Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

LÊ QUANG THIỀU

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Nguời hƣóng dẫn:PGS.TS Nguyễn Thuý Vân
Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

LÊ QUANG THIỀU

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 60.31.02.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Bảo


uời hƣóng dẫn:PGS.TS Nguyễn Thuý Vân
Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

4

DANH MỤC CÁC BẢNG

5

DANH MỤC CÁC HÌNH

6

MỞ ĐẦU

7

Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM- TRUNG QUỐC


15

1.1. Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế

15

1.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh

15

1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

16

1.1.3. Lý thuyết nguồn lực

16

1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại Việt – Trung

18

1.2.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI

18

1.2.2. Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên

19


1.2.3. Nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc phát triển ổn định

21

1.2.4. Tác động từ việc gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc

23

1.2.5. Lợi ích từ quan hệ thƣơng mại Việt - Trung

25

1.3. Các chính sách thúc đẩy quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt –
Trung

27

1.3.1. Chính sách phát triển thƣơng mại của Việt Nam đối với Trung Quốc

27

1.3.2. Chính sách phát triển thƣơng mại của Trung Quốc đối với Việt Nam

29

1.3.3. Hiệp định thƣơng mại ký kết giữa hai nƣớc

31

* Tiểu kết Chƣơng 1


34

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM –
TRUNG QUỐC 10 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

35

2.1. Đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt –Trung (2000- 2010)

35

2.1.1. Thƣơng mại song phƣơng phát triển nhanh

35

1


2.1.2. Vai trò của thƣơng mại biên giới ngày càng quan trọng

39

2.1.3. Thâm hụt thƣơng mại kéo dài và ngày càng nghiêm trọng

41

2.1.4. Cơ cấu hàng hóa trao đổi chậm đƣợc cải thiện


45

2.2. Một số nhận xét đánh giá chung

49

2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc

49

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

50

2.3. Tác động của quan hệ thƣơng mại Việt – Trung tới nền kinh tế
Việt Nam

58

2.3.1. Tác động tích cực

58

2.3.1.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người
dân các tỉnh biên giới phía Bắc

58

2.3.1.2. Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế trong nước


59

2.3.2. Tác động tiêu cực

61

2.3.2.1. Nạn buôn lậu khó kiểm soát dẫn tới tiêu cực và tệ nạn xã hội

61

2.3.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hưởng tới môi trường sinh thái

62

* Tiểu kết Chƣơng 2

66

Chƣơng 3. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM-TRUNG QUỐC ĐẾN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

69

3.1. Xu hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt - Trung

69

3.1.1. Cơ hội và thách thức


69

3.1.1.1. Hòa bình và phát triển là xu thế chung của thời đại song vẫn còn
xung đột khu vực

69

3.1.1.2. Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế

71

3.1.1.3. Cơ hội và thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc

72

3.1.2. Dự báo xu hƣớng phát triển

76

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt – Trung

79

3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ

79

3.2.1.1. Từng bước giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông

79


3.2.1.2. Tăng cường các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ thương mại

80

3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp

85

2


3.2.2.1. Tăng cường nghiên cứu nắm bắt thị trường của nước bạn

85

3.2.2.2. Nâng cao trình độ quản lý, chất lượng, thương hiệu sản phẩm và
an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu

87

3.2.2.3. Phát triển thương mại điện tử, xây dựng các kênh kết nối trung
gian

88

* Tiểu kết Chƣơng 3

89


KẾT LUẬN

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA/CAFTA

: ASEAN- China Free Trade Area
Khu mâu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CHND

: Cộng hoà nhân dân


CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNTB

: Chủ nghĩa tƣ bản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

ĐCS

: Đảng Cộng sản

GDP

: Gross Damestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

GMS

: Greater Mekong Subregion
Hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công

EU

: European Union
Liên minh châu Âu


FDI

: Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

FTA

: Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do

NDT

: Nhân dân tệ

TBCN

: Tƣ bản chủ nghĩa

TNCs

: Transational Corporations
Các công ty xuyên quốc gia

TPP

: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng

TW


: Trung ƣơng

USD

: Đô la Mỹ

WTO

: World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

Tình hình thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung giai
đoạn 2000- 2012

Bảng 2.2.

36

Một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang

Trung Quốc từ năm 2001- 2008

Bảng 2.3.

Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung
Quốc từ năm 2001- 2008

Bảng 2.4.

38

Tình hình thƣơng mại biên giới giữa các tỉnh biên giới
phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc

Bảng 2.5.

37

40

Cán cân thƣơng mại giữa Trung Quốc với các nƣớc
ASEAN giai đoạn 2000- 2009

5

55


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1.

Tỉ trọng của thƣơng mại Việt- Trung trong tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của hai nƣớc

Hình 2.2.

Xu thế gia tăng nhập siêu của Việt Nam từ Trung
Quốc

Hình 2.3.

44

Thâm hụt cán cân thƣơng mại của Việt Nam so với
Trung Quốc

Hình 2.4.

45

Nhóm 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Trung Quốc năm 2010

Hình 2.5.

