Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------*****----------

TRẦN THI ̣THU THẢO

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍ NH THỨC CỦA
NHẬT BẢN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ VIỆT - NHẬT

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------*****----------

TRẦN THI ̣THU THẢO

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍ NH THỨC CỦA
NHẬT BẢN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ VIỆT - NHẬT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40

Người hướng dẫn khoa học: Tiế n sỹ Phạm Quý Long


Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ODA NHẬT BẢN ....................6
1.1

Cơ sở lý luâ ̣n ...................................................................................................6

1.1.1 ODA là gi?̀ .......................................................................................................6
1.1.2 Vai trò của ODA đố i với quan hê ̣ quố c tế .......................................................8
1.2

Cơ sở thƣc̣ tiễn ............................................................................................ 10

1.2.1 Khái quát quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ........................................... 10
1.2.2 Đặc điểm của ODA Nhâ ̣t Bản....................................................................... 21
CHƢƠNG 2: VIỆC THƢ̣C HIỆN ODA CỦ A NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM 27
2.1

Quá trình cung cấp ODA của Nhật Bản tại Việt Nam ............................ 27

2.1.1 Vài nét về ODA Nhật Bản dành cho Viê ̣t Nam trước năm 1992 ................. 27
2.1.2 Từ năm 1992 đến nay Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA hàng đầu cho
Viê ̣t Nam ....................................................................................................... 29
2.1.3 Các hình thức thực hiê ̣n ODA của chiń h phủ Nhâ ̣t Bản............................... 32
2.1.4 Vai trò của ODA Nhâ ̣t Bản đố i với sự phát triể n của Viê ̣t Nam .................. 36
2.2


Các lĩnh vực phân bổ vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam ...... 42

2.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng .................................................................................... 42
2.2.2 Cải thiện môi trường sinh hoạt và xã hội...................................................... 44
2.2.3 Xây dựng thể chế .......................................................................................... 47
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA ODA ĐỐI VỚI QUAN HỆ VIỆT – NHẬT,
TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHI ..................................................................................
50
̣

3.1

Tác động của ODA đối với mối quan hệ Việt Nam - Nhâ ̣t Bản ...... 50

3.1.1 Tác động về kinh tế ....................................................................................... 50


3.1.2 Tác động về mặt chiń h tri ̣và ngoa ̣i giao....................................................... 55
3.1.3 Tác động về mă ̣t văn hóa xã hô ̣i ................................................................... 59
3.2

Đánh giá nhƣ̃ng tồ n ta ̣i trong công tác cấ p và sƣ̉ du ̣ng ODA ta ̣i Viêṭ

Nam và tác đô ̣ng của nó tới quan hê ̣Viêṭ Nam - Nhật Bản .............................. 63
3.2.1 Sự châ ̣m cha ̣p trong giải ngân ODA ............................................................. 64
3.2.2 Sự bi ̣đô ̣ng trong viê ̣c hoa ̣ch đinh
̣ và triể n khai các

dự án do vố n ODA


cung cấ p................................................................................................................... 65
3.2.3 Những vấ n để còn tồ n ta ̣i khác ..................................................................... 65
3.2.4 Nguyên nhân của những tồ n tại trong viê ̣c sử du ̣ng ODA ........................... 66
3.3

Nhƣ̃ng kiế n nghi để
̣ nâng cao hiêụ quả của ODA trong tăng cƣờng

quan hê ̣Viêṭ Nam – Nhâ ̣t Bản ............................................................................. 68
3.3.1 Khắ c phu ̣c tin
̀ h tra ̣ng nhâ ̣n thức chưa đúng về ODA.................................... 68
3.3.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý, giám sát sử dụng ODA .. 69
3.3.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiể m tra, kiể m toán các dự án .................... 70
3.3.4 Chấ n chin
̉ h tấ t cả các khâu từ quy hoa ̣ch , xây dựng chiế n lươ ̣c đầ u tư , thu
hút vốn, tiế p nhâ ̣n vố n, tổ chức thực hiê ̣n dự án, nghiê ̣m thu , bàn giao ................ 72
3.3.5 Xác lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp
trong viê ̣c quản lý, sử du ̣ng, giám sát vốn ODA ..................................................... 73
3.3.6 Tố i đa hóa hiê ̣u quả và tác động lan tỏa của ODA ....................................... 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO............................................................. 77
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

DAC

Development Assistance Committee
Ủy ban Hỗ trợ phát triển

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product

Tổng sản lượng quốc gia

JBIC

Japan Bank for International Cooperation
Ngân hàng Hợp tác Quố c tế Nhật Bản

JETRO

Japan External Trade Organization
Tổ chức Xúc tiế n Thương mại Nhật Bản

JICA

Japan International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quố c tế Nhật Bản

LHQ

Liên hơ ̣p quố c

MFN

Most Favoured Nation
Tố i huê ̣ quố c


NGO

Non-Governmental Organization

Tổ chức phi chính phủ

NSK

Nihon Shinbun Kyokai
Hội liên hiê ̣p về xuấ t bản báo chí Nhật Bản

ODA

Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức

ODF

Official Development Finance
Tài trợ phát triển chính thức

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PECC

Pacific Economic Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương

STEP

Special Treatment for Economic Partner

Ưu đãi đặc biệt dành cho đối tác kinh tế

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

VJEPA

Vietnam - Japan Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật

WB

World Bank
Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1

Kim nga ̣ch mâ ̣u dich
̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản ....................................... 13


