Tải bản đầy đủ (.pdf) (291 trang)

NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN MÂN HÀNH CỦA LÝ VĂN PHỨC (1785-1849) LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.83 MB, 291 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

PHAN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN MÂN HÀNH
CỦA LÝ VĂN PHỨC (1785-1849)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

PHAN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN MÂN HÀNH
CỦA LÝ VĂN PHỨC (1785-1849)
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số:

62 22 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân dƣới sự hƣớng
dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung
thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Luận án đã đƣợc nghiên cứu nghiêm túc, cầu thị. Kết quả của các nhà nghiên
cứu đi trƣớc đã đƣợc tiếp thu một cách trung thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn
trong luận án.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận án

Phan Thị Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh ngƣời thầy đáng kính đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện luận án này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Khoa Văn học, Bộ môn Hán Nôm là các cơ quan đã trực tiếp đào tạo tôi trong các
cấp học từ Đại học, Cao học tới Tiến sĩ, và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận án.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bè bạn đã luôn giúp đỡ, động viên và
khích lệ tôi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018

Tác giả luận án

Phan Thị Thu Hiền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐNTL

Đại Nam thực lục

ĐQTL

Đạo Quang thực lục

MHTTT

Mân hành thi thoại tập

NXB

Nhà xuất bản

THKVKL

Tây hành kiến văn kỷ lược


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU............................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................
2. Mục tiêu khoa học.........................................................................................
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................
6. Cấu trúc của luận án....................................................................................
NỘI DUNG........................................................................................................
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI....................................................................................................
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................
1.1.1. Nghiên cứu về sự nghiệp và trước tác của Lý Văn Phức......................
1.1.1.1. Các công trình biên mục, thư mục.........................................................
1.1.1.2. Sách chuyên khảo, luận án....................................................................
1.1.1.3. Các bài viết công bố trên tạp chí và kỷ yếu hội thảo.............................
1.1.1.4. Biên dịch tác phẩm của Lý Văn Phức....................................................
1.1.2. Nghiên cứu về nhóm văn bản Mân hành...............................................
1.1.2.1. Các bộ thư mục......................................................................................
1.1.2.2. Sách chuyên khảo, luận án....................................................................
1.1.2.3. Các bài viết công bố trên tạp chí và kỷ yếu hội thảo.............................
1.1.2.4. Biên dịch, nghiên cứu nội dung tác phẩm Mân hành............................
1.1.3. Một số nhận xét........................................................................................
1.2. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài...........................................................
1.2.1. Các thuật ngữ trong luận án...................................................................
1.2.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..............................................................
1.2.3. Những đóng góp của đề tài.....................................................................
Tiểu kết Chƣơng 1...........................................................................................
Chƣơng 2: KHẢO CỨU NHÓM VĂN BẢN MÂN HÀNH...........................
2.1. Mô tả nhóm văn bản Mân hành...............................................................
2.1.1. Loại 1 - văn bản ghi tiêu đề là "Mân hành"..........................................

2.1.1.1. Bản VHv.2258........................................................................................
2.1.1.2. Bản A.1990............................................................................................
2.1.1.3. Bản A.2953............................................................................................
2.1.1.4. Bản A.1291............................................................................................
2.1.1.5. Bản A.1250............................................................................................
2.1.2. Loại 2 - văn bản không ghi tiêu đề là "Mân hành"..............................
2.1.2.1. Bản VHv.110..........................................................................................
2.1.2.2. Bản VHv.1146........................................................................................
2.2. Khảo sát ghi chép của 7 văn bản Mân hành............................................
1

4
4
5
5
6
7
7
8
8
8
8
8
12
19
23
24
24
24
25

26
27
28
28
30
30
31
32
32
32
32
33
35
35
36
37
37
38
39


2.2.1. Chọn bản nền...........................................................................................
2.2.2. Danh mục và số lượng bài trong 7 văn bản Mân hành.........................
2.2.3. Cấu trúc văn bản Mân hành...................................................................
2.2.4. Đối chiếu các văn bản Mân hành...........................................................
2.2.4.1. Về số lượng và danh mục bài trong 7 văn bản Mân hành ....................
2.2.4.2. Khảo sát dị văn trong những bài trùng nhau ở 7 văn bảnMân
hành......
2.3. Đặc điểm nhóm văn bản Mân hành.........................................................
2.3.1. Thông tin niên đại....................................................................................

2.3.2. Thông tin bình duyệt................................................................................
2.3.3. Thông tin chữ huý...................................................................................
2.4. Niên đạicác bản sao và chọn bản tin cậy...............................................
2.4.1. Niên đại các bản sao................................................................................
2.4.2. Chọn bản tin cậy (thiện bản)...................................................................
Tiểu kết Chƣơng 2...........................................................................................
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ TƢ LIỆU LỊCH SỬ,VĂN HOÁ CỦA TÁC PHẨM
MÂN HÀNH THI THOẠI TẬP........................................................................
3.1. Tác phẩm MHTTT cung cấp tƣ liệu lịch sử về chuyến công cán năm
1831 của phái đoàn Việt Nam.........................................................................
3.1.1. Mục đích của chuyến đi Mân năm 1831................................................
3.1.2. Các thành viên trong phái đoàn đi Mân năm 1831................................
3.1.3. Lịch trình của chuyến Mân hành...........................................................
3.1.4. Diễn biến ngoại giao trong chuyến công cán đi Mân............................
3.1.4.1. Thái độ ứng xử của Trần Khải...............................................................
3.1.4.2. Nguyện vọng lên tỉnh yết kiến quan Tổng đốc bị bác bỏ.......................
3.1.4.3. Công quán lưu trú của đoàn Việt Nam có đề chữ "Di".........................
3.1.4.4. Nhận được đề nghị sao lục tên nhà vua vào bản tấu.............................
3.2. Tác phẩm MHTTT cung cấp thông tin về địa lý khu vực, bộ máy
chính trị và đời sống văn hoá của xã hội Trung Hoa đầu thế kỷ
XIX....................
3.2.1. Các địa danh Trung Hoa trong tác phẩm MHTTT................................
3.2.2. Hệ thống quan chế và giới quan viên Trung Hoa qua tác phẩm
MHTTT..............................................................................................................
3.2.2.1. Bộ máy quan chế triều nhà Thanh.........................................................
3.2.2.2. Giới quan viên tỉnh Phúc Kiến..............................................................
3.2.3. Đời sống văn hoá Trung Hoa qua tác phẩm MHTTT...........................
3.2.3.1. Văn hoá trang phục...............................................................................
3.2.3.2. Phong tục kính trọng chữ viết................................................................
Tiểu kết Chƣơng 3...........................................................................................