42

46


Nhóm 15 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
từ Trung Quốc năm 2010

6

48


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bƣớc sang thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hóa kinh tế có những thay đổi sâu
sắc (sự chuyển dịch hàng hóa, vốn, lao động, công nghệ…gia tăng trong khi các
luật chơi quốc tế ngày càng chặt chẽ; gia tăng cạnh tranh toàn cầu trên mọi lĩnh vực;
các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị sản xuất
và kinh doanh toàn cầu; tình trạng biến đổi khí hậu tác động đến môi trƣờng mạnh
mẽ) buộc các nƣớc phải có những thay đổi chính sách phù hợp trong quan hệ kinh
tế với các nƣớc khác.
Sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Trung Quốc nổi lên
nhƣ một cƣờng quốc kinh tế có sức hấp dẫn toàn cầu. Sự nổi lên của Trung Quốc,
một mặt, thách thức cạnh tranh đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, mặt khác,
tạo cơ hội cho hàng hóa các nƣớc có thể thâm nhập vào thị trƣờng lớn nhất thế giới
này. Điều đó sẽ tác động tới các nƣớc, buộc các quốc gia phải có những điều chỉnh
chính sách thích hợp trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng gần gũi. Quan hệ kinh tế
thƣơng mại giữa hai nƣớc đã có lịch sử lâu đời. Trƣớc đây, hiện nay và trong tƣơng
lai Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác chiến lƣợc quan trọng đối với Việt
Nam. Do vậy việc nhận diện đƣợc tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác kinh tế
thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thập niên đầu của thế kỷ XXI có ý
nghĩa to lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thông qua hợp tác thƣơng
mại với Trung Quốc, Việt Nam có thể xây dựng một chiến lƣợc hợp tác kinh tế lâu

dài và có khả năng thích ứng nhanh với sự nổi lên của Trung Quốc.
Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài ―Quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI‖ làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn
đề xuất một số gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng chiến lƣợc và lộ trình hợp
tác thƣơng mại Việt- Trung, một mặt nhằm khai thác tối đa lợi ích trong mối quan
hệ này, mặt khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và hội nhập của kinh tế Việt Nam
vào kinh tế quốc tế và khu vực bởi mối quan hệ này nằm trong liên kết kinh tế khu
vực và thế giới.

7


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, đặc biệt quan hệ thƣơng mại luôn là đề tài
hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu ở trong nƣớc. Bởi lẽ mối quan hệ này có ý nghĩa
hết sức quan trọng đến sự phát triển chung của hai nƣớc và của khu vực. Những
nghiên cứu mà tác giả tiếp cận đƣợc chia làm bốn khía cạnh.
Thứ nhất, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung những năm cuối
thế kỷ XX. Bàn về quan hệ thƣơng mại trong 10 năm cuối thế kỷ XX, cuốn Quan hệ
kinh tế- văn hóa Việt Nam- Trung Quốc hiện trạng và triển vọng Nxb. Khoa học xã
hội, xuất bản 2001 nhân kỉ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam- Trung Quốc đã đi sâu phân tích tƣơng đối toàn diện mối quan hệ giữa hai
nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- văn hóa xã hội. Trong đó, quan hệ kinh
tế thƣơng mại đƣợc coi trọng.
Cũng bàn về tình hình thƣơng mại Việt- Trung từ cuối những năm 90 của thế
kỷ XX, hai tác giả Lê Tuấn Thanh và Hà Thị Hồng Vân (2008) đã phân tích mối
quan hệ hợp tác này trong bài Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ khi
bình thường hóa quan hệ đến nay. Trong đó đề cập tới các giai đoạn phát triển của
quá trình hợp tác, về hình thức hợp tác…

Thứ hai, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong liên kết kinh tế
khu vực và thế giới. Bàn về vấn đề này, tác giả Lê Tuấn Thanh trong bài Tác động
của Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc tới quan hệ Việt- Trung (2007), đề
cập tới mối quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung trong quan hệ kinh tế khu vực,
đó là việc thành lập Khu mâu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA). Theo tác
giả Lê Tuấn Thanh, việc ra đời ACFTA mà trong đó Việt Nam và Trung Quốc là
những thành viên tích cực có ý nghĩa thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa hai nƣớc, tạo
điều kiện cơ sở hạ tầng vùng biên giới hai bên phát triển, cải thiện đời sống của cƣ
dân miền Tây, miền Trung Trung Quốc và các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
sẽ đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ giữa hai nƣớc. Cũng bàn về vấn đề này còn
có bài viết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc những tác động tới thương
mại Việt Nam và đối sách của Doãn Công Khánh(2010). Trong đó, tác giả đƣa ra
những lƣu ý khi đặt vấn đề hợp tác thƣơng mại với Trung Quốc, đồng thời gợi mở

8


những kiến nghị đối sách cho Việt Nam- với tƣ cách là một thành viên của ASEAN
trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc
Trong bài viết Hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế mới hiện nay của Trung Quốc (2005), tác giả
Nguyễn Văn Tuấn lại đề cập sâu tới khía cạnh so sánh lợi thế tiềm năng hai nƣớc,
trong đó đặt mối quan hệ kinh tế Việt- Trung trong mối quan hệ hợp tác kinh tế của
Việt Nam và thế giới. Từ đó đƣa ra nhận định về triển vọng hợp tác này.
Thứ ba, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong bối cảnh mới.
Tác giả Doãn Công Khánh trong bài Phát triển quan hệ thương mại Việt NamTrung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thế kỷ XXI
(2010) cho rằng, có thể phát triển mối quan hệ này thành kiểu mẫu về quan hệ hữu
nghị hợp tác thời kỳ mới. Bởi lẽ, quan hệ hợp tác kinh tế hai nƣớc đã có bƣớc phát
triển nhanh và ổn định từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX trên các mặt nhƣ quy
mô và tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, cơ cấu hàng hóa xuất

khẩu, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, cán cân thƣơng mại hai nƣớc…Để rộng đƣờng
phát triển hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt- Trung, tác giả cũng đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết và những định hƣớng lớn của Việt Nam. Đó là vấn đề chúng ta phải
cải cách, phải tìm cách thâm nhập vào hệ thống kinh doanh toàn cầu, phải biết tận
dụng mọi lợi thế về địa kinh tế và địa chính trị của mình mới có thể cạnh tranh với
Trung Quốc. Cần có sự tính toán tổng thể để có sự phối hợp hành động, phát triển
quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Sự phát triển đó phải trên cơ sở đảm bảo an ninh
quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thƣơng mại, bảo vệ
môi trƣờng….
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, triển vọng quan hệ thƣơng
mại Việt- Trung đƣợc tác giả Nguyễn Đình Liêm (2011) phân tích sâu trong Triển
vọng quan hệ Trung- Việt trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh tới các nhân tố tác động tới quan hệ Việt- Trung, đặc biệt vấn đề biển
Đông có tác động không nhỏ tới mối quan hệ hai nƣớc trong thời gian gần đây, từ
đó đƣa ra ba kịch bản cho mối quan hệ Việt- Trung. Trong ba kịch bản đó, theo tác
giả khả năng vừa hợp tác vừa kiềm chế là xu thế chủ yếu của quan hệ Việt- Trung
10 năm tới. Đây đƣợc coi là kim chỉ nam cho định hƣớng mọi mối quan hệ giữa hai