Bảng 2.1

Viê ̣n trơ ̣ phát triể n chiń h thức ODA của Nhật bản cho Việt Nam ..... 29

Bảng 2.2

Cơ cấ u viê ̣n trơ ̣ ODA của Nhâ ̣t bản trong giai đoa ̣n 1993-2007........ 33

Bảng 2.3

Cơ cấ u viê ̣n trơ ̣ của Nhâ ̣t Bản dành cho Viê ̣t Nam theo ngành
và theo lĩnh vực trong giai đoa ̣n 1992 - 2007 (%) ............................. 48

DANH MỤC HÌ NH VẼ

Hình 2.1

Tỷ lệ vốn ODA được Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam từ
1993-2007 ........................................................................................... 33

Hình 3.1

Tình hình cam kết và giải ngân nguồn vốn ODA của Nhật
giai đoạn 1996-2006 ........................................................................... 64


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi thực hiê ̣n công cuô ̣c đổ i mới năm 1986, Viê ̣t Nam ngày càng

mở rô ̣ng quan hê ̣ với tấ t cả các nước trên thế giới

, đă ̣c biê ̣t là các quố c gia

trong khu vực Đông Á.
Nhâ ̣t Bản là mô ̣t qu ốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu khu vực , quan
hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã được chính thức thiết
lâ ̣p từ ngày 21/9/1973, vượt qua mọi trở ngại, mố i quan hệ này đã ngày càng
tiến triển khả quan hơn. Cho đế n nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những
đối tác chiế n lươ ̣c quan trọng hàng đầu của nước ta. Việt Nam và Nhật Bản đã
hơ ̣p tác trong h ầu hết các lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất vẫn là các lĩnh vực
kinh tế thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nhâ ̣t Bản
luôn là quốc gia đứng đầ u về ODA cho Viê ̣t Nam . Nguồ n hỗ trơ ̣ này đã đóng
góp một phần ý nghĩa trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở Việt
Nam, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Vâ ̣y viê ̣c tài trơ ̣ ODA cho Viê ̣t Nam là do xuấ t phát từ mố i quan hê ̣ hơ ̣p
tác hữu nghị Việt Nam - Nhâ ̣t Bản hay nằ m trong chiń h sách chung của Nhâ ̣t
Bản về việc gia tăng tài trợ cho các quốc gia ASEAN ? Viê ̣c tài trơ ̣ ODA của
Nhật Bản tại Việt Nam được thực hiện trên những lĩnh vực nào , và cụ thể đã
mang la ̣i hiê ̣u quả ra sao , tác động như thế nào đến mối quan hệ ngoại giao
Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản? Trong viê ̣c sử du ̣ng tài trơ ̣ ODA của Nhâ ̣t Bản ta ̣i Vi ệt
Nam còn gă ̣p những trở nga ̣i và khó khăn gì ?.v.v.. Hàng loạt các câu hỏi nêu
ra đó đang rấ t cầ n có những lời giải đáp mang tính khoa ho ̣c
phát từ yêu cầu thực tiễn của mối quan hệ Việt

, đă ̣c biê ̣t xuấ t


- Nhâ ̣t ngày hôm nay đang

đươ ̣c lañ h đa ̣o cấ p cao hai nước quyế t đinh
̣ thúc đẩ y lên mô ̣t tầ m cao mới.
Chính vì vậy , với mong muố n tìm hiểu cụ thể hơn vấ n đề này , tôi xin
chọn chủ đề “Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đế

1

n


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

quan hê ̣ Viê ̣t - Nhật” làm đề tài nghiên cứu cho

luâ ̣n văn Tha ̣c sỹ chuyên

ngành Quan hệ Quốc tế của mình.

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bởi Nhâ ̣t Bản là mô ̣t quố c gia có mố i quan hê ̣ khá chă ̣t chẽ với Viê ̣t

Nam và Nhật Bản cũng là một trong số những đối tác kinh tế quan trọng hàng
đầu mà hiện nay chúng ta đang có quan hệ hợp tác phát triển. Chính vì thế ,
quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản đã đươ ̣c nhiề u tác giả trong nước và ngoài nước
tâ ̣p trung nghiên cứu. Trên thực tế ở Việt Nam đã có nhiề u công trình có giá

trị nghiên cứu về vấ n đề này , tuy nhiên, các nghiên cứu đó đã đề cập hoặc là
trên góc đô ̣ tổ ng quát về mố i quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản qua các giai đoa ̣n
hoă ̣c là chuyên sâu về liñ h vực thương ma ̣i, đầ u tư giữa hai nước.
Các nghiên cứu tiêu biể u về Nhâ ̣t Bản có thể kể đế n như “Quan hê ̣ Viê ̣t
Nam - Nhật Bản Quá khứ , Hiê ̣n tại và Tương la i” do Ngô Xuân Bình - Trầ n
Quang Minh chủ biên - NXB Khoa học Xã hội, 2005; “Quan hê ̣ Kinh tế Viê ̣t
Nam - Nhật Bản trong những năm 1990 và triển vọng” do TS. Vũ Văn Hà chủ
biên - NXB Khoa ho ̣c Xã hô ̣i , 2000; “Quan hê ̣ Kinh tế Viê ̣t Nam - Nhật Bản
trong bố i cảnh Quố c tế mới ” do TS. Dương Phú Hiê ̣p - TS. Vũ Văn Hà chủ
biên - NXB Khoa ho ̣c Xã hô ̣i , 2004; “Quan hê ̣ Nhật Bản - Asean Chính sách
và tài trợ ODA”

