Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ VĂN NHẬM

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
THEO TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ VĂN NHẬM

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
THEO TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 601405

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Chính

HÀ NỘI - 2013

2


LỜI CẢM ƠN

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo
Thưa các bạn đồng nghiệp!
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban
giám hiệu trường Đại Học Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô
giáo đã giúp đỡ em trong những năm học tập và đã trang bị cho em những
kiến thức cần thiết để em có thể tập dượt nghiên cứu khoa học và hoàn thành
được luận văn này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Đức
Chính, người thầy đã hướng dẫn tận tình và trách nhiệm với em trong suốt
quá trình lập đề cương, tổ chức nghiên cứu và viết luận văn.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên
viên Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các
trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các đồng nghiệp đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học tại
trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô
giáo, sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp để luận văn được bổ sung
và hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn

Hà nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả

Ngô Văn Nhậm

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CBQL

Cán bộ quản lý

2. CLGD

Chất lượng giáo dục

3. ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

4. ĐGN

Đánh giá ngoài

5. ĐH

Đại học

6. GD&ĐT


Giáo dục và Đào tạo

7. HS

Học sinh

8. KĐCL

Kiểm định chất lượng

9. KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục

10. PPDH

Phương pháp dạy học

11. QLGD

Quản lý giáo dục

12. TĐG

Tự đánh giá

13. THCS

Trung học cơ sở


14. THPT

Trung học phổ thông

15. UBND

Uỷ ban nhân dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu cơ bản của giáo dục trung học cơ sở thành
phố Hải Phòng năm học 2012- 2013
Bảng 2.2. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung
học cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên,nhân
viên các trường trung học cơ sở về KĐCLGD
Bảng 2.4. Thực trạng tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của đội ngũ kiểm định viên công
tác kiểm định chất lượng giáo dục
Bảng 2.6. Thực trạng hoạt động đánh giá ngoài trong KĐCLGD ở
các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 2.7. Thực trạng công bố kết quả KĐCLGD ở một số trường
THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 2.8. Thực trạng cải tiến chất lượng giáo dục sau khi công bố
kết quả KĐCLGD ở các trường THCS trên địa bàn thành

phố Hải Phòng
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo truyền thông nâng cao nhận thức về
kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở
Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện tự đánh giá trong KĐCLGD
ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện ĐGN trong KĐCLGD ở
một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả
thi của các biện pháp

5


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của hệ thống quản lí
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng của quản lí
Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

6


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu

6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc của đề tài
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Quản lí
1.2.2. Chất lượng, chất lượng giáo dục
1.2.3. Quản lí chất lượng giáo dục
1.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
1.3. Kiểm định chất lƣợng giáo dục
1.3.1. Khái niệm kiểm định chất lượng giáo dục
1.3.2. Mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục
1.3.3. Vị trí, vai trò của kiểm định chất lượng trong quản lí chất lượng
giáo dục
1.3.4. Đặc trưng của kiểm định chất lượng giáo dục
1.3.5. Nội dung quản lí kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu

7


chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
1.3.6. Yêu cầu công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường trung
học cơ sở trong giai đoạn hiện nay và những năm tới
Kết luận chƣơng 1
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO
DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIÊU CHUẨN ĐÁNH

GIÁ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CỦA BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục trung học cơ sở thành phố Hải
Phòng
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội
2.1.2. Đặc điểm tình hình giáo dục trung học cơ sở thành phố Hải
Phòng
2.2. Khái quát quá trình khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Tổ chức khảo sát
2.2.4. Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát
2.3. Thực trạng quản lí kiểm định chất lƣợng giáo dục các trƣờng
THCS tại thành phố Hải phòng
2.3.1. Thực trạng tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
2.3.2. Thực trạng đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo
dục
2.3.3 Thực trạng công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
2.3.4. Thực trạng cải tiến chất lượng giáo dục sau khi công bố kết
quả kiểm định chất lượng giáo dục
2.4. Thực trạng chỉ đạo kiểm định chất lƣợng giáo dục ở một số
trƣờng trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng

