Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (thông tin đưa lên website

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.24 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, trong đó mỗi
âm tiết là một đơn vị hoàn chỉnh đứng độc lập, là đơn vị cuối cùng trong
việc phân xuất các đơn vị của lời nói, đồng thời âm tiết cũng là cơ sở để
phân tích cấu trúc kết hợp các âm vị. Từ lâu đã có nhiều tác giả đã quan
tâm nghiên cứu đơn vị cơ bản này, đặc biệt là bằng phương pháp thực
nghiệm. Có thể coi Lê Văn Lý là người đầu tiên nghiên cứu thực nghiệm
về thanh điệu. Những nghiên cứu thực nghiệm về thanh điệu tiếng Việt
còn có thể kể: Nguyễn Hàm Dương (1962), Han Mieko (1968), Hoàng
Cao Cương (1982), Cao Xuân Hạo (1986), Vũ Kim Bảng (1984), Nguyễn
Văn Lợi Những nghiên cứu thực nghiệm về formant tiếng Việt có thể kể:
Nguyễn Văn Ái (1973, 1974), Vũ Kim Bảng (2002).
Đối với âm tiết tiếng Việt, xét về các đặc trưng âm học của nó,
còn có một số vấn đề chưa được đề cập tới, đó là: mối quan hệ hay vai trò
của âm đầu và âm cuối đối với nguyên âm (formant) và thanh điệu (âm
vực và đường nét). Những kết quả nghiên cứu này có giá trị cả về mặt lí
thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn.
Trong vòng 50 năm qua, công nghệ thông tin đã phát triển nhanh
chóng và mạnh mẽ. Trong xu hướng chung đó cùng với vai trò của mạng
Internet và mạng thông tin di động viễn thông nói riêng thì vấn đề xử lí
tiếng Việt cho tổng hợp và nhận dạng tiếng nói là một nhu cầu cấp bách
đòi hỏi có những nghiên cứu thực nghiệm cụ thể về ngữ âm tiếng Việt.
Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Cấu trúc formant
của nguyên âm tiếng Việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (Trên cơ
sở khảo sát thực nghiệm) làm đề tài luận án.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chúng tôi đã tổng quan tình hình nghiên cứu về nguyên âm và cấu
trúc formant của nguyên âm ở một số ngôn ngữ trên thế giới và trong
tiếng Việt.
2.1. Những nghiên cứu về formant của nguyên âm trên thế


giới
Formant và cấu trúc formant của nguyên âm là một trong những
lĩnh vực nghiên cứu mang tính ứng dụng cao đã được thực hiện ở nhiều
ngôn ngữ trên thế giới. Những lĩnh vực được nghiên cứu như: đặc điểm
cấu trúc âm học của formant, sự ảnh hưởng của phụ âm tắc đến formant
của nguyên âm, ảnh hưởng của tần số cơ bản của thanh điệu đến formant
1
của nguyên âm. Những nghiên cứu ở các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Thụy
Điển, tiếng Trung Quốc…với những nghiên cứu của Peterson và Barney
(1952), P.C. Delattre, A. M. Liberman, F. S. Cooper (1958), Ladefoged và
Maddieson, G. Fant (1959), Manjari Ohala và John J. Ohala (1998), James
J.Hant và Abeer Alwan (1999), Yan Jingzhu (1995),
2.2. Những nghiên cứu về formant của nguyên âm tiếng Việt
Formant của nguyên âm tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu
Han Mieko (1968), Nguyễn Văn Ái (1973, 1974), Hoàng Cao Cương
(1986), Vũ Kim Bảng (2002) công bố trong nhiều công trình nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa vào việc mô tả cấu trúc formant của các nguyên âm đơn
trong kết hợp với thanh điệu và âm tắc ở các vị trí khác nhau trong âm
tiết, mục đích chính của luận án là: cung cấp các thông số âm học quan
trọng cho quá trình tổng hợp tiếng Việt, nhận dạng giọng nói tiếng Việt.
Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu cấu trúc formant của nguyên âm
ở nước ngoài và ở Việt Nam nhằm xác định rõ hướng nghiên cứu của đề
tài.
- Xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài trên cơ sở định rõ khái niệm
cấu trúc formant của nguyên âm và những vấn đề liên quan.
- Tìm các đặc điểm âm học liên quan đến formant của nguyên âm
trong quan hệ với thanh điệu và phụ âm tắc, phụ âm mũi; đồng thời xác
định sự tác động qua lại của yếu tố như phụ âm (phụ âm tắc, phụ âm mũi)

và thanh điệu đến formant của nguyên âm trên ba phương diện: trường độ
formant, vùng tần số formant và diễn tiến formant.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc formant của các
nguyên âm tiếng Việt trong bối cảnh kết hợp với thanh điệu và phụ âm tắc
ở cả hai vị trí mở đầu và kết thúc âm tiết.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ giới hạn với cấu trúc formant
của nguyên âm tiếng Việt với 6 phụ âm đầu tắc, mũi /m, n, , p, t, k/ và 6
phụ âm cuối tắc, mũi /m, n, p, t/ và /, k/.
5. Ý nghĩa và đóng góp của luận án
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần chỉ ra
các đặc điểm cấu trúc formant nguyên âm tiếng Việt trong quan hệ với các
đơn vị chiết đoạn và siêu đoạn khác. Trên cơ sở so sánh với một số tác giả
khác nhằm chỉ ra các nét đặc thù riêng của tiếng Việt được thể hiện ở các
formant.
2
Về mặt thực tiễn: Những kết quả khảo sát của luận án là một tổng
quan nghiên cứu về formant của nguyên âm trong mối quan hệ với thanh
điệu và âm tắc. Nó có thể làm cơ sở và ứng dụng cho các mục đích tổng
hợp, nhận dạng và giám định âm thanh lời nói tiếng Việt.
6. Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho việc mô tả cấu trúc
formant của nguyên âm trong các kết hợp, luận án sử dụng hai phương
pháp chính: phương pháp miêu tả và ngữ âm thực nghiệm. Ngoài ra, một
số thủ pháp thống kê và so sánh cũng được sử dụng để trình bày, thể hiện
và nhận xét các kết quả.
7. Tư liệu nghiên cứu: Tư liệu nghiên cứu được lấy từ giọng đọc
của 6 CTV là các phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam, giọng Hà Nội,
có độ tuổi từ 30 đến 40, được yêu cầu phát âm theo bảng từ.
8. Bố cục của luận án: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu
tham khảo và Phụ lục luận án được cấu trúc gồm 4 chương: Chương 1-

Một số vấn đề cơ sở lí thuyết. Chương 2- Mối quan hệ giữa formant của
nguyên âm và thanh điệu. Chương 3- Formant của nguyên âm trong kết
hợp với âm đầu tắc và thanh điệu. Chương 4 - Formant của nguyên âm
trong kết hợp với âm cuối tắc và thanh điệu.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Khái niệm formant của nguyên âm
Formant được định nghĩa bởi Gunnar Fant (1960) "những đỉnh
quang phổ của phổ âm thanh được gọi là các formant". Định nghĩa này
được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngữ âm học và các xử lí âm thanh
trong công nghệ [93, tr 45]. Khái niệm này còn được Benade (1976) sử
dụng với nghĩa tương tự "formant là những đỉnh được quan sát trong sự
bao phủ của phổ được gọi là các formant".
Nhà vật lí học người Đức, Hermann, L (1989) đưa ra khái niệm
formant để chỉ sự gia tăng về cường độ âm thanh của một hay một nhóm
tần số do tần số hoạ âm có cùng tần số với khoang cộng hưởng tạo nên
đặc trưng của mỗi nguyên âm. Những nghiên cứu sau này của các nhà
ngôn ngữ học ngày càng làm hoàn thiện khái niệm này (Lindblom, B,
1986; Ladefoyed, P và Maddieson, I, 1990). Han Mieko (1969) trong
""Studies in phonology of Asian Languages: Vietnamese Vowel" đã định
nghĩa: "Nguyên âm được mô tả bởi khoang cộng hưởng tương đối lớn
trong so sánh với phụ âm. Khoang cộng hưởng này được mạnh thêm ở
những vùng khác nhau theo khẩu hình đặc trưng của bộ máy phát âm của
âm thanh lời nói. Những vùng có cộng hưởng tăng mạnh được gọi là các
3
formant. Mỗi nguyên âm có một kiểu formant đặc trưng, và thực nghiệm
đã chứng tỏ rằng hai formant đầu tiên mang hầu hết thông tin về phẩm
chất của nguyên âm" [98, tr 11].
1.2. Cấu tạo bộ máy phát âm của con người
Các cơ quan cấu âm bao gồm có phổi, khí quản, thanh hầu, các
khoang họng, khoang miệng cùng với các bộ phận cấu thành của chúng