do Ngô Xuân Biǹ h chủ biên

- NXB Khoa ho ̣c Xã hô ̣i ,

1999.v..v...
Trong các công trin
̀ h này đề u có đề câ ̣p it́ nhiề u đế n Hỗ trơ ̣ phát triể n
chính thức của Nhật Bản (ODA) cho Viê ̣t Nam - mô ̣t nô ̣i dung cơ bản , trọng
tâm trong quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản. Tuy nhiên chưa có công triǹ h nào đề
câ ̣p mô ̣t cách tâ ̣p trung và chuyên sâu về vấ n đề này với ý nghĩa làm rõ hơn
tác động của ODA Nhật Bản tới quan hệ Việt

- Nhâ ̣t. Với mong muố n vâ ̣n

dụng các công trình đã có, kế thừa trên cơ sở tổ ng hơ ̣p có cho ̣n lo ̣c các kế t quả
nghiên cứu đã công bố trước đây , tác giả cố gắng ph át triển thêm để hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
2



Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Với tầ m quan tro ̣ng của vấ n đề như đã nêu trên , tác giả cho rằng mục

đić h của viê ̣c nghiên cứu ODA trong quan hê ̣ Viê ̣t Nam

- Nhâ ̣t Bản từ năm

1992 đến nay là nhằ m góp phầ n tái hiê ̣n bức tranh toàn cảnh về quan hê ̣ hơ ̣p
tác phát triển giữa Việt Nam và Nhật Bản trên cơ sở tập hợp , hê ̣ thố ng hóa và
trình bày những sự kiện chính một cách khoa học , có chọn lọc và phân tích ,
qua đó tác giả đề tài hy vo ̣ng sẽ mang đế n cho người đo ̣c thông tin bổ ích về
vấ n đề này . Đồng thời, qua viê ̣c giới thiê ̣u , phân tích nô ̣i dung vấ n đề nghiên
cứu đă ̣t ra, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét , đánh giá về những kế t quả đã đa ̣t
đươ ̣c, những thuâ ̣n lơ ̣i và thách thức cũng như mô ̣t số kiế n nghi ̣giải pháp
nhằ m tăng cường hơn nữa hiê ̣u quả của viê ̣c triể n khai thực hiê ̣n trên thực
tiễn.

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là ODA Nhật Bản trong quan
hê ̣ Viê ̣t - Nhâ ̣t.

Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian , luâ ̣n văn đă ̣t tro ̣ng tâm vào phân tić h khái niê ̣m và
bản chất của Hỗ trơ ̣ phát tri ển chính thức của Nhật Bản , nô ̣i dung chiń h của
chính sách ngoại giao nói chung và chính sách viện trợ nói riêng của Nhật
Bản đối với Việt Nam , đồ ng thời phân tích cu ̣ thể nô ̣i dung của từng liñ h vực
viê ̣n trơ ̣ chính.
Về mặt thời gian , luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứu mố i quan hê ̣ hơ ̣p tác
Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản giới ha ̣n từ năm 1992, khi hai nước nố i la ̣i quan hê ̣ viê ̣n
trơ ̣ ODA.

3


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trin
̀ h trin
̀ h thực hiê ̣n đề tài , tác giả sử dụng hai phương pháp

chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lô -gic để giải quyế t những vấ n
đề do đề tài đặt ra . Bên ca ̣nh đó , tác giả cũng sử dụng các phương pháp liên
ngành khác như phương pháp thống kê , so sánh , đố i chiế u, tổ ng hơ ̣p ... để
phân tích các sự kiê ̣n mô ̣t cách khoa ho ̣c và có hê ̣ thố ng.
Tấ t cả các phương pháp đó đề u đươ ̣c thực hiê ̣n trên nề n tảng cơ sở
phương pháp luâ ̣n duy vâ ̣t biê ̣n chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu đươ ̣c tiế n hành dựa trên nguồ n tư liê ̣u gố c bao gồ m

các văn kiện , các văn bản cấp Nhà nước về đối ng oại của Việt Nam và Nhâ ̣t
Bản, các văn bản ký kết giữa hai nhà nước , các bài báo và tin tức thời sự về
tình hình quan hệ và triển khai hợp tác ODA giữa hai quốc gia.
Đồng thời, mô ̣t số nguồ n tài liê ̣u vô cùng quan tro ̣ng là các công trình
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuô ̣c Trung tâm nghiên cứu Nhâ ̣t Bản ,
Viê ̣n khoa ho ̣c Xã hô ̣i Viê ̣t Nam.

6.

Những đóng góp chủ yếu của luận văn
Về mă ̣t lý luâ ̣n, luâ ̣n văn hy vo ̣ng làm rõ thêm ý nghiã , vai trò của ODA

trong quan hê ̣ quố c tế , đă ̣c biê ̣t trong các mố i quan hê ̣ song phương mà cu ̣ thể
ở đây là mối quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản.
Về mă ̣t thực ti ễn, luâ ̣n văn mong muố n đóng góp mô ̣t số giải pháp cơ
bản trong lĩnh vực cấp và sử dụng nguồn vốn ODA nhằm tăng cương hơn nữa
mố i quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản.
Sau khi hoàn thành mu ̣ c tiêu nghiên cứu và những nhiê ̣m vu ̣ đề ra , hy
vọng luận văn sẽ trở thành một nguồn tài liệu tham khảo bổ sung cho việc
nghiên cứu và giảng da ̣y về chính sách đố i ngoa ̣i của Nhâ ̣t Bản đố i với Viê ̣t
Nam.

