Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM VỚI CÁC BÀI HỌC ĐÚC KẾT TỪ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.94 KB, 36 trang )

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH HỆ THỐNG NHTM VIỆT
NAM VỚI CÁC BÀI HỌC ĐÚC KẾT TỪ KINH NGHIỆM CỦA
TRUNG QUỐC
I. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NGÂN
HÀNG
1. Chiến lược phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010
1.1. Quan điểm xây dựng chiến lược tổng thể phát triển ngành ngân hàng Việt
Nam
- Chiến lược phát triển ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 là một
chiến lược tổng thể toàn ngành, mang tính đồng bộ và phải nằm trong chiến
lược tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
- Đổi mới về cơ bản cấu trúc tài chính, cấu trúc tổ chức, cấu trúc sở
hữu và môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường
định hướng XHCN- Trong đó, các tổ chức tín dụng phải được tự do hoá trong
hoạt động kinh doanh, được tạo điều kiện mở rộng không gian hoạt động ra
ngoài lãnh thổ, chấm dứt mô hình hoạt động đan xen giữa tín dụng thị trường và
tín dụng chính sách trong cùng một Định chế tài chính hạch toán độc lập.
- Khuyến khích vai trò chủ động của NHNN trong hoạch định, chỉ đạo chiến
lược và điều hành chính sách tiền tệ, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tiền tệ
bằng việc phát triển các công cụ thị trường, xoá bỏ vai trò “Bộ chủ quản” của
NHNN đối với NHTM đồng thời tăng cường năng lực và hiệu lực của hoạt
động thanh tra, kiểm soát, kiểm toán các hoạt động theo luật định.
- Để chống tụt hậu của nền KTQD vì công nghệ ngân hàng, các tiện
ích ngân hàng trong các lĩnh vực thanh toán, chuyển tiền, kiều hối, lưu thông
hàng hoá và lưu thông vốn phải được phát triển một cách phổ biến theo hướng
phát triển các cơ chế cho phép tăng tối đa trách nhiệm phán quyết tài chính trên
cơ sở hình thành và hoạt động hữu hiệu của Ban quản trị rủi ro, Ban kiểm soát,
kiểm toán và hệ thống thanh toán hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2. Mục tiêu tổng quát của chiến lược tổng thể phát triển ngành NHTM Việt
Nam
Xuất phát từ thực trạng một diện mạo tổng quan của hoạt động tiền tệ


đã trải qua gần 15 năm đổi mới, theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
IX là: 10 năm tăng gấp đôi GDP, pháp điển hoá rõ nét cơ chế thị trường có sự
quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN, chuyển mạnh cơ cấu kinh
tế theo hướng Công nghiệp hoá- hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế, đồng
thời củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền dân tộc, ổn định chính trị
và trật tự xã hội- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng thể chế lành
mạnh, công bằng, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân
dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh.
Từ đó, xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển ngành
ngân hàng Việt Nam đến năm 2010. Kiên quyết thực hiện cơ cấu lại hệ thống
NHTM theo các đề án được Chính phủ phê duyệt và phù hợp với cam kết đối
với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô đủ lớn,
hoạt động an toàn, hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế: Cụ thể là:
- Cơ cấu lại tổ chức theo hướng tách hoàn toàn các hoạt động cho vay
theo chính sách của Nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh của các NHTM
thông qua việc thành lập một số ngân hàng chính sách để các NHTM chủ động
thực hiện tốt chức năng kinh doanh theo nguyên tắc thị trường. Nâng cao quyền
tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm kinh doanh của các NHTM, giảm thiểu
bao cấp và bảo hộ trong hệ thống ngân hàng.
- Cơ cấu lại về tài chính: Thực hiện tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm
nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hoá tài chính, nâng cao khả năng
chống chọi rủi ro và khả năng cạnh tranh. Đối vối NHTM QD, thực hện bổ
sung đủ vốn điều lệ để dần đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, phấn đấu
đến cuối năm 2005, hoàn thành xử lý nợ tồn đọng. Đối với NHTM CP, cần tăng
vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu. Những
NHTM CP hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc
phục được những yếu kém về tài chính thì có thể bị thu hồi giấy phép hoạt
động. Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, giảm tỷ lệ nợ quá hạn
xuống mức an toàn (dưới 2%). Phối hợp đồng bộ giữa cải cách ngân hàng và

