Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ LẬP BẢNG TRA KẾT QUẢ TÍNH LÚN CHO CÁC KHU VỰC ĐẤT YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHỤC VỤ CHO BƯỚC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 106 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
@&?





ĐOÀN VĂN HUY






LẬP BẢNG TRA KẾT QUẢ TÍNH LÚN CHO CÁC
KHU VỰC ĐẤT YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

PHỤC VỤ CHO BƯỚC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT










Thành Ph


H


Chí Minh
-

2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
@&?



ĐOÀN VĂN HUY




LẬP BẢNG TRA KẾT QUẢ TÍNH LÚN CHO CÁC
KHU VỰC ĐẤT YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
PHỤC VỤ CHO BƯỚC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT



CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
MÃ SỐ : 60 – 58 – 30




GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG






Thành Ph


H



Chí Minh
-

2011

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CHẤT
CÔNG TRÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Địa hình, địa mạo 5
1.1.3. Khí hậu - khí tượng 5
1.1.4. Chế độ thuỷ văn 6
1.1.5. Chất lượng nước 8
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 9
1.2.1. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển địa chất kỷ Đệ Tứ 9
1.2.2. Đặc điểm địa chất thủy văn 19
1.2.3. Đặc trưng cơ lý của nền đất yếu ở một số vùng ĐBSCL 21
1.2.4. Phân vùng địa chất công trình và đánh giá khả năng qui hoạch xây dựng
cơ bản 28
1.2.5. Kết luận 31
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN 33
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÚN NỀN ĐƯỜNG HIỆN NAY Ở TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC 33
2.1.1. Về phương pháp tính riêng từng thành phần độ lún 34
2.1.2. Về phương pháp dự báo độ lún tổng cộng S theo 38
2.2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÚN NỀN ĐƯỜNG 42

2.2.1. Tính độ lún cố kết S
c
42
2.2.2. Dự tính độ lún tổng cộng S 42
2.2.3. Trình tự tính toán lún nền đắp trên đất yếu theo qui trình 43
2.2.4. Dự tính độ lún cố kết theo thời gian trong trường hợp thoát nước một chiều
theo phương thẳng đứng 43
2.2.5. Về độ lún cho phép của kết cấu áo đường 45
CHƯƠNG 3: LẬP BẢNG TRA TÍNH LÚN 47
3.1. THU THẬP, THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊA CHẤT CÁC KHU VỰC
ĐẤT YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 47
3.1.1. Tổng quan về các số liệu thu thập 47
3.1.2. Phân tích số liệu 50
3.1.3. Phân chia khu vực đất yếu Đồng bằng sông Cửu Long 61
3.2. GIẢI CÁC BÀI TOÁN TÍNH LÚN CHO CÁC KHU VỰC ĐẤT YẾU ỨNG VỚI
CÁC CHIỀU CAO ĐẮP KHÁC NHAU 63
3.2.1. Số liệu đầu vào 63
3.2.2. Giải bài toán tính lún tỉnh Long An 65
3.2.3. Giải bài toán tính lún tỉnh Đồng Tháp 70
3.2.4. Giải bài toán tính lún tỉnh Cà Mau 75
3.2.5. Giải bài toán tính lún tỉnh Tiền Giang 80
3.3. THU THẬP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ LẬP BẢNG TRA 85
3.3.1. Tỉnh Long An 85
3.3.2. Tỉnh Đồng Tháp 86
3.3.3. Tỉnh Cà Mau 87
3.3.4. Tỉnh Tiền Giang 88
3.3.5. Nhận xét 90

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐỂ ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ
91

4.1 SO SÁNH KẾT QUẢ TÍNH BẰNG BẢNG TRA VÀ THỰC TẾ CÔNG TRÌNH
ĐÃ HOÀN THÀNH 91
4.1.1 Đoạn tuyến Km0+000 – Km7+000, thuộc dự án QL80 91
4.1.2 Đoạn tuyến Km26+000 – Km36+000, thuộc dự án QL80 93
4.2 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH MỚI 96
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
5.1. KẾT LUẬN 97
5.2. KIẾN NGHỊ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tra tính lún cho 4 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Phụ lục 2: Bảng thống kê tính chất cơ lý của các lớp đất tỉnh ĐBSCL
Phụ lục 3: Một số kết quả tính toán đại diện
Phụ lục 4: Kết quả tính toán lún nền đường của đơn vị Tư vấn thiết kế (TediSouth)


L
L


I
I


C
C


M
M



Ơ
Ơ
N
N



Khoảng thời gian 3 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Giao Thông Vận
Tải – Cơ sở II đối với tác giả là khoảng thời gian đầy thú vị và nhiều thử thách.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Mạnh Hùng người hướng
dẫn trực tiếp, GS.TS. Vũ Đức Chính và PGS.TS. Nguyễn Hữu Trí, các thầy đã nhiệt tình
giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, những người luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong
cuộc sống và học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn anh Th.S. Nguyễn Duy Liêm, những người
bạn thân, đồng nghiệp luôn động viên giúp đỡ tác giả. Và cuối cùng xin cảm ơn Công ty Cổ
Phần Tư Vấn Thiết Kế Giao Thông Vận Tải phía Nam về những số liệu đã cung cấp.
Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ khoa học kỹ thuật, chắc chắn chưa đáp ứng
được một cách đầy đủ những vấn đề đã đặt ra, mặt khác do trình độ bản thân còn nhiều hạn
chế. Tác giả xin chân thành cảm ơn và tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp của các
nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.


TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2011
Tác giả


Đoàn Văn Huy




1
Mở đầu
MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lớp địa chất của các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Chọn ra các khu vực địa chất có tính chất cơ lý gần như tương tự nhau. Từ đó lập bảng
tra kết quả tính lún cho các khu vực đó nhằm phục vụ cho bước lập dự án đầu tư.
2. Sự cần thiết của đề tài
ĐBSCL là vùng châu thổ trù phú, đã và đang đóng góp to lớn cho quá trình phát
triển kinh tế của đất nước. Thủ Tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg
ngày 26/12/2005 về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải
vùng ĐBSCL đến năm 2020. Do đó, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải để
phát huy được thế mạnh và tạo nên tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ĐBSCL là
điều cần thiết.
Hiện nay một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kinh phí hạn chế, số lượng lỗ khoan
trong bước lập dự án đầu tư còn thưa. Do đó, số liệu đầu vào để tính lún nền đường
không đủ khái quát hết toàn tuyến, dẫn đến kết quả tính toán sai lệch lớn so với thực tế.
Về địa chất của các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì hiện có một số dự án
đường qui mô lớn, có số liệu lỗ khoan địa chất tương đối nhiều, đáng tin cậy đi qua các
tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ như: Cao tốc Sài Gòn – Trung
Lương, Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc Lộ 80, Tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận,
Tuyến Năm Căn – Đất Mũi, Nam Sông Hậu, Bốn Tổng – Một Ngàn, Hành lang ven biển
phía Nam, Quốc lộ 60, Đường gom cầu Cần Thơ, Tuyến tránh Bạc Liêu,
Việc tập hợp số liệu địa chất, phân chia các khu vực địa chất có tính chất cơ lý
tương tự nhau. Từ đó lập bảng tra kết quả tính lún và phân chia khu vực đất yếu phục vụ
cho bước lập dự án đầu tư là rất thiết thực và tiết kiệm kinh phí cho các dự án.
Nghiên cứu để lập bảng tra kết quả tính lún cũng nhằm giúp cho việc quản lý, đầu

tư xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông vận tải đường bộ đạt hiệu quả cao, đáp ứng
được mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đề ra.

2
Mở đầu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm kinh tế-xã hội và các điều kiện tự nhiên, qui hoạch mạng lưới
giao thông đường bộ các tỉnh ĐBSCL.
Nghiên cứu điều kiện địa chất các lớp đất yếu ở các tỉnh thuộc ĐBSCL.
4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm địa chất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và hiện trạng
thực tế lún của các công trình.
Nghiên cứu các phương pháp tính lún nền đường trên thế giới và trong nước. Từ đó
lựa chọn phương pháp tính lún cho đề tài.
Thu thập, thống kê và xử lý số liệu đia chất, phân chia đất yếu thành các khu vực
riêng. Trên cơ sở đó, tính lún nền đường với các chiều cao đắp khác nhau để lập nên bảng
tra.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thực nghiệm, phương pháp lý thuyết và thống kê toán học để
xử lý số liệu.
Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các tác giả, các bài báo khoa học có
liên quan đến nội dung của đề tài.
6. Độ tin cậy của đề tài
Đề tài dùng số liệu địa chất của các công trình có qui mô lớn đã hoàn thành đưa vào
khai thác và sử dụng phương pháp tính lún nền đường đất yếu phổ biến hiện nay trên
thế giới, đây cũng chính là phương pháp tính theo qui trình thiết kế hiện hành. Kết quả
tính toán có so sánh với các dự án đã hoàn thành nên có thể đủ độ tin cậy.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Phục vụ cho việc triển khai theo Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005
về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng ĐBSCL đến

năm 2020.

3
Mở đầu
Giúp cho cơ quan chức năng có thể ước lượng được kết quả lún nền đường,
từ đó kiểm tra sơ bộ kinh phí đầu tư và phương án xử lý nền đất yếu.
Đối với người thiết kế, sơ bộ đưa ra được độ lún nền đường với các chiều cao đắp
khác nhau để có thể: lập đề cương khảo sát, đưa ra giải pháp xử lý nền đường. Giúp cho
người thiết kế nhanh chóng có kết quả tính lún phù hợp với qui mô nền đường, rút ngắn
thời gian hoàn thành công tác lập dự án.
8. Bố cục của đề tài
Mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở BSCL.
Chương 2: Lựa chọn phương pháp tính lún.
Chương 3: Lập bảng tra tính lún.
Chương 4: Vận dụng kết quả đạt được để áp dụng vào thực tế.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


4
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CHẤT
CÔNG TRÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ nằm ở cuối lưu vực sông
Mêkông, được giới hạn bởi phía Bắc là biên giới Việt Nam – Campuchia, Tây Ninh và

thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam và Đông là biển Đông, phía Tây là Vịnh Thái Lan.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 3.900.000 hecta, bao gồm 13 tỉnh và
thành phố là: Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, và An Giang. Với diện
tích ấy, Đồng bằng sông Cửu Long đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau đồng bằng
Amazon) nó có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc mở mang kinh tế của đất nước.

