Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (QUA KHẢO SÁT TẠI TỈNH NINH BÌNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 195 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LÊ THỊ MINH THẢO

CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (QUA KHẢO SÁT
TẠI TỈNH NINH BÌNH)
Chuyên ngành: CNXHKH
Mã số: 62 22 03 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chủ tịch hội đồng:

GS.TS. Đỗ Quang Hƣng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1:

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân PGS.TS. Nguyễn Hồng Dƣơng

Hà Nội - 2016

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa


học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Thị Minh Thảo

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................6
1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án ........................................21
1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ đƣợc sử dụng trong luận án ..............................23
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ THỰC TIỄN CÔNG
TÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................... 26
2.1. Lý luận về công tác tôn giáo ..........................................................................26
2.2. Thực tiễn công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ..........................................45
2.3. Những nét mới trong công tác tôn giáo và nhân tố ảnh hƣởng đến công tác
tôn giáo ở Viê ̣t Nam hiện nay ................................................................................59
Tiểu kết chƣơng 2: .................................................................................................68
Chƣơng 3: THỰC TIỄN CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở TỈNH NINH BÌNH
HIỆN NAY .............................................................................................................. 69
3.1. Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình ..............................................69
3.2. Quá trình thực hiện công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình ................................82
3.3. Nhận xét chung về công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình................................108
Tiểu kết chƣơng 3: ...............................................................................................116
Chƣơng 4: DỰ BÁO XU HƢỚNG TÌNH HÌNH TÔN GIÁO, NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ .............................. 118

4.1. Dự báo xu hƣớng về tình hình tôn giáo và những vấn đề đặt ra ..................117
4.2. Một số giải pháp, khuyến nghị .....................................................................132
Tiểu kết chƣơng 4: ...............................................................................................147
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 165

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNTB

: Chủ nghĩa tƣ bản

CTQG

: Chính trị Quốc gia

HĐND

: Hội đồng nhân dân


MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

NXB

: Nhà xuất bản

QLNN

: Quản lý Nhà nƣớc

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

UBND

: Ủy ban nhân dân

3


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

STT

Tên

Tên hình vẽ, đồ thị


1

3.1

2

3.2

3

3.3

Bản đồ hệ thống nhà thờ Giáo phận Phát Diệm

77

4

3.4

Thống kê tình hình đất đai tôn giáo từ năm 2003 -2013

101

Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình
Số lƣợng tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình(Năm
2014)

4


Trang
72
75


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân
giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, vấn đề
đoàn kết toàn dân trong đó có đồng bào theo tôn giáo luôn là nhiệm vụ mang tính
chiến lƣợc, là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, triều đại nào, nhà nƣớc
nào biết khai thác thế mạnh của tôn giáo, biến tình cảm tôn giáo thành tình cảm dân
tộc sẽ góp phần tạo ra nội lực đoàn kết, trở thành động lực để dân tộc ta đánh thắng
kẻ thù xâm lƣợc, ổn định và phát triển đất nƣớc. Nhƣng cũng có những giai đoạn
lịch sử do thiếu hiểu biết của các nhà cầm quyền về đức tin tôn giáo đƣa đến một
thực trạng gây chia rẽ tôn giáo, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc làm suy yếu nội
lực đất nƣớc. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại, Đảng Cộng sản Việt
Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có chính sách tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, đoàn kết các thành phần dân tộc và tôn giáo nhằm
thực hiện thành công các mục tiêu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử.
Trong tiến trình đổi mới ở nƣớc ta, năm 1990, Bộ chính trị ra Nghị quyết 24
về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết xác định: Tôn giáo
là một vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng
xã hội mới. Theo đó, tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân đƣợc tôn trọng; sự
bình đẳng và tình đoàn kết lƣơng giáo đƣợc củng cố; thái độ định kiến, phân biệt
đối xử với ngƣời có đạo của một số cán bộ, đảng viên đƣợc khắc phục về căn bản;
hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc kịp thời uốn nắn,... Đồng

thời, các cơ quan chức năng đã ngăn chặn nhiều hành vi của các thế lực thù địch lợi
dụng tôn giáo, phá hoại sự nghiệp cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác tôn giáo cũng
đang đặt ra nhiều thách thức nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ

1


hiện nay. Những vấn đề mới phát sinh trong tôn giáo nhƣ việc đòi lại đất thờ tự, sự
biến tƣớng và phát triển của một số tôn giáo vì mục đích chính trị, điển hình là Tin
Lành Đề ga ở Tây Nguyên,... sự nhận thức về tôn giáo và chính sách, pháp luật về
tôn giáo ở các địa phƣơng không đồng đều, dẫn đến việc thực hiện công tác tôn giáo
không thống nhất.
Đổi mới đƣờng lối, chính sách tôn giáo dù luôn là vấn đề ở tầm “vĩ mô”,
nhƣng chính công tác tôn giáo là yếu tố quyết định trực tiếp, nhất là đảm bảo sự
ổn định chính trị, xã hội, đại đoàn kết dân tộc - tôn giáo. Công tác tôn giáo là
quan trọng nhƣng lại rất ít đƣợc giới chuyên môn nghiên cứu một cách tổng thể,
làm rõ nội hàm của vấn đề này, nhất là ở một địa bàn cụ thể. Ninh Bình là tỉnh
có những đặc điểm khá tiêu biểu cho đời sống tôn giáo ở các tỉnh phía Bắc.
Nhƣng trên thực tế gần nhƣ chƣa có nhiều công trình đề cập toàn diện đến công
tác tôn giáo ở nơi đây. Đó là lý do thực tiễn quan trọng thúc đẩy tác giả lựa chọn
đề tài nghiên cứu.
Ninh Bình là tỉnh có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời - vùng đất đế đô, nơi
Phật giáo và Công giáo đã tại vị gần nhƣ sớm nhất so với các tỉnh thành khác ở nƣớc
ta, có thể đƣợc coi là trung tâm quốc gia của hai tôn giáo này. Do vậy, một di biến dù
nhỏ trong đời sống tôn giáo ở bất cứ nơi đâu trên đất nƣớc Việt Nam và thế giới đều
nhận đƣợc ngay phản ứng từ các chức sắc và tín đồ nơi đây và ngƣợc lại mỗi động
thái của tôn giáo ở Ninh Bình cũng lập tức tác động đến sinh hoạt tôn giáo trong cả
nƣớc. Vì thế, nghiên cứu tôn giáo và công tác tôn giáo từ thực tiễn đời sống tôn giáo

của tỉnh Ninh Bình càng trở nên cần thiết và có tính thời sự.
Việc nghiên cứu công tác tôn giáo trên địa bàn cụ thể - tỉnh Ninh Bình sẽ góp
phần chỉ ra những nét chung và những nét đặc thù trong việc thực hiện công tác tôn
giáo, từ đó hy vọng có thể bổ sung, làm phong phú thêm công tác tôn giáo của Đảng
và Nhà nƣớc cả về lý luận và thực tiễn.
Từ thực tế đó, tác giả chọn vấn đề: Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình) làm đề tài luận án tiến sĩ,
chuyên ngành CNXHKH.

