Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ : Luận văn ThS. Tâm lý học: 60 31 80

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội-2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 603180

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Mai Lan

Hà Nội-2013


2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ
CON TỰ KỶ .................................................................................................... 6
1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................ 6
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tâm trạng của cha mẹ có
con tự kỷ ......................................................................................................... 6
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .............................................. 13
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ
...................................................................................................................... 17
1.3.1. Tâm trạng (mood) .......................................................................... 17
1.3.2. Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ ............................................... 22
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 36
2.1. Nghiên cứu lý luận................................................................................ 36
2.2. Nghiên cứu thực tiễn............................................................................. 38
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu ...................................................... 38
2.2.2. Giai đoạn điêu tra chính thức ........................................................ 39
2.2.3. Giai đoạn phỏng vấn sâu ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Giai đoạn xử lý kết quả và viết luận văn ........................................ 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÂM TRẠNG
CỦA CHA MẸ CÓ CON BỊ TỰ KỶ........................................................... 45
3.1. THỰC TRẠNG TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ .... 45
3.1.1. Tâm trạng chung của cha mẹ có con tự kỷ .................................... 45
3.1.2. Tâm trạng về bản thân của cha mẹ có con tự kỷ ............................ 49
3.1.3. Tâm trạng về gia đình của cha mẹ có con tự kỷ ............................ 68
3.1.4. Tâm trạng về xã hội của cha mẹ có con tự kỷ................................ 74



3.1.5. Mối tương quan giữa tâm trạng chung với các khía cạnh của tâm
trạng .......................................................................................................... 81
3.1.6. So sánh tâm trạng của các nhóm khác nhau................................... 83
3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ
KỶ VÀ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI ....................... 90
3.2.1. Mối tương quan giữa tâm trạng với yếu tố thu nhập của gia đình . 91
3.2.2. Mối tương quan giữa tâm trạng với yếu tố vị thế xã hội ............... 93
3.2.3 Mối tương quan giữa tâm trạng và mối quan hệ trong gia đình ..... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 101
1. KẾT LUẬN........................................................................................... 101
2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 103
2.1. Đối với Nhà nước .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Đối với các tổ chức xã hội .............................................................. 103
2.3. Đối với gia đình ............................................................................... 104
2.4. Đối với bản thân cha mẹ trẻ tự kỷ ................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107
PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................... 111
PHIẾU KHẢO SÁT .................................................................................. 111
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................... 119
PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU............................................. 119


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu…………………..40
Bảng 3.1. Các biểu hiện tâm trạng chung của cha mẹ có con tự kỷ ..........44
Bảng 3.2. Các biểu hiện tâm trạng về bản thân có liên quan đến tình cảm,
vai trò, nghĩa vụ đối với con của cha mẹ có con tự kỷ ..............................48
Bảng 3.3: Biểu hiện tâm trạng về bản thân thân liên quan đến đời sống tinh

thần và vật chất của cha mẹ có con tự kỷ.........................................................55
Bảng 3.4: Tâm trạng về bản thân liên quan đến mối quan hệ bạn bè, đồng
nghiệp, làng xóm và mọi người trong xã hội của cha mẹ có con tự kỷ
.......................................................................................................

59

Bảng 3.5. Tâm trạng về bản thân có liên quan đến mối quan hệ vợ chồng
và các thành viên trong gia đình của cha mẹ có con tự kỷ ........................63
Bảng 3.6. Tâm trạng về gia đình có liên quan đến bầu không khí tâm lý
trong gia đình của cha mẹ có con tự kỷ .....................................................67
Bảng 3.7. Tâm trạng về gia đình có liên quan đến đời sống kinh tế gia đình
của cha mẹ có con tự kỷ .............................................................................70
Bảng 3.8. Tâm trạng về xã hội của cha mẹ có con tự kỷ ...........................72
Bảng 3.9. Tổng hợp tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ ...........................77
Bảng 3.10. Hệ số tương quan của các yếu tố thu nhập, chức vụ, mối quan
hệ trong gia đình và tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ ...........................88
Bảng 3.11. Mức thu nhập của gia đình cha mẹ trẻ tự kỷ ...........................90
Bảng 3.12. Mức chi phí cho chăm sóc trẻ tự kỷ ........................................91

3


Bảng 3.13. Mức độ ảnh hưởng của địa vị bản thân tại cơ quan đến việc trị
liệu cho con ................................................................................................92
Bảng 3.14. Mối quan hệ trong gia đình của cha mẹ có con tự kỷ .............93

4



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Các khía cạnh biểu hiện tâm trạng ........................................78
Sơ đồ 3.1. Mối tương quan giữa các khía cạnh biểu hiện tâm trạng của cha
mẹ có con tự kỷ ..........................................................................................79
Biểu đồ 3.2. So sánh tâm trạng của nam và nữ ..........................................82
Biểu đồ 3.3. So sánh tâm trạng theo chức vụ ............................................84
Biểu đồ 3.4. So sánh tâm trạng theo tình trạng hôn nhân ..........................86
Sơ đồ 3.2. Mối tương quan giữa thu nhập, chức vụ, mối quan hệ gia đình
với tâm trạng .............................................................................................89

