Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt trong các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 223 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

VÕ THỊ MINH HÀ

CẤU TRÚC DANH NGỮ, ĐỘNG NGỮ TIẾNG VIỆT
TRONG CÁC VĂN BẢN CHỮ QUỐC NGỮ THẾ KỈ XVII

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

VÕ THỊ MINH HÀ

CẤU TRÚC DANH NGỮ, ĐỘNG NGỮ TIẾNG VIỆT
TRONG CÁC VĂN BẢN CHỮ QUỐC NGỮ THẾ KỈ XVII

Chuyên ngành: Việt ngữ học
Mã số: 62 22 01 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU

Hà Nội, 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình ngiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tác giả luận án

Võ Thị Minh Hà


LỜI CẢM ƠN
Để có thể có đƣợc bản luận án này, tôi đã phải đi một chặng đƣờng rất dài và
có những lúc tƣởng chừng không thể vƣợt qua. Trong quá trình thực hiện, tôi đã
nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ tập thể ban chủ nhiệm, các nhà
khoa học, cán bộ đồng nghiệp ở khoa Ngôn ngữ học; tập thể Ban giám hiệu, lãnh
đạo và chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ, phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự giúp
đỡ quý báu ấy.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo hƣớng dẫn: GS. TS. Vũ Đức
Nghiệu. Thầy đã, trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này
bằng cả sự nghiêm khắc, tấm lòng nhân từ và bằng cả những khích lệ quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên
tôi trong suốt quá trình làm luận án.
Tôi đặc biệt cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình đã chia sẻ, gánh vác
mọi khó khăn để tôi có điều kiện chuyên tâm hoàn thành luận án.
Tác giả luận án


QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

DN

: danh ngữ

ĐN

: động ngữ

DT

: danh từ

ĐT

: động từ

DK

: danh từ khối

DĐV

: danh từ đơn vị

Ptr

: thành phần phụ trƣớc

Ps


: thành phần phụ sau

TT

: thành phần trung tâm

QUY ƢỚC VIẾT TẮT XUẤT XỨ TƢ LIỆU TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN
lsnan

: Lịch sử nƣớc Annam (1659)của Bento Thiện

b.thien

: Tài liệu viết tay năm 1659 của Bento Thiện

v.tin

: Tài liệu viết tay năm 1659 của Ignesico Văn Tín

vb1

: Thƣ của Domingo Hảo gửi thầy cả Gabriel (1687)

vb2

: Thƣ của Domingo Hảo gửi thầy cả Bispo Luys (1687)

vb3

: Thƣ Micheal Catechista Tunkin làm (1688)


vb4

: Thƣ Dionysio Catechiasta Tunkin (1688)

vb5

: Thƣ từ Roma gửi về cho các giáo hữu bên ta khẳng định cƣơng vị
của hai thày cả mà trƣớc kia còn nghi hoặc (1689)

pg8n

: Phép giảng tám ngày (1651).


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................7
5. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu .....................................................................................7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................8
7. Kết cấu của luận án .................................................................................................9
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ....11
1.1. Lịch sử nghiên cứu danh ngữ và động ngữ....................................................11
1.1.1. Vấn đề danh ngữ, động ngữ trong ngôn ngữ học ...........................................11
1.1.2. Việc nghiên cứu danh ngữ và động ngữ ở Việt Nam ......................................13
1.2. Cơ sở lí luận về danh ngữ ................................................................................19
1.2.1. Trung tâm của danh ngữ .................................................................................20

1.2.2. Phần phụ trước trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt ....................................24
1.2.3. Phần phụ sau trong danh ngữ tiếng Việt ........................................................28
1.3. Cơ sở lí luận về động ngữ ................................................................................31
1.3.1. Trung tâm động ngữ tiếng Việt .......................................................................31
1.3.2. Phần phụ trước trung tâm trong động ngữ tiếng Việt ....................................36
1.3.3. Phần phụ sau trung tâm trong động ngữ tiếng Việt ........................................40
1.4. Tiểu kết ..............................................................................................................42
Chƣơng 2. CẤU TRÚC CỦA DANH NGỮ ..........................................................44
2.1. Thành tố trung tâm của danh ngữ..................................................................44
2.1.1. Danh từ đơn vị làm trung tâm danh ngữ .........................................................44
2.1.2. Danh từ khối làm trung tâm danh ngữ ............................................................53
2.2. Thành tố phụ trƣớc trung tâm trong danh ngữ ............................................58
2.2.1. Lượng từ chỉ lượng ..........................................................................................58
2.2.2.Lượng từ chỉ toàn thể .......................................................................................70
2.3. Thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ ................................................73
2.3.1. Định ngữ của các danh từ đơn vị có hình thức thuần túy làm trung tâm .......75
2.3.2. Định ngữ của các danh từ đơn vị có hai mặt hình thức và nội dung ..............77
1


2.3.3. Các định ngữ cho danh từ khối [+ đếm được]: ..............................................82
2.3.4. Các định ngữ cho danh từ khối [- đếm được]: ...............................................84
2.3.5. Một vài trường hợp đặc biệt ...........................................................................85
2.4. Mô hình danh ngữ tiếng Việt ..........................................................................90
2.4.1. Mô hình danh ngữ tiếng Việt hiện đại: ...........................................................91
2.4.2. Mô hình danh ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII ........................................................92
2.5. Tiểu kết ..............................................................................................................95
Chƣơng 3. CẤU TRÚC CỦA ĐỘNG NGỮ ..........................................................97
3.1 Thành tố trung tâm của động ngữ ...................................................................97
3.1.1 Phân loại trung tâm dựa vào thành tố cấu tạo ................................................98