8


2.4.1. Thực trạng chỉ đạo truyền thông nâng cao nhận thức về kiểm
định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở
2.4.2. Thực trạng chỉ đạo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng
giáo dục
2.4.4. Thực trạng phối hợp chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục ở
một số trường trung học cơ sở
2.4.5. Thực trạng chỉ đạo tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện
kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở
2.5. Đánh giá chung về công tác chỉ đạo thực hiện kiểm định chất
lƣợng trƣờng trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng
2.5.1. Điểm mạnh
2.5.2. Hạn chế
2.5.3. Thuận lợi
2.5.4. Khó khăn
Kết luận chƣơng 2
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa và phát triển
3.1.2. Nguyên tắc tính toàn diện
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả
3.2. Các biện pháp đƣợc đề xuất
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở cơ

9


quan chỉ đạo và ở các trường trung học cơ sở về mục đích của kiểm
định chất lượng giáo dục

3.2.2. Tập huấn tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục cho
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường trung học cơ sở
3.2.3. Hướng dẫn cho các trường trung học cơ sở các bước chuẩn bị
và cách đón tiếp đoàn đánh giá ngoài
3.2.4. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ kiểm định viên
3.2.5. Tăng cường công tác chỉ đạo tự đánh giá và đánh giá ngoài
chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở
3.2.6. Chỉ đạo đổi mới việc công bố kết quả kiểm định chất lượng
giáo dục và cải tiến chất lượng giáo dục đối với các trường
3.2.7. Tăng cường phối hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện kiểm
định chất lượng giáo dục
3.2.8. Chỉ đạo công tác tổng kết, rút kinh nghiệm kiểm định chất
lượng giáo dục trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng
theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
3.4.2. Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm
3.4.3. Quá trình khảo nghiệm
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Kết luận chƣơng 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

10



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay
đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở
thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và
truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp
đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Đổi mới để nâng cao chất
lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu thay đổi của khoa học công nghệ và
toàn cầu hóa là nhiệm vụ được chú trọng hàng đầu với mọi nền giáo dục.
Ở Việt Nam, chất lượng giáo dục, quản lí chất lượng và nâng cao chất
lượng giáo dục đang là những vấn đề được nhà nước và xã hội hết sức quan
tâm. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nước ta vẫn còn rất thấp so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Chiến luợc phát triển giáo dục 2011- 2020 đã
chỉ rõ một trong những bất cập và yếu kém của giáo dục Việt Nam giai đoạn
2001-2010 là: “Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất
nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên
tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát
triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học
sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu
hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên”.
Với bối cảnh quốc tế và thực trạng giáo dục Việt Nam như trên, để tập
trung nâng cao chất lượng giáo dục, ngành GD&ĐT Việt Nam cần có một hệ
thống những biện pháp tích cực, đồng bộ; trong đó, kiểm định chất lượng giáo
dục là đòn bẩy, là công cụ rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh phải “Thực hiện kiểm định chất
lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học”. Trong Luật giáo dục năm 2005
cũng nêu rõ “ Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác
định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà

11



trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực
hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả
kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám
sát. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm
định chất lượng giáo dục”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 –
2020 cũng đã xác định: để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục,
chúng ta cần thực hiện tốt 8 giải pháp, trong đó “Đổi mới quản lí giáo dục” là
giải pháp mang tính đột phá, giải pháp đã nêu rõ: “Tập trung vào quản lí chất
lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ
sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và
khoa học quản lí, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai
về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của
các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả
giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực
hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và
kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học”.
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục. Đây là cơ quan giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo trong
việc chỉ đạo, triển khai thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở
giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành hệ thống các văn bản
triển khai KĐCLGD ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tại Hải Phòng, công tác KĐCLGD các cơ sở giáo dục phổ thông được
triển khai bắt đầu từ năm học 2009 - 2010. Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tổ chức
các lớp tập huấn, ban hành các văn bản hướng dẫn, các kế hoạch thực hiện
KĐCLGD đối với tất cả các cấp học nói chung và cấp học THCS nói riêng.
Các Phòng GD&ĐT và các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng
đã xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp quản lí, thực hiện
KĐCLGD. Tuy nhiên, kiểm định chất lượng giáo dục là một vấn đề mới và

phức tạp nên sau 3 năm triển khai ở cấp THCS (từ năm 2009) đã cho thấy:

