ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ PHƯƠNG THÚY
PHỤC DỰNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(Nghiên cứu trường hợp lễ hội Tịch điền Đọi Sơn,
lễ hội đền Trần Thương, tỉnh Hà Nam)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ PHƯƠNG THÚY
PHỤC DỰNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(Nghiên cứu trường hợp lễ hội Tịch điền Đọi Sơn,
lễ hội đền Trần Thương, tỉnh Hà Nam)
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯƠNG HỒNG QUANG
Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
6. Bố cục của đề tài...............................................................................................7
7. Đóng góp của đề tài...........................................................................................7
Chương 1. VAI TRÒ CỦA DI SẢN LỄ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH..........8
1.1. Tổng quan về hệ thống di sản văn hóa............................................................8
1.1.1. Định nghĩa về di sản văn hóa.......................................................................8
1.1.2. Phân loại di sản văn hóa............................................................................11
1.2. Tài nguyên Du lịch nhân văn........................................................................13
1.2.1. Các quan điểm về tài nguyên Du lịch nhân văn...........................................13
1.2.2. Lễ hội truyền thống...................................................................................17
Tiểu kết chương 1................................................................................................26
Chương 2. PHỤC DỰNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH........................................................................................................................ 27
2.1. Trường hợp lễ hội Tịch điền Đọi Sơn...........................................................27
2.1.1. Giới thiệu về điểm nghiên cứu...................................................................27
2.1.2. Quá trình phục dựng.................................................................................31
2.1.3. Đánh giá..................................................................................................35
2.2. Trường hợp Lễ hội đền Trần Thương...........................................................37
2.2.1. Giới thiệu về điểm nghiên cứu...................................................................37
2.2.2. Quá trình phục dựng.................................................................................40
2.2.3. Đánh giá..................................................................................................43
2.3. Đánh giá chung............................................................................................46
2.3.1. Điều kiện chung phát triển du lịch tỉnh Hà Nam..........................................46
2.3.2. Những thành tựu đạt được.........................................................................50
2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................52
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
TIỀM NĂNG LỄ HỘI...............................................................................................61
3.1. Định hướng phát triển du lịch.......................................................................61
3.1.1. Định hướng chung....................................................................................61
3.1.2. Định hướng về điểm, tuyến du lịch............................................................64
3.1.3. Liên kết vùng...........................................................................................66
3.2. Hệ thống giải pháp.......................................................................................67
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý quy hoạch..........................67
3.2.2. Liên kết, phối hợp giữa các thành phần kinh tế............................................69
3.2.3. Nâng cao năng lực....................................................................................71
3.2.4. Quảng bá, xúc tiến....................................................................................75
3.2.5. Nâng cao chất lượng môi trường lễ hội.......................................................79
3.2.6. Đối với cộng đồng....................................................................................81
3.3. Kiến nghị......................................................................................................82
3.3.1. Kiến nghị với sở VH, TT & DL Hà Nam và UBND tỉnh.............................82
3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương.......................................................84
3.3.3. Kiến nghị với các công ty lữ hành, các tổ chức Du lịch................................85
3.3.4. Đối với cộng đồng....................................................................................86
Tiểu kết chương 3................................................................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................92
PHỤ LỤC................................................................................................................. 99
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
: Ban quản lý
HĐND
: Hội đồng nhân dân
UBND
: Ủy ban nhân dân
UNESSCO
VH,TT&DL
: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 2.1.
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (2008 - 2012)
...........................................................................................................47
Bảng 2.2.
Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế (2008 2012)..................................................................................................48
Bảng 2.3.
Thực trạng khách du lịch đến Hà Nam thời kỳ 2000 - 2010..............48
Bảng 2.4.
Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của lễ hội..............................51
Bảng 2.5.
Bảng đánh giá tổng hợp các yếu tố tiềm năng, hiện trạng của du
lịch Hà Nam (SWOT)........................................................................58
Bảng 3.1.
Dự báo số lượng khách đến Hà Nam năm 2015 - 2020.....................63
Bảng 3.2.
Dự báo doanh thu Du lịch Hà Nam đến năm 2020............................63
Bảng 3.3.
Phân bố khách sạn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.....................................63
Bảng 3.4.
Các điểm Du lịch chính của Hà Nam.................................................66
Bảng 3.5.