cải cách hệ thống doanh nghiệp, nhất là DNNN, trong đó trọng tâm là gắn xử lý
nợ của hệ thống ngân hàng với xử lý nợ của DNNN.
- Cơ cấu lại hoạt động và giám sát ngân hàng: Từng ngân hàng phải
xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, trong đó chú trọng việc mở
rộng quy mô hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiện đại hoá công nghệ,
đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa
trên nền kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Xây dựng các định chế quản lý và đảm
bảo an toàn hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản
trị tài sản nợ/có, quản trị vốn, kiểm toán nội bộ…Xây dựng hệ thống kế toán và
thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện đại.
Có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, cả về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,
đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
2. Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng
2.1. Quan điểm chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng
Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá, các nước đang
rất tích cực tham gia vào quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Việt Nam cũng
đang chủ động tham gia vào quá trình hội nhập ấy, trong đó có hội nhập quốc tế
về ngân hàng. Việt Nam đã tham gia các thoả thuận song phương và đa phương
như AFTA, WTO, APEC, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ và đang trong quá
trình đàm phán gia nhập WTO.
Quán triệt quan điểm và chủ trương hội nhập quốc tế lĩnh vực ngân
hàng, cải cách ngân hàng phải được tiến hành toàn diện và đồng bộ với cải cách
các khu vực kinh tế khác, coi đó là cơ sở để nhanh chóng củng cố và tăng
cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế. Mặt khác, phải cải cách triệt để thông qua việc
hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo
sự bình đẳng giữa các đối tác, gây sức ép đổi mới và tăng hiêu quả lên các
NHTM như giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, có khả năng tự bảo vệ
trước cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập. Các chính sách đưa ra phải
gắn với điều kiện quốc tế, nhất là về tỷ giá, lãi suất và phải đảm bảo quyền lợi

của các quốc gia đối tác
Tự do hoá có trật tự, trong đó việc xoá bỏ bảo hộ và sự phân biệt đối
xử về hoạt động ngân hàng trong nước phải đi trước một bước so với cơ chế tự
do hoá áp dụng chung đối với các định chế tài chính nước ngoài. Trước hết
chuyển đổi cơ chế và thể chế hoạt động ngân hàng trong nước nhằm tăng sức
cạnh tranh, tạo điều kiện tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư đã cam kết.
Trong quá trình hội nhập, Việt Nam phải tận dụng tối đa vị thế của
một nước đang phát triển trong đàm phán song phương và đa phương để được
hưởng những ưu đãi hoặc nhượng bộ trong việc thực hiện nghĩa vụ của một
thành viên (về phạm vi, mức độ, lộ trình cam kết), có đủ thời gian để tái cơ cấu
và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế, là bước chuẩn bị cần thiết cho một thị
trường được tự do hoá hoàn toàn. Việc mở cửa và nới lỏng ràng buộc tài chính
đối với các ngân hàng nước ngoài nên được bắt đầu từ các quy định về tín
dụng- lĩnh vực mà các NHTM trong nước có khả năng cạnh tranh và từng bước
mở rộng sang các lĩnh vực khác dựa trên sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng
Việt Nam.
2.2. Nội dung hội nhập
(1)- Tự do hoá hoạt động ngân hàng, tạo sân chơi bình đẳng về ngân
hàng: Nới lỏng điều kiện tham gia các hoạt động NHTM đi đôi với việc thiết
lập một cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả gồm: tự do hoá lãi suất, chuyển tín
dụng sang cơ chế thị trường thực sự, đảm bảo quyền tự quyết của các NHTM
trong cho vay, đảm bảo một môi trường kinh doanh ngân hàng bình đẳng và
thống nhất.
(2)- Từng bước nới lỏng quản lý ngoại hối và thả nổi tỷ giá hối đoái:
Cải cách chế độ quản lý ngoại hối với tiến trình tự do hoá các giao dịch vãng lai
và tự do hoá có chọn lọc các giao dịch vốn; Thiết lập khuôn khổ pháp lý cho
chu chuyển vốn quốc tế dễ dàng và khuyến khích đầu tư nước ngoài; Cải cách
chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ, từng bước tiến tới
áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát theo nguyên tắc thị trường.
(3)- Tham gia các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực, ký kết các

