thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay: Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Tuyên Quang năm 2012; Báo cáo tổng
kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Tuyên Quang năm 2013;
Báo cáo của Uỷ ban hội Liện hiệp Thanh niên Tỉnh Tuyên Quang các năm
2013, 2014; Báo cáo tổng kết phong trào Đoàn tại các trường học của Tỉnh
đoàn Tuyên Quang các năm 2013, 2014. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của
những báo cáo thường niên về công tác Đoàn Tuyên Quang, hoặc những bài
viết về giáo dục đạo đức chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và
chuyên sâu. Vì thế luận văn tiếp tục nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức cho
thanh niên Tuyên Quang một cách có hệ thống, không chỉ nghiên cứu giáo
dục nói chung mà còn chỉ ra thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức cho
thanh niên Tuyên quang.

5



3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho
thanh niên ở tỉnh Tuyên Quang, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên ở tỉnh
Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ tầm quan trọng, nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên ở
Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh
niên ở Tuyên Quang hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
đạo đức cho thanh niên ở Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đạo đức thanh niên và giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Tuyên
Quang trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thực trạng đạo đức và
giáo dục đạo đức cho thanh niên của tỉnh Tuyên Quang từ khi sự nghiệp đổi
mới đất nước được khởi xướng đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là quan điểms của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về thanh niên, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên. Ngoài ra
6



tác giả có kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
khác có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc,
phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát v.v. trên cơ sở quán triệt nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của luận văn
Góp phần làm rõ thực trạng đạo đức thanh niên Tuyên Quang từ đó đưa
ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lựơng đạo đức thanh niên
trong điều kiện hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận của công tác giáo dục đạo đức
cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
Góp phần vào việc nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc
giáo dục đạo đức cho thanh niên.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu và học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn, cho cán bộ làm
công tác Đoàn, thanh niên.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương 5 tiết.

7


Chương 1
TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

THANH NIÊN TUYÊN QUANG HIỆN NAY
1.1. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên
Quang hiện nay
1.1.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức
Xã hội loài người từ trước đến nay, dù ở phương Đông hay phương Tây
đều thừa nhận vai trò to lớn của đạo đức trong việc duy trì trật tự ổn định và
phát triển xã hội. Chính đạo đức đã giúp con người xây dựng nhân cách của
mình và tạo dựng nên một cuộc sống tốt đẹp.
Đạo đức là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa
nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau” [58, tr.280].
Hiểu cụ thể hơn đạo đức là một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, “là
một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau và quan hệ với xã hội. Chúng thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [24, tr.8].
Đạo đức được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt
động và lao động sản xuất, từ những mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa con người với xã hội, là nhu cầu cuộc sống của con người và xã
hội đặt ra. Trong tác phẩm Chống Đuy Rinh, Ph.Ăngghen đã viết: “Xét cho
đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm
của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ” [40, tr.137]. Với tư cách là phương
thức điều chỉnh hành vi con người và quan hệ giữa cá nhân với xã hội, đạo
đức có chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng điều chỉnh
hành vi. Mỗi chức năng có vai trò, vị trí nhất định đồng thời có mối liên hệ
mật thiết, tác động lẫn nhau. Nhờ các chức năng này mà con người tự giác
8


điều chỉnh hành vi của mình, bảo đảm hài hoà quan hệ lợi ích giữa cá nhân và
cộng đồng, tạo nên sự đồng thuận giữa phát triển cá nhân và phát triển xã hội.

