Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Liên kết phát triển du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh : Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------NGUYỄN THỊ CÚC

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HÀ NỘI – HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------------NGUYỄN THỊ CÚC

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HÀ NỘI – HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Du lịch
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Quang Vinh

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ ..8
2.1. Trên thế giới ........................................................................................................................ 7
2.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................................... 11
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................14
3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 14
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................14
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................... 14
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp........................................................................ 15
5.2. Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................................................... 15
5.3. Phương pháp điều tra xã hội học .................................................................................... 16
5.4. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp .................................................................. 16
6. Những đóng góp chính của đề tài ......................................................................17
7. Bố cục luận văn....................................................................................................17
Chƣơng1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................. 18

1.1. Khái niệm ..........................................................................................................18
1.1.1. Liên kết ........................................................................................................................... 18
1.1.2. Liên kết vùng .................................................................................................................. 18
1.1.3. Liên kết phát triển du lịch ............................................................................................. 19
1.2. Các hình thức liên kết phát triển du lịch......................................................................... 20
1.3. Vai trò và ý nghĩa liên kết phát triển du lịch ................................................................... 23
1.4. Nội dung liên kết phát triển du lịch ................................................................ 24
1.4.1. Liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch ................................................................. 24
1.4.2. Liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch .............................................................................. 29

1


1.4.3. Liên kết đào tạo, phát triển nhân lực ........................................................................... 34
1.4.4. Liên kết giao thông phục vụ du lịch ............................................................................. 36
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................38
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI
– HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH ....................................................................................... 39

2.1. Khái quát về du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh .............................39
2.1.1. Khái quát về du lịch Hà Nội .......................................................................................... 39
2.1.2. Khái quát về du lịch Hải Phòng .................................................................................... 42
2.1.3. Khái quát về du lịch Quảng Ninh ................................................................................. 45
2.1.4. Các đặc điểm và lợi thế của du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ................. 47
2.2. Các hoạt động liên kết giữa Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đã và đang
trển khai ...................................................................................................................49
2.2.1. Liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch của Hà Nội –Hải Phòng– Quảng Ninh 49
2.2.1.1. Liên kết song phương ................................................................................................... 49
2.2.2.2. Liên kết tay ba giữa Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ........................................... 54
2.2.2. Liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.................. 59
2.2.3. Liên kết đào tạo, phát triển nhân lực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh .............. 64
2.2.4. Liên kết giao thông trong phát triển du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ... 69
2.3. Nhận xét, đánh giá chung các hoạt động liên kết phát triển du lịch Hà Nội
– Hải Phòng – Quảng Ninh.....................................................................................74
2.3.1. Đánh giá theo kết quả điều tra ...................................................................................... 74
2.3.2. Đánh giá, nhận xét chung ............................................................................................. 78
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................83
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................ 85
HÀ NỘI – HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH ........................................................................ 85


3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................85
3.1.1. Xu thế chung ..................................................................................................85
3.1.2. Chiến lược phát triển của vùng và của 3 tỉnh, thành phố ...........................86
3.1.2.1. Chiến lược phát triển của vùng ....................................................................86
2


3.1.2.2. Chiến lược phát triển của Hà Nội ................................................................ 87
3.1.2.3. Chiến lược phát triển của Hải Phòng ......................................................... 93
3.1.2.4. Chiến lược phát triển của Quảng Ninh ........................................................90
3.1.3. Tiềm năng của 3 tỉnh, thành phố.................................................................................. 91
3.1.4. Thực tế liên kết trong thời gian qua ..............................................................92
3.2. Định hướng liên kết phát triển sản phẩm du lịch của vùng .........................92
3.3. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh ..............................................................................................................94
3.4.1. Giải pháp liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch ................................................. 94
3.4.2. Giải pháp liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch .............................................................. 96
3.4.3. Giải pháp liên kết đào tạo, phát triển nhân lực du lịch .......................... . 103
3.3.4. Giải pháp liên kết giao thông trong phát triển du lịch .............................................. 102
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất...............................................................................103
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................104
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 109
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 114

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSH&DHĐB


Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

VHTT&DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch

4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
 Danh mục bảng
Bảng 2.1. Số lƣợng khách quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2006 – 2016
Bảng 2.2. Số lƣợng khách nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2006 – 2016
Bảng 2.3. Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch đã xếp hạng đến hết năm 2011
Bảng 2.4. Hiện trạng tổng thu từ du lịch của du lịch Hà Nội giai đoạn 2006 - 2016
Bảng 2.5. Lƣợng khách du lịch đến Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2016
Bảng 2.6. Lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2016
Bảng 2.7. Cơ sở lƣu trú đã xếp hạng trên địa bàn Quảng Ninh đến đầu 2017
Bảng 3.1. Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020
 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá hoạt động liên kết phát triển du lịch Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh theo nội dung nghiên cứu
Biểu đồ 2.2. So sánh lƣợng khách du lịch đến Hà Nội, Quảng Ninh, Hải
Phòng với vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2015 - 2016
Biểu đồ 2.3. So sánh tổng thu từ khách du lịch ba địa phƣơng so với toàn
vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2006 - 2016

