Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.14 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=============================

NGUYỄN THỊ BÍCH NGOAN

KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở
GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

=============================

NGUYỄN THỊ BÍCH NGOAN

KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở
GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60 22 90

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Khảo cứu dòng Mến
Thánh giá ở giáo phận Phát Diệm hiện nay” được hoàn thành dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Quang Hưng là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn hoàn toàn trung thực và
chưa công bố. Các thông tin, tài liệu sử dụng trong Luận văn có nguồn gốc,
trích dẫn rõ ràng.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Bích Ngoan


LỜI CẢM ƠN!
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQGHN, đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua và
đã tạo điều kiện cho em được thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS
Nguyễn Quang Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
em từ những bước đầu tiên cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã luôn động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian em học tập và
làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Bích Ngoan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ ............................................................................. 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 14
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 15
6. Ý nghĩa của Luận văn ............................................................................. 15
NỘI DUNG ................................................................................................. 16
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG
MẾN THÁNH GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
PHÁT DIỆM .............................................................................................. 16
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của dòng Mến Thánh
giá ở Việt Nam ......................................................................................... 16
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của dòng Mến Thánh giá
Phát Diệm ............................................................................................... 32
Tiểu kết chương 1: ..................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC, ĐỜI SỐNG TU TRÌ VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHÁT DIỆM ......................... 39
2.1. Cơ cấu tổ chức................................................................................... 39
2.2. Đời sống tu trì .................................................................................. 44
2.2.1. Quá trình huấn luyện và đào tạo nữ tu ....................................... 45
2.2.2. Tuân giữ ba lời khấn dòng .......................................................... 54
2.2.3. Đời sống cầu nguyện .................................................................. 57
2.2.4. Đời sống cộng đoàn .................................................................... 61

1



2.3. Hoạt động tông đồ ........................................................................... 64
2.3.1. Hoạt động tông đồ giáo xứ ......................................................... 67
2.3.2. Hoạt động tông đồ xã hội .......................................................... 69
2.4. Xu hướng phát triển và một số vấn đề đặt ra trong công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động của dòng Mến Thánh giá
Phát Diệm hiện nay .............................................................................. 74
2.4.1. Xu hướng phát triển của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm trong
thời gian tới ........................................................................................... 74
2.4.2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm hiện nay ................................. 76
Tiểu kết chương 2: ..................................................................................... 86
KẾT LUẬN ................................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 90
PHỤ LỤC ................................................................................................... 96

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ cấu tổ chức của giáo hội Công giáo, dòng tu là một bộ
phận cấu thành và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của giáo
hội. Nó là một hệ thống tổ chức vừa lo nghiên cứu, duy trì, củng cố đức tin
vừa lo truyền giáo, phát triển đạo. Sau Công đồng Vatican II (1962-1965)
với đường lối canh tân và thích nghi, một số vấn đề liên quan đến dòng tu,
nhất là dòng tu nữ đã có sự thay đổi nhằm thích nghi với thời đại mới. Vai
trò truyền giáo, củng cố đức tin, mở rộng vùng giáo của các dòng tu thông
qua sự dấn thân một cách trung thành bền bỉ của tu sĩ đã được giáo hội

Công giáo nhìn nhận và đánh giá.
Ở Việt Nam, dòng tu được du nhập và hình thành cùng với quá trình
truyền giáo và phát triển đạo của giáo hội Công giáo. Là một tổ chức có vai
trò quan trọng ngay từ khi Công giáo được truyền bá vào, dòng tu đóng vai
trò như “chiếc cầu nối” đưa đạo Công giáo đến Việt Nam đồng thời vừa có
vai trò trong việc gây dựng tổ chức, truyền giáo và phát triển đạo. Bên cạnh
những dòng tu có nguồn gốc nước ngoài du nhập vào nước ta thì tại các
giáo phận trong nước, dòng tu cũng được thành lập. Những dòng tu này
được gọi là dòng thuộc quyền giáo phận hay dòng giáo phận. Trong số đó,
dòng Mến Thánh giá là dòng tu nữ thuộc quyền giáo phận được thành
lập sớm nhất ở Việt Nam. Đây là dòng tu đầu tiên mang bản sắc Á Đông,
vừa chiêm niệm, vừa hoạt động, có lời khấn sống thành cộng đoàn theo
một bản luật, trực thuộc giám mục giáo phận và hoạt động chủ yếu
hướng về việc truyền giáo cho lương dân. Hiện nay, ở nước ta có 23
dòng Mến Thánh giá hoạt động trong hầu hết các giáo phận, là hội dòng
có nhân sự lớn nhất so với các dòng tu nữ tại Việt Nam.

3


Giáo phận Phát Diệm hiện nay trước đây là một phần của giáo phận
Bắc kỳ Duyên Hải (quen gọi là giáo phận Thanh) thành lập năm 1901. Năm
1924, giáo phận Thanh đổi tên là giáo phận Phát Diệm theo địa giới hành
chính nơi đặt tòa giám mục. Đến năm 1932 Tòa thánh phân chia giáo phận
Phát Diệm thành hai giáo phận là giáo phận Thanh và giáo phận Phát Diệm.
Phát Diệm là một trong những giáo phận có vị trí quan trọng của giáo hội
Công giáo Việt Nam, gắn liền với tên tuổi của một số vị linh mục, giám
mục nổi tiếng như linh mục Trần Lục, giám mục Việt Nam tiên khởi
Nguyễn Bá Tòng, giám mục Lê Hữu Từ. Hơn nữa, đây cũng là nơi hình
thành và du nhập của một số dòng tu như dòng Mến Thánh giá, dòng