12


việc triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT đến một số
trường THCS còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ phụ trách KĐCLGD
của các Phòng GD&ĐT còn kiêm nhiệm nhiều công việc và thiếu kinh
nghiệm về công tác này; sự hiểu biết về KĐCLGD của CBQL, GV, NV nói
riêng và của xã hội nói chung còn hạn chế; việc lưu trữ hồ sơ của các trường
THCS còn yếu; các biện pháp quản lí thiếu đồng bộ và nhất quán, sự ủng hộ
và chia sẻ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THCS chưa
cao, nhiều vướng mắc và căn bệnh hình thức đã xuất hiện khiến dư luận xã
hội quan tâm, dẫn đến có những ý kiến trái chiều nhau về quá trình kiểm định
chất lượng giáo dục.
Vì vậy nghiên cứu biện pháp chỉ đạo KĐCLGD trường THCS tại thành
phố Hải Phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học
của Bộ giáo dục và đào tạo là rất cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả
công tác KĐCLGD ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Đó là lí do để tác giả lựa chọn đề tài:
“Kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng Trung học cơ sở tại thành
phố Hải Phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng
trung học của Bộ Giáo dục và đào tạo” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn về kiểm định
chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở, đề xuất các biện pháp chỉ đạo
thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở tại thành phố
Hải Phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hoá những vấn đề lí luận về kiểm định chất lượng giáo dục
trường Trung học cơ sở.
+ Phân tích thực trạng việc chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục ở
một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng.

13


+ Đề xuất các biện pháp chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo
dục trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng trong tình hình hiện nay
và trong năm những năm tới.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục các trường Trung học cơ sở
theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp chỉ đạo thực hiện kiểm định chất
lượng giáo dục trường Trung học cơ sở thì sẽ góp phần trực tiếp nâng cao
chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục và góp phần gián tiếp
nâng cao chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở thành phố Hải Phòng.
6. Phạm vi nghiên cứu
+ Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng kiểm định chất lượng
trường Trung học cơ sở, các biện pháp chỉ đạo thực hiện kiểm định chất
lượng giáo dục trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học của Bộ GD&ĐT;
+ Thử nghiệm và khảo nghiệm tại một số trường Trung học cơ sở tại
thành phố Hải Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá lí
thuyết để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lí thuyết cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra:
+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ và chuyên viên của Sở
GD&ĐT Hải Phòng, Phòng GD&ĐT quận/huyện về công tác kiểm định chất

14


lượng giáo dục trường Trung học cơ sở.
+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ quản lí, giáo viên
trường Trung học cơ sở về công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường
Trung học cơ sở.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tổng kết kinh nghiệm việc thí điểm kiểm định chất lượng giáo dục của
quốc tế và trong nước.
- Phương pháp chuyên gia:
Xin ý kiến chuyên gia về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường trung học.
- Phương pháp thống kê:
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí các số liệu thu nhận được từ
các phương pháp nghiên cứu khác.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phần phụ lục nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung
học cơ sở theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chương 2: Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học
cơ sở theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số biện pháp chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục
trường Trung học cơ sở theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Hải Phòng.

15


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm
quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung,
sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Xuất phát từ kiểm định chất lượng
giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, KĐCLGD đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy
sự phát triển của các nền giáo dục hiện đại. Các nghiên cứu công tác quản lí
KĐCLGD phần lớn xuất phát từ KĐCLGD đại học tại một số nước trên thế
giới. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện đều hướng tới mục đích góp
phần đảm bảo, nâng cao CLGD; và một nền giáo dục ở bất kì quốc gia nào
bao giờ cũng phải phấn đấu để trở thành một nền giáo dục chất lượng cao.
Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của vấn đề, hiểu đầy
đủ về chất lượng giáo dục cũng như xác định quy trình, phương pháp, kĩ thuật
đánh giá CLGD một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã
hội, của giáo dục trong một hoàn cảnh cụ thể không phải là điều đơn giản.
Ở Hoa Kỳ, hệ thống KĐCLGD đại học Hoa Kỳ được hình thành và