5



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao. Vì vậy, liên kết phát triển du lịch càng ngày càng trở nên cần thiết.
Trƣớc thực tế đó, việc liên kết thành vùng du lịch, với sự tham gia của nhiều
địa phƣơng, là một trong những hƣớng hợp tác đƣợc nhiều địa phƣơng đặt ra trong
nhiều chƣơng trình làm việc, hội nghị, hội thảo. Sự liên kết hợp tác vùng, không chỉ
giúp các địa phƣơng kết nối, xây dựng thành tuyến du lịch, điểm đến du lịch, mà
còn giúp địa phƣơng trong nhóm liên kết, tiết kiệm đƣợc chi phí quảng bá, xúc tiến.
Mục tiêu cơ bản của liên kết luôn đƣợc nhấn mạnh, là liên kết để phát huy lợi thế so
sánh, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững theo triết lý: “liên kết địa
phƣơng, cạnh tranh toàn cầu”, “hành động địa phƣơng, tƣ duy toàn cầu”.
Liên kết cho phép khai thác những lợi thế tƣơng đối của nhau về tài nguyên
du lịch, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác, cho phát triển du
lịch. Từ đó, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn, đối với các bên
liên quan và thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ và du khách đến địa phƣơng đó. Bên cạnh
đó, liên kết phát triển du lịch để khắc phục những hạn chế, thiếu sót mà mỗi địa
phƣơng không đủ khả năng giải quyết, đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch nhanh và
bền vững. Liên kết phát triển du lịch, cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trƣờng, tài
nguyên chung. Khi gia nhập ASEAN, bên cạnh những lợi thế thì du lịch Việt Nam
cũng sẽ phải cạnh tranh với nhiều nƣớc trong khu vực. Vì vậy, liên kết sẽ tạo ra sản
phẩm có sức cạnh tranh cao. Đồng thời, tiết kiệm chi phí, kinh doanh đạt hiệu quả
cao hơn và phá bỏ biên giới giữa các địa phƣơng, các quốc gia.
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là tam giác kinh tế trọng điểm của vùng
Bắc Bộ, đã có những mối liên kết về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, giao thông thuận lợi
cả về đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Mặt khác, đây là ba
địa phƣơng có tài nguyên phong phú, đa dạng và bổ trợ cho nhau. Phát triển kinh tế
nói chung và du lịch nói riêng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Hơn
nữa, đây là 3 địa phƣơng nằm trên hành lang kinh tế hợp tác Việt Nam – Trung
6



Quốc: Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Ninh – Lạng Sơn –
Hải Phòng – Quảng Ninh.
Thực tế thời gian qua, Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đã có nhiều hội
thảo bàn về liên kết phát triển du lịch và bƣớc đầu đã đạt đƣợc một số kết quả. Tuy
nhiên, sự hợp tác giữa các địa phƣơng trong khu vực liên kết còn mang tính hình
thức, chƣa có tính phối hợp. Vì vậy, chƣa mang lại hiệu quả cho mỗi địa phƣơng.
Liên kết phát triển du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Những công trình nghiên cứu về
liên kết phát triển du lịch của ba địa phƣơng chƣa nhiều. Có một vài đề tài liên quan
nhƣ: luận án tiến sĩ, Nguyễn Viết Thái (2009), “Nâng cao sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp du lịch tại khu vực tam giác kinh tế phía Bắc” hay đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ, Nguyễn Viết Thái (2006), “Nâng cao sức hấp dẫn của các điểm
đến du lịch trong khu vực tam giác tăng trƣởng kinh tế phía Bắc”. Vấn đề liên kết
phát triển du lịch có bài viết “Giải pháp phát triển liên kết du lịch giữa ba địa
phƣơng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh” in trên tạp chí khoa học Thƣơng mại,
số 27/25008 trang 28-33 cũng của tác giả Nguyễn Viết Thái. Tuy nhiên, chƣa có đề
tài nào nghiên cứu một cách tổng quát, phân tích chuyên sâu về lĩnh vực liên kết
phát triển du lịch của ba địa phƣơng. Do vậy, việc nghiên cứu “Liên kết phát triển
du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh” vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý
nghĩa khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới vấn đề liên kết đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu, báo cáo
theo nhiều khía cạnh và quan điểm khác nhau.
Trong trong tác phầm:“Những nguyên lý kinh tế học” của Perroux (1955) đã
nói đến liên kết dựa vào tính lan tỏa của các “cực tăng trưởng”. Theo quan điểm
của ông, hình thành các vùng tập trung nhiều thế mạnh phát triển, tạo sức hút, sức
lan tỏa sang các vùng khác nhƣ vết dầu loang. Điều này, sẽ dẫn đến dần xóa bỏ ranh
giới hành chính và nó rất phù hợp trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay.


7


Khác với lý thuyết cực tăng trƣởng, lý thuyết phát triển điểm trục (Point –
axis development theory – Zaramba và Marlis) cho rằng: lực li tâm từ các cực tăng
trƣởng tới các vùng xung quanh là không đồng đều, do lan tỏa theo các tuyến giao
thông nên sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của các tuyến giao thông có sẵn, nên sẽ
hình thành các trục tăng trƣởng thay vì một điểm tăng trƣởng nhƣ lý thuyết ban đầu.
Khi các trục này tiếp tục đƣợc phát triển hơn nữa, thì các mạng phát triển sẽ đƣợc
hình thành (lý thuyết phát triển mạng – netword development theory).
Dƣới con mắt của Sara Nordin (2003), liên kết thể hiện ở mạng lưới và cụm.
Theo tác giả, nếu mạng lƣới cho phép các doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ, đặc
biệt với chi phí thấp, thì cụm thu hút những dịch vụ cần thiết vào một địa bàn. Ông
nhấn mạnh, những thành viên tham gia mạng lƣới, có chung mục đích kinh doanh,
còn cụm mang đến cho các thành viên một tầm nhìn tập thể và lâu dài. Có thể hiểu
rộng hơn ý tƣởng của tác giả về hai kiểu liên kết này là liên kết chức năng và liên
kết không gian.
Với cách tiếp cận nghiên cứu về đầu vào – đầu ra, trong tác phẩm “The
strategy of economic development”, GS Hirschman (1958) khi đề cập đến liên kết
kinh tế vùng, ông đã sử dụng khái niệm liên kết ngược (backward linkages,
upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để
nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Ông cho rằng, các hiệu ứng liên
kết ngƣợc (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của
một ngành nào đó mới đƣợc thiết lập; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc
sử dụng đầu ra của ngành đó nhƣ là đầu vào của các ngành khác đi theo. Hiệu ứng
liên kết đƣợc xem nhƣ các xung lực tạo ra các khoản đầu tƣ mới thông qua sự vận
động của các mối quan hệ đầu vào - đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt trong lý
thuyết phát triển kinh tế của Hirschman, khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tƣ
vào những ngành có các mối liên kết mạnh, lan tỏa phát triển mạnh, để thông qua