tạo thành một nhóm được gọi bằng thuật ngữ là bộ máy phát âm (vocal
tract). Bộ máy phát âm thường được chia ra thành hai phần, một phần nằm
ở phía trên thanh hầu, và một phần nằm ở phía dưới thanh hầu. Nằm trong
thanh hầu là các dây thanh: kẽ hở giữa các dây thanh được gọi là khe
thanh (glottis), và bộ máy phát âm phía trên khe thanh vì thế được gọi là
bộ máy phát âm phía trên thanh hầu (supraglottal), còn ở phía dưới nó là
bộ máy phát âm phía dưới thanh hầu (subglottal). Các công trình mô tả
ngữ âm về âm thanh lời nói chủ yếu quan tâm đến hoạt động phía trên
thanh hầu.
1.3. Những đặc trưng vật lý của âm thanh tiếng nói
Phần này trình bày các khái niệm về sóng âm, cao độ âm thanh,
cường độ, trường độ của âm thanh.
1.4. Đặc trưng cấu âm của nguyên âm và phụ âm
Các nguyên âm và các âm giống nguyên âm được tạo thành bằng
cách thay đổi hình dạng của các khoang họng và miệng, nhưng không có
một sự tắc hoặc sự cản trở nào đối với luồng không khí. Bên cạnh đó, kích
cỡ và hình dáng của bộ máy phát âm có thể bị thay đổi, về cơ bản hoạt
động định vị của lưỡi và hai môi. Vì vậy, hai hoạt động phát âm cơ bản
nhất trong khi tạo ra các âm nguyên âm khác nhau là hình dáng và vị trí
của lưỡi xác định hình dáng khoang miệng và khoang họng, còn hai môi
điều khiển hình dáng và khu vực thuộc phía trước của bộ máy phát âm. Sự
chúm môi cũng cung cấp một phương tiện mở rộng chiều dài chung của
bộ máy phát âm.
Đặc trưng cấu âm của phụ âm được tạo ra do cơ chế luồng hơi từ
hầu sử dụng luồng hơi phía trên dây thanh. Dây thanh khép lại, và thanh
quản bị di chuyển lên trên và xuống dưới họng, dưới sự điều khiển của các
cơ thanh quản ngoài, để tạo ra luồng hơi. Ngoài ra, các âm phụ âm còn
được tạo ra bằng cách sử dụng các khả năng cấu âm của lưỡi, răng và môi
theo cách luồng không khí đi qua khoang miệng sẽ bị siết lại một cách đột
ngột hoặc tạm thời bị cản trở hoàn toàn.

4
1.5. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt và mối quan hệ giữa các đơn vị
đoạn tính và siêu đoạn tính trong âm tiết
1.5.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Cho đến nay, trong phân tích ngữ âm tiếng Việt, có ít nhất là ba
quan điểm khác nhau về cấu trúc nội tại của âm tiết, phần này trình bày
các quan điểm và các mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
1.5.2. Quan hệ giữa các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính trong âm tiết
Âm tiết tiếng Việt không chỉ là sự kết hợp của các âm vị đoạn
tính, mà còn các yếu tố siêu đoạn tính cũng làm nên nét đặc trưng có ý
nghĩa của âm tiết. Trong nội bộ âm tiết tiếng Việt, có nhiều mối quan hệ
như: quan hệ giữa âm đầu và âm chính, quan hệ giữa âm chính và âm
cuối, quan hệ giữa phụ âm cuối và thanh điệu.

Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA FORMANT CỦA NGUYÊN ÂM
VÀ THANH ĐIỆU
Chương này trình bày mối quan hệ của các thanh điệu cụ thể là
quan hệ của tần số cơ bản F0 đối với cấu trúc formant của nguyên âm.
2.1. Trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh
điệu
Các mẫu khảo sát cho thấy thanh điệu có ảnh hưởng lớn đến trường
độ formant của các nguyên âm. Khi đo trường độ nguyên âm ở tất cả các
mẫu trong kết hợp với thanh điệu chúng tôi nhận thấy đối với các thanh
bằng như huyền và ngang, trường độ của nguyên âm dài hơn khi kết hợp
với các thanh trắc.
Trong tương quan so sánh thì nguyên âm khi kết hợp với thanh điệu
có thể sắp xếp theo trật tự: từ dài đến ngắn tính theo ms như sau: huyền -
ngang - ngã - sắc - hỏi - nặng.
2.2. Vùng tần số formant của nguyên âm trong kết hợp với
thanh điệu

Khi kết hợp với các thanh điệu khác nhau, vùng tần số formant của
các nguyên âm có sự thay đổi phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu; những
thanh có đường nét gãy, trắc làm cho phần cuối của nguyên âm mà nó kết
hợp có những biến động về vùng phân bố formant giữa F1 và F2.
2.2.1. Vùng tần số của nguyên âm /i/
Khi kết hợp với thanh ngang tần số formant của /i/ thấp nhất 291Hz
đối với nam và 312Hz đối với nữ. Sự kết hợp với các thanh điệu khác làm
cho tần số F1 của /i/ có xu hướng tăng từ 10 đến 50Hz, F2 có xu hướng
5
tăng cao hơn từ 30 đến 300Hz so với tần số F2 của /i/ khi kết hợp với
thanh ngang.
2.2.2. Vùng tần số của nguyên âm /e/
Đối với nguyên âm /e/ thanh điệu không làm ảnh hưởng đến F2, ở
tất cả các kết hợp thanh điệu F2 luôn ổn định ở tần số 2210Hz (các CTV
nam), và 2420Hz (CTV nữ). Thanh điệu làm thay đổi tần số F1, kết hợp
với thanh ngang F1 có tần số thấp nhất 394Hz (nam), 510Hz (nữ), sự kết
hợp với thanh ngã khiến cho tần số formant của nguyên âm F1 biến đổi từ
thấp đến cao và tần số cao nhất 495Hz (nam), 570Hz (nữ).
2.2.3. Vùng tần số của nguyên âm /

/
Thanh điệu không làm biến đổi tần số F2 của /

/, F2 luôn duy trì ổn
định ở tần số 2300Hz (nam), 2500Hz (nữ). Thanh điệu khiến F1 của /

/ có
xu hướng tăng dần trong khoảng 571-708Hz tùy từng kết hợp. Trong đó
kết hợp với thanh ngã làm biến đổi F1 lên cao nhất, thanh ngang F1 thấp
nhất.