Chƣơng 4: GIÁ TRỊ VĂN CHƢƠNG CỦA TÁC PHẨM MÂN HÀNH
THI THOẠI TẬP...............................................................................................
4.1. Giá trị nội dung của tác phẩm MHTTT...................................................
4.1.1. Nhan đề và bài tựa của tác phẩm MHTTT.............................................
2

39
40
45
47
47
49
51
51
51
52
55
55
55
56
57
58
58
64
68
71
73
76
79
82

84
84
87
87
90
96
96
99
102
104
104
104


4.1.1.1. Nhan đề tác phẩm MHTTT....................................................................
4.1.1.2. Bài tựa tác phẩm MHTTT......................................................................
4.1.2. Cảm hứng học thuật kiến văn của Lý Văn Phức...................................
4.1.3. Lòng trung quân và ý thức trách nhiệm của Lý Văn Phức...................
4.1.4. Ý thức tự tôn dân tộc của Lý Văn Phức ................................................
4.1.5. Tình cảm với quê hương và lòng hướng về nguồn cội..........................
4.2. Giá trị hình thức nghệ thuật của tác phẩm MHTTT..............................
4.2.1. Tính "kỷ sự" của một tập thơ văn nhật trình.........................................
4.2.2. Tính "chuyên đối" của một tập thơ văn bang giao................................
Tiểu kết Chƣơng 4...........................................................................................
KẾT LUẬN........................................................................................................
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLUẬN ÁN................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................
PHỤ LỤC..........................................................................................................
PHỤ LỤC 1: Khảo sát dị văn bài trùng nhau trong 7 văn bản Mân hành..........
PHỤ LỤC 2: Phiên dịch Mân hành thi thoại tập VHv.2258..............................

Bản photocopy văn bản VHv.2258.....................................................................

3

104
107
108
114
117
125
131
131
135
145
147
151
152
163
163
185
278


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn thơ bang giao chiếm một vị trí quan trọng trong tổng thể di sản văn học
trung đại Việt Nam. Theo sự tìm hiểu bƣớc đầu của các tác giả công trình Thơ đi sứ,
thì "có đến sáu mƣơi ngƣời đi sứ làm thơ, với hàng trăm thi tập, ngót vạn bài thơ từ
thời Trần đến thời Nguyễn" [114, 9]. Quả thật là "con đƣờng đi sứ đã trở thành con

đƣờng thơ", và "con đƣờng thơ này chạy qua nền thơ Việt Nam nhƣ một con đƣờng
lớn" [114, 46]. Mảng sáng tác này giúp tìm hiểu về nhiều phƣơng diện của đời sống
xã hội nhƣ: lịch sử, chính trị, quân sự, địa lý, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, nghệ
thuật… Những tập “sứ trình” nhƣ Sứ Hoa bút thủ trạch thicủa Phùng Khắc Khoan,
Quế Đường thi tập của Lê Quý Đôn,Hoa trình thi tập của Nguyễn Tông Quai,Bắc
hành tạp lục của Nguyễn Du, Tinh sà kỉ hành của Phan Huy Ích,Mân hành thi thoại
tập và Chu Nguyên tạp vịnh của Lý Văn Phức,... vẫn luôn giành đƣợc sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu.
Lý Văn Phức(1785 - 1849) là nhà thơ, nhà văn, nhà ngoại giao nổi tiếng đã
đƣợc lịch sử triều Nguyễn ghi nhận. Đánh giá về mảng sáng tác trong các cuộc sứ
trình của Lý Văn Phức, Từđiển văn học (Bộ mới) viết: "Thơ văn chữ Hán của Lý
Văn Phức viết trong dịp đi công cán ra nƣớc ngoài đã cho ngƣời đọc hiểu đƣợc cảm
xúc và suy nghĩ của tác giả trên con đƣờng sứ trình, những cảnh ngộ gian truân giữa
biển và những điều mới mẻ màông tận mắt nhìn thấy bên ngoài cƣơng giới nƣớc
nhà. Vì vậy bộ phận sáng tác này là cứ liệu rất quý cho việc tìm hiểu tâm thế của
tầng lớp nhà Nho trƣớc những môi trƣờng hết sức khác lạ mà lần đầu họđƣợc tiếp
xúc" [137, 927].
Tác phẩm Mân hành của Lý Văn Phức đƣợc sáng tác từ chuyến đi công cán
năm Tân Mão (1831), khi ôngnhận mệnh vua Minh Mệnh, hộ tống ngƣời nƣớc
Thanh là Giám sinh Trần Khải cùng gia quyến gặp nạn gió bão dạt vào vùng biển
Bình Định trở về trên con thuyền Thuỵ Long. Chuyến đi cóđích đến làđất Mân (tỉnh
Phúc Kiến), cũng chính làquêhƣơngđất tổ của Lý Văn Phức. Hiệnchúng tôitìm thấy
4


7 văn bảncủa tác phẩm Mân hành lƣu trữ tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm
với các tên gọi Mân hành thi thoại tập, Mân hành tạp vịnh, Mân hành tạp vịnh
thảo,... vàgọi chung là "nhóm văn bản Mân hành". Đây là một tập hợp những sáng
tác thuộc nhiều thể loại nhƣ thơ, phú, luận, biện, ký, vấn đáp,… hứa hẹn sẽ cung
cấp những tƣ liệu có giá trị khi nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, xã hội, tình hình

chính trị, quan hệ ngoại giao Việt - Trung đầu thế kỷ XIX, cũng nhƣ góp phần tìm
hiểu về thân thế, sự nghiệp và tâm tƣ của Lý Văn Phức.
Hiện nay, ngoài một số bài viết giới thiệu tổng quan về nhóm văn bản
Mânhành, vẫn còn khuyết một công trình nghiên cứu sâu về văn bản học, chọn ra
văn bản tin cậy (thiện bản) đểphiên dịch và công bố, cũng nhƣ nghiên cứu về nội
dung, nghệ thuật để đi đến nhận định giá trị của tác phẩm. Trên những cơ sở đó,
chúng tôi lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn
Phức (1785-1849)” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu khoa học
Luận án nghiên cứu chuyến đi công cán đến đất Mân năm 1831 của Lý Văn
Phức và bối cảnh ra đời tác phẩm Mân hành, nghiên cứu văn bản học nhóm văn bản
Mân hành, tiến hành giám định niên đại các bản sao và xác định bản tin cậy (thiện
bản) của tác phẩm Mân hành thi thoại tập (MHTTT). Từ đó, nghiên cứu giá trị tác
phẩm MHTTT về nội dung và hình thức nghệ thuật, nhằm giới thiệu tác phẩm thơ,
văn của Lý Văn Phức trong đời sống văn hoá hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu nhóm văn bản Mân hành của Lý Văn Phức hiện lƣu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm gồm 7 văn bản:
- VHv.2258 Mân hành thi thoại tập 閩行詩話集, 102 trang.
- A.1990 Mân hành thi thoại tập 閩行詩話集, 72 trang.
- A.2953 Mân hành thi thoại tập 閩行詩話集, 104 trang.
- A.1291 Mân hành tập vịnh 閩行集詠, 110 trang.
5