Tổng hợp các ấn phẩm, tài liệu quảng cáo du lịch Hà Nam phát
hành trong giai đoạn 2010 - 2013......................................................77
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Thực trạng tăng trưởng khách giai đoạn 2000 - 2010 so với chỉ
tiêu kế hoạch 1998.............................................................................48
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của
nhiều người, một phần do điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện, một phần vì
du lịch là một trong những hình thức hữu hiệu giúp con người giải tỏa những căng
thẳng, ưu phiền trong cuộc sống hiện đại nhiều áp lực và tái tạo nguồn năng lượng
sống. Trong các loại hình du lịch, du lịch thông qua lễ hội là một trong những hình
thức hấp dẫn đối với nhiều du khách. Tại Việt Nam, số lượng du khách đến với các
lễ hội và đình, đền, chùa, miếu chiếm một tỷ lệ rất lớn, đặc biệt là khách du lịch
trong nước. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều địa phương đã tổ chức phục dựng các
lễ hội truyền thống, khai thác lễ hội thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách
trong nước và quốc tế đến với địa phương.
Với bề dày truyền thống văn hóa lịch sử trải dài hàng nghìn năm, trên đất
nước Việt Nam đã hình thành rất nhiều lễ hội truyền thống giá trị. Tuy nhiên, do
chiến tranh liên miên và những biến cố lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống đã dần bị
mai một, thậm chí có những lễ hội bị hoàn toàn biến mất trong đời sống của nhân
dân. Trước thực trạng này, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư
phục dựng nhiều lễ hội. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng đã chủ động, nỗ lực
“làm sống lại” những lễ hội truyền thống từng là niềm tự hào của họ.
Theo đó, nhiều lễ hội truyền thống đã được tái hiện với quy mô lớn, góp
phần làm cho bức tranh lễ hội ở Việt Nam trở nên đa dạng. Tuy nhiên, không phải lễ
hội nào cũng được phục dựng thành công, mang tính tích cực. Do thiếu hiểu biết về
di sản văn hóa, do xu hướng thương mại hóa và chính trị hóa của những người thực
hiện, một số lễ hội được phục dựng với nội dung và hình thức bị sai lệch, mang đến
những hệ lụy đáng tiếc, nhận lại những phản hồi tiêu cực từ cộng đồng và du khách.
Rút kinh nghiệm từ một số địa phương đi trước, tỉnh Hà Nam đã phục dựng khá
thành công một số lễ hội truyền thống đưa vào phục vụ phát triển du lịch, trong đó
tiêu biểu là Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn và lễ phát lương đền Trần Thương.
1
Hà Nam là tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến, có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời, có vị trí địa lý - văn hoá khá đặc biệt trong khu vực đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Hiện ở Hà Nam còn lưu giữ được nhiều di sản quý trải suốt
chiều dài lịch sử hàng mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước như trống đồng Ngọc
Lũ, chùa Đọi Sơn, từ đường Nguyễn Khuyến, đình Vị Hạ, đình Đồng Du Trung, đền
Trần Thương, đền Trúc, chùa Bà Đanh… Hàng năm, trên 100 lễ hội được tổ chức ở
các làng xã trong tỉnh. Thời gian qua, tại Hà Nam nhiều di tích đã được bảo quản,
trùng tu, tôn tạo và khai thác có hiệu quả, nhiều lễ hội truyền thống được bảo tồn và
khôi phục. Đặc biệt, năm 2009 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam đã khôi
phục Lễ hội Tịch Điền - Đọi Sơn, năm 2010 tỉnh khôi phục Lễ phát lương đền Trần
Thương. Việc tái hiện hai lễ hội này đã giúp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch của tỉnh, đáp ứng phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh
của du khách cũng như mong mỏi của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy giá
trị lễ hội truyền thống, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nhân văn, tăng sức hút
cho điểm đến du lịch Hà Nam.
Mặc dù vậy, việc phục dựng lễ hội truyền thống đưa vào phục vụ phát triển
du lịch của Hà Nam vẫn chưa tránh khỏi một số ý kiến trái chiều. Điều này có nghĩa
là công tác phục dựng lễ hội của tỉnh Hà Nam cần tiếp tục được nghiên cứu, điều
chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách và nhân dân.
Tác giả lựa chọn đề tài này với mong muốn việc phục dựng lễ hội truyền
thống sẽ góp phần vào phát triển Du lịch của địa phương đồng thời góp phần bảo
tồn, phục dựng di sản văn hóa của Hà Nam. Với nghiên cứu này, tác giả hi vọng
thông qua đây đưa ra giải pháp về cơ chế chính sách, liên kết vùng, điểm Du lịch,
liên kết, phối hợp giữa cá thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng môi trường Du
lịch và cộng đồng địa phương, giải pháp về quảng bá, xúc tiến, nâng cao năng lực
cạnh tranh… có thể góp phần bổ sung hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng lễ
hội truyền thống phục vụ phát triển Du lịch góp phần phát triển Du lịch văn hóa tỉnh
Hà Nam.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam trải qua bốn nghìn năm chiều dài của lịch sử với bao biến cố thăng
trầm nhưng vẫn xây dựng riêng cho mình nền tảng văn hóa riêng với những đặc
trưng riêng biệt tạo nên tài nguyên Du lịch nhân văn vô cùng quý giá cho thế hệ
tương lai. Năm 1992, Đào Duy Anh xuất bản cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” do
nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Trần Quốc Vượng và Trần Ngọc
Thêm có cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” với 2 góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng
cùng có một mục đích là giúp cho độc giả hiểu thêm về Cơ sở văn hóa Việt Nam.