2


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích:
Thông qua nghiên cứu về công tác tôn giáo trên hai phƣơng diện lý luận và
thực tiễn, luận án đối chiếu vào việc thực hiện công tác tôn giáo ở một địa bàn cụ
thể - tỉnh Ninh Bình; chứng minh tính đúng đắn, hiệu quả của sự đổi mới về tôn
giáo, công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc đồng thời chỉ ra những kết quả đạt
đƣợc; những vấn đề đặt ra trong công tác tôn giáo, đƣa ra giải pháp khuyến nghị
nhằm nâng cao công tác tôn giáo ở Ninh Bình trong thời gian tới, góp phần bổ sung,
làm phong phú thêm công tác tôn giáo ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác tôn giáo
cũng nhƣ làm rõ những nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện công tác tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay.
Hai là, nghiên cứu quá trình thực hiện công tác tôn giáo ở Ninh Bình trong
thời kỳ Đổi mới, nêu lên những thành tựu và hạn chế của công tác tôn giáo ở Ninh
Bình, chỉ ra những nguyên nhân thành tựu và hạn chế đó.
Ba là, dự báo xu hƣớng tình hình tôn giáo, những vấn đề đặt ra và đề xuất
giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình,

góp phần bổ sung và làm phong phú công tác tôn giáo ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Những vấn đề cơ bản của công tác tôn giáo hiện nay thông qua trƣờng hợp
nghiên cứu công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình thời kỳ Đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu từ thời điểm tỉnh Ninh Bình đƣợc tái
lập 1992, trong bối cảnh Đổi mới ở nƣớc ta, đặc biệt là đổi mới nhận thức về tôn
giáo và công tác tôn giáo từ năm 1990, nhất là từ khi thực hiện Pháp lệnh Tín
ngƣỡng, tôn giáo (2004) đến nay.

3


4. Phƣơng pháp luận, khung lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn
giáo và công tác tôn giáo.
4.2. Khung lý thuyết
Trong luận án, tác giả chủ yếu sử dụng các lý thuyết sau:
- Lý thuyết về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị. Trong xã hội có giai
cấp, chính trị và tôn giáo luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Nếu nhƣ
Nhà nƣớc đƣợc xem là nhân tố cốt lõi trong cấu trúc của chính trị thì nét đặc trƣng
cơ bản nhất của mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo là quan hệ giữa Nhà nƣớc và
Giáo hội (tổ chức tôn giáo). Quan hệ giữa Nhà nƣớc với các tổ chức tôn giáo thể
hiện trên nhiều phƣơng diện, đặc biệt là Nhà nƣớc hoạch định chính sách, pháp luật
tôn giáo để đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo trong nhân dân. Ở nhiều quốc
gia, không có khái niệm về công tác tôn giáo, họ giải quyết mối quan hệ giữa nhà
nƣớc và Giáo hội thông qua luật pháp tôn giáo. Việt Nam đang xây dựng nhà nƣớc

pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị cùng làm công tác tôn giáo, đó là
nét khác biệt mà đề tài làm rõ.
- Lý thuyết xã hội học tôn giáo: Tôn giáo, với tƣ cách là những thực thể, ở
góc độ cộng đồng, là những tổ chức đặc thù chịu sự chế ƣớc chung của xã hội. Xã
hội học tôn giáo nghiên cứu mối quan hệ tƣơng hỗ của tôn giáo với xã hội, ý nghĩa
của tôn giáo trong xã hội và sự phân bố tôn giáo trong các giai tầng xã hội. Xã hội
học tôn giáo nhấn mạnh chức năng, vai trò của tôn giáo trong xã hội. Sử dụng lý
thuyết này, tác giả luận án quan tâm đến sự tác động qua lại giữa tôn giáo với đời
sống xã hội, giữa tôn giáo và công tác tôn giáo, giữa chủ thể và khách thể trong
công tác tôn giáo,… để rút ra những nhận xét, đánh giá kết quả công tác tôn giáo
của hệ thống chính trị.
- Lý thuyết về nghiên cứu trường hợp (case study): Thông qua việc chọn
điểm, chọn mẫu mang tính tiêu biểu, từ thực tiễn đó bao quát các sự vật, hiện tƣợng.
Tác giả luận án chọn Ninh Bình làm nghiên cứu trƣờng hợp, qua đó để chứng minh
tính đúng đắn, phong phú, đa dạng của quá trình đổi mới tôn giáo và công tác tôn

4


giáo ở Việt Nam, đồng thời có thể phát hiện những vấn đề mới bổ sung những nảy
sinh trong quá trình thực hiện công tác tôn giáo. Việc nghiên cứu trƣờng hợp không
có ý nghĩa tuyệt đối, tách biệt cái chung. Luận án tiếp cận công tác tôn giáo ở Việt
Nam nhƣ là cái nền chung trên cơ sở đó khảo sát công tác tôn giáo trên địa bàn, cụ
thể là tỉnh Ninh Bình.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm
phân tích mối quan hệ giữa đổi mới đƣờng lối chính sách tôn giáo và công tác tôn
giáo; mối quan hệ giữa đời sống tôn giáo và chính sách tôn giáo; mối quan hệ giữa
nhà nƣớc và giáo hội qua công tác tôn giáo; mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng. Ngoài ra, trong luận án, tác giả còn kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên

cứu khoa học khác nhƣ: phƣơng pháp đi từ lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn trở
về với lý luận, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp; phƣơng pháp đối chiếu - so sánh,
đặc biệt là phƣơng pháp xã hội học tôn giáo kể cả khảo sát thực tế và phỏng vấn
sâu; cách tiếp cận chính trị học, sử học, văn hóa vùng,...
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình luận giải tƣơng đối hệ thống về nội hàm của công tác
tôn giáo mang tính đặc thù của Việt nam, đối chiếu vào việc thực hiện công tác tôn
giáo ở tỉnh Ninh Bình - một tỉnh khá tiêu biểu cho đời sống tôn giáo ở các tỉnh phía
Bắc. Luận án đƣa ra giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn
giáo ở tỉnh Ninh Bình những năm đổi mới tiếp theo, góp phần bổ sung, làm phong
phú thêm công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc cả về lý luận và thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án hƣớng tới một cách nhìn tổng thể về công tác tôn giáo, vấn đề mà
từ trƣớc đến giờ chỉ đƣợc hiểu là công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
tôn giáo.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo và công tác tôn giáo tại các viện nghiên cứu tôn
giáo, trƣờng Chính trị các tỉnh và các trung tâm bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các
huyện, thị, các cơ quan ban ngành có liên quan đến công tác tôn giáo,...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 04 chƣơng 11 tiết.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận chung về tôn giáo và thực tiễn

đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Công trình Những vấn đề Tôn giáo hiện nay của Viện Nghiên cứu tôn giáo Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
1994. Cuốn sách gồm những chuyên khảo của các tác giả về một số vấn đề tôn giáo
đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhƣ: tình hình, xu thế tôn giáo trên thế giới và ở
Việt Nam; luận điểm tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân” hiểu thế nào cho đúng;
tôn giáo và đạo đức, đặc điểm Phật giáo Việt Nam qua ngôi chùa trong đời sống văn
hóa xã hội.
Đáng chú ý hơn, cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam
(2001), Nxb CTQG, Hà Nội của tác giả Đặng Nghiêm Vạn. Cuốn sách là một phần
của bản tổng kết kết quả nghiên cứu của tác giả khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi
mới về tôn giáo và công tác tôn giáo. Trong công trình này, tác giả đã trình bày
những vấn đề lý luận về tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: khái niệm về tôn giáo, sự khác
biệt giữa tín ngƣỡng và tôn giáo dƣới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, từ đó đƣa ra
định nghĩa về tôn giáo. Khi phân tích bức tranh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, tác
giả cho rằng đời sống tôn giáo vận hành tùy theo tâm thức truyền thống, đồng thời
phản ánh tình hình xã hội đƣơng thời. Tuy nhiên, trong tổng thể một công trình
chung, khá rộng, công trình này mới đề cập những nét chung nhất về tình hình, đặc
điểm, chính sách tôn giáo và giới hạn vấn đề ở những năm cuối thế kỷ XX.
Trong năm 2001, các cuốn sƣu tập về chủ nghĩa Mác - Lênin với tôn giáo
liên tiếp đƣợc xuất bản nhƣ: Mác, Ănghen, Lênin bàn về tôn giáo, do Nguyễn Đức
Sự tuyển chọn và biên soạn, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2001. Cuốn Mác,
Ănghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần do Trần Khang, Lê Cự Lộc
dịch, Nxb CTQG Hà Nội. Những tƣ liệu này đã tập hợp những tác phẩm của các
nhà kinh điển Mác xít về tôn giáo.
Công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (2003),
do Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Cuốn
6


sách đề cập đến nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối

với tôn giáo nhƣ: vấn đề đoàn kết tôn giáo, khai thác các giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của các tôn giáo, vấn đề xây dựng Đảng trong các vùng có đông tín đồ tôn
giáo,... Các tác giả đã khẳng định tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam
mà còn có những cống hiến mới, sáng tạo mới, những phát triển mới đặc biệt quan
trọng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có vấn đề tôn giáo.
Còn phải kể đến công trình Một số tôn giáo ở Việt Nam (2005), Nxb Tôn
giáo của tác giả Nguyễn Thanh Xuân. Cuốn sách đã khái quát một cách hệ thống
sáu tôn giáo lớn ở nƣớc ta, từ sự ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thức
hành đạo, cơ cấu tổ chức giáo hội của các tôn giáo.
Cuốn Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2012 của Trƣơng Hải Cƣờng, trong công trình tác giả không
đi sâu vào tƣ liệu mà đóng góp chính của cuốn sách nằm ở chỗ phân biệt mặt xã hội
(hiện tƣợng) của tôn giáo và mặt tâm linh của tôn giáo, phân biệt nghiên cứu tôn
giáo từ bên ngoài và nghiên cứu tôn giáo từ bên trong, chỉ ra yêu cầu cần thiết phải
bổ sung nghiên cứu tôn giáo từ bên trong.
Tác giả Trần Bạch Đằng trong bài “Tín ngƣỡng và tôn giáo, quan điểm của
Nhà nƣớc Việt Nam”, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 1 (2005), tác giả cho rằng
Đảng Cộng sản Việt Nam theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không đố kỵ với tín ngƣỡng,
tôn giáo, không đơn thuần xét tín ngƣỡng, tôn giáo ở góc độ chính trị theo kiểu
đồng nhất tín ngƣỡng và tôn giáo là xấu, không xét đoán thái độ đối với đất nƣớc và
dân tộc thông qua lăng kính có tín ngƣỡng, có tôn giáo hay không.
Các tác giả nƣớc ngoài viết về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam không nhiều, có
thể kể đến một số công trình sau:
Cuốn sách Modernity and Re - enchantment in Post - revolutionary Việt Nam
(2007) (Tính hiện đại và niềm say mê tìm hiểu thời kì hậu cách mạng Việt Nam) của
P.Taylor viết về đời sống tín ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh
Đổi mới. Tác giả có những nhận xét giá trị nhƣ: có sự hồi sinh của tôn giáo ở Việt
Nam và nó đƣợc phát triển theo nhiều chiều hƣớng mới; sự đe doạ bản sắc văn hoá tôn giáo, tính cách địa phƣơng đa dạng của tôn giáo trƣớc toàn cầu hoá; phải chăng