Thánh Phaolô Thành Chartre, dòng Đức Bà Truyền giáo, dòng kín Cát
Minh, dòng Sư huynh Lasan, dòng Xitô Châu Sơn. Cho đến hiện nay, tại
giáo phận Phát Diệm chỉ có dòng Mến Thánh giá và dòng Xitô Châu Sơn
còn tồn tại và phát triển. Trong đó, dòng Mến Thánh giá Phát Diệm là dòng
tu nữ được thành lập tương đối sớm so với các dòng Mến Thánh giá ở Việt
Nam và cũng là dòng Mến Thánh giá đầu tiên được cải tổ và ban hành luật
mới. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về một dòng tu nữ ở một giáo phận
tiêu biểu như giáo phận Phát Diệm là một điều cần thiết. Tuy nhiên, cho
đến hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có
hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển, đời sống tu trì cũng như hoạt
động của dòng Mến Thánh giá ở giáo phận Phát Diệm. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi chọn Khảo cứu dòng Mến Thánh giá ở giáo
phận Phát Diệm hiện nay làm đề tài nghiên cứu Luận văn chuyên ngành
Tôn giáo học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nhìn chung, hiện nay số lượng các công trình nghiên cứu về dòng tu
Công giáo ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là những công trình nghiên cứu

4


chuyên biệt về dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam nói chung và dòng Mến
Thánh giá Phát Diệm nói riêng còn tương đối ít. Có thể phân chia các công
trình nghiên cứu về dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam và dòng Mến Thánh
giá Phát Diệm thành các nhóm như sau:
Các công trình nghiên cứu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam đã ít
nhiều đề cập đến dòng tu Công giáo và dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam
như bộ sách Giáo hội Công giáo ở Việt Nam (gồm 3 quyển) xuất bản năm
1998 của Bùi Đức Sinh. Đúng như tên gọi, bộ sách là một cái nhìn tổng
quát về lịch sử của giáo hội Công giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ. Trong

bộ sách này, tác giả Bùi Đức Sinh phân chia lịch sử của giáo hội Công giáo
ở Việt Nam thành 4 thời kỳ. Một là, thời kỳ mở đường và đặt nền móng
(trước thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII). Hai là, thời kỳ xây dựng và tổ
chức (từ giữa thế kỷ XVII sang đầu thế kỷ XIX). Ba là, thời kỳ vươn lên
trong thử thách đau thương. Bốn là, thời kỳ kiến thiết và tiến tới trưởng
thành (từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX). Phần viết về dòng tu được
tác giả trình bày rải rác trong nhiều chương khác nhau và chủ yếu khái quát
về lịch sử hình thành, phát triển và công cuộc truyền giáo của các dòng tu
đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của tu sĩ các dòng tu trong quá trình
truyền giáo ở Việt Nam. Quyển III của bộ sách là liên quan đến nội dung
của luận văn hơn cả, bởi lẽ trong quyển này ngoài việc khái quát quá trình
phát triển và tình hình hoạt động của các giáo phận Công giáo ở Việt Nam
thì tác giả còn trình bày sơ lược quá trình du nhập của một số dòng tu Công
giáo vào Việt Nam cũng như sự ra đời của các dòng tu Công giáo ở Việt
Nam từ giữa thế kỷ XVI cho đến cuối thế kỷ XX. Bên cạnh đó, tác giả còn
phân tích sự phát triển và tình hình hoạt động của các dòng tu trong các
giáo phận ở Việt Nam, trong đó tác giả trình bày khá cụ thể hoạt động của
dòng Mến Thánh giá ở giáo phận Thanh (Phát Diệm) từ khi giáo phận được

5


thành lập cho đến giữa thế kỷ XX. Có thể nói, cuốn sách này là nguồn tư
liệu quan trọng và có giá trị trong quá trình khảo cứu và trình bày lịch sử
hình thành của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm.
Tiếp đến là cuốn sách Sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt
Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, xuất bản năm 2001 tác giả Nguyễn Văn
Kiệm. Trong cuốn này tác giả đã giới thiệu sơ lược về sự ra đời của dòng
Mến Thánh giá cũng như vai trò và sự đóng góp đáng kể của các nữ tu Mến
Thánh giá trong các hoạt động tông đồ, nhất là trong những thời kỳ cấm

đạo. Ngoài ra, phần Phụ lục của cuốn sách đã trích dẫn 2 bản luật, một là
“Luật lệ của dòng chị em Mến câu rút năm 1670” do giám mục Lambert
soạn năm 1670. Hai là, bản chuyển qua tiếng Việt dễ đọc một số đoạn
trong “sách phép” của dòng chị em Mến câu rút Đ.C.J. Có thể nói, cuốn
sách đã đem lại cho chúng tôi nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình tìm
hiểu lịch sử dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam cũng như hiểu rõ đời sống tu
trì của nữ tu Mến Thánh giá.
Công trình Giáo hội Công giáo Việt Nam-Niên giám 2005 của Hội
đồng Giám mục Việt Nam (Nxb Tôn giáo, Hà Nội). Nội dung của cuốn
sách được chia thành 3 phần với 48 chương, trong đó liên quan trực tiếp
đến nội dung của luận văn là chương 18 với nhan đề “Các tổ chức tu trì tại
Việt Nam” đã giới thiệu khái quát ba hình thức tu trì tại Việt Nam là Dòng tu,
Tu hội đời và Tu đoàn Tông đồ. Ngoài việc thống kê tên gọi của các hình thức
tu trì, nội dung phần này cũng đã trình bày sơ lược lịch sử, các hoạt động,
nhân sự của các Dòng tu, Tu hội đời và Tu đoàn tông đồ. Tuy nhiên, đây là
cuốn sách Niên giám cho nên mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về các
dòng tu Công giáo chứ chưa đi sâu phân tích, làm rõ quá quá trình ra đời, phát
triển cũng như đời sống tu trì của tu sĩ các dòng tu.