- A.1250 Mân hành thi tập 閩行詩集, 106 trang.
- VHv.110 Chu nguyên tập vịnh thảo 周原襍詠草, 148 trang.
- VHv.1146 Chu nguyên tập vịnh thảo 周原襍詠草, 210 trang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án triển khai nghiên cứu trên các phƣơng diện: Thân thế, sự nghiệp của
Lý Văn Phức và chuyến công cán năm 1831 của ông; Nghiên cứu văn bản học
nhóm văn bản Mân hành và xác định bản tin cậy (thiện bản) để nghiên cứu, phiên
dịch, công bố; Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm MHTTT cùng
những so sánh với tƣ liệu khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, với mục tiêu tổng thuật tình hình nghiên
cứu về tác giả Lý Văn Phức và nhóm văn bản Mân hànhvà đƣa ra những nhận xét
của ngƣời đi trƣớc đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, từ đó định
hƣớng nghiên cứu của đề tài.
- Phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm là phƣơng pháp chủ đạo đƣợc vận
dụng nhằm xác lập hệ văn bảnMân hành, giám định niên đại, tác giả, quá trình
truyền bản, từ đó xác định văn bản tốt nhất để giới thiệu và công bố.
- Phƣơng pháp định lƣợng, nhằm thống kê số lƣợng bài thơ, văn; số lƣợng
các dị văn trong các bài thơ, văn. Từ đó, đƣa ra những biện luận, phân tích về các dị
văn và xác định độ tin cậy của các dị văn.
- Phƣơng pháp sử liệu học, để nghiên cứu những giá trị sử liệu của tác phẩm
MHTTTdƣới góc độ là nguồn cung cấp tƣ liệu lịch sử.
- Phƣơng pháp văn học sử, cùng các thao tác của ngữ văn Hán Nôm nhằm
định hƣớng khai thác giá trị thi ca của tác phẩm MHTTT.
- Nghiên cứu liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, văn hóa, văn học,
tín ngƣỡng tôn giáo, phong tục tập quán,… đƣợc thể hiện trong tác phẩm MHTTT.
6


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Từ việc nghiên cứu nhóm văn bản Mân hành của tác giả Lý Văn Phức, luận
án có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
- Hệ thống hóa một cách tổng thể văn bản Mân hành, nghiên cứu đặc điểm

văn bản, so sánh đối chiếu các văn bản, phân tích dị văn giữa các văn bản, nhằm
chọn ra văn bản tin cậy nhất để biên dịch và công bố.
- Tác phẩm MHTTTcủa Lý Văn Phức đƣợc biên dịch và giới thiệu một cách
trọn vẹn, bổ sung thêm vào bức tranh tổng thể của bộ phận văn học bang giao viết
bằng chữ Hán thời trung đại.
- Các giá trị về phƣơng diện tƣ liệu lịch sử, văn hóavàvăn chƣơng của tác
phẩm MHTTTđƣợc tập trung khai thác, nhằm cung cấp thông tin về chính trị, xã hội,
quân sự, bang giao, giáo dục, văn hoá... của giai đoạn đầu thế kỷ XIX, cũng nhƣ góp
phần hiểu thêm về cuộc đời và tâm tƣ của nhà văn - nhà ngoại giao Lý Văn Phức.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong việc biên soạn bài
giảng cho học phần Hán văn Việt Nam từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXcủa ngành
Hán Nôm, đồng thời có thể trở thành cơ sở để viết chuyên luận tham khảo cho sinh
viên, học viên cao học ngành Hán Nôm, Văn học, Lịch sử.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của luận án đƣợc kết cấu
thành 4 chƣơng:
Chƣơng I: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng II: Khảo cứu nhóm văn bản Mân hành
Chƣơng III: Giá trị tƣ liệu lịch sử, văn hoá của tác phẩm Mân hành thi thoại tập
Chƣơng IV: Giá trị văn chƣơng của tác phẩm Mân hành thi thoại tập
Phần Phụ lục của luận án cung cấp các bảng biểu cùng bản phiên dịch tác
phẩm MHTTT.

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Chƣơng 1,điểm lại những nội dung nghiên cứu của các công trình đi trƣớc,
cùng với những trích dẫn khá chi tiết, cụ thể, nhằm qua đó phác họa những nét
chính về sự nghiệp và trƣớc tác của Lý Văn Phức, nhất là về nhóm văn bản Mân
hành, từ đó xác định hƣớng nghiên cứu của đề tài.

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu về sự nghiệp và trƣớc tác của Lý Văn Phức ở Việt
Nam và trên thế giới diễn ra khá phong phú. Để tiện theo dõi, dựa vào định dạng tài
liệu, hình thức công bố và phƣơng thức ấn hành của các công trình nghiên cứu,
chúng tôi phân thành các tiểu mục nhƣ sau:
1.1.1. Nghiên cứu về sự nghiệp và trước tác của Lý Văn Phức
1.1.1.1. Các công trình biên mục, thư mục
Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Namđã ghi chép ngắn gọn
về tiểu sử Lý Văn Phức: “Lý Văn Phức tự là Lân Chi, hiệu Khắc Trai, ngƣời làng
Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. Ông sinh năm 1785 và mất năm 1849. Năm
1819 (Gia Long 18), ông đậu cử nhân; năm 1820 (Minh Mệnh 1), đƣợc bổ Hàn lâm
Biên tu, thăng lên Tham tri, bị cách, phải đi hiệu lực Tiểu Tây Dƣơng và sang Tân
Gia Ba. Khi về, đƣợc làm tƣ vụ thuyền Định Dƣơng đi công cán Lữ Tống, Quảng
Đông, rồi thăng Chủ sự, lại đƣợc phái đi Áo Môn và Tân Gia Ba. Năm 1841 (Thiệu
Trị 1), thăng Lễ bộ Tham tri, đi sứ nhà Thanh; năm 1849, thăng Quang lộc Tự
khanh, rồi mất khi đang tại chức” [19, 390-391]. Trong đó, Trần Văn Giáp nhấn
mạnh:“Lý Văn Phức là ngƣời đi ra ngoài nhiều, mắt thấy, tai nghe những điều kỳ
lạđều ghi chép thành sách” [19, 391]. Cuốn sách đã giới thiệu 12 tác phẩm của Lý
8


Văn Phức, phân loại theo tiêu chí thể loại (văn - sử) cũng nhƣ tiêu chí văn tự (Hán Nôm) bao gồm: Tây hành kiến văn kỷ lược (sử, địa, văn); Việt hành ngâm (văn);
Việt hành tục ngâm (văn); Kính hải tục ngâm (văn); Chu Nguyên tạp vịnh (văn); Sứ
trình chí lược thảo (văn, sử); Xuyết thập tạp ký (văn); Sứ trình tiện lãm khúc (Nôm);
Nhị thập tứ hiếu diễn ca (Nôm); Bản quốc ký sự lược biên (sử); Ngọc Kiều Lê tân

truyện (văn, Nôm); Mân hành thi thảo (văn). Có thể thấy, danh mục tác phẩm này
của Lý Văn Phức chƣa thật đầy đủ, mới chỉ là bƣớc đầu giới thiệu về tác gia Hán
Nôm này đến bạn đọc.
Thư mục sách Hán Nôm- Mục lục tác giả(1972) [59], của Dƣơng Thái Minh,
bản in roneo, giới thiệu khá vắn tắt về tiểu sử Lý Văn Phức và thống kê các tác phẩm
của ông với 20 tác phẩm cùng một số bài thơ, văn trong các tác phẩm khác.
Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu (1993) [76],đã giới thiệu một số
lƣợng kháđầy đủ các tác phẩm của Lý Văn Phức lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm, bao gồm20 tác phẩm nằm trong khoảng 50 ký hiệu sách.
Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia[119] do NgôĐức Thọchủ
biêncũng giới thiệu một số tác phẩm của Lý Văn Phức hiện lƣu trữ tại Thƣ viện
Quốc gia Việt Nam nhƣ:Xuyết thập tạp ký, Chu Nguyên tạp vịnh, Nhị thập tứ hiếu
diễn âm...
Trong công trình Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam [92], Vũ Ngọc Phan đã
dành đến hơn 30 trang cho mục tác giả Lý Văn Phức. Mục viết này đƣợc kết cấu
làm 3 phần: 1. Tiểu sử tác giả; 2. Nội dung thơ văn của Lý Văn Phức; 3. Loại hình
và ngữ ngôn trong thơ văn Lý Văn Phức. Trong đó, chiếm dung lƣợng lớn hơn cả là
phần thứ 2. Nhận định của tác giả Vũ Ngọc Phan về nội dung mảng thơ văn viết
bằng chữ Hán của Lý Văn Phức nhƣ sau: "Có thể nói toàn bộ thơ văn chữ Hán của
Lý Văn Phức là những thơ văn thùứng và ngâm vịnh hoa nguyệt, tả cảnh thì nhiều,
tả tình thìít. Đọc nhan đề những tập thơ chữ Hán của Lý, chúng ta cũng thấy toàn
nói về các cuộc hành trình, tả phong cảnh nƣớc ngoài những khi đi sứ" [92,755].
Nhận định này chƣa toàn diện khi khẳng định về nội dung của cả một bộ phận sáng
tác thơ chữ Hán của Lý Văn Phức mà chỉ dựa vào nhan đề của các tập thơ. Những
9


