cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc ở việt nam hiện nay
lý luận và thực tiễn
PHN M U
Cụng ty c phn l mt hỡnh thc t chc sn xut tin b trong nn kinh
t th trng. nhiu quc gia v vựng lónh th trờn th gii, vic sp xp
chuyn i mt s doanh nghip thnh cụng ty c phn, tin ti hỡnh thnh cỏc
tp on cụng ty a quc gia mnh, hot ng cú hiu qu th trng trong
nc v vn ra th trng quc t l con ng hu hiu i mi khu vc
kinh t nh nc.
nc ta, c phn hoỏ l mt ch trng ln ca ng v Nh nc, l
mt gii phỏp quan trng sp xp li, i mi, phỏt trin v nõng cao hiu qu
hot ng ca cỏc doanh nghip nh nc.
Thc tin hn mi nm thc hin ch trng c phn hoỏ ó khng nh,
c phn hoỏ l quỏ trỡnh a dng hoỏ ch s hu i vi doanh nghip nh nc
nhm thu hỳt cỏc ngun vn v kinh nghim t chc sn xut t cỏc nh u t
v ngi lao ng, to c s cho vic i mi cỏc quan h qun lý v phõn phi
sn phm, to ng lc mi, phỏt huy quyn t ch kinh doanh, nõng cao hiu
qu v sc cnh tranh ca doanh nghip, thỳc y quỏ trỡnh tớch t tp trung vn
nhm hin i hoỏ nn kinh t. C phn hoỏ nc ta khụng phi l t nhõn hoỏ,
khụng bin cỏc cụng ty c phn thnh cụng ty ca mt s ớt c ụng hay ca mt
s cỏ nhõn, m lm cho ụng o ngi lao ng u cú c phn, tr thnh
ngi ch thc s ca cụng ty.
Chớnh vỡ vy, Ngh quyt Hi ngh ln th ba Ban Chp hnh Trung ng
ng khoỏ IX ó ch rừ: Mc tiờu c phn hoỏ cỏc doanh nghip nh nc l
nhm to ra loi hỡnh doanh nghip cú nhiu ch s hu, trong ú cú ụng o
ngi lao ng, s dng cú hiu qu vn, ti sn ca Nh nc v huy ng
thờm vn xó hi vo phỏt trin sn xut kinh doanh, to ng lc mnh m v c
ch qun lý nng ng cú hiu qu cho doanh nghip nh nc; phỏt huy vai trũ
lm ch thc s ca ngi lao ng, ca c ụng v tng cng giỏm sỏt ca xó
hi i vi doanh nghip.
1
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
NỘI DUNG
I. Nghiên cứu lý luận về doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam
1. Doanh nghiệp nhà nước và vị trí của nó trong nền kinh tế thi trường ở Việt
Nam
Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 định nghĩa doanh nghiệp nhà nước
như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà
nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp
quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính
trên lãnh thổ Việt Nam”.
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nứơc do Nhà nước đầu tư, thành lập và quản lý.
Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước dưới tác động của cạnh tranh và dưới tác
động của những phúc lợi xã hội, an ninh và quốc phòng được phân thành doanh
nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công
ích.
Thứ ba, pháp luật hiện hành về doanh nghiệp nhà nước cũng như pháp
luật trước đây xác định doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
Khái niệm doanh nghiệp nhà nước được phát triển tương đối sâu trong
định nghĩa và các quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Điều 1
Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà nước là
tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn đIều lệ hoặc có cổ phần, vốn
góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn”. Định nghĩa này của Luật doanh nghiệp nhà nước
năm 2003 chứa đựng nhiều điểm mới phản ánh những thay đổi khá cơ bản trong
nhận thức của các nhà lập pháp và hoạch định chính sách của nước ra đối với
thành phần kinh tế nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác. Khái niệm
doanh nghiệp nhà nước năm 2003 chứa đựng một số điểm mới cơ bản sau đây:
2
Thứ nhất, việc xác định doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn dựa vào
tiêu chí sở hữu như trước đây.