Ngoài ra, Trần Ngọc Thêm năm 1997 còn có cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt
Nam”, năm 1998 Phan Ngọc có cuốn “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Từ năm 1915
Phan kế Bình đã cho xuất bản cuốn “Việt Nam phong tục”…. Những tác phẩm trên
đã cung cấp nhiều quan điểm, lý luận để tác giả có thể học hỏi, nghiên cứu giúp cho
đề tài được thực hiện tốt hơn.
Lễ hội từ trước đến nay là sản phẩm tinh thần không thể thiếu được của nhân
dân ta, đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả viết về lễ hội truyền thống như
“Lễ hội cổ truyền” của Viện Văn hóa dân gian xuất bản năm 1992, năm 1997 Lê
Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương với “Lịch lễ hội”, năm 1993 Bùi Thiết với “Từ
điển lễ hội Việt Nam” và “Hội hè Việt Nam” của Trương Thìn (chủ biên) năm 1990,
năm 1993 Tô Ngọc Thanh có “Niềm tin và lễ hội”, trích trong: Đinh Gia Khánh, Lê
Hữu Tầng (chủ biên) với “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại”, luận
án tiến sỹ tại viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam năm 2006 Bùi Hoài Sơn nghiên
cứu về “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945
đến nay”, năm 2009 ông có “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt”… Những
năm gần đây cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế xã hội ngày càng phát
triển, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện nâng cao, nhu cầu vui chơi, du
lịch ngày càng lớn. Nhiều lễ hội cổ truyền được phục dựng, các tour tuyến du lịch
được hình thành. Các công trình nghiên cứu lễ hội gắn với du lịch cũng được nhiều
học giả quan tâm, đặc biệt là các lễ hội lớn ở các địa phương trên khắp địa bàn cả
nước, tiêu biểu có các công trình phục dựng lễ hội truyền thống của Bùi Quang
3
Thắng, năm 2005 “Phục dựng lễ hội Xuân Phả, Thọ Xuân, Thanh Hóa”, “Phục
dựng lễ hội Lam Kinh, Thanh Hóa”, năm 2006 “Phục dựng lễ hội Kiếp Bạc, Hải
Dương”, năm 2009 là “Phục dựng lễ hội đền Lảnh Giang, Duy Tiên, Hà Nam”.
Ngoài ra còn nhiều bài viết nghiên cứu về du lịch học, du lịch văn hóa, về lễ
hội và du lịch như Nhập môn khoa học du lịch của Trần Đức Thanh năm 2000, năm
2004 Dương Văn Sáu với “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển Du lịch”; Trần
Nhoãn năm 2002 với “Đa dạng hoá các hoạt động di tích - lễ hội qua con đường du
lịch"; Trần Nhạn với “Du lịch và kinh doanh du lịch” năm 2005, năm 2008 Nguyễn
Phạm Hùng chủ biên đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng
sông Hồng”, năm 2009 Lương Hồng Quang viết “Festival Huế: Câu chuyện hội
nhập và phát triển văn hóa (Các đánh giá chính sách và định hình mô hình tổ chức
gắn với hội nhập và phát triển”, năm 2010 ông viết “Báo cáo Phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa ở Việt Nam” và năm 2011 ông viết“Có phải lễ hội truyền
thống như một hiện tượng tâm linh và có tính truyền thống, năm 2012 với “Các
kinh nghiệm và bài học rút ra từ việc xây dựng mô hình tổ chức lễ hội đền Trần”và
“Quản trị lễ hội và hình ảnh điểm đến (Quản trị giúp gì cho việc xây dựng hình ảnh
điểm đến”, năm 2013 có kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Du lịch lễ hội và sự kiện” của Đại
học Kinh tế Huế & Trường Quản lí Công nghiệp Du lịch, ĐH Hawaii, năm 2013 Bùi
Quang Thắng có bài viết về “Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện”.
