Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VỀ BIỂN ĐẢO (KHẢO SÁT TRÊN SÓNG VTV1 TỪ 2013 - 2014) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THUẬN HUẾ

PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VỀ BIỂN ĐẢO
(KHẢO SÁT TRÊN SÓNG VTV1 TỪ 2013 - 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THUẬN HUẾ

PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VỀ BIỂN ĐẢO
(KHẢO SÁT TRÊN SÓNG VTV1 TỪ 2013 - 2014)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Dƣơng Xuân Sơn

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết, đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cán bộ hướng dẫn. Các vấn đề mà tôi đưa ra trong nghiên cứu "phim tài
liệu truyền hình về biển đảo" chưa được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào.
Mọi luận cứ trong luân văn là xác thực.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THUẬN HUẾ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS
Dương Xuân Sơn – người đã hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện để tôi được tiếp
cận, tìm hiều và nghiên cứu đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Trung tâm nghiệp vụ
- Hội Nhà báo Việt Nam, sự hợp tác của các đồng nghiệp VTV, của Hãng phim tài
liệu khoa học Trung ương, của Trung tâm phim tài liệu và phóng sự của Đài truyền
hình Việt Nam, Truyền hình An ninh, các đạo diễn, biên kịch, các nhà quay phim,
Biên tập, các Nhà báo chuyên và không chuyên, các nhà báo lão thành đã tạo mọi
điều kiện để tôi có thể tiếp cận tư liệu và tìm hiều quá trình thực hiện Phim tài liệu
truyền hình về biển đảo.
Tôi cũng vô cùng biết ơn các nhà quản lý, lãnh đạo các ngành và các đơn vị
liên quan, bạn bè, đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia các cuộc trò chuyện,
khảo sát, phỏng vấn về các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến đội ngũ các thầy cô ở trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn đã giảng dạy, giúp đỡ, chỉnh sửa, góp ý đề cương để tôi có
điều kiện hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thuận Huế


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BT:

Biên tập

CĐSX:

Chỉ đạo sản xuất

CQBĐ:

Chủ quyền biển đảo

GS.TS:

Giáo sư, tiến sỹ

KB&ĐD:

Kịch bản và đạo diễn

KB&LB:

Kịch bản và lời bình


KTV:

Kỹ thuật viên

LHP:

Liên hoan phim

NXB:

Nhà xuất bản

NSND:

Nghệ sỹ nhân dân

NSƯT:

Nghệ sỹ ưu tú

PTL:

Phim tài liệu

PTLTH:

Phim tài liệu truyền hình

PGS.TS:


Phó giáo sư, tiến sỹ

QP:

Quay phim

TCSX:

Tổ chức sản xuất

TNND:

Trách nhiệm nội dung

TNSX:

Trách nhiệm sản xuất

VTV:

Đài truyền hình Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến vấn đề ................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................9

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................................10
7. Bố cục của luận văn ..............................................................................................10
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VÀ
VẤN ĐỀ VỀ BIỂN ĐẢO ................................................................................ 11
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................11
1.2 Một số vấn đề chung về biển, đảo hiện nay ........................................................27
1.3 các yếu tố của phim tài liệu truyền hình……………………………………………….

TIỀU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................. 31
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN
HÌNH VỀ BIỂN, ĐẢO .................................................................................... 33
2.1.Thành công trong việc sản xuất phim tài liệu truyền hình về biển đảo .......................33
2.2. Nội dung một số phim tài liệu về biển đảo được lựa chọn nghiên cứu .............37
2.3. Những thành công của phim tài liệu truyền hình về biển đảo ......................... 47
2.4. Những hạn chế của phim tài liệu truyền hình về bển đảo…………………………….
2.5 Những kinh nghiệm rút ra từ thành công của phim tài liệu truyền hình về biển đảo…

Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 87
CHƢƠNG 3: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VỀ BIỂN ĐẢO
HIỆN NAY ...................................................................................................... 89
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền về biển đảo ........................89
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phim tài liệu truyền hình về biển, đảo........ 93
Tiều kết chƣơng 3 ......................................................................................... 101


KẾT LUẬN ................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 108
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 112



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê các bộ phim tài liệu về biển đảo phát sóng trên VTV1 trong
2013 - 2014 ...............................................................................................................50
Bảng 2.2: Tỷ lệ các nội dung được phản ảnh trong phim tài liệu về biển đảo .........52


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính
trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ
biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc
gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Trong 63 tỉnh, thành phố
của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các
tỉnh, thành ven biển. Kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào
nền kinh tế đất nước. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân
tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con
người Việt Nam.
Với một quốc gia có chiều dài bám biển lớn như Việt Nam, biển đảo thực sự
luôn là một vấn đề quan trọng, mang tính chiến lược trong quá trình phát triển của
đất nước. Chính vì vậy, tuyên truyền về biển đảo là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng đối với những người làm báo, là sứ mệnh cao quý để các loại hình báo chí
được đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ báo chí,
cụ thể là từ các bài viết nghiên cứu sâu cho đến các phóng sự, phim tài liệu, các
chương trình tọa đàm, chúng ta biết được rằng, từ thuở ban đầu mở mang bờ cõi
dựng nước và giữ nước, biển không chỉ có ý nghĩa về địa kinh tế mà còn vô cùng
quan trọng về địa chính trị. Tầm quan trọng ở đây không chỉ ở đường bờ biển dài
mà còn rất đặc biệt hơn 3.000 hòn đảo, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ tuyên truyền, chúng ta biết biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho

cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các
ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với mọi miền của đất nước, giao thương với thị
trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Hơn
nữa, xét về mặt an ninh quốc phòng, chúng ta biết Biển Đông đóng vai trò quan
trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển
Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc

1


kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ
chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình hiện nay, biển Đông nói chung và vấn đề
biển đảo nói riêng thực sự đang là một vấn đề nóng trên tất cả các diễn đàn không
chỉ của nước ta mà còn của cả khu vực và thế giới. Những câu chuyện về tranh chấp
chủ quyền của Trung Quốc với Nhật Bản, Philippin, đặc biệt là những hành động
gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam trong thời gian gần đây (nhất là trong năm
2014) trên biển Đông thực sự đã tạo nên làn sóng phẫn nộ sâu sắc với dư luận trong
nước và quốc tế. Và kể từ ngày 2/5/2014, khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn
khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,
vấn đề tuyên truyền về biển đảo lại càng trở nên nóng bỏng, cần thiết và là nhu cầu
thông tin không thể thiếu với công chúng báo chí.
Trong tất cả các loại hình báo chí, từ báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền
hình… tất cả đều tuyên truyền về biển đảo một cách sâu sắc, khai thác tối đa lợi thế
của từng loại hình và từng thể loại. Tuy nhiên, tôi ấn tượng sâu sắc với thể loại
phim tài liệu của truyền hình trong quá trình tuyên truyền về biển đảo. Thực sự, đây
là một thể loại đã phát huy mạnh mẽ những ưu thế vượt trội của nó trong quá trình
tuyên truyền về biển đảo. Ngôn ngữ hình ảnh, lời bình, âm nhạc cũng như độ dài để
khai thác và tái hiện cả quá trình lịch sử thậm chí cả ngàn năm…từ đó đưa ra những
lập luận, bằng chứng, các lý giải liên quan đến vấn đề biển đảo… của thể loại phim

tài liệu truyền hình đã thực sự lôi cuốn người xem. Nó không chỉ cung cấp cho công
chúng một khối lượng kiến thức đồ sộ về biển đảo Việt Nam, những hiểu biết về
quá khứ và hiện tại mà hơn hết còn tạo cho người xem những cảm nhận sâu sắc về
vấn đề chủ quyền biển đảo, đánh thức lòng yêu nước và nhất là tạo nên khát vọng
hòa bình, niềm tin vào công lý và sức mạnh của đạo lý… Vì những lý do đó mà tôi
quyết định chọn đề tài “PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VỀ BIỂN ĐẢO” là vấn
đề nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành báo chí học của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến vấn đề
Có thể nói, phim tài liệu là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với công
chúng từ bao lâu nay. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều công trình, nhiều giáo trình
nghiên cứu sâu về phim tài liệu, chủ yếu đi dưới hai góc độ chính là khuynh hướng
nghệ thuật và khuynh hướng hiện thực. Trong đó, rất nhiều nghiên cứu đi sâu vào
sự hình thành phát triển, quá trình sản xuất phim tài liệu, chỉ những đặc trưng đặc
điểm, chức năng và các yếu tố cấu thành nên phim tài liệu… Tuy nhiên, với những
vấn đề cụ thể, đi sâu vào nội dung, một vấn đề cốt lõi như “PHIM TÀI LIỆU
TRUYỀN HÌNH VỀ BIỂN ĐẢO” mà tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu thì cho
đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào. Chính vì vậy,
trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề này, tác giả vô cùng trân trọng những thành
tựu của các công trình nghiên cứu về phim tài liệu và các vấn đề liên quan đến biển
đảo của các nhà nghiên cứu đi trước. Đây sẽ là những tài liệu quan trọng tạo cơ sở,
tiền đề để tác giả mạnh dạn đưa ra những lập luận của mình trong quá trình nghiên
cứu Phim tài liệu về biển đảo.
Cụ thể, liên quan đến vấn đề phim tài liệu, trên thế giới hiện nay có khá
nhiều tác giả nghiên cứu về nó. Tác giả Alan Rosenthal trong cuốn sách Writing
Directing and Producing Documentary Films and Videos đã cung cấp cho người
đọc một cách đầy đủ, rõ ràng các nội dung liên quan đến việc làm phim tài liệu, bắt

đầu từ ý tưởng đến khi hoàn thành công việc. Về bản chất, cuốn sách này là các vấn
đề hàng ngày mà các nhà làm phim phải đối mặt từ ý tưởng đến hoàn thành bộ
phim, từ tài chính đến phân phối, từ kiểm duyệt chính trị và các vấn đề khác... Cuối
cùng, cuốn sách đề cập đến nghiên cứu các vấn đề về phong cách, các phương pháp
tiếp cận, và những thách thức của công nghệ mới. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách
cũng đưa ra lời cảnh báo rằng “phương pháp của tôi làm phim có thể không phù
hợp với bạn”; không có quy định trong việc làm phim. Những gì được chấp nhận
hôm nay cũng có thể sẽ bị từ chối vào ngày mai. “Tôi hy vọng rằng bạn sẽ đọc cuốn
sách và chấp nhận những gì là hữu ích. Sau đó, đi ra ngoài, phá vỡ tất cả các quy
tắc, và thực hiện những bộ phim vĩ đại nhất.” [27;9] .