9


nƣớc, trong đó có quan hệ thƣơng mại.
Thứ tư, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung từ góc độ hợp tác
thương mại địa phương. Từ khi hai nƣớc xây dựng ý tƣởng ―hai hành lang một
vành đai kinh tế‖ nằm trong chiến lƣợc ―một trục hai cánh‖ của Trung Quốc, quan
hệ thƣơng mại giữa các địa phƣơng hai nƣớc đƣợc xúc tiến mạnh mẽ. Vấn đề này

đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết phân tích về
những thuận lợi và khó khăn trong việc hợp tác giữa các vùng miền của hai
nƣớc trong tuyến hai hành lang. Đó là Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Viện Khoa

học xã hội Việt Nam (2006) với Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn MinhLào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Vai trò của tỉnh Lào Cai; Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) với Phát triển hai hành lang
một vành đai kinh tế Việt- Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN- Trung Quốc (Kỷ
yếu hội thảo); Đoàn Văn Chỉnh (2010) với Quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh (Việt
Nam) với Trung Quốc; Nguyễn Quốc Trƣờng (2014), Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ
mở rộng: Chặng đường đã qua, thuận lợi mới, khó khăn mới.
Nhìn chung, các nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại Việt- Trung khá bao quát
và toàn diện, nhƣng chƣa đề cập sâu tới những nhân tố tác động tới mối quan hệ này,
chƣa đƣa ra những phân tích so sánh về cán cân thƣơng mại, cũng nhƣ chƣa đánh
giá triển vọng thƣơng mại hai nƣớc để có giải pháp kịp thời thúc đẩy phát triển mối
quan hệ này. Đó là những vấn đề sẽ đƣợc luận văn từng bƣớc giải quyết.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quan hệ thƣơng mại Việt- Trung cũng đƣợc coi là một vấn đề hấp dẫn nhiều
học giả Trung Quốc. Tuy số lƣợng các bài viết về vấn đề này chƣa thực sự lớn
nhƣng đã phản ánh khá chân thật về tình hình thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc.
Có thể chia làm ba hƣớng nghiên cứu nhƣ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đặc trưng thương mại Việt- Trung. Đi sâu phân tích
những đặc trƣng của thƣơng mại Việt- Trung để có cái nhìn khách quan thúc đẩy
giảm siêu, tiến tới cân bằng mâu dịch song phƣơng, đó là quan điểm của học giả
Phan Kim Nga- Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác- Viện KHXH Trung Quốc trong
bài viết Đặc trưng của thương mại Trung- Việt và phân tích nguyên nhân của nó
(2010). Trong đó tác giả nhấn mạnh vị trí thƣơng mại hai nƣớc, đặc biệt tỷ trọng

10


trong ngoại thƣơng của Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Song cán cân
thƣơng mại hai nƣớc mất cân bằng nghiêm trọng, trong đó nhập siêu của Việt Nam
có xu thế tăng, thƣơng mại tăng trƣởng không ổn định.
Thứ hai, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong bối cảnh

phát triển “hai hành lang, một vành đai” kinh tế và khu mậu dịch tự do ASEANTrung Quốc (ACFTA). Bàn về vấn đề phát triển ―hai hành lang, một vành đai‖ kinh
tế, nhiều học giả Trung Quốc cũng hết sức quan tâm. Tiêu biểu là những bài viết:
Nghiên cứu hợp tác đầu tư giữa Đông Hưng- Quảng Tây- Trung Quốc với Móng
Cái- Quảng Ninh- Việt Nam (Nông Lập Phu); Nghiên cứu hợp tác khu kinh tế Vịnh
Bắc Bộ Quảng Tây (Trung Quốc) và hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội- Hải
Phòng- Quảng Ninh (Việt Nam) (Lƣu Kiến Văn); Xây dựng ―một trục hai cánh‖
cục diện mới hợp tác khu vực Trung Quốc- ASEAN (Cổ Tiểu Tùng). Bên cạnh đó,
học giả ngƣời Nhật Daisuke Hosokawa thuộc trƣờng Đại học Kinh tế Osaka cũng
đặt vấn đề Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng: Quan điểm của Việt Nam và
những thách thức đối với Trung Quốc (2009).
Sau khi ACFTA thành lập và đi vào hoạt động, quan hệ thƣơng mại ViệtTrung có cơ sở để phát triển mạnh mẽ, trong đó vấn đề đầu tƣ của Trung Quốc vào
Việt Nam và quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc với Việt Nam đƣợc nhiều học
giả quan tâm. Đó là Phạm Tân Hoa (2010) với Phân tích hiện trạng đầu tư trực tiếp
của Trung Quốc vào ASEAN trong khuôn khổ ACFTA; Trƣơng Lạc Đan với Phân
tích hiệu ứng thương mại Trung- Việt trong bối cảnh ACFTA và Mã Tiến (2011) với
Nghiên cứu đối sách quan hệ kinh tế thương mại giữa Quảng Tây- Trung Quốc và
Việt Nam sau khi ACFTA thành lập.
Thứ ba, nghiên cứu vấn đề chênh lệch trong cán cân thương mại ViệtTrung. Chênh lệch trong cán cân thƣơng mại đƣợc coi là trở ngại lớn trong thúc đẩy
thƣơng mại hai nƣớc. Chu Kiến Quân (2012) trong Phân tích nguyên nhân nhập
siêu thương mại của Việt Nam và đối sách và Chu Tăng Lƣợng (2009) trong Vấn đề
nhập siêu thương mại trong quan hệ kinh tế thương mại Trung- Việt đã phân tích
những nguyên nhân khiến Việt Nam nhập siêu ngày càng lớn, tình trạng thâm hụt
trong cán cân thƣơng mại ngày một trầm trọng về phía Việt Nam, từ đó đƣa ra kiến
nghị đối sách cho hai nƣớc nhằm cân đối cán cân thƣơng mại, từ đó thúc đẩy phát