Thứ hai, thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của các hình thức sở hữu trong
một doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, pháp luật hiện hành thừa nhận khả năng chuyển đổi doanh nghiệp
nhà nước thành doanh nghiệp thông thường thông qua cơ chế chuyển nhượng,
mua bán cổ phần.
Thứ tư, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp
nhà nước năm 2003 không dựa vào tiêu chuẩn sở hữu và quản lý như đIều kiện
cần và đủ. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước hiện nay là quyền kiếm soát
và chi phối doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam là vấn đề nhạy cảm về chính trị và cũng là vấn đề bức xúc
về mặt pháp lý kinh tế. Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật khác của Nhà
nước đã khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước mà trong đó doanh
nghiệp nhà nước có vị trí quan trọng. Tồn tại với tư cách là nhân tố trọng yếu
trong vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đang đối mặt
với mâu thuẫn giữa thực trạng hoạt độn với sứ mạng được giao phó. ở Việt Nam,
doanh nghiệp nhà nước trước đây được gọi là xí nghiệp quốc doanh đã phát triển
với quy mố và số lượng lớn trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và được xác
định là thành phần kinh tế chủ đạo. Doanh nghiệp nhà nước đã đóng vàI trò quan
trọng trong việc củng cố nền tảng kinh tế, xã hội của nước ta, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất cho
chủ nghĩa xã hội. Có thể hệ thống hoá ý nghĩa “vai trò chủ đạo của doanh nghiệp
nhà nước” theo quan đIểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước phải chi phối được sự phát triển trong
các lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định của đất nước.
Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước phải là động lức cho sự phát triển của các
doanh nghiệp khác thông qua hiệu quả hoạt động cao trên nền của công nghệ sản
xuất hiện đạI và hệ thống quản lý tiên tiến.
Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước là nguồn lực vật chất chủ yếu của Nhà
nước. Doanh nghiệp nhà nước phải tạo ra được sự đóng góp quyết định cho ngân
sách nhà nước. Dựa vào những đóng góp chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước và
3
thông qua việc sở hữu các doanh nghiệp, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có trong tay
tiềm lực kinh tế vững mạnh để thực hiện những nhiệm vụ của mình.
Thứ tư, doanh nghiệp nhà nước là mẫu mực trong việc giải quyết các
chính sách xã hội như việc làm, trợ cấp xã hội. Trong thực tiễn của đất nước ta
trước đây, doanh nghiệp nhà đóng vai trò chủ đạo quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội. Nhiều chính sách xã hội được thực hiện tốt thông qua
các doanh nghiệp nhà nước. Đây là vai trò cần phát huy của doanh nghiệp nhà
nước trong điều kiện hiện nay.
2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là như thế nào?
2.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nứơc là quá trình chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư
cách là một cổ đông, tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tàI
sản của doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không chỉ là quá
trình chuyển quyền sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả
hình thức doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức bán cổ
phiếu để trở thành công ty cổ phần.
2.2. Thực chất của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Để xác định thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, trước hết
phải phân biệt hai quá trình: Cổ phần hoá và Tư nhân hoá.
Trong đời sống kinh tế ở nhiều nước đã diễn ra quá trình tăng cường vai
trò của khu vực tư nhân bằng cách giảm thiểu khu vực nhà nước thông qua
chương trình tư nhân hoá. Ví dụ tư nhân hoá ở nước Anh, tư nhân hoá các nước
đang phát triển, tư nhân hoá ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở Liên
Xô (cũ) và Đông Âu... Tại các nước này, tư nhân hoá diễn ra theo ba mức độ : “
1) Thay đổi một phần chế độ sở hữu của xí nghiệp, chuyển một phần từ sở hữu
nhà nước sang sở hữu tư nhân; 2) Tự do hóa việc tham gia những hoạt động mà
trước đây chỉ dành cho khu vực nhà nước; 3) Ủy quyền kinh doanh hoặc cho
phép tư nhân ký hợp đồng thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc cho khu vực
tư nhân thuê các tài sản công cộng”.