4


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

7.

Cấ u trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n, danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo và phu ̣ lu ̣c ,

luâ ̣n văn đươ ̣c kế t cấ u thành ba chương, bảy tiết:
Chƣơng 1: Mô ̣t số vấ n đề chung về ODA Nhâ ̣t Bản
Chương này giới thiê ̣u mô ̣t cách khái quát nhấ t khái niê ̣m

Hỗ trơ ̣ phát

triể n chính thức (ODA), bản chất ODA Nhật Bản và khái quát về quan hệ
giữa Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản , vai trò của ODA trong quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t
Bản.
Chƣơng 2: Viêc̣ thƣ̣c hiêṇ ODA của Nhâ ̣t Bản ta ̣i Viêṭ Nam
Chương này tập t rung phân tích các hình thức

thực hiê ̣n ODA của

chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam . Đồng thời phân tích các nội dung
thực hiê ̣n ODA cũng như các thành tựu trong từng liñ h vực triể n khai ODA.
Chƣơng 3: Tác động của ODA đế n Quan hê ̣Viêṭ - Nhâ ̣t, Tồ n ta ̣i và
Kiế n nghi ̣
Chương này chú trọng đến những tác đô ̣ng của ODA đố i với quan hê ̣
Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản , đồ ng thời đánh giá những tồ n ta ̣i trong công tác c ấp và
sử du ̣ng ODA ta ̣i Viê ̣t Nam . Trên cơ sở đó đưa ra những kiế n nghi ̣nhằ m góp
phầ n giải quyế t hiê ̣u quả công tác thu hút và sử du ̣ng hiê ̣u quả ODA đồ ng thời
nâng cao hiê ̣u quả của ODA trong tăng cường quan hệ Việt Nam - Nhâ ̣t Bản ,
từ đó góp phầ n tiế p tu ̣c thúc đẩ y quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản trong tương
lai.

5



Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ODA NHẬT BẢN
1.1

Cơ sở lý luâ ̣n

1.1.1 ODA là gi?̀
a)

Lịch sử hình thành ODA
Sau đại chiến thế giới thứ II các nước công nghiệp phát triển đã thoả

thuận về sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều
kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển. Tổ chức tài chính quốc tế là Ngân
hàng thế giới (WB) đã được thành lập tại hội nghị về tài chính - tiền tệ tổ
chức tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods (Mỹ) với mục tiêu là thúc đẩy phát
triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư cách như là một tổ
chức trung gian về tài chính, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là
đi vay theo các điều kiện thương mại bằng cách phát hành trái phiếu để rồi
cho vay tài trợ đầu tư tại các nước.
Tiếp đó một sự kiện quan trọng đã diễn ra đó là tháng 12 năm 1960 tại
Pari các nước đã ký thoả thuận thành lập tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
(OECD). Tổ chức này bao gồm 20 thành viên ban đầu đã đóng góp phần quan
trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương cũng như đa phương.
Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra các uỷ ban
chuyên môn trong đó có uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nước
đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Kể từ khi ra đời ODA đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Trong những năm 1960 tổng khối lượng ODA tăng chậm đến những
năm 1970 và 1980 viện trợ từ các nước thuộc OECD vẫn tăng liên tục. Đến
giữa thập niên 80 khối lượng viện trợ đạt mức gấp đôi đầu thập niên 70. Cuối
những năm 1980 đến những năm 1990 vẫn tăng nhưng với tỷ lệ thấp. Năm
1991 viện trợ phát triển chính thức đã đạt đến con số đỉnh điểm là 69 tỷ USD
6


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

theo giá năm 1995. Năm 1996 các nước tài trợ OECD đã dành 55,114 tỷ USD
cho viện trợ bằng 0,25% tổng GDP của các nước này. Cũng trong năm này tỷ
lệ ODA/GNP của các nước DAC chi là 0,25% so với năm 1995 viện trợ của
OECD giảm 3,768 tỷ USD. Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và những
năm đầu thế kỷ 21 ODA có xu hướng giảm nhẹ, riêng đối với Việt Nam kể từ
khi nối lại quan hệ với các nước và tổ chức cung cấp viện trợ (1993) thì các
nước viện trợ vẫn ưu tiên cho Vi ệt Nam ngay cả khi khối lượng viện trợ trên
thế giới giảm xuống.
b)

Đinh
̣ nghiã ODA
ODA là viết tắt của cụm từ ti ếng Anh của Official Development

Assistance (Viện trợ phát triển chính thức )
 Đinh
̣ nghiã của OECD: Định nghĩa sớm nhất về ODA được đưa ra bởi Tổ
chức hợp tác kinh tế của Châu Âu (nay là OECD) từ những năm 60 của
thế kỉ XX. Định nghĩa được phát biểu như sau: “ODA là nguồn tài chính

do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của
một nước viện trợ cho các nước đang phát triển và các tổ chức nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước này. Nó mang tính chất trợ
cấp (tỷ lệ cho không tố i đa là 25%)”. [42]
Định nghĩa trên đã đề cập khá đầy đủ các khía cạnh của ODA: nước viện
trợ, nước nhận viện trợ, hình thức viện trợ và mục đích viện trợ.
 Đinh
̣ nghiã của DAC: Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC) thì đưa ra định
nghĩa nhấn mạnh về các hình thức nhận viện trợ: “ODA là một phần của
tài trợ phát triển chính thức ODF trong đó có yếu tố không hoàn lại và cho
vay ưu đãi, trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% tổng viện
trợ phát triển. (Tài trợ phát triển chính thức Official Development Finance,
viết tắt là ODF là nguồn tài trợ của chính phủ cho mục tiêu phát triển, loại
vốn vay này gồm có ODA và các hình thức ODF khác trong đó ODA
chiếm tỉ trọng lớn).” [2]
7