3.1.2 Phân loại trung tâm động ngữ dựa vào tính chất chi phối của động từ ........110
3.2.Thành tố phụ trƣớc trung tâm trong động ngữ tiếng Việt..........................126
3.2.1. Nhóm chỉ sự tiếp diễn của hành động ...........................................................126
3.2.2. Nhóm chỉ sự tồn tại của hoạt động trong thời gian và diễn tiến của hoạt động
đối với thời gian ......................................................................................................128
3.2.3. Nhóm các phụ từ dùng để nêu lên ý sai khiến, bảo thực hiện hay không thực
hiện một hành động nào đấy ...................................................................................131
3.2.4. Phụ từ dùng để phủ định sự tồn tại của hành động – chẳng ........................132
3.2.5. Nhóm phụ từ dùng để miêu tả mức độ của trạng thái...................................132
3.3. Thành tố phụ sau trung tâm trong động ngữ tiếng Việt ............................135
3.3.1. Thành tố phụ sau trung tâm động ngữ là tính từ ..........................................135
3.3.2. Thành tố phụ sau trung tâm động ngữ là động từ ........................................136
3.4. Mô hình động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII ....................................................144
3.4.1.Thành tố trung tâm .........................................................................................144
3.4.2. Phần phụ trước..............................................................................................144
3.4.3. Phần phụ sau .................................................................................................145
3.5. Tiểu kết ............................................................................................................146
KẾT LUẬN ............................................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀILUẬN ÁN........................................................................................................ 164
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng phân loại động từ trung tâm dựa vào tính chất chi phối của động từ .......36
Bảng 2.1: Bảng thống kê tần số xuất hiện của các danh ngữ có danh từ đơn vị sự và
danh từ đơn vị việc làm trung tâm danh ngữ ............................................................51

Bảng 2.2: Các danh ngữ sử dụng bấy nhiêu ở phần phụ trƣớc .................................68
Bảng 2.3: Bảng miêu tả các thành tố phụ sau trung tâm danh ngữ ...........................74
Bảng 2.4: Bảng miêu tả cấu trúc danh ngữ tiếng Hán giản lƣợc ..............................90
Bảng 2.5: Bảng miêu tả mô hình danh ngữ của M.B. Emeneau ...............................91
Bảng 2.6: Bảng miêu tả mô hình danh ngữ của Hoàng Dũng- Nguyễn Thị Ly Kha 92
Bảng 2.7: Bảng miêu tả mô hình danh ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII ..........................94
Bảng 3.1. Bảng thống kê các tiểu loại của động từ ngoại hƣớng ...........................111
Bảng 3.2. Bảng miêu tả mô hình động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII ........................145

3


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng và tần số xuất hiện của DĐV và DK trong nguồn ngữ liệu ..57
Sơ đồ 2.2: Danh ngữ: nhiều của ngƣời ta lắm...........................................................79
Sơ đồ 2.3: Danh ngữ một giếng sâu và danh ngữ một rùa vàng ...............................86
Sơ đồ 2.4: Danh ngữ: tên rất thánh Jesu ...................................................................87
Sơ đồ 2.5: Danh ngữ: tin mừng này lớn ....................................................................88
Sơ đồ 2.6: Danh ngữ: Cả và hai giả thƣ ....................................................................89
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ động ngữ có động từ đơn tiết ngoại động làm trung tâm ............100
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ động ngữ có động từ đơn tiết nội động làm trung tâm ................103
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thống kê số lƣợng, tần số và tỉ lệ % các loại động từ ...........109
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thống kê số lƣợng, tần số, tỉ lệ % của các động từ ngoại hƣớng ............118
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ số lƣợng, tần số, tỉ lệ % của các động từ trung tính, nội hƣớng
và tình thái ...............................................................................................................125
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thống kê tần số, số lƣợng và tỉ lệ % của các động từ ............125
làm trung tâm động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII ......................................................125

4



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu lịch sử phát triển của một ngôn ngữ luôn bao hàm việc nghiên
cứu lịch sử của ba bình diện quan trọng nhất: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn
ngữ đó. Với sự nỗ lực của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, nhìn chung, việc nghiên
cứu lịch sử tiếng Việt đã có những bƣớc tiến dài và đạt đƣợc những thành tựu đáng
kể, đặc biệt là ở địa hạt ngữ âm và từ vựng. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu ngữ
pháp lịch sử tiếng Việt, còn ít và còn thiếu tính hệ thống hoặc chỉ đƣợc đề cập đến
với tƣ cách một vấn đề có liên quan trong các công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu lịch sử ngữ pháp nói chung, đặc biệt là cú pháp nói riêng, luôn cần
có các tài liệu thành văn để khảo chứng, nhƣng trong một thời gian dài, các nghiên
cứu lịch sử tiếng Việt thời kì trung đại đã bị khuyết giai đoạn khởi đầu của chữ
Quốc ngữ (thế kỉ XVII; tiếp sau các công trình của A. de Rhodes do thiếu tƣ liệu).
Gần đây, các tài liệu đƣợc viết (chứ không phải dịch) bằng văn xuôi Quốc ngữ thời
kì này đã đƣợc bổ sung đáng kể nhờ công sƣu tập của các nhà nghiên cứu. Cách
diễn đạt theo lối văn xuôi thời kì này thể hiện cú pháp tiếng Việt một cách chân
thực, đa dạng hơn. Các ngữ đoạn tạo câu không bị hạn chế nhƣ trong cách hành văn
đăng đối, vần điệu của thời kì trƣớc. Các đơn vị tổ chức cốt lõi của câu là danh ngữ
và động ngữ, theo đó, cũng có thể đƣợc triển khai đến mức tối đa.
Việc tìm hiểu hệ thống ngữ pháp trong quá trình phát triển lịch sử của tiếng
Việt là mong muốn của giới nghiên cứu Việt ngữ học cũng đồng thời là một nhiệm
vụ quan trọng thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, đòi hỏi sự tham gia của nhiều
ngƣời và cần thực hiện dần từng phần thì mới bao quát hết đƣợc. Chính vì thế,
những nghiên cứu về các hiện tƣợng ngữ pháp trong những lát cắt thời gian cụ thể
là tiền đề hết sức cần thiết để từ đó góp phần tạo nên bức tranh nghiên cứu toàn
cảnh. Việc nghiên cứu các danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII thông qua
một số văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ, thiết nghĩ, hết sức cần thiết bởi có thể giúp
hiểu sâu về một bình diện (bình diện ngữ pháp) trong một lát cắt của diễn tiến lịch
sử tiếng Việt, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.


