Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.81 KB, 16 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG
PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
3.1. Phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT
Thanh Xuân trong những năm tới
3.1.1. Bối cảnh thị trường và mục tiêu chiến lược
Bối cảnh thị trường:
Tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục kéo dài sang
năm 2009. Nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục gánh chịu tác động xấu từ bên ngoài, thị
trường xuất khẩu bị co hẹp, hoạt động SXKD, tiêu thụ hàng hóa của các DN sẽ gặp
nhiều khó khăn, đà tăng trưởng kinh tế giảm. Thị trường bất động sản khó có khả
năng phục hồi sớm, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở
rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như thu hồi nợ xấu (do tài sản bảo đảm
của các NHTM chủ yếu là bất động sản). Sự có mặt của các NHTM 100% vốn
nước ngoài sẽ đẩy mức độ cạnh tranh giữa các NH mạnh mẽ hơn, nhất là lĩnh vực
cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói, tiên tiến.
Mục tiêu chiến lược:
- Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
và tình hình tài chính lành mạnh.
- Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Chi nhánh phải
luôn dẫn đầu ngành NH trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và cơ hội
thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình.
- Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Chi nhánh; xây
dựng Chi nhánh thành một NH có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các DN cầu tiến,
hộ gia đình và cá nhân lựa chọn.
- Phát triển Chi nhánh thành một trong những NH được tín nhiệm nhất Việt Nam
về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá doanh nghiệp chú trọng
khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môi trường kinh
doanh thay đổi.
- Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
3.1.2. Phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh
Nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong những năm tới theo chủ trương của Đảng, Nhà


nước, Chính phủ là: phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội; được Chính phủ chỉ
đạo triển khai bằng Nghị quyết số 30/2008/NQCP ngày 11/12/2008, đặc biệt 5 giải
pháp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết ngành NH; Chỉ
thị số 06/2008/CTNHNN ngày 31/12/2008 và 5 nhóm nhiệm vụ tập trung của
ngành NH mà Thống đốc NHNN đã chỉ đạo.
Về kinh tế, mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5%; giá trị tăng thêm
khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
7,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; tổng nguồn
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 39,5% GDP; chỉ số giá tiêu dung tăng dưới
15%.
Năm 2009, năm đầu tiên NHCT hoạt động theo mô hình NHTMCP, cơ chế điều
hành hoạt động kinh doanh hứa hẹn nhiều yếu tố thuận lợi hơn nhưng mặt khác sẽ
phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Đối với Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, phát triển toàn diện các mặt hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh từ công tác huy động nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ bền
vững, hiệu quả. Phát triển các sản phẩm dịch vụ NH, thực hiện hiệu quả công tác
thu phí dịch vụ. Đảm bảo đời sống, thu nhập cán bộ viên chức bằng và hơn năm
2008. Duy trì kỷ cương sinh hoạt và làm việc nghiêm túc, từng bước hoàn thiện
phong cách chuyên nghiệp, xây dựng NHCT Thanh Xuân “Văn minh - Hiện đại -
Chuyên nghiệp”. Theo đó, Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh triển khai tốt 5
nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tiếp tục thực hiện hoàn thiện tốt công tác tổ chức cán bộ, hoàn thiện bộ máy cán
bộ chủ chốt, thực hiện bố trí sắp xếp cán bộ khoa học, hiệu quả, làm tốt công tác tư
tưởng cán bộ. Từng bước thực hiện 3 lợi ích một cách công khai, rõ nét (Đây thực
sự là một vấn đề lớn nhạy cảm trong công tác cán bộ). Coi trọng công tác phát
triển nguồn nhân lực, theo đó cần thực hiện tốt 2 nội dung:
+ Đào tạo đi đôi với đào tạo lại
+ Phát triển đi đôi với hoàn thiện để tiến tới một Ngân hàng chuyên nghiệp cao
- Củng cố, hoàn thiện hệ thống mạng lưới của Chi nhánh.

- Tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả, tập trung quan tâm mở rộng hoạt động
cho vay DN vừa và nhỏ, cho vay cá nhân.
- Củng cố, nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ và các dịch vụ NH điện tử.
- Coi trọng và tăng cường công tác giám sát, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động
nghiệp vụ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

MỘT SỐ CHỦ TIÊU KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
1. Tổng nguồn vốn thực hiện đến 31/12/2009 : 6.500 tỷ đồng
2. Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009 : 1.900 tỷ đồng
3. Nợ xấu đến 31/12/2009 : 0 tr đồng
4. Tỷ lệ nợ cho vay KCTSBĐ : Tối đa 20%
5. Tỷ lệ % cho vay DNNN : Tối đa 70%
6. Nợ nhóm 2 : Tối đa 20 tỷ đồng
7. Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro : 37 Tỷ đồng
8. Chỉ tiêu phát hành mới thẻ ATM : 20.000 thẻ
9. Chỉ tiêu phát hành mới thẻ TDQT : 100 thẻ
10. Phát triển mới CSCNT : 13 điểm
11. Thu dịch vụ ngân hàng : Đạt trên 6,5 tỷ đồng
12. Lợi nhuận thuần đã trích DPRR : Đạt trên 87 tỷ đồng
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh : Đạt trên 50 tỷ đồng
- Lợi nhuận từ thu ngoại bảng : Đạt trên 37 tỷ đồng
Mục tiêu năm 2009 đặt ra là rất nặng nề, mọi hoạt động NH đang bước vào một giai đoạn mới,
giai đoạn hội nhập nền kinh tế. Để đạt được những mục tiêu đề ra, đòi hỏi chúng ta phải biết phát
huy hết sức mạnh, tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, của chính quyền, phát huy vai trò của các Tổ
chức - Đoàn thể xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ chức Công Đoàn, Đoàn thanh niên
nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, đồng thời phải coi trọng công tác giáo dục, công tác chính trị tư
tưởng để CBCNV nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm. Qua đó xây dựng sự đoàn kết thống nhất và
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được. Với sự đoàn
kết nhất trí cao của tập thể CBCNV, chúng ta tin tưởng sẽ hoàn thành tốt, toàn diện và vượt mức
các chỉ tiêu công tác năm 2009 để trở thành đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống NHCT Việt

Nam.
3.1.3. Yêu cầu đối với công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án
đầu tư cho vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân trong bối cảnh hiện nay
3.1.3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm từ 15 - 17% trở lên.
- Tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn lên 10 - 12%. Hiện nay tỷ lệ này chỉ đạt 7,5%.
- Mở rộng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh.
- Duy trì và phát triển các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, thu hút
vốn nhàn rỗi của dân cư và doanh nghiệp, củng cố uy tín trong và quốc tế, tranh thủ tiếp nhận các
nguồn uỷ thác.
- Hoạt động tín dụng đảm bảo: tăng trưởng - tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng
và nhu cầu vốn trong nền kinh tế; an toàn - tập trung vào các dự án hiệu quả, bảo vệ nguồn vốn
của NH, đồng thời đảm bảo các chỉ tieu an toàn trong hoạt động; hiệu quả - lợi nhuận, NH phải đạt
được mức lợi nhuận tối thiểu đề ra, lợi nhuận là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng.
- Phải tận dụng lợi thế của mình trong hoạt động. Do là NHTM mục tiêu trước mắt là phải tăng
cường chất lượng đi đôi dần mở rộng sang cho vay dài hạn. Để tăng cường chất lượng thì cần có
các giải pháp về khai thác tài sản cầm cố thế chấp, xử lý nợ khó đòi… nhằm thu hồi và bảo toàn
vốn cho NH.
Để thực hiện tốt định hướng trên thì chất lượng công tác thẩm định phải nâng cao tương xướng.
Muốn vậy công tác thẩm định tài chính dự án phải được chú trọng đúng mức cả về nhận thức, tổ
chức thực hiện.
Kiểm soát quy mô tăng trưởng tín dụng, đảm bảo việc tăng trưởng phải thống nhất với đảm bảo
chất lượng dịch vụ của NH, cơ cấu tín dụng hợp lý. Việc phát triển về quy mô cũng cần có sự cân
nhắc, tránh tình trạng có thể trở thành người khồng lồ chậm chạp trong môi trường hết sức sôi
động của ngành NH. Cần phát huy thành quả hoạt động của hệ thống hiện tại: quy mô không lớn
nhưng hoạt động thực sự hiệu quả.
Để các nguồn vốn đó thực sự hiệu quả thì trong thời gian tới nên có những sự điều chỉnh sao cho
phù hợp hơn với xu thế phát triển của thời đại. Cụ thể là đối với nguồn vốn huy động, cần đẩy cao
hơn nữa các nguồn vốn huy động dài hạn để phục vụ cho các hoạt động đầu tư, cho vay trung dài