Hình 1-1. Bản đồ 13 tỉnh và thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

5
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Vào kỷ Đệ Tứ, khu vực phía đông của Đồng bằng bị lôi cuốn vào vận động
nâng lên của miền cực Nam Trung Bộ. Cao độ tuyệt đối lên tới hơn 100m, trong khi đó
phần còn lại ở miền Tây Nam Bộ bị lún sâu xuống hình thành một vịnh biển. Đường bờ
biển khi ấy lặn sâu xuống tận Battambang đến Crachilê. Miền Tây Nam Bộ thuộc châu
thổ sông Cửu Long được hình thành rất trẻ khi toàn miền bị sụt xuống, biển tiến từ từ cho
đến nay cách 6000-7000 năm biển dâng cao nhất. Các vết tích còn lại là nguồn nước đá
vôi ở Kiên Lương cao +4m đến +5m, các hố đầm lầy ở phía đông Trí Tôn có tuổi tuyệt
đối khoảng 6000-7000 năm và rất nhiều vết vỏ sò còn lại, mà các phân tích tuổi tuyệt đối
đều cho từ 5000 – 6000 năm cách nay, như ở Cái Lậy, Chồ Vỏ Sò (Nam Long Xuyên).
Sau đó biển từ từ rút khỏi đồng bằng, lúc này các tam giác châu lấn dần ra biển, tốc độ
bồi đắp khá nhanh, 60-80m/năm. Trên mặt đồng bằng hình thành một số dạng địa hình
độc đáo như các “giồng cát” có hướng song song với bờ biển hiện nay.
ĐBSCL có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc bình quân chỉ khoảng 1cm/km,
cao độ phổ biến từ (0.3-4)m trên mực nước biển (theo hệ mốc cao độ Mũi Nại),

trừ một số ngọn núi ở tỉnh An Giang và Kiên Giang. Ngoài các khu vực có độ cao cục bộ,
có thể phân thành các vùng theo cao độ như sau:
+ Thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt Nam–Campuchia, có cao độ từ +2.0m

đến + 5.0m
+ Dọc theo sông Tiền và sông Hậu, có cao độ +1.0m đến +3.0m.
+ Các khu vực ngập lũ của sông Tiền, sông Hậu và các vùng ngập triều
ven biển, có cao độ +0.3m đến +1.50m.
Do sự bồi đắp và lắng đọng của phù sa sông biển đã tạo cho Đồng bằng sông
Cửu Long có địa thế cao ở ven sông Tiền, sông Hậu và ven biển. Tuy nhiên những vùng
xa sông chính, xa biển nằm sâu trong đất liền thì thấp và trũng.
1.1.3. Khí hậu - khí tượng
a. Nhiệt độ
Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ bình quân 27
0
C.


6
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
b. Mưa
Lượng mưa bình quân khá lớn từ 1200 – 2400mm/năm. Hàng năm, có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mang theo gió Tây Nam, khí hậu ẩm ướt, mùa
khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, mang theo gió mùa Đông Bắc. Mưa ở ĐBSCL
phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian: vùng phía Tây có lượng mưa lớn
nhất, 1800 – 2400 mm/năm, vùng trung tâm đồng bằng kéo dài từ Châu Đốc –
Long Xuyên – Cao Lãnh – Trà Vinh – Gò Công, có lượng mưa nhỏ nhất 1200 – 1400
mm/năm.
Thời gian mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố không đều trong năm,
khoảng 90% lượng mưa tập trung trong các tháng mùa mưa, lượng mưa mùa khô chỉ
chiếm 10%. Các tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa.
c. Bốc hơi
Lượng bốc hơi đo bằng ống Picher ở Đồng bằng sông Cửu Long khoảng

900-1300mm.
d. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối ở Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 80% vào mùa mưa và
khoảng 60% vào mùa khô.
Tóm lại, đặc điểm bất lợi nhất về điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến công tác
xây dựng của vùng nghiên cứu là sự phân bố mưa theo mùa. Thời gian thuận lợi để
tiến hành xây dựng công trình là từ tháng 1 – 4 vì thời gian này không có mưa hoặc mưa
ít và chưa đều.
1.1.4. Chế độ thuỷ văn
Chế độ thủy văn ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng rất lớn của
dòng chảy sông Mêkông, thủy triều biển Đông, thủy triều vịnh Thái Lan và chế độ mưa
của từng tiểu vùng.
a. Sông Mêkông
Sông Mêkông có diện tích lưu vực 795.000 km
2
, tổng lượng nước hàng năm
450 tỷ mét khối, lưu lượng bình quân khoảng 14000 m
3
/s . Khi đổ vào Việt Nam sông toả
thành hai nhánh là Tiền Giang và Hậu Giang. Dòng chảy của sông Mêkông có hai mùa rõ
rệt mùa lũ và mùa kiệt. Ở thượng lưu sông Mêkông mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc

7
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
vào tháng 11. Nhờ sự điều tiết của Biển Hồ nên Đồng bằng sông Cửu Long lũ chậm hơn
một tháng và kéo dài hơn với dạng lũ bẹt.
Nằm ở hạ lưu vực Mêkông, với diện tích tự nhiên chỉ chiếm 5% tổng diện tích
lưu vực, nhưng hàng năm Đồng bằng sông Cửu Long bị nước lũ của sông Mêkông
chảy về gây ngập lụt cho phần phía Bắc của đồng bằng. Nước lũ truyền vào đồng bằng
theo các kênh rạch nối với sông Tiền, sông Hậu và từ phía Bắc tràn vào theo biên giới

Việt Nam – Campuchia, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hứng chịu một lượng nước
rất lớn (432 tỷ m3), trong đó dòng chảy mùa lũ (từ tháng 6-11) khoảng 350-400 tỷ m3,
lưu lượng đỉnh lũ từ 35.000-42.000 m
3
/s, từ thượng lưu đổ về. Diện tích ngập lũ của cả
châu thổ sông Mekong gần 40.000 km
2
, trong đó, Biển Hồ 15.000–16.000 km
2
, vùng
châu thổ Campuchia 4.000–5.000 km
2
và ĐBSCL 18.000–19.000 km
2
. Lũ gây ngập lụt
với độ sâu 0,5-4,0 m, thời gian từ 3-5 tháng; Thông thường vào cuối tháng 7 đầu tháng 8
nước lũ bắt đầu gây ngập và đạt đỉnh lũ cao nhất vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, đồng
thời phối hợp với mưa nội đồng và triều cường biển Đông làm tăng mức độ ngập.
Kết quả khảo sát hay quan trắc cho thấy, độ sâu và thời gian ngập úng tại các
tiểu vùng ở ĐBSCL như sau:
+ Ở vùng ngập sâu, độ sâu ngập lụt trên 2 m, thời gian ngập 3 - 5 tháng,
thường từ tháng 8 đến tháng 11.
+ Vùng ngập trung bình có thời gian ngập 3 - 4 tháng, kéo dài từ tháng 8 đến
tháng 11, độ sâu ngập 1 - 2 m.
+ Vùng ngập nông có độ sâu ngập 0,5 - 1,0 m, kéo dài từ 2 đến 3 tháng.
Mùa kiệt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 1 đến tháng 6, trong mùa kiệt
lưu lượng sông Mêkông giảm dần, lưu lương nhỏ nhất thường rơi vào tháng 4 (có năm
lưu lượng kiệt chỉ chỉ còn 2000 m
3
/s). Điều này làm hạn chế khả năng cung cấp nước