2.2.4. Vùng tần số của nguyên âm /

/
Thanh điệu không chỉ làm biến đổi tần số F1 mà còn làm F2 của
/

/ thay đổi đáng kể, F1 thấp nhất khi kết hợp với thanh ngang 399Hz
(nữ), 353Hz (nam) F1 dao động trong khoảng 353- 710Hz, sự kết hợp với
thanh ngã làm cho F1 tăng mạnh. Đối với F2 tần số thấp nhất khi kết hợp
với thanh nặng 1190Hz và cao nhất khi kết hợp với thanh ngã 1659Hz.
2.2.5. Vùng tần số của nguyên âm /

/
Vùng tần số F1 của // dao động trong khoảng từ 400 đến 700Hz,
trong đó các kết hợp với thanh ngang, thanh sắc có tần số thấp từ 400 đến
450Hz, các kết hợp với thanh nặng có tần số cao nhất. Vùng tần số F2
thay đổi không đáng kể chủ yếu dao động trong khoảng 1200-1400Hz.
2.2.6. Vùng tần số của nguyên âm /a/
Các thanh điệu làm cho forman của /a/ phân tán rời rạc lúc lên cao
lúc xuống thấp không ổn định. Khoảng tần số F1 chuẩn của /a/ 707-
1000Hz, F2 1190-1410Hz, tuy nhiên trong kết hợp với các thanh điệu tần
số F1 của /a/ đôi khi xuống rất thấp thậm chí chỉ ở mức tần số 431Hz,
480Hz khi kết hợp với thanh ngã, thanh sắc. Đối với F2 sự ảnh hưởng của
thanh điệu khiến F2 của /a/ có chiều ngược lại, đó là tần số F2 tăng vọt
dao động trong khoảng từ 1519 -1951Hz, sự ảnh hưởng này thể hiện rõ
nét nhất ở các thanh ngã, hỏi, sắc, nặng.
2.2.7. Vùng tần số của nguyên âm /u/
Kết hợp với các thanh điệu F1 của /u/ dao động trong khoảng 322-
510Hz, F2 nằm trong khoảng khá rộng 647-1700Hz, trong đó kết hợp với
6

các thanh cao như thanh ngang, thanh ngã có tần số F2 cao hơn các thanh
khác.
2.2.8. Vùng tần số của nguyên âm /o/
Theo nghiên cứu của chúng tôi /o/ khi kết hợp với thanh điệu có F1
thấp nhất 420Hz cao nhất 550Hz. F2 khi kết hợp với thanh điệu dao động
trong khoảng 820Hz - 1370. Như vậy, khi kết hợp với các thanh điệu tần
số formant của nguyên âm /o/ tăng lên đối với cả F1 và F2 từ 100 đến
400Hz.
2.2.9. Vùng tần số của nguyên âm /

/
Đối với nguyên âm dòng sau // tần số F1 trung bình của // nằm
trong khoảng 595-707Hz, F2 trong khoảng 840-1000Hz. Khi kết hợp với
6 thanh điệu khoảng tần số này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu trước
đó. Cụ thể F1 của // dao động trong khoảng rất rộng 430 - 1124Hz, F2
của // 1002 - 1429Hz.
2.3. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh
điệu
2.3.1. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh ngang
Kết hợp với thanh ngang khiến cho F1 của hầu hết các nguyên âm
đều xuất phát từ tần số cao nằm trong vùng tần số đặc trưng của các
nguyên âm, sau đó có diễn tiến đi xuống và đạt mức thấp nhất ở điểm cuối
cùng của diễn tiến formant.
Ngược lại, ở tần số F2 diễn tiến đường nét formant của các nguyên
âm có ba dạng: một dạng xuất phát ở tần số thấp sau đó đi lên và kết thúc
ở tần số cao, dạng này xảy ra đối với các nguyên âm dòng trước /i, e, / và
dòng giữa /, , a/, nhiều chỗ cấu trúc formant bị phá vỡ, nhất là cấu trúc
F2 của các nguyên âm dòng trước /i, e, /. Dạng đường nét thứ hai xuất
phát ở tần số cao sau đó có đường nét đi xuống và hơi đi lên ở phần cuối
trường hợp hai nguyên âm dòng sau /u,o/, riêng // có đường nét F2 tương

đối bằng phẳng từ đầu đến cuối.
2.3.2. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh huyền
Cũng tương tự như thanh ngang khi kết hợp với thanh huyền diễn
tiến F1 của các nguyên âm xuất phát từ tần số cao sau đó đi xuống đều
đặn và kết thúc ở tần số rất thấp. Diễn tiến F2 có chiều hướng ngược lại,
có hướng đi lên. Tuy nhiên, ở trường hợp nguyên âm /o/ F2 lại có chiều
hướng đi xuống. Kết hợp với thanh huyền làm cho cấu trúc F2 của // bị
phá vỡ.
7
Có thể nói, sự kết hợp với thanh ngang và thanh huyền không làm
mất đi cấu trúc đặc trưng formant của các nguyên âm. Nhìn chung, chúng
vẫn giữ sự ổn định từ đầu đến cuối.
2.3.3. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh ngã
Kết hợp với thanh ngã làm cho cấu trúc F1 của nguyên âm đi xuống
không đều đặn, thỉnh thoảng có đoạn đi lên ở giữa khiến cho đường nét F1
có hình sóng. Một số đoạn cấu trúc formant của /a, u, / bị phá vỡ. Thanh
ngã có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc F2 của nguyên âm. Sự ảnh hưởng này
thể hiện rõ ở việc phá vỡ các đường nét F2 nhất là ở các nguyên âm dòng
trước /i, e, /, khiến cho F2 chỉ là những điểm rời rạc, đứt đoạn.
2.3.4. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh hỏi
Nhìn chung F1 của nguyên âm khi kết hợp với thanh hỏi có dạng đi
xuống đều đặn, càng về cuối diễn tiến formant mất ổn định cấu trúc bị phá
vỡ thành những điểm rời rạc với tần số rất thấp, những nguyên âm dòng
sau /u, o, / cấu trúc F1 bị đứt đoạn. Ở khu vực F2 cấu trúc chỉ được giữ
vững với hai nguyên âm /i, e/, các nguyên âm còn lại F2 bị phá vỡ thành
các điểm lên xuống rời rạc không ổn định.
2.3.5. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh sắc
Kết hợp với thanh sắc diễn tiến F1 các nguyên âm bắt đầu ở tần số
cao, đi xuống đều đặn và kết thúc ở tần số thấp, cấu trúc F1 luôn được duy
trì. Trong khi đó, F2 bị phá vỡ cấu trúc thành các điểm rời rạc ở các

nguyên âm dòng trước, dòng giữa. Các nguyên âm dòng sau có diễn tiến
F2 ổn định đi lên ở đoạn cuối, và kết thúc ở cao độ cao.
2.3.6. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh nặng
Kết hợp với thanh nặng F1 của các nguyên âm tương đối bằng
phẳng, F2 không ổn định đối với các nguyên âm dòng trước và dòng giữa,
có đôi chỗ cấu trúc bị phá vỡ.
2.4. Tiểu kết
Từ những khảo sát về cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp
với thanh điệu cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Các khía cạnh chiết đoạn và siêu đoạn của tín hiệu lời nói không
hành chức một cách độc lập với nhau. Có nhiều sự tương tác lẫn nhau
quan trọng giữa cấu trúc chiết đoạn ở đây là nguyên âm và mô hình cao độ
của thanh điệu đi kèm. Cụ thể:
- Thanh điệu có ảnh hưởng đến trường độ của nguyên âm, các kết
hợp nguyên âm với thanh ngang, ngã có trường độ dài hơn các kết hợp với
thanh sắc, hỏi, nặng.
8
- Thanh điệu cũng tác động đến vùng tần số của các nguyên âm
đơn tiếng Việt. Nhìn chung, những ảnh hưởng của thanh điệu làm cho tần
số F1, F2 của nguyên âm tăng lên đáng kể. Sự ảnh hưởng này xảy ra ở các
kết hợp thanh cao, nhất là đối với các kết hợp thanh ngang, ngã, sắc.
- Thanh điệu có ảnh hưởng tới diễn tiến formant của các nguyên
âm ngay ở phần đầu, sự ảnh hưởng này kéo vùng tần số formant của
nguyên âm cao hơn hoặc thấp hơn tần số thông thường của nó tạo nên một
đoạn đi lên hoặc đi xuống giữa thanh điệu và nguyên âm mà nó kết hợp.
Điều này biến đổi cấu trúc đường nét formant làm cho nó có thể đi lên hay
đi xuống ở phần đầu so với cấu trúc ban đầu. Một số thanh điệu khiến cho
tần số F2 của nguyên âm không ổn định mà bị phá vỡ thành các điểm rời
rạc.
Các giá trị âm học cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp

với thanh điệu đã trình bày ở trên là cơ sở để chúng tôi so sánh với kết quả
khảo sát của những chương tiếp theo.
Chương 3: FORMANT CỦA NGUYÊN ÂM TRONG KẾT
HỢP VỚI ÂM ĐẦU TẮC VÀ THANH ĐIỆU
Chương này trình bày đặc điểm cấu âm của các âm tắc, sự ảnh
hưởng của nhóm phụ âm tắc vô thanh /p, t, k/, nhóm phụ âm mũi /m, n, ŋ/
trên các phương diện: vùng tần số, diễn tiến đường nét đoạn quá độ và
trường độ formant của nguyên âm.
3.1. Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm đầu /p, t, k/
Các âm tắc /p, t, k/ trong tiếng Việt có một động tác khép hoàn toàn
trước một động tác mở ra. Khởi âm đột ngột phân biệt cấu âm của các phụ
âm tắc với các phụ âm xát. Khởi âm của các âm xát là từ từ còn đặc điểm
cơ bản của các âm tắc, ngược lại, là một dải sóng điếc có một khoảng im
lặng đằng trước, mà dưới những điều kiện nhất định thì một xung động
của các dải thanh âm có thể bị thay thế.
3.1.1. Trường độ formant của nguyên âm
Trong một phạm vi nào đó, trường độ phụ thuộc và bị chi phối bởi
nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là bởi chất lượng của nguyên âm và các
phụ âm đứng sát cạnh nguyên âm. Theo kết quả nghiên cứu, ảnh hưởng
của các phụ âm kế cận lên trường độ nguyên âm là rất khác nhau, và
không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt sự ảnh hưởng của một phụ âm
đứng cạnh với những nét phát âm riêng một cách giản đơn đối với nguyên
âm liên quan. Các kết quả khảo sát cho thấy phụ âm tắc /p, t, k/ cùng với
9
thanh điệu có ảnh hưởng trực tiếp đến trường độ formant của nguyên âm
trong ngữ cảnh CV. Các nguyên âm khi đứng sau các phụ âm này có
trường độ formant ngắn hơn từ 50 đến 100 ms. Trong đó, nguyên âm
đứng sau /p/ có trường độ ngắn nhất so với hai phụ âm còn lại.
Nghiên cứu cho thấy trường độ formant của nguyên âm khi đứng
sau các phụ âm tắc vô thanh có xu hướng bị rút ngắn, điều này chứng tỏ vị

trí cấu âm của các phụ âm tắc /p, t, k/ có ảnh hưởng đến trường độ
formant của nguyên âm. Trong số đó, một phụ âm khi phát âm đòi hỏi
phải có một sự dịch chuyển của lưỡi như /t, k/, thì cần phải có thời gian
hơn để tạo ra một phát âm phụ âm tính điều này làm cho nguyên âm đứng
cạnh có trường độ dài hơn. Vì vậy, các nguyên âm sẽ dài hơn khi đứng
sau các phụ âm lợi và các âm mạc so với khi đứng sau các âm hai môi như
/p/.
3.1.2. Vùng tần số formant của các nguyên âm
Trong phần này, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào những
ảnh hưởng của các phụ âm vô thanh đối với vùng tần số formant của các
nguyên âm kế cận. Chẳng hạn, các âm tắc vô thanh /p, t, k/ bắt đầu bằng
một luồng hơi thở ra từ phổi sinh ra một cao độ thấp hơn chi phối đến các
nguyên âm đứng sau.
Qua dữ liệu khảo sát cho thấy, trong âm tiết CV ranh giới giữa âm
vị /p, t, k/ với nguyên âm theo sau có sự thay đổi rõ ràng, sự thay đổi này
không chỉ xảy ra ở vùng tần số chuyển tiếp giữa phụ âm và nguyên âm mà
ngay cả trên biểu đồ sóng và biên độ cũng có sự thay đổi rõ rệt. Biên độ
của nguyên âm đi sau tăng lên rất mạnh. Trên biểu đồ phổ, các formant
của nguyên âm có độ đậm rõ ràng hơn rất nhiều, tuy nhiên sự thay đổi trên
biểu đồ phổ xảy ra chậm hơn so với trên biểu đồ sóng trong khoảng thời
gian 5-10ms. Phụ âm đầu /p, t, k/ có ảnh hưởng đến vùng tần số formant
của nguyên âm đứng sau, nó làm suy giảm vùng tần số formant của
nguyên âm, đặc biệt ở những vùng tần số thấp như F1 và F2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực tần số của một phụ âm đều
được điều chỉnh triệt để theo các formant của các nguyên âm đi sau, ảnh
phổ vùng tần số xuất hiện của /p, t, k/ trước các nguyên âm /i, e,
u, o,  có một tâm vùng thấp hơn kéo tâm vùng của các
nguyên âm gần hơn với tâm vùng của /p, t, k/ hơn so với trường hợp các
nguyên âm độc lập. Tâm vùng thấp và gần hơn với tâm vùng của /p, t, k/
được thể hiện rõ nhất ở đoạn chuyển tiếp formant tiếp giáp giữa phụ âm

tắc và nguyên âm nhất là đối với các nguyên âm có độ mở rộng /, a, /
vùng tần số F1 bị suy giảm đáng kể.
10
3.1.3. Diễn tiến vùng chuyển tiếp tần số formant
Ở những chỗ chuyển tiếp giữa phụ âm và nguyên âm trong cùng
một âm tiết các formants có đường nét chúc lên hay chúc xuống do những
chuyển đổi tư thế của các khí quan phát âm. Chính những nét này là các
dấu hiệu để nhận diện các phụ âm. Cụ thể, ở những mẫu nguyên âm đứng
sau phụ âm đầu /p, t, k/ chuyển tiếp CV thường ổn định, và rất dễ dàng
nhận thấy ranh giới giữa C và V. V tại đoạn chuyển tiếp phụ thuộc chặt
chẽ vào các đặc trưng của C, trong khoảng thời gian 50 – 60 ms đầu tiên
F1 bắt đầu ở tần số thấp hơn tần số trung bình của nguyên âm khoảng
50Hz, đi xuống đều đặn và có tần số thấp nhất tại điểm cuối cùng của
đường nét formant của nguyên âm.
Đối với F2, ở những nguyên âm dòng trước /i, e, / F2 bắt đầu với
tần số thấp có xu hướng đi lên, F2 của các nguyên âm còn lại đi xuống
đều đặn. Khái quát các mô hình chuyển tiếp formant của phụ âm /p, t, k/
với các nguyên âm như sau:
Cụ thể, đường nét diễn tiến chuyển tiếp của phụ âm /p/ đối với
formant của nguyên âm được mô tả như sau: kết hợp với nguyên âm /i/,
trong khoảng 20ms đầu, tần số của nguyên âm /i/ bị kéo xuống thấp nhất
277Hz sau đó có diễn tiến đều đặn và ổn định ở vùng tần số 350-360Hz,
F2 xuất phát ở vùng tần số thấp 1974Hz có xu hướng hơn đi lên 2078Hz
và giữ ổn định ở vùng tần số này. Xu hướng diễn tiến này diễn ra ở cả tất
cả các nguyên âm khác. Cấu trúc formant là những điểm liền nhau không
hề bị phá vỡ.
pi pê pe pư pơ pa pu pô po
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm /p/
Diễn tiến chuyển tiếp của phụ âm /t/ đối với formant của nguyên

âm được mô tả như sau: kết hợp với nguyên âm /i/, trong khoảng 15ms
đầu, tần số F1 của nguyên âm /i/ có diễn tiến đều đặn và ổn định ở vùng
tần số trên 300Hz, F2 xuất phát ở vùng tần số cao 2035Hz có xu hướng
hơn đi xuống đều 1744Hz và giữ ổn định ở vùng tần số này. Xu hướng
diễn tiến này diễn ra ở cả tất cả các nguyên âm khác.
11
ti tê te tư tơ ta tu tô to
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm [t]
Trong kết hợp phụ âm /k/ ở đầu, ở tất cả các nguyên âm diễn tiến
F1 không có sự thay đổi nhiều về tần số, đường nét F1 bằng phẳng và đều
đặn từ đầu đến cuối, diễn tiến này có ở tất cả các nguyên âm. Đối với cấu
trúc F2 ở đoạn đầu có điểm xuất phát ở tần số cao, có xu hướng đi xuống
tạo thành đường cong formant sau đó có diễn tiến ổn định.
ki kê ke cư cơ ca cu cô co
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm /k/
3.2. Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm đầu /m ,n,  /
Tất cả các âm mũi /m, n, ŋ/ có cấu âm phụ thuộc vào luồng hơi đi
qua khoang họng và khoang miệng, ví dụ âm /m/ của từ ma hay mi. Các
phụ âm mũi kiểu như vậy được tạo ra với ngạc mềm hạ thấp xuống để cho
luồng hơi đi qua đường mũi, và với khoang miệng bị ngăn chặn trong suốt
khoảng thời gian phát âm phụ âm. Trong hoạt động này, khoang họng và
khoang mũi mở và khoang miệng đóng tất cả đều tham gia vào các thuộc
tính cộng hưởng của âm. Chẳng hạn như /m, n, / như trong từ mê, nê và
âm đầu của từ nga, mạc hay ngạc mềm được hạ thấp nhưng lại có một
động tác khép hoàn toàn ở miệng (ở hai môi đối với /m/, giữa đầu lưỡi và
răng hay chân răng đối với /n/, giữa phần sau lưỡi và ngạc mềm (mạc) đối
với //). Kết quả là toàn bộ không khí được dùng trong hoạt động tạo sản
của chúng bị đổi qua mũi.