5


Nhƣ vậy, từ phƣơng diện thực tiễn, luận án là công trình đầu tiên đi sâu
nghiên cứu cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII nhằm phác thảo
lƣợc đồ tổ chức của danh ngữ và động ngữ tiếng Việt giai đoạn này về các mặt:
thành tố cấu tạo, khả năng phân bố trong tổ chức nội bộ của mối quan hệ giữa
chúng. Về phƣơng diện lí thuyết, kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ cung
cấp mô hình cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII mà còn có những
đóng góp thiết thực cho mô hình danh ngữ tiếng Việt giai đoạn trung đại cũng nhƣ
tiến trình lịch sử cú pháp tiếng Việt.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề cú pháp tiếng Việt giai
đoạn trung đại, trong điều kiện có nguồn ngữ liệu là các văn bản viết bằng chữ
Quốc ngữ, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng
Việt trong các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII để thực hiện trong luận án này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu (khảo chứng và phân tích) tổ
chức của danh ngữ và động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII (về các mặt: thành tố cấu
tạo, sự phân bố trong tổ chức nội bộ của chúng, năng lực hoạt động và mối quan hệ
giữa các thành tố với nhau…).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án này phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Lựa chọn và xác định khung lí thuyết cho luận án về danh ngữ, động ngữ
và khả năng áp dụng khung lí thuyết đó để xử lý vấn đề hữu quan.
- Khảo sát tổ chức của các danh ngữ trong các nguồn ngữ liệu, phác thảo
lƣợc đồ cấu trúc của danh ngữ thế kỉ XVII.
- Khảo sát tổ chức của các động ngữ trong các nguồn ngữ liệu, phác thảo
lƣợc đồ cấu trúc của động ngữ thế kỉ XVII.
- Phân tích các mối quan hệ, khả năng phân bố, sự đối đãi giữa các thành

tố… trong danh ngữ, động ngữ thế kỉ XVII.
- Phân tích các lớp từ vựng tham gia vào các vị trí trong danh ngữ, động ngữ.

6


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án này là các danh ngữ, động ngữ tiếng Việt
trong các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tài liệu thành văn đƣợc viết bằng chữ
Quốc ngữ trong thế kỉ XVII.
5. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu phục vụ cho luận án là các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỉ
XVII đƣợc lƣu trữ và đã đƣợccông bố chính thức. Các văn bản này có thể do ngƣời
Việt hoặc ngƣời nƣớc ngoài viết.
Các văn bản do ngƣời Việt viết gồm:
- Tài liệu viết tay năm 1659 của Bento Thiện (Linh mục Đỗ Quang Chính đặt
tên văn bản là Lịch sử nƣớc Annam; và mọi ngƣời đã quen gọi nhƣ vậy).
- Thƣ viết tay năm 1659 của Bento Thiện gửi Linh mục Marini.
- Thƣ viết tay năm 1659 của Ignesico Văn Tín gửi Linh mục Marini.
- Thƣ của Domingo Hảo gửi thầy cả Gabriel (1687).
- Thƣ của Domingo Hảo gửi thầy cả Bispo Luys (1687).
- Thƣ Micheal Catechista Tunkin làm (1688).
- Thƣ Dionysio Catechiasta Tunkin (1688).
- Thƣ từ Roma gửi về cho các giáo hữu bên ta khẳng định cƣơng vị của hai
thày cả mà trƣớc kia còn nghi hoặc (1689).
Văn bản do ngƣời nƣớc ngoài viết gồm:
- Phép giảng tám ngày (1651) do A. de Rhodes viết.
Các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII đều đƣợc viết tay và có một số điểm
khác biệt về mặt kí tự so với chữ Quốc ngữ của tiếng Việt hiện đại. Để có thể có

đƣợc nguồn ngữ liệu tốt nhất, chúng tôi dựa vào các văn bản thành văn đã đƣợc
phiên chuyển sang tiếng Việt ngày nay và có đối chiếu trực tiếp với ảnh bản của
từng tài liệu. Ngữ liệu đều đƣợc thu thập từ các tài liệu chữ Quốc ngữ đã đƣợc xuất
bản chính thức.

7


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án này không phải là một công trình nghiên cứu thuần túy mang tính
lịch đại của ngôn ngữ học lịch sử mà mới chỉ nghiên cứu một lát cắt đồng đại trong
tiến trình lịch sử của ngôn ngữ.
Căn cứ vào khái niệm, lí luận về danh ngữ, động ngữ, luận án đi vào khảo sát
ngữ liệu là các văn bản chữ Quốc ngữ ở thế kỉ XVII. Trên cơ sở của ngữ liệu thực
tế, luận án tìm hiểu xem các danh ngữ, động ngữ thời kì này đƣợc tổ chức nhƣ thế
nào (các mối quan hệ giữa các thành tố, khả năng phân bố, sự đối đãi giữa các thành
tố). Cần phải nhấn mạnh rằng, luận án tuyệt đối không dựa vào mô hình danh ngữ,
động ngữ tiếng Việt hiện đại đã đƣợc các nhà Việt ngữ học nghiên cứu rồi tìm ngữ
liệu thế kỉ XVII để lấp đầy, minh họa. Cách làm này tránh đƣợc những sai phạm về
nguyên tắc phân tích, loại trừ những nhận xét phiến diện và mang tính tiên nghiệm
về danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thời kì trung đại.
Với lợi thế trong điểm nhìn về mặt thời gian, luận án sử dụng các thao tác so
sánh tiền quan và hồi quan nhằm làm nổi rõ những điểm tƣơng đồng và những sự
thay đổi trong một số trƣờng hợp của danh ngữ, động ngữ tiếng Việt (những biến
đổi về chức năng, ngữ nghĩa; sự mất đi hay xuất hiện… của các yếu tố) ở các thời kì
trƣớc và sau thế kỉ XVII. Bởi vì “nếu một ngƣời tiếp cận các văn bản ở hai thời kì
khác nhau thì có thể nhận ra sự khác biệt và từ đó có thể chỉ ra “sự thay đổi” ngôn
ngữ” [Lightfoot, 2005: 496]. Các nguồn ngữ liệu về danh ngữ và động ngữ trƣớc và
sau thế kỉ XVII đƣợc thu thập, phân tích và đối sánh ở những chừng mực nhất định
với nguồn ngữ liệu tƣơng ứng ở thế kỉ XVII. Cách làm này giúp có đƣợc sự hình

dung sâu hơn về danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII nói riêng và diễn tiến
của danh ngữ, động ngữ tiếng Việt nói chung.
Luận án áp dụng các thao tác của thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp để xác
định các ngữ đoạn tạo câu. Theo đó, ngữ đoạn có danh từ làm trung tâm là danh
ngữ. Ngữ đoạn có động từ làm trung tâm là động ngữ. Tiếp đó, luận án phân tích,
xác định các thành tố trong danh ngữ, động ngữ bằng cách dựa vào sự phân bố trên
trục kết hợp (quan hệ tuyến tính) và trong thế đối đãi (quan hệ kết hợp) với thành tố
trung tâm. Ví dụ:
-

Trung tâm là danh từ: các việc quân quốc (lsnan)
8


- Thành tố phụ đứng trƣớc trung tâm: cả và bốn người (vb3)
-

Thành tố phụ đứng sau trung tâm: (chúng tôi ơn nhờ) công nghiệp các Thánh
xưa nay(b.thien)

-

Trung tâm là động từ: (Ngày sau Chúa Tiên) ra Kẻ Chợ (lsnan).