hoạt động từ gần một thế kỷ nay và ngày càng được nhiều quốc gia trên thế
giới tham khảo khi xây dựng hệ thống kiểm định cho riêng mình. Một số đặc
trưng cơ bản của hệ thống KĐCLGD ở Hoa Kỳ [8, tr. 414]:
Kiểm định chất lượng giáo dục ở Hoa Kỳ là một hoạt động tư nhân, phi
chính phủ. Phần lớn kiểm định chất lượng (KĐCL) do các Hiệp hội KĐCL
tiến hành. Chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang đều không đánh giá
các trường Đại học và đương nhiên công nhận kết quả kiểm định do các Hiệp
hội đánh giá để quyết định trợ giúp tài chính cho trường đại học. Các tiêu

16


chuẩn đánh giá dùng cho kiểm định do chính các hiệp hội xây dựng.
Kiểm định chất lượng có thể được tiến hành ở phạm vi trường ĐH hoặc
chương trình đào tạo (ngành đào tạo): 6 Hiệp hội trường ĐH, cao đẳng vùng
cùng với 5 Hiệp hội cấp quốc gia tiến hành KĐCL trường ĐH và 43 Hội
KĐCL chuyên ngành thực hiện KĐCL chuyên ngành đào tạo. Ví dụ các hiệp
hội: Hiệp hội trường Đại học và Cao đẳng miền Trung Hoa kỳ (Middle States
Association of Schools and Colleges); Hiệp hội các trường đại học quản trị
kinh doanh Hoa Kỳ (American Assembly of Collegiate School of Business);
Hiệp hội kiểm định chuyên ngành đào tạo giáo viên quốc gia (National
Council for Accreditation of Teacher Education); Hiệp hội chuyên ngành đào
tạo Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association).
Kiểm định chất lượng là hoạt động hoàn toàn tự nguyện. KĐCL là
không bắt buộc nhưng phần lớn các trường ĐH đều tự nguyện đăng ký với
các tổ chức hoặc các Hiệp hội để được kiểm định nhằm nhận được sự hỗ trợ
tài chính từ chính phủ hoặc các tổ chức xã hội, và cũng muốn bằng cấp của
mình được xã hội thừa nhận. Bởi vì, sinh viên học ở các trường chưa kiểm
định sẽ gặp khó khăn trong việc học sau đại học tại các trường đã kiểm định
hoặc khó được thị trường lao động chấp nhận. Tuy nhiên, có một số chuyên

ngành đào tạo cần phải kiểm định như y khoa, luật…
Quy trình kiểm định luôn gắn với đánh giá đồng cấp (peer review). Các
chuyên gia đánh giá đồng cấp được lựa chọn từ các trường, ngành học hoặc
có chuyên môn tương tự chương trình được đánh giá. Nhóm đánh giá tham
gia trên cơ sở tự nguyện nhưng nhà trường cũng phải chi trả cho những khoản
kinh phí để nhóm hoạt động.
Tiêu chuẩn đánh giá mềm dẻo. Các hiệp hội sử dụng bộ tiêu chuẩn
đánh giá được xây dựng có tính mềm dẻo và được thay đổi phù hợp với sứ
mạng của từng trường.
Quy trình kiểm định không mang tính xếp hạng. KĐCL đào tạo nhà
trường hay chương trình đào tạo chỉ đến kết quả có đạt được những tiêu