Cấu âm của phụ âm mũi hữu thanh thể hiện bằng một dải sóng hữu
thanh dài có biên độ và tần số thấp hơn tần số hữu thanh của nguyên âm,
năng lượng tần số là các khoảng đậm nhạt yếu hơn ở khu vực nguyên âm.
Ranh giới giữa âm mũi và các nguyên âm được nhận thấy trên
biểu đồ phổ bằng việc sự xuất hiện của các formant. Kết cấu formant của
các phụ âm mũi về cơ bản giống với kết cấu formant của các nguyên âm.
Tuy nhiên, hình dạng ba formant đầu tiên của chúng thường khác với hình
12
dạng formant của một nguyên âm bởi sự chuyển động đều đặn ổn định và
có phần đi lên rất đột ngột của hầu hết các formant là do trường độ tăng
cường của hệ thống khoang cộng hưởng trong thế so sánh với trường độ
tăng cường của các nguyên âm bên cạnh. Cường độ tổng thể của tất cả các
âm mũi là thấp hơn đáng kể so với cường độ tổng thể của các nguyên âm.
Đoạn chuyển tiếp formant của phụ âm /m/ sang nguyên âm có trường độ
nằm trong khoảng 50 ms vùng mà tần số formant có sự thay đổi mạnh mẽ.
Điểm kết thúc của âm vị /e/ được xác định trên biểu đồ sóng. Âm
/e/ là nguyên âm, tại điểm kết thúc các sóng đi lên hoặc đi xuống chu kỳ
đều đặn với biên độ giảm dần. Trên biểu đồ phổ có thể nhận thấy rất rõ
các formant F1, F2, F3 của âm vị /e/. Các phụ âm mũi /n/, /m/ có năng
lượng thấp nhất trong các loại âm vị, do đó formant của hai âm này mờ
nhạt hơn nguyên âm /e/. Các F2, F3 của hai phụ âm /n/, /m/ ở đoạn tiếp
giáp với /e/ thường có cùng độ cao và song song với F2, F3 của /e/ do bị
ảnh hưởng của các formant này.
3.2.1. Trường độ formant của nguyên âm
Trường độ formant của nguyên âm đi sau phụ âm tắc hữu thanh
thường dài hơn đáng kể so với nguyên âm đứng sau các phụ âm tắc vô
thanh tuy nhiên chúng vẫn ngắn hơn so với nguyên âm trong ngữ cảnh
độc lập.
3.2.2. Vùng tần số formant
Trong phần này nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào những ảnh

hưởng của các phụ âm mũi hữu thanh đối với cao độ của các nguyên âm
kế cận.
Các âm mũi hữu thanh có xu hướng hạ thấp cao độ của tần số
formant của các nguyên âm đi sau hơn so với các âm tắc vô thanh. Điều
này được coi là do các lực căng cơ thanh quản trong phía dưới dùng trong
sinh âm thở. Các âm hút vào hạ thấp cao độ ít hơn so với các âm tắc hữu
thanh bình thường, có thể một phần vì lí do luồng hơi ở hầu chuyển động
nhanh khi thanh quản hạ thấp xuống trong suốt quá trình hút hơi vào.
Cũng có thể là các lực căng cơ cần để khép khe thanh lại trong suốt quá
trình hút hơi chống lại các yếu tố có khuynh hướng hạ thấp cao độ ở
nguyên âm đứng sau.
Ở các phụ âm, nét đặc được hiển thị bằng một vùng formant trội,
đặt tại trung tâm, như đối lập với những âm vị mà trong đó một vùng
không phải trung tâm trội lên. Các âm mũi đặc có một vùng formant trội
giữa các formant mũi đặc trưng. Những quan sát về những vị trí của
13
formant thứ nhất ở các âm tắc và các âm mũi làm minh chứng cho mối
quan hệ song song giữa nét đặc ở các nguyên âm và phụ âm.
3.2.3. Diễn tiến vùng chuyển tiếp tần số formant
Các phụ âm đầu /m, n,/ trong kết hợp với nguyên âm đều có ảnh
hưởng tới diễn tiến formant của nguyên âm. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của
từng phụ âm tới formant là khác nhau. Đặc trưng của vùng ảnh hưởng
formant của phụ âm /m/ đến nguyên âm đứng sau chính là sự gia tăng tần
số ở cả F1 và F2. Cấu trúc formant của /m/ tại đoạn chuyển tiếp với
nguyên âm bị đứt đoạn. Trường độ đoạn chuyển tiếp nằm trong khoảng 30
đến 50ms. Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant trong kết hợp
với phụ âm đầu /m/ minh họa dưới đây:
mi mê me mư mơ ma mu mô mo
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm /m/

Nếu như sự ảnh hưởng formant nguyên âm đứng trước phụ âm /m/
là sự suy giảm về tần số của cả F1 và F2 thì diễn tiến formant của nguyên
âm đứng trước phụ âm /n/ bị ảnh hưởng theo hai chiều khác nhau, sự suy
giảm ổn định của tần số F1, và sự gia tăng của tần số F2 là diễn tiến cơ
bản chi phối toàn bộ làm nên đặc trưng diễn tiến formant của nguyên âm
trong kết hợp với phụ âm /n/ cuối. Điều này đúng cho cả CTV nam và
CTV nữ. Xu hướng và diễn tiến này diễn ra ở tất cả các nguyên âm.
Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant của 9 nguyên âm
đơn tiếng Việt trong kết hợp với âm /n/ cuối theo mô hình diễn tiến sau:
ni nê ne nư nơ na nu nô no
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm /n/
14
nghi nghê nghe ngư ngơ nga ngu ngô ngo
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm /ŋ/
3.3. Thảo luận
Thảo luận của chúng tôi ở đây đi theo hầu hết các nhà nghiên cứu
tập trung vào một vài formant với tư cách như là các yếu tố xác định về
mặt âm học của đặc điểm nguyên âm. Nhưng Strange et al. (1983) đã
tranh luận một cách đầy thuyết phục là khi người nghe tiếp nhận các
nguyên âm của lời nói tự nhiên, đối lập với các kích thích tổng hợp trong
phòng thí nghiệm, họ cũng phụ thuộc vào những thông tin chuyển tiếp
liên cấu âm động học trong cấu trúc formant của âm tiết. Trong khi điều
này vẫn đang còn là một vấn đề thách đố đối với một số nhà nghiên cứu,
thì trên thực tế rất có thể là người nghe, trong các tình huống bình thường,
có các thông tin phụ theo cách này.
Những nghiên cứu của tập đoàn Haskins sử dụng các bản ghi phổ
màu để tổng hợp các kích thích đã cung cấp bằng chứng cơ bản về các tín
hiệu âm học chính đối với vị trí phát âm ở các âm tắc, và đối với nét khu