Trong xã hội, đạo đức được xây dựng thành hệ thống các tiêu chuẩn,
quy tắc được mọi thành viên của xã hội thừa nhận. Mỗi cá nhân đều phải thực
hiện theo để phù hợp với lợi ích của toàn xã hội, từ đó hình thành những
phẩm chất, đức tính phù hợp với chuẩn mực, nguyên tắc, giá trị đạo đức và
yêu cầu mà xã hội đã đặt ra. Mỗi cá nhân với tư cách vừa là chủ thể, vừa là
khách thể trong việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức mà xã hội đặt ra, thể hiện là
một nhân cách đạo đức.
Trong điều kiện hiện nay, với tư cách là nguồn lực để phát triển xã hội
đòi hỏi con người nhất là thế hệ thanh niên phát triển toàn diện, có tri thức
khoa học, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sáng tạo trong
tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cùng với những
phẩm chất đạo đức cần thiết. Nếu chưa thực sự trưởng thành về phẩm chất
đạo đức, lý tưởng sống, ý thức pháp luật, trình độ giác ngộ về trách nhiệm và
nghĩa vụ công dân thì mỗi người nói chung và thanh niên nói riêng chưa thể
trở thành nhân cách hoàn thiện. Mỗi cá nhân đảm bảo lợi ích chính đáng của
mình được thực hiện trong sự thống nhất biện chứng với lợi ích xã hội.
Những giá trị đạo đức như lòng yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng,
tình yêu lao động, tính trung thực, ý chí tự lực tự cường vẫn giữ vai trò chi
phối mọi hoạt động của con người, đặc biệt với thanh niên, giúp mỗi người
hoàn thiện hơn về nhân cách. Yêu cầu của một nhân cách phát triển toàn diện
là những con người “có lý tưởng cao đẹp, ý thức trách nhiệm công dân, có tri
thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá, có tình nghĩa, giàu lòng
yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính [11, tr.83].
Để hoàn thiện nhân cách đạo đức, mỗi thanh niên luôn phải trau dồi
trong đời sống hàng ngày thông qua quá trình rèn luyện học tập và lao động.
9


Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo của mỗi cá nhân nếu không dựa trên nền
tảng những giá trị phẩm chất đạo đức sẽ không đưa đến sự phát triển và hoàn

thiện nhân cách. Nhân cách đạo đức của con người không tự nhiên mà có, mà
cần phải được giáo dục hàng ngày thông qua nhiều hoạt động sống của con
người. Ngay cả khi con người ta đạt được những chuẩn mực đạo đức ở một thời
điểm nào đó, thì không có nghĩa là sẽ có đạo đức và nhân cách trong suốt cuộc
đời. Thiếu sự rèn luyện đạo đức sẽ dẫn đến sự lệch lạc, tha hoá về nhân cách, nó
là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Vì vậy giáo
dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng giữ một vị trí quan trọng.
Giáo dục – hiểu theo nghĩa rộng của từ này – là quá trình trao đổi và
chuyển giao tri thức, là sự đạt được những giá trị và các mô hình hành vi theo
một mục đích, yêu cầu định sẵn. Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá
trình hình thành nhân cách con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục
đích của nhà giáo dục trong hệ thống các cơ quan giáo dục và dạy học.
Từ điển Tiếng việt định nghĩa: giáo dục, đó là hoạt động nhằm tác động
một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng
nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực
như yêu cầu đề ra.
Đối tượng của giáo dục là con người và giáo dục là một quá trình
thường xuyên và liên tục. Từ lúc sinh ra, rồi lớn lên và trưởng thành, con
người luôn ở trong những ảnh hưởng và tác động của giáo dục. Mỗi con
người chúng ta đều được giáo dục từ nhiều mặt, và giáo dục đạo đức là một
trong những phương diện hợp thành nội dung giáo dục con người.
Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con
người thông qua quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển
hoá những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực đạo đức nhằm góp phần hoàn
thiện nhân cách mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.
10


Nội dung của giáo dục đạo đức bao gồm giáo dục nhận thức để hình
thành và phát triển những xúc cảm, tình cảm đạo đức trong sáng thuộc về mỗi