Những năm gần đây ngành Du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt của
Đảng và Nhà nước, tạo cơ chế, chính sách để ngành Du lịch có điều kiện phát triển,
bắt kịp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, nâng cao vị thế quốc gia. Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước đã phê duyệt nhiều chính sách tạo hành lang
pháp lý cho ngành Du lịch phát triển nói chung và phát triển sản phẩm Du lịch nhân
văn nói riêng. Năm 2003 có “Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành”;
năm 2005 có “Luật Du lịch”. Năm 2013 Thủ tướng Chính phủ thông qua Quyết
định số 201/QĐ-TTg về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trước đó năm 2012 UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt
4
Quyết định số 1393/QĐ-UBND về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
Năm 2000, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Duy Tiên đã cho xuất bản cuốn
“Lịch sử Đảng bộ huyện Duy Tiên” và năm 2005 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lý
Nhân có cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Nhân”, trong cuốn “Địa chí Hà Nam”
xuất bản năm 2005… đã nêu lên quá trình hình thành và phát triển của Duy Tiên và
Lý Nhân với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nơi đây là tiền đề cho nền
tảng văn hóa tạo nên bề dày văn hóa - sức hấp dẫn của điểm đến Du lịch văn hóa
tỉnh Hà Nam. “Hà Nam thế và lực trong thế kỷ XXI” năm 2005 do Công ty cổ phần
thông tin kinh tế đối ngoại, nhà xuất bản chính trị quốc gia đã đánh giá tiềm năng
phát triển Du lịch lễ hội của Hà Nam. Năm 2004 có “Hà Nam di tích và danh
thắng” và “lễ hội Hà Nam” do Sở VH,TT&DL Hà Nam xuất bản đã nêu lên khả
năng phát triển Du lịch lễ hội của Hà Nam.
Sau khi nghiên cứu lịch sự nghiên cứu vấn đề, tác giả nhận thấy lễ hội truyền
thống rất có khả năng trở thành sản phầm Du lịch nhân văn đặc biệt là tại một tỉnh
có nhiều tiềm năng như Hà Nam.
Nhưng qua đây tác giả cũng nhận thấy việc sử dụng lễ hội truyền thống trong
phát triển Du lịch là bước đi đầu tiên, vẫn trong quá trình vừa thực hiện vừa học hỏi
đang gặp phải nhiều quan điểm, nhiều tranh luận khác nhau. Nhưng điều đó cũng
chứng tỏ đây là vấn đề mới thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia và những
nhà hoạt động Du lịch.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thương vẫn đang trong quá
trình thử nghiệm, vừa phục dựng vừa điều chỉnh để phù hợp nhằm đạt được kết quả
tốt hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ phát triển Du
lịch tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thương, thông qua đó xác định
các điều kiện nhằm khai thác và sử dụng các lễ hội truyền thống cho mục tiêu phát
5
triển Du lịch trong phạm vi tỉnh Hà Nam, góp phần tăng tỉ trọng của Du lịch tại một
tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên Du lịch nhân văn như Hà Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan và tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về di sản
văn hóa, lễ hội truyền thống.
- Đánh giá, phân tích điều kiện, thực trạng của quá trình phục dựng lễ hội
truyền thống phục vụ cho phát triển Du lịch ở Hà Nam.
- Đề xuất mô ôt số giải pháp góp phần phát triển lịch lễ hội truyền thống cũng
như bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch của Tỉnh, đặc biệt là tại lễ hội Tịch điền
Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thương.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình phục dựng lễ hội truyền thống tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ
hội đền Trần Thương, tỉnh Hà Nam nhằm phát triển Du lịch.
- Quá trình các lễ hội được sử dụng trở thành sản phẩm Du lịch thu hút khách
Du lịch. Đánh giá tài nguyên Du lịch nhân văn tỉnh Hà Nam thông qua tiềm năng di
sản văn hóa, cơ chế chính sách, quy hoạch Du lịch; khả năng liên kết, phối hợp giữa
các thành phần kinh tế; khả năng liên kết vùng, tuyến, điểm Du lịch; nâng cao năng
lực cạnh tranh về mặt con người lẫn tài chính; nâng cao chất lượng môi trường lễ
hội cả về môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội; quảng bá, xúc tiến; sự tham dự
cộng đồng.
- Đề xuất các các giải pháp để khai thác lễ hội truyền thống trở thành sản
phẩm Du lịch đặc trưng của Du lịch tỉnh Hà Nam thông qua lễ hội Tịch điền Đọi
Sơn và lễ hội đền Trần Thương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt đô ông phục dựng lễ hội truyền
thống phục vụ phát triển Du lịch đối với lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần
Thương, tỉnh Hà Nam.
6
- Phạm vi thời gian: Quá trình phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội
đền Trần Thương từ năm 2009 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiê ôn đề tài này tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
để thu thập, xử lý, phân tích các thông tin để hoàn thành đề tài
- Phương pháp liên ngành.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp quan sát tham dự.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của di sản lễ hội đối với phát triển Du lịch.