ngọt và làm cho mặn xâm nhập sâu hơn vào đồng bằng. Nhưng riêng về thời đoạn chọn
để lấn dòng, ngăn dòng vào khoảng cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 5.
Mức độ ngập úng cũng như thời gian ngập úng tại các tiểu vùng ở ĐBSCL
không những phụ thuộc chủ yếu vào lũ sông Mêkông mà cũng chịu ảnh hưởng của mưa
nội đồng và thuỷ triều. Khi gặp triều cường thì lũ tiêu thoát ra biển rất chậm, ngập úng
kéo dài. Mưa trong đồng lớn thì mức độ ngập úng càng trầm trọng. Tình hình ngập lụt
thực tế trong thời gian qua cho thấy, mực nước trung bình tháng, đặc trưng cho mức độ

8
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
ngập lụt, ở các trạm nội đồng có xu thế gia tăng trong khoảng 10 - 15 năm gần đây
(so sánh mực nước 2 thời kỳ 1982 - 1985 và 1992 - 1995). Mức gia tăng ngập lụt vùng
Đồng Tháp Mười tăng từ 15 - 40 cm. Mực nước lớn nhất nội đồng các năm lũ lớn cũng
cao hơn trung bình nhiều năm chừng 40 – 60 cm.
b. Thuỷ triều
Gần như toàn bộ diện tích Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh của
thuỷ triều biển Đông và vịnh Thái Lan. Thuỷ triều biển Đông theo các sông Vàm Cỏ
Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, sông Hậu, sông Mỹ Thạnh, sông Gành Hào, sông Bồ Đề
và các sông, rạch nối thông với các sông này. Thuỷ triều vịnh Thái Lan theo các sông
Ông Đốc, sông Cái Lớn và các sông, rạch khác truyền mặn vào nội đồng, làm ảnh hưởng
đến một vùng đất rộng lớn ở phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long.
Thuỷ triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều, có biên độ triều lớn. Ở khu vực
ven biển và cửa sông có biên độ từ 2-3.5m. Thuỷ triều vịnh Thái lan theo chế độ
nhật triều không đều, ở khu ven biển và cửa sông có biên độ 0.7-1.1m. Vào sâu trong
đồng biên độ triều giảm mạnh và do thuỷ triều truyền vào theo nhiều hướng khác nhau,
tạo nên các khu vực giáp triều, tại đây có biên độ triều rất nhỏ, như trung tâm

Đồng Tháp Mười, trung tâm tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau, ở những
vùng này vào mùa khô có biên độ từ 0.3-0.5m, trong mùa mưa dưới 0.3m.
1.1.5. Chất lượng nước

a. Nước mặn
Sự xâm nhập của thuỷ triều kéo theo sự xâm nhập của nước biển vào nội đồng.
Trong mùa mưa, nhờ có lượng nước nguồn phong phú nên ranh giới mặn đã bị đẩy lùi ra
đến gần bờ biển. Mùa khô lưu lượng nước ngọt giảm nên mặn lẫn sâu vào nội đồng.
Thời kỳ mặn xâm nhập sâu nhất là vào tháng 4 và đầu tháng 5.
Sự xâm nhập mặn trên các dòng sông chính phụ thuộc chủ yếu là lượng nước
ngọt từ thượng nguồn các sông đổ về, nhưng sự xâm nhập mặn ở vùng bán đảo Cà Mau
lại phụ thuộc vào lượng mưa trong đồng. Vào các tháng 6-8, lượng mưa lớn nên ranh giới
mặn bị đẩy lùi đến gần biển, nhưng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mặn lại lấn sâu vào
nội đồng làm thiếu nước ngọt nghiêm trọng cho sinh hoạt và sản xuất.



9
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
b. Nước chua
Vào đầu mùa mưa, nhiều khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm chua
với độ pH = 2 – 5. Thời gian bị chua từ tháng 5 đến tháng 6, cá biệt có nơi đến tháng 8, 9.
Diện tích bị chua tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên,
bán đảo Cà Mau.


