Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Văn hóa doanh nghiệp trong công ty Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Agrex Việt Nam): Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý: 603404

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ CHINH

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TRONG CÔNG TY NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
CÔNG TY TNHH AGREX VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

HÀ NỘI-2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ CHINH

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TRONG CÔNG TY NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
CÔNG TY TNHH AGREX VIỆT NAM)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị văn phòng
Mã số: 60 34 04 06

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lâm Minh Châu

Hà Nội – 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Văn hóa doanh nghiệp trong công ty
Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Agrex Việt
Nam)” là công trình nghiên cứu của tôi. Trong công trình nghiên cứu này, tôi có
tham khảo và tổng hợp kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khác và đã có
chú thích theo quy định. Công trình này chưa từng được công bố trên bất cứ
phương tiện nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học về nội dung
nghiên cứu của đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

HỌC VIÊN

Phùng Thị Chinh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù gặp nhiều khó
khăn trong việc thu thập tài liệu, song tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện từ phía các cơ quan, các trường học như:
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Thư
viện trường Đại học Ngoại thương; Ban lãnh đạo công ty TNHH Agrex Việt
Nam và các đồng nghiệp tại đây, đặc biệt là người hướng dẫn khoa học – TS.
Lâm Minh Châu. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự nhiệt

tình, quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Được đào tạo chuyên ngành Quản trị văn phòng, song các vốn kiến thức
về văn hóa doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, vì vậy tác giả rất mong nhận được
sự đóng góp của quý thầy cô giáo, các cơ quan và bạn đọc để luận văn của tôi
được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

HỌC VIÊN

Phùng Thị Chinh



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ GIỚI
THIỆU CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
VÀ CÔNG TY TNHH AGREX VIỆT NAM ................................................... 21
1.1Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp ...................................................................................21
1.1.1Một số vấn đề cơ bản về VHDN ........................................................................... 21
1.1.2Các yếu tố cấu thành VHDN............................................................................................. 23
1.1.3Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp ................. 24

1.1.4Các phương thức đánh giá VHDN.................................................................................... 26
1.2 Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam .............................................................................29
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................................... 29
1.2.2 Đánh giá chung về hoạt động của DN Nhật Bản ở Việt Nam ......................................... 34
1.3Công ty TNHH Agrex Việt Nam ....................................................................................................44
1.3.1 Quá trình hình thành và lĩnh vực hoạt động .................................................................... 44
1.3.2 Quy trình xây dựng VHDN tại Công ty Agrex Việt Nam ................................................. 47
1.3.3 Các chủ thể tham gia xây dựng VHDN............................................................................ 49
1.3.4 Vai trò của phòng Hành chính Nhân sự trong xây dựng và duy trì VHDN tại công ty . 51

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 55
2.1 Các biểu hiện bên trong.................................................................................................... 56
2.1.1 Định hướng văn hóa doanh nghiệp ................................................................................. 56
2.1.2 Không gian làm việc ........................................................................................................ 58
2.1.3 Chuẩn mực về tác phong nơi làm việc ............................................................................. 60
2.1.4 Chuẩn mực về tinh thần và thái độ làm việc.................................................................... 67
2.1.5 Chuẩn mực về giao tiếp ứng xử ....................................................................................... 74
2.1.6 Các hoạt động phúc lợi .................................................................................................... 79
2.1.7 Khen thưởng, xử phạt ...................................................................................................... 81

1


2.2 Các biểu hiện bên ngoài.................................................................................................... 83
2.2.1 Quan hệ với khách hàng .................................................................................................. 83
2.2.2 Tuân thủ các quy định của pháp luật ............................................................................... 85
2.2.3 Trách nhiệm xã hội .......................................................................................................... 91
2.2.4 Tạo dựng và quảng bá hình ảnh. ..................................................................................... 93

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 95

Chương 3. XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC
CÔNG TY NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIÁ
TRỊ THAM KHẢO QUA TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TNHH AGREX
VIỆT NAM.......................................................................................................... 96
3.1 Một số nhận xét về VHDN tại công ty TNHH Agrex Việt Nam ................................... 96
3.1.1 Tích cực............................................................................................................................ 96
3.1.2 Hạn chế ............................................................................................................................ 99
3.2 Giá trị tham khảo về cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp .............................. 106
3.2.1 Trung thành với các giá trị cốt lõi ................................................................................. 106
3.2.2 Định hướng toàn cầu và hiện đại .................................................................................. 107
3.2.3 Phù hợp với các giá trị địa phương ............................................................................... 108
3.3 Giá trị tham khảo về quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp .............................. 110
3.3.1 Xác định các định hướng và nguyên tắc ngay từ đầu .................................................... 110
3.3.2 Quán triệt tinh thần văn hóa doanh nghiệp tới toàn thể công ty ................................... 111
3.3.3 Kết hợp giữa các triết lý và quy định cụ thể .................................................................. 114