biệt hữu thanh - vô thanh. Hoạt động nghiên cứu sâu tại Haskins và ở
nhiều nơi khác bằng phương pháp sử dụng lời nói tổng hợp đã cho những
hiểu biết chi tiết về hầu hết các đặc trưng âm học của các phụ âm. Hoạt
động này bao gồm cả khái niệm quỹ tích formant, và vai trò của việc thổi
tiếng ồn với tư cách như là các dấu hiệu đối với phát âm hữu thanh và vị
trí cấu âm ở các âm tắc. Vai trò của phổ thổi tiếng ồn và mối quan hệ liên
cấu âm của nó với nguyên âm đứng sau trong các âm tiết kiểu CV, trong
tư liệu nổi tiếng của Cooper et al. (1952). Hoạt động nghiên cứu của tập
thể phòng thí nghiệm Haskins cũng đã chỉ ra rằng các chuyển tiếp và tỉ lệ
thay đổi của các chuyển tiếp formant ở đầu và ở cuối một âm tiết đã có
một vai trò quan trọng trong việc phân biệt các âm tắc với các phụ âm
vang trong việc xác định các âm mũi và các âm tắc (Liberman et al.
1954). Harris (1958) cũng đã chỉ ra rằng cấu trúc phổ của tiếng ồn trong
các âm xát là một dấu hiệu cơ bản đối với việc tiếp nhận chúng.
3.4. Tiểu kết
Tất cả các phụ âm đầu trong kết hợp với nguyên âm đều có ảnh
hưởng tới trường độ formant, vùng tần số formant và diễn tiến formant
của nguyên âm. Sự ảnh hưởng của từng nhóm phụ âm với những phương
thức và vị trí cấu âm của phụ âm đến formant là khác nhau.
15
Nhìn chung, sự ảnh hưởng của chúng đối với tần số F1 là không
đáng kể: F1 hầu như ít thay đổi và tương đối ổn định. Ngược lại do ảnh
hưởng của phụ âm đầu, formant của nguyên âm trong kết hợp với những
phụ âm môi /m, p/ F2 có chiều hướng bị “kéo” thấp xuống, rồi sau đó có
diễn tiến đều đặn ổn định. Ngược lại, kết hợp với các phụ âm lưỡi, răng /t,
n/ và lưỡi, mạc /k, ŋ/ formant của nguyên âm có xuất phát điểm ở vùng
tần số cao, có diễn tiến đi xuống và ổn định. Ở /k, ŋ/ xuất phát điểm cao
hơn tạo đường cong formant dốc hơn so với /t, n/.
Yếu tố thanh tính của phụ âm đầu cũng chi phối thời gian diễn ra
biến đổi của F2 và cả F3: ở các phụ âm tắc vô thanh, biến đổi của F2 và

F3 diễn ra trong thời gian ngắn hơn (khoảng 20ms - 30ms); ở phụ âm tắc
hữu thanh thì quá trình này diễn ra dài hơn (khoảng 50-80 ms).
Trường độ của phụ âm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến diễn tiến của
F1, F2. Trường độ phụ âm đầu càng dài như ở các phụ âm /m, n, ŋ/ thì
giai đoạn diễn tiến của F1, F2 từ tần số thấp đến tần số ổn định càng rõ
ràng và kéo dài. Mô hình tổng quát cho việc tổng hợp và nhận dạng các
phụ âm đầu với vị trí cấu âm và phương thức cấu âm khác nhau được khái
quát như sau:
ma na a

pa ta ka
Chương 4:FORMANT CỦA NGUYÊN ÂM TRONG KẾT
HỢP VỚI ÂM CUỐI TẮC VÀ THANH ĐIỆU
Trong chương này, luận án đi vào tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhóm
phụ âm cuối /p, t, k/, nhóm phụ âm /m, n, ŋ/ tới cấu trúc formant của
nguyên âm trên 3 phương diện: 1) Trường độ, 2) Vùng tần số; và 3) Diễn
tiến đường nét. Để xem xét sự tác động của nhóm phụ âm cuối tắc /p, t, k/
lên nguyên âm có khác gì so với nhóm phụ âm cuối mũi /m, n, /. Bên
cạnh đó, so sánh sự khác biệt cấu trúc formant của nguyên âm trong kết
hợp âm tắc đầu và tắc cuối với một ngôn ngữ khác chỉ ra sự khác biệt
16
riêng vốn có và đặc trưng của tiếng Việt. Nội dung chương được trình bày
làm hai tiểu mục: Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm cuối /p, t,
k/ và Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm cuối /m, n,

/.
4.1. Formant của nguyên âm trong kết hợp âm cuối [p, t, k]
Xét về phương thức cấu âm nhóm phụ âm cuối [p, t, k] là các âm
tắc, ồn, vô thanh. Các âm kết thúc bằng [p, t, k] được phát âm bị tắt đột
ngột do động tác khép lại của bộ máy phát âm, lối thoát của không khí

không được khai thông trở lại sau khi bị cản trở như trường hợp phát âm
các phụ âm khác bằng một động tác mở ra, kèm theo một tiếng động đặc
thù. Bộ phận cuối của âm tiết bị vô thanh hóa. Âm hưởng của cả âm tiết bị
câm đi, bị điếc đi khiến cho phần hữu thanh của nguyên âm ở đầu bị ảnh
hưởng.
Xét về vị trí cấu âm môi - lưỡi các âm cuối [p] là âm môi, [t, k] là
các âm lưỡi, trong đó [t] là âm đầu lưỡi, [k] là âm mặt lưỡi; vị trí cấu âm
và phương thức cấu âm bị chi phối bởi sự ảnh hưởng của nguyên âm đứng
trước.
4.1.1. Trường độ formant của nguyên âm
Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ
thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự cách biệt tương đối lớn giữa các kết
hợp thanh khác nhau thì ngược lại sự kết thúc của phụ âm cuối [p, t, k, m,
n, ŋ] khiến trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn
và không có sự cách biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu. So sánh kết
quả thu được khi đo trường độ nguyên âm trong kết hợp âm cuối [p, t, k]
với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập có thể dễ dàng nhận thấy
trường độ các nguyên âm đều bị biến đổi. Sự biến đổi này khiến trường độ
nguyên âm có diễn tiến ngắn hơn rất nhiều, thường thì trường độ chỉ bằng
khoảng 1/3 đến 1/2 so với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập -
khi không có kết hợp với phụ âm đằng trước và sau. Điều này đúng với cả
người nói là nam và nữ.
Trong kết hợp với ba âm [p, t, k], trường độ các nguyên âm giảm
nhiều nhất trong kết hợp với phụ âm cuối [k], tiếp đến là [t] và cuối cùng
là [p].
4.1.2. Vùng tần số formant
Khi đóng vai trò kết thúc âm tiết các âm tắc đứng sau nguyên âm
đã làm biến đổi âm sắc của nguyên âm ở giai đoạn cuối. Sự chuyển dịch
formant theo các hướng khác nhau phụ thuộc vào kết hợp của từng phụ
âm, đây cũng là dấu hiệu quan trọng duy nhất có thể nhận diện ra các âm