11


triển quan hệ thƣơng mại hai nƣớc.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đều có nhiều cứ liệu, luận

điểm phong phú về quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung. Đó là những công
trình nghiên cứu vô cùng công phu, quý giá mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa, là
cơ sở để hệ thống hóa quá trình phát triển quan hệ hợp tác thƣơng mại hai nƣớc
những năm cuối thế kỷ XX và 10 năm đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở kế thừa những
kết quả nghiên cứu kể trên của các công trình đi trƣớc, tác giả từng bƣớc bổ sung và
làm rõ thêm những vấn đề nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại Việt- Trung, đó là
phân tích sâu về những nhân tố hiện tại và tƣơng lai tác động tới quan hệ thƣơng
mại Việt- Trung; ảnh hƣởng của quan hệ thƣơng mại Việt- Trung tới nền kinh tế và
đời sống xã hội của Việt Nam; đƣa ra các nhóm giải pháp từ phía Chính phủ và
doanh nghiệp nhằm từng bƣớc thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung
và quan hệ hữu nghị hợp tác trên mọi phƣơng diện giữa Việt Nam và Trung Quốc
nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt
Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa giữa
Việt Nam và Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI.
- Phạm vi giới hạn quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đại lục,
không bao gồm khu vực Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Nhận diện đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt- Trung trong
10 năm đầu thế kỷ XXI, dự báo triển vọng của mối quan hệ thƣơng mại này và gợi
mở một số chính sách cho Việt Nam.
Các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề về lý luận thƣơng mại quốc tế dẫn đƣờng cho thực
tiễn phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung.


12


- Nhận diện và phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thƣơng
mại Việt- Trung.
- Đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác thƣơng mại Việt- Trung trong 10 năm
đầu thế kỷ XXI cũng nhƣ đánh giá tác động của mối quan hệ thƣơng mại này đến
nền kinh tế Việt Nam.
- Đánh giá triển vọng quan hệ thƣơng mại Việt- Trung đến năm 2020 và đề
xuất các giải pháp giúp Việt Nam phát triển mối quan hệ thƣơng mại này.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Từ cách tiếp cận đa ngành (kinh tế, chính trị) để đánh giá một cách khoa học
và khách quan quan hệ thƣơng mại Việt- Trung.
- Trên cơ sở phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung để đánh giá đúng thực
trạng và tìm ra những đặc điểm trong hợp tác hai nƣớc hiện nay và triển vọng của
nó trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
- Quan hệ hợp tác thƣơng mại hai nƣớc đƣợc đặt trong bối cảnh điều chỉnh
chính sách phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế của Trung Quốc và Việt
Nam (nhƣ chính sách mở cửa biên giới, đại khai phát miền Tây, chiến lƣợc đối tác
với các nƣớc láng giềng của Việt Nam và Trung Quốc....).
- Đứng từ góc độ Việt Nam, nghiên cứu quan hệ thƣơng mại hai nƣớc gắn với
yêu cầu hội nhập và tăng trƣởng của Việt Nam cũng nhƣ vấn đề tái cơ cấu nền kinh
tế trong nƣớc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn áp dụng một số phƣơng pháp cụ thể là:
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, định lƣợng, định tính để đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu của quan hệ kinh tế thƣơng mại hai nƣớc.
- Thống kê số liệu về kinh tế, thƣơng mại của Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu
trong khoảng thời gian 10 năm đầu thế kỷ XXI.

- Phƣơng pháp chuyên gia để chia sẻ ý kiến, nhận định về quan hệ kinh tế
thƣơng mại hai nƣớc.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm ba chƣơng:

13


Chƣơng 1: Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế và những nhân tố ảnh hƣởng
đến quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc
Chƣơng 2: Đặc điểm quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc 10 năm đầu
thế kỷ XXI và tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam
Chƣơng 3: Xu hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc
đến năm 2020 và một số giải pháp gợi mở cho Việt Nam

14


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
1.1. Lý luận chung về thƣơng mại quốc tế
1.1.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh
Adam Smith- nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng ngƣời Scotland- trong nhiều
tác phẩm của mình, đặc biệt là cuốn sách ―Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc
giàu có của các quốc gia‖ - đã đề cao vai trò của thƣơng mại, đặc biệt là ngoại
thƣơng đã có tác dụng thúc đẩy nhanh sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế của các
nƣớc. Song, khác với sự phiến diện của trọng thƣơng là tuyệt đối hoá quá mức vai
trò ngoại thƣơng, ngoại thƣơng có vai trò rất to lớn nhƣng không phải nguồn gốc