sức lan tỏa của chúng, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế (tăng trƣởng không cân đối).
Ngoài kiểu liên kết trong sản xuất nêu trên, Hirschman cũng đề cập đến liên kết tiêu
dùng, nhƣng cho rằng không nhƣ liên kết trong sản xuất, liên kết tiêu dùng có thể
8


mang lại hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ nhƣ sự suy tàn của các nghề thủ công khi thu
nhập tăng lên, do có sự chuyển hƣớng trong tiêu dùng (Hirschman, 1977). Các liên
kết xuôi và ngƣợc luôn hòa quyện, gắn bó chặt chẽ và thực chất là hai mặt của quá
trình sản xuất.
Trong nghiên cứu liên kết ngƣợc, liên kết xuôi và toàn diện hơn là nghiên
cứu đầu ra - đầu vào, Ronal E. Miller trong cuốn "Các phương pháp phân tích vùng
và liên vùng" đã trình bày phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng về hạch toán vùng,
kế toán vùng và bảng vào ra (Input- Output analysis viết tắt là bảng IO) cho vùng
đơn lẻ và liên vùng. Qua đó, ông nêu lên rằng, các quan hệ liên vùng trong một
vùng phải tối ƣu hóa giá trị gia tăng cho vùng. Chính vì thế, phân bố không gian
vùng với các cụm liên kết phải dựa trên cơ sở chi phí giao thông và chi phí sản xuất
hợp lý nhất. Ông cùng với Cappelo (1988), Isard Walter (1989) là các học giả khoa
học vùng có cùng quan điểm, về xây dựng nguyên tắc phân bố lãnh thổ công
nghiệp, thƣơng mại để đạt tối ƣu hóa giá trị gia tăng cho vùng.
Porter, M.E. (1998) cho rằng, liên kết là một trong những yếu tố của chiến
lƣợc cạnh tranh. Liên kết tạo ra giá trị sản phẩm mới mà không một thành viên nào
có từ trƣớc nên nó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhóm liên kết, tức là các bên tham
gia liên kết. Sau này, các học giả Hy Lạp Sgouro Melisidou và cộng sự (2010) cụ
thể hóa các mục tiêu của liên kết: đó là tạo các sản phẩm hoặc dịch vụ chung; cùng
mua vật tƣ thiết bị, dịch vụ hoặc công nghệ; cùng chia sẻ kết quả dịch vụ, tạo
thƣơng hiệu phổ biến và thực hiện xúc tiến của khu vực; tăng cƣờng các sản phẩm
du lịch và các điểm đến địa phƣơng. Mục tiêu lớn lao của liên kết phải là “liên kết
địa phƣơng, cạnh tranh toàn cầu”, tức là liên kết phải nâng cao đƣợc năng lực cạnh
tranh vƣợt khỏi biên giới quốc gia. Nếu mạng lƣới cho phép các doanh nghiệp tiếp

cận các dịch vụ đặc biệt với chi phí thấp thì cụm thu hút những dịch vụ cần thiết
vào một địa bàn. Những thành viên tham gia mạng lƣới có chung mục đích kinh
doanh, còn cụm mang đến cho các thành viên một tầm nhìn tập thể và lâu dài.
Với lý thuyết vùng trung tâm, Walter Christaller (1933) đã xuất phát từ quan
điểm về “những vị trí trung tâm cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho các vùng xung
9


quanh”. Theo quan điểm của ông: con ngƣời luôn luôn thực hiện các hành vi mua
bán ở những địa điểm gần và thuận tiện nhất, và khi nhu cầu về một loại hàng hóa
cao đến một mức nhất định, nó sẽ có sẵn ở các địa điểm gần nhất, và nếu nhu cầu
giảm, thì nó sẽ không đƣợc bày bán ở các địa điểm trung tâm đó nữa. Từ đây, dẫn
đến hai khái niệm là hàng hóa bậc thấp và hàng hóa bậc cao. Nhƣ vậy, ở mỗi vùng
đều cần thiết phải tồn tại nhiều địa điểm trung tâm có thể phục vụ các hàng hóa bậc
thấp, và đồng thời phải có số lƣợng ít hơn những địa điểm có thể đáp ứng hàng hóa
bậc cao, thƣờng là nằm ở các vị thị trấn hay thành phố lớn hơn. Do đó, phải đảm
bảo việc xây dựng và quy hoạch những địa điểm này có thể tối giản hóa quãng
đƣờng phải di chuyển của ngƣời mua ở mức hợp lý nhất. Đồng thời, cũng đòi hỏi sự
phát triển đến một mức nhất định hệ thống đƣờng xá hay thông tin liên lạc. Đây là
một mô hình không gian vùng hợp lý và đƣợc áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới[38].
Về xu thế liên kết, xu thế mở rộng địa bàn, xác lập các cơ chế liên kết đa
phƣơng, đa quốc gia cũng đƣợc chú ý. Những nghiên cứu cho thấy, sự phát triển cả
về quy mô, cũng nhƣ tính đa dạng, phức tạp trong thành phần, cơ chế, đặc điểm của
các liên kết.
Trƣớc tiên, phải kể đến xu thế mở rộng địa bàn trong liên kết không gian du
lịch, thể hiện ở việc liên kết nội vùng và liên vùng giữa các điểm du lịch biển và du
lịch miền núi, đã hình thành và phát triển từ nửa cuối thế kỷ trƣớc nhƣ trong các
công trình của Babbier (1967, 1989), Balseinte R.(1977), Knafou R. (1978, 1987)
tại châu Âu. Đây là những liên kết “ngang”, đơn giản thông qua các tour, tuyến du
lịch.