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

 Đinh
̣ nghiã c ủa Việt Nam (Theo Nghi ̣đinh
̣ số 131/2006/NĐ-CP): Hỗ trợ
phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là
chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương. [5]
Như vâ ̣y theo cách hiể u chung nhấ t “ODA là ngu ồn tài chính do các cơ
quan chính thức (các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc
tế hoặc địa phương) cung cấp cho các nước chậm và đang phát triển, nhằm
mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở các nước này. Viện

trợ phát triển chỉ có khoảng 25% số vốn cung cấp là viện trợ không hoàn lại.”
1.1.2 Vai trò của ODA đố i với quan hê ̣quố c tế
Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các
nước đang phát triể n thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hô ̣ i của
mình. Vai trò của ODA thể hiện trên các giác độ cơ bản như:
 ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư
phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc
tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp
khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho
vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triể n mới có thể tập
trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá,
điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hô ̣i được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn
ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các
nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước
đang phát triể n có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì
tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. [35]
 ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi
trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu

8


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất
kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triể n . Bên cạnh đó,
một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh
vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng

quốc tế, các nước đang phát triể n đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con
người của quốc gia mình.
 ODA giúp các nước đang phát triể n xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là
một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi
hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu
hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng
ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9%
tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giàu tăng 10 tỷ USD viện
trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. [35]
 ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc
tế của các nước đang phát triể n . Đa phần các nước đang phát triể n rơi vào
tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán
quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF
có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận,
từ đó ổn định đồng bản tệ.
 ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư
tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò
như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD
viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA
còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi
mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy
tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp
méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại
9


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triể n
mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc

tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI
 ODA giúp các nước đang phát triể n tăng cường năng lực và thể chế thông
qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách
hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ
quốc tế.
 Tuy nhiên, mă ̣t trái của nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất
lợi đối với các nước tiếp nhận nếu ODA không được sử dụng hiệu quả,
như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ,…

1.2

Cơ sở thƣ̣c tiễn

1.2.1 Khái quát quan hê ̣giƣ̃a Viêṭ Nam và Nhâ ̣t Bản
Quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản đã tồ n ta ̣i từ rấ t lâu trong lich
̣ sử thông
qua những giao lưu về kinh tế và văn hóa . Từ thế kỷ XVI đã có những thương
gia Nhâ ̣t Bản đ ến kinh doanh ở Việt Nam , hình thành nên khu phố Nhậ t Bản
ở Hội An , ngươ ̣c la ̣i đồ gố m sứ của Viê ̣t Nam cũng đã có mă ̣t ở Nhâ ̣t Bản
Những ảnh hưởng lẫn nhau của hai quố c gia là không nhỏ

.

, và không thể

không kể đế n phong trà o Đông du ho ̣c tâ ̣p Nhâ ̣t Bả n do Phan Bô ̣i Châu lañ h
đa ̣o hồ i đầ u thế kỷ XX.
Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản chính thức thiết lập quan hê ̣ ngoại giao từ ngày
21/9/1973. Sự kiê ̣n này đánh dấ u bước phát triể n mới trong lich
̣ sử quan hê ̣

giữa hai quố c gia Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản . Vươ ̣t qua những biế n cố và sự kiê ̣n
trong nước và quố c tế , mố i quan hê ̣ hữu nghi ̣của hai quố c gia vẫn đươ ̣c duy
trì, đóng góp vào sự hòa bin
̀ h, ổn định và phát triển vì lợi ích của hai quố c gia,
hai dân tô ̣c Viê ̣t Nam, Nhâ ̣t Bản.
Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan
hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và
10


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh
tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng và đã hình thành
khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng
được tăng lên.
a) Quan hê ̣ chính trị
Chỉ tính riêng 10 năm, từ năm 1993 đến năm 2003 là năm hai nước đã
tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao, đã có 4 lần Thủ
tướng Nhật Bản và phái đoàn chính phủ chính thức sang thăm Việt Nam. Đó
là các chuyến thăm của Thủ tướng Murayama (tháng 8/1994), Thủ tướng
Hashimoto (tháng 1/1997), Thủ tướng Obuchi (tháng 12/1998), Thủ tướng
Koizumi (tháng 4/2002) và Thủ tướng Shinzo Abe (tháng 11/2006). Về phía
Việt Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam đã
đến thăm chính thức Nhật Bản vào tháng 3/1993. Tiếp đó, lần lượt là các vị:
Tổng Bí thư Đỗ Mười (tháng 4/1995), Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng
3/1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 6/2001), Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Văn An (tháng 5/2002), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tháng
10/2002), Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 4/2003) và Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng (tháng 10/2006).