Chương 2: Quá trình phục dựng lễ hội truyền thống nhằm phát triển Du lịch.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển Du lịch dựa vào tiềm năng lễ hội
7. Đóng góp của đề tài
- Đánh giá vai trò của di sản văn hóa – tài nguyên Du lịch nhân văn, lễ hội
truyền thống trong phát triển Du lịch tỉnh Hà Nam.
- Thông qua lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội Trần Thương nghiên cứu thực
trạng phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ phát triển Du lịch, góp phần phát triển
Du lịch và bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất mô ôt số giải pháp, kiến nghị với hi vọng có thể nâng cao chất lượng
dịch vụ của sản phẩm Du lịch lễ hội tại điểm nghiên cứu.
7
Chương 1
VAI TRÒ CỦA DI SẢN LỄ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Tổng quan về hệ thống di sản văn hóa
1.1.1. Định nghĩa về di sản văn hóa
Di sản văn hoá được hiểu là những gì có giá trị do tổ tiên, cha ông truyền lại
cho con cháu, hoặc nói rộng hơn là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Tuy
nhiên, điều này trên thực tế chưa hoàn toàn thoả mãn những suy luận logic muốn
tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này. Chúng ta biết rằng, không phải bất cứ tài sản gì
do thế hệ trước để lại cho thế hệ sau cũng được xem như di sản. Lấy ví dụ trong
trường hợp các phong tục, tín ngưỡng, bên cạnh những phong tục, tín ngưỡng được
xem là di sản quý báu do tiền nhân để lại cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay, nhiều
phong tục, tín ngưỡng bị xem là hủ tục lạc hậu. Như vậy, chúng ta cần có một cách
lý giải sâu sắc hơn về thuật ngữ này.
Giờ đây khái niệm di sản không còn đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá
khứ nữa vì nó liên quan đến quá trình chọn lọc quá khứ, nhất là đối với các di sản
của cộng đồng (như đối với trường hợp lễ hội). Rõ ràng là, không phải bất kỳ quá
khứ nào cũng có thể trở thành di sản. Chính vì lẽ đó, chúng tôi quan niệm: Di sản là
sự lựa chọn ký ức, báu vật của cộng đồng từ những quá khứ lịch sử để thể hiện cho
nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện tại.
Luật Di sản văn hoá của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác
định di sản là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [28, tr.12].
Trong diễn trình văn hoá của mỗi dân tộc, di sản văn hoá đóng vai trò vô
cùng quan trọng vì nó là nguồn lực nội sinh cho quá trình tiếp biến văn hoá. Di sản
văn hoá hàm chứa những giá trị văn hoá xưa để lại cho đời sau.
Văn hoá biểu hiện trình độ phát triển của xã hội và con người. Văn hoá là tất
cả giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra, liên quan trực tiếp đến con
người, nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
8
Ông Federico Mayor - Tổng thư ký tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nêu ra nhân lễ phát động Thập kỷ thế giới phát
triển văn hoá (1988 - 1997): “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo
(của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ,
hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
hiếu, những yếu tố xác định riêng của mỗi dân tộc” [68, tr. 144]. Phần mở đầu
của Luật Di sản văn hóa nêu rõ: "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có
vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta"[28].
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt
động nhằm bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hóa của cha ông, góp phần to lớn
vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việt Nam là một trong
những quốc gia rất có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá. Vì vậy
ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, “xét rằng việc bảo tồn cổ tích là
việc rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
sắc lệnh số 65 ấn định nhiệm vụ cho Đông Dương Bác cổ Học viện nhiệm vụ bảo
tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam.
Kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp, Chính phủ ban hành
Nghị định số 519 - TTg ngày 29/10/1957 về việc bảo tồn di tích, di vật lịch sử và
danh lam thắng cảnh. Điều 1 của Nghị định nói trên xác định: Tất cả những bất
động sản và động sản có một giá trị lịch sử hay nghệ thuật (kể cả bất động sản và
động sản còn nằm ở dưới đất hay dưới nước) và những danh lam thắng cảnh ở trên
lãnh thổ nước Việt Nam, bất cứ là thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, một đơn vị
hành chính, một cơ quan, một đoàn thể, hoặc một tư nhân, từ nay đều đặt dưới chế
độ bảo vệ của Nhà nước quy định trong Nghị định này.
Khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký
Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (0404-1984). Mười tám năm sau (2001), Nhà nước Việt Nam đã chính thức ban
9
hành Luật Di sản văn hóa, đây được coi là một bước tiến trên quá trình hoàn thiện
chính sách văn hóa vì sự phát triển của đất nước.