hiệp định song phương và đa phương.
2.3. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam
Có thể chia lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế về ngân hàng theo ba giai
đoạn quan trọng với các nội dung như sau:
(1)- Giai đoạn từ nay đến năm 2005. Trọng tâm của giai đoạn này là
thực hiện các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, cụ thể là từng
bước cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ cung cấp 12 phân
ngành dịch vụ tại Việt Nam theo lộ trình 7 mốc. Trước mắt, nới lỏng các hạn
chế đối với ngân hàng Hoa Kỳ về nhận tiền gửi, cho phép phát triển một số loại
hình tín dụng và thanh toán, tiếp cận nghiệp vụ tái cấp vốn của NHTW, tham
gia hoạt động tư vấn và môi giới kinh doanh ngoại tệ. Trong giai đoạn này, Việt
Nam cũng chuẩn bị đàm phán theo yêu cầu của GATS để gia nhập WTO.
(2)- Giai đoạn 2006-2010. Nội dung quan trọng về hội nhập kinh tế
quốc tế của giai đoạn này là tiếp tục thực thi các cam kết trong Hiệp định
Thương mại Việt- Mỹ, bắt đầu thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch
vụ (GATS) của WTO theo hướng thực hiện các hiệp định song phương đã ký
kết với các nước thành viên WTO, đồng thời bắt đầu thực hiện các yêu cầu đã
cam kết trong hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN. Cụ
thể là tiếp tục mở cửa dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lý trong hoạt động
ngân hàng đối với các trung gian tài chính Hoa Kỳ, đảm bảo đến năm 2010, các
ngân hàng Hoa Kỳ được đối xử như đối với các trung gian tài chính trong nước.
Đối với các nước thành viên WTO (không kể Mỹ) và các nước ASEAN, lộ trình
mở cửa dịch vụ tài chính- ngân hàng bắt đầu được thực hiện với nội dung tương
tự như giai đoạn 2001-2005. Cạnh tranh quyết liệt hơn (mặc dù vẫn có sự can
thiệp nhất định của NHNN do Việt Nam được hưởng những ưu đãi nhất định
đối với nước đang phát triển), cả về loại hình và chất lượng dịch vụ, những
khống chế hoạt động đối với các trung gian tài chính nước ngoài đã giảm rõ rệt.
(3)- Giai đoạn 2011-2020. Tiếp tục thực hiện những yêu cầu còn lại
của GATS và AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng.
Theo các cam kết quốc tế đó, Việt Nam đã chủ động từng bước tự do