duy nhất của sự giàu có. Sự giàu có không phải do ngoại thƣơng mà là do công
nghiệp, tức là do hoạt động sản xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lƣu thông.
Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trƣởng là do sự tự do trao
đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành sản
xuất có lợi thế tuyệt đối, nghĩa là phải biết dựa vào những ngành sản xuất có thể sản
xuất ra những sản phẩm có chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác, nhƣng lại
thu đƣợc lƣợng sản phẩm nhiều nhất, sau đó đem cân đối với mức cầu ở mức giá
lớn hơn giá cân bằng [82]. Chính sự chênh lệch giá nhờ mức cầu tăng lên ở quốc gia
khác làm cho nền kinh tế tăng trƣởng. Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản của
lý thuyết lợi thế tuyệt đối trong thƣơng mại quốc tế. Một nƣớc đƣợc coi là có lợi thế
tuyệt đối so với một nƣớc khác trong việc chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá A khi
cùng một nguồn lực có thể sản xuất đƣợc nhiều sản phẩm A hơn là nƣớc thứ hai.
Nhƣng một nƣớc không có lợi thế nào vẫn có thể tích cực tham gia vào quá
trình hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động
thƣơng mại quốc tế. Đó là lý giải của nhà kinh tế học cổ điển ngƣời Anh David
Ricardo khi đƣa ra lý thuyết lợi thế so sánh trong tác phẩm nổi tiếng của mình
―Những nguyên lý của kinh tế chính trị‖, nhằm giải thích tổng quát chính xác hơn
về cơ chế xuất hiện lợi ích trong thƣơng mại quốc tế vào năm 1817 [93]. Trong đó,
ông giải thích rằng, mọi nƣớc đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc

15


tế, bởi vì phát triển ngoại thƣơng cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một
nƣớc. Nguyên nhân chính là do chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm nhất
định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nƣớc khác thông qua con đƣờng
thƣơng mại quốc tế. Những nƣớc có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nƣớc
khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với các nƣớc khác, vẫn có thể và có lợi
khi tham gia vào phân công lao động và quốc tế, vì mỗi nƣớc đều có những lợi thế
so sánh nhất định về một số mặt hàng và một số kém lợi thế so sánh nhất định về

một số mặt hàng khác.
Vậy có thể kết luận rằng, một trong những điểm cốt yếu nhất của lý thuyết
lợi thế so sánh là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất và thƣơng mại quốc tế
phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế so sánh là
điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thƣơng mại quốc tế.
1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Văm 1990, giáo sƣ Michael Porter của Trƣờng Kinh doanh Harvard đã xuất
bản những kết quả nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu tại sao một số nƣớc lại
thành công còn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế, hay nói cách khác,
đó là cơ sở để hình thành lý thuyết cạnh tranh trong thƣơng mại. Porter và các cộng
sự đã nghiên cứu tổng cộng 100 ngành tại 10 quốc gia khác nhau. Nhiệm vụ cốt yếu
là giải thích đƣợc tại sao một quốc gia đạt đƣợc sự thành công quốc tế trong một
ngành cụ thể. Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia
hình thành nên môi trƣờng cạnh tranh cho các công ty tại nƣớc đó, và những thuộc
tính này thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó. Những
thuộc tính đó là điều kiện về các yếu tố sản xuất, các điều kiện về cầu, các ngành hỗ
trợ và liên quan, chiến lƣợc, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành [4, tr. 100104]. Porter đề cập về bốn thuộc tính này nhƣ là bốn yếu tố cấu tạo nên mô hình
kim cƣơng, đó là một hệ thống tƣơng tác và củng cố lẫn nhau. Tác động của một
thuộc tính sẽ phụ thuộc vào tình trạng của các thuộc tính khác.
1.1.3. Lý thuyết nguồn lực
Chúng ta đã thấy rằng lợi thế so sánh là nguồn gốc những lợi ích của thƣơng
mại quốc tế, nhƣng lợi thế so sánh do đâu mà có, vì sao các nƣớc khác nhau lại có
chi phí cơ hội khác nhau.... Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã không

16


giải thích đƣợc những vấn đề trên đây. Để khắc phục những hạn chế này, hai nhà
kinh tế học Thuỵ Điển, Eli Hecksher và B.Ohlin trong tác phẩm ―Thƣơng mại liên
khu vực và quốc tế‖ xuất bản 1933, đã phát triển lợi thế so sánh của David Ricardo

thêm một bƣớc bằng việc đƣa ra mô hình H-O để trình bày lý thuyết ƣu đãi về
nguồn lực sản xuất vốn có. Cơ sở lý luận khoa học của lý thuyết H-O vẫn chính là
dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, nhƣng ở trình độ phát triển cao
hơn là đã xác định đƣợc nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ƣu đãi về các yếu
tố sản xuất mà kinh tế học phát triển đƣơng đại vẫn gọi là nguồn lực sản xuất [93].
Và do vậy, lý thuyết H-O còn đƣợc coi là lý thuyết lợi thế so sánh về các nguồn
lực sản xuất vốn có, hoặc gọi là lý thuyết nguồn lực sản xuất vốn có. Đó cũng chính
là lý thuyết hiện đại về thƣơng mại quốc tế.
Quy luật này đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thƣơng mại
quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển,
đặc biệt đối với nƣớc kém phát triển, vì nó chỉ ra rằng đối với các nƣớc này, đa số là
những nƣớc đông dân, nhiều lao động, nhƣng nghèo vốn do đó trong giai đoạn đầu
của quá trình công nghiệp hoá đất nƣớc, cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử
dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn. Sự lựa chọn
các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất
vốn có nhƣ vậy sẽ là điều kiện cần thiết để các nƣớc kém và đang phát triển có thể
nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế, và trên cơ sở
lợi ích thƣơng mại thu đƣợc sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở
những nƣớc này.
Nghiên cứu những lý thuyết chung về thƣơng mại quốc tế để thấy việc hình
thành bất kỳ mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng hay đa phƣơng giữa các quốc
gia, các khu vực trên thế giới đều ít nhiều phải dựa trên những lý thuyết này, coi
những lý thuyết này là cơ sở để thực hiện quan hệ thƣơng mại. Quan hệ thƣơng mại
Việt- Trung cũng không là ngoại lệ, nó đƣợc xây dựng và phát triển dựa trên những
lý thuyết về lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối, lợi thế cạnh tranh, ....