Cũng tại các nước này, tư nhân hoá còn được hiểu là thị trường hoá, “Nới
lỏng hay bỏ bớt các hạn chế pháp lý dưới nhiều hình thức khác nhau đối với sự
cạnh tranh chống lại các xí nghiệp công cộng”, nó “bao gồm mọi chính sách để
4
khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công cộng và
hạ tầng cơ sở và có khuynh hướng loại trừ hoặc thay đổi vị trí độc quyền của các
doanh nghiệp nhà nước”.
Liên hiệp quốc cũng đưa ra quan niệm: “Tư nhân hoá là sự biến đổi tương
quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo
hướng ưu tiên thị trường”. Quan niệm này cho thấy toàn bộ những chính sách,
luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư
nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực
tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị cơ sở, dành cho
thị trường vai trò điều tiết đáng kể qua tự do hoá giá cả. Thực chất quan niệm
nêu trên mong muốn giảm bớt vai trò của Nhà nước và mở rộng khu vực tư
nhân, đồng thời làm cho các doanh nghiệp nhà nước phải chịu sức ép lớn hơn
của thị trường. Việc giảm bớt vai trò của Nhà nước có thể được thực hiện bằng
nhiều cách khác nhau, trong đó có biện pháp bán cổ phần cho công chúng hay
còn gọi là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ đó một số nguời cho rằng cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một nội dung của tư nhân hoá.
Song, nếu hiểu dưới góc độ tính chất của các quan hệ kinh tế (quan hệ sở
hữu về tài sản, tiền vốn) thì không thể cho rằng cổ phần hoá là tư nhân hoá.
Thứ nhất: Thực tế ở nhiều nước đã diễn ra quá trình doanh nghiệp tư nhân
thuần tuý hoặc doanh nghiệp của một nhóm chủ thông qua phát hành cổ phiếu
thu hút thêm vốn của các chủ sở hữu khác ngoài xã hội để chuyển thành công ty
cổ phần. Nhưng sau khi trở thành công ty cổ phần, chủ sở hữu doanh nghiệp
không còn là cá nhân riêng lẻ nữa mà là tập thể các cổ đông. Quá trình này cũng
diễn ra trong các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước (mà trực tiếp là một cơ quan
có thẩm quyền được Nhà nước giao) dựa trên cơ sở giá trị thực tế của doanh
nghiệp cần được cổ phần hoá xác định số lượng cổ phần, giá trị mỗi cổ phần, các
loại cổ phiếu, phương thức phát hành phiếu, sau đó bán cổ phiếu cho các tổ chức
kinh tế, xã hội và công chúng, chuyển doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở
hữu là Nhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là công ty cổ phần.
Quá trình chuyển hình thức doanh nghiệp một chủ hoặc một vài chủ thành
doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, chuyển doanh nghiệp từ dạng chưa phải là công
ty cổ phần thành công ty cổ phần chính là quá trình tiến hành cổ phần hoá. Qúa
trình này không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp nhà nước, mà còn diễn ra tại các
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh. Như vậy
5
cổ phần hoá là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu tại doanh nghiệp. Đây thực
chất là cổ phần hoá nói chung.