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 116
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 121
PHẦN PHỤ LỤC.............................................................................................. 126

2


DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BPO

Gia công quy trình phần mềm doanh nghiệp

VHDN


Văn hóa doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

ISMS

Information security management system

BOT

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

BT

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

BTO

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình đầu tư Nhật Bản vào Việt nam 2011 – 2015.
Bảng 1.2. Số lượng doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ở Việt Nam giai đoạn
2005-2011.

Bảng 1.3. Các địa phương dẫn đầu thu hút đầu tư Nhật Bản.
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ am hiểu VHDN tại công ty TNHH Agrex
Việt nam.

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Mức độ am hiểu chuẩn mực về tác phong làm việc (nguồn: kết quả
khảo sát bảng hỏi)
Biểu đồ 2. Mức độ am hiểu phối hợp làm việc nhóm (nguồn: kết quả khảo sát
bảng hỏi)
Biểu đồ 3. Mức độ am hiểu tôn chỉ hoạt động của công ty ( nguồn:kết quả khảo
sát bảng hỏi).

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các mức độ của văn hóa doanh nghiệp (nguồn: Đỗ Thị Phi Hoài)
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Agrex Việt Nam.
Quy trình 1.3. Quy trình xây dựng VHDN doanh nghiệp tại công ty Agrex Việt
Nam.
Quy trình 1.4. Quy trình ban hành và sửa đổi tài liệu tại công ty Agrex Việt Nam
(nguồn 04-QT/ISMS/AGREXVIETNAM).
Quy trình 1.5. Quy trình xem xét của lãnh đạo về việc ban hành các quy trình
công việc, nội quy, quy định (nguồn 01-QT/ISMS/AGREXVIETNAM).

6



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mô hình Denison (nguồn: Đỗ Thị Phi Hoài, tr.19)
Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành VHDN trong tập đoàn TIS [43].
Hình 3.1. Một số hình ảnh hoạt động tại công ty Agrex Việt Nam.

7


MỞ ĐẦU
1. Giải thích các từ và thuật ngữ dùng trong luận văn
Doanh nghiệp: Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch,
được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
[20, tr. 2]
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Là loại hình doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân được pháp luật thừa nhận, có không quá 50 thành viên cùng góp vốn
thành lập công ty và các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp. [20, tr. 26].
2. Lý do chọn đề tài
Trong vài thập kỷ qua, VHDN là một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm
mạnh mẽ của các nhà quản lý, giới kinh doanh, các nhà khoa học và công chúng
nói chung. Về cơ bản các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học quản lý cũng
như quản trị hiện nay như: Herb Kelleher – cựu chủ tịch Tập đoàn Southwest
Airline và Chester Elton – một diễn giả và nhà tư vấn nổi tiếng thế giới, chuyên
gia về văn hóa doanh nghiệp đều nhất trí rằng, “để thành công trong kinh doanh,
một doanh nghiệp phải để lại dấu ấn đặc trưng của mình trên thị trường thông
qua một hệ thống các mục tiêu, giá trị, các chuẩn mực về đạo đức, triết lý kinh
doanh, quy tắc ứng xử, phương thức quản lý thể hiện qua các hoạt động nội bộ
của doanh nghiệp cũng như trong các mối quan hệ của doanh nghiệp với bên

ngoài. Tổng hòa các yếu tố đó thường được gọi chung bằng cụm từ “văn hóa
doanh nghiệp” [33].
8