con người; xây dựng niềm tin đạo đức trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa nhận
thức và tình cảm đạo đức đã đạt được; tập luyện hành vi và trau dồi thói quen
trong những ứng xử đạo đức hàng ngày giữa mỗi cá nhân với nhau, giữa cá
nhân và tập thể xã hội. Nội dung giáo dục đạo đức sẽ được cụ thể hoá vào
trong thực tiễn giáo dục đạo đức cho từng lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp
trong những môi trường, hoàn cảnh giáo dục cho phù hợp.
Theo đó, giáo dục đạo đức cho thanh niên là con đường, là cách thức cơ
bản và chủ yếu để hình thành những phẩm chất đạo đức cho thanh niên. Giáo
dục đạo đức góp phần chuyển những quan niệm đạo đức, những chuẩn mực
và nguyên tắc đạo đức từ yêu cầu xã hội thành sự thôi thúc nội tâm của mỗi
thanh niên, giúp cho họ nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn và chủ động nội
dung, yêu cầu, quy tắc đạo đức, qua đó góp phần điều chỉnh hành vi của thanh
niên cho phù hợp yêu cầu của xã hội.
Cùng với việc nâng cao trình độ nhận thức các chuẩn mực, giá trị đạo
đức, giáo dục đạo đức là một phương thức để xây dựng những quan điểm,
phẩm chất đạo đức mới, quan niệm và lẽ sống tích cực cho thanh niên. Đồng
thời, thông qua giáo dục đạo đức giúp cho họ nhận diện phê phán và đấu tranh
loại bỏ những biểu hiện vi phạm đạo đức, những quan niệm đạo đức sai lầm,
lạc hậu, lệch chuẩn hay không còn phù hợp với điều kiện mới.
Giáo dục đạo đức là truyền lại cho thế hệ đang lớn lên những giá trị đạo
đức truyền thống. Trên cơ sở đó họ sẽ nhận thức được những giá trị đích thực
của cuộc sống hiện tại, đó là tính nhân bản, nhân ái và nhân văn sâu sắc. Giáo
dục đạo đức góp phần to lớn cho việc nhân đạo hoá môi trường sống của
thanh niên, củng cố những phẩm chất, những giá trị bền vững. Chẳng hạn,
thông qua giáo dục chủ nghĩa yêu nước mà hình thành nên niềm tự hào dân
11


tộc, yêu hoà bình, độc lập, tự do, sẵn sàng đấu tranh, hy sinh bảo vệ Tổ quốc
và tôn trọng chủ quyền của dân tộc khác.

Thông qua giáo dục đạo đức, hình thành những xúc cảm, tình cảm đạo
đức như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, tôn trọng lao
động. Chính tình cảm đạo đức là động lực thúc đẩy thanh niên thực hiện
những hành vi đạo đức, là động lực làm tăng thêm sự phong phú, sâu sắc và
tinh tế của thế giới nội tâm, thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống. Có
được tình cảm đạo đức là nguồn sức mạnh tinh thần giúp thanh niên phấn đấu
cho những giá trị Chân, Thiện, Mỹ.
Giáo dục đạo đức không chỉ hình thành những phẩm chất đạo đức mà
gắn liền với việc hình thành và phát triển tài năng. Tài và đức, phẩm chất và
năng lực là hai mặt không thể tách rời. Tài năng được khẳng định và phát
triển trên cơ sở đạo đức. Không có những phẩm chất, những giá trị đạo đức
làm cơ sở làm nền tảng thì tài năng khó đem lại những giá trị chân chính,
thậm chí có khi dẫn đến những hành vi lệch lạc, phản đạo đức, gây tai hoạ cho
người khác. Tài năng được bộc lộ, được phát triển khi nó thực hiện có mục
đích tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo ra những giá trị xã hội, với năng xuất,
chất lượng và hiệu quả cao, đó là biểu hiện về mặt đạo đức. Đồng thời, người
có đạo đức không chỉ thể hiện ở thái độ, động cơ mà khẳng định ở kết quả,
hành động, thống nhất giữa động cơ và hiệu quả. Như vậy, đạo đức được thể
hiện ở tài năng và tài năng phải dựa trên cơ sở đạo đức.
Thực tế cho thấy, từ những tác động của kinh tế thị trường thì sự năng
động, linh hoạt và sáng tạo của mỗi thanh niên nếu không dựa trên nền tảng
những giá trị phẩm chất đạo đức sẽ không đưa đến sự phát triển và hoàn thiện
nhân cách. Thiếu sự rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức sẽ dẫn đến sự lệch
lạc, biến dạng về nhân cách như là một sự "tha hoá" mà biểu hiện đó là chủ
nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống thực dụng, bất chấp luân thường đạo lý, sẵn
12