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự kỷ là một trong những dạng khuyết tật ở trẻ em. Trẻ bị mắc tự kỷ
không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học
hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến môi trường gia
đình và xã hội. Tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ thay đổi theo thời gian. Lotter
(1966) đã tiến hành nghiên cứu dịch tễ học tự kỷ và đưa ra tỷ lệ mắc tự kỷ
ở trẻ nhỏ là 4 - 5/10.000 (0,0005%). Trong vài thập kỷ gần đây các nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ mắc tự kỉ tăng nhanh chóng.
Theo thông báo của Thượng viện Hoa Kỳ tháng 12 năm 2006, cứ bình
quân khoảng 166 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ bị tự kỷ. Như vậy tỷ lệ bệnh
tự kỷ cao hơn các bệnh Down, ADHD, tâm thần ở trẻ em. Báo cáo từ Bộ Y
tế Trung Quốc (2006) cho thấy, cả nước hiện có hơn 1,6 triệu trẻ tự kỷ và
tỷ lệ có thể cao hơn nữa vì nhiều trẻ chưa được chẩn đoán kịp thời. Khái
niệm ―dịch tự kỷ‖ đã xuất hiện ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (2007) tại Mỹ là
1/150 trẻ sơ sinh sống (0,006%) và cứ 1 trong 4 gia đình có ít nhất 1 trẻ tự

kỉ. Hiện nay mô hình tàn tật ở trẻ em đang có xu thế thay đổi: các dạng
khuyết tật do nhiễm trùng (viêm não, viêm màng não, bại liệt,...) đang
giảm xuống và dần mất đi, còn những dạng khuyết tật liên quan đến
chuyển hoá, di truyền, môi trường lại tăng lên trong đó có rối loạn tự kỉ.
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính xác về tỷ lệ
mắc và tỷ lệ lưu hành tự kỷ. Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa
Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 2000 - 2007
cho thấy: số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng đông; số
trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự

1


kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Với những con
số thống kê ở trên tự kỷ ở trẻ em đang thực sự là một vấn đề nổi cộm của
toàn xã hội nói chung, đối với từng gia đình nói riêng và đặc biệt là đối với
những bậc cha mẹ có con bị tự kỷ.
Việc chăm chữa và giáo dục cho trẻ tự kỷ là một điều hết sức khó khăn
và phức tạp. Vì lý do đó mà bệnh tự kỷ không chỉ là bệnh của y khoa mà
còn là bệnh về Tâm lý, Giáo dục và Xã hội. Theo sau các triệu chứng lâm
sàng là hàng loạt các vấn đề xã hội được đặt ra cho trẻ tự kỷ và gia đình.
Khi phát hiện con mình mắc tự kỷ, cha mẹ trẻ tự kỷ có sự chuyển đổi lớn
về các trạng thái tâm lý cá nhân; bầu không khí tâm lý trong gia đình;
chuyển đổi hoạt động sống của cá nhân; có sự suy tư, xáo trộn trong đời
sống tình cảm giữa vợ/chồng và con cái cũng như các thành viên trong gia
đình; các mối quan hệ xã hội. Quá trình chuyển đổi này dẫn đến những
tâm trạng nhất định khi các bậc cha mẹ có thể chưa thích nghi, chưa thể
chấp nhận được với hoàn cảnh mới này của bản thân và gia đình.
Tâm trạng là một trong những mặt cơ bản của đời sống tâm lý của con
người, của các nhóm xã hội nên nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống

tinh thần, hành vi và tính tích cực hoạt động của con người. Cha mẹ co con
tự kỷ buộc phải chuyển đổi các hoạt động sống của mình và gia đình nhằm
phù hợp với điều kiện chăm sóc và nuôi dạy trẻ tự kỷ, buộc phải thay đổi
hàng loạt thói quen, sở thích, nhu cầu của cá nhân của mình và gia đình,
buộc phải thay đổi và thích nghi với vị thế vai trò và trách nhiệm của mình
trong gia đình, ngoài xã hội và đặc biệt là trách nhiệm nuôi dạy đứa con bị
tự kỷ của mình nên ở họ có những nhận thức và tâm trạng có thể chưa thực
sự ổn định.

2


Từ góc độ lý luận, tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ, diễn biến tâm
trạng trong từng thời điểm cụ thể và những biểu hiện của tâm trạng này ở các
khía cạnh khác nhau trong cuộc sống là những vấn đề đáng quan tâm và còn
là mảng trống trong lý luận về tâm lý học hiện nay. Từ góc độ thực tiễn,
nghiên cứu tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ giúp chúng ta hiểu được
nhu cầu, tâm tư, tình cảm của họ để có những biện pháp giúp họ thích ứng
với hoàn cảnh mới nhanh hơn.
Vì những lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tâm
trạng của cha mẹ có con tự kỷ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, làm rõ thực trạng tâm trạng của cha mẹ khi có con
tự kỷ trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống và những yếu tố ảnh
hưởng đến tâm trạng của họ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm
lý giúp cha mẹ có con tự kỷ có tâm trạng tích cực để thích ứng với hoàn
cảnh mới nhanh hơn và góp phần chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ tốt hơn.
3. Đối tuợng nghiên cứu
Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ và những yếu tố ảnh hưởng đến tâm
trạng của họ.

4. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát các khách thể là 275 cha mẹ có con tự kỷ
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Giả thuyết nghiên cứu
5.1. Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ thể hiện ở các khía cạnh: Tâm
trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình và tâm trạng về xã hội, trong đó
mỗi khía cạnh đều có những biểu hiện tiêu cực và tích cực.