3


Ngoài ra cũng đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu của nước ngoài về
phim tài liệu đã được tập hợp thành các bài giảng cho sinh viên trường Sân khấu
điện ảnh và Học viện Báo chí và truyên truyền học tập như: “Nghệ thuật điện ảnh”
của tác giả David Bordwell và Kristin Thompson nói về các thể loại phim tài liệu,
phim thể nghiệm và phim hoạt hình thông qua việc phân tích các bộ phim nổi tiếng
trên thế giới để rút ra đặc trưng của các thể loại này.
Cũng có một số sách của nhiều tác giả nước ngoài cũng đã được dịch và
được các nhà xuất bản đáng tin cậy in ấn và phát hành, có thể khai thác được trong
quá trình nghiên cứu tổng quan. Ví dụ như: Nghiên cứu phim của tác giả Warren
Buckland (Nhà xuất bản tri thức), Nghệ thuật điện ảnh của David Hordwell và
Kristin Thompson (Nhà xuất bản giáo dục), Hành trình nghiên cứu điện ảnh
Việt Nam (Nhiều tác giả, Nhà xuất bản văn hóa thông tin 2007), Ngôn ngữ điện
ảnh (giáo trình của trường Đại học sân khấu điện ảnh, 2006), Nghệ sỹ phim tài
liệu Việt Nam (nhiều tác giả, trung tâm nghiên cứu nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh
VN tại TP HCM, 2001), Kỹ thuật làm phim tài liệu (Khiu Bedli, Viện Nghệ thuật
và lưu trữ điện ảnh Việt Nam xuất bản, 2002) của Viện phim Việt Nam cũng nói

nhiều về thể loại phim này. Trong cuốn Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt
Nam (Nhiều tác giả, Nhà xuất bản văn hóa thông tin 2007 có rất nhiều bài viết của
nhiều tác giả chỉ ra một số đặc trưng, đặc điểm và dần định hình được phim tài liệu
như: Những thành quả của điện ảnh Việt Nam 10 năm qua của tác giả Vũ Trọng
tr77-90];

[12;

Phim tài liệu của điện ảnh Giải phóng trước 1975 về đề tài chiến tranh cách

mạng của tác giả Nguyễn Thị Việt Nga; Việc thể hiện con người trong phim tài liệu
Việt Nga của Nguyễn Việt Nga; Đạo diễn Lê Mạnh Thích với bộ phim tài liệu về
con người; Tìm hướng đi cho phim tài liệu của tác giả Nguyễn Việt Nga; Vấn đề thể
hiện chất nhân bản trong phim tài liệu của tác giả Nguyễn Việt Nga... đã đề cập
nhiều vấn đề liên quan đến phim tài liệu dưới góc nhìn nó là một thể loại của điện
ảnh. Đây cũng là một kênh tham khảo có ý nghĩa cho đề tài này của tác giả.
Trong "Nghiên cứu phim" của tác giả Warren buckland có dành hẳn một
chương nói về các thể loại của phim tài liệu.[37; tr.245-282]. Trong đó, tác giả đã chỉ ra

4


có đến 5 loại phim tài liệu như: 1.phim tài liệu mô tả, 2.phim tài liệu quan sát,
3.phim tài liệu tương tác, 4.phim tài liệu phản thân, 5.phim tài liệu dàn dựng... Đây
sẽ là nguồn tài liệu quan trọng cho luận văn này trong quá trình khảo sát và phân
loại các bộ phim tài liệu về biển đảo được lựa chọn nghiên cứu.
Đặc biệt, trong cuốn Giáo trình Báo chí Truyền hình của PGS,TS Dƣơng
Xuân Sơn (nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2011) thực sự là một công trình
nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ, có ý nghĩa lớn đối với những ai đang học tập, làm
việc và nghiên cứu về thể loại phim tài liệu truyền hình. Trong cuốn sách này, tác

giả đã dành trọn chương 13 với hơn 30 trang nói về thế loại phim tài liệu truyền
hình. Từ những điều sơ đẳng nhất về khái niệm, sự ra đời phát triển, chức năng, đặc
điểm, các dạng phim và đặc biệt, tác giả đã đi sâu phân tích sự khác nhau giữa phim
tài liệu truyền hình và phim tài liệu điện ảnh. Từ đó, đưa ra các phương pháp khai
thác chất liệu, các yếu tố, kết cấu, bố cục của kịch bản và lời bình, phong cách của
phim tài liệu truyền hình. Với đề tài của tôi, đây thực sự là một tài liệu có ý nghĩa
lớn về phương pháp luận, tạo căn cứ cũng như định hướng về nội dung, tư tưởng và
hình thức thể hiện để tôi có thể soi chiếu, làm rõ hơn các luận điểm của mình trong
các chương nghiên cứu nội dung của đề tài.
Ngoài ra, cũng có khá nhiều khóa luận, đặc biệt là luận văn thạc sỹ của các
học viên chuyên ngành báo chí và truyền thông đã nghiên cứu một số vấn đề liên
quan đến phim tài liệu truyền hình hoặc nội dung về tuyên truyền biển đảo trên các
báo. Đây cũng là một kênh để bản thân có điều kiện tham khảo thêm, tạo sự phong
phú, khách quan hơn trong nghiên cứu của mình. Ví dụ như: Phim tài liệu chân
dung truyền hình trên đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn ThS.
Báo chí học Bùi thị Thủy - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2006. Đây là luận văn khá thành công ở việc nêu những vấn đề lý
luận cơ bản của thể loại báo chí, đặc biệt là ký chân dung báo in, phim tài liệu chân
dung điện ảnh, phim tài liệu chân dung truyền hình. Khảo sát một số phim tài liệu
chân dung truyền hình có hiệu quả xã hội nhất định đối với công chúng. Từ đó đề