Hầu nhƣ các nghiên cứu lý thuyết, ít đề cập đến vấn đề xây dựng chính sách,
đề xuất giải pháp cũng nhƣ không đƣa ra các mô hình liên kết chung. Tuy nhiên,
các nghiên cứu này cung cấp các lý luận cơ bản, làm cơ sở cho việc xây dựng chính
sách, giải pháp, mô hình… Đặc biệt, chúng nhấn mạnh vai trò của cơ quan quản lý
trong thành phần tham gia liên kết. Qua các công trình nghiên cứu này có thể thấy,
cho dù liên kết theo cách thức nào, ý kiến của chính quyền luôn giữ có vai trò quyết
định.
10


Nhƣ vậy, những vấn đề liên quan đến liên kết trong các nghiên cứu, báo cáo
là cơ sở lí luận đáng tin cậy để đề tài có thể tiếp cận và áp dụng vào thực tế ở Việt
Nam nói chung và Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng.
2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về liên kết kinh tế ở góc độ lý luận còn khá
hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu lý luận về liên kết đa ngành trong lĩnh vực du lịch.
Tác giả Lê Xuân Bá (2003) có quan điểm: "liên kết kinh tế là sự thiết lập các mối
quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc
cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có
các hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí,
đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh tạo ra sức mạnh cạnh tranh
cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trƣờng mới” (trích dẫn của Bùi
Xuân Nhàn 2014, trang 40).
Theo tác giả Nguyễn Văn Huân (2012), liên kết vùng cần đƣợc thực hiện dựa
trên các nguyên tắc cơ bản là: Phân bố các ngành và phân bố vùng phải dựa trên các
lợi thế so sánh có thể làm cho tổng chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị
trƣờng thấp nhất; là sự song hành huy động và sử dụng nguyên liệu cho nhiều nơi sẽ
làm giảm hiệu suất sử dụng nguồn lợi và làm mất đi các lực liên kết vùng; dựa trên
hiệu quả quy mô.[8]
Theo tác giả Trần Hữu Sơn (2016), nguyên tắc liên kết vùng, tiểu vùng du

lịch là: tôn trọng nguyên tắc toàn vẹn; liên kết du lịch trong khu vực là một quá
trình năng động với các đặc điểm di chuyển, phối hợp, hội nhập và định kỳ, vì vậy
cần tuân thủ các nguyên tắc phát triển tuần tự và có trật tự; nguyên tắc lợi ích, kết
hợp lợi ích kinh tế và xã hội, lợi ích sinh thái.[17]
Từ góc độ thực tiễn, sau khi gia nhập WTO, du lịch Việt Nam đứng trƣớc
một thị trƣờng rộng mở hơn với nhiều cơ hội nhƣng cũng đối mặt không ít thách
thức. Lãnh đạo các tỉnh đã thấy đƣợc vai trò to lớn của việc liên kết trong phát triển
du lịch. Trƣớc nhu cầu phát triển du lịch trong những năm qua, nhiều địa phƣơng đã
quan tâm và triển khai liên kết du lịch. Nhiều tỉnh đã ký kết với nhau những bản ghi
11


nhớ, văn bản thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch nhƣ giữa Ninh Thuận với thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai với Bình Dƣơng, An Giang với Hà Nội, Lâm Đồng
với Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh với Lạng Sơn… (Lê Anh Tuấn, 2014b,
trang 12), giữa Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Ngãi, Bình Định, thành
phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia (UBND tỉnh Kon
Tum, 2015, trang 414), giữa Hà Tĩnh với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Định,
tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang và 6 tỉnh Bắc Trung bộ (Thúy Trâm, 2016, trang
40), giữa Khánh Hòa với Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận (Trƣơng Đăng Tuyến,
2009, trang 35), giữa Quảng Ngãi với Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,
Bình Định, Kon Tum (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2015, trang 318),...
Nhiều hội thảo bàn luận về liên kết phát triển du lịch đã đƣợc tổ chức. Tiêu
biểu là hội thảo quốc gia tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 3/2014 “Liên kết
vùng để hợp tác phát triển du lịch” với sự tham gia của 42 tỉnh, thành phố và 50
doanh nghiệp du lịch.[34]
Xét về quy mô liên kết, có những hội nghị tập trung thảo luận về liên kết
phát triển du lịch của một tỉnh, một huyện nhƣ hội thảo “ Liên kết phát triển du lịch
tỉnh Bến Tre” tổ chức tháng 9/2015. Cùng thời điểm này có “hội thảo xúc tiến, liên
kết phát triển du lịch Cát Bà xanh” đƣợc tổ chức ở Hải Phòng… Có những hội thảo

hƣớng tới liên kết du lịch giữa các tỉnh với nhau nhƣ hội thảo “liên kết phát triển du
lịch Bình Định - Tây Nguyên: Bình Định – Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum và Bình
Định với Quảng Ngãi - Kon Tum tổ chức năm 2011, hội thảo “Hợp tác phát triển du
lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và một sô tỉnh thành phố phía Bắc với thành phố Hồ Chí
Minh” tổ chức ở Hạ Long năm 2015, “Hội nghị xúc tiến, liên kết phát triển du lịch
giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Quảng Bình tổ chức tháng 11/2015, hội nghị liên kết phát
triển du lịch giữa ba tỉnh ” Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tháng 3/2011 với tiêu đề
“Một di sản, hai danh nhân, một điểm đến”. Rộng hơn là những hội thảo trao đổi về
liên kết phát triển du lịch của vùng, liên vùng nhƣ “Hội thảo liên kết xây dựng sản
phẩm du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ”, hội thảo “Liên kết phát triển du lịch các tỉnh
duyn hải miền Trung” tháng 11/2014 tổ chức ở Phú Yên, hội thảo liên kết phát triển
12