6


Cuốn sách Lịch sử địa phận Phát Diệm 1901-2001 (Lưu hành nội
bộ). Cuốn sách đã trình bày tương đối chi tiết về quá trình thành lập
giáo phận đồng thời cung cấp những thống kê về số lượng linh mục,
thầy giảng, nữ tu, giáo dân trong giáo phận. Ngoài ra, cuốn sách còn
giới thiệu khá cụ thể về các giáo xứ, các vị giám mục, linh mục, hàng
giáo sĩ và các thánh tử đạo trong giáo phận. Đặc biệt, trong cuốn sách
này đã trình bày sơ lược lịch sử hình thành và một số hoạt động của
dòng Mến Thánh giá Phát Diệm thời kỳ đầu thành lập.

Có thể nói, các công trình trên bước đầu đã phác lược những nét cơ
bản về lịch sử hình thành, quá trình du nhập và sự ra đời cũng như sự phát
triển của các dòng tu Công giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình
này chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược lịch sử của các dòng tu, trong đó
ít nhiều giới thiệu về dòng Mến Thánh giá nhưng nghiên cứu một cách
chuyên sâu về lịch sử hình thành, đời sống tu trì, các hoạt động tông đồ của
dòng Mến Thánh giá Phát Diệm thì chưa đề cập đến.
Các công trình, bài viết về dòng Mến Thánh giá và dòng Mến
Thánh giá Phát Diệm như tập sách Kỷ yếu 40 năm thành lập dòng Mến
Thánh giá Tân Lập (1960 - 2000) được xuất bản nhân ngày thành lập
dòng, đã giới thiệu khái quát về dòng Mến Thánh giá Tân Lập ở các
phương diện: quá trình hình thành và phát triển của dòng; các cộng đoàn
trong và ngoài nước; các hoạt động mục vụ và hoạt động xã hội của
dòng trong thời gian qua.
Bài viết Hội dòng Mến Thánh giá Gò Vấp kỷ niệm 100 năm thành
lập in trên Tuần báo Công giáo và dân tộc (tuần lễ từ 20.9 đến
26.9.2002). Trong bài viết này, tác giả đã trình bày khái lược nguồn
gốc của dòng Mến Thánh giá Gò Vấp. Qua đó, cho chúng tôi thấy được
sự phát triển của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm.

7


Bài viết Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm-chặng đường một
trăm năm (Báo Người Công giáo Việt Nam, ngày 27/4/2002, tr 5) của
tác giả Thành Tâm. Đúng như tên gọi, bài viết này mang tính chất giới
thiệu sơ lược chặng đường hình thành và phát triển của dòng Mến
Thánh giá Phát Diệm, dù trải qua nhiều khó khăn, tuy nhiên cho đến
nay ngày càng phát triển.
Bài viết Dòng Mến Thánh giá đầu thế kỷ XX (Qua cuốn: Phép

dòng chị em Mến câu rút Đức Chúa Giêsu) của tác giả Nguyễn Hồng
Dương (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 3/2006). Nội dung bài viết này
giới thiệu bản luật “Phép dòng chị em Mến Câu rút Đức Chúa Giêsu”
năm 1869, khắc in lại tại Phát Diệm năm 1909. Trong bài viết, tác giả đã
giới thiệu về bố cục của tập sách, sau đó làm rõ tên gọi của dòng và đưa
ra một số nhận định. Theo sự phân tích của tác giả tập sách Phép dòng
chị em Mến câu rút Đức Chúa Giêsu gồm 26 đoạn đề cập đến các vấn đề
như: tổ chức, mục đích lập dòng Mến Thánh giá, những điều răn dạy về
tu đức, bổn phận của người nữ tu, đời sống tu trì của nữ tu.
Cuốn sách Những nẻo đường tâm linh của Trung tâm Học vấn Đa
Minh (2006). Trong cuốn sách này, bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc
Minh với nhan đề “Linh đạo hội dòng Mến Thánh giá” đã phân tích
nguồn gốc của dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam, đồng thời tác giả trình
bày khái quát quá trình thành lập, sứ mạng của dòng theo Hiến chương
và tình hình hoạt động của dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam.
Bài viết Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của dòng Mến
Thánh giá Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6/2007) của tác
giả Phương Liên. Có thể nói, nội dung bài viết đã trình bày tương đối
khái lược quá trình hình thành của dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam.
Ngoài ra, bài viết cũng đã giới thiệu một số hoạt động của dòng Mến

8


Thánh giá ở Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, bài viết có liên quan trực
tiếp đến nội dung của luận văn, tuy nhiên tác giả mới chỉ bước đầu giới
thiệu sơ lược về lịch sử và một số hoạt động của dòng chứ chưa phân
tích làm rõ đời sống tu trì cũng như vai trò và ảnh hưởng của các hoạt
động của dòng trong giáo phận như thế nào.
Cuốn sách Dòng Mến Thánh giá những năm đầu, xuất bản năm