7


trong thời kỳ đổi mới, vấn đề chính trị và tôn giáo ở Việt Nam đang có những nét
mới so với truyền thống tôn giáo và chính trị. Cuốn The Emergence of a Nonprofit
Sector and Philanthropy in the Socialist Republic of Vietnam (Sự xuất hiện của các
tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức từ thiện tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam) của Mark Sidel thuộc Đại học Iowa ở Hoa Kỳ nghiên cứu về vai trò của các
nhóm xã hội trong đó có tôn giáo; Trong luận án của Joseph Hannah với đề tài
Local Non-Government Organizations in Vietnam:Development, Civil Society and
State-society Relations" (2007) (Tổ chức phi chính phủ địa phương ở Việt Nam: Sự
phát triển, xã hội và mối quan hệ nhà nước - xã hội) đã đề cập đến quan hệ của nhà
nƣớc với các đoàn thể, các tổ chức xã hội/tôn giáo ở Việt Nam. Đây là những gợi ý
khá mới, sinh động về một xã hội/tôn giáo Việt Nam năng động và đầy triển vọng.
Nhƣ vậy, những công trình nghiên cứu về tôn giáo và thực tiễn tôn giáo ở
Việt Nam cho thấy những cách nhìn khác nhau về tôn giáo và bức tranh toàn cảnh
về tôn giáo trong quá trình đổi mới có những chuyển biến tích cực, cần thiết phải
thực hiện công tác tôn giáo với những nội dung và phƣơng pháp phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Đó là những nguồn tƣ liệu quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn để tác giả kế thừa, tham khảo trong quá trình nghiên cứu và viết luận án
của mình.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác tôn giáo
- Trong các lĩnh vực của công tác tôn giáo, những công trình nghiên cứu về
chính sách Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chiếm số lƣợng lớn. Đây là đề tài đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó các tác giả đặc biệt nhấn mạnh về sự đổi
mới nhận thức, quan điểm đƣờng lối về tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc trong thời
kỳ Đổi mới.
Trong cuốn Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và thực
tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2005, tác giả Đỗ Quang Hƣng đã khái quát quá
trình phát sinh, phát triển tƣ duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo

và vấn đề tôn giáo, cùng với đó là quá trình Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam xây dựng,
phát triển và hoàn thiện đƣờng lối, chính sách tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử,
chủ yếu từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Dù tác giả chƣa đề cập nhiều đến
công tác tôn giáo nhƣng với việc làm rõ hơn lịch sử, vai trò, vị trí của mô hình nhà

8


nƣớc thế tục và sự xuất hiện mô hình này ở Việt Nam, cũng phần nào cho thấy
trong công tác tôn giáo, vai trò của nhà nƣớc là vô cùng quan trọng trong việc thể
chế hóa quan điểm của Đảng và quản lý xã hội về tôn giáo.
Trong các công trình tiêu biểu của mình nhƣ cuốn Lý luận về tôn giáo và
chính sách tôn giáo ở Việt Nam (Nxb Tôn giáo, 2007; tái bản 2011) và cuốn Tôn
giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam
hiện nay , Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009, tác giả Nguyễn Đức Lữ đã tập
trung chủ yếu vào các vấn đề tôn giáo ở thời kỳ đổi mới nhƣ: lý luận về tôn giáo;
tình hình tôn giáo thế giới và Việt Nam; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
tôn giáo, quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với tôn giáo trong tiến
trình cách mạng Việt Nam. Tác giả đã bám sát văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng,
bình luận và minh hoạ bằng dữ liệu thực tiễn, đồng thời gợi mở những vấn đề cần
trao đổi thêm.
Có thể nói, cuốn sách Công tác tôn giáo - Từ quan điểm Mác - Lênin đến
thực tiễn Việt Nam của tác giả Ngô Hữu Thảo, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính,
Hà Nội, 2012 là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến vấn đề lý luận về “Công
tác tôn giáo”. Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những quan điểm của các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo, cũng nhƣ việc vận dụng quan điểm Mác- Lênin vào thực tiễn công tác tôn
giáo ở Việt Nam - một nội dung quan trọng có liên quan trực tiếp đến luận án. Từ
đó, tác giả cho rằng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, từ phát kiến vĩ đại
của mình là quan điểm duy vật lịch sử, đã nhận thức vấn đề tôn giáo trong toàn bộ

quá trình phát triển biện chứng của loài ngƣời. Theo đó, công tác tôn giáo ở Việt
nam hiện nay cần phải trở về với chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo, coi đó
là kim chỉ nam chứ không phải giáo điều. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá kết quả
thực hiện công tác tôn giáo trong thời gian qua, luận giải một số vấn đề của công tác
tôn giáo trong thời gian tới. Tuy nhiên, nghiên cứu về công tác tôn giáo ở địa
phƣơng không phải là đối tƣợng nghiên cứu trong công trình này, đó cũng chính là
một trong những nội dung luận án cần làm rõ.
Nguyễn Hồng Dƣơng trong công trình nghiên cứu Quan điểm đường lối của
Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị

9


Quốc gia, Hà Nội 2012. Tác giả đã đề cập khá toàn diện quá trình nhận thức của
Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng
ta, đặc biệt là từ đổi mới đến nay. Đồng thời, tác giả cũng phân tích sự kịp thời của
nhà nƣớc trong việc thể chế hóa bằng những văn bản pháp quy đƣa những quan
điểm của Đảng về tôn giáo vào cuộc sống. Một nét riêng là tác giả đã phân tích,
những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo, so sánh với kinh nghiệm giải quyết vấn
đề tôn giáo ở một số nƣớc - cái nhìn đối sánh với Việt Nam nhƣ ứng xử với tôn giáo
của Trung Quốc, Thái Lan, Singapore. Trong một công trình khác do Nguyễn Hồng
Dƣơng (Chủ biên): Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Những vấn đề lý luận cơ bản, Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội
2014. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích, đánh giá, tiến trình nhận thức,
hình thành quan điểm của Đảng Cộng sản về tôn giáo từ năm 1930 đến nay, đƣa ra
những vấn đề còn bất cập về công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo hiện nay. Bên
cạnh đó, các tác giả cũng phân tích những thành tựu và những vấn đề mới đặt ra
trong thực hiện chính sách tôn giáo. Tác giả nhận định rằng: trong tình hình mới đòi
hỏi Đảng, Nhà nƣớc tiếp tục đổi mới chủ trƣơng, chính sách đối với tôn giáo. Ở tầm
vĩ mô vẫn là định hình một cách rõ nét hơn mối quan hệ Nhà nƣớc với Giáo hội, là
sự vận dụng nguyên tắc chính, giáo phân ly.