5


xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng, số lượng phim tài liệu chân dung trên
Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài thạc sĩ chuyên ngành báo chí học tại trường Đại học khoa học xã hội
và Nhân văn, 2013, “Thông tin về chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng”,
tác giả Văn Công Nghĩa đã đi sâu vào việc phân tích đánh giá những thành công
hạn chế của việc thông tin về biển đảo của VTV Đà Nẵng. Tác giả cũng thừa nhận

cơ quan này còn có những hạn chế nhất định trong lĩnh vực tuyên truyền về biển
đảo qua thể lại phim tài liệu truyền hình; mạnh dạn đưa ra một số nhóm giải pháp
để nâng cao chất lượng thông tin về biển đảo của VTV Đà Nẵng..
Ngoài ra, liên quan đến nội dung tuyên truyền, mặc dù không phải ở thể loại
phim tài liệu truyền hình nhưng ít nhất là cũng có liên quan đến vấn để biển đảo,
hiện tại cũng đã có một số luận văn thạc sỹ của học viên khoa Báo chí và Truyền
thông, khoa Quốc tế học, khoa Luật đã nghiên cứu. Đề tài: “Nâng cao chất lượng
chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam” (Qua
thực tế các chương trình trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1), Luận văn ThS.
Truyền thông đại chúng, Nguyễn Thị Hòa - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Nghiên cứu này trình bày thời cơ và
thách thức đặt ra đối với việc thông tin tuyên truyền về biển đảo trong thời đại ngày
nay. Thông qua đó, làm rõ tính tất yếu phải nâng cao chất lượng các chương trình
tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN - một kênh thông tin
chính thống của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong phần tổng quan, luận văn này
nói về cơ sở lý luận báo chí nói chung và cơ sở lý luận về loại hình báo phát thanh,
những hình thức hiện đang sử dụng để tuyên truyền về biển đảo trên sóng Đài
TNVN, trong đó đi sâu vào nghiên cứu các chương trình phát thanh thông tin tuyên
truyền về biển đảo. Từ đó đánh giá đúng thực trạng về nội dung, hình thức thể hiện
của các chương trình, tác phẩm, đóng góp vào hiệu quả tuyên truyền về biển đảo
cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đề xuất những giải pháp để đổi
mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN.

6


Ngoài ra một số luận văn thạc sỹ báo chí của Học viện báo chí và tuyên
truyền như "Tuyên truyền phát triển kinh tế biển của các kênh truyền hình khu
vực Bắc Trung Bộ" của Bùi Ngọc Toàn; "So sánh phương thức tuyên truyền về
biển Đông giữa báo chí Việt nam và báo chí Trung Quốc" của Văn Nghiệp Chúc;

"Xung đột chủ quyền ở quần đảo Trường Sa – những vấn đề đặt ra và hướng giải
quyết" của Tạ Thị Thu Hằng... cũng cung cấp thêm nhiều thông tin và tài liệu
quý cho tác giả tham khảo trong quá trình làm luận văn.
Tất cả những nghiên cứu này sẽ là những tài liệu tham khảo có ý nghĩa về cả
lý luận và thực tiễn để tác giả có cơ hội thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu của
mình. Bởi thông qua đó, tác giả không chỉ có điều kiện tiền đề về phim tài liệu mà
còn được bổ sung rất nhiều kiến thức về biển đảo, về những vấn đề liên quan đến
luật pháp quốc tế, về công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982… từ đó, có thể
mạnh dạn đưa ra những đề xuất trong nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, những tư liệu, sách và các khóa luận dù
có những giá trị rất quan trọng trong nghiên cứu về phim tài liệu và về vấn đề tuyên
truyền biển đảo. Tuy nhiên đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể vấn đề
“phim tài liệu truyền hình về biển đảo”. Mặc dù, trong thực tế đây luôn là một đề tài
nóng, nó cũng được các nhà làm phim, các đạo diễn trong và ngoài nước quan tâm
thực hiện, cũng đã có rất nhiều tác phẩm ra đời, thành công , giành giải cao trong
các liên hoan phim khu vực và quốc tế từ những năm 60 của thế kỷ trước. Thậm
chí, nhiều bộ phim tài liệu truyền hình của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung
ương, Trung tâm Phóng sự và Phim tài liệu Việt Nam… đã đi vào lịch sử phim tài
liệu, trở thành những kho tư liệu quý giá không chỉ về nghệ thuật làm phim tài liệu
mà còn ý nghĩa về giá trị lịch sử, về những bằng chứng pháp lý trong quá trình bảo
vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính
mới mẻ cũng như giá trị khoa học và thực tiễn đó của đề tài mà tôi quyết định
nghiên cứu “PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VỀ BIỂN ĐẢO” thành đề tài bảo
vệ luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