nhận định tiếp theo của Vũ Ngọc Phan về tƣ tƣởng của Lý Văn Phức lại mang màu
sắc giai cấp: "Tinh thần nhịn nhục, chịu đựng của Lý Văn Phức, con ngƣời nho sĩ
thuộc một dòng đại quý tộc, không phải nhƣ tinh thần chịu đựng gian khổ của nhân

dân. Sự chịu đựng của Lý do ở thiếu tính đấu tranh, nên suốt một đời chìm nổi trong
bể hoạn, Lýđã không có cái nhìn sâu sắc và phê phán nhƣ của Nguyễn Du - ngƣời
lớp trƣớc Lý, và Lý cũng không có cái giọng khí hào hứng khi chán chƣờng nhƣ
Nguyễn Công Trứ - ngƣời cùng thời với Lý. Lý Văn Phức là một ngƣời chỉ cóít
nhiều khuynh hƣớng tài hoa" [92, 755-756].Đánh giá về tƣ chất sáng tạo của nhà
văn họ Lý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng tính chất sáng tạo của Lý Văn
Phức là "không nhiều". Chứng cứđƣợc đƣa ra là những tác phẩm đƣợc Lý Văn Phức
diễn Nôm nhƣNgọc Kiều Lê, Tây Sương truyện, Nhị thập tứ hiếu. Vũ Ngọc Phan
viết: "Lý Văn Phức đã dựa vào những tác phẩm của Trung Quốc, có thể nói là dựa
vào rất sát, để biên soạn nên những tập truyện bằng thơ lục bát và song thất lục bát"
[92,756]. Tính hợp lý và logic của nhận định này, theo chúng tôi, cần xem xét cẩn
trọng. Bởi việc diễn Nôm các tác phẩm có nguồn gốc Trung Hoa đã trở thành một
truyền thống của ngữ văn dân tộc, trên thực tếđã có những thành tựu đỉnh cao đƣợc
cả thế giới công nhận. Và tính sáng tạo của các tác giả Việt Nam thể hiện ở việc
đãđem lại cho phiên bản diễn Nôm một đời sống mới, chứ không vì dựa vào cốt
truyện Trung Hoa mà "thiếu tính sáng tạo" đƣợc. Phần lớn dung lƣợng còn lại của
phần viết này, tác giả Vũ Ngọc Phan dành cho việc giới thiệu và phân tích các sáng
tác bằng chữ Nôm của Lý Văn Phức làNgọc Kiều Lê, Tây Sương truyện và Nhị thập
tứ hiếu diễn ca. Để kết luận về những đóng góp cũng nhƣ vị thế của Lý Văn Phức
trong nền văn chƣơng dân tộc, Vũ Ngọc Phan viết: "...nhất là do qua nhiều năm
trong hoạn trƣờng, Lý vẫn sống một đời thanh đạm, túng thiếu, gần với đời sống
của nhân dân, cho nên tuy có sự hạn chế của giai cấp và lịch sử, ngoài một số tác
phẩm có tƣ tƣởng bảo thủ, Lý Văn Phức đã có những tác phẩm tiến bộ, xứng đáng
cóđịa vị trong văn học Việt Nam" [92, 756]. Có thể nói, viết về Lý Văn Phức, ngòi
bút của Vũ Ngọc Phan mang tính phản biện vàý thức giai cấp rất rõ nét.

10


Danh nhân Hà Nội(2004) [70] đã dành 10 trang cho tiểu sử và sự nghiệp của

Lý Văn Phức - một ngƣời con của đất Mân (Phúc Kiến, Trung Hoa) nhƣng tổ tiên
từ 6 đời nay đã an cƣ lạc nghiệp tại phƣờng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài
Đức, thành Thăng Long. Tác giả Nguyễn Thị Ngân của mục "Lý Văn Phức" trong
sách nàyđã tóm lƣợc lại những nét chính vềgia thế, con đƣờng hoạn lộđặc biệt với
những chuyến công du hải ngoại đông tây của Lý Văn Phức, đồng thời điểm lại
những sáng tác ở hai loại hình văn tự Hán và Nôm của ông.
Từđiển Văn học (Bộ mới) [137]đã dành hơn 2 trang cho mục "Lý Văn Phức"
nhằm tổng thuật lại về thân thế, sự nghiệp và trƣớc tác của ông. Kết lại mục từ này,
Trần Hải Yến viết: "Lý Văn Phức là một cây bút nhuần nhuyễn cả chữ Hán và chữ
Nôm. Thơ văn của ông nghiêng nhiều về những nét đời thƣờng, cả trong miêu tả và
cảm xúc. Tuy trong từng tác phẩm, từng thể loại, ông không có những đống góp
thực sựđột xuất, không tạo ra những khúc ngoặt cho lịch sử phát triển cho nghệ
thuật thơ ca dân tộc, nhƣng sự tài hoa và bút lực dồi dào, đa dạng của ông đã góp
phần làm rõ hơn diện mạo tinh thần, khẳng định thêm thành tựu văn chƣơng một
giai đoạn mà lâu nay bịđánh giá có phần khe khắt. Cóđủ lý do để nói rằng Lý Văn
Phức là một tác gia tiêu biểu cho xu hƣớng tƣ tƣởng và văn chƣơng của giai đoạn
nửa đầu thế kỷ XIX" [137, 928].