3


5.2. Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố khác nhau, trong đó các yếu tố như nhận thức, kinh tế, mối quan hệ
trong gia đình, địa vị xã hội là những yếu tố chi phối nhiều hơn cả tới tâm
trạng của cha mẹ có con tự kỷ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cha mẹ và trẻ tự kỷ, về bệnh tự
kỷ, về tâm trạng, tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ và các yếu tố ảnh
hưởng đến tâm trạng của họ.
6.2. Khảo sát thực trạng và mức độ tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ
ở các khía cạnh: Tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình, tâm trạng
về xã hội và những yếu tố tác động đến tâm trạng của họ.
6.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tăng cường tâm trạng tích
cực cho cha mẹ có con tự kỷ và giúp việc chăm sóc trẻ tự kỷ tốt hơn.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Chúng tôi không tập trung nghiên cứu cấu trúc của tâm trạng mà chỉ
nghiên cứu các biểu hiện của tâm trạng. Có rất nhiều khía cạnh có thể tìm
hiểu để làm sáng tỏ tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ nhưng nghiên cứu
này chỉ đề cập đến những khía cạnh nổi bật nhất thể hiện rõ nét tâm trạng

của họ. Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ các khía cạnh sau: (1) Tâm trạng
về bản thân; (2) Tâm trạng về gia đình; (3) Tâm trạng về xã hội của cha
mẹ có con tự kỷ.
- Nghiên cứu hai chiều hướng của tâm trạng: tích cực và tiêu cực.
- Các yếu tố ảnh hưởng cũng là một khái niệm rộng nên chúng tôi chỉ
lựa chọn một số yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến đời sống tâm lý của

4


cha mẹ có con bị tự kỷ, đó là: nhận thức; mối quan hệ trong gia đình; kinh
tế của gia đình, địa vị xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của họ,
mà không đề cập đến các yếu tố tác động ở tầm vĩ mô.
7.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 275 cha hoặc mẹ của trẻ tự kỷ.
7.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi chỉ nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể là tại 4
trường mầm non chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ: Trường Mầm non đặc
biệt Myoko, trường Sao Mai, trường Tuệ Tâm, trường Newstar.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu sách, báo, báo cáo khoa học về lý luận và thực tiễn
đã được phát hành, công bố trong và ngoài nước về vấn đề tâm trạng, về
tâm trạng của cha mẹ trẻ tự kỷ, về bệnh tự kỷ.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.4. Phương pháp thống kê toán học (Xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 13.0).

5



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM TRẠNG CỦA
CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ
1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài có liên quan đến
vấn đề tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trẻ tự kỷ
Với tác phẩm ―The Wild Boy of Aveyron‖, một cậu bé hoang dã
được tìm thấ y vào năm 1798, biểu hiện hàng loạt triệu chứng của tự kỷ ,
một sinh viên y khoa tên là Jean Itard đã điều trị cậu bé đó bằng một
chương trình hành vi nhằm giúp cậu hình thành những kết nối về mặt xã
hội và ngôn ngữ thông qua bắt chước (Wolf, 1975), và sau này ông được
coi là người đầu tiên ghi lại các triệu chứng của hội chứng tự kỷ (Holaday,
2012). Từ khi Victor, trường hợp tự kỷ đầu tiên được phát hiện năm 1798,
phải đến năm 1912 thuật ngữ ―tự kỷ‖ mới xuất hiện. Bác sĩ, nhà tâm lý học
người Thụy Sĩ, Eugen Bleuler, là người đầu tiên sử dụng từ này trong chẩn
đoán hội chứng tự kỷ, với nghĩa là ―xa rời thực tại‖ (Holaday, 2012). Từ
Latinh ―autismus‖, dịch sang tiếng Anh là autism. Ông lấy ―autismus‖ từ
một từ của Hy Lạp ―autós‖ (αὐτός nghĩa là bản thân), và nó được dùng với
nghĩa là tự ngưỡng mộ mình một cách bệnh tật, ám chỉ ―sự thoái lui một
cách tự kỷ của bệnh nhân với những tưởng tượng của riêng mình, tách biệt
với những ảnh hưởng từ bên ngoài, và những tác động từ bên ngoài này là
những sự khó chịu không thể chịu nổi với bệnh nhân‖ [30, tr. 361].
Từ ―tự kỷ‖ (autism) mang nghĩa hiện đại lần đầu tiên vào năm 1938,
khi Hans Asperger của Bệnh viện Đại học Vienna sử dụng thuật ngữ ―tâm
bệnh tự kỷ‖ (autistic psychopaths) vào bài giảng của mình bằng tiếng Đức