Trong Luật Di sản văn hóa, cả hai hình thái văn hóa được chứa đựng trong
ký ức văn hóa của dân tộc: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể đều
được đề cập đến với tư cách là đối tượng pháp lý chủ yếu của luật. Luật pháp của
nhà nước không chỉ nâng cao nhận thức mà còn trao cho mọi công dân một công cụ
pháp lý để điều chỉnh các hoạt động xã hội, để nhà nước cùng các tổ chức, cá nhân
có thể phục dựng giá trị di sản văn hóa dân tộc vào đời sống hiện tại.
Trong Luật Di sản văn hoá cũng có thêm những quy định về quản lý bảo vệ
và phát huy giá trị của các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, công việc xây dựng các
bộ sưu tập và tổ chức quản lý các bảo tàng ở Việt Nam; xác định rõ quyền sở hữu
đối với di sản văn hoá; xác định cụ thể sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa
phương; quy định việc mở hệ thống các cửa hàng mua bán cổ vật, lập các bảo tàng
và sưu tập tư nhân.
Theo quan điểm của Đàm Hoàng Thụ thì “di sản là sản phẩm của thời trước
truyền lại cho thời sau, văn hóa có thể hiểu một cách khái quát là toàn bộ sự hiểu
biết được đúc kết thành hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội, mà xã hội loài
người đã đạt được trong quá trình hoạt động thực tiễn; nó có khả năng chi phối điều
tiết đời sống tâm lý cũng như mọi hành vi ứng xử của con người và tạo nên bản sắc
riêng cho mỗi cộng đồng xã hội” [63, tr 36 - 37].
Cũng theo Đàm Hoàng Thụ: “Di sản văn hóa là toàn bộ sản phẩm sáng tạo
của con người hàm chứa những giá trị về chân thiện mỹ, thể hiện ra dưới dạng hệ
thống biểu tượng và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
UNESCO đã định nghĩa di sản văn hóa như sau: “Di sản văn hóa là tập hợp
các biểu hiện vật thể - hoặc biểu tượng di sản quá khứ truyền lại cho mỗi nền văn
hóa và do đó là của toàn thể nhân loại. Là một phần của việc khẳng định cũng như
làm giàu thêm bản sắc văn hóa, một dạng di sản của nhân loại, di sản văn hóa mang
lại những đặc điểm riêng cho mỗi địa danh cụ thể, vì thế là nơi cất giữ kinh nghiệm
của con người. Việc bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hóa là cốt lõi của mọi
chính sách văn hóa”.
10
Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972) của UNESCO
quy định những loại hình sau đây được coi là di sản văn hóa vật thể:
- Di tích kiến trúc: các công trình điêu khắc và hội họa kiến trúc, các bộ
phận hoặc kết cấu có tính chất khảo cổ học, các bia ký, các hang động cư trú và
những bộ phận kết hợp, mà xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là
có giá trị toàn cầu.
- Nhóm công trình xây dựng: các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên kết mà
do tính chất kiến trúc, tính chất đồng nhất hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan,
xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu.
- Các di chỉ: các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con
người và thiên nhiên, cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ học mà xét theo
quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học nổi tiếng toàn cầu.
Ở Việt Nam, khái niệm di sản văn hóa trước năm 1945, các nhà nho cũng
như các viên quan trong Quốc sử quán của nhà Nguyễn gọi theo tên các di tích:
đình, chùa, hội… Năm 1984, các nhà quản lý sử dụng khái niệm di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh. Trong pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn
hóa và danh lam thắng cảnh ban hành ngày 4/4/1984, di tích lịch sử văn hóa được
quy định: “là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm
có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên
quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội”.
Trong Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành quy định tại
Chương 1, Điều 1 quy định Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản
văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [28]
1.1.2. Phân loại di sản văn hóa
Theo nghiên cứu của tổ chức UNESCO thì toàn bộ di sản thế giới có thể chia
thành 3 nhóm:
- Di sản văn hóa (nhân tạo).
- Di sản thiên nhiên (thiên tạo).
11
- Và di sản hỗn hợp (kết hợp giữa nhân tạo và thiên tạo).
Riêng về di sản văn hóa lại chia thành hai phạm trù:
- Di sản văn hóa vật thể (còn gọi là hữu hình).
- Di sản văn hóa phi vật thể (còn gọi là vô hình).
Về phân loại lễ hội thì có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên ý nghĩa và
cội nguồn khác nhau của hội cùng với những tiết mục chính yếu và độc đáo, nổi trội
nhất của chúng, có thể chia thành nhiều loại hình. Quy chế tổ chức lễ hội ban hành
năm 2001 đã xây dựng khung quản lý cho 4 đối tượng lễ hội, đó là:
- Lễ hội dân gian.
- Lễ hội lịch sử cách mạng.