7


- Mục đích: Đề tài mong muốn nghiên cứu sâu về phim tài liệu truyền hình

về biển đảo trên sóng truyền hình Việt Nam để có được một cái nhìn sâu sắc, toàn
diện. Từ đó, chỉ ra được những thế mạnh, ý nghĩa to lớn của việc tuyên truyền về
viển đảo bằng thể loại phim tài liệu truyền hình. Từ quá trình nghiên cứu đó, tác giả
luận văn cũng mong muốn tích lũy cho mình những kinh nghiệm, bài học trong quá
trình nghiên cứu để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn hiện tại và sau này
của mình.
- Từ những mục đích trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Đánh giá vai trò, ý nghĩa của phim tài liệu truyền hình trong việc tuyên
truyền về biển đảo trong giai đoạn hiện nay.
+ Phân tích, tìm hiểu nội dung, tư tưởng trong các bộ phim tài liệu về biển
đảo được lựa chọn.
+ Đánh giá hình thức thể hiện nhằm làm nổi bật nội dung tư tưởng, tăng sức
lôi cuốn người xem của các bộ phim tài liệu về biển đảo của truyền hình Việt Nam.
+ Nêu những ưu điểm, hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng của phim tài liệu truyền hình trong thời gian tới để vừa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của đặc trưng loại hình vừa đáp ứng nhu cầu của công chúng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phim tài liệu truyền hình về biển đảo.
- Phạm vi nghiên cứu, khảo sát: Dự kiến sẽ khảo sát các bộ phim tài liệu
truyền hình về biển đảo của Việt Nam đã được sản xuất qua các giai đoạn, các thời
kỳ lịch sử khác nhau và đã được phát sóng trên truyền hình Việt Nam. Trong đó, tập
trung là các bộ phim trong 2 năm 2013 và 2014. Để đa dạng và có cái nhìn khách
quan, trung thực, ngoài các bộ phim được chọn để phấn tích sâu, luận văn sẽ
nghiên cứu cả những bộ phim của tác giả nước ngoài làm về biển đảo Việt Nam,
những bộ phim tài liệu được sản xuất trong những năm chiến tranh của các đạo diễn
nổi tiếng đã được giải thưởng của khu vực và thế giới. Những bộ phim tài liệu này
cũng có thể là một tập nhưng cũng có thể dài kỳ theo từng vấn đề được đặt ra. Đặc
biệt, trong quá trình nghiên cứu, luận văn có thể mở rộng khảo sát thêm cả những

8



bộ phim dù chưa được phát sóng trên sóng truyền hình Việt Nam nhưng đã được
công chiếu rộng rãi trong các dịp liên hoan phim tài liệu trong nước và quốc tế.
Các phim tài liệu đã khảo sát như:
+ Đầu sóng ngọn gió
+ Trường Sa, tháng 4//1988
+ Đảo Lý Sơn
+ Biển động (3 tập)
+ Andre Menras – Một người Việt
+ Biển của người Việt
+ Biển Đông dậy sóng (ba tập)
+ Trường Sa, Hoàng Sa: nơi ghi dấu hồn thiêng đất Việt
+ Những câu chuyện nhỏ trên biển lớn
+ Cắm cờ Tổ quốc trên biển Đông
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở, phương pháp luận của nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, sử dụng một số lý thuyết về báo chí học và xã hội học truyền thông
đại chúng, dựa trên những kiến thức về luật biển của các tác giả trong và ngoài nước
để làm cơ sở nghiên cứu. Đặc biệt trên cơ sở những đường lối chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước ta về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của báo chí cũng như
các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đảo. Từ đó, đưa
ra quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá về phim tài liệu truyền hình về biển đảo.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Được sử dụng với mục đích tiếp
cận các tài liệu nhằm khái quát cho phần nghiên cứu tổng quan, bổ sung hệ thống lý
thuyết về phim tài liệu truyền hình. Đồng thời, cũng sẽ nghiên cứu sâu thêm một số
tài liệu liên quan về biển đảo đã được đề cập, nghiên cứu các phim để tạo kiến thức
nền cho phần nghiên cứu sâu ở các chương nội dung. Đây chính là những lý thuyết


9


cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và tìm kiếm những giải pháp
khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích nội dung: Được sử dụng đối với việc đánh giá,
phân tích nội dung của phim tài liệu truyền hình đã được lựa chọn.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Được tiến hành với các đối tượng là những
người liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, sáng tạo tác phẩm phim tài liệu
truyền hình về biển đảo như: các đạo diễn, kịch bản và lời bình, biên tập quay phim,
chịu trách nhiệm sản xuất...; Phỏng vấn một số nhà quản lý của VTV, của Hãng
phim tài liệu Khoa học TW, của truyền hình An ninh… .
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý
thuyết về thể loại phim tài liệu truyền hình hiện nay. Trong một khía cạnh nào đó,
đề tài sẽ có những đóng góp mang tính mở đầu trong việc thống kê, đánh giá, nhận
xét và phân tích ở góc độ nội dung và hình thức thể hiện. Điều này sẽ góp phần tạo
cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn sau này về vấn đề tuyên truyền về biển, đảo
của báo chí truyền hình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực
tiễn của luận văn sẽ có tác động đối với các cơ quan báo chí, các đài truyền hình
TW và địa phương, các đài khu vực và nhất là các nhà báo trong việc nhìn nhận,
đánh giá lại tác động, hiệu quả của những tác phẩm này. Từ đó, sẽ nhận diện được
vai trò to lớn của thể loại phim tài liệu truyền hình trong vấn đề tuyên truyền biển
đảo hiện nay.… Luận văn hy vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao kỹ năng làm
phim tài liệu cho những người làm phim tài liệu truyền hình, thêm một nguồn thông
tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn

gồm ba chương:
- Chương 1: Lý luận chung về phim tài liệu truyền hình và một số vấn đề về
biển, đảo

10


- Chương 2: Khảo sát thực trạng phim tài liệu truyền hình về biển, đảo
- Chương 3: Những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
phim tài liệu truyền hình về biển đảo.