17


1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại Việt – Trung

1.2.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI
Những năm đầu thế kỷ XXI, xu hƣớng liên kết kinh tế toàn cầu và chủ nghĩa
khu vực ngày càng trở nên mạnh mẽ. Tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
đƣợc tăng cƣờng, biểu hiện rõ nhất ở xu thế ngày càng tăng của tự do hóa thƣơng
mại. Những lợi ích của tự do hóa thƣơng mại đã đƣợc chứng minh qua nửa thế kỷ
tồn tại của WTO, qua sự thành công của các nền kinh tế mới nổi (NIEs), các nƣớc
ASEAN, NAFTA. Các cuộc đàm phán thƣơng mại khu vực và toàn cầu diễn ra ở
nhiều cấp độ song phƣơng, đa phƣơng có tác dụng thực hiện tự do thƣơng mại, xúc
tiến đầu tƣ, hợp tác chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất thủ tục hải quan...
Bên cạnh đó, sự gia tăng liên kết kinh tế thế giới, sự lƣu chuyển tự do các nguồn
vốn khiến nền tài chính đang đƣợc quốc tế hóa, sự vận dụng và phát triển của
thƣơng mại điện tử đang làm cho khái niệm về không gian và địa điểm của thị
trƣờng mất dần ý nghĩa, làm cho nền kinh tế các nƣớc không chỉ liên hệ, giao lƣu
mà còn đan xen, dung hợp lẫn nhau, hình thành một nền kinh tế toàn cầu. Đến đầu
thế kỷ mới, trên thế giới đã có hơn 200 thỏa thuận hợp tác khu vực và tiểu khu vực
với mục tiêu tự do hóa thƣơng mại, cho thấy tự do hóa là xu thế tất yếu và không
thể đảo ngƣợc. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia đang phát triển trong khu
vực châu Á với đầy đủ nội lực phát triển không thể đứng ngoài trào lƣu phát triển
chung của thế giới là liên kết khu vực và toàn cầu hóa. Đây đƣợc coi là điều kiện thuận
lợi để thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung.
Hòa chung với xu thế toàn cầu hóa, tính nhất thể hóa kinh tế khu vực đƣợc
tăng cƣờng trong thế kỷ mới. Năm 2001, Thủ tƣớng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã
đề ra ý tƣởng thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và ngày 4-112002 tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 6, hai bên đã chính
thức ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, trong đó đề cập tới việc
thành lập ACFTA vào năm 2010. Việc thành lập ACFTA sẽ tạo điều kiện cho cả hai
thực thể phát triển và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác
và phát triển kinh tế, mở rộng không gian thƣơng mại và đầu tƣ. Thông qua hợp tác

18



toàn diện về kinh tế, các bên sẽ điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho phù hợp, từ đó
nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trƣờng quốc tế, có lợi cho việc phát triển
kinh tế trong khu vực. Từ tháng 1-2010, Trung Quốc thực hiện dỡ bỏ thuế quan trên
90% các mặt hàng nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN (ngoại trừ một số mặt hàng nhạy
cảm) [173]. Đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng hàng hóa xuất khẩu, tăng cƣờng
tận dụng những lợi ích do ACFTA đem lại, để nâng cao vị thế của Việt Nam trong
khu vực và trên thế giới. Có thể thấy, năm 2015 sẽ là cơ hội cho hàng xuất khẩu của
Việt Nam phát triển vào thị trƣờng Trung Quốc khi hàng rào thuế quan từng bƣớc bị
phá bỏ, hơn nữa vẫn đảm bảo đƣợc sự bảo hộ nhất định của thị trƣờng trong nƣớc.
Bên cạnh đó, việc nhất thể hóa kinh tế khu vực còn đƣợc tăng cƣờng từ việc
hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công (GMS). Các cuộc hội nghị của các
nƣớc vùng sông Mê Công nhiều lần diễn ra nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế
ASEAN, tạo mặt bằng để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các
nƣớc ASEAN. Việc tăng cƣờng hợp tác các quốc gia và các doanh nghiệp trong khu
vực GMS đã tạo mặt bằng đối thoại, xây dựng cầu nối hợp tác thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế và phồn vinh trong khu vực. Ngoài ra, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn ký
kết thành công Hiệp nghị khung về hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Việt- Trung. Vì
thế, thông qua GMS, mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung ngày càng phát triển.
1.2.2. Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á- một trong những khu vực năng động
nhất thế giới về hoạt động thƣơng mại, với vị trí chiến lƣợc cửa ngõ giao thoa giữa
Trung Quốc và Đông Nam Á. Trung Quốc là nƣớc láng giềng có đƣờng biên giới
chung với Việt Nam dài hơn 1430 km, với 2 tỉnh (khu tự trị) là Quảng Tây và Vân
Nam tiếp giáp với 7 tỉnh biên giới của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Tuyến biên giới này đƣợc coi là
cầu nối thƣơng mại trao đổi hàng hóa giữa hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng có mối quan hệ truyền thống
lâu đời về chính trị -ngoại giao, kinh tế -thƣơng mại và giao lƣu văn hóa. Cùng với
những thăng trầm của lịch sử hai nƣớc, mối quan hệ thƣơng mại hai nƣớc cũng có

lúc thịnh lúc suy nhƣng chƣa bao giờ chấm dứt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, mối giao thƣơng hai nƣớc