- Lễ hội tôn giáo.
- Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.
Với sự hoàn thiện của quy chế tổ chức lễ hội, các lễ hội Việt Nam có một văn
bản pháp lý tương đối hoàn chỉnh để thực thi.
Về phân cấp lễ hội, khác với các di tích Việt Nam đã được kiểm kê và phân
cấp theo quy định, các lễ hội ở Việt Nam chưa được quy định và phân cấp. Tùy vào
từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ hội hiện nay được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau.
Theo thống kê của Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện
cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%),
332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du
nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa
phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ [16].
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân và số ít
vào mùa thu, là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời
gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam phải kể đến những lễ hội chi phối hầu
hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và
Tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm
như: Lễ hội đền Hùng, Lễ hội đền Trần, Giáng Sinh, Phật đản…
12
Đứng ở góc độ biến đổi văn hóa, có thể phân loại các lễ hội truyền thống
thành ba loại:
- Loại lễ hội mở rộng quy mô, vốn có quy mô cộng đồng thành quy mô vùng,
thậm chí quốc gia, tiêu biểu như: Hội Gióng (xứ Kinh Bắc), lễ hội đền Hùng (Phú
Thọ), lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình), lễ hội đền Trần, lễ hội phủ Dày (Nam
Định), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội bà chúa Xứ (An Giang), lễ hội Nguyễn
Trung Trực (Kiên Giang)...
- Loại lễ hội về cơ bản vẫn giữ quy mô, tính chất của một lễ hội cộng đồng,
chủ yếu do người dân tổ chức, cúng tế và trình diễn nghi lễ, ít có sự can thiệp của
các yếu tố bên ngoài. Loại lễ hội này về cơ bản vẫn giữ được cấu trúc của một lễ hội
truyền thống. Tuy nhiên, do được tổ chức trong bối cảnh hiện tại nên một số yếu tố
mới đã được hình thành, chủ yếu là khu vực dịch vụ và thương mại. Các yếu tố hạt
nhân như nghi lễ, diễn trình, mục tiêu, chủ nhân không thay đổi.
- Loại lễ hội được gọi là truyền thống song đã được phục dựng và có
những yếu tố mới nhằm phục vụ các yêu cầu về chính trị, kinh tế hay các yêu cầu
khác. Truyền thống chỉ là chất liệu, là nền cho những phục dựng mới phục vụ
phát triển du lịch. Tiêu biểu cho loại lễ hội này Lễ hội xuống đồng (Hà Nam),
Hội Lim (Bắc Ninh)… [38]
1.2. Tài nguyên Du lịch nhân văn
1.2.1. Các quan điểm về tài nguyên Du lịch nhân văn
Theo Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất,
năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người.
Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản
phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người...
được sử dụng cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng” [56].
Trong Từ điển Tiếng Việt do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ
học ấn hành thì “du lịch là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở” [71].
Theo Trần Đức Thanh, du lịch có thể được hiểu là: “1. Sự di chuyển và lưu
trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư
13
trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung
quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn
hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. 2. Một lĩnh vực kinh doanh
các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú
qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú
với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung
quanh” [56].
Khái niệm du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội thông qua
năm 2005 cũng xuất phát từ quan điểm trên.
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm thoả mãn đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định” [41].
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch.
Tài nguyên Du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du
lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch
Theo khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử
văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Khoản 2 (Điều 13, Chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định:
“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [41].
Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài nguyên du lịch nhân văn
là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có
những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát
14
triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài
nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các loại tài nguyên nhân văn vật thể như:
các di tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các công trình đương đại, vật kỷ
niệm, bảo vật quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm các lễ hội,
nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, phong tục,
tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn tri thức khoa
học, kinh nghiệm sản xuất...
Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn:
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời
gian, thiên nhiên và do chính con người, bởi thế dễ bị suy thoái, hủy hoại và không
có khả năng tự phục hồi ngay cả khi không có sự tác động của con người. Vì vậy di
tích lịch sử - văn hóa khi bị bỏ hoang cũng bị xuống cấp nhanh chóng; những giá trị
văn hóa phi vật thể như những làn điệu dân ca, các vũ khúc, các lễ hội, các làng
nghề truyền thống, phong tục tập quán,…khi không được bảo tồn và phát huy có
hiệu quả sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch nhân
văn cho mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo thường
xuyên, khoa học và có hiệu quả.
Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ
biến. Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương, các
quốc gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với du
khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những
đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội là những yếu tố
nuôi dưỡng tạo thành tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia
không giống nhau nên tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có
giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh
tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn tài
nguyên du lịch nhân văn cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên.