11


Năm 2010, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt
Nam hợp tác với Viện Nghiên cứu văn sử thuộc Đại học Phúc Đán Thƣợng Hải
(Trung Quốc) tiến hành sƣu tập, chỉnh lý, biên tập và xuất bản các thƣ tịch chữ Hán
về bang giao dƣới dạng ảnh ấn với tên gọi Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập
thành 越南漢文燕行文献集成 do Triệu Cát Quang và Trịnh Khắc Mạnh đồng chủ
biên [150]. Đây là các thƣ tịch về đi sứ của sứ thần Việt Nam sang Trung Hoa, hiện
đang lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bộ sách giới thiệu 4 tập sáng tác của
Lý Văn Phức đó là: Kính hải tục ngâm 鏡海續吟 A.303, Sứ trình di lục 使程遺錄
A.2636, Sứ trình quát yếu biên 使程括要編 VHv.1732 và Chu Nguyên tạp vịnh

thảo A.1757.
Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam (2012) [62] của Trịnh Khắc
Mạnhđã ghi ngắn gọn về thân thế và sự nghiệp của "Lý Văn Phức (1785 - 1849),
hiệu Khắc Trai 克齋 và Tô Xuyên 蘇川, tự Lân Chi 鄰芝, ngƣời xã Hồ Khẩu,
huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Ông thi đỗ Cử
nhân năm Kỷ Mão, niên hiệu Gia Long thứ 18 (1819) đời vua Nguyễn Thế Tổ và
giữ nhiều chức quan trong triều…Sự nghiệp quan trƣờng của Lý Văn Phức đƣợc
phát huy phù hợp với tài năng của ông, đó là làm sứ thần thực hiện 11 chuyến đi
công cán nƣớc ngoài trong 10 năm” [62, 232]. Về tác phẩm của Lý Văn Phức, Trịnh
Khắc Mạnh nêu ra danh mục gồm 17 tác phẩm thơ văn, 3 sách tham gia biên soạn
và thơ văn trong nhiều tác phẩm khác.
1.1.1.2. Sách chuyên khảo, luận án
Đã có một số lƣợng kháđáng kể những công trình chuyên khảo về Lý Văn
Phức đƣợc công bố. Trong tác phẩm Lý Văn Phức: Tiểu sử - văn chương (1945)
[24], tác giả Dƣơng Quảng Hàm đã giới thiệu bối cảnh xã hội lúc sinh thời của Lý
Văn Phức: “Lý Văn Phức sống vào lúc Lê mạt Nguyễn sơ. Ông làm quan trong ba
đời Minh Mệnh, Thiệu Trị và TựĐức là một thời kỳở nƣớc ta có nhiều việc. Ở trong
thì có những cuộc biến loạn... Đối với ngoài thì việc cấm đạo Thiên chúa và việc
12


thông thƣơng, cuộc giao thiệp với các nƣớc Âu châu, thứ nhất là với nƣớc Pháp sinh
ra gay go...” [24, 15]. Còn về cuộc đời nhiều biến cố và hoạn lộđầy thăng trầm của
Lý Văn Phức, Dƣơng Quảng Hàm viết: “Lý Văn Phức là một ngƣời không những
có tài văn học, mà lại có tài ngoại giao nên mấy lần đƣợc phái đi công cán ở các lân
bang. Còn về việc thăng giáng trong hoạn đồ của ông, chúng ta không nên lấy làm
lạ, hầu hết các bậc có tài lỗi lạc làm quan trong thời kỳấy đều ngộ... Lý Văn Phức
tuy bận về công vụ mà vẫn không quên cái trách nhiệm tối cao của nhà Nho” [24,
15-16].
Hoa Bằng trong tác phẩm Lý Văn Phức (1785-1849)(1953) [5]đã biên

soạnsách thành 9 chƣơng nghiên cứu về các phƣơng diện khác nhau trong cuộc đời
và trƣớc tác của Lý Văn Phức. Trong chƣơng I - Tiểu sử, tác giảđãđƣa ra những
thông tin về tên tự, tên hiệu, năm sinh, năm mất, thuật lại tỉ mỉ về diễn biến trong
cuộc đời và nhất là con đƣờng hoạn lộ gập ghềnh của Lý Văn Phức.Có một chi tiết
khá thú vịlà sự mô tả về dung mạo mình của chính Lý Văn Phức“... Nghĩ mình chƣa
đầy 60, thế mà râu tóc đã bạc phơ, cặp mắt đã mờ yếu, nhƣ thểông lão 70 vậy” [5,
8]. Chƣơng II - Cá tính, đã thông qua việc khai thác các tƣ liệu văn thơ, lịch sử, giai
thoại... để nêu lên những tính cách đặc trƣng của Lý Văn Phức là: thanh đạm, khiêm
tốn, cƣơng trực. Chƣơng III - Thời đạiđã cung cấp thông tin cho bạn đọc về bối
cảnh mà Lý Văn Phức sống và tình hình nền quốc văn trong giai đoạn này. Chƣơng
IV - Tác phẩm tiếng Việt, Hoa Bằng đã liệt kê 7 tác phẩm văn Nôm của Lý Văn
Phức và tập trung giới thiệu khá kỹ về 3 tác phẩm:Tự thuật, Bất phong lưu truyện
vàChu hồi, trở phong thán. Chƣơng V - Tư tưởng, tác giảđã khẳng định rằng “Lý
Văn Phức là một nhà Nho thuần túy” [5, 29] dựa trên các luận điểm sau: Riêng
dùng thánh hiền Trung Quốc; Miệt thị văn tự Tây Dương; Tin trời; Quan niệm
vềđạo hiếu. Chƣơng VI - Nghệ thuật, tác giả Hoa Bằng đãđƣa ra những lời bình
luận, đánh giá của ngƣời đƣơng thời và sử sách về tài năng văn thơ của Lý Văn
Phức, đồng thời nêu lên quan điểm của chính Lý Văn Phức về sáng tác văn học
nghệ thuật. Từđó, đã rút ra những đặc điểm trong sáng tác của Lý Văn Phức là: sát
với thực tế, thành thực, mộc mạc, đối chỉnh, thực cổ nhi hóa (Việt hóa điển cũ) và
13


có tính cách phổ biến. Đáng lƣu ý là những kết luận này đƣợc đúc rút chỉ từ việc
phân tích một tác phẩm của Lý Văn Phức làNhị thập tứ hiếu diễn âm. Chƣơng VII
với tên gọi Nhị thập tứ hiếu diễn âmđã thể hiện mối thiện cảm riêng của tác giả Hoa
Bằng đối với tác phẩm Nôm này của Lý Văn Phức. Đoạn kết lại chƣơng này rõ ràng
đãđƣợc viết với ngòi bút của sự thiên kiến vềý thức hệ các giai tầng trong xã hội:
“Nhƣ vậy, thấy rằng xã hội của soạn giảNhị thập tứ hiếu diễn âm là xã hội phong
kiến xây dựng trên nền kinh tế nông nghiệp. Ngƣời con và ngƣời vợ trong gia đình,