-

Thành tố phụ đứng trƣớc trung tâm: (nhà Ngô) liền thề (b.thien)

-


Thành tố phụ đứng sau trung tâm: (tôi) đã chiềng bề trên(vb1)
Các thành phần phụ cho trung tâm sẽ đƣợc phân loại dựa vào vị trí phân bố

và chức năng mà chúng đảm nhiệm khi bổ sung ý nghĩa cho thành tố trung tâm.
Theo đó, danh ngữ sẽ có thành tố trung tâm đứng ở giữa; phía trƣớc là các lƣợng
ngữ biểu thị ý nghĩa về số lƣợng; phía sau là các định ngữ, bổ sung ý nghĩa về loại,
hạng, vị trí… cho thành tố trung tâm. Các động ngữ có trung tâm là động từ, các
thành tố phụ trƣớc biểu thị ý nghĩa về thời, thể, thức…, các thành tố phụ sau bổ
sung ý nghĩa về đối tƣợng, cách thức, mục đích…
Luận án chủ yếu áp dụng các thao tác của phƣơng pháp nghiên cứu định tính
nhƣng trong những trƣờng hợp cụ thể, các thao tác của phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng cũng đƣợc sử dụng để làm nổi rõ tính chất về số lƣợng, tần số xuất hiện
của các vấn đề hữu quan. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các thủ pháp phân tích
quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa, các thủ pháp miêu tả, so sánh để nêu bật đƣợc các đặc
điểm của cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII trong các văn bản chữ
Quốc ngữ. Trên cơ sở đó, luận án sẽ đi tới xây dựng lƣợc đồ tổ chức của danh ngữ, động
ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII trong các văn bản chữ Quốc ngữ.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm có 3 chƣơng với các
nội dung chính nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận
Trong chƣơng này, luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu danh
ngữ động ngữ ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Bên cạnh đó, các vấn đề thuộc về
cơ sở lí luận và các phƣơng pháp làm việc căn bản cũng đƣợc trình bày nhằm tạo
tiền đề cho các chƣơng nội dung cụ thể về danh ngữ và động ngữ.

9


Chương 2: Cấu trúc củadanh ngữ

Xuất phát từ thực tế ngữ liệu và dựa vào cơ sở lí luận, luận án đƣa ra mô
hình về cấu trúc danh ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII trong các văn bản chữ Quốc ngữ.
Chương 3: Cấu trúc của động ngữ
Cấu trúc động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII trong các văn bản chữ Quốc ngữ
đƣợc rút ra trên cơ sở khảo sát ngữ liệu và các lí luận cơ sở.
Để giản tiện trong quá trình trình bày luận án, khi không cần thiết, chúng tôi
thƣờng chỉ nói (viết) Cấu trúc của danh ngữ và Cấu trúc của động ngữ mà không
cần xác định "trong các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII" nữa, vì tên luận án đã
bao gồm tất cả.

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu danh ngữ và động ngữ
1.1.1. Vấn đề danh ngữ, động ngữ trong ngôn ngữ học
a. Danh ngữ và động ngữ là những ngữ đoạn phụ thuộc, hƣớng tâm (nội tâm). Yếu
tố chính của danh ngữ là danh từ, yếu tố chính của động ngữ là động từ.
Trong các từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học nói chung, khái niệm danh ngữ
thƣờng đƣợc hiểu là một đơn vị cú pháp, có thể đóng vai trò chủ ngữ hoặc tân ngữ.
Theo cách hiểu phổ biến, danh ngữ “bao gồm tối thiểu một danh từ trung tâm
và phụ ngữnào đóđi k m. Các phụ ngữ tiêu biểu cho danh từ là: định ngữ, lượng từ
hay ngữ lượng từ, tính từ hay ngữ tính từ, danh từ hay danh ngữ, giới từ hay giới
ngữ và mệnh đề . [Brown Keith (ed.), 2008: 7470].
Cuốn Dictionary of Language teaching & applied linguistics của Nxb
Longman, cho rằng: danh ngữ (trong ngôn ngữ học cấu trúc, ngữ pháp tạo sinh và
các lí thuyết ngữ pháp học có liên quan) là một nhóm từ có một danh từ hoặc đại từ
làm thành phần chính (trung tâm). Danh ngữ có thể chỉ có một từ (ví dụ Gina trong
Gina arrived yesterday) hoặc nó có thể dài và phức tạp (ví dụ, tất cả các từ trƣớc

must trong: The students who enrolled late and who have not yet filled in their cards
must do so by Friday). [Jack C. Richards and Richard Schmidt, 1992: 336].
Danh ngữ cũng có thể đƣợc hiểu theo cách chuyên biệt nhƣ cách trình bày
trong cuốn Routledge Dictionary of Language and Linguistics của Hadumod
Bussman: “Danh ngữ thường gồm một danh từ (fruit, happniness, Phil) hoặc một
đại từ (I, someone, one) là trung tâm của nó và có thể được bổ ngh a b ng nhiều
cách

Danh ngữ có thể làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu hoặc có thể xuất hiện

như là một phần của ngữ giới từ mà bản thân nó có thể đảm nhận chức năng như
một tân ngữ hoặc một trạng ngữ.
Cũng nhƣ danh ngữ, trong các từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học nói chung,
động ngữ thƣờng đƣợc hiểu là “một đơn vị của cấu trúc câu bao gồm một động từ
và các thành tố khác gắn chặt với nó” [Trask, 2007: 317].
11


Trong ngữ pháp cải biến tạo sinh, động ngữ đƣợc quan niệm: “là một thành tố
trực tiếp của câu và buộc phải có một động từ. Tùy vào kết trị (valency)của động từ,
số lượng và chủng loại của các thành phần phụ thuộc có thể thay đổi; thêm vào đó,
bất cứ thành phần tự do nào cũng có thể xen vào. Thường khó vạch được ranh giới
giữa thành phần tự do và thành phần bắt buộc” [Bussmann, 1998: 1264]
Động ngữ thƣờng đảm nhiệm chức năng là phần vị ngữ của câu.
Ví dụ:
ĐN
Ptr

ĐN
TT


(tôi)

đã

đi

Ps
trộm xuống dưới Bankoc (vb3)