2008 của Đỗ Quang Chính. Có thể nói đây là cuốn sách liên quan trực tiếp
đến đề tài. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày và phân tích tương đối
chi tiết về quá trình thành lập và tổ chức của dòng Mến Thánh giá ở Việt
Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung phân tích các sự kiện lịch sử thời
kỳ đầu (thế kỷ XVII) khi dòng Mến Thánh giá thành lập mà chưa đi sâu
nghiên cứu các giai đoạn phát triển của dòng đồng thời cũng chưa tìm
hiểu về đời sống tu trì và các hoạt động tông đồ của nữ tu Mến Thánh
giá thời kỳ này.
Cuốn sách Tứ đức Công - Dung - Ngôn - Hạnh theo linh đạo đức cha
Lambert de la Motte (Nxb Phương Đông, 2009) của tác giả Sr Cecilia Nguyễn
Thanh Hương. Nội dung cuốn sách chia thành 4 chương. Chương 1: Huấn
luyện người nữ tu Mến Thánh giá trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay.
Chương 2: Quan niệm tứ đức của người nữ tu Mến Thánh giá hôm nay.
Chương 3: Huấn luyện Công - Dung - Ngôn - Hạnh trong linh đạo của đức
cha Lambert. Chương 4: Áp dụng tứ đức của đức cha Lambert trong chương
trình huấn luyện người nữ tu Mến Thánh giá hôm nay. Như vậy, nội dung
cuốn sách đã trình bày và phân tích cụ thể quá trình đào tạo và huấn luyện nữ
tu Mến Thánh giá trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Đồng thời cũng
cho thấy đào tạo và huấn luyện người nữ tu phải gắn với 4 đức tính Công Dung - Ngôn - Hạnh của người phụ nữ Việt Nam.

9


Bài viết Tìm hiểu về dòng Mến Thánh giá ở giáo phận Phát Diệm
hiện nay (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12/2011) của tác giả Lê Văn
Thơ. Trong bài viết này tác giả đã trình bày khái lược lịch sử hình thành
dòng Mến Thánh giá Phát Diệm đồng thời phân tích vai trò của một số
giám mục trong việc phát triển của dòng. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu
một số hoạt động của dòng Mến Thánh giá ở giáo phận Phát Diệm hiện
nay, từ đó chỉ ra một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý đối với hoạt

động của dòng. Nhìn chung, đây là bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài
của luận văn. Mặc dù vậy, bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc trình bày sơ
lược về thời kỳ hình thành của dòng Mến Thánh giá ở Phát Diệm chứ chưa
đi sâu phân tích quá trình phát triển của dòng cho đến hiện nay. Bên cạnh
đó, tác giả mới chỉ giới thiệu một số hoạt động xã hội của dòng mà chưa
phân tích, làm rõ vai trò cũng như ảnh hưởng của dòng trong giáo phận
Phát Diệm hiện nay.
Nhìn chung, các công trình, bài viết nêu trên mặc dù có liên quan
trực tiếp đến đề tài của luận văn, tuy nhiên phần lớn nội dung của các công
trình, bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc trình bày lịch sử hình thành của
dòng Mến Thánh giá và sơ lược sự phát triển của dòng trong các giai đoạn
lịch sử cùng với sự phát triển của Công giáo. Phần lớn các công trình, bài
viết này chưa đi sâu tìm hiểu đời sống tu trì, mục đích, sứ mạng cũng như
các hoạt động của dòng Mến Thánh giá, bên cạnh đó chưa phân tích làm rõ
vai trò cũng như ảnh hưởng của dòng Mến Thánh giá ở giáo phận Phát
Diệm hiện nay.
Một số công trình, bài viết về dòng tu Công giáo ở Việt Nam có liên
quan đến dòng Mến Thánh giá nói chung và dòng Mến Thánh giá Phát
Diệm như bài viết Một số vấn đề về dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay của
tác giả Nguyễn Hồng Dương; các bài viết về đời sống tu trì, hoạt động

10


tông đồ của tu sĩ các dòng tu; tập sách Nữ tu Việt Nam và ơn gọi truyền
giáo của thế kỷ 21 của tác giả Nhân Tài; tập sách Giải thích giáo luật của
tác giả Phan Tấn Thành và các văn kiện của Giáo hội liên quan đến dòng
tu và đời sống tu trì như văn kiện của Công đồng Vatican II, văn kiện của
Giáo hoàng Giaon Phaolô II, văn kiện của Bộ tu sĩ và Bộ giáo luật Giáo
luật 1983.

Bài viết Một số vấn đề về dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay
(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 4 năm 2004) của tác giả Nguyễn Hồng
Dương. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày rất chi tiết các hoạt động
trên những lĩnh vực khác nhau của dòng tu Công giáo ở Việt Nam hiện
nay. Trong đó, dòng tu nữ thể hiện được vai trò truyền giáo mạnh mẽ
thông qua hoạt động giáo dục và xã hội từ thiện. Tác giả nhấn mạnh hai
hướng phát triển của dòng tu Công giáo trong giai đoạn hiện nay ở nước
ta là xu hướng liên dòng và xu hướng tách nhỏ dòng.
Trong các bài viết về đời sống tu trì và hoạt động xã hội của dòng
tu Công giáo, cũng đề cập tương đối cụ thể các lĩnh vực hoạt động của
dòng tu. Cụ thể như tác giả Nguyễn Hưng trên cơ sở tập hợp những bài
giảng tĩnh tâm từ năm 1982 đến năm 1995 đã xuất bản tập Ba lời khấn
dòng. Tác giả đã phân tích cặn kẽ trên cơ sở kết hợp giữa quan điểm thần
học giáo hội Công giáo với những thách đố thực tế của xã hội Việt Nam hiện
nay dưới góc độ tâm lý học xã hội học. Từ đó giúp nữ tu nhận thức rõ và xác
định đúng đắn ơn gọi đời tu. Bên cạnh đó, một số chuyên đề khác của
Nguyễn Hưng về đời sống tu trì như: Đời sống người nữ tu, Sống cộng đồng
đời tu, Người nữ tu làm việc tông đồ, Người nữ tu cầu nguyện…
Tập sách Nữ tu Việt Nam và ơn gọi truyền giáo của thế kỷ 21 của tác
giả Nhân Tài xuất bản năm 2004. Tập sách là những tâm tư, trăn trở với
các linh mục, nhất là nữ tu Việt Nam về những chủ đề như: ơn gọi truyền