Cuốn sách Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2014, là một công trình tổng kết thực tiễn đời sống tôn giáo và thực
hiện chính sách tôn giáo ở nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới. Ngoài những vấn đề thuộc
khung lý thuyết cơ bản, trong công trình này tác giả Đỗ Quang Hƣng đã trình bày
toàn cảnh đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay, làm rõ những vấn đề đặt ra trong
mối quan hệ Nhà nƣớc và các giáo hội; khảo sát, đánh giá những động thái chuyển
biến của quá trình thực hiện chính sách tôn giáo, nêu lên những vấn đề đặt ra cần
tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tôn giáo. Tác giả cũng gợi mở một vấn đề
quan trọng khác là nỗ lực mô hình hóa một nhà nƣớc pháp quyền về tôn giáo trong
điều kiện Việt Nam hiện nay. Mặc dù đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của công tác tôn
giáo là chính sách tôn giáo song còn những nội dung quan trọng khác trong công tác
tôn giáo nhƣ việc thực hiện chính sách tôn giáo, bộ máy và lực lƣợng làm công tác

10


tôn giáo tác giả mới đề cập đến một cách khái quát hoặc chỉ đi sâu vào những nội
dung mà tác giả quan tâm.
Hoàng Minh Đô - Đỗ Lan Hiền có điểm tƣơng đồng trong cách nhìn nhƣ
vậy. Trong cuốn Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về
tôn giáo và Công giáo Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Lý luận Chính trị 2015. Trong công trình, các tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu
những thành tựu trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về tôn
giáo, đặc biệt là về Công giáo, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách pháp luật về tôn giáo và Công giáo, trong đó nổi bật là vấn đề các chính sách,
pháp luật không ngừng đƣợc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, việc giải
quyết và công nhận tƣ cách pháp nhân cho nhiều tôn giáo và các tổ chức tôn giáo,
vấn đề đối ngoại và các lĩnh vực khác trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.
Công trình Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (2015), Nxb Tôn
giáo, cuốn sách đƣợc chia làm hai phần, trong phần hai tác giả Nguyễn Thanh

Xuân đã hệ thống chính sách tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ và việc thực hiện
chính sách tôn giáo, nhất là từ khi đổi mới đến nay. Tác giả khẳng định, việc thực
hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, công tác đối với tôn giáo đã đƣa
lại những kết quả rất quan trọng, làm thay đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam theo
hƣớng tích cực và tiến bộ góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của
đất nƣớc.
Trong một bài viết khác “Trở lại với những quan điểm đổi mới về công tác
tôn giáo của Nghị quyết số 24”, Tạp chí công tác tôn giáo, số 2/2005, (tr.7 -11) tác
giả Nguyễn Thanh Xuân nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của Nghị quyết 24 về vấn đề
nhận thức mới về tôn giáo cũng nhƣ quan điểm mới về công tác tôn giáo. Từ đó, tác
giả khẳng định trở lại với những quan điểm đổi mới về công tác tôn giáo của Nghị
quyết 24 giúp cho chúng ta hiểu một cách căn bản về chủ trƣơng, chính sách đối với
tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới.
Nghiên cứu về chính sách tôn giáo ở Việt Nam, còn có một số học giả nƣớc
ngoài, nhƣ nhà nghiên cứu (ngƣời Pháp gốc Việt) Clairie Trần Thị Liên,
“Communist State and Religious Policy in VietNam: Ahistorical Perspestive” (Nhà
nƣớc Cộng sản và chính sách tôn giáo ở Việt Nam: một cách nhìn lịch sử), trong

11


Tạp chí Hague Journal on the Rule of Law, số 5, 2013. Trong đó, tác giả đã nghiên
cứu trực tiếp sự đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Nhƣ vậy, dù cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau về chính sách
tôn giáo, nhƣng các tác giả đều thống nhất với nhau ở một điểm là: khẳng định vai
trò tiên quyết của chính sách tôn giáo đối với sự thay đổi của đời sống tôn giáo ở
Việt Nam, cũng nhƣ cần phải tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo đáp ứng nhu cầu
thực tiễn Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Thành tựu cũng nhƣ những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách
tôn giáo trong thời gian qua ở Việt Nam có nhiều công trình đƣợc công bố. Trong

các công trình ấy, trƣớc hết phải kể đến những công trình:
Công trình 10 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành
Trung ương khóa IX về công tác dân tộc và tôn giáo do Hoàng Minh Đô, Lê Văn
Lợi (Đồng chủ biên), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2014. Cuốn sách tập hợp các
bài viết nhằm đánh giá, khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta
không chỉ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo mà còn chủ
trƣơng phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị tốt đẹp đó không chỉ nằm trong tƣ
tƣởng, giáo lý mà đã hiện diện thông qua hành động của đông đảo đồng bào có đạo.
Trong đó có những chuyên khảo có giá trị của các nhà nghiên cứu, nhƣ “Sự phát
triển nhận thức của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới - từ
lý luận đến thực tiễn” của Đỗ Lan Hiền, “Về công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị” của Nguyễn Phú Lợi.
Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay của Bùi Hữu
Dƣợc, Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà
Nội 2014. Tác giả phân tích cơ sở cho công việc quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở
Việt Nam: cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo; cơ sở thực
tiễn là khảo sát ứng xử với tôn giáo của một số nƣớc trên thế giới. Từ đó, tác giả
khẳng định quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là một trong những yêu cầu cấp thiết, quan
trọng của sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong
hiện tại và lâu dài.

12


Bài viết “Đằng sau việc vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo”, trong cuốn Nhận
dạng các quan điểm sai trái, thù địch, của Ban tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (Tài
liệu lƣu hành nội bộ) 2005. Bằng các dẫn chứng cụ thể trên thực tiễn trong các hoạt
động tôn giáo ở Việt Nam nhƣ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội

Công giáo, tình hình dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên theo đạo Tin Lành,...
tác giả Lê Quang Vịnh khẳng định Nhà nƣớc Việt Nam không chống hoạt động
thuần túy tôn giáo, chống đạo Tin Lành, đạo Tin Lành vẫn đƣợc tự do truyền đạo
trên lãnh thổ nƣớc Việt Nam theo đúng quy định nhà nƣớc Việt Nam, mà chỉ xử lý
nghiêm minh những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nƣớc ta.
Nguyễn Thế Doanh, trong bài viết “Công tác vận động quần chúng là ngƣời
có đạo trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 4+5 (2005), tr.40 -43.
Theo tác giả, số lƣợng tín đồ theo các tôn giáo ở nƣớc ta đông, do vậy công tác vận
động quần chúng là ngƣời có đạo là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Theo tác giả, hoạt
động tôn giáo thƣờng đƣợc quy nạp vào 3 nội dung: hành đạo, truyền đạo, quản
đạo, do vậy công tác vận động quần chúng có đạo thông qua ba nội dung đó, đảm
bảo cho đồng bào“ấm no phần xác, thong dong phần hồn”.
Nguyễn Công Huyên (2013), “Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo qua 8 năm
thực hiện và những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi”, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 8),
tr.6 - 10. Trong bài viết, tác giả đã phân tích những thành tựu nổi bật từ khi thực
hiện Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo, các lĩnh vực của công tác quản lý nhà nƣớc về
tôn giáo, từ công nhận các tổ chức tôn giáo, xây dựng, tu sửa cơ sở thờ tự, đến sinh
hoạt lễ hội của các tôn giáo đều có sự chuyển biến tích cực. Cũng còn đó nhiều vấn
đề bổ sung, sửa đổi khi thực tiễn tôn giáo trên thế giới và Việt Nam có những thay
đổi lớn.
Đồng quan điểm nêu trên, Phạm Huy Thông (2013) trong bài viết, “Pháp
lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo: gần 10 năm nhìn lại”, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 11,
tr.3 - 5, tr.26 đã phân tích kỹ những mặt được sau khi có Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn
giáo. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những bất cập cần phải khắc phục. Từ đó,
tác giả cho rằng cần phải có những sự điều chỉnh thông thoáng hơn trong các văn
bản pháp luật phù hợp với sự vận động của cuộc sống.