hoá hơn nữa khu vực ngân hàng;
+ Nới lỏng hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài: Hiện tại, Việt Nam
vẫn thực hiện hạn chế các ngân hàng nước ngoài về huy động nội tệ và phạm vi
địa lý hoạt động. Riêng về giao dịch VND của các ngân hàng nước ngoài đã
được mở dần: đến nay các ngân hàng liên doanh hoạt động bình đẳng như các
NHTM khác của Việt Nam; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã nới rộng
hơn (từ mức được huy động VND của các pháp nhân không có quan hệ tín
dụng, không quá 10% lên 20% đến 25% mức vốn được cấp; hiện tại NHNN đã
trình Chính phủ tăng mức này lên 50%)
+ Một số nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào NHTM CP, tuy nhiên
mức độ còn thấp (VPBank, ACB và SACOMBANK)
+ Lộ trình cam kết đối với khu vực ngân hàng từ nay đến năm 2010
như các cam kết trong hiệp định thương mại Việt Mỹ đang được NHNN chủ
động thực hiện nghiêm chỉnh; không hạn chế các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tại Việt nam (huy động VND, phạm vi hoạt động, dịch vụ ngân hàng, mua
cổ phần Việt Nam); cho phép các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng
khoán để các nhà đầu tư dễ dàng tham gia vào khu vực ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động bình đẳng với các ngân hàng
nước ngoài đảm bảo hiệu quả, an toàn, đáp ứng nhu cầu về vốn và thanh toán
chủ yếu của nền kinh tế, đồng thời đã có vai trò nhất định trên thị trường tài
chính khu vực và quốc tế.
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
Việt Nam và Trung Quốc đều tiến hành cải cách và đổi mới đất nước
trên cơ sở của cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội có nguồn gốc từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung. Nền kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam về cơ bản cũng
giống như tất cả những nền kinh tế của hệ thống này, trước hết là về cơ cấu sở
hữu, cách thức tổ chức và vận hành toàn bộ các hoạt động kinh tế. Do đó, đòi
hỏi phải có một cuộc cải cách toàn diện và triệt để mang tính hệ thống, đặc biệt,
trong lĩnh vực ngân hàng- một lĩnh vực mà cả hai nước đều bị đánh giá là trì trệ
và kém phát triển. Trước tình hình ấy, Trung Quốc đã nỗ lực cải cách toàn diện

hệ thống ngân hàng của mình và đã đạt được những thành tưu đáng kể. Từ
những kinh nghiệm của Trung Quốc- một đất nước có nhiều nét tương đồng với
Việt Nam, vận dụng vào hoàn cảnh thực tế của nước mình, Việt Nam đã tiến
hành công cuộc cải cách, đổi mới hệ thống ngân hàng nhằm đưa hệ thống ngân
hàng Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế.
1. Cải cách khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng
Trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, đặc biệt là trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hệ thống pháp luật đòi hỏi phải rõ ràng minh
bạch và có tính thực thi cao. Theo nguyên tắc đó, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã đặc biệt quan tâm đến việc xác lập một môi trường, khuôn khổ
pháp lý rõ ràng, có hiệu lực cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế. Trong
đó nguyên tắc là đảm bảo sự hoạt động an toàn, hiệu quả, tự chịu trách nhiệm,
đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng…Cụ thể là:
- Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về ngân hàng, đặc biệt là Luật sửa
đổi Luật các tổ chức tín dụng đang chờ phê duyệt; hoàn thiện văn bản pháp luật
về chống rửa tiền…
- Các văn bản của Thống đốc NHNN đã được ban hành nhằm xác lập
môi trường kinh doanh ngân hàng bình đẳng hơn giữa các ngân hàng, đảm bảo
sự độc lập trong hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật: Tự quyết
định lãi suất và mức độ rủi ro đối với khách hàng (cơ chế lãi suất thoả thuận-
Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN); tự quyết về tài sản bảo đảm tiền vay
(Nghị định 85/2002/NĐ-CP)
- Một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như:
Nghị định 05/2001/CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 63 về quản lý ngoại hối;
Nghị định 16/2001/CP về tổ chức và hoạt động của công ty thuê tài chính; Nghị
định 64/2001/CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán; Nghị định 85/2002/CP bổ sung cho Nghị định 178/1999/NĐ-CP về
bảo đảm tiền vay…
- NHNN đã xây dựng một số dự thảo văn bản pháp quy mới nhằm
điều chỉnh những nghiệp vụ mới phát sinh như nghiệp vụ môi giới tiền tệ, thanh