cũng nhƣ ngƣời dân trong nƣớc, là những tầng lớp bị trị, phải chịu chi phối dƣới
giáo dục và pháp luật của phái thống trị là cha, chồng và vua. Cuốn Nhị thập tứ hiếu
diễn âm của Lý Văn Phức chính là con đẻ của hoàn cảnh xã hội vàđáp theo nhu yếu
của thời đại bấy giờ”[5, 57]. Chƣơng VIII - Trích giảngđƣợc giành cho việc trích
giảng hai câu truyện trong Nhị thập tứ hiếu diễn ca của Lý Văn Phức: Đánh hổ cứu
cha vàĐội gạo nuôi cha mẹ. Mỗi bài trích giảng đƣợc thiết kế với các tiểu mục:
xuất xứ, thể tài, bố cục, cốt truyện, chú giải, hiệu đính, phê hình - có thể nói là chặt
chẽ, đầy đủ và có tính khoa học khá cao.Chƣơng IX - Tổng kết, tác giả Hoa Bằng
đãđƣa ra ý kiến nhận xét rằng: “Lý Văn Phức là một tác giảởđầu thế kỷ XIX. Về
Hán văn, ông có nhiều thi phẩm, hầu hết là những bài ngâm vịnh trong mấy chuyến
đi sứ ngoại quốc. Nhƣng, sách này chỉ riêng kể những tác phẩm bằng Việt văn nên
loại tác phẩm Hán văn của ông chỉ dùng làm tài liệu tham khảo, chứ không dùng
làm đối tƣợng nghiên cứu” [5, 71]. Nhƣ vậy, đúng nhƣ lời kết luận, cuốn Lý Văn
Phức (1785-1849) của Hoa Bằng thiên về giới thiệu sáng tác Nôm của Lý Văn Phức
màđặc biệt làNhị thập tứ hiếu diễn ca.
Tại Đài Loan, Trần Ích Nguyên đã cho ra đời một chuyên luận về Lý Văn
Phức mang tên Quá trình đi sứ Bắc của Lý Văn Phức và mối quan hệ với văn
học Trung Quốc (2008) [146]. Công trình trên cơ sở khai thác nhiều tƣ liệu của
Việt Nam, Trung Quốc và nƣớc ngoài, tiến hành sƣu tầm các tác phẩm đi sứ
Trung Quốc của Lý Văn Phức, từ đó khảo sát lộ trình đi sứ, các tác phẩm thơ văn
trên đƣờng đi sứ, cuộc đời, tƣ tƣởng, thành tựu văn học của ông. Có thể coi đây

14


là một trong những công trình nghiên cứu quy mô và toàn diện nhất về tác gia Lý
Văn Phức.
Đến đầu năm 2018, thêm một công trình của Trần Ích Nguyên đƣợc xuất
bản ở Việt Nam, đó là chuyên luận Thư tịch Trung Quốc và thơ văn đi sứ Trung
Hoa thời Nguyễn[83]. Trong đó, có mục viết Sứ giả Việt Nam đi sứ nhà Thanh

và địa danh Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã nhắc đến loạt tác phẩm Nhị
thập tứ hiếu của Lý Văn Phức với lời bình: "Lý Văn Phức quyết tâm đem những
câu chuyện "thánh nhân hiền nhân đời xƣa" mà "diễn ra quốc âm", để "dễ dàng
ca ngâm", từ đó có thể thấy ông rất ngƣỡng mộ văn hoá Trung Quốc" [83, 172].
Trần Ích Nguyên đã đƣa ra những giả thuyết, lập luận để lý giải nguyên nhân Lý
Văn Phức mặc dù ngƣỡng mộ văn hoá Trung Hoa đến nhƣ vậy, nhƣng khi đi qua
Hiếu Cảm lại không hề nhắc gì đến 3 vị hiếu tử Đổng Vĩnh, Hoàng Hƣơng,
Mạnh Tông là vì "đƣờng đi sứ không qua huyện trị, thời gian dừng lại quá gấp
rút" [83, 185]. Cũng trong chuyên luận này, mục viết Hoạt động giao lưu thơ
văn của sứ giả Việt Nam với các văn nhân tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trên
đường đi sứ nhà Thanh đã lần lƣợt điểm lại 4 chuyến đi đến Quảng Đông của Lý
Văn Phức cùng với 6 tác phẩm của ông ra đời từ những chuyến đi đó là Việt
hành ngâm thảo, Việt hành tục ngâm, Tam chi Việt tập thảo, Tiên Thành lữ thoại
tập, Nhị thập tứ hiếu diễn ca Kính hải tục ngâm, khẳng định rằng đó "đều là
những tác phẩm quan trọng có giá trị về hoạt động văn học của sứ giả Việt Nam
ở Quảng Đông, Trung Quốc"[83, 226].
Lƣu Ngọc Quân (Trung Quốc) trong công trình Giới thuyết về tư liệu đi sứ
phương Bắc của Việt Nam[144] đã đánh giá Lý Văn Phức là tác gia có nhiều sáng
tác đi sứ nhất dƣới triều vua Minh Mệnh. Chuyên luận viết: "Lý Văn Phức tự Lân
Chi, hiệu Khắc Trai, ngƣời Vĩnh Thuận, Hà Nội, nguyên tổ tịch vốn ở xã Tây
Hƣơng, huyện Long Khê, tỉnh Phúc Kiến. Ông đã nhiều lần đi công cán Trung Hoa,
để lại 8 tập thơ văn Bắc sứ truyền ở đời" [144, 152]. Lƣu Ngọc Quân đã giới thiệu
sơ lƣợc về hoàn cảnh sáng tác và nội dung của một số tác phẩm của Lý Văn Phức
nhƣ: Mân hành tạp vịnh thảo (1831), Việt hành ngâm thảo (1833), Tam chi Việt tạp
15


thảo (1835), Kính hải tục ngâm (1839), Sứ trình toát yếu biên, Sứ trình tiện lãm
khúc, Chu Nguyên tạp vịnh thảo (1842)...
Trong luận án Tiến sĩ Hán NômNghiên cứu về Lý Văn Phức và tác phẩm Tây

hành kiến văn kỷ lược (2009) [75], tác giả Nguyễn Thị Ngânđã dành Chương 1 Nghiên cứu về Lý Văn Phức với dung lƣợng kháđáng kể là hơn 40 trang, chia làm 3
mục: 1. Tiểu sử Lý Văn Phức; 2. Thời đại tác giả (1785 - 1849); 3. Sự nghiệp sáng
tác của Lý Văn Phức.Về tiểu sử Lý Văn Phức, Nguyễn Thị Ngânđã căn cứ vào
nhiều tƣ liệu lịch sử và văn tịch Hán Nôm để dựng lại phả hệ của Lý Lân Chi, bức
tranh gia đình cũng nhƣ những biến cố thăng trầm trong cuộc đời ông. Tác giảluận
án cho rằng: “Lý Văn Phức sinh ra trong một gia đình nhà Nho, trải học hành, thi cử
rồi ra làm quan. Đó nhƣ là nét chung của cuộc đời các sĩđại phu truyền thống,
nhƣng con đƣờng làm quan của Lý Văn Phức có lắm thăng trầm và cuộc đời ông có
nhiều chuyến công du hải ngoại Đông Tây” [75, 29]. Vềtrƣớc tác của Lý Văn Phức,
luận án viết: “Nhƣ một tác gia Hán Nôm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam,
Lý Văn Phức đãđể lại một số lƣợng khá lớn những tác phẩm mang đậm dấu ấn thời
đại. Ông vừa tiêu biểu cho khuynh hƣớng văn chƣơng Nho giáo, vừa đại diện cho
trào lƣu và xu thế của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XIX: duy
trìđạo đức xã hội đồng thời quan tâm đến số phận vàđời sống hiện thực con ngƣời”
[75, 57]. Theo kết quả thống kê của Nguyễn Thị Ngân, Lý Văn Phức có tất cả 44
tác phẩm, chia thành 4 nhóm: Thơ văn chữ Hán (17 tác phẩm); Thơ văn chữ Nôm
(14 tác phẩm); Các tác phẩm văn hóa, lịch sử khác (6 tác phẩm); Tác phẩm soạn
chung với các tác giả khác (7 tác phẩm).
Trần Ích Nguyên (Đài Loan)là tác giả của công trìnhViệt Nam Hán tịch văn
hiến thuật luận(2011) [148], đã đƣợc dịch ra tiếng Việt với tiêu đềThuật bàn về tư
liệu sách chữ Hán ở Việt Nam [82]. Cuốn sách tập hợp một chùm bài viết liên quan
đến Lý Văn Phức và tác phẩm của ông. Trong chƣơng 7 - Duyên thơ trượt sát bên
nhau giữa Lý Văn Phức của Việt Nam và Thái Đình Lan của Đài Loan, tác giả đã
tìm hiểu những sự tƣơng đồng trong hành trạng cũng nhƣ hồn thơ của viên quan họ
Lý với Tiến sĩ Thái Đình Lan (1801-1859). Về sự trùng hợp thú vị này, Trần Ích
16