6



về tâm lý trẻ em (Asperger, 1938). Asperger đã nghiên cứu về một dạng
rối loạn phổ tự kỷ mà bây giờ được biết đến là Hội chứng Asperger, tuy
vậy vì nhiều lý do mà nó không được công nhận như một rối loạn riêng
cho đến tận năm 1981 (Wolf, 1975).
Leo Kanner của Bệnh viện Johns Hopkins lần đầu tiên đã sử dụng từ
―tự kỷ‖ theo nghĩa hiện đại trong tiếng Anh khi ông giới thiệu về tự kỷ
sớm ở trẻ nhỏ vào năm 1943 trong một báo cáo về 11 trẻ với những mẫu
hình vi khá giống nhau (Kanner, 1968) [29, tr. 217 - 250]. Hầu hết những
đặc điểm được Kanner mô tả vào năm 1943, ví dụ như ―sự cô đơn tự kỷ‖
và ―khăng khăng bám lấy cái không thay đổi‖ vẫn được coi là những đặc
trưng của các rối loạn phổ tự kỷ. Người ta không rõ là liệu Kanner có thừa
hưởng thuật ngữ từ Asperger hay không (Lyons, 2007) [32].
Theo Kanner, ba đặc điểm chính của tự kỷ là: hạn chế giao tiếp xã hội,
rối loạn ngôn ngữ và có hành vi lặp đi lặp lại. Cho đến nay, sau 50 năm
nghiên cứu, những đặc điểm này vẫn tiếp tục là những điểm đặc trưng của
tự kỷ (Mesibov & Shea, 2010) [33, tr. 570 - 579].
Kanner theo trường phái phân tâm học, nên ông giải thích nguyên nhân
của căn bệnh lạ lùng này là do bố mẹ nuôi dạy trẻ trong môi trường thiếu
tình thương, thiếu giao tiếp với trẻ nhưng lại đòi hỏi quá mức ở trẻ. Giả
thuyết của Kanner được nhiều nhà khoa học và bác sĩ cùng thời đồng tình.
Bettelheim (1967) suy luận rằng một khi bố mẹ thiếu quan tâm chăm sóc
về mặt tình cảm cho trẻ, não bộ của trẻ có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở
những năm phát triển đầu đời khi hệ thần kinh còn chưa ổn định [25].
Những biến đổi về hệ thần kinh sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển trí tuệ
cũng như khái niệm về cái Tôi của trẻ. Hệ quả của giả thiết này là bố mẹ
của nhiều trẻ bị bệnh tự dằn vặt vì cách nuôi dạy của gia đình mình , và
nhiều gia đình tan vỡ vì bố hoặc mẹ được cho là nguyên nhân dẫn đế n trẻ


7


bị tự kỷ. Cùng trong khoảng thời gian này, Hans Asperger miêu tả một số
ca bệnh gần giống như hội chứng tự kỷ theo chẩn đoán của Kanner
(Holaday, 2012). Các ca của Asperger có những triệu chứng như : ít quan
hệ xã hội , ít thể hiện tình cảm và cách dùng từ ngữ cứng nhắc , nhưng lại
có khả năng phi thường về toán học và khoa học tự nhiên . Ông gọi bệnh
này là hội chứng Asperger . Bố mẹ của các trẻ này phần nào có tích cách
hướng nội hoặc có những đặc điểm tương tự như triệu chứng tự kỷ ở trẻ,
nhưng Asperger không khẳng định rằng cách nuôi dạy trẻ là nguyên nhân
dẫn đến tự kỷ như Kanner mà xem xét ảnh hưởng của gen. Việc sử dụng từ
―tự kỷ‖ của Kanner đã dẫn tới nhiều thập kỷ lẫn lộn về thuật ngữ ví dụ như
―tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ‖, và việc ngành tâm thần học tập trung vào sự
thiếu chăm sóc của người mẹ dẫn tới việc hiểu sai về tự kỷ, như là một
phản ứng của trẻ nhỏ với ―người mẹ băng giá‖.
Bắt đầu từ những năm 1960, tự kỷ bắt đầu được rộng rãi công nhận như
là một hội chứng riêng biệt, kéo dài suốt đời, phân biệt khỏi chậm phát
triển trí tuệ và tâm thần phân liệt và các rối loạn phát triển khác, và có hiệu
quả khi bố mẹ cùng tham gia vào chương trình can thiệp tích cực
(Fombonne, 2003). [27, tr. 503 - 505].
Cuối những năm 1970, đã có một số bằng chứng về vai trò của gen đối
với tự kỷ; và cho đến nay nó được coi là mang tính kế thừa cao nhất trong
tất cả các rối loạn tâm thần (Szatmari & Jones, 2007). Từ những phát hiện
của Kanner , khoa ho ̣c y học đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc
chẩn đoán một dạng bệnh tâm trí . Từ mô tả này , sau này khái niệm tự kỷ
được mở rộng thành khái niệm Rối loạn tự kỷ rồi đến Phổ tự kỷ

. Công


trình nghiên cứu của Kanner ban đầ u ít được c hú ý, sau đó được phổ biế n
nhanh chóng và ngày nay là trọng tâm của nhiề u công trình nghiên cứu tại
nhiề u nước trên thế giới (Wing, 1988). [39].

8


Kết quả tìm kiếm từ ―autism‖ (tự kỷ) trên PsyINFO 1 là 38.250 bài báo,
sách và luận văn, luận án. Nếu giới hạn ―autism‖ ở tên của nghiên cứu thì
có 12.174 kết quả.
1.1.2. Các nghiên cứu về thái độ của cha mẹ đối với trẻ tự kỷ
Trong nghiên cứu của Lorna Wing đã chỉ ra một số biểu hiện đặc
trưng của trẻ tự kỉ: Trong sử dụng lời nói của trẻ tự kỉ, trẻ hoặc câm lặng
suốt đời, hoặc bắt chước tiếng kêu của loài vật, tiếng lạ hoặc lặp câu, lặp
từ; Ngữ điệu và việc làm chủ lời nói thì kì dị, đơn điệu, máy móc, đổi
giọng không đúng chỗ…Trẻ dường như không nghe, không hiểu, không
trả lời người khác. Trẻ chỉ nghe, hiểu trong tình huống trẻ muốn hoặc liên
quan đến nhu cầu của trẻ.
Lorna Wing cũng đã thống kê một số quan điểm tranh luận về các
yếu tố ảnh hưởng tới cách thức ứng xử của trẻ tự kỷ:
 Cách ứng xử có thể thay đổi theo hoàn cảnh, thường là dở hơn
khi ở nhà do cha mẹ có những đòi hỏi dồn dập bắt trẻ phải chú ý, và khá
hơn khi ở nhà trường hoặc buồng bệnh có tổ chức tốt hơn.
 Cách ứng xử có thể thay đổi tùy theo kinh nghiệm của người đó
về trẻ tự kỷ. Cách ứng xử sẽ khá hơn nếu người đó đã có kinh nghiệm giải
quyết vấn đề với trẻ tự kỷ hơn là khi người đó chưa có kinh nghiệm hoặc
là khi đối tượng trẻ tự kỷ ở trong các nhóm không có sự sắp xếp một cách
hẳn hoi.
 Quá trình giáo dục có tác động tới mẫu hình ứng xử. Khi nhận
biết được điều này, cha mẹ và người chăm sóc sẽ hiểu được rằng việc trẻ