Các quan chức cao cấp như các bô ̣ trưởng , phó thủ tướng của hai nước
cũng đã có sự giao lưu thường xuyên trong những năm gần đây.
Giữa hai nước từ nhiều năm qua đã hình thành cơ chế đối thoại thường
kỳ cấp bộ trưởng và thứ trưởng về các vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh và
quốc phòng. Quan hệ giao lưu hợp tác giữa các ngành, địa phương và các tổ
chức xã hội cũng không ngừng được mở rộng
Những cuô ̣c gă ̣p thươ ̣ng đỉnh này có ý nghiã quan tro ̣ng thúc đẩ y quan
hê ̣ giữa hai nước Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản . Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai
nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm
"đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của
11


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao
mới của đối tác bền vững".
Cho đến nay, Nhật Bản vẫn là nước luôn tích cực ủng hộ công cuộc đổi
mới của Việt Nam, khuyến khích Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới
(vào các tổ chức APEC, WTO, ARF, PECC... ). Không những thế, Nhật Bản
còn vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật, vận động các ngân hàng, các
quỹ tài chính quốc tế, khu vực tài trợ cho công cuộc tái thiết đất nước sau
chiến tranh và nhiều năm sau đó cho đến nay đang trong quá trình đổi mới,
chuyển sang kinh tế thị trường ... Nhật Bản đã luôn coi trọng quan hệ hợp tác
toàn diện và tin cậy vào đối tác Việt Nam, muốn Việt Nam ủng hộ Nhật Bản
trở thành Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...
b) Quan hê ̣ kinh tế


Về hợp tác thương mại

Đã nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là bạn hàng, thị trường nhập khẩu

lớn nhất của Việt Nam.
Tổng kim nga ̣ch xuấ t nhâ ̣p khẩ u hàng năm giữa hai nước trong những
năm gần đây luôn ở mức trên 10 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 14-17% tổng
kim nga ̣ch xuấ t nhâ ̣p khẩ u của Việt Nam với tất cả các nước khác trên thế
giới. Đáng lưu ý , kim nga ̣ch xuấ t khẩ u của ta sang Nhật đã luôn tăng trưởng
với tốc độ cao, trung bình từ 15-22% và từ nhiều năm qua Việt Nam luôn là
nước xuất siêu sang Nhật Bản.
Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Nhật đã đạt mức kỷ lục hơn
16,7 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007 (12,5 tỷ USD) vượt xa so với kế
hoạch 15 tỷ USD vào năm 2010 đã đề ra ban đầu và Nhật Bản đã là đối tác
thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (chỉ sau Trung Quốc). Trong đó, xuất
khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2008 đã là 8,54 tỷ USD, tăng 31% so
với năm 2007 (6,5 tỷ USD) và Nhật Bản tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn
thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam.
12


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật
Bảng 1.1 Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản
(Đơn vị: tỷ USD)

Năm

Xuấ t -> Nhâ ̣t

Nhâ ̣p <- Nhâ ̣t

Cán cân

mâ ̣u dich
̣

Tổ ng kim
ngạch

1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

1,481
1,786
2,621
2,509
2,438
2,909
3,502
4,411
5,232
6,069
8,538

6,29

1,469
1,477
2,250
2,215
2,509
2,993
3,552
4,092
4,7
6,177
8,241
7,47

0,012
0,309
0,371
0,294
-0,071
-0,084
-0,05
0,319
0,532
-0,108
0,297
-1,18

2,950
3,263

4,871
4,724
4,947
5,902
7,054
8,053
9,932
12,246
16,78
13,76

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Việt Nam có khả năng xuất khẩu khá nhiều mặt hàng như dầu thô, nông
sản, thủy sản, đồ gỗ, may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ… Ngược lại, Nhật
Bản cung cấp cho ta máy móc, thiết bị điện, sản phẩm công nghệ cao, sắt
thép, hóa chất… góp phần tích cực đẩy mạnh tiến trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n
đa ̣i hóa nước ta.
Mặc dù đã có những tiến triển ngày càng tích cực hơn như vậy, song
hạn chế lớn nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là cơ cấu hàng xuất khẩu của ta
sang Nhật Bản còn đơn điệu, có đến trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm
sơ chế. Ngoài ra về chất lượng hàng hóa của ta cũng còn không ít điều vướng
mắc trong quan hệ trao đổi thương mại với bạn. Hạn chế lớn khác là so với
nhu cầu và tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn chưa
được khai thác triệt để. Trong tổng kim nga ̣ch xuấ t nhâ ̣p khẩ u của Nhật Bản,
cho đến nay hàng hoá Việt Nam vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé khoảng hơn
13


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật


1%, trong khi đó tỷ trọng của Trung Quốc là 13,2%, Singapore 2,9%;,
Malaysia 2,7%, Thái Lan 2,6% Indonesia 2,3%, và thấp nhất là Philippines
cũng đã đạt tới 1,7%, còn cao hơn nhiều so với Việt Nam. Nhật Bản vốn đã
là một thị trường “khó tính”, mă ̣c dù Hiệp định Thương mại tự do của Nhật
Bản với Asean đã được ký kết nhưng hàng Việt Nam vào thị trường Nhật vẫn
hay gặp phải khó khăn là hệ thống kiểm tra phi thuế chặt chẽ, đặc biệt là các
quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh, kiểm dịch mặc dù
trong quan hệ song phương hai nước cũng đã dành cho nhau chế độ ưu đãi tối
huệ quốc (MFN) về thuế từ nhiều năm qua. [37]