13



Phạm Dũng trong bài viết “Thành tựu và bài học kinh nghiệm trong đổi mới
công tác tôn giáo gần 30 năm qua”, Tạp chí Cộng sản số 97 – 2015, tr.60 – 67 đã
tổng kết những thành tựu cơ bản của công tác tôn giáo trong thời gian qua, đặc biệt
là trong thời kỳ Đổi mới. Tác giả cho rằng trong tổng thể công tác tôn giáo, đổi mới
công tác vận động quần chúng tín đồ và quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là trọng tâm.
Bên cạnh đó, là loạt bài viết về kinh nghiệm trong công tác tôn giáo ở nhiều
tỉnh thành trong cả nƣớc đăng trên Tạp chí Công tác tôn giáo. Đây là những nguồn
tƣ liệu quý mà luận án có thể tham khảo.
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã bƣớc đầu đƣa ra một cái nhìn
tổng quan về quá trình thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam - thành tựu đạt
đƣợc và những vấn đề đặt ra. Các tác giả đều nhận thấy, sự chuyển biến của đời
sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu do những lý do khách quan và chủ
quan khác nhau, đặc biệt là sự đổi mới trong chính sách tôn giáo. Những nghiên cứu
này, cung cấp cho tác giả những tri thức lý luận và thực tiễn giúp tác giả đi sâu
nghiên cứu thực trạng quá trình thực hiện công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Về xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Là một khâu
quan trọng trong công tác tôn giáo, tuy nhiên đến nay vẫn còn ít các công trình
nghiên cứu, chủ yếu là một số luận án, luận văn, bài báo hoặc chiếm một vị trí
khiêm tốn trong một số công trình.
Thiều Quang Thắng có bài viết “Công tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn
giáo trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ bảy khóa IX”, trong
cuốn 10 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung
ương khóa IX về công tác dân tộc và tôn giáo (Hoàng Minh Đô - Đỗ Lan Hiền chủ
biên), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2014. Trong đó tác giả đã khái quát những
thay đổi cơ bản về bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc từ 1993 đến 2008 và từ
2008 đến nay và cho rằng, cần có những điều chỉnh cho thích hợp với tình hình
tôn giáo hiện nay.
Cũng trong công trình này tác giả Nguyễn Thị Hải Yến có bài viết “Về
công tác cán bộ làm công tác tôn giáo sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung

ƣơng lần thứ bảy khóa IX”. Trong đó tác giả cho rằng công việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Tuy cán bộ không phải là nguyên nhân duy

14


nhất song chắc chắn là lý do quan trọng hàng đầu đối với sự thành bại trong hoạt
động của tổ chức. Bằng những minh chứng cụ thể, tác giả đã đánh giá những
thành tựu về công tác cán bộ trong 10 năm qua có những chuyển biến tích cực, đặc
biệt trong việc đào tạo, bồi dƣỡng, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Theo tác
giả, để tăng cƣờng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải đẩy mạnh công
tác bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi
hỏi hoạt động thực tiễn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp làm công tác tôn giáo là
một nội dung cơ bản trong công tác tôn giáo, những công trình nghiên cứu của các
tác giả nêu trên giúp tác giả có cái nhìn tổng thể về vai trò và hệ thống đội ngũ cán
bộ làm công tác tôn giáo.
Ngoài ra, còn phải kể đến những tƣ liệu, tài liệu gốc để nghiên cứu phục vụ
cho việc triển khai luận án nhƣ các văn kiện, văn bản pháp quy, báo cáo tổng kết
công tác tôn giáo của các cấp chính quyền. Các tƣ liệu này đƣợc tập hợp trong các
cuốn nhƣ: Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn
giáo Chính phủ, (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2000 và 2001); Các Tƣ liệu của Giáo hội
Công giáo; Giáo hội Phật giáo,...
Cũng cần phải nói thêm, những năm gần đây, Ban tôn giáo Chính phủ cho
xuất bản đều đặn những văn bản của Đảng và Nhà nƣớc và các tổ chức tôn giáo nhƣ
cuốn Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt
Nam (Nhà xuất bản tôn giáo 2003); cuốn Văn bản pháp luật về đất đai, xây dựng có
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo 2011; và cuốn Văn bản của Đảng và Nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2012; Tôn giáo và chính sách tôn
giáo ở Việt Nam (Ban Tôn giáo Chính phủ, Tài liệu lƣu hành nội bộ, 2012); Tập văn

bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo ở Việt Nam Các tập Văn
kiện Đảng các kỳ Đại hội (phần về tôn giáo) từ tập 1 đến tập 54, Nxb Chính trị
Quốc gia;...
Các báo cáo tổng kết công tác tôn giáo hằng năm, báo cáo tổng kết 8 năm
thực hiện Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo; các báo cáo chuyên đề, kỷ yếu 60 năm
thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ cũng là những nguồn tƣ liệu quý phục vụ cho
luận án.