1

PsyINFO là cổng tìm kiếm thông tin về tâm lý phổ biến nhất ở Mỹ, được các trường đại học sử dụng
như là nguồn tra cứu thông tin đầy đủ, toàn diện và đáng tin cậy.

9


tự kỉ thiếu khả năng ứng xử xã hội có liên quan tới việc chúng không được
yêu thương chăm sóc. [39].
Những nghiên cứu của các tác giả thuộc Hội Tƣơng trợ trẻ tự kỷ
tại Sydney chỉ ra, cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ thường đối phó theo ba
giai đoạn:
 Giai đoạn đổ lỗi và trách móc
Họ nổi giận và đổ lỗi cho người khác, tránh không nhận lỗi về mình.
Thái độ này thường ngấm ngầm có từ trước khi triệu chứng tự kỷ ở con họ
được xác nhận. Và chuyện có thể đi xa hơn tới mức vợ chồng luôn có
những trục trặc mà không liên quan gì đến chứng tự kỷ. Ví dụ, người vợ
có thể cho rằng con mình mắc chứng tự kỷ là do di truyền từ chồng, còn
chồng thì nói vợ mình đã sử dụng một loạt thuốc nào đó trong thời gian
mang thai.
 Giai đoạn tuyệt vọng
Sau khi định bệnh (tức là xác định triệu chứng bệnh bằng các dấu
hiệu) và biết là không có cách chữa, họ tin rằng khi lớn lên trẻ vẫn giữ tình
trạng như hiện tại. Điều này khiến họ khó chấp nhận được.
 Giai đoạn chối bỏ
Đôi khi họ tin rằng bác sĩ kết luận sai, con họ vẫn biết nhiều điều và
không có bệnh gì, hay bệnh không nặng như bác sĩ nói và cũng không cần
phải trị liệu gì. Hình thức phủ nhận thường thấy nhất là cha mẹ tin rằng

giai đoạn có những trục trặc của con rồi sẽ qua đi.
Nghiên cứu của các tác giả theo quan điểm Văn hóa cho thấy:
Các nhóm văn hóa khác nhau có thái độ khác nhau đối với việc con
mình mắc chứng tự kỷ.
10


Với gia đình người Á châu: Người Trung Quốc thấy xấu hổ, trì hoãn
việc trị liệu cho con, họ chống đối việc cho con mình vào nhóm trẻ đặc
biệt. Người mẹ thường lo lắng cho con còn người cha thì dửng dưng, và họ
ít khi dự thính các nhóm tương trợ trẻ.
Với gia đình người Mỹ, Úc: Họ có thể chấp nhận hình thức tương
trợ giúp cho con theo tính cộng đồng và đọc nhiều tài liệu có liên quan đến
chứng tự kỷ.
Với gia đình người gốc Latinh (Nam Mỹ, Ý, Tây Ban Nha) họ cảm
thấy khó khăn nếu đứa con mắc chứng tự kỷ là con trai và nhất là con đầu
lòng. Người cha quan niệm rằng trẻ khuyết tật là sự nhục nhã cho nam tính
của họ, họ đổ lỗi cho vợ và muốn nhanh chóng chữa trị cho con. Người mẹ
dễ dàng chấp nhận khuyết tật của trẻ như việc trời định và không muốn
thay đổi gì ở con mình.
Mặc dù chưa có công trình khoa học nào đặt vấn đề nghiên cứu trực
tiếp thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, nhưng ở khía cạnh
khác nhau, nhiều tác giả đã xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Nổi
lên 3 xu hướng nghiên cứu:
 Xu hướng thứ nhất: Phủ nhận việc có liên quan giữa thái độ, cách ứng
xử của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ. Họ thường có xu hướng đi tìm
nguyên nhân sinh lý từ thực thể trẻ tự kỷ.
 Xu hướng thứ hai: Thừa nhận rằng chính cách ứng xử hàng ngày của
cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến việc trẻ tự kỷ phát triển khả năng của mình
như thế nào. Cha mẹ càng có kinh nghiệm và quan tâm nhiều tới lĩnh vực

phát triển nào của trẻ thì trẻ càng học hỏi, đạt được kết quả cao trong lĩnh
vực ấy.