Với mỗi doanh nghiệp hiện nay, việc xây dựng và định hình văn hóa doanh
nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển bởi lẽ, hệ thống những giá trị, quy
tắc ứng xử, chuẩn mực đã nói ở trên chính là nền tảng để doanh nghiệp không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tạo dựng thương hiệu của chính
mình. Theo một số nhà nghiên cứu như Phạm Tiến Đạt – Giảng viên khoa Quản
trị trường Đại Học Thành Đô [40], cũng như một lãnh đạo doanh nghiệp điển
hình như ông Trương Gia Bình – Chủ tịch tập đoàn FPT thì việc “xây dựng
VHDN có vai trò đặc biệt quan trọng làm nên sự thành công của một doanh
nghiệp. Nó là giá trị, là niềm tin, là chất keo gắn kết làm nên sức mạnh không
kém gì các yếu tố như nguồn vốn, nguồn nhân lực hay công nghệ. Nó là yếu tố
quyết định sự phát triển của doanh nghiệp” [42].
Trong xu thế toàn cầu hóa hơn ba mươi năm qua. Việt nam đã trở thành
thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội trên thế giới như Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1996, Diễn đàn hợp tác Á – Âu
(ASEM) năm 1996, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) năm 1998, Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 2006, Tổ
chức thương mại thế giới WTO năm 2007, Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP) năm 2016,…Quá trình hội nhập vừa tạo ra nhiều cơ hội, vừa đặt ra
nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh
toàn cầu hóa và môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh ở Việt Nam hiện
nay, các doanh nghiệp cần có sự quan tâm đúng đắn trong việc xây dựng cho
mình một văn hóa doanh nghiệp phù hợp để có thể thích ứng với những yêu cầu
của môi trường kinh doanh trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam nói riêng, cũng
như những yêu cầu của quốc tế nói chung.


9


Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, việc xây dựng VHDN chưa thực sự
được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Điều này được thể hiện qua một số
vấn đề chính như sau:
Một là, đối với các doanh nghiệp trong nước bên cạnh một số doanh
nghiệp ít nhiều tạo được dấu ấn trên thị trường thì hiện nay vẫn còn rất nhiều các
doanh nghiệp chưa thực sự có thói quen đặt chữ tín lên hàng đầu, tính chuyên
nghiệp trên thương trường và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh còn thấp. Các
sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự được đánh giá
cao trên thị trường quốc tế. Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
thì tới năm 2012, ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế thì khả năng cạnh tranh của Việt
Nam được đánh giá là 75/244 [41].
Hai là, đối với các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam,cách
thức sử dụng lao động là người Việt, kinh doanh và hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề đặc biệt là về trách nhiệm xã hội. Một số
ví dụ điển hình bao gồm: Công ty Vedan với vụ việc xả thải ra sông Thị Vải,
công ty Formosa gây ô nhiễm bờ biển Vũng Áng, công ty Samsung với vụ xô xát
giữa các công nhân với nhóm bảo vệ tại nhà máy Samsung Display Bắc Ninh.
Những vấn đề trên đây đặt ra một câu hỏi cho các nhà quản lý, doanh
nghiệp và công chúng, đó là: Đâu là mô VHDN phù hợp trong bối cảnh hội nhập
ở Việt Nam để vừa có thể đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và toàn cầu, vừa tương
thích với các điều kiện cụ thể của môi trường và văn hóa kinh doanh ở Việt
Nam.
Trong các quốc gia Châu Á có quan hệ kinh tế lâu dài với Việt Nam, Nhật
Bản là nước có nhiều thành công trong việc xây dựng VHDN. Trong số các

10



doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt đông tại Việt Nam, các công
ty có vốn đầu tư Nhật Bản nhìn chung được đánh giá cao về văn hóa doanh
nghiệp. Mặc dù có bề dày hoạt động tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua,
nhưng các công ty Nhật Bản tại Việt Nam gần như không để xảy ra các vụ việc
đáng tiếc liên quan đến văn hóa doanh nghiệp như một số công ty Đài Loan hay
Hàn Quốc. Thay vào đó, các công ty Nhật Bản thường được công chúng và cộng
đồng đánh giá tích cực về sự chuyên nghiệp, phù hợp với chuẩn mực quốc tế,
đồng thời cũng thể hiện một lối ứng xử phù hợp với các đặc điểm văn hóa của
Việt Nam. Điều này đặt ra câu hỏi: Các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam đã
xây dựng VHDN như thế nào để đạt được thành công đó và từ mô hình văn hóa
doanh nghiệp Nhật Bản, có thể rút ra những giá trị tham khảo gì về tổ chức văn
hóa doanh nghiệp ở VN trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Mặc dù là một doanh nghiệp còn non trẻ, nhưng ngay từ khi thành lập,
công ty Agrex Việt Nam đã rất chú trọng đến công tác xây dựng VHDN, coi đây
là một nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành đồng thời với quá trình phát triển
kinh doanh. Trong những năm qua,dưới sự điều hành của ban lãnh đạo công ty
thông qua đầu mối trực tiếp là phòng hành chính, công ty đã tiến hành áp dụng
các triết lý cũng như các phương thức quản lý theo phong cách Nhật Bản trong
quá trình xây dựng VHDN doanh nghiệp và đạt được những thành tựu nổi bật.
Những giá trị trong VHDN Nhật Bản mà công ty đang áp dụng đã tạo nên một
nét văn hóa riêng trong phong cách làm việc của công ty, với nhiều đặc điểm nổi
bật như tinh thần nghiêm túc trong công việc, tinh thần đoàn kết giữa các thành
viên, văn hóa làm việc nhóm...