tuyến, điểm du lịch cụm Duyên hải phía Đông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
tổ chức ở Bến Tre, hội thảo “Liên kết phát triển du lịch xanh vùng đồng bằng sông
Cửu Long” tổ chức ở Cần Thơ, hội thảo “Liên kết phát triển du lịch duyên hải miền
Trung” tổ chức ở Đà Nẵng, hội thảo “Liên kết phát triển du lịch Bắc - Nam - Trung
Bộ” tổ chức tại thành phố Vinh ngày 20/2/2016, hội thảo “Liên kết phát triển du
lịch Tây Nguyên - Nam Trung bộ”… Bên cạnh đó, còn có nhiều hội thảo thảo luận
liên kết với các địa bàn ở nước ngoài nhƣ hội thảo quốc tế “Liên kết phát triển du
lịch giữa Bình Định và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Nam Lào”, hội
thảo “Liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia”, hội nghị khoa học.
Nhận biết đƣợc tình hình thực tế, Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là 3
tỉnh, thành phố trọng điểm của khu vực Bắc Bộ cũng đã liên kết để tạo nên tam giác
tăng trƣởng kinh tế. Mặt khác, đây cũng là ba tỉnh, thành phố có ngành du lịch khá
phát triển nên trên cơ sở đó đã có nhiều hội thảo về liên kết phát triển du lịch Hải
Phòng – Quảng Ninh và Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong các cuội hội
thảo cũng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến liên kết phát triển du lịch nhƣ:

Với mục đích tìm giải pháp tăng cường liên kết du lịch và khai thác những
thế mạnh của ba địa phương, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du
lịch có hội thảo: liên kết phát triển du lịch, diễn ra ngày 28/12/2007 tại Hải Phòng,
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức; hội thảo ngày 28/12/2009 tại Hải Phòng
giữa ba địa phƣơng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hội thảo liên kết phát triển
du lịch khu vực trọng điểm quốc gia Hải Phòng – Quảng Ninh do Tổng cục Du lịch
phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức.
Liên quan đến hoạt động tăng cường hiệu quả của liên kết xúc tiến du lịch,
đặc biệt là các trung tâm xúc tiến du lịch, có các hội thảo: liên kết xúc tiến du lịch
(tháng 6/2015) giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh với thành phố Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng với mục đích mở rộng mối liên kết phát triển du lịch của ba địa phƣơng
với thị trƣờng trọng điểm Miền Trung và Miền Nam; ngày 31/5/2016 tại Thành phố
Hạ Long, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị liên
13


kết các trung tâm xúc tiến du lịch giữa 16 tỉnh, thành miền Bắc trong đó có Quảng
Ninh, Hải Phòng.
Đối với việc tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong công tác quản lý Nhà nước
về du lịch, ngày 29/7/2016 Sở Du lịch Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng đã ký kết
chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020.
Từ thực tế đó, thiết nghĩ cần có một đề tài tập trung phân tích, tìm hiểu
những điều kiện thuận lợi, những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ nguyên nhân, rào cản
làm cản trở việc liên kết phát triển du lịch vùng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Từ đó, có hƣớng đi phù hợp để thúc đẩy du lịch 3 địa phƣơng phát triển, đủ sức
cạnh tranh và hội nhập với khu vực và thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là phân tích, đánh thực trạng hoạt động
liên kết phát triển du lịch, tìm ra giải pháp tăng cƣờng khả năng liên kết, để từ đó,

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của các tỉnh trong vùng ĐBSH&DHĐB,
theo quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến liên kết phát triển du lịch.
- Kết hợp việc khảo sát thực địa, phân tích thực trạng hoạt động liên kết phát
triển du lịch ba địa phƣơng, chỉ ra những ƣu, nhƣợc điểm và những nguyên nhân.
- Đƣa ra các giải pháp dƣới góc độ nghiên cứu tổng quát các hoạt động liên
kết phát triển du lịch ba địa phƣơng, làm tiền đề thúc đẩy phát triển du lịch vùng
ĐBSH&DHĐB.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là một số vấn đề liên quan đến liên kết phát triển du
lịch của Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nhƣ: liên kết giao thông phục vụ phát
14


triển du lịch; liên kết chuỗi sản phẩm du lịch; liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch;
liên kết đào tạo, phát triển nhân lực.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề liên kết phát triển du lịch là vấn đề rất rộng và phức tạp, đòi hỏi
nhiều thời gian và không gian mở rộng, liên quan đến nhiều ngành nghề và địa
phƣơng, quốc gia, khu vực. Do đó, trong khuôn khổ thời gian của luận văn, tác giả
chỉ đề cập đến một số vấn đề:
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung liên quan đến hoạt động
liên kết phát triển du lịch nhƣ: liên kết chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch, liên kết đào
tạo phát triển nhân lực, liên kết giao thông phục vụ du lịch, liên kết quảng bá, xúc
tiến du lịch.
- Về thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này đƣợc giới

hạn từ năm 2006 đến năm 2016.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động liên kết phát triển du lịch của
ba địa phƣơng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã thu thập các thông tin từ một số công

trình nghiên cứu nhƣ của Trần Thị Minh Hòa, Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới,
NXB ĐHQGHN năm 2015; Nguyễn Viết Thái, luận án tiến sỹ kinh tế, nâng cao
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tại khu vực tam giác kinh tế phía Bắc
(Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), ĐH Thƣơng Mại năm 2009; một số quy
hoạch phát triển du lịch của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và ĐBSH&DHĐB
đến năm 2020 tầm nhìn 2030... Những thông tin thực tế liên quan đến hoạt động
liên kết phát triển du lịch nói chung và Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng
thông qua các trung tâm xúc tiến du lịch, các sở du lịch của ba địa phƣơng.
5.2.

Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả đã tiến hành khảo sát trên địa bàn ba tỉnh, thành phố Hà Nội – Hải

Phòng – Quảng Ninh, để có cơ hội tiếp cận thực tế và thu thập thông tin liên quan
15


đến đề tài. Khảo sát đƣợc tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau, để có kết quả
khách quan và đẩy đủ với nhiều đối tƣợng khách du lịch, nhiều loại hình du lịch,
với nhiều dịch vụ và loại hình kinh doanh khác nhau.
5.3. Phương pháp điều tra xã hội học

5.3.1. Phương pháp phỏng vấn
Tác giả tiến hành phỏng vấn một số cán bộ giảng dạy ở một số trƣờng và
dự án trên địa bàn ba địa phƣơng về hoạt động liên kết đào tạo nhân lực du lịch;
một số nhà điều hành tour du lịch về hoạt động liên kết liên quan đến lữ hành,
những thuận lợi và khó khăn của các công ty ở ba địa phƣơng; một số cán bộ sở du
lịch về chính sách, kế hoạch, chƣơng trình,...liên kết phát triển du lịch; một số nhân
viên trung tâm xúc tiến ba địa phƣơng về hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá du
lịch; một số khách du lịch nội địa và quốc tế về dịch vụ du lịch của ba địa phƣơng.
Trong quá trình phỏng vấn, quan sát thái độ, cách trả lời của họ để có cái nhìn
khách quan hơn về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, có những đánh giá chính xác và giải
quyết vấn đề nghiên cứu đƣợc phù hợp với thực tiễn.
5.3.2. Phương pháp bảng hỏi
- Đối tƣợng là khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa – những ngƣời
trực tiếp sử dụng dịch vụ du lịch trong đó có dịch vụ liên kết du lịch; công ty du lịch
là đơn vị có hoạt động liên kết sản phẩm, dịch vụ du lịch,...
- Mục đích lấy ý kiến của khách du lịch và công ty du lịch về thực trạng hoạt
động liên kết du lịch của ba địa phƣơng. Đồng thời, thu thập những phản hồi, đóng
góp của họ, làm cơ sở xây dựng giải pháp cho hoạt động liên kết đạt hiệu quả tốt.
Luận văn tiến hành nghiên cứu dựa trên 288 phiếu thu đƣợc từ 315 phiếu
phát ra.
5.4. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp
Sau khi đã nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về hoạt động liên kết phát triển
du lịch tại ba địa phƣơng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đồng thời, thu thập
đầy đủ số liệu, thông tin cần thiết rồi tiến hành quá trình sàng lọc và xử lý số liệu.
Phƣơng pháp phân tích, đánh giá tổng hợp đƣợc sử dụng nhằm phân tích sự liên
16


quan và ảnh hƣởng của các yếu tố liên quan đến hoạt động liên kết phát triển du lịch
ba địa phƣơng. Từ đó, có cơ sở đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoạt động liên

kết đƣợc phát triển ổn định, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong vùng và khu vực.
6. Những đóng góp chính của đề tài
+ Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển du
lịch. Từ đó, vận dụng vào điều kiện cụ thể của hoạt động liên kết phát triển du lịch
của ba địa phƣơng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
+ Đánh giá thực trạng hoạt động liên kết phát triển du lịch của ba địa
phƣơng. Từ đó, rút ra những thành công và hạn chế, trên cơ sở đó xây dựng định
hƣớng phát triển và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
+ Xây dựng định hƣớng phát triển và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm
thúc đẩy hoạt động liên kết phát triển du lịch của ba địa phƣơng trong thời gian tới
đạt hiệu quả tốt hơn, thúc đẩy hoạt động du lịch các tỉnh lân cận trong vùng.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng chính:
Chương 1. Cơ sở lí luận về liên kết phát triển du lịch
Chương 2. Thực trạng hoạt động liên kết phát triển du lịch Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh
Chương 3. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh

17


Chƣơng1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Liên kết
Theo nghĩa thông thƣờng, liên kết (link) là sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau vì
mục đích nào đó. Thuật ngữ này rất phổ biến trong ngôn ngữ máy tính hiện nay, với
tên gọi đầy đủ là siêu liên kết (hyperlink)[29].
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ thì:“liên kết là sự gắn kết hai hay nhiều
người, địa điểm, sự việc hoặc sự kiện, đặc biệt khi một trong số đó ảnh hưởng hoặc

gây ra bởi những cái còn lại.”[31].
Trong kinh doanh, liên kết đƣợc hiểu nhƣ sự hợp tác giữa các thành phần có
chung mục đích, nhằm tối ƣu hóa lợi nhuận, phục vụ mục đích kinh doanh ngắn hạn
cũng nhƣ dài hạn của các bên tham gia. Hiểu một cách đơn giản nhất, liên kết kinh
tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành
để cùng nhau bàn bạc và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạt động của mình,
nhằm thúc đẩy việc kinh doanh phát triển theo chiều hƣớng có lợi nhất. Liên kết
kinh tế đƣợc thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi hoặc
thông qua hợp đồng kinh tế, ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp
luật của các nhà nƣớc.
Trong du lịch, liên kết đƣợc hiểu nhƣ một hình thức hợp tác giữa các địa
phƣơng, các doanh nghiệp để kết hợp thế mạnh của từng bên, cùng nhau thực hiện
và hỗ trợ nhau trong các hoạt động du lịch nhƣ: hợp tác xây dựng quy hoạch, xây
dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, xây dựng thƣơng hiệu, kêu gọi đầu tƣ,
đào tạo, kiểm tra, giám sát…với mục đích tạo khả năng đáp ứng tối đa mọi nhu cầu
khác nhau của khách du lịch, với chi phi thấp nhất.
Vậy, liên kết là sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể có mối quan
hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau vì mục đích có lợi nhất cho các bên tham gia.
1.1.2. Liên kết vùng
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Huân (Phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế vùng,
Viện Kinh tế Việt Nam): về phƣơng diện lý thuyết, liên kết phát triển nội vùng và
18