hạn, như vậy sẽ đem lại nguồn lợi nhuận lớn hơn tuy nhiên đi liền với đó là phải nâng cao được
chất lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng để đảm bảo đem lại khoản lợi nhuận chắc chắn.
Ngoài ra về cơ cấu cho vay, việc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày một phát triển,
năng động hơn và trưởng thành hơn là một thực tế của nền kinh tế nước ta chính vì vậy để thúc
đẩy hơn nữa sự phát triển của thành phần kinh tế này cũng như tìm đến những khoản lợi nhuận mà
các DN này đem lại cho NH trong tương lai nên có một cơ cấu cho vay hợp lý hơn, tăng tỷ trọng
cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh và giảm tỷ trọng đối với các DN quốc doanh sẽ là một
chiến lược đúng đắn trong thời gian tới.
3.1.3.2. Yêu cầu về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
Để thực thi một cách hữu hiệu các giải pháp cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư, Chi
nhánh đã đưa ra những yêu cầu sau:
- Thẩm định tài chính phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu
quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn bó với lợi ích của chủ dự án.
- Công tác thẩm định tài chính dự án phải được quán triệt trong toàn hệ thống. Việc thẩm định
không chỉ riêng của cán bộ tín dụng mà còn của cả các bộ phận liên quan.
- Công tác thẩm định không chỉ diễn ra một lần mà thường xuyên trong các giai đoạn của quá trình
vay vốn và thẩm định phải tiến hành với tất cả các dự án xin vay.
- Thẩm định tài chính dự án phải được quy trình hoá, công nghệ hoá, nhưng phải chú trọng sự phù
hợp với định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh. Quy trình này không phải bất biến
mà phải đòi hỏi có sự linh hoạt trong phân tích. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn khó có thể thực
hiện ngay được điều này.
- Thẩm định tài chính dự án phải đóng vai trò quan trọng và là quyết định trong việc ra quyết định
cho vay.
3.1.3.3. Một số đề xuất về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư
Về thẩm định tổng vốn đầu tư: Ngoài nội dung thẩm định như trình bày trên cần phải có sự tham
khảo, so sánh với các dự án tương tự, với trình độ kỹ thuật, tránh tình trạng như hiện nay là chỉ
dựa vào kế hoạch chủ đầu tư trình lên. Ngoài ra, vì các dự án là trung và dài hạn vì thế vốn thường
bỏ ra trong nhiều năm nên NH cần phải phân tích sự biến động của tổng vốn đầu tư với tình trạng
lạm phát và biến động tỷ giá.
Về thẩm định doanh thu và chi phí: Cần phải thấy rằng đây là các dữ liệu quan trọng và đầu tiên

trong việc xác định dòng tiền dự án. Sự chính xác của số liệu này phụ thuộc nhiều vào việc phân
tích thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm. Đặc biệt về chi phí sản xuất, các loại chi phí như chi
phí quản lý DN, lãi vay vốn lưu động NH không nên mặc nhiên chấp nhận cách tính toán của DN
mà cần phải có sự tính toán lại, so sánh với các dự án tương tự, cần tham khảo các dịnh mức kỹ
thuật của ngành nghề kinh doanh. Với các dự án lớn việc thẩm định có những khó khăn nhất định
về thẩm định thị trường đầu ra, đầu vào, thẩm định công nghệ, nếu thấy cần thiết thì NH nên thuê
tư vấn thẩm định.
Việc xây dựng bảng xếp hạng tín dụng: Cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các cán bộ tín
dụng, các Phòng ban liên quan đặc biệt là cán bộ chủ chốt của các phòng khách hàng DN, các
thành viên của Hội đồng tín dụng, phòng kiểm soát rủi ro…Ngoài ra, có thể kết hợp mời một số
chuyên gia kinh tế có uy tín cùng tham gia với điều kiện mọi thông tin phải được giữ bí mật bằng
việc ký các văn bản cam kết chính thức không tiết lộ thông tin ra bên ngoài.
Không ngừng hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp: Việc tính toán các chỉ tiêu
cần thực hiện cẩn thận, kĩ lưỡng, chú ý loại bỏ các khoản mục cần thiết để chỉ tiêu được chính xác
hơn như loại trừ các khoản phải thu khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi ra khỏi tử số của chỉ
tiêu khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành hay kỳ thu tiền bình quân …Việc
tính toán cần được vi tính hoá, cán bộ thẩm định chỉ cần nhập các số liệu cần thiết lấy từ báo cáo
tài chính của đơn vị qua các năm, máy sẽ tự tính ra hệ thống chỉ tiêu theo yêu cầu. Như thế vừa tiết
kiệm thời gian lại đảm bảo chính xác, tránh những sai sót chủ quan trong tính toán thủ công của
cán bộ tín dụng. Đồng thời máy tính sẽ tính ra các chỉ tiêu của từng năm và cho phép so sánh
chúng một cách triệt để. Phần mềm tính chỉ tiêu tài chính có thể được liên kết với bảng xếp hạng
tín dụng để tự động tính điểm cho khách hàng. Tuy nhiên, một đòi hỏi quan trọng với công tác này
là sự bảo mật cao, tránh sự xâm nhập của các đối tượng khác (trong hoặc ngoài ngân hàng nhưng
không có thẩm quyền, trách nhiệm phân tích tài chính khách hàng) để lấy cắp hoặc sửa chữa thông
tin với ý đồ không tốt, làm sai lệch kết quả đánh giá tài chính khách hàng.
Chi nhánh cần đưa thêm một số chỉ tiêu để thẩm định tài chính DAĐT như Giá trị tương lai rong
(NFV), Chỉ số doanh lợi (PI), Tỷ lệ nội hoàn có điều chỉnh (MIRR)…
Lựa chọn phương pháp thẩm định hợp lý: Ngân hàng phải luôn có sự vận dụng linh hoạt các
phương pháp cũ đã được kiểm chứng, không được hấp tấp trong việc áp dụng các phương pháp
thẩm định mới, hiện đại của các NH hiện đại trong nước và trên thế giới, vì rủi ro xảy đến là rất