11


 Xu hướng thứ ba: Xác định rõ các giai đoạn và sự khác biệt giữa các
bậc cha mẹ ở nhiều khu vực trên thế giới trong việc chấp nhận con và tình
trạng bệnh của con. [Dẫn theo 11].
1.1.3. Hƣớng nghiên cứu về mối quan hệ giao tiếp giữa cha
mẹ và trẻ tự kỷ
M. Mahler cho rằng tự kỷ là biểu hiện sự không bình thường xuất
phát từ mối quan hệ mẹ con. Đứa trẻ mới sinh ra có mối quan hệ cộng sinh
hòa mình với người mẹ, đây là giai đoạn tự kỷ bình thường, sau đó đến
giai đoạn chia cách cá nhân hóa (nảy sinh tâm lý cá nhân). Có một số rối
loạn trong quá trình này, một điều gì đó không ổn trong giai đoạn tách mẹ
và cá nhân hóa. Cơ chế tự kỷ gắn với sự mất khía cạnh hoạt hóa, mất sự
phân biệt với cơ thể người mẹ, nên đứa trẻ không có sức sống, mất ham
muốn về xã hội. Chức năng của trẻ tự kỷ mang ý nghĩa thái độ phòng vệ
cơ bản của đứa trẻ, không thể xây dựng được cực định hướng đối với
người mẹ. Đứa trẻ dính chặt vào người lớn và dung họ như một bộ phận để
kéo dài cơ thể nó. Đây là cách đứa trẻ gạt ra quyền năng của người mẹ
trong giai đoạn đầu tiên.
Nghiên cứu của Robert Rosine Le Eost nhắc nhở rằng trẻ tự kỷ dạy
cho chúng ta một điều gì đó mà ta cần nghe. Thế giới của nó là thế giới tự
phá hoại mình, nó chối bỏ thế giới xung quanh và tất cả mọi người làm
xuất hiện hiện thực đối với nó như là một đồ vật. Trước gương nó cảm
thấy một cái gì đó rất khủng khiếp. Trẻ tự kỷ sống trong môi trường ngôn
ngữ nhưng không có lời nói của riêng nó, lời nói chỉ là sự kết nối máy
móc, sự lặp lại mà nó không thể hiểu. Trẻ tự kỷ tách biệt với người khác,

không có nhu cầu giao tiếp với người khác và luôn cảm thấy như mình bị
nuốt chửng trong ham muốn của mọi người. [Dẫn theo 14].

12


Như vậy, có thể nói là số lượng và chủ đề nghiên cứu về tự kỷ trên
thế giới là vô cùng lớn, vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó, vấn đề
tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỷ cũng được quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên, chưa có đề tài nào thực sự nghiên cứu về vấn đề ―tâm trạng của cha
mẹ có con tự kỷ‖.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến vấn
đề tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ
Ở Việt Nam, tự kỷ chỉ thực sự đươ ̣c quan tâm khoảng 15 năm trở la ̣i
đây. Do vâ ̣y, các nghiên cứu có quy mô lớn , chuyên sâu về tự kỷ còn khá
khiêm tố n. Đặc biệt nghiên cứu về tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ
chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề tâm trạng của cha mẹ có con bị tự
kỷ chỉ được nghiên cứu lồng ghép vào trong những nghiên cứu về thái độ,
nhận thức của gia đình và xã hội về trẻ tự kỷ; về vấn đề giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ. Có thể nêu dẫn một số nghiên cứu về vấn đề này.
Nghiên cứu ―Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỉ‖
tại Khoa Tâm thần bệnh viện Nhi Trung ương do bác sỹ Quách Thúy Minh
và các cộng sự thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng có 55,5% trẻ
tăng giao tiếp bằng mắt, 64,1% giảm tăng động và 77,8% giảm xung động
nếu được tiến hành điều trị tâm vận động và có sự kết hợp của gia đình. Từ
đó cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ. Bệnh tình của trẻ nặng lên hay giảm đi phụ thuộc rất nhiều
vào cha mẹ. Chỉ có sự yêu thương, chăm sóc từ gia đình mới là môi trường
tốt nhất giúp con giảm bớt đi gánh nặng bệnh tật. Tuy nhiên, bác sỹ cũng
khẳng định, việc chăm sóc cho trẻ tự kỷ là vô cùng khó khăn, vì liên quan

đến nhiều vấn đề như tốn kém về kinh tế, đòi hỏi sự kiên trì trong trị liệu,
và việc cho trẻ học tập ở địa chỉ nào cũng là vấn đề nan giải.