11


giáo, tinh thần tu đức, các bước căn bản của người nữ tu cần có khi thực
hiện công việc truyền giáo, những thách đố của thời đại mà người nữ tu
phải đối mặt trong quá trình rao giảng Tin Mừng.
Ngoài ra, các văn kiện của giáo hội Công giáo liên quan đến dòng tu
đã bàn đến khía cạnh thần học và giáo luật về dòng tu và đời sống tu trì của

tu sĩ các dòng tu. Trước hết là các văn kiện của Công đồng Vatican II về
dòng tu, chủ yếu trong 2 văn kiện sau: Hiến chế tín lý về Hội thánh và Sắc
lệnh về canh tân đời sống tu trì (Perfectae caritatis). Văn kiện Hiến chế tín
lý về Hội thánh dành ra chương VI với nhan đề “Tu sĩ” nói về đời sống tu
trì và tu sĩ các dòng tu được xét tới dưới khía cạnh thần học; Sắc lệnh về việc
canh tân đời sống tu trì (quen gọi là Perfecta caritatis) đề cập khá nhiều đến
dòng tu và vấn đề canh tân đời sống tu trì. Sau Công đồng Vatican II, Tòa
thánh đã ban hành nhiều văn kiện pháp lý và hành chính liên quan đến vấn đề
dòng tu. Cụ thể Tông huấn về Đời sống thánh hiến (Vita consecrata) nêu bật
các chiều kích Kitô, Ba ngôi, Giáo hội và Thánh mẫu; văn kiện Các tu sĩ với
sự thăng tiến con người và Chiều kích chiêm niệm của đời tu (1980) đã bàn về
đời sống cầu nguyện và dấn thấn xã hội của các tu sĩ; Huấn thị về Việc đào
tạo tu sĩ (1990); Huấn thị về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn (1994). Đặc
biệt quan trọng là Bộ giáo luật 1983, (Nxb Tôn giáo, 2007). Bộ giáo luật
được ban hành ngày 25/1/1983 sau gần 20 năm soạn thảo. Tuy là một văn
bản nặng về pháp chế và luật lệ nhưng nó chứa đựng khá nhiều điều khoản
mang tính thần học và tu đức. Bộ giáo luật 1983 gồm bảy quyển, trong đó
Quyển thứ hai với nhan đề Dân Thiên chúa được chia thành 3 phần. Phần I:
Kitô hữu. Phần II: Cơ cấu phẩm trật của giáo hội. Phần III. Các Tu hội thánh
hiến và các tu đoàn tông đồ. Nội dung phần III trình bày toàn bộ những
khía cạnh pháp lý, thần học về dòng tu, tu hội đời và tu đoàn tông đồ.
Trong đó, từ điều 607 đến điều 709 bàn về dòng tu với những điều khoản

12


đối với việc thiết lập và giải tán dòng tu, cơ cấu quản trị của dòng tu, huấn
luyện và đào tạo tu sĩ, đời sống tu trì của tu sĩ các dòng tu, hoạt động tông
đồ của các dòng tu, điều hành hoạt động của dòng tu ... Tóm lại các văn
kiện của giáo hội Công giáo về đời tu đã đề cập tương đối cụ thể khía cạnh

thần học và giáo luật của đời tu đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết
tổng quan về mặt thần học trong đời sống tu trì của tu sĩ các dòng tu.
Tác giả Phan Tấn Thành với tập sách Giải thích giáo luật (Học viện
Đa Minh, Gò Vấp, 2012), đặc biệt là Tập III với nhan đề Các hội dòng tận
hiến và các tu đoàn tông đồ. Trong tập III, ngoài việc giới thiệu lịch sử của
đời sống tu trì; những yếu tố thần học của đời sống tu trì. Nội dung tập sách
còn bàn về: những quy tắc của việc thành lập và giải tán các dòng tu, việc
quản trị các tài sản trong dòng tu, việc thu nhận và huấn luyện tu sĩ; những
quy định của giáo hội cho hoạt động tông đồ của các dòng tu; những quy định
về việc xuất tu của tu sĩ, cùng một số quy định về quyền hạn của Bề trên
dòng. Nhìn chung, tập III của cuốn sách Giải thích giáo luật đã cung cấp cho
chúng tôi những hiểu biết tương đối đầy đủ quan điểm thần học và pháp lý
của giáo hội Công giáo về dòng tu.
Khảo cứu các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi thấy chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về lịch sử hình
thành, tổ chức cũng như đời sống tu trì và hoạt động tông đồ của dòng Mến
Thánh giá Phát Diệm. Kế thừa các thành tựu mà những công trình nghiên
cứu trước đã đạt được và dựa vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn
giáo, trong Luận văn này chúng tôi hướng đến khảo cứu một cách cơ bản
và có hệ thống về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, đời sống tu trì và hoạt
động tông đồ của dòng Mến Thánh giá ở giáo phận Phát Diệm hiện nay.