Nguyên viết: "Nhƣng họ lại chỉđi qua bên nhau chứ chƣa hề gặp mặt, khiến ai nấy
đều tiếc nuối. Cóđiều, thông qua tác phẩm thơ văn chữ Hán chan chứa nhiệt tình mà

hai ông để lại, chúng ta có thể thấy rõ hình ảnh đan xen của hai nhà thơ chữ Hán
Trung - Việt ở khu vực Đông Nam Á nửa đầu thế kỷ XIX (năm 1830), đồng thời
thấy cảm động sâu sắc về họ" [82, 242].Có thể thấy đây là một sự tiếp cận tác gia
Lý Văn Phức theo hƣớng so sánh, đối chiếu với tác gia khác kháđộc đáo. Chƣơng 8
- Văn hóa ẩm thực châu Áđầu thế kỷ XIX dưới ngòi bút của Lý Văn Phức, Việt
Namđã khai thác sáng tác của Lý Văn Phức dƣới một góc nhìn rất thú vị, đó là văn
hóa ẩm thực. Trần Ích Nguyên cho rằng: "Có thể thấy Lý Văn Phức là một ngƣời
không coi trọng việc ăn ngon, và hơn nữa là thơ viết nhiều hơn văn. Sau khi hiểu
đƣợc sở thích ăn uống và thói quen viết lách của ông, ta cũng sẽ không kỳ vọng
đƣợc hiểu biết về văn hóa ẩm thực của ông từ những ghi chép du ký" [82, 289]. Thế
nhƣng "Nhìn từ một góc độ khác, văn hóa ẩm thực châu Áđầu thế kỷ XIX (đặc biệt
là thói quen ăn uống của châu Âu lƣu truyền vào châu Á năm đó), đối với một nhà
thơ Việt Nam nhƣ Lý Văn Phức mà nói, ít nhiều cũng có những điều mới lạ, khiến
ông không thể không ghi chép lại" [82, 289-290].Tiếp đó, Trần Ích Nguyên đã khai
thác thông tin từ các tác phẩm trong những chuyến công du của Lý Văn Phức để
giới thiệu về văn hóa ẩm thực châu Áđầu thế kỷ XIX, gồm cả văn hóa ẩm thực của
Đông Nam Á và Nam Á năm 1830, văn hóa ẩm thực của Philippines (Lữ Tống)
năm 1832 và của Trung Quốc 1831-1841. Những hành vi của ẩm thực nhƣ uống
rƣợu vang đỏ, hút thuốc, dụng cụăn, đồăn, cách thức ăn… của các dân tộc khác biệt
đều đƣợc Lý Văn Phức mô tả chân thực và sinh động. Và Trần Ích Nguyên đãđi đến
kết luận là: "Qua tác phẩm của ông, chúng ta phát hiện văn hóa ẩm thực châu Áđầu
thế kỷ XIX thực ra mang đậm màu sắc phƣơng Tây, còn văn hóa ẩm thực truyền
thống phƣơng Đông có lẽ tƣơng đối gần gũi nên mọi ngƣời không thấy nổi bật" [82,
304-305].Phụ lục cho chƣơng 8 là hai bài văn: Lữ Tống phong tục ký vàTây Dương
trí phú biện cùng một số bài thơ khác, chép trong Lý Văn Phức di văn.Chƣơng 9 Thế giới mới ởĐông Nam Á trong văn học chữ Hán của Việt Nam có đối tƣợng
khảo sát là thời kỳ những năm 30 của thế kỷ XX. Trần Ích Nguyên đã giới thiệu các
17


tác phẩm văn học có liên quan đến Nam Dƣơng của 4 nhân vật mà hoạn lộ của

họđều từng có những chuyến hải ngoại viễn du là: Lý Văn Phức, Đặng Văn Khải,
Hà Tông Quyền và Phan Thanh Giản. Trong đó, với Lý Văn Phức, tác giảđã giới
thiệu 2 chùm tác phẩm liên quan đến hai hƣớng trong lộ trình đi sứ của ông, cả "Tây
hành" và "Đông hành":Đó làTây hành thi kỷ, Tây hành kiến văn kỷ lược (1830) ghi
lại lộ trình: Việt Nam - Singapore - Penang - Bangladesh - Jakata; vàĐông hành thi
thuyết thảo (1832) ghi lại lộ trình Việt Nam - Philippines. Qua việc khảo cứu, phân
tích các tác phẩm này, Trần Ích Nguyên đãđƣa ra nhận định: "Nhìn chung, Lý Văn
Phức tỏ ra tƣơng đối hiếu kỳ về thực dân Anh Cát Lợi trong chuyến Tây hành năm
1830, ví dụ trong cách ăn đồ Tây, trình tự uống rƣợu Tây, thậm chí ngay cả chi tiết
việc vợ chồng chủ tiệc ngồi cùng bàn với khách, ông đều không quên ghi chép lại,
nhƣng lại thiếu sót về phần văn hóa ẩm thực ở vùng Nam Á vàĐông Nam Á lúc bấy
giờ" [82, 330-331]. Còn "văn hóa của ngƣời Tây Ban Nha trên đất Philippines năm
1832 và của ngƣời Anh Cát Lợi ởĐông Nam Á và Nam Á, thậm chí là của ngƣời
BồĐào Nha ởÁo Môn năm 1833 và1836 không có nhiều khác biệt rõ rệt" [82, 347].
Hạ Lộ(Trung Quốc) với công trình Chuyến đi Quảng Đông, Áo Môn của Lý
Văn Phức và giao lưu văn học Trung Việt (2013) [142] đã tập trung khai thác tƣ liệu
về 4 chuyến công cán Quảng Đông của Lý Văn Phức liên tiếp trong các năm 1833,
1834, 1835 và 1836. Từ những chuyến đi này mà một loạt tác phẩm của Lý Văn
Phức đã ra đời nhƣ: Việt hành ngâm thảo, Áo Môn chí hành thi sao, Việt hành tục
ngâm thảo, Tam chi Việt tập thảo, Tiên thành lữ thoại tập, Nhị thập tứ hiếu diễn ca,
Kính hải tục ngâm... Nhƣng Hạ Lộ chú ý hơn đến những cuộc thù tạc giao lƣu ứng
đối của Lý Văn Phức với các văn sĩ Quảng Đông. Đặc biệt trong cuộc xƣớng hoạ
thơ văn ở chùa Hải Châu, sáng tác của Lý Văn Phức cùng với 9 vị văn nhân Trung Việt khác đã đƣợc tập hợp lại trong cuốn Trung ngoại quần anh hội. Theo khảo cứu
của Hạ Lộ,Quần anh hội là do Mậu Cấn Liên Tiên Lƣu Mặc Trì lập ra, trong hội có
5 sứ thần Việt Nam là Lý Văn Phức, Nguyễn Văn Chƣơng, Lê Văn Khiêm, Hoàng
Văn Quýnh, Nhữ Bá Sĩ. Ban đầu lấy tên là Kỳ anh hội theo tên Kỳ anh hội của Văn
Ngạn Bác, Tƣ Mã Quang đời Tống lập ra lúc ở Lạc Dƣơng, sau mới đổi thành Quần
18