17


chuẩn đã đề ra hay không và điều đó đòi hỏi các trường phải liên tục cải tiến
chất lượng nhưng không có mục đích xếp hạng các trường.
Ở Vương Quốc Anh, công tác KĐCLGD Đại học do cơ quan đảm bảo
CLGD đại học (QAA- The Quality Asessment Agency For Higher Education)
quản lí và thực hiện. QAA là một công ty hữu hạn và tổ chức từ thiện do các
cơ quan đại diện cho các trường ĐH của Anh thành lập năm 1977. Nhiệm vụ
của QAA là bảo vệ quyền lợi của công chúng đối với việc đảm bảo những
chuẩn mực đúng đắn về năng lực chuyên môn của các trường Đại học đồng
thời thông tin và khuyến khích việc cải tiến thường xuyên trong quản lí
CLGD đại học [8, tr. 352].
QAA thường xuyên làm việc với các trường ĐH để xác định những tiêu
chuẩn đánh giá; cung cấp cho sinh viên và các nhà sử dụng lao động những
thông tin chính xác, rõ ràng về chất lượng và tiêu chuẩn của các cơ sở giáo
dục ĐH; xây dựng và quản lí các hoạt động cấp bằng; tư vấn cho chính phủ
về quyền hạn cấp bằng và tước hiệu cho các trường ĐH.

QAA tiến hành KĐCL ở cấp trường đại học (institutional level) và
đánh giá chương trình đào tạo cấp môn học (subject level).
Kiểm định chất lượng cấp trường: được thực hiện thông qua việc đánh
giá đồng cấp theo một quy trình trên cơ sở minh chứng tại Anh và Bắc Ailen.
Quy trình kiểm định cấp trường được đưa ra trong khung đảm bảo chất lượng
ban hành năm 2002 và được điều chỉnh năm 2005 để áp dụng cho chu kỳ
kiểm định đến năm học 2010 – 2011. Mục tiêu chính của quy trình kiểm định
nhằm đáp ứng sự quan tâm của công chúng về chất lượng đào tạo trường ĐH;
Giúp các cơ sở đào tạo ĐH nâng cao chất lượng dịch vụ; Tăng sự tin tưởng
của công chúng trong và ngoài nước đối với chất lượng đào tạo của các
trường và chuẩn bằng cấp của họ; Giúp các đơn vị cung cấp tài chính hoàn
thành trách nhiệm được giao; Cung cấp những thông tin đáng tin cậy, có lợi
cho những sinh viên tương lai, các nhà sử dụng sinh viên tốt nghiệp, các bậc
phụ huynh, chính phủ, các đơn vị cung cấp tài chính và chính bản thân các

18


trường; Tạo ra biện pháp nâng cao trách nhiệm đối với các nguồn lục mà nhà
nước và cá nhân cung cấp cho các trường.
Đánh giá môn học: Việc đánh giá môn học được tiến hành đối với tất
cả các chương trình đào tạo ở các cấp độ ở Anh, xứ Wales, Bắc Ailen và được
đánh giá đồng cấp. Quy trình đánh giá môn học gồm TĐG, đánh giá mục đích
và mục tiêu của người giảng dạy môn học, đi đánh giá thực tế môn học, nhận
định và báo cáo đánh giá môn học về các lĩnh vực: Thiết kế chương trình đào
tạo, nội dung và tổ chức; Dạy, học và kiểm tra - đánh giá; Tiến bộ của sinh
viên và kết quả đạt được; Hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên; Các nguồn lực phục
vụ cho học tập; Quản lí và nâng cao chất lượng.
Ở Hà Lan, có hai hình thức đào tạo bậc ĐH là các trường ĐH giáo dục
chuyên nghiệp (UPE - The University of Professional Education) và các