13


3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về dòng Mến Thánh giá
Phát Diệm trên các phương diện lịch sử, cơ cấu tổ chức, đời sống tu trì và

hoạt động tông đồ.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên Luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của dòng Mến Thánh giá ở
Việt Nam và dòng Mến Thánh giá Phát Diệm
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và đời sống tu trì của dòng Mến Thánh giá
Phát Diệm hiện nay
- Tìm hiểu một số hoạt động tông đồ của dòng Mến Thánh giá Phát
Diệm hiện nay
- Phân tích xu hướng phát triển của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm
và một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đối với hoạt động của dòng
ở tỉnh Nình Bình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn nghiên cứu dòng Mến Thánh giá ở giáo phận
Phát Diệm
- Phạm vi:
+Về thời gian: Luận văn tìm hiểu đời sống tu trì và một số hoạt động
của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm từ năm 1990 đến nay.

14


+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu dòng Mến Thánh giá trong giáo
phận Phát Diệm.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên phương pháp thống

nhất logic và lịch sử; phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Kết hợp với một số phương pháp liên ngành
như: phương pháp sử học, phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu…
6. Ý nghĩa của Luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống quá trình hình
thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, đời sống tu trì và hoạt động xã hội của
dòng Mến Thánh giá Phát Diệm. Từ đó, tạo cơ sở lý luận cho việc đề ra
phương hướng trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
dòng tu Công giáo ở Ninh Bình hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về tôn giáo
nói chung, Công giáo và dòng tu Công giáo nói riêng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có
02 chương và 06 tiết.

15


NỘI DUNG
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG
MẾN THÁNH GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
PHÁT DIỆM

1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của dòng Mến
Thánh giá ở Việt Nam
Dòng Mến Thánh giá là dòng tu nữ thuộc quyền giáo phận được
thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Đây là dòng tu đầu tiên mang bản sắc Á
Đông, vừa chiêm niệm, vừa hoạt động, có lời khấn sống thành cộng đoàn
theo một bản luật, trực thuộc giám mục giáo phận và hoạt động chủ yếu
hướng về việc truyền giáo cho lương dân [61, tr. 388]. Hiện nay, ở nước

ta có 23 dòng Mến Thánh giá hoạt động trong hầu hết các giáo phận, là
hội dòng có nhân sự lớn nhất so với các dòng tu nữ tại Việt Nam.
Người sáng lập dòng Mến Thánh giá là giám mục Lambert de la
Motte, giám mục Đại diện Tông tòa đàng Trong. Lambert de la Motte sinh
ngày 16/1/1624 tại Lisieux (Pháp) và mất ngày 15/6/1679 tại Ayuthia (Thái
Lan), chịu chức linh mục ngày 27/12/1655 tại chủng viện Constances, được
phong giám mục hiệu tòa Berythe ngày 29/7/1658 (Berythe thủ đô của
Liban hiện nay) và ngày 9/9/1659 được bổ nhiệm giám mục Đại diện Tông
tòa đàng Trong. Tháng 6 năm 1660 giám mục Lambert cùng hai linh mục
thừa sai là Francois Deydier và Jacque Bourges lên đường nhận nhiệm sở.
Đến năm 1662 thì đến được Ayuthia (Thái Lan), tuy nhiên tình hình không
thuận lợi nên giám mục ở lại đây và bắt đầu thực hiện công cuộc truyền
giáo, thành lập các cơ sở. Năm 1664 giám mục Lambert cùng với giám
mục Pallu và các linh mục thừa sai tổ chức Công đồng giáo phận hay còn
gọi là Công nghị Ayuthia để hoạch định đường hướng mục vụ và họp bàn

16


một số vấn đề liên quan đến vùng truyền giáo Đông Á. Công nghị Ayuthia
đã quyết định lập một Hội tông đồ với tên gọi Những người Mến thập giá
hay Mến Thánh giá. Hội tông đồ này gồm ít nhất 2 ngành khác nhau và
chia ra 3 loại thành viên khác nhau. Loại thứ nhất gồm các giám mục và
các bề trên miền truyền giáo được kêu gọi khấn hứa một đời sống tông đồ
khắc nghiệt, giữ ba lời khấn và phải sống khổ hạnh. Loại thứ hai là các
thừa sai khác gồm các linh mục, tu huynh và giáo dân. Loại thứ ba gồm các
thành viên bản địa, trong loại này ít nhất phải hình thành một dòng nữ. Các
chị em trong dòng này cũng sống thành cộng đoàn và phải sống khắc khổ
nghiêm ngặt, trong một số điều kiện, họ có thể hoạt động tông đồ và truyền
giáo. Tuy nhiên việc thành lập Hội tông đồ Mến Thánh giá đã không được