sàng chà đạp lên tất cả chỉ vì đồng tiền, địa vị và quyền lực cho riêng mình.
Nó là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội như

tham nhũng, quan liêu, buôn lậu, trốn thuế, cờ bạc, trộm cắp, ma tuý, mại
dâm... Vì vậy, đạo đức và giáo dục đạo đức là một thành tố quan trọng trong
việc hình thành nên nhân cách của mỗi thanh niên, để mỗi thanh niên thực sự
là một người chủ tương lai của đất nước.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thanh niên Tuyên Quang trong sự phát
triển kinh tế xã hội
1.1.2.1. Khái quát đặc điểm về thanh niên và thanh niên Tuyên Quang
Thanh niên luôn là lứa tuổi đẹp đẽ và dồi dào sức sống nhất trong cuộc
đời. Tháng 01/1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ
tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.” Đó là lứa tuổi năng động, ham hiểu
biết, tự thể nghiệm mình, có khả năng tiềm ẩn trong việc thực hiện lý tưởng
và mục tiêu cao quý.
Thanh niên là một lực lượng đông đảo đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển của xã hội. Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà,
bởi thanh niên là người kế thừa những giá trị từ lớp người đi trước, đồng
thời là người dìu dắt, phụ trách thế hệ nhi đồng. Thanh niên luôn là người
xung phong trên các mặt trận phát triển kinh tế, văn hoá trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội,
công an, dân quân tự vệ, hăng hái giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Trong mọi
công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu đâu cần thanh niên có,
đâu khó có thanh niên.
Ngày nay, vấn đề thanh niên luôn được mỗi quốc gia quan tâm đặc
biệt. Hầu hết, các nước trên thế giới đều có sự thống nhất tuổi thanh niên từ
15 tuổi và kết thúc ở tuổi nào thì tuỳ thuộc vào từng nước, có nước quy định
13


là 30, hoặc 35, hoặc 40. Ở Việt Nam, theo điều 1, luật thanh niên năm 2005
quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi. Tiếp cận từ

nhiều góc độ sẽ thấy được nhiều đặc điểm chung của thanh niên gắn liền với
đặc trưng tâm lý lứa tuổi.
Từ góc độ xã hội học, thanh niên được xem là một nhóm xã hội của
những người “mới lớn”, là độ tuổi quá độ từ trẻ con sang người lớn trong
cuộc đời mỗi người. Đây là một nhóm động, không ổn định, nó như một dòng
chảy, thường xuyên đón nhận những thành viên mới và chia tay những thành
viên những người đã trưởng thành vượt quá lứa tuổi.
Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là những người ở giữa lứa tuổi trẻ em
và trưởng thành. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao,
tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới được hình thành và ổn định một cách tương
đối. Thanh niên có sự khác biệt lớn về nhiều mặt (tuổi, nơi sinh sống, nghề
nghiệp…), do đó, các đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa dạng,
tuy nhiên, chúng có một tính chất chung, đó là tính trẻ. Tính trẻ được thể hiện
ở sự năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu ước mơ, hoài bão lớn,
thích cái mới, thích giao lưu học hỏi và mong muốn có những đóng góp cho
xã hội để khẳng định bản thân.
Phạm vi tuổi của thanh niên khá rộng, từ 16 đến 30. Vì vậy, xét từ góc
độ nghề nghiệp của họ, trong thanh niên có nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Nhóm
trẻ tuổi nhất đang chuẩn bị kết thúc những năm học phổ thông, mối quan tâm
lớn nhất của họ là lựa chọn nghề, chọn trường để tiếp tục học cao hơn; một bộ
phận khác đang ngồi trên ghế các trường cao đẳng, đại học, tiếp thu kiến thức
và kĩ năng chuyên môn ở trình độ cao để trở thành nguồn nhân lực chất lượng
cao của đất nước, một bộ phận khác mới bước vào hoạt động nghề nghiệp,
đang ứng phó với những khó khăn, thử thách ban đầu của hoạt động này; bên
cạnh đó, một bộ phận thanh niên đã khẳng định được vị trí nghề nghiệp của
14