lớn, vì các phương pháp đó chưa được kiểm chứng cụ thể. Nếu có chỉ là mang tính học hỏi, tham
khảo đến lúc nó được sử dụng rộng rãi thì mới chắc chắn. Vấn đề là lựa chọn những phương pháp
nào và có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Chi nhánh ra sao, lựa chọn những chỉ tiêu
nào, coi trọng chỉ tiêu nào hơn. Trong công tác thẩm định tài chính DAĐT chú trọng nhất là hai
phương pháp phân tích độ nhạy và triệt tiêu rủi ro vì hai phương pháp này đem lại độ chính xác
cao và có thể khắc phục được những nhược điểm của nhau.
Việc sử dụng chỉ tiêu để đánh giá tài chính: NH nên coi trọng hơn các chỉ tiêu liên quan có tính
đến giá trị thời gian của tiền như NPV, IRR…Đối với các khía cạnh khác như khía cạnh pháp lý,
khía cạnh thị trường, kỹ thuật…phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp còn lại để đạt được
kết quả thẩm định tốt nhất.
* Về quy định trong việc tính toán dòng tiền hiện nay là:
- Tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm trước thua lỗ thì phần thua lỗ năm trước phải được
cộng vào LNTT của năm nay để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Xử lý các khoản thu hồi: các khoản thu hồi từ dự án , nếu các máy móc đã khấu hao hết thì
chuyển toàn bộ giá trị đó vào LNTT để tính thuế TNDN. Còn nếu chưa khấu hao hết thì tách ra 2
phần, một phần khấu hao chuyển vào LNST còn phần còn lại chuyển vào LNTT. Riêng khoản thu
hồi tài sản lưu động ròng thì chuyển toàn bộ vào LNST để tính dòng tiền dự án.
- Với các dự án thành lập mới cần lưu ý các văn bản của nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp
vừa và nhỏ: miễn thuế 2 năm đầu, giảm thuế một vài năm tiếp theo. Còn nếu không phải là dự án
thành lập mới thì tính thuế như bình thường từ năm đầu, cần chú ý các lĩnh vực, khu vực được
miễn giảm thuế.
* Về phân tích độ nhạy của dự án với trình độ cũng như khả năng cho phép của chi nhánh thì chỉ
dừng lại ở phân tích tình huống như sau:
- Xác định một số trường hợp xảy ra: tốt nhất, xấu nhất, xảy ra nhiều nhất. Mỗi trường hợp gắn
với một xác suất xảy ra.
- Với mỗi phương án cần tính toán lại các chỉ tiêu tài chính quan trọng: NPV, IRR.
- Từ đó so sánh và rút ra kết luận về các khả năng xảy ra của các chỉ tiêu này.
3.1.3.4. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư
Nội dung thẩm định tài chính DAĐT đã được NHCT VN soạn thành tài liệu thống nhất để mỗi NH
chi nhánh lấy căn cứ thẩm định. Việc thống nhất này cũng góp phần nâng cao chất lượng công tác

×