trường Đại học Nghiên cứu (VSNU - Association of Universsities in the
Netherlands).
Hệ thống giáo dục đại học chuyên nghiệp: chương trình của các trường
đại học (gọi là hogescholen) hướng vào ngành nghề cụ thể. Sinh viên thực
hành kinh nghiệm làm việc thông qua việc thực tập trong quá trình đào tạo.
Tất cả các trường Đại học Giáo dục chuyên nghiệp liên kết thành Hiệp
hội Giáo dục đại học chuyên nghiệp. Từ năm 1990, Hiệp hội thực hiện dự án
“Đánh giá chất lượng” cho tất cả các trường ĐH thành viên và đưa ra mô hình
mới cho “kiểm định công nhận chất lượng” gồm các tiêu chuẩn đánh giá như:
Mục đích và mục tiêu đào tạo; Thiết kế chương trình; Chất lượng đội ngũ
giảng viên; Cơ sở vật chất; Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; Kết quả
đầu ra của sinh viên. Mục đích của việc đánh giá chất lượng là nhằm có được
cái nhìn tổng thể về chất lượng giáo dục và giúp cải tiến chất lượng, nâng cao
sự hiểu biết của xã hội về các chương trình và bằng cấp của hệ thống Giáo
dục đại học chuyên nghiệp. Việc đánh giá do Hội đồng Giáo dục ĐH chuyên
nghiệp (HBO) thuộc hệ thống Giáo dục Đại học Chuyên nghiệp tiến hành và
đánh giá chất lượng cho từng chuyên ngành hoặc nhóm ngành đào tạo.

19


Bộ Giáo dục Hà Lan có vai trò rất hạn chế trong hệ thống đánh giá chất
lượng từ bên ngoài, nhưng Bộ có thể ra quyết định chấm dứt các chương trình
đào tạo nếu trong nhiều năm không đảm bảo chất lượng.
Hệ thống giáo dục đại học nghiên cứu: Hà Lan có 14 trường ĐH nghiên
cứu, chủ yếu đào tạo sinh viên trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng khoa học.
Các trường ĐH tại Hà Lan được giao quyền tự chủ nhưng đồng thời được yêu
cầu nâng cao tính chịu trách nhiệm và đảm bảo chất lượng. Từ năm 1988,
Hiệp hội các trường ĐH Hà Lan (VSNU) bắt đầu áp dụng hệ thống đánh giá
chất lượng từ bên ngoài vào các trường ĐH với chu kỳ đánh giá là 5 năm.

Hiệp hội (VSNU) xây dựng kế hoạch cho việc TĐG và đánh giá từ bên
ngoài và phải chịu trách nhiệm về: Tổ chức và chỉ định thành viên cho ban
đánh giá; Hỗ trợ các khoa tiến hành đánh giá nội bộ nếu cần; Tổ chức đào tạo
cho bộ phận đánh giá từ bên ngoài; Tổ chức đào tạo cho thư ký của Hiệp hội;
Tuân thủ nội dung trong kế hoạch đánh giá; Kiểm tra báo cáo tổng kết, đảm
bảo các vấn đề về nội dung đã được đề cập; Công bố báo cáo.
Ở Việt Nam, giáo dục đại học Việt Nam đã và đang phát triển mạnh cả
về quy mô và loại hình đào tạo. “Năm học 2002 – 2003, hệ thống giáo dục đại
học bao gồm 111 trường đại học và 119 trường cao đẳng, trong đó có 15
trường đại học dân lập, 2 trường đại học bán công và 2 trường cao đẳng dân
lập, 4 trường cao đẳng bán công, 9 trường cao đẳng cộng đồng”, nhưng đến
thời điểm này, số lượng các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng của nước ta
đã có những thay đổi rất lớn, hiện trên cả nước có khoảng 400 trường đại học,
cao đẳng. Một khi quy mô và loại hình đào tạo tăng nhanh, trong khi nguồn
lực tại các cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu đào tạo, những băn khoăn, lo lắng về chất lượng đào tạo tất yếu sẽ
được xã hội đặt ra. Theo một nhận xét chung: mặc dù đã có nhiều cố gắng và
chuyển biến mạnh mẽ nhưng giáo dục đại học nước ta vẫn còn nhiều yếu kém
và bất cập; Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội trong giai đoạn hiện nay và so với kết quả đào tạo Đại học của nhiều nước