11


Là một người được tiếp cận văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản từ sớm,
thông qua quá trình rèn luyện và học hỏi trong một công ty Nhật Bản có trụ sở

tại Việt Nam từ những năm đầu công ty được thành lập, tôi thấy rằng văn hóa
doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam nói chung và công ty Agrex Việt Nam nói
riêng có nhiều điểm thú vị cần tìm hiểu. Việc tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản cũng sẽ đem lại nhiều giá trị tham khảo cho các nhà quản lý, kinh
doanh và các nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý và quản trị nói chung.
Sau khi tham dự khóa đào tạo cao học ngành Quản trị văn phòng, tôi được
tiếp cận với những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của bộ phận
Hành chính – Văn phòng trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện văn hóa
công sở, văn hóa doanh nghiệp. Tôi mong muốn được vận dụng những kiến thức
đã học vào việc nhận diện vai trò, trách nhiệm của Bộ phận Hành chính - Văn
phòng trong quá trình xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp ở các doanh
nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “ Văn hóa doanh nghiệp trong các
công ty Nhật Bản ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH Agrex
Việt Nam)” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới cũng như Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và
thực tiễn về vấn đề xây dựng VHDN theo các hướng tiếp cận khác nhau. Chẳng
hạn, tác phẩm “Corporate Culture and Performance” tạm dịch là “Văn hóa doanh
nghiệp và hiệu suất” (1992) của hai tác giả John P. Kotter và James L. Heskett
được The Free Press ở New York xuất bản, thông qua quá trình tìm tòi, nghiên
cứu về mối liên hệ giữa văn hóa và sự thực thi thành công mục tiêu của tổ chức

12


taị các tập đoàn có ảnh hưởng lớn như: Hewlett-Packard, Xerox, ICI, Nissan và
First Chicago…(gồm tất cả hơn 200 công ty). Tác giả đã mô tả cách thức các giá
trị chia sẻ và các quy tắc bất thành văn có thể làm tăng thành công trong kinh
doanh và ngược lại trong điều kiện thị trường và môi trường kinh doanh đang

thay đổi. Cuốn sách đã nêu lên niềm tin rằng một nền văn hóa mang giá trị tích
cực (strong) sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh xuất sắc [32].
Tác phẩm “All in, xây dựng văn hóa doanh nghiệp 7 bước đến thành công
(Thành Khang, Diễm Quỳnh dịch)” (2015) của đồng tác giả Adrian Gostick –
chuyên gia về lãnh đạo, Chester Elton – chuyên gia về VHDN, đề cập đến văn
hóa công sở, các yếu tố niềm tin và công cụ văn hóa cùng với lộ trình 7 bước để
xây dựng VHDN hiệu quả đó là: xác định tình trạng dầu sôi lửa bỏng, chú trọng
vào khách hàng, phát triển tính linh hoạt, chia sẻ mọi điều, cộng tác với nhân tài,
khuyến khích lẫn nhau, thiết lập trách nhiệm rõ ràng. Cuốn sách nhấn mạnh rằng
xây dựng VHDN là chiến lược mà đa số các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới
sử dụng để tạo ra thành tựu vượt trội, khi mọi yếu tố hỗ trợ cho việc xây dựng
văn hóa trong tổ chức trở nên sẵn sàng thì công việc hiển nhiên sẽ trở nên thú vị
và hiệu quả, thành công không chỉ là gắn kết chặt chẽ các cá nhân mà còn là làm
họ tin rằng bạn có thể giúp tạo dựng tương lai.
Ở Việt nam, VHDN và các nội dung liên quan tới VHDN đã được đưa vào
giảng dạy tại một số trường đại học như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học
Ngoại thương Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tài
chính… cho thấy tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức về VHDN cho
nguồn nhân lực tương lai của nước nhà