13


Nguyễn Thị Thanh Liên với đề tài luận văn thạc sĩ ―Thái độ của cha mẹ
đối với con có chứng tự kỉ” đã chỉ ra phần lớn cha mẹ của trẻ tự kỉ có thái
độ tiêu cực đối với trẻ. Thái độ này xuất phát từ mặc cảm về khuyết tật của
con mình. Thái độ này được thể hiện rõ trên ba phương diện: Nhận thức,
tình cảm và hành vi. Về phương diện nhận thức: Đa số cha mẹ có hiểu biết
về bản chất của chứng tự kỉ không đầy đủ, một số người còn hiểu chưa
đúng. Về phương diện tình cảm: Cha mẹ một mặt thương con, muốn dành
tình cảm cho con mặt khác lại thấy lo lắng, thiệt thòi, tuyệt vọng về những
gì mà họ phải gánh chịu. Về phương diện hành vi: Nhìn hình thức bên
ngoài khiến người ta dễ lầm tưởng cha mẹ có hành vi tích cực song về bản
chất đó là sự buông xuôi tiêu cực, thiếu khoa học trong việc trợ giúp con
chống lại chứng tự kỉ. Trong khi phân tích các khía cạnh biểu hiện thái độ
của cha mẹ, tác giả cũng đã cho thấy những khó khăn, lúng túng của họ
trong việc nuôi dạy đứa con bị tự kỷ. Mong muốn lớn nhất của cha mẹ với
trẻ tự kỷ là các bé có thể tự phục vụ bản thân, không cần người khác chăm
sóc. Ngoài ra, trong việc cha mẹ đối xử giữa người con tự kỷ và các anh
chị em của trẻ cũng có sự bất bình đẳng, và thiếu tính khoa học, thường
nuông chiều theo mọi sở thích, yêu cầu, đòi hỏi của trẻ, nhằm bù đắp thiệt
thòi của con, hoặc để trẻ chấp nhận ngồi chơi không làm phiền, không gây
ảnh hưởng tới hoạt động của người khác. Cũng chính vì thế, đa số cha mẹ
trẻ tự kỷ hoặc chỉ tìm đến trung tâm y tế hoặc các cơ sở giáo dục đặc biệt,
mà chưa tìm ra được mô hình chăm sóc con hợp lý. Những điều này cho
thấy rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ. [11].
Tác giả Nguyễn Thị Như Mai (2010) với nghiên cứu ―Có thể phát hiện

sớm những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em‖ đã trình bày những nét đặc
trưng của bệnh tự kỷ ở trẻ em và những dấu hiệu, biểu hiện thường thấy ở
trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Theo những nghiên cứu mới đây của
14


những nhà tâm lý học, trẻ em ở những giai đoạn khác nhau: 0 – 6 tháng, 6
– 12 tháng, 12 – 24/ 30 tháng được can thiệp kịp thời sẽ có nhiều cơ hội
hòa nhập cộng đồng. Từ đó, tác giả đưa ra những lời khuyên dành cho cha
mẹ trẻ tự kỷ để có thể phát hiện sớm, can thiệp kịp thời bệnh tự kỷ ở con
em mình. [13].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mẫn (2010), việc giao tiếp
giữa cha mẹ với trẻ tự kỷ vẫn còn hạn chế cả về thời gian, về nội dung
giao tiếp và hình thức giao tiếp. Khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ đều nhằm
mục đích hướng vào đứa trẻ như để hy vọng vào một sự thay đổi của trẻ
hay để giúp con hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Tuy nhiên,
mục đích giao tiếp của người cha khác so với mục đích giao tiếp của người
mẹ. Người mẹ tập trung vào đứa trẻ nhiều hơn, để giúp con hiểu những gì
đang diễn ra trong cuộc sống và để hy vọng vào một sự thay đổi nào đó
của trẻ. Trong khi đó, người cha không chỉ tập trung vào đứa trẻ mà việc
chia sẻ tình cảm, giải tỏa những suy nghĩ của bản thân cũng rất quan trọng.
Đề tài này đã chỉ ra những vất vả của cha mẹ trẻ tự kỷ hơn so với những
trẻ không bị tự kỷ vì thời gian và công sức dành cho trẻ tự kỷ cần hơn rất
nhiều. Đặc trưng của trẻ tự kỷ là hạn chế về giao tiếp, vì thế để góp phần
cải thiện giao tiếp cho trẻ, các cha mẹ của trẻ cần đặc biệt chú ý tới cả thời
gian, hình thức và nội dung khi giao tiếp với trẻ. Tuy nhiên, do những khó
khăn trong cuộc sống và nhận thức của từng cha mẹ trẻ tự kỷ, số thời gian
hạn chế mà họ dành để giao tiếp với trẻ sẽ khó có thể giúp trẻ tiến bộ. Hơn
nữa, điểm yếu của những cha mẹ này là họ sử dụng rất hạn chế các hình
thức để giao tiếp với trẻ, vì thế khả năng đón nhận nội dung giao tiếp của

trẻ cũng rất khó khăn. [14].
Luận án tiến sỹ ―Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỉ tại thành phố Hồ
Chí Minh‖ do tác giả Ngô Xuân Điệp chỉ ra thực trạng mức độ nhận thức
15


cũng như một số đặc điểm trong nhận thức của trẻ tự kỉ tại thành phố Hồ
Chí Minh. Để hiể u rõ hơn tình tra ̣ng nhâ ̣n thức của trẻ tự kỷ, tác giả đã tiế n
hành nghiên cứu trên 104 trẻ tự kỷ có độ tuổi từ 36 đến 72 tháng tuổi và 68
trẻ bình thường cùng tuổi làm nghiên cứu đối chứng. Tác giả đã chỉ ra các
yếu tố: Khả năng nhận thức sự vật, khả năng nhận thức hiện tượng, khả
năng gọi tên sự vật từ đó đưa ra các kết luận về khả năng nhận thức chung
của trẻ tự kỷ.
Qua kết quả nghiên cứu trên 104 trẻ tự kỷ cho thấy, ở mức độ nhận
thức rất kém có 44.2% và nhận thức rất tốt có 1.9%. với hai con số khá
chênh lệch trên chứng tỏ khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ là rất kém. Qua
những nghiên cứu khả năng nhận thức và chăm chữa thực tế , tác giả cho
thấ y sự phát triển nhận thức của trẻ tự kỷ hết sức bất thường, trong đó hầu
như khả năng nhận thức so với mặt bằng chung là thấp hơn trẻ cùng tuổi.
Đồng thời sự tiến triển nhận thức cũng không phát triển theo logic thông
thường, vì ngoài chậm phát triển, trẻ còn có biểu hiện rối loạn phát triển:
chủ yếu trẻ tự kỷ chậm nhận thức đối với các môn khoa học xã hội, khó
khăn trong việc hiểu ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ., hạn chế trong
việc biểu hiện xúc cảm, tình cảm của người khác. Nhưng trái lại trẻ khá
hơn trong việc nhận thức các môn khoa học thuộc tự nhiên và một số môn
nghệ thuật như: toán học, điện tử, hội họa, âm nhạc…Vì thế, hầ u hế t trẻ tự
kỷ đều ít nhiều gặp khó khăn trong học tập và tiếp thu kiến thức. Trong khi
đó khả năng nhâ ̣n thức của trẻ tự kỷ là mô ̣t trong những yế u tố quyế t đinh
̣
đến sự cải thiện của chứng tự kỷ , đồ ng thời nó cũng ản h hưởng đế n tiế n