liên vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh khác nhau là
tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tƣ phát triển vùng nói chung và đầu tƣ công nói riêng.
Liên kết phát triển kinh tế là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng với các
chuỗi ngành hàng đƣợc bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định, tạo nên các
cực tăng trƣởng. Liên kết vùng phải dựa trên liên kết dọc, ngang. Trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của nền kinh tế thị trƣờng, các dòng chảy văn

hóa, dịch chuyển dân cƣ, những sự cố môi trƣờng… là những vấn đề buộc các địa
phƣơng phải liên kết lại với nhau để giải quyết bất cập nảy sinh. Phƣơng thức liên
kết rất đa dạng, đó có thể là tập trung phát triển một hạt nhân trung tâm, xung quanh
là các vệ tinh hoặc cũng có thể là một thành phẩm đƣợc đƣa qua nhiều giai đoạn mà
mỗi địa phƣơng đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị sản phẩm đó.
Từ nhận định trên có thể hiểu: liên kết kinh tế vùng là liên kết các ngành
kinh tế mang tính hợp tác, bổ sung lẫn nhau giữa các địa phƣơng có những nét
tƣơng đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố dân cƣ... Nhằm mục đích
tăng cƣờng sức hút, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các địa phƣơng trong vùng.
Nhƣ vậy, hiểu một cách đơn giản thì liên kết vùng là sự gắn kết những khu
vực có những nét tương đồng, có liên quan và bổ trợ lẫn nhau trong một l nh vực
nào đó.
1.1.3. Liên kết phát triển du lịch
Theo TS. Lê Xuân Bá (Nguyên Viện trƣởng - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh
tế Trung ƣơng): liên kết kinh tế là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản
xuất, kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa
các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất
bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản
xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở
ra những thị trƣờng mới. Liên kết du lịch giữa các địa phƣơng là liên kết không gian
du lịch, bao gồm các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên
việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố
khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất.
19


Theo quan điểm của ông, thì việc xác định mối quan hệ lợi ích giữa các đối
tƣợng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan là hết sức quan trọng. Từ đó, tìm ra
những cách thức hợp tác, để khai thác tối ƣu các nguồn lực du lịch, đạt hiệu quả
toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trƣờng một cách bền vững.

Nhƣ vậy, liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch là sự kết hợp giữa
các bên tham gia (chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng,…), ở các lãnh thổ (vùng,
tiểu vùng), trong việc làm tăng hiệu quả kinh doanh du lịch một cách bền vững.
1.2. Các hình thức liên kết phát triển du lịch
1.2.1. Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Mục đích giảm chi phí
chuỗi, có cùng tiếng nói của những ngƣời trong chuỗi, tất cả các thông tin thị
trƣờng đều đƣợc các tác nhân nắm rõ để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Trong kinh doanh, liên kết dọc đƣợc hiểu là sự liên minh giữa các nhà sản
xuất các loại sản phẩm có liên quan với nhau, thông thƣờng là liên kết giữa các nhà
sản xuất sản phẩm trung gian và sản xuất sản phẩm cuối cùng.
Có nhiều hình thức liên kết dọc:
- Sản xuất theo hợp đồng nhƣ: mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt
nhân, mô hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian.
- Hình thức bao tiêu sản phẩm: Theo QĐ 80/2002/QĐ – TTg.
- Hình thức hội nhập dọc: Doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng
các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất (hội nhập dọc ngƣợc chiều), hoặc tự giải
quyết khâu tiêu thụ của mình (hội nhập dọc xuôi chiều).
+ Nhƣợc điểm: Nhƣng cũng có khó khăn là sẽ bị phân tán nguồn lực, khó tập
trung vào hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị.
Trong du lịch, liên kết ngang là liên kết giữa các nhà cung cấp sản phẩm/dịch
vụ khác nhau để thỏa mãn nhu cầu mang tính tổng hợp và đồng bộ trong quá trình
tiêu dùng du lịch.
Trong liên kết giữa các chủ thể vĩ mô của liên kết vùng trong du lịch, thì liên

20


kết dọc là phân cấp Trung ƣơng, chính quyền địa phƣơng; Bộ với các sở ban ngành;
liên kết quản lý ngành và quản lý lãnh thổ theo địa phƣơng.

1.2.2. Liên kết ngang
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu để giảm chi
phí, tăng giá bán sản phẩm.
Trong kinh doanh, liên kết ngang là liên minh của các nhà sản xuất cùng một
loại sản phẩm. Liên kết ngang mang lại những lợi thế nhƣ:
- Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó
tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ/nhóm.
- Tổ/nhóm có thể đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng cho khách hàng.
- Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn.
- Tổ/nhóm có thể sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.
Mục đích của liên kết ngang thƣờng là hoặc tìm kiếm sự hợp tác của những
tổ chức có cùng chức năng để tăng cƣơng công tác nghiên cứu và phát triển sản
phẩm hay dịch vụ hoặc thực hiện những hoạt động nhằm tăng cƣờng khả năng bán
hàng của các doanh nghiệp.
+ Nhƣợc điểm: Có trở ngại là thiếu sự chủ động ở một số khâu nhƣ cung ứng
nguyên liệu, sản xuất, kho vận,… so với liên kết dọc.
Trong du lịch: Liên kết ngang là liên kết giữa các doanh nghiệp/tổ chức/cơ
quan cung cấp cùng một loại sản phẩm, dịch vụ.
Trong liên kết các chủ thể vĩ mô của liên kết vùng trong du lịch, thì liên kết
ngang là liên kết các bộ chuyên ngành trong xử lý các vấn đề liên ngành, liên kết
giữa các địa phƣơng với nhau.
1.2.3. Liên kết chức năng
Liên kết chức năng là liên kết giữa các thành phần tham gia vào hoạt động
du lịch nhƣ: liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau, giữa doanh nghiệp
du lịch với chính quyền và cộng đồng địa phƣơng, liên kết giữa du lịch và các lĩnh
vực khác nhƣ giao thông vận tải, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (làng nghề),
bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ an ninh… liên kết giữa du lịch và phát triển các ngành
21