13


Tại Việt nam cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về đề tài
VHDN, một số tác giả đã có các công trình nghiên cứu về VHDN như: Nguyễn
Duy Chi, Phạm Văn Quây, Đỗ Minh Cương, Đỗ Thị Phi Hoài, Phạm Xuân Nam,
Dương Thị Liễu, Nguyễn Mạnh Quân….
Trong cuốn giáo trình “Văn hóa kinh doanh”, tác giả Dương Thị Liễu đã
khái quát tổng quan về văn hóa kinh doanh, các yếu tố cấu thành và phân tích sự
đa dạng, phong phú của văn hóa kinh doanh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa

kinh tế, cung cấp những kỹ năng cần thiết để xây dựng văn hóa kinh doanh trong
bối cảnh hội nhập.
Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty” (2012) của tác giả
Nguyễn Mạnh Quân đề cập tới các vấn đề đạo đức và văn hóa trong kinh
doanh.Tác giả chỉ ra rằng sự “yếu thế” trong cạnh tranh thị trường quốc tế của
các doanh nghiệp Việt Nam cho chúng ta bài học về thương hiệu, và yếu tố làm
nên thương hiệu đó chính là văn hóa công ty. Văn hóa công ty được coi là một
phương pháp và công cụ quản lý mới và được áp dụng phổ biến trên toàn thế
giới. Văn hóa công ty là phương tiện hữu hiệu trong việc giải quyết mâu thuẫn
và để cải thiện vị thế. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp như: nhanh chóng phát
triển thương hiệu, tạo lập hình ảnh tốt và kinh doanh đúng đắn [22]..
Giáo trình “Văn hóa doanh nghiệp” (2011) của tác giả Đỗ Thị Phi Hoài đề
cập tới VHDN và các dạng của VHDN, nghiên cứu vai trò của doanh nhân và
văn hóa doanh nhân trong sự thành bại của doanh nghiệp. Cuốn sách trang bị cho
người học, người đọc những kiến thức lý luận về VHDN, văn hóa doanh nhân và
biểu hiện của văn hóa trong các hoạt động kinh doanh [17].

14


Ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau các tác giả cho thấy tầm quan trọng
của việc xây dựng VHDN ở trên các phương diện khác nhau và không thể phủ
nhận rằng xây dựng VHDN là điều kiện tất yếu cho một doanh nghiệp muốn tạo
dựng thương hiệu thành công.
Ngoài các tác phẩm của những tác giả nêu trên cũng đã có một số luận văn
nghiên cứu về VHDN đó là:
Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Thanh Tâm của trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Xây dựng VHDN cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế” (2006). Đề tài đưa ra
một vài tổng quan về lý thuyết VHDN, tìm ra đặc trưng chính của VHDN của

các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đưa ra một số đề xuất xây dựng VHDN
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế [23].
Luận văn Thạc sỹ Khoa học quản lý của tác giả Nguyễn Thu Hà của
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà nội với
tiêu đề “Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở việt nam (Nghiên cứu
trường hợp công ty Fujitsu Việt Nam” (2015) . Đề tài được tiếp cận dưới góc độ
khoa học quản lý đã góp phần đưa ra một số lý luận về giá trị của VHDN Nhật
Bản đối với nước Nhật và với Việt Nam, nhận diện một số biểu hiện VHDN
Nhật Bản tại công ty Fujitsu và đề xuất một số khuyến nghị và bài học kinh
nghiệm để vận dụng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam [15].
Từ những nghiên cứu đã nói ở trên tác giả nhận thấy:
Một là, các nghiên cứu hiện có đã nghiên cứu nhiều về VHDN và VHDN
Nhật Bản, nhưng các nghiên cứu chuyên sâu về VHDN Nhật Bản tại Việt Nam
thì chưa có nhiều.
15


Hai là, đã có một số nghiên cứu về VHDN Nhật Bản tại Việt Nam từ góc
độ Khoa học quản lý nói chung, nhưng ở góc độ quản trị văn phòng thì chưa có.
Mục đích của luận văn này chính là góp phần lấp đầy khoảng trống đó.
Ba là, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu đã nói ở trên, tôi nhận thấy rằng
việc nghiên cứu VHDN có thể được tiếp cận và phân loại theo nhiều khía cạnh.
Các cách phân loại phổ biến có thể kể đến là: Trực quan và phi trực quan, hữu
hình và vô hình, bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận đầu tiên có
hạn chế là dễ gây khó hiểu và lúng túng cho người đọc trong việc bóc tách và
phân biệt giữa thế nào là “hữu hình” và “vô hình”, “trực quan” và “phi trực
quan”. Do đó, trong luận văn này, chúng tôi chọn tiếp cận theo cách thứ ba, đó là
tiếp cận VHDN thông qua các biểu hiện bên trong và bên ngoài.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu đã có luận văn tập trung vào ba