Về hợp tác đầu tư (FDI)
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đã vào Việt Nam kể từ năm 1993, khi

các tổ chức quốc tế nối lại việc cung cấp viện trợ phát triển (ODA) cho Việt
Nam (với nguồn cung cấp ODA lớn nhất là từ Nhật Bản). Tính đến cuối tháng
5/2002, Nhật Bản đã là nước đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ
có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số 386 dự án được cấp phép, vốn đăng
ký đạt 4,3 tỷ USD. Cần lưu ý, tuy Nhật Bản đứng thứ 3 (sau Đài Loan và
Singapore) về vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam, nhưng lại đứng đầu về vốn
thực hiện (đạt 3,04 tỷ USD) [32]. Do đó, xét thực chất đầu tư của Nhật Bản
ngay từ năm 2002 đã là ở vị trí số 1 tại Việt Nam và do đó đã có nhiều đóng
góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước, đặc biệt là với
Việt Nam.
Tuy nhiên cũng như hoạt động thương mại, so với các nước châu Á
khác, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với khả
năng và nhu cầu của cả hai bên. Ngoài ra, đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt
Nam hiện đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh của Trung Quốc và các nước
trong khu vực. Chính vì thế, để đẩy mạnh hơn nữa dòng đầu tư của Nhật Bản

vào Việt Nam, đòi hỏi cả hai bên đề u phải nỗ lực tháo gỡ những khó khăn,
ách tắc còn tồn đọng trong cơ chế, chính sách hợp tác đầu tư. Vấn đề này đã
14


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

được đề cập ở Chương trình nghị sự của chính phủ hai nước trong chuyến đi
thăm và làm việc tại Nhật Bản của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải vào
tháng 4/2003, với sự kiện đã diễn ra vào ngày 7 tháng 4 năm 2003 là đã cùng
Thủ tướng Nhật Bản Koizumi quyết định cùng thống nhất và quyết tâm thực
hiện một Chương trình hành động mang tên: "Sáng kiến chung Nhật Bản Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của
Việt Nam" gọi tắt là "Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam". Tiếp theo đó,
ngày 14/11/2003, tại Tokyo, đại diện của chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Với sự kiện quan trọng này, từ đó đã mở
ra triển vọng to lớn cho hợp tác đầu tư Nhật - Việt. Nếu chỉ tính riêng với các
dự án còn hiệu lực cho đến ngày 31/12/2007, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt
Nam 928 dự án đầ u tư trực tiế p với tổng số vốn đầu tư lên tới 9,03 tỷ USD,
chiếm 10,8% tổng số vốn FDI của tất cả các đối tác đã đầu tư vào Việt Nam,
đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam
(sau Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore) nhưng lại là nước đứng đầu về vốn
đầu tư đã thực hiện, với gần 5 tỷ USD [28] (chiếm 17% so với cả nước).
Năm 2008, mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và Nhật
Bản có rất nhiều khó khăn, song quốc gia này vẫn ở vị trí nhà đầu tư lớn thứ
ba ở Việt Nam với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD (sau Malaysia đứng
đầu, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD và Đài Loan đứng thứ hai, với
132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD) . [4]
Tuy nhiên như nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã cho biết, băn khoăn lớn
của họ vẫn là liệu môi trường đầu tư của Việt Nam có ổn định lâu dài và nhất
là một số hạn chế, bất cập lâu nay tồn đọng có nhanh chóng được tháo gỡ như

cơ sở hạ tầng của nhiều địa phương, địa bàn đầu tư quá yếu kém, thủ tục hành
chính các loại còn cồng kềnh, phiền hà, trong khi đó giá cả thuê đất, văn
phòng, nhà xưởng, một số dịch vụ kèm theo cần thiết khác lại quá đắt so với
tương quan chung khu vực.
15


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

Trên thực tế, để tiếp tục tháo gỡ những trở ngại đó, đồng thời với việc
vừa hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế song phương (VJEPA) vào ngày
25/12/2008, hiện nay cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản đều đang tiếp tục
tích cực triển khai giai đoạn 3 của Chương trình hành động “Sáng kiến chung
Việt-Nhật” về cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Việt Nam.
c) Quan hê ̣ ODA
ODA là mô ̣t nô ̣i dung chiń h , có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan
hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản . Nô ̣i dung này sẽ đươ ̣c triǹ h bày chi tiế t trong các
phầ n sau của luâ ̣n văn.
d) Quan hê ̣ văn hóa giáo dục
Quan hệ giao lưu văn hoá Việt Nam - Nhật Bản tuy đã có từ lâu đời,
song mối quan hệ này nhiều năm trước đây đã diễn ra không sôi động như
trong các lĩnh vực kinh tế. Chỉ từ cuối thập niên 1980 đến nay, quan hệ giao
lưu, hợp tác phát triển văn hoá giữa hai nước mới thực sự được chú trọng phát
triển. Tập trung ở một số hoạt động sau:
 Hỗ trợ tài chính của phía Nhật Bản dành cho Việt Nam để xây dựng
các cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị văn hoá thông tin. Đó là các
dự án như: 24 triệu yên cho Bộ Văn hoá năm 1987; 10 triệu yên cho
việc bảo dưỡng và tôn tạo phố cổ Hội An thông qua Tổ chức UNESCO
năm 1989; 23 triệu yên cho mua sắm trang thiết bị in ấn các chương

trình văn hoá giáo dục cho Đài Truyền hình Việt Nam năm 1990; 18
triệu yên cho việc xây dựng và mua sắm các trang thiết bị của nhà hữu
nghị, Hội Hữu Nghị Việt-Nhật năm 1991-1992. Năm 1992, dự án hỗ
trợ tài chính cho Tổng cục Thể dục Thể Thao; năm 1993, dự án trang
thiết bị cho việc làm phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1995, dự án 54,1
triệu yên cho việc mua sắm trang thiết bị giảng dạy tiếng Nhật ở Đại