Hình 1-2. Bản đồ đất Đồng bằng sông Cửu Long

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.2.1. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển địa chất kỷ Đệ Tứ
a. Địa tầng
Theo kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do
Nguyễn Xuân Bao và Trần Đức Lương chủ biên, Đồng bằng sông Cửu Long được
cấu tạo từ đất đá trầm tích, macma tuổi từ PZ, NZ đến KZ. Theo kết quả nghiên cứu của

Tổng cục địa chất cũng cho rằng cấu trúc ĐBSCL có dạng bồn trũng theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam mà trung tâm bồn trũng có thể là vùng kẹp giữa sông Tiền và
sông Hậu, Theo tài liệu hố khoan của Tổng cục Dầu khí cho thấy khu vực này, móng đá ở

10
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
độ sâu tới 900m, vây quanh vùng trung tâm là các vùng cánh của bồn trũng và xa hơn là
các đới nâng cao của móng đá lộ ra ở Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh (miền Đông
Nam Bộ) bên kia là núi đá ở Hà Tiên, An Giang, vịnh Thái Lan Các tài liệu nghiên cứu
phần lộ đều cho thấy tuổi của móng đá trước Kanozoi (khoảng trên 65 triệu năm). Phủ
lên trên móng đá là tập hợp các thành tạo bở rời, có tuổi từ Neogen đến Đệ tứ, trên mặt là
tầng trầm tích trẻ (trầm tích Holoxen) có tuổi khoảng 15.000 năm có chiều sâu lên tới
110m, đây cũng chính là tầng đất yếu trên mặt, được tạo thành bởi các trầm tích hạt mịn
có nguồn gốc biển, sông – biển hỗn hợp, sông – biển, đầm lầy, sông hồ hỗn hợp và sinh
vật gồm sét, bùn sét hữu cơ, bùn sét pha chứa nhiều mùn thực vật, á sét chảy, bùn á sét;
móng của các công trình chủ yếu được đặt trên tầng đất yếu này.
b. Lịch sử phát triển địa chất
Theo các tài liệu đo vẽ lập bản đồ địa chất, thăm dò địa vật lý trọng lực hiện có
thì vùng trũng Nam Bộ được hình thành có lẽ theo đứt gãy dạng địa hào (graben) vào thời
kỳ Oligen (35 triệu năm trước đây). Đến Mioxen và Plioxen (25 triệu năm và 7 triệu năm
trước đây) quá trình lún sụt mở rộng dần và toàn bộ miền Tây và một phần miền
Đông Nam Bộ ngày nay.
Để phục vụ trực tiếp cho mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, trong mục
này chỉ mô tả tương đối chi tiết trầm tích Đệ Tứ.
Trong kỷ Đệ Tứ, dao động mực nước biển chi phối rất lớn đến các yếu tố cổ
địa lý của các đồng bằng ven biển nói chung cũng như Đồng bằng sông Cửu Long
nói riêng. Các đợt biển tiến, biển thoái gắn liền với lịch sử phát triển địa chất khu vực.
Trong các mặt cắt trầm tích Đệ tứ ở các đồng bằng ven biển Việt Nam đó xác lập được
những trầm tích có nguồn gốc biển ở các tuổi khác nhau, điều đó cho phép nói trong kỷ
Đệ Tứ ở Việt Nam có chịu ảnh hưởng trực tiếp của các đợt biển tiến biển thoái xen kẽ

nhau. Lãnh thổ Việt Nam có mối quan hệ trực tiếp với kiểu bồn chứa đại dương; quy luật
dao động mực nước đại dương như sau: biển tiến trùng với thời kỳ tan băng, biển thoái
trùng với thời kỳ băng hà. Như vậy có mối liên hệ giữa dao động mực nước biển với thay
đổi khí hậu trong kỷ Đệ Tứ trên toàn cầu.
Bằng các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm thạch học trầm tích, cổ sinh vật,
địa mạo có thể chứng minh trong kỷ Đệ tứ, ĐBSCL có những biến đổi về cổ địa lý theo
bốn thời kỳ sau:

11
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
+ Thời kỳ Pleistoxen sớm
+ Thời kỳ Pleistoxen giữa
+ Thời kỳ Pleistoxen muộn
+ Thời kỳ Holoxen
Thời kỳ Pleistoxen sớm (Q
I
)
* Biển triệt thoái khỏi lãnh thổ Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực lân
cận trong phạm vi rộng trong suốt thời kỳ đầu Pleistoxen sớm (Q
1
I
). Biển rút xa ra so với
đồng bằng hiện tại. Kết quả của chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước
KHCN – 06 (1996-2000) đã xác định đường bờ biển của giai đoạn này nằm ngoài
kinh độ 111
0
về phía đông.
Toàn bộ ĐBSCL chịu tác động của quá trình bóc mòn là chủ yếu.
Trên bề mặt bào mòn của khu vực nghiên cứu bắt đầu hình thành một số
trầm tích sông và sông biển aI

1
, amI
1
mang tính chất cục bộ, bao gồm các vật liệu hạt thô
như cuội, sỏi, cát hạt thô chuyển dần lên là cát hạt trung, bột và các thấu kính kaolin.
Song song với quá trình bóc mòn là quá trình xâm thực sâu và phong hoá
nhiệt đới ( feralit hoá). Các dấu ấn của các lớp phong hóa thuộc giai đoạn này không chỉ
ghi nhận được trong mặt cắt lỗ khoan ở đồng bằng hiện tại mà còn có một bề mặt laterit ở
ngoài khơi vịnh Thái Lan đã được E.Saurin (1962) ghi nhận và coi như là bề mặt địa hình
của giai đoạn đầu Pleistoxen sớm.
* Sau một thời gian dài gián đoạn trầm tích, đến thời kỳ giữa - muộn của
Pleistoxen sớm (Q
I
2-3
) và cả trong đầu pleistoxen giữa, khu vực từ từ sụt lún, biển từ biển
Đông lại tiến vào đồng bằng hiện tại. chuyển động sụt lún vỏ quả đất ở đây có lẽ là do
ảnh hưởng của tân kiến tạo lẫn dao động mức nước đaị dương (tan băng) của thế giới.
Trong môi trường dạng vũng vịnh, cửa sông đã lắng đọng trầm tích loại sét khá dầy có
nguồn gốc sông biển hỗn hợp xen nhịp với trầm tích sông biển hạt thô amI
2
- II
1
,
trầm tích biển mI
2
-II
1
(Theo tài liệu khác: đường bờ biển trong giai đoạn này xấp xỉ hoặc
sâu hơn đường bờ biển hiện tại một chút. Giai đoạn này phía Đông và phía Tây của
ĐBSCL được phân biệt với hai chế độ lắng đọng trầm tích khác nhau: trầm tích lục địa ở

phía Đông và trầm tích có liên quan tới biển ở phía Tây – Hình 1-3).