mình, có những cống hiến nhất định cho xã hội. Với sự nhanh nhạy, nhiệt
huyết của tính trẻ, dám nghĩ, dám làm và sức khoẻ tốt, thanh niên được xem

là lực lượng lao động chủ chốt của xã hội.
Từ những cơ sở trên, có thể đưa ra định nghĩa khái quát chung thanh
niên Việt Nam như sau: Thanh niên Việt Nam là những người đủ từ 16 đến 30
tuổi; gồm những người có sức khoẻ thể chất đạt đến đỉnh cao; năng động
nhiệt huyết, thích học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt, mong muốn được
góp sức để phát triển xã hội. Họ là một lực lượng quan trọng của xã hội hiện
tại cũng như trong tương lai.
Thanh niên là đối tượng có mặt ở tất cả các vùng miền, các thành phần
kinh tế, xã hội. Tuỳ theo môi trường hoạt động và đặc điểm nghề nghiệp mà
thanh niên được phân thành nhiều nhóm khác nhau, các đối tượng xã hội khác
nhau: thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên học sinh - sinh
viên, thanh niên trí thức, thanh niên dân tộc, thanh niên tôn giáo… Thanh
niên ở mỗi vùng miền, ngoài đặc điểm chung, còn có những đặc điểm riêng
tuỳ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở vùng đó. Do vậy, ngoài những
đặc điểm chung, thanh niên Tuyên Quang cũng có những đặc điểm riêng.
Hiện nay, tính đến năm 2013 toàn tỉnh có gần 17 vạn thanh niên trong độ
tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi. Trong đó: thanh niên nông thôn chiếm 68,9%; thanh
niên đô thị chiếm 5,9%; thanh niên công nhân, viên chức chiếm 3,7%; thanh
niên trường học chiếm 21%; thanh niên lực lượng vũ trang chiếm 0,5% [70,
tr.2]. Thanh niên của tỉnh là lực lượng lao động chủ yếu xung kích trên mọi lĩnh
vực, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng
- an ninh tại địa phương.
Thanh niên Tuyên Quang được lớn lên trên cái nôi của quê hương cách
mạng, họ luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống quê hương, đã và
đang phát huy truyền thống cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
15


quốc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng.
Mặc dù có số lượng thanh niên dân tộc thiểu số khá lớn, nhưng thanh niên Tuyên

Quang luôn được giáo dục và tuyên truyền về niềm tin vào Đảng và đất nước.
Thanh niên Tuyên Quang biết vượt khó vươn lên lập thân lập nghiệp.
Là một tỉnh nghèo nên điểm xuất phát của thanh niên Tuyên Quang cũng có
phần thiệt thòi hơn, nhưng chính vì thế lại là một động lực giúp thanh niên
Tuyên Quang biết vươn lên làm giàu, loại trừ cái nghèo làm giàu cho quê
hương, khẳng định mình trước sự phát triển của xã hội
Thanh niên Tuyên Quang luôn ham học hỏi và trình độ học vấn ngày
càng cao. Ngày trước, chỉ có những thanh niên ở các thị trấn, thị xã trong tỉnh
có trình độ đại học, cao đẳng, những thanh niên ở nông thôn hay thanh niên
dân tộc có trình độ rất thấp. Ngày nay, đa số thanh niên không chỉ ở những
vùng phát triển mà cả những vùng sâu vùng xa đã có trình độ đại học, đó là
tín hiệu đáng mừng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhiều thanh
niên đã nhanh chóng nhập cuộc và đã tìm thấy chỗ đứng của mình ở những
hoạt động học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, lao động sản
xuất, phát huy tốt khả năng và sức lực của mình vì sự phát triển của quê
hương. Có nhiều người đã vượt qua được những khó khăn và thử thách khắc
nghiệt của cuộc sống và trở thành những người có học vấn cao, những người
trí thức giỏi, những nhà quản lý đầy tài năng, những chủ doanh nghiệp lớn có
uy tín và nhân cách làm ăn phát đạt. Chính những con người đó đã làm rạng
danh quê hương, trở thành những tấm gương tiêu biểu cho thế hệ thanh niên
trong tỉnh.
Bước vào đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
những thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng vào sản xuất và cuộc
sống, xu thế hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế tri thức đã tạo nhiều
điều kiện và cơ hội phù hợp để tuổi trẻ Tuyên Quang phát huy tiềm năng, trí
16