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VÀ
VẤN ĐỀ VỀ BIỂN ĐẢO
1.1. Một số khái niệm
1.1.1 Truyền hình
Cho đến nay, còn nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về truyền hình. Nó
được xem là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông, bao gồm tập hợp
nhiều thiết bị điện tử, có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vô tuyến cũng như truyền
dẫn các tín hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa, được phát dưới
dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống cáp quang, hoặc cáp đồng trục.
Truyền hình đáp ứng cùng một lúc cả hai chức năng nghe và nhìn, những hình ảnh
sẽ được trình chiếu trên các màn hình và âm thanh được phát trên hệ thống loa.
Truyền hình có tên tiếng Anh là Television, ngoài ra có các tên gọi khác như Tivi,
Vô tuyến truyền hình hoặc ngắn gọn hơn chính là từ "truyền hình".
Theo G.V Cudơnhetxốp, X.L Xvich và A. Ia.Iurôpxky trong giáo trình Báo
chí truyền hình thì "truyền hình có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng
rộng rãi, thậm chí đến tận các tầng lớp nằm bên ngoài ảnh hưởng của các phương
tiện thông tin đại chúng khác. Truyền hình có được khả năng là do những đặc điểm
về bản chất vật lý của nó. Những đặc điểm ấy quyết định tính chất đặc thù của
truyền hình với tư cách là phương tiện tạo ra và chuyển tải thông tin. Đó là khả

năng của những giao động điện từ, khả năng chuyển tải thông tin dưới hình thức
những hình ảnh chuyển động có kèm theo âm thanh, khả năng thông tin dưới hình
thức âm thanh – hiển thị, về hành động, về sự việc... vào đúng thời điểm không lặp
lại của chính thời điểm diễn ra sự việc đó".[31, tr. 43].

11


Theo cuốn "Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản" của PGS, TS
Nguyễn Văn Dững thì: " Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông điệp
bằng hình ảnh động và hầu như đầy đủ màu sắc vốn có của cuộc sống cùng với lời nói,
âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống
động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ..."
Trong cuốn sách Các loại hình báo chí truyền thông, xét từ góc độ kỹ thuật
PGS, TS Dương Xuân Sơn thì cho rằng: " Truyền hình là quá trình biến đổi từ năng
lượng ánh sáng thông qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện, nguồn tín
hiệu điện tử được phát sóng truyền đến máy thu hình và lại biến đổi thành năng
lượng ánh sáng tác động vào thị giác, người xem nhận thức được hình ảnh thông
qua màn hình. Về mặt nội dung, truyền hình là loại hình truyền thông mà thông điệp
được truyền trong không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo cho người xem
cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống."[17, tr.176]
Còn trong "Giáo trình báo chí Truyền hình", PGS, TS Dương Xuân Sơn cho
rằng: "dù phát triển ở bất cứ đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có
chung một nghĩa là nhìn được từ xa"[15, tr. 13]
Như vậy, dù hiểu theo khía cạnh nào, nhìn nhận vấn đề theo quan điểm nào
thì chúng ta vẫn có thể hiểu một cách tổng quan nhất: Truyền hình với sự hỗ trợ,
phát triển của khoa học công nghệ đã giúp cho công chúng có thể biết đầy đủ về
một sự kiện, sự việc đã, đang diễn ra bằng sự hỗ trợ của hình ảnh và âm thanh.
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, truyền hình đã trở thành một phương tiện
giải trí quan trọng trong đời sống của nhân loại. Ngày nay, với sự phát triển mạnh

mẽ như vũ bảo của khoa học kỹ thuật, truyền hình ngày càng có điều kiện phát triển
với nhiều cột mốc mới, ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống sinh hoạt
của mỗi quốc gia, mỗi châu lục và mỗi cộng đồng người trên khắp thế giới.
1.1.2 Phim tài liệu
Phim tài liệu, tiếng Anh là "documentary film" có thể hiểu trên cơ sở từ gốc
của nó là documentary, nghĩa là tài liệu, bằng chứng, chứng cứ, nguồn tài liệu. Phim
tài liệu có thể xem như là các vấn đề trong thực tế được ghi lại, lưu giữ lại bằng

12


hình ảnh. Nói một cách dễ hiểu thì Phim tài liệu giống như một cuốn abum lưu giữ
lại tất cả mọi khoảnh khắc diễn ra trong đời sống thực tế của con người, sự vật, hiện
tượng nào đó.
Trong cuốn sách “Nghệ thuật điện ảnh", hai tác giả David Bordwell và
Kristin Thompson, thuộc Trường đại học Wisconsin, viết khá sâu về điện ảnh nói
chung và phim tài liệu nói riêng, thể hiện qua 6 phần nội dung: sản xuất, phát hành
và chiếu phim; hình thức phim; các loại hình phim; phong cách phim, mối liên hệ
các cảnh quay, âm thanh, phân tích phê bình phim,... Trong đó, tại chương 5 nói về
Phim tài liệu, phim thực nghiệm và phim hoạt hình, tác giả cho rằng: "Một cuốn
phim tài liệu thường phản ảnh các thông tin có thật về thế giới ngoài phim... Phim
tài liệu mang những tương phản đặc trưng với phim hư cấu"[30, tr.170]. Định nghĩa này
của Bordwell và Thompson cũng nhấn mạnh vào tính chân thực của phim tài liệu
truyền hình. Tính chân thực được hai tác giả coi như đặc tính quan trọng nhất, quy
định những đặc tính khác của phim tài liệu. Tất cả những sự kiện, hiện tượng, quá
trình con người trong hiện thực đều là đối tượng phản ánh của phim tài liệu.
Trong cuốn sách nghiên cứu điện ảnh đại cương, Andrew Britton cho rằng:
“Trước hết, một bộ phim tài liệu có giá trị phải phản ánh được những góc cạnh
khác nhau của sự thực, một sự thực không đơn giản như chúng ta nhìn thấy mà là
một sự thực được đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội đã tạo ra chúng”. Quan niệm