19


càng có cơ hội phát triển. Hơn nữa, là quốc gia Đông Nam Á có tiềm lực phát triển
lớn, tốc độ phát triển của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc trong khu vực châu Á
và đang trở thành điểm sáng về tăng trƣởng kinh tế ở Đông Nam Á. Do đó, với vị
thế địa lý và tiềm lực phát triển, Việt Nam đƣợc coi là cầu nối trong việc thiết lập
Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN. Trong việc thúc đẩy thƣơng mại giữa
Trung Quốc nói riêng và với các nƣớc ASEAN nói chung, Việt Nam có thể tận
dụng trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nguồn vốn đầu tƣ của các nƣớc phát triển
trong khu vực, sử dụng tuyến giao thông biên giới hai nƣớc để vận chuyển hàng hóa,
hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh hàng hóa, khai thác triệt để hai thị
trƣờng nhằm phục vụ cho sự phát triển của đất nƣớc. Việc Trung Quốc và ASEAN
chính thức xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN càng có lợi cho
hàng hóa Trung Quốc thâm nhập vào thị trƣờng ASEAN, đem lại cơ hội tốt cho
doanh nghiệp Trung Quốc, tạo điều kiện có lợi để thúc đẩy hợp tác thƣơng mại
Việt- Trung.
Tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) là hai
địa phƣơng có tuyến biên giới với Việt Nam, đƣợc coi là cửa khẩu thƣơng mại giữa
hai nƣớc Việt Nam – Trung Quốc, cũng là cửa ngõ để Trung Quốc và ASEAN giao
lƣu thông qua Việt Nam. Từ năm 2000, tỉnh Vân Nam và một số tỉnh miền Tây
Trung Quốc đã sử dụng tuyến đƣờng sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
để vận chuyển hàng hóa tới các quốc gia ASEAN. Thành phố Hải Phòng của Việt
Nam cũng đƣợc chọn là cảng biển thông quan hàng hóa. Quảng Tây là tỉnh duy nhất
ở miền Tây Trung Quốc tiếp giáp với biển, là tuyến đƣờng ra biển gần nhất để đi từ
Vân Nam đến Hải Phòng của Việt Nam. Với vị trí đắc địa, Vân Nam và Quảng Tây
có thể sử dụng hệ thống giao thông đa dạng bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển

và đƣờng hàng không để trực tiếp liên kết với Việt nam, có thể thông qua Việt Nam
để liên kết với các nƣớc ASEAN. Do đó, nhu cầu thông quan hàng hóa của Vân
Nam và khu vực miền Tây, Tây Nam của Trung Quốc là rất lớn, cũng là một trong
những yếu tố quan trọng thúc đẩy hợp tác thƣơng mại Việt- Trung. Việc đẩy mạnh
quan hệ thƣơng mại qua biên giới Việt -Trung góp phần đáp ứng nguyện vọng của
nhân dân hai nƣớc, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân,
làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới.

20


Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng,
là ƣu thế và tiềm năng để phát triển kinh tế. Tài nguyên đất và tài nguyên nông
nghiệp phong phú bởi nƣớc ta thuộc khí hậu nhiệt đới, có lợi cho nông nghiệp nhƣ
lúa gạo, cao su, chè, cà phê và các loại hoa quả nhiệt đới quý hiếm sinh trƣởng. Hai
đồng bằng màu mỡ của miền Nam và miền Bắc diện tích rộng lớn, là xứ sở của gạo,
nhất là đồng bằng sông Mê Kông với diện tích 50.000 km2, là một trong ba kho gạo
nổi tiếng trên thế giới, là thị trƣờng xuất khẩu lớn đầy triển vọng của nhiều quốc gia,
trong đó có Trung Quốc.
Chúng ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đặc biệt là tài nguyên
dầu khí, than và lân, trong đó dầu khí đã trở thành ngành trụ cột trong ngành công
nghiệp Việt Nam. Với nhiều vịnh thiên nhiên, Việt Nam đã xây dựng hơn 10 hải
cảng lớn, có lợi cho mở cửa đối ngoại, thu hút vốn đầu tƣ xây dựng khu chế biến
xuất khẩu. Ngoài ra, chúng ta có tài nguyên du lịch phong phú với nhiều danh lam
thắng cảnh nhƣ Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha đã đƣợc công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới; Huế, Hội An và Mỹ Sơn cũng đƣợc xếp vào di sản văn hoá thế giới;
ven biển Việt Nam có nhiều bãi đẹp nhƣ Trà Cổ, Nha Trang, Vũng Tàu.... Trong
khi đó, Trung Quốc là quốc gia đông dân, tài nguyên mà ngƣời dân đƣợc hƣởng
bình quân đầu ngƣời thấp và ngày càng cạn kiệt cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế,
không thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân. Nhƣ vậy, giữa hai nƣớc

Việt- Trung có sự tƣơng đồng về điều kiện địa lý và sự tƣơng hỗ về điều kiện tự
nhiên khiến cho mối quan hệ thƣơng mại càng trở nên cần thiết, mang tính bổ trợ và
thúc đẩy cùng phát triển.
1.2.3. Nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc phát triển ổn định
Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới
năm 1986, đặc biệt sau khi gia nhập WTO năm 2006 đến nay đã có những bƣớc
thay đổi to lớn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, bộ mặt đời sống kinh tế xã hội
đƣợc cải thiện rõ rệt, mức sống dân cƣ đƣợc nâng cao. Cùng với những lợi ích
chung hƣởng từ nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng chịu
nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng nhƣ những
tác động chung từ tình hình biến động kinh tế toàn cầu. Nhƣng với nỗ lực của Chính
phủ và toàn dân, đến năm 2010, cũng là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm 2005-