kinh tế khác, liên kết phát triển du lịch với bảo vệ môi trƣờng, liên kết giữa phát
triển du lịch với an sinh xã hội, liên kết giữa du lịch và quốc phòng.
Liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch: bao gồm các mối liên kết giữa các
doanh nghiệp nội tỉnh với nhau và với các doanh nghiệp ngoại tỉnh. Giữa các doanh
nghiệp du lịch có thể hợp tác để nối tour, chia sẻ dịch vụ, gửi khách, giới thiệu sản
phẩm, mở rộng thị trƣờng,… hỗ trợ nhau đặc biệt trong mùa cao điểm là hết sức cần
thiết.
Liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với chính quyền và cộng đồng địa
phương. Chính quyền địa phƣơng là đơn vị tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý
và hậu thuẫn nhiều vấn đề trong quá trình doanh nghiệp hoạt động tại địa phƣơng.
Doanh nghiệp lại là đơn vị đƣa khách du lịch đến với địa phƣơng, tạo điều kiện cho
địa phƣơng phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh và tạo công ăn việc làm. Vì vậy,
doanh nghiệp và chính quyền địa phƣơng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để liên
kết có hiệu quả. Với ngƣời dân địa phƣơng, các doanh nghiệp cần chú ý đến quyền
lợi của họ khi tham gia vào liên kết. Bản thân họ chính là một phần của dịch vụ, vì
vậy nếu liên kết cùng có lợi sẽ tạo đƣợc mối quan hệ phát triển bền vững, tạo đƣợc
sản phẩm du lịch đặc trƣng của địa phƣơng.
Liên kết giữa du lịch với các l nh vực khác như: giao thông vận tải, nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… là mối quan hệ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của
ngành. Du lịch vốn là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác
nhau. Liên kết với giao thông để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển
du khách và hàng hóa. Liên kết với nông nghiệp để có thực phẩm sạch, an toàn và
cả sản phẩm du lịch nông nghiệp. Với tiểu thủ công nghiệp để có những mặt hàng
phục vụ du lịch,… Ngƣợc lại, du lịch cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các
ngành liên quan, tăng doanh thu cho kinh tế địa phƣơng.
1.2.4. Liên kết không gian
Liên kết không gian, là liên kết giữa các lãnh thổ. Bản chất của kiểu liên kết
này là liên kết giữa chính quyền các địa phƣơng. Liên kết không gian bao gồm: liên
kết liền kề, liên kết phi liền kề, liên kết tiểu vùng, liên kết vùng.
22



- Liên kết liền kề: liên kết giữa các địa phƣơng liền kề nhau về mặt lãnh thổ.
- Liên kết phi liền kề: liên kết giữa các địa phƣơng không liền kề nhau về
mặt lãnh thổ, có thể gần hoặc cách xa nhau tùy theo mục đích liên kết.
- Liên kết tiểu vùng: liên kểt những địa phƣơng liền kề với nhau có chung
những đặc điểm về địa lý, kinh tế,... của vùng đó.
- Liên kết vùng: là liên kết những khu vực tiếp giáp với nhau, có liên quan
và bổ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực nào đó.
Sự phân bố và liên kết này giúp việc quản lý trở nên dễ dàng và thống nhất
hơn. Nhờ đó mà các bộ phận trong liên kế vùng có thể dễ dàng hỗ trợ để đạt đƣợc
mục tiêu chung hơn so với việc tập trung vào 1 cá thể duy nhất.
1.3. Vai trò và ý nghĩa liên kết phát triển du lịch
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển nhảy vọt của khoa học, công nghệ, kỹ
thuật đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. Liên kết trở thành một
đòi hỏi bức thiết để tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh của các thành phần tham gia.
Thúc đẩy du lịch địa phương và vùng phát triển
Về bản chất, liên kết kinh tế chính là hình thức hợp tác và phối hợp của các
doanh nghiệp với nhau để thực hiện những biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt
động sản xuất kinh doanh theo chiều hƣớng có lợi cho các doanh nghiệp. Thông qua
việc tận dụng tiềm năng hoặc những điểm mạnh của các bên tham gia, các hoạt
động liên kết đƣợc thực thi nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những
điểm yếu của các doanh nghiệp.
Mặt khác, du lịch lại là một ngành kinh tế tổng hợp. Vì vậy, việc liên kết
giữa các đơn vị cung ứng du lịch và đơn vị liên quan càng trở nên cần thiết. Khi các
bên tham gia vào hoạt động liên kết sẽ giúp cho hoạt động du lịch đƣợc liên tục và
nhịp nhàng. Hoạt động du lịch ở các địa phƣơng sẽ đƣợc bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau
giúp tận dụng những lợi thế của từng vùng, giảm chi phí đầu tƣ và tăng hiệu quả
kinh doanh. Đặc biệt, các cực tăng trƣởng sẽ thúc đẩy du lịch vùng phụ cận phát
triển và du lịch toàn vùng phát triển.

Phát triển du lịch một cách bền vững
23


×