Tòa thánh chấp nhận vì những quy định của dòng quá nghiêm ngặt, khắc
khổ không thích hợp với các giám mục, linh mục phải lo việc truyền giáo.
Năm 1669, giám mục Lambert đi kinh lý địa phận đàng Ngoài thay
cho giám mục Francois Pallu là giám mục Đại diện Tông tòa đàng Ngoài.
Cùng đi với giám mục Lambert có hai linh mục Hội Thừa sai Paris là
Jacque Bourges và Gabriel Bouchard. Trước đó, năm 1666 linh mục
Francois Deydier (linh mục Tổng đại diện địa phận đàng Ngoài) đã được
cử sang đàng Ngoài thăm dò tình hình và thái độ chính quyền đối với các
“Tây dương đạo trưởng” cũng như đối với các thương gia Tây phương (cụ
thể là Hà Lan và Bồ Đào Nha) [12, tr. 54]. Giám mục Lambert đến đàng
Ngoài theo chuyến tàu buôn của công ty Đông Ấn Pháp và tạm mang chức
tuyên úy trên tàu (Tuyên uý: có thể là một linh mục hay là một thừa tác
viên có chức thánh được chỉ định để phục vụ những giới đặc biệt như quân
đội hay được ban quyền tổ chức các nghi lễ phụng vụ trong các đại hội của
các tổ chức huynh đệ, các cơ quan lập pháp hay các đoàn thể khác (các hội
đoàn chuyên biệt), để trông nom, coi sóc phần hồn cho tín đồ; linh mục coi

17


sóc một nhà nguyện hay được chỉ định thi hành tác vụ trong một tổ chức
như tu viện, viện mồ côi, bệnh viện hay nhà tù). Ngày 30/08/1669 tàu đến
đàng Ngoài, sau khi được sự chấp thuận của Chúa Trịnh, tàu tiến lên Phố
Hiến và đậu tại đây (Phố Hiến ở về tả ngạn sông Hồng, cách Thăng Long
khoảng 50km đường sông, trước kia là nơi buôn bán sầm uất, nhất là về
mặt giao thương với các tàu buôn phương Tây). Sau khi thụ phong linh
mục cho 7 thầy giảng, ngày 14/2/1670 giám mục Lambert triệu tập Công
đồng xứ đàng Ngoài tại Phố Hiến. Công đồng có mục đích phổ biến những
nghị quyết của Tòa thánh về trách nhiệm và quyền bính của các vị Đại diện
Tông tòa, tổ chức các mặt sinh hoạt tôn giáo trong giáo phận như phương

pháp truyền đạo, cắt cử linh mục, tuyển mộ chủng sinh. Công nghị cũng đã
đưa ra một bản văn gồm 34 điều (ngày 23/12/1673 Giáo hoàng Clemens X
phê chuẩn rút xuống còn 33 điều) quy định các chức năng, kỷ luật, việc tổ
chức và điều hành giáo hội địa phương, trong bản văn của Công đồng điều
18 và 21 có liên quan đến dòng Mến Thánh giá sau này.
Sau Công đồng, linh mục Francois Deydier đã giới thiệu với giám
mục Lambert về nhóm những phụ nữ đạo đức (gồm những phụ nữ góa bụa
hoặc còn trinh tiết), họ sống chung với nhau tại Kiên Lao (Bùi Chu) và Bái
Vàng (giáo phận Hà Nội ngày nay), tự làm ăn sinh sống, giữ lề luật và có
lời khấn tư nhưng chưa được sự chấp thuận của giám mục giáo phận (trước
đó, trong thư đề ngày 1.1.1667 linh mục Francois Deydier đã phúc trình lên
giám mục Francois Pallu-giám mục Đại diện Tông tòa đàng Ngoài, cho
biết có hai nhóm trinh nữ sống chung với nhau ở Kiên Lao và Bái Vàng và
mối bận tâm của linh mục Francois Deydier là soạn thảo cho họ một bản
Nội quy và hướng dẫn, huấn luyện họ về đời sống tu đức). Khi tiếp xúc với
nhóm phụ nữ này, giám mục Lambert đã giới thiệu cho họ về Hội tông đồ
Mến Thánh giá và bản luật mà giám mục đã soạn thảo trước đó tại Thái

18


Lan (trước khi thành lập dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam, giám mục
Lambert de la Motte đã soạn thảo Luật tiên khởi Mến Thánh giá. Đây là
bản luật giám mục Lambert soạn thảo cho Hội tông đồ Mến Thánh giá).
Những phụ nữ này bày tỏ ước muốn được sống đời sống thánh hiến như
những nữ tu sống chung với nhau trong đan viện. Sau khi tìm hiểu và xem
xét tình hình, ngày 19/02/1670 cũng là ngày lễ Tro (ngày thứ tư của mùa
chay) giám mục Lambert de la Motte đã chủ sự lễ khấn của hai nữ tu đầu
tiên là bà Anê và Paula ở Phố Hiến trên một chiếc thuyền neo tại sông
Hồng, đối diện với làng Bái Vàng (thuộc địa phận Hà Nội) [61, tr 396].

Ngày khấn của hai nữ tu đầu tiên cũng là ngày thành lập dòng Mến Thánh
giá ở Việt Nam.
Sau khi chủ sự lễ khấn, giám mục Lambert đã gửi cho hai nữ tu Anê và
Paula một lá thư có kèm “Những Điều lệ nhỏ” mà giám mục đã viết tại Phố
Hiến trước khi hai bà Anê và Paula khấn (theo tài liệu của tác giả Đỗ Quang
Chính giám mục Lambert viết thư này tại Phố Hiến nhưng Những Điều lệ nhỏ
gửi kèm theo thư thì chính là bản luật mà giám mục đã soạn thảo trước đó tại
Thái Lan). Đây được coi là bản luật (hiến chương) đầu tiên của dòng Mến
Thánh giá ở Việt Nam. Trong bản luật tiên khởi giám mục Lambert nêu rõ
mục đích, nhiệm vụ và các quy tắc đối với nữ tu Mến Thánh giá.
Sau khi truyền chức linh mục, tổ chức công đồng Phố Hiến và
thành lập dòng Mến Thánh giá, giám mục Lambert de la Motte rời
đàng Ngoài sớm hơn dự định, cho nên trên đường trở về Thái Lan,
giám mục đã viết cho nữ tu Anê và Paula một lá thư với nội dung nhắc
nhở hai nữ tu đầu tiên của dòng Mến Thánh giá Việt Nam hãy sống và
thực hành đời sống tu trì theo mục đích, linh đạo mà giám mục đã chỉ
ra trong bản luật của dòng. Có thể nói, bức thư này của giám mục có