tuệ, tính năng động, sáng tạo, lòng nhiệt tình, hăng say. Đó là môi trường mới
cho thanh niên ở Tuyên Quang rèn luyện cống hiến và trưởng thành về mọi

mặt. Đại bộ phận thanh niên Tuyên Quang đã kế thừa và phát huy truyền
thống của quê hương. Họ đang tham gia và có nhiều đóng góp vào sự đổi mới
của tỉnh Tuyên Quang với vai trò xung kích và là nguồn lực quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, hiện nay cũng có khá nhiều thanh
niên, hoặc không hội nhập được với những quy tắc khắt khe của nền kinh tế
thị trường, hoặc bị tập nhiễm những mặt tiêu cực và sai lệch của nó mà đã trở
nên lạc lõng hoặc mất phương hướng. Một nhóm thanh niên đã bi quan chán
nản khi không đủ sức để vươn lên đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
thực tế cuộc sống. Một số khác trước những thay đổi phức tạp ở môi trường
sống xung quanh đã không đủ sức mạnh để vượt qua chính mình và trở nên sa
ngã, tha hoá. Tư tưởng bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu ý chí khắc
phục khó khăn để vươn lên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu... Điều kiện kinh tế
của tỉnh tuy có phát triển nhưng với tốc độ chậm dẫn đến tính trì trệ, bảo thủ,
kém năng động, sáng tạo vẫn diễn ra trong các thế hệ, do vậy vẫn còn tồn tại
trong họ cách sống, quan điểm và cách nghĩ lạc hậu.
Những ưu điểm và tồn tại, những mặt tích cực và những mặt còn hạn
chế cả khách quan và chủ quan trong từng đặc điểm, tính cách của thanh niên
ở Tuyên Quang đặt ra yêu cầu phải quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục đạo
đức nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạn chế của
thanh niên ở Tuyên Quang, góp phần xây dựng thế hệ trẻ vừa đức vừa tài đáp
ứng yêu cầu đất nước trong giai đoạn hịên nay.
1.1.2.2. Vai trò thanh niên Tuyên Quang trong sự nghiệp đổi mới và
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình
17


trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước

công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu đó đang đặt ra những yêu cầu,
trọng trách lớn lao đối với thế hệ trẻ hôm nay. Chủ tịch Hồ chí Minh, khi
đánh giá vai trò của thanh niên đã khẳng định: “Thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần là do các thanh niên” [52, tr.498]. Nhận thức tầm quan trọng của thanh
niên, Đảng ta luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi
dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Nghị quyết hội nghị lần thứ
bảy Ban chấp hành Trung ương khoá X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại
hoá” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương
lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [15, tr.41].
Như vậy, thanh niên có vai trò quan trọng trong phát triển xã hội, vừa là động
lực, vừa là mục tiêu đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền đất nước
Thế hệ thanh niên Tuyên Quang ngày nay được sống, lao động, học tập
trong môi trường hoà bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến
và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của
kinh tế - xã hội và đời sống vật chất; được gia đình và xã hội dành cho nhiều
cơ hội học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên
đi trước. Những lợi thế đó là tiền đề, là hành trang giúp thanh niên Tuyên
Quang vững bước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói
chung, đổi mới và phát triển kinh tế trong tỉnh nói riêng.
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trên quê hương
Thủ đô Khu giải phóng – Thủ đô kháng chiến, lớp thanh niên Tuyên Quang
18