Nhìn chung, danh ngữ, động ngữ đã là đối tƣợng nghiên cứu của ngữ pháp tƣ
biện thời kì Phục Hƣng và vẫn đƣợc nghiên cứu xuyên suốt trong các thời kì của
chủ nghĩa cấu trúc. Kể từ thời kì của ngữ pháp ngữ đoạn và ngôn ngữ học tạo sinh
đến nay, danh ngữ (NP) và động ngữ (VP) đã trở thành những đơn vị căn bản của
cú pháp.
Xuyên suốt các nghiên cứu về danh ngữ và động ngữ của các thời kì, các
trƣờng phái, những vấn đề sau luôn đƣợc chú ý: a) Thứ nhất là tổ chức của danh
ngữ, động ngữ (bao gồm các vấn đề về thành tố trung tâm và các thành tố phụ); b)
Thứ hai là điều kiện xuất hiện và khả năng kết hợp của các thành tố phụ với thành
tố trung tâm; và c) Thứ ba là các nhân tố chi phối mối quan hệ giữa thành tố trung
tâm với các thành tố phụ.
b. Một trong những đặc trƣng dễ nhận thấy nhất của đoản ngữ là toàn bộ đoản ngữ
có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình trung tâm nhƣng nó vẫn
giữ các đặc trƣng ngữ pháp của trung tâm. Trong giáo trình về cú pháp
Understanding syntax (2005), Maggie Tallerman đã chỉ ra bảy đặc tính của một
trung tâm ngữ đoạn nhƣ sau: (1) Trung tâm phải chứa những thông tin cú pháp quan

12



trọng nhất trong ngữ. (2) Từ loại của trung tâm quyết định từ loại của toàn bộ ngữ
đoạn. (3) Trung tâm thƣờng là bắt buộc. (4) Trung tâm có sự phân bố cùng với toàn
bộ ngữ đoạn, trung tâm và các phần phụ thuộc. (5) Trung tâm lựa chọn các ngữ phụ
thuộc của một lớp từ loại cụ thể; những ngữ này đôi khi là bắt buộc. (6) Trung tâm
thƣờng yêu cầu các phần phụ thuộc hợp dạng với một vài hoặc tất cả các đặc điểm
ngữ pháp của trung tâm. (7) Trung tâm có thể đòi hỏi các danh ngữ phụ thuộc xuất
hiện trong một cách ngữ pháp cụ thể [Tallerman, 2005: 98].
Hai điều kiện cuối cùng (các yêu cầu về hợp dạng, cách ngữ pháp) không
đƣợc hiện thực hóa trong tiếng Việt vì đây là một ngôn ngữ có đặc trƣng đơn lập,
phân tích tính điển hình. Với năm điều kiện còn lại về trung tâm ngữ đoạn, có thể
nhận định rằng: trong tiếng Việt, những danh từ, động từ nào thỏa mãn năm điều
kiện trên thì đều có thể làm trung tâm của danh ngữ và động ngữ.
1.1.2. Việc nghiên cứu danh ngữ và động ngữ ở Việt Nam
Liên quan trực tiếp đến vấn đề danh ngữ, động ngữ là các vấn đề về từ loại
cũng nhƣ việc kết hợp các từ loại với nhau trong tiếng Việt. Vấn đề này đƣợc một
số ngƣời châu Âu đầu tiên bàn đến trong phần đầu các cuốn từ điển đối dịch giữa
tiếng Việt với các ngôn ngữ phƣơng Tây. Ngƣời Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về
từ loại (và qua đó là những vấn đề liên quan đến danh ngữ, động ngữ) là Trƣơng
Vĩnh Ký. Ông đã xuất phát từ đặc điểm của tiếng Việt để khảo sát và lập ra danh
sách các danh từ số, danh từ khái quát và loại biệt dùng với động từ trừu tƣợng
trong tác phẩm „Ngữ pháp tiếng Việt‟.
Tiếp theo thời kì mà việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt chủ yếu do các nhà
truyền giáo ngoại quốc thực hiện để phục vụ cho nhu cầu truyền đạo là giai đoạn
gắn với các công trình nghiên cứu sâu hơn về ngữ pháp tiếng Việt với các cuốn
chuyên luận riêng biệt. Việc nghiên cứu từ loại tiếng Việt ở thời kì sau không phải
lúc nào cũng thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và không khó để
nhận thấy rằng các phạm trù từ loại của tiếng Việt đã đƣợc phân loại, miêu tả kĩ hơn
cả về phƣơng diện từ pháp, ngữ pháp và dụng pháp. Có thể kể đến các tác giả và các
tác phẩm nhƣ: Việt Nam văn phạm (Trần Trọng Kim, 1936), Những nhận xét về văn


13


phạm Việt Nam (để mở đầu cho quyển Văn phạm Việt Nam) (Thanh Ba Bùi Đức
Tịnh, 1948), Văn phạm Việt Nam (Bùi Đức Tịnh, 1967), Studies in Vietnamese
(Annamese) Grammar (M.B. Emeneau, 1951), A Vietnamese Grammar (Laurence
C. Thompson, 1965), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (Lê Văn Lý, 1972)… Mô hình
đơn giản về danh ngữ tiếng Việt của M.B. Emeneau đã đƣợc các nhà nghiên cứu đi
sau bổ sung và lấp đầy các chi tiết.
Thời kì nửa sau thế kỉ XX, ngữ pháp tiếng Việt đƣợc nghiên cứu sâu hơn,
gắn với các công trình chuyên biệt, với tên tuổi của các nhà nghiên cứu: Nguyễn Tài
Cẩn, Đinh Văn Đức, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Phú Phong, Diệp Quang Ban, Cao
Xuân Hạo, Phan Ngọc, Lý Toàn Thắng… Các nghiên cứu thời kì này không những
đã chỉ ra đƣợc tính chất cốt yếu của các đoản ngữ mà còn xây dựng đƣợc mô hình
cấu trúc của các ngữ đoạn (nhất là với danh ngữ, động ngữ). Các vấn đề về ý nghĩa
và chức năng của hai loại đơn vị cú pháp này cũng đã thực sự đƣợc quan tâm.
a. Quá trình nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt
Trong giai đoạn khởi đầu, các vấn đề về ngữ pháp tiếng Việt mới chỉ dừng
lại ở việc miêu tả các từ loại (trong phần mở đầu của các cuốn từ điển của A. de
Rhodes, J. L. Taberd). Vì thế, thời kì này mới chỉ có các miêu tả về danh từ tiếng
Việt và một vài miêu tả sơ lƣợc về sự kết hợp của danh từ với các từ loại khác
(mang đậm tính chất d Âu vi trung). Trong cuốn (Grammaire de la langue
annamite) đƣợc xuất bản năm 1883, Trƣơng Vĩnh Ký đã xuất phát từ đặc điểm của
tiếng Việt để khảo sát tiếng Việt và lập ra danh sách các danh từ số, danh từ khái
quát và loại biệt dùng với động từ trừu tƣợng.
Những miêu tả chi tiết hơn về từ loại danh từ (thành tố cấu tạo, khả năng kết
hợp, chức năng ngữ pháp…) đã đƣợc thể hiện trong công trình của Trần Trọng Kim
(1941). Các vấn đề về từ loại danh từ và cấu trúc danh ngữ tiếng Việt còn nhận
đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. M.B. Emeneau đã
bàn đến vấn đề này và là ngƣời đầu tiên đƣa ra mô hình danh ngữ trong tiếng Việt