này của Andrew Britton đã thoát khỏi được tính tự nhiên chủ nghĩa mà nhiều nhà
làm phim tài liệu phương Tây mắc phải. Sự thực trong phim tài liệu phải được đặt
trong bối cảnh đã sinh ra nó, nằm trong mối quan hệ biện chứng với những sự kiện,
hiện tượng khác.
Từ những nhìn nhận, quan điểm, khái niệm cũng như đánh giá trên, chúng ta
có thể hiểu rằng: Phim tài liệu là một thể loại diễn tả, tái hiện tất cả mọi sự vật,
hiện tượng diễn ra trong đời sống một cách chân thực bằng sức mạnh của hình ảnh
và âm thanh.
Phim tài liệu cũng thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, thể hiện chính kiến của
người làm phim. Nhà làm phim tài liệu đưa ra hệ thống luận chứng, luận cứ để
chứng minh cho luận điểm mà họ nêu lên trong tác phẩm của mình. Và chính hệ

13


thống luận chứng đó sẽ thuyết phục người xem về tính chân thực của tác phẩm
phim tài liệu.
Bản chất của phim tài liệu
Từ những năm hai mươi của thế kỉ trước, các bậc thầy của điện ảnh Xô Viết
đã gọi phim tài liệu là Điện ảnh mắt hay Điện ảnh sự thật. Nghĩa là bản chất của
phim tài liệu là chỉ có sự thật và sự thật mà thôi. Không hư cấu, không dàn dựng,
không có sự xuất hiện của diễn viên. Hiện thực cuộc sống phải được phản ánh một
cách khách quan, trung thực nhất như nó vốn có; không được bóp méo, đảo lộn hay
tô vẽ gì thêm. Có lẽ vì lý do này mà cho đến tận bây giờ, vẫn có người còn tranh cãi
xem phim tài liệu có phải là tác phẩm nghệ thuật không, hay là báo chí; hoặc nó là sự
giao thoa giữa nghệ thuật (điện ảnh) và báo chí (truyền hình). Nhưng dù vẫn còn những
quan niệm khác nhau, người ta vẫn không thể phủ nhận, rằng phim tài liệu, cũng giống
như các thể loại tác phẩm báo chí truyền hình đều có chung một gốc, đó là tất cả đều
phải xuất phát từ những hình ảnh có thật đã và đang tồn tại trong cuộc sống.
Chức năng của phim tài liệu

Thứ nhất: Chức năng thông tấn và báo chí. Đây chính là chức năng quan
trọng nhất, chi phối toàn bộ quá trình xây dựng một bộ phim tài liệu nói chung. Từ
đó, mỗi bộ phim đi sâu phản ánh một sự kiện, vấn đề hoặc con người cụ thể, với
những mối quan hệ biện chứng, diễn biến, tác động qua lại, những xung đột và mâu
thuẫn, v.v. trong một thời gian hoặc không gian xác định, từ đó làm bật ra tư tưởng
chủ đề tác phẩm.
Thứ hai: Chức năng giáo dục và nhận thức. Thông qua những hình ảnh chân
thực về con người, sự việc, sự kiện, vấn đề... với tất cả sự phong phú và đa dạng của
nó, phim tài liệu giúp nâng cao nhận thức và tư duy của người xem, thậm chí là góp
phần định hướng tư tưởng và thay đổi hành vi của họ. Hơn thế nữa, phim tài liệu
còn có thể giúp người xem phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng và
sự kiện, nâng sự kiện lên tầm khái quát hóa bằng hình tượng tiêu biểu, nhờ việc sử
dụng một cách có hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật…

14


Thứ ba: Chức năng thẩm mĩ và giá trị tư liệu lịch sử. Không dừng lại ở việc
miêu tả hiện thực một cách khách quan, trung thực, phim tài liệu (nhất là phim tài
liệu nghệ thuật) còn chú trọng khai thác chất thơ với những ẩn dụ, tượng trưng, ước
lệ... nhằm tác động tới cảm xúc thẩm mĩ của khán giả, khiến họ cùng vui, buồn,
hờn, giận... với những hình ảnh trong phim.
Phim tài liệu đã từng được xem là thế mạnh của điện ảnh Việt Nam. Riêng
Hãng Giải phóng hơn 40 năm làm phim tài liệu đã có rất nhiều đầu phim nổi
tiếng: Du kích Củ Chi, Đường ra phía trước (trong chiến tranh chống Mỹ)..., Người
công giáo huyện Thống Nhất, Di chúc của những oan hồn (sau giải phóng)... Lịch
sử điện ảnh nước nhà đã ghi nhận nhiều phim tài liệu có giá trị lớn, khẳng định tên
tuổi nhiều nhà làm phim - từ Bùi Đình Hạc, Phan Trọng Quỳ, Nguyễn Khánh Dư,
Nguyễn Xã Hội... đến Lê Mạnh Thích, Lò Minh, Trần Văn Thuỷ, Đào Trọng
Khánh, Sĩ Chung, Lại Văn Sinh, Văn Lê, Trần Thế Dân…Ở thời kỳ hòa bình và