15


1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về tôn giáo và công tác tôn giáo ở tỉnh
Ninh Bình
Về tình hình, đặc điểm đời sống tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình, tác giả luận án
chú ý tới một số công trình sau đây:
Nghiên cứu Phật giáo trên đất Ninh Bình trong công trình của Nguyễn Tài
Thƣ (Chủ biên), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1988; Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 2, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001; Lã Đăng Bật, Chùa Ninh Bình, Nhà xuất bản Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, 2007; Đức Nhuận, Đạo Phật và dòng sử Việt, Nxb Phƣơng Đông,
thành phố Hồ Chí Minh, 2008; Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Bản dịch của Ngô
Đức Thọ (Hà Văn Tấn hiệu đính), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009;....Các công
trình nghiên cứu nêu trên đã phác họa phần nào về quá trình du nhập và hƣng thịnh
của đạo Phật trên đất Cố đô xƣa, về lịch sử, đặc điểm, sự ảnh hƣởng của Phật giáo
đối với chính trị trong lịch sử,...
Cuốn sách Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ
nước do Nguyễn Hồng Dƣơng - Thƣợng tọa Thích Thọ Lạc đồng chủ biên, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010. Theo từng vấn đề có liên quan, các tác giả
đã nhấn mạnh vai trò của Phật Giáo Việt Nam trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ
nƣớc của dân tộc. Những đóng góp ấy thể hiện ở hai lĩnh vực: thứ nhất, Phật giáo

cung cấp tƣ tƣởng trị nƣớc cho hai triều đại Đinh và Tiền Lê; thứ hai, xuất hiện
những Danh tăng lỗi lạc tham gia chính sự ƣu tú nhƣ Ngô Chân Lƣu, Pháp Thuận,
Vạn Hạnh. Từ đó các tác giả cũng nhận định cần phát huy những di sản vật chất và
tinh thần của Phật giáo thời Đinh - Tiền Lê trong giai đoạn mới, cụ thể trong nhận
thức cần coi Phật giáo là một thực thể không thể tách rời của dân tộc trong quá khứ
cũng nhƣ trong hiện tại. Đối với vấn đề văn hóa, cần nhìn nhận các sinh hoạt lễ hội
của Phật giáo nhƣ một thành tố không thể tách rời của văn hóa, góp phần xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong lĩnh vực giáo dục cần phải
nghiên cứu, bổ sung những chuyên khoa để cho Phật tử và những ngƣời muốn
nghiên cứu có điều kiện mở mang kiến thức.
Công trình Vai trò Phật giáo thời Đinh Tiền Lê của Ngô Thị Bích (Thích
Đàm Quy), Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt

16


Nam, 2015. Tác giả đã hệ thống những đóng góp to lớn của Phật giáo thời Đinh và
Tiền Lê trong công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc nhƣ: xây dựng ý thức độc lập, tự
chủ cho dân tộc, đóng góp những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong đời
sống văn hóa xã hội, những tƣ tƣởng về ngoại giao thời kỳ này cũng góp phần to
lớn trong việc giữ yên bờ cõi của một dân tộc trong buổi đầu dựng nƣớc. Tác giả
cho rằng cần phải có những giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê.
Đối với Công giáo, có một số công trình tiêu biểu nhƣ Làng Công giáo Lưu
Phương (Ninh Bình) từ năm 1828 đến năm 1945 của Nguyễn Hồng Dƣơng, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã có những
nhận xét và đánh giá khách quan về lịch sử hình thành làng Công giáo, những hình
thức sinh hoạt tôn giáo, lối sống đạo của giáo dân, mối quan hệ truyền thống giữa
Công giáo với làng xã truyền thống Việt Nam ở giáo phận. Từ đó tác giả cho thấy
rõ tính đặc trƣng của làng Công giáo vùng đồng bằng Sông Hồng qua hai vấn đề:

Thiết chế chính trị và hoạt động tôn giáo. Cùng một số bài viết khác đăng trên các
tạp chí, nhƣ: “Về một số làng Công giáo ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đầu thế
kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3/1994, tr.44 - 51; “Tìm hiểu Tổ chức xứ,
họ đạo của Công giáo ở miền Bắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 4/2000 Nguyễn Hồng Dƣơng phần nào phác họa bức tranh
quá trình hình thành và phát triển làng Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ, thiết chế của
làng, thiết chế của xứ, họ đạo, những sinh hoạt tôn giáo - Công giáo và mối quan hệ qua
lại giữa thiết chế làng với thiết chế xứ, họ đạo, mối quan hệ giữa Công giáo với tôn giáo
truyền thống.
Trong công trình Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của giáo phận
Phát Diệm, Luận án tiến sĩ Triết học 2012, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Tác giả Lê Văn Thơ đã khái quát quá trình truyền giáo và phát triển đạo Công giáo
ở giáo phận Phát Diệm từ thế kỷ XVII đến nay, nhất là sau khi triều đình nhà
Nguyễn bỏ lệnh cấm đạo, Công giáo ở giáo phận Phát Diệm phát triển mạnh mẽ.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đạo Công giáo ở giáo phận Phát Diệm hiện nay
phục hồi và phát triển trở lại, những vấn đề chia tách giáo xứ, phát triển hội đoàn,

17


đặc biệt là vấn đề khiếu kiện liên quan đến đất đai đã và đang đặt ra cho các cấp
chính quyền sở tại trong công tác tôn giáo.
Các công trình của Nguyễn Phú Lợi (1995), “Văn bia chia giáp lƣơng – giáo
cuối thế kỷ XIX ở ấp Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử số (5), “Cơ cấu tổ chức xã hội - tôn giáo trong một số làng Công giáo ở
Kim Sơn - Ninh Bình nửa sau thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử (2) 1999,… Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tƣ liệu khá phong phú,
tập trung đề cập tới vai trò của giáo dân trong việc khai hoang lập làng, hình thành
các tổ chức xứ, họ, đạo, làng Công giáo, sự phân chia cộng đồng lƣơng giáo dẫn
đến sự hình thành các giáp đạo; vấn đề ruộng đất trong xứ, họ đạo, làng Công giáo