mà ông gọi là “schema of the numerated constructions” (giản đồ về cấu trúc lƣợng
từ) [M.B. Emeneau, 1951: 85]. Trong công trình của mình viết về ngữ pháp tiếng
Việt, Laurence C. Thompson tuy không đƣa ra mô hình nhƣng cũng đã miêu tả khá
14


kĩ về hai thành tố phụ cho “ngữ thực thể từ” (substantival phrase) là chỉ tố đánh dấu
số nhiều (plural markers) và chỉ tố chỉ định (demonstrative markers) [Laurence C.
Thompson, 1965]. Lê Văn Lý phân chia nhóm tự ngữ (danh ngữ) làm nhóm tự ngữ
đơn và nhóm tự ngữ phức tạp [Lê Văn Lý, 1972: 154].
Vấn đề danh ngữ trong tiếng Việt đã đƣợc giải quyết về căn bản kể từ công
trình về Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại của Nguyễn Tài Cẩn (hoàn thành
năm 1960 và đƣợc chính thức xuất bản ở Việt Nam năm 1975). Mô hình này sau đó
đƣợc nhiều nhà ngữ pháp học ứng dụng trong các công trình nghiên cứu của mình.
Có một thời gian, giải pháp hai trung tâm (T1T2) do Nguyễn Tài Cẩn đƣa ra sau đó,
cũng đã đƣợc áp dụng giảng dạy ở phổ thông. Tuy nhiên, trong cuốn Từ loại danh
từ trong tiếng Việt hiện đại, ở phần phụ lục II, Vài ý ngh hiện nay, Nguyễn Tài Cẩn
đã nghiêng về mô hình coi T1 (do các đơn vị vẫn quen đƣợc gọi là “loại từ” đảm
nhiệm) mới thực sự là trung tâm danh ngữ [Nguyễn Tài Cẩn, 1975: 292- 293]. Quan
niệm này đã đƣợc chính ông tái khẳng định trong một công trình xuất bản bằng
tiếng Nga vào năm 1976 [Нгуэн ТайКан: 1976].
Bên cạnh các vấn đề về thành tố trung tâm, các vấn đề về thành phần phụ
trƣớc và phụ sau của danh ngữ cũng đã đƣợc miêu tả chi tiết trong các công trình
của Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban… Theo đó, tùy thuộc vào
cách xác định thành tố trung tâm mà số lƣợng và vị trí của các thành phần phụ trƣớc
và phụ sau có đôi chút xê dịch. Dù vậy, thành phần phụ trƣớc trung tâm danh ngữ
tiếng Việt hiện đại có ba vị trí (tính từ trung tâm vềbên trái): vị trí 1 (từ chỉ xuất cái)
vị trí 2 (lƣợng ngữ chỉ số lƣợng), vị trí 3 (lƣợng ngữ chỉ toàn thể). Thành phần phụ
sau trung tâm có ba vị trí (tính từ trung tâmvề bên phải): vị trí 1‟ (định ngữ hạn
định), vị trí 2‟ (định ngữ miêu tả), vị trí 3‟ (định ngữ chỉ vị trí).

Một số luận án trong và ngoài nƣớc đã áp dụng lí thuyết về cấu trúc danh
ngữ để nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt nhƣ luận án của Trần Đại Nghĩa (1996),
Nguyễn Hùng Tƣởng (2004), Trần Thuần (2009)…
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất về mô hình chung của danh
ngữ tiếng Việt với ba thành phần: thành phần phụ trƣớc trung tâm, thành phần trung

15


tâm và thành phần phụ sau trung tâm. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm thuần cấu trúc
hay thiên ngữ nghĩa hoặc chiết trung mà họ có những kiến giải khác nhau về thành
tố trung tâm của danh ngữ. Theo thời gian, mô hình danh ngữ tiếng Việt càng ngày
càng đầy đủ và chính xác trong việc xác định các thành tố, quan hệ giữa thành tố
trung tâm với các thành phần phụ và mối quan hệ trong nội bộ các thành tố phụ…
Tuy nhiên, các vấn đề về danh ngữ vẫn cần đƣợc hiệu chỉnh.
Có thể nói, cấu trúc danh ngữ tiếng Việt là một vấn đề thu hút đƣợc sự quan
tâm của giới nghiên cứu cú pháp. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề đã trình bày ở trên
đều là những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt hiện đại. Ở bình diện
lịch đại, gần nhƣ chƣa có một chuyên luận nào đề cập đến các vấn đề liên quan đến
danh ngữ tiếng Việt mà mới chỉ dừng ở những bài nghiên cứu đƣợc đăng trên các
tạp chí chuyên ngành của các tác giả nhƣ: Vũ Đức Nghiệu, Đinh Văn Đức, Nguyễn
Thiện Nam…
b. Quá trình nghiên cứu động ngữ tiếng Việt
Có thể nhận định rằng việc nghiên cứu từ loại tiếng Việt đã đƣợc bắt đầu từ
giữa thế kỉ XVII nhờ vào góc nhìn của ngƣời châu Âu khi biên soạn các cuốn từ
điển đối dịch giữa tiếng La tinh, tiếng Bồ Đào Nha (những ngôn ngữ thuộc ngữ hệ
Ấn- Âu) với tiếng Việt (một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á). Do cách tri nhận ngữ
pháp châu Âu và năng lực miêu tả khái quát của các nhà truyền giáo mà các vấn đề
về các phạm trù từ loại phổ quát trong tiếng Việt đã đƣợc làm rõ (điều mà thời kì
trƣớc chƣa làm đƣợc do tiếp xúc với tiếng Hán, một ngôn ngữ cùng loại hình, có

truyền thống ngữ pháp thiên về thi pháp và cùng ở phƣơng Đông).
Đến thế kỉ XX, một số nhà ngữ pháp học nhƣ: Trần Trọng Kim, Bùi Đức
Tịnh, Lê Văn Lý, F. Martini, M.B. Emeneau… đã có những nghiên cứu cụ thể hơn
về động từ (khả năng kết hợp, các đặc điểm hình thức, chức năng ngữ nghĩa…).
Trong số các nhà nghiên cứu kể trên, Nguyễn Kim Thản đã nghiên cứu sâu hơn về
ngữ pháp tiếng Việt nói chung và động từ nói riêng. Bên cạnh đó cũng có những
chuyên luận nghiên cứu sâu về một nhóm từ loại động từ hoặc riêng về chức năng