20


trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đối với hệ thống giáo
dục nước ta là cần phải có một cơ chế quản lí chất lượng thích hợp nhằm làm
rõ chất lượng đào tạo của từng trường và toàn bộ hệ thống để tiến tới nâng
cao chất lượng một cách thường xuyên.
Văn bản pháp quy đầu tiên nhắc tới khái niệm KĐCLGD là Quyết định
số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới

trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010. Quyết định đã đặt ra yêu cầu:
“Xây dựng hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đào tạo cho các loại hình trường
và các hình thức đào tạo, thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo trong
toàn bộ hệ thống các trường Đại học và Cao đẳng”.
Tại Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
(tháng 7/2002) Nghị quyết Hội nghị đã chỉ rõ: một trong những nhiệm vụ trọng
tâm hiện nay của GD&ĐT là “xây dựng cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục
theo mục tiêu giáo dục”. Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
IX (tháng 01/2004), Nghị quyết tiếp tục nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc xây dựng
và triển khai các hoạt động của hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục”.
Năm 1999, hai trung tâm Đảm bảo chất lượng đã được thành lập tại hai
Đại học Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 01 năm 2002,
Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập phòng kiểm định chất lượng đào tạo thuộc
Vụ Đại học (nay là Vụ Đại học và Sau Đại học). Tháng 7 năm 2003, Cục
Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập theo nghị định số
85/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 02/12/2004, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã
ký Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy định tạm thời về
KĐCL trường Đại học với 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí đánh giá hầu hết các
hoạt động của trường Đại học.
Năm học 2005 – 2006 và 2006 – 2007, 20 trường đại học Việt Nam đầu
tiên đã được tập huấn để tiến hành TĐG và được đánh giá ngoài theo quy
trình và hướng dẫn của các chuyên viên Hà Lan. Việc đánh giá thí điểm 20
trường ĐH đã rút ra những kinh nghiệm thiết thực cho việc điều chỉnh bộ tiêu

21


chí cũng như quy trình KĐCL giáo dục Đại học Việt Nam nói riêng và giáo
dục Việt Nam nói chung.
Hiện nay, công tác KĐCLGD đã được khẳng định về mặt pháp lí

trong Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, Điều 99) và Nghị định số 75/2006/NĐCP ngày 01/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời được Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GD&ĐT) lựa chọn là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ
thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và
cơ sở giáo dục khác.
Đối với bậc Trung học cơ sở, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành các văn bản về công tác KĐCLGD là Quyết định số 83/2008/QĐBGDĐT ngày 31/12/2008 ban hành về việc Quy định về quy trình và chu kỳ
KĐCL cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày
12/5/2009 ban hành về việc Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường Trung học cơ sở; Thông tư số

42/2012/TT-BGDĐT ngày

23/11/2012 ban hành về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình,
chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo
dục thường xuyên.
Trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về KĐCLGD. Trong số sách đã xuất bản về Quản lí chất lượng
trong giáo dục, có thể kể đến những công trình như: “Kiểm định chất lượng
giáo dục đại học” của tác giả Nguyễn Đức Chính (2002); “Quản lí chất lượng
đại học” của tác giả Phạm Thành Nghị (2000); “Hệ thống đảm bảo chất lượng
quá trình dạy học ở trường đại học” của tác giả Nguyễn Quang Giao (2012);
“Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM” của tác
giả Trần Khánh Đức (2004); “Chất lượng giáo dục - những vấn đề lí luận và
thực tiễn” của tác giả Nguyễn Hữu Châu (2008)…Trên các tạp chí khoa học,
KĐCL cũng là một đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm; có nhiều bài
báo về lĩnh vực này trên hầu hết các tạp chí khoa học như: “Kiểm định chất
lượng giáo dục đại học” của tác giả Hà Xuân Thanh trên Tạp chí Giáo dục số

22



115/2005; “Đảm bảo chất lượng giáo dục và kinh nghiệm của một số trường
ĐH trên thế giới” của tác giả Nguyễn Quang Giao trên Tạp chí Khoa học &
Công nghệ - ĐH Đà Nẵng số 4/2009; “TQM hay là quản lí chất lượng toàn
thể trong giáo dục” của tác giả Nguyễn Lộc trên Tạp chí Khoa học giáo dục
số 54/2010; “Hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên
ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ” của tác giả Nguyễn Quang Giao trên tạp
chí giáo dục số 237/2010; “Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học” của tác
giả Nguyễn Quang Giao trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng
số 4/2010, “Một số giải pháp đổi mới quản lí công tác kiểm định và đánh giá