đổi mới có thêm nhiều bộ phim tài liệu Việt Nam gắn bó với cuộc sống đương đại,
nhiều bộ phim tạo nên bước ngoặt trong tư duy sáng tác, lôi cuốn và có ảnh hưởng
trong đời sống xã hội như "Hà Nội trong mắt ai", "Chuyện tử tế" của Trần Văn
Thủy… Những vấn đề đặt ra trong các bộ phim này, không chỉ là nhìn vào sự thật,
nói ra sự thật, mà còn định hướng tư duy và phong cách sáng tác mới cho những
người làm phim tài liệu tâm huyết với nghề…
Một nhà làm phim tài liệu nổi tiếng của Chile, Patricio Guzman đã từng nói:
Một đất nước không có phim tài liệu như một gia đình không có abum ảnh. Lịch sử
luôn là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân. Phim tài liệu không
giống như chúng ta viết 1 cuốn sách hay kể một câu chuyện mà nó còn hơn thế. Để
xây dựng và sản xuất phim tài liệu được tốt đòi hỏi sự chuẩn xác trong sự kiện lịch
sử, hệ thống trong bố cục, tính sáng tạo và nghệ thuật trong cách thể hiện. Những tố
chất này chính là điều căn cốt để tạo ra thế mạnh cho phim tài liệu hiện nay.
1.1.3 Phim tài liệu truyền hình
- Khái niệm

15


Theo nghiên cứu, tổng hợp của Phó giáo sư, tiến sỹ Dương Xuân Sơn trong
giáo trình Báo chí truyền hình thì “Cho tới nay, trên thế giới có rất nhiều quan niệm
về phim tài liệu. Tuỳ theo góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả sẽ có những
quan niệm riêng về thể loại này. Tuy còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, nhưng
phần lớn vẫn tập trung vào hai khuynh hướng: một là đề cao tính chân thực của
phim tài liệu truyền hình và hai là đề cao tính nghệ thuật của phim tài liệu truyền
trình lẫn tính báo chí của nó.
Từ điển bách khoa toàn thư Encarta (ở mục từ docmumentaries) của Mỹ cho
rằng: Phim tài liệu truyền hình là những tác phẩm truyền hình có cấu trúc chặt chẽ
nhằm mục đích khám phá sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống hiện thực
một cách chi tiết. " [15, tr. 239-242 ]. Khái niệm này đề cao tính chi tiết của tác phẩm, coi

chi tiết như tiêu chí duy nhất của một phim tài liệu truyền hình. Đó đơn thuần là
một tác phẩm truyền hình có cấu trúc được xây dựng kỹ lưỡng và chi tiết. Với quan
điểm này, Encarta coi trọng phim tài liệu chính luận báo chí mà quên đi tính nghệ
thuật của thể loại này.
Từ những phân tích trên, PGS, tiến sĩ Dương Xuân Sơn đã đưa ra khái niệm
về phim tài liệu truyền hình: phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí truyền
hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên tư tưởng chủ đề,
tức là tính chính luận của báo chí, thông qua việc xây dựng hình tượng từ những sự
kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong đời sống xã hội. Nói cách khác,
phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó
làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công
chúng.[15, tr.243]
Từ định nghĩa này, chúng ta có thể rút ra mấy luận điểm chính như sau:
Trước hết, phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí nằm trong nhóm
chính luận nghệ thuật, thuộc loại hình báo truyền hình.
Thứ hai, phim tài liệu truyền hình tập trung thể hiện tư tưởng chủ đề thông
qua việc xây dựng hình tượng từ sự kiện, hiện tượng, con người có thật trong đời
sống xã hội

16


Thứ ba, nhiệm vụ của phim tài liệu truyền hình là giáo dục thẩm mỹ và định
hướng nhận thức cho công chúng về sự thật đó.
Như vậy, với tư cách là một thể loại báo chí, phim tài liệu truyền hình phản
ảnh sự thật khách quan qua việc xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật từ sự thật
đó nhằm định hướng và giáo dục nhận thức cho công chúng về sự thật đó.
- Phim tài liệu truyền hình tiếp thu nhiều đặc điểm của phim tài liệu điển ảnh
Mặc dù, giữa phim tài liệu truyền hình và phim tài liệu điện ảnh có nhiều
điểm khác nhau khá căn bản về trạng thái tiếp nhận của công chúng, về thiết bị thể

hiện và về đặc trưng của phương tiện truyền tải. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển của mình, phim tài liệu truyền hình đã kế thừa được nhiều đặc điểm của phim
tài liệu điện ảnh, tạo cơ sở vững chắc cho việc tồn tại độc lập của nó với tư cách là
một thể loại của truyền hình. Từ ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, các cỡ
cảnh... của điện ảnh đều được truyền hình phát huy tối đa. Truyền hình là phương
tiện truyền thông đại chúng dùng hình ảnh động và âm thanh dể chuyển tải thông
điệp tới người xem. Chính vì vậy mà ngay từ khi ra đời, truyền hình đã kế thừa
được hệ thống ngôn ngữ của điện ảnh, qua hệ thống cỡ cảnh và các góc quay, nghệ
thuật sử dụng ánh sáng, kỹ thuật xử lý âm thanh, đặc biệt là kỹ thuật xử lý và
nghệ thuật sử dụng tiếng động và nhạc nền…Như vậy, truyền hình khi ra đời đã
được thừa hưởng hầu như toàn bộ những hệ thống ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh
từ điện ảnh. Phim tài liệu truyền hình cũng vậy.
Rõ ràng trong các thể loại báo chí truyền hình, phim tài liệu đã và đang ngày
càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình với tư cách là một thể loại độc lập.
Được hình thành từ điện ảnh, ra đời sớm và tiếp nhận, thừa hưởng được nhiều thế
mạnh, có nhiều ưu thế vượt trội của điện ảnh, phim tài liệu truyền hình đã phát huy
và ngày càng tạo ra nhiều dấu ấn thành công cho mình.
1.2 Các yếu tố trong phim tài liệu truyền hình
Trong giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn, các
yếu tố trong phim tài liệu truyền hình được khái quát và phân tích khá rõ ràng.
Chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luân văn xem đây như là khung lý

17


×