anh hội [142, 151]. Trọng tâm của công trình này, Hạ Lộ dành cho việc nghiên cứu
về mối giao dutốt đẹp giữa Lý Văn Phức và những văn nhân đất Việt (Quảng Đông)
mà tiêu biểu hơn cả là Mậu Cấn Liên Tiên(1766-1835). Dấu ấn của mối quan hệ
mật thiết này còn đƣợc ghi lại trong tác phẩm Việt hành ngâm thảo của viên quan
họ Lý, cũng nhƣ trong đôi bài thơ xƣớng hoạ Tập Đường ký hoài Mậu Liên Tiên
của Lý Văn Phức và Hoạ tập Đường kiến tặng nguyên vận của Mậu Liên Tiên. Tiếc
thay, lần thứ 3 Lý Văn Phức trở lại Quảng Đông, thì Mậu Cấn đã không còn nữa.
Lý Lân Chi làm bài Điếu Liên Tiên văn để khóc thƣơng [142, 154]. Hạ Lộ còn tìm
hiểu về những tri thức, kiến văn mới mẻ có xuất xứ từ phƣơng Tây mà Lý Văn
Phức lần đầu tiên đƣợc tiếp xúc khi đến Áo Môn (nhƣ nhiệt kế, cửa kính, bút chì...)
[142, 156-157]. Một chi tiết thú vị là tuy rất thán phục trƣớc kỹ thuật tiến tiến văn
minh của phƣơng Tây, nhƣng Lý Văn Phức vẫn gọi ngƣời Bồ Đào Nha là "Di", gọi
Tây Âu là "Tây Di", cho thấy quan niệm Hoa - Di đƣợc hun đúc bởi nền giáo dục
Nho học đã in dấu sâu đậm trong tâm thức viên quan họ Lý. Phần cuối cùng của
chuyên luận, Hạ Lộ đã dành cho việc khảo cứu ảnh hƣởng của chuyến đi Quảng
Đông, Áo Môn đến bộ phận sáng tác bằng chữ Nôm của Lý Văn Phức. Hạ Lộ cho
rằng, thực thi nhiệm vụ sƣu tầm thƣ tịch của sứ tiết Việt Nam, Lý Văn Phức đã có
cơ hội tiếp xúc với nhiều trƣớc tác cổ điển Trung Hoa, từ đó mà phát sinh ảnh
hƣởng lớn đến những tác phẩm diễn Nôm của ông nhƣ Nhị thập tứ hiếu diễn ca,
Ngọc Kiều Lê, Tây sương truyện...
Dƣơng Đại Vệ (Trung Quốc) vớiluận văn Thạc sĩ Nghiên cứu sứ thần Việt
Nam Lý Văn Phức và quan hệ Thanh - Việt đầu thế kỷ XIX (2014) [141] đã triển
khai 5 chƣơng nghiên cứu: Chƣơng 1 - Cuộc đời Lý Văn Phức và quan hệ Thanh Việt thời kỳ này; Chƣơng 2 - Khảo về những chuyến đi Trung Hoa của Lý Văn
Phức; Chƣơng 3 - Khảo thuật về con đường nhập cống của Lý Văn Phức; Chƣơng 4
- Hiện thực xã hội Mân (Phúc Kiến), Việt (Quảng Đông) phản ảnh trong thơ văn
Yên hành của Lý Văn Phức; Chƣơng 5 - Cái nhìn Trung Quốc của Lý Văn Phức. Có
thể thấy, công trình này đã nghiên cứu khá tổng thể và tƣờng tận về 6 chuyến đi sứ
phƣơng Bắc của Lý Văn Phức, để qua đó thấy đƣợc tình hình bang giao Thanh 19



Việt đầu thế kỷ XIX. Trong phần kết luận, Dƣơng Đại Vệ viết: "Sứ thần Việt Nam
Lý Văn Phức nhiều lần đến triều Thanh, có khi công cán, có khi triều cống, trong
khi tiếp xúc với tầng lớp tinh anh của xã hội triều Thanh là các sĩ đại phu, đã để lại
một số lƣợng thơ văn đáng kể. Những thơ văn này cho thấy những kiến văn và cảm
nhận của ông khi ở Trung Hoa, mang đầy đủ giá trị sử liệu" [141, 101].
1.1.1.3. Các bài viết công bố trên tạp chí và kỷ yếu hội thảo
Đã xuất hiện một số lƣợng khá đáng kể những bài viết công bố trên các Tạp
chí hay tham dự các Hội thảo tập trung nghiên cứu về Lý Văn Phức cùng các tác
phẩm của ông. Xin đƣợc điểm lại các công trình đó theo trình tự thời gian.
Năm 1982, trong bài viết Lý Văn Phức - ngòi bút đấu tranh ngoại giao xuất
sắc thời Nguyễn[10] đăng trên Tạp chí Văn học, Nguyễn Đổng Chi đã phân tích về
tƣ tƣởng hữu nghị, tình cảm ái hữu, niềm tự hào, yêu nƣớc trong các tác phẩm của
nhà văn lỗi lạc - nhà ngoại giao tài ba Lý Văn Phức.
Năm 1984, vớibài viết Ai viết Gia huấn cađăng trênTạp chíNghiên cứu Hán
Nôm[50], Hoàng Văn Lâu dựa trên cơ sở thƣ tịch và tài liệu Hán Nôm đã xác định
rằng Gia huấn ca không phải là của Nguyễn Trãi, mà bài đầu tiên chính làPhụ châm
tiện lãm của Lý Văn Phức, còn những bài còn lại vẫn tồn nghi.
Năm 1988, Nguyễn Đăng Na có bài viết Về tác phẩm Tây hành kiến văn kỷ
lược của Lý Văn Phứcđăng trên Tạp chíTác phẩm mới [65]. Trong bài viết này,
Nguyễn Đăng Na đã nhận định Tây hành kiến văn kỷ lược là một tác phẩm ký văn
học trung đại Việt Nam, khẳng định vị trí của nóđối với tiến trình văn học dân
tộc:"Không chỉ là tác phẩm kýđầu tiên viết về thế giới phƣơng Tây mà nó còn mở
ra một hƣớng sáng tác mới, thu hút một đội ngũđông đảo nhƣ Phan Huy Chú, Đặng
Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trƣờng Tộ… viết về chân trời ngoại quốc ngoài
Trung Hoa" [65]. Tác giả Nguyễn Đăng Na cũng đã chọn dịch, giới thiệu một số
mục trong Tây hành kiến văn kỷ lược.
Năm 1992, một tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Lý Văn Phức lại nhận đƣợc
sự quan tâm, đó làSứ trình tiện lãm khúc - bài thơ Nôm ghi chép lại hành trình đi sứ
Trung Hoa của ông - với 5 ký hiệu sách còn lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
20



×