Thứ hai: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng mang thực chất của cổ
phần hoá nói chung nêu trên. Để làm rõ hơn nữa thực chất của cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước, cần phải theo dõi cách thức mà các doanh nghiệp nhà
nước chuyển hành công ty cổ phần như thế nào? Thực tế ở các nước, doanh
nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thông qua một trong hai cách
thức: Một, bán toàn bộ hoặc một phần tài sản hiện có thuộc sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp cho các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân (công chúng) bằng
phương thức phát hành cổ phiếu; Hai, giữ nguyên toàn bộ giá trị tiền vốn hiện có
của Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu ra công chúng để thu hút
thêm vốn mở rộng doanh nghiệp. Cả hai phương thức đều là các quá trình cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước - quá trình chuyển sang một hình thức sở hữu
xã hội có các chủ sở hữu cụ thể. Quá trình này đồng thời chuyển việc quản lý
trực tiếp doanh nghiệp từ chủ sở hữu nhà nước thành quản lý gián tiếp của chủ
sở hữu là các cổ đông thông qua Hội đồng quản trị. Với phương thức trên, không
thể quan niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là tư nhân hoá, cũng không
nên phiến diện cho rằng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chỉ là quá trình
chuyển tài sản thuộc sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông. Thực chất cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước thành công ty cổ phần, là quá trình đa dạng hoá sở hữu tại doanh
nghiệp vốn thuộc sở hữu nhà nước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị
trường và kinh doanh hiện đại. Quá trình này đã và đang diễn ra ở nhiều nước
trên thế giới. Ngay cả ở các nước Tư bản chủ nghĩa đã diễn ra cái gọi là tư nhân
hoá doanh nghiệp nhà nước, nhưng ngoài các doanh nghiệp nhà nước chuyển sở
hữu thành công ty tư nhân, vẫn có các doanh nghiệp nhà nước chuyển sở hữu
thành công ty cổ phần - thực chất đây là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không phải là tư nhân hoá,
nhưng giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy
nhiên chúng luôn là khái niệm có ranh giới phân biệt. Sự phân biệt này phụ
thuộc vào mức độ chuyển đổi vốn và tài sản.
II. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá
6
Các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được hình thành từ năm 1954 (ở
miền bắc) và từ năm 1975 (ở miền nam). Do hình thành từ nhiều nguồn gốc khác
nhau và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan đIúm, nên các doanh nghiệp
Nhà nước ở Việt Nam có đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới. Biểu hiện:
Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biểu hiện ở số
lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn.Theo báo cáo của bô tàI chính về các chỉ
tiêu chủ yếu năm 1992, thì cả nước có trên 2/3 tổng số doanh nghiệp nhà nước
có số lượng lao động dưới 200 người, chỉ có 4% so với doanh nghiệp có số lao
động trên 100 người. Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước
chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội- khoảng 5-6%.
Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu. Trừ một số rất ít (18%) số doanh
nghiệp nhà nước được đầu tư mới đây (sau 1986), phần lớn các doanh nghiệp
nhà nước được thành lập khá lâu, có trình độ kỹ thuật thấp.Theo báo cáo đIều tra
bộ khoa học- công nghệ và môi trường thì trình độ công nghệ trong các doanh
nghiệp nhà nước của Việt Nam kém các nước từ 3-4 thế hệ. Có doanh nghiệp
còn sử dụng reang bị kỹ thuật từ 1939 và trước đó. Mặt khác, địa bộ phận doanh
nghiệp nhà nước được xây dựng bằng kỹ thuật của nhiều nước khác nhau nên
tính đồn bộ của doanh nghiệp thấp. Vì vậy khi chuyển sang kinh tế thị trường,
các dianh nghiệp nhà nước khó có khả năng cạnh tranh cả trong nước và quốc tế.
Việc phân bố còn bất hợp lí về ngành và vùng. Khi chuyển sang kinh tế
thị trường các doanh nghiệp nhà nước không còn được bao cấp mọi mặt như
trước nữa, đã thế lạI bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt, nên
nhiều doanh nghiệp nhà nước không trụ nổi, buộc phải phá sản, giải thế, đặc biệt
trong những năm gần đây chúng ta đã tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Do đó mặc dù số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ 12.084 đến ngày
1/4/1994 còn 6.264 doanh nghiệp nhà nước. Nhờ sự đổi mới về tổ chức quản lý,
về kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp còn lạI, tổng giá trị sản phẩm
tuyệt đối của kinh tế nhà nước cũng như tỷ trọng trong tổng sản phẩm không
những không giảm mà còn tăng lên đáng kể.
2. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước từ sau khi cổ phần hoá đến nay
2.1. Những thành tựu đã đạt được
7