12
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL

Hình 1-3. Thời kỳ biển tiến Pleistocen sớm vùng đồng bằng Nam Bộ
Thời kỳ Pleistoxen giữa (Q
II
3
)
Nửa cuối thời kỳ Pleistoxen giữa (Q
II
3
) vỏ quả đất lại được nâng lên một lần nữa,
một phần lãnh thổ được nâng lên khỏi mặt nước biển. Đường bờ biển cổ để lại dấu vết
khá rõ ràng một bậc thềm mài mòn tích tụ chạy theo hướng kinh tuyến ở vị trí khoảng
109
0
30-110
0
(đề tài KHCN-06/1996-2000). Trên đồng bằng lại tái diễn quá trình
bóc mòn, xâm thực và laterit hóa cũng như tích tụ sản phẩm sông, sông lũ hỗn hợp (a,
apII
2
- III
1
). Trong điều kiện vịnh biển nông (Khu vực sát bờ biển hiện nay) lắng đọng
trầm tích sông biển amII
2
-III

1
.
Địa hình thời kỳ Pleistoxen giữa hoàn toàn kế thừa địa hình của thời kỳ trước
nhưng độ chênh cao giữa dạng địa hình dương và địa hình âm được giảm đi bởi cả hai
quá trình bóc mòn và trầm tích (hình 1-4).

13
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL

Hình 1-4. Sơ đồ cổ địa lý thời điểm biển tiến Pleistocen giữa
vùng đồng bằng Nam Bộ
Thời kỳ Pleistoxen muộn
Bắt đầu từ giữa Pleistoxen muộn (Q
2
III
) lại bắt đầu đợt biển tiến, kết quả
nghiên cứu thạch học và cổ sinh của hàng loạt mặt cắt khoan trong vùng đã xác định
được đường bờ biển của giai đoạn này đã vượt qua đường bờ biển hiện tại vào sâu trong
đồng bằng. Sản phẩm của đợt biển tiến này là sự thành tạo trầm tích sông - biển (amIII
2
)
và trầm tích biển mIII
2
. tạo thành các bậc thềm tích tụ – xâm thực cao 30m – 40m phân
bố rộng rãi và ổn định. Trên cơ sở khảo sát các trầm tích gồm hai lớp: Lớp dưới là cát sạn
sỏi màu vàng, xen kẹp các lớp sét bột, nguồn gốc sông biển. Lớp trên là cát sét, sạn màu
đỏ nguồn gốc sông, cát có độ chọn lọc kém, càng lên trên kích thước hạt càng giảm.

14
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL

Vào cuối Pleistoxen muộn (Q
III
3
) sang một phần của đầu Holoxen sớm – giữa
(Q
IV
1-2
) vỏ quả đất Đồng bằng sông Cửu Long lại bị nâng lên mạnh một lần nữa (có thể
ứng với thời gian băng hà). Mức nước đại dương hạ thấp 100-120m so với ngày nay,
kết quả là quá trình xâm thực, laterit hoá tái diễn trên một khu vực rộng lớn theo
phương thức thấm đọng trong trầm tích, đồng thời tích tụ trầm tích sông aIII2_IV. Ranh
giới giữa Pleistoxen và Holoxen được đánh dấu bằng một thời kỳ gián đoạn trầm tích dài.

Hình 1-5. Sơ đồ cổ địa lý thời điểm biển tiến Pleistocen muộn
vùng đồng bằng Nam Bộ
Thời kỳ Holoxen
Thời kỳ này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành địa hình hiện tại của
ĐBSCL, gồm hai giai đoạn: biển tiến Holoxen sớm – giữa, và Holoxen muộn.



15
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
Giai đoạn biển tiến Holoxen sớm
Tiếp sau biển lùi cực đại ở thời điểm cách nay 18.000 năm, đến đầu Holoxen
(khoảng 10.000 năm trước đây) do sự chuyển động hạ thấp của vỏ trái đất và tan băng
thế giới (bắc bán cầu) biển tiến, flandrian bắt đầu với quy mô toàn cầu. Tuy biển tiến xảy
ra từ đầu Holoxen nhưng đường bờ biển vẫn ở độ sâu 20-30m nước hiện tại.Trên phần
lớn lãnh thổ đồng bằng, hoạt động xâm thực và bồi lắng của sông vẫn còn ngự trị, ở các
lòng máng xâm thực hình thành tầng cát sông Holoxen hạ (aIV1), ven biển của