toán bù trừ; điều chỉnh, sửa đổi một số văn bản pháp quy như Quy chế cho vay
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động
của ngân hàng liên doanh, quy định về quản lý ngoại hối đối với đầu tư chứng
khoán, thực hiện chuyển Ngân hàng phục vụ người nghèo thành Ngân hàng
chính sách…
- Điều chỉnh một số văn bản pháp luật cho phù hợp với các cam kết
quốc tế, đặc biệt là đối với Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, NHNN đã tiến
hành rà soát các văn bản, đối chiếu với nội dung ký kết, đưa vào kế hoạch sửa
đổi, bổ sung nhằm thực thi Hiệp định theo đúng lộ trình cam kết.
2. Cơ cấu lại tổ chức
Việc cơ cấu lại tổ chức được thực hiện theo hướng tách hoàn toàn các
hoạt động cho vay theo chính sách của Nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh
của NHTM thông qua việc thành lập một số ngân hàng chính sách để các
NHTM chủ động thực hiện tốt chức năng kinh doanh theo nguyên tắc thị
trường. Nâng cao quyền tự quyết, tự chủ và tự chịu trách nhiệm kinh doanh của
các NHTM, giảm thiểu bao cấp và bảo hộ trong hệ thống ngân hàng. Đầu năm
2003, Ngân hàng chính sách xã hội chính thức đi vào hoạt động theo Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg với số vốn được cấp ban đầu là 5000 tỷ đồng
1
. Ngân
hàng này được thành lập trên cơ sở tách Ngân hàng phục vụ người nghèo ra
1 Tạp chí T i chính Tháng 1+2/2003à
khỏi Ngân hàng NN&PTNT, hoạt động tín dụng chính sách của các NHTM QD
khác, tín dụng giải quyết việc làm và chương trình 135 của Kho bạc Nhà
nước.Việc tách bạch này cũng tạo điều kiện cho việc giám sát, đánh giá của
hoạt động kinh doanh của các cơ quan quản lý đối với các NHTM; sự tách bạch
này cũng nằm trong cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế (như trong
Chương trình PRGF) về tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại
Cơ cấu lại hệ thống tổ chức ngân hàng còn tập trung xử lý về mặt tổ
chức dưới hình thức giải thể hoặc kiểm soát đặc biệt các ngân hàng yếu kém,

sáp nhập hoặc hợp nhất các ngân hàng. Trong năm 2001 và 2002, việc thực hiện
chính sách trên đây đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, giải thể 5 ngân
hàng, sáp nhập và bán lại 5 ngân hàng và đang tiếp tục xử lý các ngân hàng yếu
kém còn lại
2
.
- Đối với các NHTM QD: Hiện nay, việc cổ phần hoá các NHTM QD
cũng đang được xem xét và sẽ nhanh chóng được tiến hành trong thời gian tới
nhằm giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý nhiều cấp, dễ dàng phát huy
tính năng động trong kinh doanh.
- Đối với các NHTM CP: Năm 1997, số lượng các NHTM CP là 51
ngân hàng, đến nay (30/4/2003) số lượng các NHTM CP là 37 ngân hàng, dự
kiến đến năm 2005, số lượng các NHTM CP sẽ là 25 ngân hàng
3
.
Song song với các hoạt động trên, các NHTM cũng đang tích cực phát
triển và mở rộng mạng lưới ngân hàng. Trên các nước tiên tiến hiện nay bình
quân có khoảng 1000 ngân hàng trên 1 triệu dân trong khi ở Việt Nam bình
quân chỉ có khoảng 55 ngân hàng trên một triệu dân
4
. Do vậy, các ngân hàng
2 Tạp chí T i chính Sà ố 5/2003
3 Báo cáo tình hình thực hiện Nghị Quyết 07-NQ-TW ng y 27/11/2001 cà ủa NHNN
4 Tạp chí T i chính Tháng 8/2003à
đang hoàn thiện các chi nhánh cấp II, cấp III tại các tụ điểm dân cư, trường học,
thị xã, thị trấn, các khu công ghiệp… Đồng thời mở thêm các chi nhánh phục
vụ tại các doanh nghiệp lớn, các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm…
3. Cơ cấu lại tài chính
Cơ cấu lại tài chính trong hoạt động ngân hàng là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu. Mục tiêu của việc cơ cấu này là làm cho việc