16


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

học Ngoại ngữ Hà Nội. Cũng năm 1995, Nhật đã viện trợ không hoàn
lại cho Việt Nam 10,5 tỷ yên , trong đó đã dành ra một khoản lớn cho
các hoạt động văn hoá-giáo dục. Năm 1996, Nhật Bản giúp Việt Nam
hai dự án lớn về lĩnh vực âm nhạc, 500 triệu yên cho Nhạc Viện Hà Nội
và 450 triệu yên cho Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh...Chỉ tính
riêng viện trợ văn hoá không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam
từ năm 1992 đến năm 2003 đã có 7 dự án với tổng số tiền 316 triệu yên
bao gồm các thiết bị máy móc chuyên dụng, các nhạc cụ... [37]
 Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trao
đổi văn hoá giữa hai nước Việt-Nhật. Đó là các cuộc triển lãm giới
thiệu về đất nước con người, các sản phẩm thủ công truyền thống, về lễ
hội Nhật Bản tại Hà Nội và một số thành phố khác ở Việt Nam. Đó là
việc cử các đoàn văn hoá nghệ thuật Nhật Bản sang biểu diễn ở Việt
Nam và ngược lại các đoàn văn hoá nghệ thuật của Việt Nam sang biểu
diễn ở Nhật Bản. Việt Nam đã tham gia liên hoan âm nhạc tại Nhật Bản
năm 1989, liên hoan phim ở Tokyo năm 1989,1991,1992, dự triển lãm
sách tại Tokyo năm 1992, 1994. Năm 1992, 1993 Đoàn ca nhạc dân tộc
Việt Nam đã sang Nhật Bản biểu diễn với các nhạc cụ truyền thống dân

tộc như đàn bầu, đàn tam thập lục ra mắt lần đầu được khán giả Nhật
Bản mến mộ. Gần đây đàn ba dây của Nhật Bản Sanmisen, kịch Noh,
Kabuki... cũng đã ra mắt khán giả Việt Nam...
 Ngoài giao lưu văn hoá, trao đổi các đoàn ca múa, triển lãm... nhiều
phim của Nhật Bản đã được chiếu ở Việt Nam, nhiều tác phẩm văn học
Nhật Bản cũng đã được dịch ra tiếng Việt, giới thiệu ở Việt Nam. Tuần
lễ liên hoan phim Nhật Bản cũng đã được tiến hành tại Hà Nội trong
tháng 11/2003 và cũng đã có thêm nhiều bộ phim mới của Nhật Bản
được trình chiếu trên TV và cả màn ảnh rộng, đáng lưu ý đã có cả phim
17


Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và tác động đến quan hệ Việt - Nhật

do hai bên Việt - Nhật cùng hợp tác sản xuất... Tuy nhiên, so với các
lĩnh vực văn hoá khác, thì các hoạt động giao lưu hợp tác về giới thiệu
điện ảnh và dịch thuật, giới thiệu văn học giữa hai nước vẫn còn quá
khiêm tốn, chưa xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển của cả hai.
Đáng lưu ý, nhân dịp các dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt Nam - Nhật Bản đều có nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, biểu
diễn nghệ thuật, âm nhạc, thi đấu thể thao, triển lãm giới thiệu tranh,
ảnh Nhật Bản và nhiều cuộc hội thảo khoa học Việt - Nhật về các chủ
đề khác nhau đã diễn ra tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số
nơi khác ở Việt Nam. Ngoài ra trên các phương tiện thông tin đại
chúng như báo chí, phát thanh, và đặc biệt là truyền hình đã dành nhiều
thời gian, nhiều chương trình giới thiệu về đất nước, con người, và các
lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Nhật
Bản. Các hoạt động này đến nay đã trở thành hoạt động thường niên

,


thông qua đó, người Việt Nam chúng ta càng có dịp hiểu biết sâu sắc
hơn về Nhật Bản. Về phía Nhật Bản cũng đã phối hợp với Việt Nam tổ
chức "Những ngày văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản" tại một số nơi như
Tokyo, Yokohama, Osaka... nhằm giới thiệu cho người Nhật hiểu biết
rõ hơn về những đặc sắc văn hoá Việt Nam ở nhiều thể loại khác nhau
như ẩm thực, thời trang, du lịch, phim ảnh, văn học, múa rối nước...
 Phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam đã ngày càng phát triển mạnh
trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2002, ở Hà Nội có 12 cơ
sở đào tạo tiếng Nhật (có 6 trường đại học quốc lập và 6 cơ sở tư nhân)
còn ở Thành phố Hồ Chí Minh có 26 cơ sở (6 trường đại học quốc lập
và 20 cơ sở tư nhân). Tổng số học viên học tiếng Nhật ở Việt Nam hiện
đã lên tới hàng vạn người. Đáng lưu ý kể từ năm 1994 đến nay, đã có
nhiều giáo viên của Nhật Bản tình nguyện sang Việt Nam giảng dạy

18


×