mục tiêu sau:
Một là, nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận chung về VHDN, tập trung
vào những khía cạnh như: chủ thể phụ trách xây dựng VHDN, các nội dung cơ
bản của VHDN, các yếu tố và các nhân tố ảnh hưởng tới VHDN để làm sáng tỏ
giá trị mà VHDN mang lại cho doanh nghiệp.
Hai là, nghiên cứu, khảo sát và nhận diện tại công ty TNHH Agrex Việt
Nam, nhằm nhận diện VHDN Nhật Bản thông qua những hoạt động nội bộ của
công ty và các mối quan hệ của công ty với bên ngoài.
Ba là, đưa ra một số nhận xét, rút ra các giá trị tham khảo về VHDN và
cách thức xây dựng VHDN trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản nói
riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
16


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu mô hình VHDN của các công ty Nhật
Bản tại Việt Nam thông qua trường hợp công ty Agrex Việt Nam. Luận văn sẽ
tập trung nghiên cứu về các nét đặc trưng của VHDN Nhật Bản để từ đó rút ra
một số nhận xét và giá trị tham khảo cho việc áp dụng VNDN Nhật Bản tại Việt
Nam.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nhận diện và tìm hiểu VHDN
của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam.
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát tại một
doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam. Tên giao dịch của công
ty ở Việt Nam là Công ty TNHH Agrex (Việt Nam), trong các giao dịch quốc tế
là Agrex VietNam Co., Ltd. Để cho thống nhất trong luận văn này, tác giả sử
dụng tên là Công ty TNHH Agrex Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 10 và tầng 14, tòa nhà Detech, số 8, Đường Tôn Thất
Thuyết, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Phạm vi thời gian: từ khi công ty TNHH Agrex Việt Nam bắt đầu đi vào
hoạt động ở Việt Nam từ 10/2013 đến nay.
7. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Về nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng 3 nguồn tư liệu chính:

17


- Các thông tin thu thập qua khảo sát thực tế tại công ty TNHH Agrex Việt
Nam, bao gồm: Các cuộc phỏng vấn, các quan sát của tác giả, các văn bản
ban hành của công ty.
- Các thông tin về công ty Agrex, các công ty Nhật Bản ở Việt Nam nói
chung và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
- Các công trình nghiên cứu đã nói ở trên.
Về phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như:
- Phương pháp điều tra thực địa của Nhân học, thông qua quá trình quan sát
dài ngày tại doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng
VHDN và trải nghiệm môi trường VHDN tại công ty Agrex Việt Nam.
- Phương pháp khảo sát thực tế xã hội học bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả của các công trình đi trước và cập
nhật những tư liệu mới, phương pháp xử lý tài liệu thứ cấp trong nghiên
cứu.
- Phương pháp phân tích – so sánh.
8. Đóng góp của luận văn
Sau khi nghiên cứu luận văn có những đóng góp sau:
Về mặt lý luận:


18


Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về VHDN và quá
trình/cách thức xây dựng VHDN tại các công ty Nhật Bản có trụ sở tại Việt Nam
nói riêng và các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung.
Về mặt thực tiễn:
- Các tư liệu và kiến nghị của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho
các nhà quản lý trong việc xây dựng và cải thiện môi trường VHDN đối với các
doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay;
- Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp
Nhật Bản đang hoặc chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam, cũng như các công ty có vốn
nước ngoài và các công ty Việt Nam trong quá trình xây dựng VHDN.
- Với công ty TNHH Agrex Việt Nam, luận văn có thể được sử dụng như
một tài liệu tham khảo để điều chỉnh những điểm chưa phù hợp trong quá trình
xây dựng VHDN.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng để làm tài liệu
tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy khi đề cập đến vấn đề VHDN Nhật Bản
tại Việt Nam trong các trường đại học.
9. Cấu trúc của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và giới thiệu chung về
các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam và công ty TNHH Agrex Việt Nam.
Chương 2. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Agrex
Việt Nam.

19


Chương 3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các công ty Nhật Bản ở

Việt Nam – Một số nhận xét và giá trị tham khảo qua trường hợp công ty TNHH
Agrex Việt Nam

20


×