trình trị liệu và chất lượng trị liệu mà những nhà chuyên môn và các bậc
phụ huynh thực hiện . Do đó việc chăm chữa và giáo dục cho trẻ tự kỷ là
một điều hết sức khó khăn và phức tạp [3].

16


Như vậy, vấn đề tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ bước đầu đã
được quan tâm nghiên cứu. Dù ở các khía cạnh khác nhau nhưng các
nghiên cứu đều cho thấy cha mẹ trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong việc
chăm sóc, nuôi dạy, thăm khám, xin học cho con…Tuy nhiên, những
nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêm tốn, chỉ được đề cập trong các
nghiên cứu về thực trạng bệnh tự kỷ ở Việt Nam và được lồng ghép vào
trong các nghiên cứu về thái độ và nhận thức, giao tiếp.
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tâm trạng của cha mẹ có con
mắc chứng tự kỷ
1.3.1. Tâm trạng (mood)
1.3.1.1. Khái niệm tâm trạng
Theo một số nhà tâm lý học Nga, tâm trạng được xem như là một trạng
thái tâm lý: Tâm trạng thường được hiểu như là một trạng thái tâm lý ổn
định kéo dài có cường độ vừa phải hay yếu được biểu hiện với tư cách nền
cảm xúc dương tính hay âm tính của đời sống tâm lý con người. Chúng
gắn màu sắc nhất định cho tất cả các trải nghiệm khác.
Một số định nghĩa khác coi tâm trạng như là trạng thái xúc cảm hay là
một dạng xúc cảm như quan điểm của các tác giả B.A. Meseriakov, V.B.
Dintrenkô: Tâm trạng là một trong những dạng của đời sống xúc cảm cá
nhân, nó là trạng thái xúc cảm kéo dài ổn định không có định hướng nhất
định bao trùm toàn bộ trải nghiệm của cá nhân trong khoảng thời gian nào
đó. Tâm trạng ở mức độ khác nhau ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tâm lý
diễn ra trong khoảng thời gian đã cho của con người.

Từ điển tâm lý học do A.V Petrovxki, M.G. Iarosevski chủ biên, đã
định nghĩa: Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc trước những phản ứng

17


của tình cảm, xuất hiện không phải do hậu quả của một sự kiện nào đó, mà
thể hiện giá trị của con người trong ngữ cảnh của những dự định, những
nhu cầu và những mong đợi trong cuộc sống.
Cùng quan điểm như vậy, X.L. Rubinstein cho rằng tâm trạng không
trực tiếp gắn liền với đối tượng nào ở bên ngoài mà chủ yếu gắn với nhân
cách bên trong; tâm trạng không phải là một trải nghiệm cụ thể nào, bắt
nguồn từ một sự kiện cụ thể nào mà là trạng thái chung, mờ nhạt.
Quan niệm khác của tác giả N.Đ. Levitov coi tâm trạng là trạng thái
cảm xúc chung trong một khoảng thời gan xác định, nó quy định sắc thái
các trải nghiệm, hoạt động của con người, con người đôi khi không ý thức
được nguyên nhân gây ra nó.
Tác giả V.M. Bleikher và Y.V. Cruk: Tâm trạng là đặc điểm mang tính
tổng hợp của trạng thái xúc cảm của con người trong một thời kỳ nhất
định. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này được dùng để chỉ kiểu xúc
cảm chủ đạo đối với một cá nhân. Tâm trạng có thể mang tính cân bằng
cường hoặc nhược. Nền tâm trạng chung được xác định bởi diễn biến của
các quá trình tâm lý, trong đó có tư duy. [Dẫn theo 16, tr.38].
Quan điểm của V.V. Sê-li-ăc: Tâm trạng là những cảm xúc và tình cảm
biểu hiện tương đối yếu ớt mà đặc điểm là kéo dài hơi mơ hồ, có nguyên
nhân không rõ lắm. Tâm trạng mang tính chất tản mạn, xâm chiếm toàn bộ
tâm lý và có ảnh hưởng đến sự diễn biến của các quá trình tâm lý và hoạt
động của con người. Nguyên nhân gây ra tâm trạng có thể là một sự kiện
cụ thể nào đó, một tin tức tốt lành hay không vui. [17].
Nguyễn Quang Uẩn, Phạm Minh Hạc cho rằng tâm trạng là một dạng

cảm xúc có cường độ vừa phải hoặc yếu, tồn tại trong thời gian tương đối
dài. [22, tr.165], [6, tr.146].
18


×