16


thể hiện các phạm trù thời thể trong tiếng Việt (Nguyễn Thị Quy, Bùi Trọng Ngoãn,
Trần Kim Phƣợng, Huỳnh Văn Thông…).
Vấn đề động ngữ tiếng Việt đã đƣợc trình bày chi tiết trong cuốn Ngữ pháp
tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ) (1975) của Nguyễn Tài Cẩn; theo đó, với
tƣ cách là một loại tổ hợp tự do, có kết hợp theo quan hệ chính phụ, động ngữ bao
gồm một trung tâm và các thành tố phụ bao xung quanh trung tâm đó. Các công
trình tiếp theo của Đinh Văn Đức (1985, 2001, 2010), Diệp Quang Ban (1991,
2005, 2009), Nguyễn Đình Hòa (1997), Cao Xuân Hạo (1998, 2001, 2000, 2005),
V.S. Panfilov (2008), Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp (2009)… đều đề
cập đến vấn đề trên ở những mức độ khác nhau.
Việc nghiên cứu động ngữ tiếng Việt có thể đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ và
tùy thuộc vào quan điểm của nhà nghiên cứu. Nguyễn Tài Cẩn và Nguyễn Đình
Hòa đều tập trung miêu tả các đơn vị cấu trúc của động ngữ nhƣng Nguyễn Tài Cẩn
đã có những chú ý đến các quan hệ ngữ nghĩa trong nội bộ động ngữ. Hai tác giả:
Diệp Quan Ban và Đinh Văn Đức, tuy cùng thiên về hƣớng ngữ pháp ngữ nghĩa
nhƣng vẫn nhấn mạnh vào phƣơng diện từ loại. Tuy nhiên, Diệp Quang Ban vẫn
dựa chính vào khả năng kết hợp của các thành tố bên trong tổ chức động ngữ còn
Đinh Văn Đức lại nhấn mạnh hơn đến tính tình thái của động từ trong quan hệ của
chính nó với các thành tố phụ xung quanh. Theo Đinh Văn Đức, trong tiếng Việt,

ngƣời bản ngữ tri nhận vị ngữ thiên về đặc trƣng nghĩa và thƣờng sử dụng một
chùm các phƣơng tiện tình thái - từ vựng tạo nên một cái khung tình thái” [Đinh
Văn Đức, 2010: 302]. Diệp Quang Ban cũng xem xét vấn đề thiên về ngữ nghĩa với
việc phân chia thành tố trung tâm thành hai loại: động từ trọn ý (động từ viên ý) và
động từ không trọn ý (động từ khuyết ý). Hai thuật ngữ: động từ viên ý và động từ
khuyết ý cũng đƣợc Bùi Đức Tịnh sử dụng trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam giản dị
và thực dụng [Bùi Đức Tịnh, 1967].
Nhƣ vậy, có thể thấy, cấu trúc động ngữ tiếng Việt đã đƣợc nghiên cứu theo
nhiều khuynh hƣớng và trƣờng phái. Tuy nhiên, do bản chất phức tạp của động từ
nên giữa các nhà nghiên cứu, giữa các khuynh hƣớng nghiên cứu còn có nhiều điểm

17


chƣa thống nhất. Dù vậy, về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng động
ngữ có cấu trúc gồm ba phần (tính từ trái sang phải), gồm: phần phụ trƣớc trung
tâm, phần trung tâm và phần phụ sau trung tâm.
Phần phụ trƣớc trung tâm của động ngữ có thể đƣợc chia thành các tiểu
nhóm thành tố phụ: nhóm chỉ sự tiếp diễn của hành động; nhóm chỉ thời gian hành
động/ quá trình; nhóm nêu lên ý sai khiến; nhóm dùng để khẳng định hay phủ định
sự tồn tại của hành động; nhóm miêu tả mức độ của trạng thái.
Phần trung tâm của động ngữ đƣợc đảm nhiệm bởi các động từ. Ngữ động từ
do một động từ đơn đảm nhiệm vị trí trung tâm luôn dễ nhận diện và không tạo ra bất cứ
khó khăn nào trong quá trình xác định thành tố chính của động ngữ. Vấn đề nhận diện
đơn vị trung tâm động ngữ gặp trở ngại khi vị trí trung tâm do hơn một động từ đảm
nhiệm. Đó có thể là ngữ động từ do tổ hợp của động từ tình thái và một động từ đi kèm
làm trung tâm, cũng có thể là các ngữ khứ hồi, các động từ song chuyển…
Phần phụ sau trung tâm của động ngữ có cấu trúc phức tạp cả về thành tố và
quan hệ do bị chi phối bởi bản chất ngữ pháp phức tạp của động từ trung tâm. Quan
niệm về tên gọi và nội dung của các thành tố phụ sau của động ngữ cũng khá đa

dạng: Diệp Quang Ban gọi các thành tố phụ sau động từ chính là các phó từ và theo
đó chia ra làm các lớp con. Nguyễn Tài Cẩn và Đinh Văn Đức thì phân loại theo
hình thức tổ chức, dựa vào sự kết hợp của động từ trung tâm với các thành tố phụ
sau để phân ra làm hai loại là thực từ và hƣ từ và cấu trúc hai trung tâm (mệnh đề).
Về mặt quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ sau, Đinh Văn Đức chia ra làm hai
loại kết hợp: kết hợp trực tiếp và kết hợp gián tiếp. Ông nhận xét: “các thành tố phụ
ở phần cuối động ngữ, ngoại trừ những thực từ có khả năng phát triển mở rộng, còn
lại là các từ thiên về ngữ pháp với những nhóm khác nhau” [Đinh Văn Đức, 2001:
153]. Cao Xuân Hạo thì gọi phần phụ sau trung tâm là các bổ ngữ của ngữ vị từ,
gồm: ngữ danh từ, ngữ vị từ và chia thành hai loại: bổ ngữ trực tiếp và bổ ngữ gián
tiếp và các tiểu loại nhỏ trong nội bộ của bổ ngữ gián tiếp [Cao Xuân Hạo, 2005].
Các tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1983) cũng chia ra làm hai loại thành tố phụ