15
Tài nguyên du lịch nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đặc
biệt tập trung nhiều ở những khu vực đông dân cư. Bởi nó được sinh ra trong quá
trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Khác với tài nguyên
du lịch tự nhiên, việc khai thác phần lớn tài nguyên du lịch nhân văn thường ít chịu
ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay rét nên tính mùa vụ
cũng ít hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên.
Vai trò của tài nguyên nhân văn đối với việc phát triển du lịch
Ngành Du lịch được coi là ngành thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa và hòa bình.
Nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên thu hút khách bởi sự hoang sơ, hùng vĩ, độc
đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong
phú, đa dạng và tính truyền thống, cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng
văn hóa, tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn
hóa phong phú, nó đánh dấu sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác, quốc gia này với
quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc khác và là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch
của du khách, kích thích quá trình lữ hành. Ngày nay, du lịch văn hóa là một xu
hướng mang tính toàn cầu, trong đó văn hóa trở thành nội hàm, động lực để phát
triển du lịch bền vững, giá trị văn hóa khiến sản phẩm du lịch mang đậm nét độc
đáo nhân văn, được coi là nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn có vai trò đặc
biệt quan trọng trong hoạt động du lịch.
Trong những chuyến đi tham quan tài nguyên du lịch nhân văn khách không
chỉ được tham quan mà còn có thể tìm hiểu và nghiên cứu khoa học.
Tài nguyên du lịch nhân văn đa số không có tính mùa vụ, không phụ thuộc
vào tự nhiên và các điều kiện tự nhiên khác, do vậy tài nguyên du lịch nhân văn
góp phần giảm nhẹ tính mùa, tính thời vụ của các loại hình du lịch khác. Các loại
tài nguyên du lịch nhân văn hầu như đều có thể khai thác phục vụ du lịch quanh
năm.
16
1.2.2. Lễ hội truyền thống
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sống
trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán mang bản sắc
riêng của mỗi vùng miền, dân tộc, tôn giáo... cho nền văn hoá của dân tộc. Trong
đó, lễ hội là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn hoá đất nước
đặc sắc hơn.
Lễ hội là loại hình tiêu biểu trong di sản văn hóa phi vật thể. Theo điều 4,
Luật di sản văn hóa định nghĩa di sản văn hóa vật thể như sau: “Di sản văn hóa phi
vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”[28].
“Văn hóa phi vật thể hay còn gọi là văn hóa tinh thần bao gồm toàn bộ
những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người sáng tạo ra như
phong tục, tập quán thể hiện trong lối sống, trong các mối quan hệ xã hội của con
người, các quy ước thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con
người và tổ tiên, với lực lượng siêu nhiên mà con người hằng tin tưởng. Đó là toàn
bộ tri thức liên quan đến việc sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự sống và phát
triển con người như sản xuất lương thực, thực phẩm, y học dân gian, văn hóa ẩm
thực, nghề thủ công. Đó là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện kể, ca dao,
dân ca, thành ngữ, tục ngữ. Đó là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc,
múa rối, sân khấu, các hình thức trình diễn cho đến kiến trúc, điêu khắc, trang trí,
đồ họa…” [28].
Theo điều 2 của bản Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, khái
niệm “Di sản văn hóa phi vật thể” được UNESCO hiểu là “Các tập quán, các hình
thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật,
đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm
người, trong đó một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn
hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật
thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với
môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ,
17
đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự đúc kết và sự kế tục, qua
đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con
người”[68].
Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 18 tháng 6 năm 2009 thì “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn
với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác” [28].
Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý
giải khác nhau trong giới nghiên cứu. Tựu trung lại trên thực tế đã xuất hiện một số
ý kiến sau đây: có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trong
cấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hoá dân gian có lễ mà không
có hội hoặc ngược lại. Theo Bùi Thiết thì “Lễ là các hoạt động đạt tới trình độ nghi
lễ, hội là các hoạt nghi lễ đạt trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hoá
truyền thống” [60]; khác với quan điểm trên, nhà nghiên cứu Thu Linh cho rằng: Lễ
(cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lệ trong các dịp này trở
thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy định một cách
nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “cải diễn hoá” cùng với không khí trang
nghiêm đóng vai trò chủ đạo. Đây chính là điểm giao thoa giữa lễ với hội, và có lẽ
cũng vì vậy người ta thường nhập hai từ lễ hội [27, tr.27].
Nghiên cứu "Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển Du lịch", Dương Văn Sáu
cho rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn
dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một số sự kiện, nhân
vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hoá của con
người với thiên nhiên - thần thánh và con người với xã hội” [35].
Tác giả Phạm Quang Nghị cắt nghĩa “lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng
đồng, có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức lôi cuốn đông đảo quần
18