và mối quan hệ giữa tổ chức xứ, họ đạo với làng Việt truyền thống ở giáo phận;
sinh hoạt tôn giáo trong xứ, họ đạo.
Ngoài ra còn một số công trình của các học giả Công giáo, có thể kể đến
cuốn Giám mục Lê Hữu Từ và Phát Diệm của Đoàn Độc Thƣ và Xuân Huy, Sài
Gòn, 1973; Lịch sử giáo phận Phát Diệm (1901-2001) của Trần Ngọc Thụ, Roma
2001;... ở đây, diện mạo Công giáo ở giáo phận Phát Diệm phần nào đã đƣợc thể
hiện rõ nét.
Về công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình, tác giả luận án đặc biệt chú trọng các
tư liệu gốc ở địa phƣơng (tổ chức Đảng, cơ quan nhà nƣớc, ban Dân vận, mặt trận
Tổ quốc,...) đặc biệt của Ban Tôn giáo tỉnh, huyện, nhƣ các bản báo cáo tổng kết
hàng năm của Ban Tôn giáo từ năm 1992 đến nay, nhất là báo cáo tổng kết 8 năm
thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 7 khóa IX về công tác tôn giáo, các tƣ liệu gốc của Phật giáo và Công
giáo trên đất Ninh Bình, cũng nhƣ một số công trình, bài viết cụ thể về “Công tác
tôn giáo ở Ninh Bình”, coi đó là những chất liệu tham khảo chính.
Cuốn Hà Nam Ninh - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954
(Sơ thảo), 1986; Một số tƣ liệu của Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh Ninh Bình thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ nhƣ: Tổng kết lịch sử công tác đấu
tranh chống phản động lợi dụng Công giáo ở Ninh Bình từ 1945 -1995, Ninh Bình,
1998; Lịch sử công an nhân dân Ninh Bình 1945-1954, Ninh Bình, 1999; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình; Lịch sử Đảng bộ huyện Kim sơn; Ninh Bình lịch sử kháng

18


chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 -1975), Ninh Bình,
2006; Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình, Nxb Thế giới, 2004 của Trƣơng Đình
Tƣởng;.... Địa chí Ninh Bình của Tỉnh ủy Ninh Bình (2010);... Các tài liệu trên ít
nhiều đã đề cập đến tôn giáo, tình hình hoạt động và sự ảnh hƣởng của tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình qua các thời kỳ lịch sử.

Đề tài: Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng cơ sở thờ tự về hệ thống tổ
chức đạo Công giáo phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình của Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh Ninh Bình (2007). Trong công
trình này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, khảo sát về cơ cấu tổ chức từ giáo
phận Phát Diệm đến các giáo xứ, giáo họ, các dâu cũng nhƣ khảo sát thực địa từng
nhà thờ giáo xứ, giáo họ và các cơ sở thờ tự khác của đạo Công giáo trên địa bàn
tỉnh. Trên cơ sở đó các tác giả đánh giá hiện trạng hệ thống tổ chức, cơ sở thờ tự, từ
đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà
nƣớc đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt nói đến vai trò của chức sắc và giáo dân Công giáo trong đấu tranh
chống thực dân Pháp đƣợc khắc họa rõ nét trong cuốn: Linh mục Phạm Bá Trực và
đường hướng Công giáo đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ chống thực dân
Pháp (1946-1954), (Nguyễn Hồng Dƣơng chủ biên), Nxb Từ điển Bách Khoa,
2010. Trong công trình nghiên cứu các tác giả đã khẳng định vai trò của Linh mục
Phạm Bá Trực một mẫu mực điển hình của sự kết hợp giữa đạo và đời “Trong mọi
việc, cụ đã kết hợp đạo đức bác ái theo lời Chúa dạy với tinh thần nồng nàn yêu
nƣớc của ngƣời đại biểu chân chính cho nhân dân Việt Nam”. Có nhiều chuyên
khảo của các nhà nghiên cứu nhƣ tác giả Nguyễn Phú Lợi với chuyên đề Quê hương
và dòng họ Linh mục Phạm Bá Trực; tác giả Đỗ Quang Hƣng với chuyên đề Công
giáo và cách mạng (1945-1954): bài học lịch sử và ý nghĩa của nó; tác giả Nguyễn
Hồng Dƣơng với chuyên đề Người Công giáo Ninh Bình với cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp,... Các chuyên khảo đã khẳng định vai trò của các chức sắc
Công giáo và giáo dân nói chung cũng nhƣ ngƣời Công giáo Ninh Bình nói riêng
trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Một số bài báo viết về công tác tôn giáo ở Ninh Bình, đáng chú ý là bài viết
của Nguyễn Thanh Sơn (2011), “Ninh Bình quan tâm đến công tác quản lý và phổ

19



biến pháp luật về đất đai tôn giáo”, Tạp chí Công tác tôn giáo, (8), tr.25 - 27. Tác
giả đã khái quát những hoạt động của các cơ quan, ban ngành tỉnh trong việc phổ
biến chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ Đổi mới ở Ninh Bình, đồng thời
chỉ ra những thành tựu cơ bản trong việc giải quyết vấn đề đất đai tôn giáo.
Tác giả Đỗ Tấn trong bài viết “Sáu kinh nghiệm quý ở vùng đồng bào các
tôn giáo Ninh Bình”, Báo Nhân dân (báo điện tử), đăng tải 06/08/2014 nêu sáu bài
học trọng tâm trong công tác tôn giáo thời gian qua: Một là, mở rộng công tác tuyên
truyền, vận động đồng bào có đạo; hai là, thƣờng xuyên xây dựng, củng cố hệ
thống chính trị và đội ngũ cán bộ; ba là, cấp ủy và chính quyền địa phƣơng tạo điều
kiện để các cơ sở tôn giáo và đồng bào có đạo thực hiện quyền tự do tín ngƣỡng;
bốn là, gắn phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào các tôn giáo với các
chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội; năm là, coi trọng vận động các chức sắc,
chức việc trong tôn giáo tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở; sáu
là, nhân rộng các mô hình trong phong trào, vấn đề then chốt khiến phong trào có
sức lan tỏa mạnh mẽ.
Ngoài một số công trình nêu trên còn có các luận văn nghiên cứu về tôn giáo
và công tác tôn giáo ở Ninh Bình, nhƣ Đinh Trần Chung (2008), Công tác vận động
đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 1995, Luận
văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn là
sự tổng kết đánh giá những thành tựu đạt đƣợc trong công tác vận động quần chúng
của Đảng bộ Ninh Bình trong thời kỳ Đổi mới. Tác giả rút ra một số hạn chế trong
công tác vận động quần chúng tín đồ của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động đồng bào Công giáo
của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Phạm Văn Hùng (2015), Công tác vận động chức sắc đạo Công giáo ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay, luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu đƣợc những đặc điểm của chức sắc
Công giáo ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, trong đó nổi bật là lực lƣợng chức sắc
Công giáo đang gia tăng về số lƣợng, trẻ hóa, có trình độ thần học, học vấn, đƣợc
tuyển chọn kỹ lƣỡng, có khả năng sử dụng khoa học công nghệ trong việc thực hành

cũng nhƣ giao tiếp xã hội. Một đặc điểm cơ bản khác mà tác giả nhấn mạnh là đa số

20


×