ngày nay vẫn đang nỗ lực cống hiến sức trẻ của mình xây dựng quê hương

ngày càng văn minh và giàu đẹp. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu
khó có thanh niên” đông đảo đoàn viên, thanh niên Tuyên Quang luôn sẵn
sang đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì và khẳng định vai trò xung kích, tình
nguyện, sáng tạo vì cuộc sống của cộng đồng. Do đó, đã huy động tối đa sức
trẻ của lực lượng tình nguyện, tạo không khí thi đua sôi nổi của tuổi trẻ
Thanh niên Tuyên Quang góp phần phát triển kinh tế xã hội bằng
những chương trình, những hành động việc làm cụ thể và thực tiễn. Điểm
sáng nhất trong năm qua là vai trò thanh niên Tuyên Quang trong việc tham
gia góp sức xây dựng chương trình “Nông thôn mới” của chính phủ. Với
phương châm “Mỗi thanh niên là một phần việc, mỗi cơ sở đoàn là một công
trình xây dựng nông thôn mới” đã cho thấy vai trò to lớn của thanh niên trong
việc thực hiện triển khai chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020. Thông qua các mô hình, hình thức hoạt động của mình,
Đoàn thanh niên đã cùng các cấp, nghành hỗ trợ thanh niên nông thôn kiến
thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn vay để phát triển sản
xuất, kinh doanh, đào tạo nghề. Chính điều này đã góp phần hình thành lớp
thanh niên nông thôn có kiến thức, tay nghề, sống lành mạnh, có khát khao
làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương, từng bước hạn chế tình trạng
thanh niên nông thôn đổ ra thành thị tìm việc làm. Những hoạt động cụ thể đó
vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát
huy thế mạnh, làm giàu cho quê hương. Tiêu biểu như: mô hình sản xuất củi
từ mùn cưa và các phế phẩm từ ngành nông - lâm nghiệp của hội viên Trần
Mạnh Thịnh, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn với tổng trị giá 120 triệu đồng,
hàng năm giải quyết việc làm cho 7 lao động với mức lương từ 2.000.000đ
đến 2.500.000đ/người/tháng; mô hình chăn nuôi tổng hợp kết hợp trồng rừng
của hội viên Trần Trung Dũng, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương với thu nhập
19


hàng năm từ 700 triệu đồng trở lên, hàng năm tạo việc làm cho 6 đến 8 lao

động với mức lương từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ.... và còn rất nhiều các
mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi khác nữa không những tạo thu nhập cho
bản thân, mà còn tạo việc làm và thu nhập cho nhiều thanh niên khác. Dấu
hiệu tích cực và phấn khởi đó là đã có một số gương thanh niên tiêu biểu
thuộc các cơ sở Đoàn, Hội trong tỉnh được Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh
niên tỉnh tuyên dương gương thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi và được
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vinh danh trao tặng
giải thưởng Lương Định Của.
Tuổi trẻ Tuyên Quang cũng đã có mặt khắp nơi thực hiện những công
việc thiết thực. Trong năm 2013, làm nhà mới cho gần 300 hộ nghèo và gia
đình chính sách, nhà văn hoá thôn bản đảm nhận làm mới 28,6 km đường bê
tông nông thôn, phát dọn gần 276 km đường giao thông nông thôn, nạo vét
450 km kênh mương nội đồng. Huy động mọi đoàn viên thanh niên tham gia
hoạt động “ Ngày thứ 7 tình nguyện” vệ sinh môi trường, đào hố rác, xây
dựng các thùng rác, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng, trồng
cây xanh. Ngoài ra, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân
tộc, thanh niên ở Tuyên Quang còn tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt
động từ thiện, thể hiện đạo lý: “Thương người như thể thương thân”, tinh
thần tương thân, tương ái, của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện tinh thần đoàn
kết cộng đồng sâu sắc. Trên khắp quê hương Tuyên Quang, các phong trào
lớn như: “Uống nước nhớ nguồn”; “Đền ơn đáp nghĩa”, chương trình “áo lụa
tặng bà”, “Phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng” đang được đẩy mạnh và
đưa lại nhiều kết quả tích cực về mặt đạo đức xã hội.
Tuổi trẻ Tuyên Quang còn tích cực tham gia vào chương trình phổ cập
giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi bằng những việc làm thiết thực như: Ủng
hộ, giúp đỡ, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi; tổ
20



×