19


tính chất long trọng hơn bởi lời mở đầu là lề lối thư luân lưu của các
giám mục.
Hơn một năm sau khi rời đàng Ngoài về Thái Lan, năm 1671 giám
mục Lambert quyết định đi kinh lý địa phận đàng Trong (thuộc sở nhiệm
của giám mục). Trong chuyến kinh lý lần này cùng đi có hai thừa sai Pháp
là Vachet và Mahot cùng hai linh mục người đàng Trong là Giuse Trang và
Luca Bền. Khi đến được đàng Trong, giám mục Lambert mắc bệnh nặng và
phải ở lại dưỡng bệnh hơn sáu tuần lễ tại vùng Nhà Ru (thuộc phía Nam
huyện Ninh Hòa và phía Bắc Nha Trang ngày nay) [12, tr 85]. Sau khi hồi

phục sức khỏe, giám mục Lambert đến Quảng Ngãi. Tại đây giám mục tiếp
xúc với một số thiếu nữ đạo đức, họ có ý nguyện sống chung và giữ trọn
đức khiết tịnh. Trước đó, khi còn ở Thái Lan, giám mục Lambert đã nhận
được thư của linh mục Hainques cho biết ý định của một nhóm thiếu nữ
muốn được sống đời sống “tận hiến cho Thiên Chúa”. Sau khi tìm hiểu và
trao đổi với họ về đời sống thiêng liêng, giám mục Lambert quyết định
thành lập ở đàng Trong một dòng Mến Thánh giá và đến tháng 12 năm
1671 tại An Chỉ (Quảng Ngãi) dòng Mến Thánh giá đàng Trong chính thức
được thành lập, số nữ tu đầu tiên là 10 hoặc 8 người [xem:12, tr. 91-92],
sinh sống trong ngôi nhà do bổn đạo dâng cúng, đây được coi là cơ sở đầu
tiên của dòng.
Cũng giống như dòng Mến Thánh giá đàng Ngoài, giám mục
Lambert trao cho các nữ tu dòng Mến Thánh giá đàng Trong một bản luật
dòng. Hai bản luật dòng Mến Thánh giá, một của dòng Mến Thánh giá
đàng Ngoài năm 1670, một của dòng Mến Thánh giá đàng Trong năm 1671
hoàn toàn giống nhau [12, tr 95]. Mặc dù dòng Mến Thánh giá đàng Ngoài
và đàng Trong cùng được giám mục Lambert de la Motte thành lập và cùng
thực hành theo một bản luật dòng nhưng không thể thành lập một dòng

20


thống nhất. Bởi vì, bối cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ này đang chia tách
lãnh thổ đàng Trong và đàng Ngoài (Trịnh, Nguyễn phân tranh). Hơn nữa,
đàng Ngoài và đàng Trong là hai giáo phận khác nhau, do đó thiết lập ở
mỗi giáo phận một dòng Mến Thánh giá sẽ thuận lợi hơn trong việc huấn
luyện, điều hành và hoạt động của dòng.
Khi mới thành lập, các nữ tu dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam chưa
được Tòa thánh phê chuẩn là nữ tu dòng, mà chỉ được xem như những
phụ nữ thuộc hội đạo đức. Bởi vì, thời kỳ này Tòa thánh chỉ thừa nhận

dòng tu nữ khi có lời khấn trọng thể và các nữ tu phải sống trong các đan
viện kín còn những phụ nữ chỉ có lời khấn đơn và tham gia các hoạt động
bên ngoài nhà dòng thì chưa đủ điều kiện để thừa nhận là nữ tu. Chính vì
vậy, Tòa thánh chuẩn nhận sự thành lập dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam
bằng cách ban ân xá đặc biệt cho dòng. Tuy nhiên, dòng Mến Thánh giá
được chuẩn nhận không phải trực tiếp do văn thư Tòa thánh mà do văn
thư của Bộ truyền giáo (Theo tài liệu của Đỗ Quang Chính, ngày
28/8/1678 Bộ Truyền giáo đã chấp thuận ban ân xá thông thường cho các
huynh đệ đoàn do các vị đại diện Tông tòa thiết lập ở đàng Ngoài và đàng
Trong, dưới danh hiệu Những người Mến Thánh giá trong địa sở của các
giám mục). Và được thành lập như một tu hội trực thuộc bản quyền của vị
giám mục giáo phận. Đến ngày 8/12/1900 Hiến chế Conditaea Christo (do
giáo hoàng Lêô XIII ký) được ban hành công nhận những dòng khấn đơn
(không khấn trọng) cũng gọi là dòng tu và những thành phần trong dòng đó
được mang danh hiệu tu sĩ. Như vậy, theo Hiến chế này, dòng Mến Thánh
giá ở Việt Nam được nhìn nhận là một dòng tu và các nữ tu được thừa nhận
là tu sĩ. Tuy nhiên, cho đến công đồng Đông Dương họp tại Hà Nội năm
1934 mới tiến hành cải tổ các nhà Phước (tu hội) Mến Thánh giá thành
hội dòng giáo phận với ba lời khấn dòng. Trước đó, từ năm 1916 tại giáo

21


×