17
cuối. Cụ thể, một âm tắc [k] hoặc [p] có thể làm tăng cao độ và biến đổi
đường nét cấu trúc formant của nguyên âm đứng trước.
4.1.3. Diễn tiến vùng chuyển tiếp tần số formant
Âm tắc cuối [p, t,k] có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc formant của
nguyên âm trong cấu trúc VC. Diễn tiến vùng chuyển tiếp giữa VC rất mờ
nhạt, khó xác định ranh giới khiến C

gần như bị hòa kết liền với V. Cấu
trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn chuyển tiếp bị thay
đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc đi xuống với chu kỳ
đều đặn với biên độ giảm dần, và kết thúc đột ngột.
Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với âm [t] ở cuối có
xu hướng suy giảm ở tần số F1 và gia tăng ở vùng tần số F2. Phần đầu âm
tiết trên biểu đồ phổ có thể nhận thấy rất rõ các formant F1, F2 của các
nguyên âm trong vùng đặc trưng. Ở phần đầu nguyên âm [i] có F1 411Hz
sau đó vùng tần số có xu hướng bị suy giảm đều đặn, formant có dạng đi
xuống và kết thúc ở tần số thấp 247Hz. Ngược lại, F2 bắt đầu ở tần số
2047Hz có diễn tiến hơi đi lên ở cuối kết thúc ở tần số 2201Hz. Với
nguyên âm khác [e, , , ə, a, u, o, ] diễn tiến formant cũng tương tự và
lần lượt suy giảm ở F1và gia tăng F2. Cấu trúc F2 của các nguyên âm
dòng sau [u, o, ] bị phá vỡ thành các điểm rời rạc. Có thể mô hình hóa
diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với âm [t] như sau:
it êt et ưt ơt at ut ôt ot
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm [t]
Trong kết hợp với phụ âm [p], phần nguyên âm hữu thanh nên
sóng tuần hoàn và biên độ lớn hơn âm [p] bên cạnh. Ranh giới giữa
nguyên âm và phụ âm bên cạnh là sự thay đổi về biên độ và tần số sóng.
Do nguyên âm có năng lượng cao hơn phụ âm nên các formant rõ ràng

hơn và ảnh hưởng đến phụ âm, điểm chuyển hướng hay gãy của formants
của nguyên âm trong kết hợp với [p] là hoàn toàn khác so với kết hợp với
[t]. Cụ thể diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với [p] có diễn
tiến suy giảm cả ở vùng tần số F1 và F2. Ở vùng tần số F1 các nguyên
âm bắt đầu với tần số đặc trưng cho từng nguyên âm sau đó có diễn tiến
18
đi xuống và kết thúc ở vùng tần số thấp trung bình ở 250Hz. F2 cũng có
diễn tiến đi xuống đếu đặn và tạo điểm gãy formant ở gần vùng tiếp giáp
với âm [p].
Có thể mô hình hóa diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp
với âm [p] như sau:
ip êp ep ưp ơp ap up ôp op
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm [p]
Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với âm tắc [k] có
đường nét gần giống với âm [t], ở cuối có xu hướng suy giảm ở tần số F1
và gia tăng ở vùng tần số F2. Tuy nhiên, sự gia tăng ở vùng tần số F2 diễn
ra mạnh hơn khiến diễn tiến đi lên F2 của các nguyên âm tăng cao hơn và
kết thúc ở vùng tần số F2 cao hơn rất nhiều so với vùng tần số F2 đặc
trưng.
Có thể mô hình hóa diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp
với âm [k] như sau:
ich êch ec ưc ơc ac uc ôc oc
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm [k]
4.2. Formant của nguyên âm trong kết hợp âm cuối [m, n,  ]
Những phụ âm mũi cuối [m, n, ] là các âm tắc, vang, hữu thanh
chúng đều có nét phụ âm tính lẫn nét nguyên âm tính: giống các nguyên
âm, nhưng chúng chỉ có một nguồn hoạ âm. Kết cấu formant của các âm
mũi về cơ bản giống với kết cấu formant của các nguyên âm. Quá trình

hữu thanh diễn ra từ đầu đến cuối, tuy nhiên, hình dạng của 3 formant đầu
của chúng thường khác với hình thể của một nguyên âm bởi sự chuyển
động đi xuống rất đột ngột của hầu hết các formant là do trường độ tăng
cường của hệ thống khoang cộng hưởng trong thế so sánh với trường độ
tăng cường của các nguyên âm bên cạnh. Cường độ tổng thể của tất cả các
âm mũi là thấp hơn đáng kể so với cường độ tổng thể của các nguyên
19
âm.Về vị trí cấu âm môi - lưỡi các âm cuối [m] là âm môi, [n, ŋ] là các âm
lưỡi, trong đó [n] là âm đầu lưỡi, [ŋ] là âm mặt lưỡi.
Các âm cuối [m] là phụ âm mũi, vang. Trên biểu đồ phổ có thể
nhận thấy rất rõ các formant F1, F2, F3 của âm [e]. Các phụ âm mũi [m, n,
] có năng lượng thấp, do đó formant của các âm này mờ nhạt hơn nguyên
âm. Các F2, F3 của [m, n, ] thường có dùng độ cao và song song với F2,
F3 của nguyên âm do bị ảnh hưởng của các formant này. Biểu đồ sóng của
các phụ âm này có biên độ thấp, tương đối tuần hoàn. Âm [e] là nguyên
âm, trên biểu đồ sóng có biên độ cao hơn hẳn. Phần cuối của phụ âm [m]
dạng sóng tuần hoàn giảm dần, kéo dài đến khi trùng với biên độ của
noise.
4.2.1. Trường độ formant của nguyên âm
4.2.2. Vùng tần số formant của nguyên âm
4.2.3. Diễn tiến vùng chuyển tiếp formant của nguyên âm
Tất cả các phụ âm cuối [m, n, ] trong kết hợp với nguyên âm đều
có ảnh hưởng tới diễn tiến formant của nguyên âm. Tuy nhiên sự ảnh
hưởng của từng phụ âm tới formant là khác nhau. Đặc trưng của vùng ảnh
hưởng formant nguyên âm đứng trước phụ âm [m] là sự suy giảm tần số
của cả F1 và F2. Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant trong kết
hợp với phụ âm cuối [m] minh họa dưới đây:
im êm em ưm ơm am um ôm om
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm [m]

Nếu như sự ảnh hưởng formant nguyên âm đứng trước phụ âm [m]
là sự suy giảm về tần số của cả F1 và F2 thì diễn tiến formant của nguyên
âm đứng trước phụ âm [n] bị ảnh hưởng theo hai chiều khác nhau, sự suy
giảm ổn định của tần số F1, và sự gia tăng của tần số F2 là diễn tiến cơ
bản chi phối toàn bộ làm nên đặc trưng diễn tiến formant của nguyên âm
trong kết hợp với phụ âm [n] cuối. Điều này đúng cho cả CTV nam và
CTV nữ. Xu hướng và diễn tiến này diễn ra ở tất cả các nguyên âm.
Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant của 9 nguyên âm
đơn tiếng Việt trong kết hợp với âm [n] cuối theo mô hình diễn tiến sau:
20
in ên en ưn ơn an un ôn on
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm [n]
Tương tự như sự ảnh hưởng formant nguyên âm đứng trước phụ âm
[n] diễn tiến formant của nguyên âm đứng trước phụ âm [] bị ảnh hưởng
theo hai chiều khác nhau, sự suy giảm ổn định của tần số F1, và sự gia
tăng của tần số F2 là diễn tiến cơ bản chi phối toàn bộ làm nên đặc trưng
diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với phụ âm [] cuối. Điều
này đúng cho cả CTV nam và CTV nữ. Xu hướng và diễn tiến này diễn ra
ở tất cả các nguyên âm.
Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant của 9 nguyên âm
đơn tiếng Việt trong kết hợp với âm [n] cuối theo mô hình diễn tiến sau:
inh ênh eng ưng ơng ang ung ông ong
Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm
trong kết hợp phụ âm [ŋ]
4.3. Tiểu kết
Từ những kết quả khảo sát trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét
cho cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với hai nhóm phụ âm
tắc cuối trong so sánh với formant của nguyên âm kết hợp với thanh điệu
và nhóm phụ âm tắc đầu như sau:

Sự kết thúc của phụ âm cuối [p, t, k, m, n, ŋ] khiến trường độ
formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn và không có sự cách
biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu. So sánh kết quả thu được khi đo
trường độ nguyên âm trong kết hợp âm cuối [p, t, k] với trường độ nguyên
âm trong ngữ cảnh độc lập có thể dễ dàng nhận thấy trường độ các nguyên
âm đều bị biến đổi. Sự biến đổi này khiến trường độ nguyên âm có diễn
tiến ngắn hơn rất nhiều, thường thì trường độ chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2
so với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập - khi không có kết
hợp với phụ âm đằng trước và sau.
21
Âm tắc cuối [p, t, k, m, n, ŋ] có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc
formant của nguyên âm trong cấu trúc VC. Diễn tiến vùng chuyển tiếp
giữa nguyên âm và phụ âm rất mờ nhạt đối với nhóm phụ âm [p, t, k], khó
xác định ranh giới khiến khu vực phụ âm

gần như bị hòa kết liền với
nguyên âm. Cấu trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn
chuyển tiếp bị thay đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc
đi xuống với chu kỳ đều đặn với biên độ giảm dần, và kết thúc đột ngột.
Khi đóng vai trò kết thúc âm tiết các âm tắc đứng sau nguyên âm
chúng đã làm biến đổi âm sắc của nguyên âm ở giai đoạn cuối. Sự chuyển
dịch formant theo các hướng khác nhau phụ thuộc vào kết hợp với các
nhóm phụ âm ở những vị trí và phương thức khác nhau, đây cũng là dấu
hiệu quan trọng duy nhất có thể nhận diện ra các âm cuối. Mô hình tổng
quát cho việc nhận dạng các phụ âm cuối với vị trí cấu âm và phương thức
cấu âm khác nhau được khái quát như sau:
am an a
ap at ak
KẾT LUẬN
Luận án đã tiến hành khảo sát cấu trúc formant của 9 nguyên âm