quản lý các hoạt động ngân hàng thực sự có hiệu quả. Những nội dung chủ yếu
trong cơ cấu lại tài chính bao gồm:
3.1. Mở rộng quy mô vốn, đảm bảo an toàn về vốn
Nhìn chung ở cả hai khối NHTM QD và NHTM CP, cả về tỷ lệ an
toan và quy mô vốn đều là những thách thức lớn trong quá trình hội nhập quốc
tế về an toàn hoạt động. Do vậy, các NHTM phải tiếp tục đẩy nhanh tiến trình
cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để sáp nhập hoặc giải thể các ngân hàng có mức
vốn quá nhỏ, không đủ sức cạnh tranh. Mặt khác bắt buộc các ngân hàng không
đủ vốn phải có biện pháp bổ sung trong một thời gian nhất định sao cho ngang
bằng với mức trung bình của khu vực và đạt mức an toàn tối thiểu là 8%.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngân hàng sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau để tăng vốn từ các nguồn bên ngoài kết hợp với phát triển vốn từ bên
trong:
(1) Phát triển vốn từ bên trong. Nếu như lợi nhuận của ngân hàng để
lại có thể đáp ứng được những nhu cầu gia tăng vốn của mình thì thông thường
đây chính là nguồn bổ sung tốt nhất. Vì vậy, các NHTM cần xác định rõ mục
tiêu tăng trưởng tài sản hàng năm và mức vốn cần đạt được để quyết định tỷ lệ
lợi nhuận giữ lại sau khi đã tính toán các nguồn bổ sung khác. Để có căn cứ
quản lý, phải thiết lập một cơ chế phù hợp buộc các NHTM phải tự tích luỹ
vốn; bên cạnh các quy định về mức vốn tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn, nhất thiết
phải đặt ra chỉ tiêu về tỷ lệ số nhân đòn bẩy tối đa để ràng buộc các ngân hàng
muốn mở rộng quy mô hoạt động phải tích lũy một lượng vốn tương ứng. Bước
đầu, các ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển và dự
phòng tài chính hàng năm chưa dùng đến, số lợi nhuận chưa phân phối để bổ
sung vốn. Sau đó, mỗi ngân hàng phải bổ sung vốn đủ mức an toàn tối thiểu,
trong thời gian chưa bổ sung đủ vốn, ngân hàng không được mở rộng quy mô
hoạt động. Mới đây NHNN đã có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ
Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Ngân hàng Ngoại
thương được thực hiện thí điểm giải pháp này, trên cơ sở lấy kết quả kinh doanh
năm 2002 làm gốc và kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 5%/năm.

Nếu lợi nhuận thực hiện đạt và vượt mức đăng ký thì ngân hàng sẽ nộp thuế và
trích lập các quỹ trên cơ sở mức lợi nhuận đạt bằng 105% lợi nhuận thực hiện
năm trước, phần lợi nhuận còn lại thì được dùng toàn bộ số vượt đó để bổ sung
tăng thêm vốn điều lệ
5
.
(2) Gia tăng vốn từ các nguồn bên ngoài. Các nguồn bên ngoài có thể
giúp ngân hàng tăng vốn gồm: Vốn từ ngân sách cấp bổ sung, nguồn vay cho
mục đích cơ cấu lại các NHTM của WB và IMF, vốn do phát hành cổ phiếu
hoặc chứng khoán cấp cao. Cho đến nay, các NHTM QD chủ yếu vẫn dựa vào
nguồn ngân sách cấp bổ sung. Từ năm 2002 đến nay, NHNN đã phối hợp với
Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hai đợt cấp bổ sung vốn điều lệ cho các
NHTM QD. Đợt I đã thực hiện trong năm 2002 với số vốn cấp cho 5 NHTM
QD là 4900 tỷ đồng. Tiếp đến, ngày 4/6/2003, trên cơ sở thống nhất giữa Bộ Tài
chính và NHNN, Bộ Tài chính đã có một loạt quyết định cấp bổ sung 400 tỷ
đồng cho mỗi ngân hàng: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương,
5 Tạp chí Ngân h ng Sà ố 13/2003
Ngân hàng ĐT&PT. Riêng Ngân hàng NN&PTNT được cấp 700 tỷ đồng. Như
vậy, cùng với số vốn được cấp đợt I trong năm 2002 thì tổng số vốn điều lệ các
NHTM QD được cấp bổ sung cả hai đợt đến nay là 6.800 tỷ đồng.
6
Đối với các
NHTM CP thì sau hơn 3 năm NHNN chỉ đạo tiến hành chấn chỉnh rất quyết liệt
thì đến nay đã có 32 ngân hàng tăng đủ vốn điều lệ theo quy định (70 tỷ VND),
một số ngân hàng còn đạt mức cao hơn
7
. Tuy nhiên, trong diều kiện nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn thì yêu cầu tăng vốn cho các ngân
hàng sẽ trở thành mọt vấn đề nan giải và khó có thể đáp ứng được trong thời
gian ngắn. Ở các nước, việc phát hành cổ phiếu hay chứng khoán cấp cao để gia