21


2010, Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia sớm vƣợt qua khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, nền kinh tế đang trên đà phục hồi nhanh, đời sống kinh tế xã hội có bƣớc
chuyển biến tích cực. Chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng về tốc độ
tăng trƣởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng trƣởng GDP
bình quân giai đoạn 5 năm 2006-2010 đạt 7%/năm [102], đến năm 2013, tốc độ tăng
trƣởng tuy thấp hơn, đạt 5,4%, nhƣng quy mô GDP tính theo giá thực tế tăng rõ rệt,
đạt 176 tỉ USD, gấp 5,65 lần so với năm 2000, GDP bình quân theo đầu ngƣời đạt
1960 USD/năm, gấp 4,6 lần so với năm 2000 [105].
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, tốc độ công
nghiệp tăng trƣởng rất nhanh. Mức sản xuất đã tăng 17% vào năm 2007, liên tục
mƣời năm duy trì tốc độ tăng trƣởng trên 10%. Trong lĩnh vực công nghiệp, công
nghiệp tƣ nhân tăng nhanh nhất với mức tăng trƣởng là 20.9%, tiếp sau đến xí
nghiệp công nghiệp do nƣớc ngoài đầu tƣ đã đƣợc tăng 18.2%, xí nghiệp công
nghiệp nhà nƣớc tăng trƣởng khá chậm chỉ đạt 10.3% [108]. Công nghiệp tăng

trƣởng nhanh chóng là nền tảng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển tăng trƣởng
mạnh. Mặt khác, theo Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (20062010) đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 236/2006/QĐ-TTg,
với mục tiêu phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam, cụ thể năm 2010, số doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới đạt 320.000
doanh nghiệp (tăng 22%/năm), tạo thêm khoảng 2,7 triệu việc làm mới với 165.000
lao động đƣợc đào tạo kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp [106]. Doanh nghiệp
ngoài nhà nƣớc phát triển sẽ tạo thêm sức sống và sự đa dạng cho nền kinh tế vốn
trƣớc đây chỉ bó hẹp trong khối nhà nƣớc.
Việt Nam còn có nguồn nhân lực lớn, có thể cung cấp nguồn lao động dồi
dào đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu lao động. Dân trí của ngƣời
Việt Nam khá cao, 90% ngƣời lớn biết đọc và viết, tỷ lệ ngƣời biết chữ khá cao.
Gần 30 năm nay, hơn 100 nghìn ngƣời Việt Nam đã đến Liên Xô, các nƣớc Đông
Âu huấn luyện và đào tạo với chuyên môn và tay nghề cao [108]. Trong khi đó,
cùng với đà phát triển kinh tế ở Trung Quốc, điều kiện làm việc và đãi ngộ của
ngƣời lao động đƣợc cải thiện, trình độ giáo dục của họ cũng đƣợc nâng cao, nên
giá thành nhân công đƣợc đẩy cao. Do vậy, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã

22


chuyển hƣớng tìm thuê nhân công giá rẻ ở các thị trƣờng xung quanh. Lao động có
tay nghề và giá thành rẻ của Việt Nam hiện là lựa chọn số một của doanh nghiệp
Trung Quốc.
Nhìn chung, với nền tảng kinh tế xã hội phát triển và ổn định, mức sống
ngƣời dân tăng cao, ngƣời lao động có trình độ, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh,
đa dạng hóa ngành nghề, là cơ hội tốt để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc,
cũng chính là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển ra bên ngoài, đẩy mạnh hợp tác
thƣơng mại với các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là nƣớc láng giềng có thị trƣờng lớn
nhƣ Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, những năm gần đây, kinh tế xã hội luôn giữ vững ổn

định và phát triển. Trung Quốc đang tiến vào giai đoạn tăng trƣởng mới sau cuộc
khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008. Con số thu nhập bình quân đầu ngƣời
tăng tuần tự hàng năm, nếu ở giai đoạn ―Kế hoạch 5 năm lần thứ X‖ (2002- 2006)
thu nhập thuần của ngƣời dân thành phố tăng 9,6%, của nông dân tăng 5,3% thì đến
―Kế hoạch 5 năm lần thứ XI‖ (2006- 2010), con số này đã tăng lần lƣợt là 10,2% và
8,3% [139, tr.4 ]. Sang năm 2012, con số này vẫn duy trì ở mức lần lƣợt là 9,6% và
10,7% [140, tr.4]. Xét về các chỉ tiêu then chốt phát triển kinh tế xã hội nhƣ phục
hồi kinh tế, khôi phục việc làm, ổn định giá cả, Trung Quốc đã bƣớc ra khỏi cái
bóng của cuộc khủng hoảng, tiến vào chu kỳ tăng trƣởng mới. Còn xét từ giai đoạn
phát triển của tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và tiêu dùng của ngƣời dân,
Trung Quốc cũng bắt đầu tiến vào giai đoạn tăng trƣởng mới. Mặt khác, động lực
của chu kỳ tăng trƣởng sẽ có biến đổi rõ rệt so với trƣớc đây, sẽ trông cậy nhiều hơn
vào sự tăng cao kết cấu ngành nghề, sự chuyển đổi kết cấu kinh tế xã hội và sự tăng
trƣởng tiêu dùng trong nƣớc. Theo tính toán của Ngân hàng phát triển châu Á, thời
kỳ Trung Quốc có tiềm năng tăng trƣởng kinh tế 8% hàng năm chính là giai đoạn
2010- 2020, đến giai đoạn 2020- 2030 có thể đạt 6% [104].
Do vậy, những thành tựu trong phát triển kinh tế của hai nƣớc Việt- Trung
chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển hợp tác thƣơng mại song phƣơng .
1.2.4. Tác động từ việc gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc có quyền lợi và nghĩa vụ
theo yêu cầu của tổ chức này. Điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới quan hệ kinh

23


×