đơn tiếng Việt trong kết hợp với thanh điệu và phụ âm tắc ở những vị trí
đầu và kết thúc âm tiết bằng phương pháp thực nghiệm và đã khái quát
các đặc trưng về trường độ, vùng tần số và diễn tiến tần số formant trong
các kết hợp.
Từ những khảo sát về cấu trúc formant của nguyên âm trong các kết
hợp cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Các khía cạnh chiết đoạn và siêu đoạn của tín hiệu lời nói
không hành chức một cách độc lập với nhau. Cụ thể là, có nhiều sự tương
tác lẫn nhau quan trọng giữa cấu trúc chiết đoạn ở đây là nguyên âm và
mô hình cao độ của thanh điệu đi kèm.
- Cao độ thanh điệu ảnh hưởng lớn đến trường độ của nguyên âm,
các kết hợp nguyên âm với thanh ngang, ngã có trường độ dài hơn các kết
hợp với thanh sắc, hỏi, nặng.
22
- Thanh điệu cũng tác động đến vùng tần số của các nguyên âm
đơn tiếng Việt. Nhìn chung, những ảnh hưởng của thanh điệu làm cho tần
số F1, F2 của nguyên âm tăng lên đáng kể. Sự ảnh hưởng này xảy ra ở các
kết hợp thanh cao, nhất là đối với các kết hợp thanh ngang, ngã, sắc.
- Thanh điệu có ảnh hưởng tới diễn tiến formant của các nguyên
âm ngay ở phần đầu, sự ảnh hưởng này kéo vùng tần số formant của
nguyên âm cao hơn hoặc thấp hơn tần số thông thường của nó tạo nên một
đoạn đi lên hoặc đi xuống giữa thanh điệu và nguyên âm mà nó kết hợp.
Điều này biến đổi cấu trúc đường nét formant làm cho nó có thể đi lên hay
đi xuống ở phần đầu so với cấu trúc ban đầu. Một số thanh điệu khiến cho
tần số F2 của nguyên âm không ổn định mà bị phá vỡ thành các điểm rời
rạc.
2. Tất cả những diễn tiến tần số của F1 và F2 ở 9 nguyên âm đơn
theo hướng từ tần số thấp đi dần đến tần số cao hay ngược lại đều phụ
thuộc vào hai yếu tố của phụ âm đầu: thanh tính và trường độ của phụ âm
mà trong đó yếu tố thanh tính có vai trò quyết định nhất.

- Đối với các âm tắc đầu vô thanh nghiên cứu đã chỉ ra rằng 10
hoặc 20 ms đầu tiên của đoạn giải phóng điểm tắc thường là dấu hiệu cần
thiết cho việc nhận dạng một cách chính xác các phụ âm. Đối với các phụ
âm mũi thì đoạn này dài hơn thường từ 30 đến 50 ms. Những kết quả này
đã chỉ ra rằng việc nhận dạng các phụ âm hoàn toàn phụ thuộc vào vùng
chuyển tiếp formant từ hạt nhân âm học của âm tiết, trong một số trường
hợp nó thực sự làm tăng thêm độ tin cậy trong việc nhận dạng.
- Trường độ của một nguyên âm trong kết hợp với âm tắc đầu
trong một lần đo đạc nào đó sẽ phụ thuộc vào bối cảnh và chất lượng của
nó, và không có một trường độ tối thiểu của một nguyên âm dài hay
trường độ tối đa của một nguyên âm ngắn. Nếu hai nguyên âm đối lập với
nhau về trường độ, thì cái có vấn đề nhất là trường độ của chúng có liên
quan với nhau trong các bối cảnh tương đương. Phụ âm tắc /p, t, k/ có
trường độ rất ngắn và nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến trường độ formant của
nguyên âm. Ngược lại nhóm phụ âm mũi hữu thanh /m, n, / có trường độ
dài hơn và nó cũng làm rút ngắn trường độ của nguyên âm đứng sau làm
cho trường độ của nguyên âm ngắn hơn so với ngữ cảnh độc lập từ 10 đến
50ms.
- Về diễn tiến vùng tần số, bản thân /p, t, k, m, n, / là những phụ
âm tắc với những phương thức và vị trí cấu âm khác nhau chúng có ảnh
hưởng nhiều đến vùng tần số formant của các nguyên âm trong kết hợp
theo những xu hướng khác nhau. Cụ thể đối với các phụ âm môi /p, m/ khi
23
đứng trước nguyên âm hai phụ âm này có xu hướng làm suy giảm vùng
tần số F1 và F2 của nguyên âm, sự suy giảm ở /p/ diễn ra mạnh mẽ
hơn /m/.
- Về diễn tiến đường nét formant, sự ảnh hưởng giữa C đến V và
V đến C rất khác nhau. Các chuyển tiếp CV thường dễ dàng nhận diện và
có ranh giới rõ rệt, ngược lại các chuyển tiếp VC thường thể hiện mờ nhạt,
hòa kết với V. Chính vì vậy, để nhận diện C trong cấu trúc âm tiết thường

gặp khó khăn và cần phải dựa vào thông tin của V.
3. Đối với cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với hai
nhóm phụ âm cuối tắc trong so sánh với formant của nguyên âm kết hợp
với thanh điệu và nhóm phụ âm đầu tắc như sau:
Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ
thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự cách biệt tương đối lớn giữa các kết
hợp thanh khác nhau thì ngược lại sự kết thúc của phụ âm cuối /p, t, k, m,
n, ŋ/ khiến trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn
và không có sự cách biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu. So sánh kết
quả thu được khi đo trường độ nguyên âm trong kết hợp âm cuối /p, t, k/
với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập có thể dễ dàng nhận thấy
trường độ các nguyên âm đều bị biến đổi. Sự biến đổi này khiến trường độ
nguyên âm có diễn tiến ngắn hơn rất nhiều, thường thì trường độ chỉ bằng
khoảng 1/3 đến 1/2 so với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập -
khi không có kết hợp với phụ âm đằng trước và sau.
Khi đóng vai trò kết thúc âm tiết các âm tắc đứng sau nguyên âm
chúng đã làm biến đổi âm sắc của nguyên âm ở giai đoạn cuối. Sự chuyển
dịch formant theo các hướng khác nhau phụ thuộc vào kết hợp với các
nhóm phụ âm ở những vị trí và phương thức khác nhau, đây cũng là dấu
hiệu quan trọng duy nhất có thể nhận diện ra các âm cuối.
Âm tắc cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc
formant của nguyên âm trong cấu trúc VC. Diễn tiến vùng chuyển tiếp
giữa nguyên âm và phụ âm rất mờ nhạt đối với nhóm phụ âm /p, t, k/, khó
xác định ranh giới khiến khu vực phụ âm

gần như bị hòa kết liền với
nguyên âm. Cấu trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn
chuyển tiếp bị thay đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc
đi xuống với chu kỳ đều đặn với biên độ giảm dần, và kết thúc đột ngột.
24

25
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_________________
VŨ THỊ HẢI HÀ
CÊU TRóC FORMANT CñA NGUY£N ¢M TIÕNG VIÖT
TRONG KÕT HîP VíI ¢M T¾C Vµ THANH §IÖU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội - 2014

×