đồng bằng bắt đầu chịu ảnh hưởng của biển. Đây là đợt biển tiến có quy mô nhất trong kỷ
Đệ Tứ ở ĐBSCL. Nó phủ hầu hết toàn bộ đồng bằng phía Tây và phần Tây Nam của
đồng bằng phía đông.
Vào khoảng nửa sau của Holoxen sớm biển bắt đầu tiến vào đồng bằng và đến
Holoxen giữa (cách nay 4.000 – 6.000 năm) thì đạt đến cực đại, với tốc độ 9mm/năm tạo
nên các lớp trầm tích biển có chiều dày đạt tới trên dưới 30m của hệ tầng sông Hậu và
san bằng các địa hình phân cắt của lục địa cuối Pleistoxen đầu Holoxen. Tại vùng
Hà Tiên các ngấn nước cao 4.5m đến 5.5 trên các vách đá vôi là dấu vết khá rõ ràng cho
đợt biển tiến này.
Biển đầu Holoxen sớm–giữa (Q
IV
1-2
) ở ĐBSCL thuộc loại biển nông. Các di tích
sinh vật biển khá phong phú và cho thấy đáy biển không sâu quá 40-50m. Biển thời kỳ
này tràn ngập cả vùng Kiên Lương – Hà Tiên nên các núi đá vôi ở đây một lần nữa lại
trở thành các những hòn đảo bị sóng vỗ gậm mòn và hiện còn để lại các dấu vết rất rõ.
Ở Tây Nam sông Hậu, thời kỳ này đã tạo nên mỏ sét bentonit. Biển tiến vào tận Tây Bắc
Thành phố Hồ Chí Minh (Hóc Môn) và tới Đông Nam thành phố là vùng Cát Lái.
Giai đoạn biển tiến này đã phân hóa đồng bằng thành nhiều vùng có đặc điểm
khác nhau như: biển nông gần bờ, cửa sông và bãi triều ven biển, đầm lầy ven biển và
lục địa bóc mòn. Kiểu địa hình lục địa bóc mòn phát triển chủ yếu ở phần đông bắc của
đồng bằng phía Đông. Đặc biệt thời kỳ này hình thành và phát triển nhanh chóng và
phong phú thực vật nhiệt đới, tạo điều kiện hình thành các vùng chứa than bùn rộng lớn ở
thời kỳ tiếp theo cho vùng Tháp Mười, thượng và trung thung lũng Vàm Cỏ Đông, Bắc
và Đông Bắc Kiên Lương. Địa hình ở đồng bằng phía Đông có độ cao trên 5m, hầu như
chỉ chịu tác động của các quá trình phong hóa bóc mòn là chính (hình 1-6).

16
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL


Hình 1-6. Sơ đồ cổ địa lý thời điểm biển tiến Holocen sớm giữa
vùng đồng bằng Nam Bộ
Giai đoạn Holoxen muộn
Sau khi biển tiến Holoxen đã đạt đến cực đại thì ngay từ nửa cuối Holoxen giữa
biển đã bắt đầu từ từ rút khỏi đồng bằng. Bằng chứng thể hiện khá rõ trên địa hình
đồng bằng hiện nay, đó là hệ thống các “giồng cát”, các giồng cát này có hướng song
song với đường bờ biển hiện tại. Biển rút để lại các vùng đầm lầy rộng lớn thích nghi cho
thực vật tạo than phát triển; đã tạo nên các các mỏ than bùn U Minh, Đồng Tháp Mười,
Đông Bắc Kiến Lương, thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Biển rút đi để lại dạng địa
hình hiện tại của đồng bằng. Thực ra, trong thời kỳ này biển tiếp tục tiến với tốc độ chậm
dần nên không bù kịp với tốc độ nâng tân kiến tạo và kết quả là biển bị lùi dần khỏi đồng
bằng phía Tây theo hướng Đông Nam hình thành các trầm tích gồm những lớp sét màu

17
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
xám đen, xám nâu, trên đó là than bùn hoặc sét chứa hữu cơ, có nguồn gốc sông biển,
đầm lầy biển, đầm lầy sông, phân bố rộng rãi . Tuy nhiên, cũng tương tự như đồng bằng
Bắc Bộ, hiện nay trên lãnh thổ ĐBSCL đang có dấu hiệu biển tiến.
Nhìn chung, trầm tích Đệ tứ khu vực được chia thành 5 nhịp, ứng với các thời kỳ
thành tạo khác nhau. Mỗi nhịp, bắt đầu bằng trầm tích hạt thô, kết thúc là trầm tích
hạt mịn. Các thời kỳ gián đoạn, trầm tích thường tạo ra những bề mặt phong hoá loang lổ
vàng đỏ hoặc đá ong do laterit hoá theo phương thức thấm đọng.
Bảng 1-1. Phân tầng trầm tích Đệ Tứ ĐBSCL
STT
Ký hiệu
địa tầng
Tầng trầm tích Đệ Tứ
1 mIV
3
Trầm tích biển Holoxen sớm

2 aIV
3
Trầm tích sông Holoxen sớm
3 abIV
3
Trầm tích sông - đầm lầy Holoxen sớm
4 lbIV
3
Trầm tích hồ - đầm lầy Holoxen sớm, hệ tầng Đồng Tháp
5 bmIV
3

Trầm tích đầm lầy ven biển Holoxen sớm, hệ tầng U Minh và
hệ tầng Duyên Hải
6 bIV
3
Trầm tích đầm lầy Holoxen sớm
7 mvIV
3
Trầm tích biển gió Holoxen sớm
8 mabIV
3

Trầm tích hỗn hợp biển sông – đầm lầy Holoxen sớm, hệ tầng
Cửu Long
9 mvIV
2-3
Trầm tích biển gió Holoxen sớm – giữa không chia
10 aIV
2-3

Trầm tích sông Holoxen sớm – giữa không chia
11 mIV
2
ag Trầm tích biển Holoxen giữa, hệ tầng An giang
12 aIV
1
Trầm tích sông Holoxen muộn
13 aIII
3
-IVtđ Trầm tích sông Pleistoxen sớm- Holoxen, hệ tầng Thủ Đức
14 mIII2mh Trầm tích biển Pleistoxen sớm, hệ tầng Mộc Hóa
15 a,amIII2 Trầm tích sông, sông – biển Pleistoxen sớm
16 a,apII2-III1
Trầm tích sông, sông – lũ Pleistoxen giữa - sớm không chia,

hệ tầng Hồng Ngự
17 mI2-II1 Trầm tích sông biển Pleistoxen giữa – sớm không chia

18
Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và địa chất công trình ở ĐBSCL
18 mI2-II1cm
Trầm tích biển Pleistoxen muộn - giữa không chia, hệ tầng