chất lượng giáo dục trường THPT” của Phạm Anh Tuấn trên Tạp chí Khoa
học giáo dục số 70/2011; “Quản lí chất lượng tổng thể trong giáo dục đại học”
của Trần Thị Thanh Phương trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 85/2012…
Nhiều học viên cao học cũng đã chọn vấn đề KĐCL để nghiên cứu trong luận
văn tốt nghiệp của mình như: Trần Quốc Hùng (2009) với đề tài “Biện pháp
quản lí công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng đào tạo đại học của
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng”; Phạm Thị Hồng Vân (2011) với
đề tài “Quản lí các trường THPT tại thành phố Hải Phòng theo bộ tiêu chuẩn
KĐCL của Bộ GD&ĐT”; Trần Thị Cẩm (2012) với đề tài “Quản lí hoạt động
đảm bảo chất lượng tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng trường cao đẳng”…
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KĐCLGD; tuy nhiên
chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu về chỉ đạo KĐCLGD trường THCS.
Vì vậy nghiên cứu biện pháp chỉ đạo KĐCLGD trường THCS tại thành phố
Hải Phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học của
Bộ giáo dục và đào tạo là rất cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả công tác
KĐCLGD ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Quản lí

1.2.1.1. Khái niệm

23


Quản lí hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Xã hội
phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau thì trình độ tổ chức, điều
hành ngày càng được nâng lên. Muốn phát triển xã hội phải dựa vào nhiều yếu
tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản đó là: tri thức, sức lao động và trình độ quản lí.
Thuật ngữ “quản lí” (theo Hán Việt) nó gồm 2 quá trình tích hợp vào
nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định;
quá trình “lí” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào trạng thái
“phát triển”. Trong “quản” phải có “lí”, trong “lí” phải có “quản” để động thái
của hệ luôn ở thế cân bằng động. Trong ổn định tạo mầm mống cho sự phát
triển. Trong phát triển giữ được hạt nhân cho ổn định.
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lí, tôi xin đưa ra một vài
khái niệm của một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về quản lí:
Theo W. Taylor: “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất”. [14, tr 332] Theo ông có 4 nguyên tắc quản lí khoa học:
(i) Nghiên cứu một cách khoa học mỗi yếu tố của một công việc và xác
định phương pháp tốt nhất để hoàn thành.
(ii) Tuyển chọn và huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ bằng phương
pháp khoa học.
(iii) Người quản lí phải hợp tác đầy đủ, toàn diện với người bị quản lí
để đảm bảo chắc chắn họ làm theo phương pháp đúng đắn.
(iv) Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa người quản lí và người
bị quản lí.
Theo C.Mác: “Quản lí là lao động điều khiển lao động”. “Bất cứ lao
động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu

cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân...Một nhạc
sỹ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc
trưởng”. [13, tr 326]
Theo Henry Faloy (1845 – 1925): “Quản lí là quá trình đạt đến mục

24


tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. [15, tr103]
GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Quốc Chí “quản lí là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Hoặc “ hoạt động
quản lí là tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lí (người
quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức, nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức”. [6, tr9 ]
Các nghiên cứu về quản lí có thể được khái quát theo những khuynh
hướng như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu quản lí theo quan điểm của điều khiển học và lí
thuyết hệ thống. Theo đó, quản lí là một quá trình điều khiển, là chức năng
của những hệ tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật v.v...)
nó bảo toàn cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó. Quản lí là tác
động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.
Thứ hai, nghiên cứu quản lí với tư cách là một hoạt động, một lao động
tất yếu trong các tổ chức của con người.
Thứ ba, nghiên cứu quản lí với tư cách là một quá trình trong đó các
chức năng quản lí được thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau. Theo hướng
này, quản lí là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các
nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định...

Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau song có thể khái quát nội
dung cơ bản của quản lí được đề cập đến trong các quan niệm trên là:
1/ Quản lí là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình hoạt động xã
hội. Lao động quản lí là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn
tại, vận hành và phát triển;
2/ Quản lí được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội;
3/ Quản lí là những tác động có tính hướng đích, là những tác động

25


×