18


sau với tên gọi: phụ tố do chính tố yêu cầu riêng và phụ tố do chính tố không yêu
cầu riêng.
Cấu trúc ngữ pháp và vấn đề ngữ nghĩa của động ngữ đƣợc nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm nhƣng do bản chất phức tạp của động từ nên việc hình thành một mô
hình cấu trúc với các thành tố ổn định nhƣ của danh ngữ là một việc làm khó khăn.
Việc quyết định yếu tố nào thuộc về cấu trúc đoản ngữ động từ, thực sự bổ nghĩa
cho động từ trung tâm cũng còn là một vấn đề chƣa thực sự ngã ngũ trong giới
nghiên cứu.
Nhƣ vậy, danh từ và động từ là hai từ loại thực từ luôn nhận đƣợc sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà khoa học từ thời Hy Lạp - La Mã, Ấn Độ cổ đại đến
nay. Các vấn đề về bản chất từ loại và sự mở rộng của cấu trúc của ngữ đoạn có
trung tâm là danh từ hay động từ để trở thành các ngữ đoạn danh từ và ngữ đoạn
động từ (các ngữ đoạn hƣớng tâm điển hình, với trung tâm nằm ở bên trong ngữ
đoạn) đã đƣợc nghiên cứu trong khoa học ngôn ngữ học theo nhiều trƣờng phái,

trong nhiều công trình nghiên cứu về cú pháp của các ngôn ngữ riêng biệt cũng nhƣ
trong các nghiên cứu ngôn ngữ mang tính đại cƣơng. Đối với Việt ngữ học, mô hình
danh từ và danh ngữ về cơ bản đã đƣợc hình thành qua công trình nghiên cứu của
Nguyễn Tài Cẩn và tiếp đó là các nhà nghiên cứu ngữ pháp nhƣ Đinh Văn Đức,
Nguyễn Đình Hòa, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Chính… Trong
các công trình nghiên cứu cú pháp tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác trên thế giới và
trong ngôn ngữ học đại cƣơng, danh ngữ thƣờng đƣợc quan tâm nghiên cứu do tính
chất tĩnh, dễ xác lập mô hình. Mô hình của động ngữ thƣờng không ổn định do vị trí
đối đãi của nó với các thành tố khác và động từ trung tâm cũng không ổn định. Sự
không ổn định này có thể có nguyên nhân mang tính ngữ dụng hoặc do nguyên nhân về
nhu cầu của ngƣời Việt về tính nhịp điệu hoặc/ và sự hài thanh trong phát ngôn.
1.2. Cơ sở lí luận về danh ngữ
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, danh ngữ là một ngữ, gồm có một danh từ
hoặc đại từ làm thành phần chính (trung tâm) và các thành tố phụ cho trung tâm đó.
Tuy nhiên, việc nhận thức và xác định thành tố trung tâm cũng nhƣ các thành phần

19


phụ không phải đã đạt đƣợc sự thống nhất hoàn toàn giữa các nhà nghiên cứu. Dƣới đây,
chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày các vấn đề hữu quan của từng thành tố trong danh ngữ.
1.2.1. Trung tâm của danh ngữ
Trung tâm của danh ngữ phải là danh từ và danh từ trung tâm là cái đại diện,
thể hiện về năng lực cú pháp cho toàn bộ danh ngữ. Trung tâm danh ngữ nắm vai
trò điều biến các mối quan hệ trong nội bộ danh ngữ cũng nhƣ các quan hệ kết hợp
ngoài danh ngữ. Tuy nhiên, danh từ tiếng Việt là một lớp từ gồm các tiểu loại với
các đặc trƣng ngữ pháp và ngữ nghĩa không hoàn toàn nhƣ nhau. Vậy có hai câu hỏi
cần trả lời. Một là: trong tiếng Việt có bao nhiêu tiểu loại danh từ? Hai là: năng lực
làm trung tâm danh ngữ của các tiểu loại danh từ có nhƣ nhau không?
Việc nhận diện và phân loại danh từ tiếng Việt đã đƣợc tiến hành từ sớm

trong các công trình ngữ pháp của A. de Rhodes, A.J.L Taberd, Trƣơng Vĩnh Kí,
M.B. Emeneau… với các tiêu chí nhƣ: tiêu chí [± chung]; tiêu chí [± biệt loại]; tiêu
chí [± trừu tƣợng]; tiêu chí [± đếm đƣợc] và tiêu chí [± đơn vị]. Tuy nhiên, trong số
các tiêu chí phân loại đó, tiêu chí [± đơn vị] sẽ cho ra hai loại danh từ ở lần phân
loại thứ nhất là: danh từ đếm đƣợc và danh từ không đếm đƣợc. Các danh từ đếm
đƣợc lại tiếp tục đƣợc phân loại theo tiêu chí [± đơn vị] thành: DĐV và DK. Cách
phân loại theo tiêu chí [± đơn vị] sẽ cho ra kết quả gồm: DĐV và DK. Các DK lại
đƣợc phân loại ở bậc thứ hai, bằng tiêu chí [[± đếm đƣợc], với kết quả gồm: DK [+
đếm đƣợc] và DK [- đếm đƣợc]. Hai cách phân loại này không khác nhau ở kết quả
cuối cùng, đều cho ra một bảng phân chia các tiểu loại danh từ trong tiếng Việt
gồm: DĐV, DK [+ đếm đƣợc], DK [- đếm đƣợc].
Luận án lựa chọn cách phân loại danh từ theo tiêu chí [± đơn vị] ở bậc phân
loại thứ nhất và ở bậc thứ hai, tiếp tục phân loại các danh từ [- đơn vị] thành các DK
[± đếm đƣợc]. Cách phân loại này gần với cách phân loại danh từ biệt loại và danh
từ tổng hợp (vốn đã quen thuộc trong giới cú pháp học).
Nhƣ vậy, với các tiêu chí về thành tố trung tâm cũng nhƣ kết quả phân loại
danh từ trong tiếng Việt, dƣới đây chúng tôi sẽ bàn đến những tiểu loại danh từ có
thể có năng lực đảm nhiệm vai trò là đơn vị trung tâm của danh ngữ tiếng Việt.

20


×