Cà Mau
19 amI2-II1 Trầm tích sông biển Pleistoxen muộn - giữa không chia
20 aI1tc Trầm tích sông Pleistoxen muộn, hệ tầng Tiểu Cần
21 amI Trầm tích sông – biển Pleistoxen muộn
22 edI-IV Tàn sườn tích Đệ Tứ

Từ sự nghiên cứu lịch sử phát triển địa chất của Đồng bằng sông Cửu Long và từ

các tài liệu khoan địa chất thực tế thu được. GS-TS Nguyễn Thanh đưa ra cột địa tầng
tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tầng chính sau:
Tầng bồi tích trẻ hay gọi là trầm tích Holoxen được phân thành 3 bậc:
* Bậc Holoxen muộn Q
IV
1-2
gồm cát vàng và xám tro, chứa sỏi nhỏ cũng kết
vón sắt, phủ lên tầng đất sét loang lổ Pleixtoxen, chiều dày đạt tới 12m.
* Bậc Holoxen giữa Q
IV
2
gồm bùn sét màu xám, sét xám xanh và xám vàng,
chiều dày từ 10m đến 70m.
* Bậc Holoxen sớm Q
IV
3
gồm tầng trầm tích khác nhau về điều kiện tạo thành,
thành phần vật chất, tuổi và điều kiện phân bố:
+ Tầng trầm tích biển, sông biển hỗn hợp và sinh vật mQ
IV
3
, mabQ
IV
3

gồm cát hạt mịn và bùn sét hữu cơ.
+ Tầng trầm tích sinh vật, đầm lầy ven biển bamQIV3 gồm bùn sét hữu cơ
than bùn.
+ Tầng trầm tích sông hồ hỗn hợp và sinh vật ambQIV3 gồm bùn sét hữu cơ.
+ Tầng bồi tích aQIV3 gồm sét, á sét chảy, bùn á sét hoặc bùn sét hữu cơ.

Chiều dày của thành tạo trầm tích Holoxen sớm Q
IV
3
biến đổi từ 9 đến 20m,
trung bình 15m.
Toàn bộ chiều dày trầm tích Holoxen đạt tới 100m.
Tầng bồi tích cổ hay trầm tích Pleistoxen.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tầng trầm tích này gồm 3-5 tập hạt mịn
xen kẹp với 3-5 tập hạt thô, mỗi tập tương ứng với Pleistoxen sớm, giữa và muộn. Mỗi

19
Chng 1 : Tng quan v iu kin t nhiờn v a cht cụng trỡnh BSCL
tp ht mn cú chiu dy t 1-2m n 40-50m, cỏc tp ht thụ c c trng bng b dy
thay i t 4-85m.
thống
bậc
ký hiệu
địa chất tầng
cột địa
(m)
bề dày
mô tả tóm tắt
thành phần thạch học
cổ sinh
niên
đại
theo
C14
Sét màu xám, trên mặt có màu vàng
1

(bị FERALIC hoá) đôi chỗ có sét nâu xám
(gần sông lớn)
2
Bùn sét xám đen xen các lớp cát bụi xám tro
chứa sò hến vũng vịnh (ch a xác định)
Bùn sét, than bùn (phần trên) chứa mảnh
3
vụn thực vật RHZOPHORA
MELALAENCA, LENCAĐENON
Bùn sét hữu cơ
4
4500
HOLOXEN
trên
1 3
4
2
1
3
42
0.2-3.5
90-200
>2 >2
a,amQ 3
IV
3
IV
bmQ 3
3
4

alQ 3
IV
1 3
4
2
6
HOLOXEN
ambQ 3
IV
HOLOXEN
trên
HOLOXEN
IV
ambQ 2
0.5 - 5.0
Sét xám xanh, xám vàng
10 - 46
Bùn sét màu xám, xám trắng, nâu, vàng
xám, thỉnh thoảng xen các ổ, thớ cát mịn.
Phần d ới tầng gặp cát mịn màu vàng bẩn
lẫn it sỏi ong. Giữa tầng có cát mịn màu
xám . Trong cát, sét gặp sò hến vũng vịnh
m, mabQ 2
IV
amPQ
IV
IV
a, ambQ 1 -2
Sét, sét pha màu loang nổ (Vàng tím, đỏ
Cát màu vàng, xám tro, chứa sỏi nhỏ kết vón

sắt. Có nơi gặp sò hến
trắng) đôi chỗ bị đá ong hoá. D ới sét
là cát lẫn sỏi sạn.
0.5 - 12
d ới
HOLOXEN
PLEITOXEN
6
6
(ch a xác định)
8000
11000
2

Hỡnh 1-7. Ct a tng tng hp khu vc ng bng sụng Cu Long
1.2.2. c im a cht thy vn
Trong cỏc trm tớch Kainozoi khu vc nghiờn cu cú 4 phõn v cha nc
ch yu: tng cha nc l hng cỏc trm tớch Holoxen (Q
IV
), tng cha nc hng cỏc
trm tớch Pleistoxen (Q
I-III
), tng cha nc l hng cỏc trm tớch Plioxen sm (N
2
2
),
tng cha nc cỏc trm tớch Plioxen mun (N
2
1
).

a. Tng cha nc l hng cỏc trm tớch Holoxen (Q
IV
)
Tng ny phõn b ngay trờn mt, ch yu trờn cỏc a hỡnh ng bng tớch t,
bói bi v m ly ven bin, thnh phn l bt, bt sột, cỏt mn cha nhiu vt cht
hu c, b dy thay i t mt vi một n hng chc một.

×