tăng nguồn vốn chủ sở hữu là một biện pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi.
Hiện tại, ở nước ta lượng vốn trong dân còn rất nhiều, nhưng ngân hàng mới chỉ
thu hút được bằng các hình thức huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Với các hình thức huy động này đã không tạo nên nền
tảng vốn vững chắc cho các ngân hàng đồng thời còn luôn đe dọa đến khả năng
chi trả đối với ngân hàng khi thị trường có sự biến động. Vì vậy, việc phát hành
cổ phiếu cũng là một phướng án rất khả thi, cho phép huy động vốn trong công
chúng cũng đang được xem xét và chờ phê duyệt. Khi các ngân hàng được niêm
yết cổ phiếu trên thị trường, ngoài tác dụng tạo vốn còn phát huy được vai trò
của các nhân tố thị trường trong điều tiết hoạt động ngân hàng.
3.2. Các biện pháp giải quyết nợ xấu
Việc xoá bỏ nợ xấu là mục tiêu cao nhất không chỉ của hệ thống ngân
hàng Việt Nam mà còn là của nền kinh tế. Thời gian qua, Chính phủ và NHNN
đã ban hành các giải pháp xử lý nợ và tài sản và các ngân hàng đang tích cực áp
dụng các biện pháp cần thiết để xử lý nợ tồn đọng.
6 Tạp chí Ngân h ng Sà ố 13/2003
7 Tạp chí Ngân h ng Sà ố 13/2003
Thứ nhất, làm rõ chuẩn mực đánh giá, phân loại đối với nợ tồn đọng;
nếu không làm rõ được thì không có cơ sở và cơ chế cho việc xử lý tổng thể,
toàn diện các khoản nợ xấu.
Thứ hai, xem xét lại quy trình, thủ tục cho vay tại các NHTM để hoàn
chỉnh và đảm bảo an toàn khi cho vay. Có chiến lược khách hàng một cách hợp
lý, xoá bỏ hiện tượng cạnh tranh khách hàng không lành mạnh giữa các NHTM,
đây là giải pháp xử lý tận gốc việc phát sinh nợ tồn đọng
Thứ ba, các NHTM phải đối chiếu, rà soát, đánh giá, phân loại tất cả
các khoản nợ, kết hợp với việc thu thập thông tin một cách dầy đủ về khách
hàng vay vốn như quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và khả năng trả
nợ…; việc điều tra thu thập thông tin phải kết hợp từ nhiều nguồn như các báo
cáo tài chính kế toán, qua các diễn biến của cổ phiếu, trái phiếu của khách hàng,
qua các ý kiến tổng hợp của các nhà phân tích. Trên cơ sở thông tin thu thập,

kết hợp đối chiếu rà soát nợ giúp cho các ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro từ
người vay, xác định khả năng thu hồi nợ. Từ việc đánh giá khách hàng liên quan
đến món vay, các NHTM thực hiện việc hoàn chỉnh về mặt pháp lý các hồ sơ
tín dụng. Đây là giải pháp làm rõ thực chất các khoản nợ xấu.
Thứ tư, đối với các khoản nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo, cần tập
trung nghiên cứu xem xét, phân tích nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển
hoá các tài sản này thành tiền. Lưu ý, khi xem xét giá trị tài sản gán nợ, xiết nợ
phải hợp lý, phù hợp với giá thị trường, thủ tục chuyển quyền sở hữu phải thuận
tiện, đơn giản…
Thứ năm, đối với các khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo thì
việc xử lý cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp trong việc
nhắc nhở, đôn đốc, cưỡng chế đối với khách hàng.

×