Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thái độ của Ấn Độ với Bắc Việt Nam trong ủy ban Đình chiến quốc tế (1954-1964):Nhìn từ góc độ lịch sử , tư tưởng và quan hệ quốc tế .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 17 trang )

THÁI Độ CỦA ẤN Độ VỚI BẮC VIỆT NAM




*

TRONG ỦY BAN ĐÌNH CHIẾN QUỐC TẾ' (1954-1964):
NHÌN Từ GÓC Độ LỊCH sử, Tư TƯỞNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TÊ
ThS. Phùng Thị Thảo*

1. Bối cảnh lịch sử của Việt Nam
T ro n g giai đoạn từ 19S4 - 1964, V iệt N am trải qua và chứng kiến nhiều biến động lịch
sử trọng đại. Trước tiên, cuộc tổng tiến công chiến lược đông - xuân (1953-1954) với đỉnh
cao là trận chiến quyết định m ang tên chiến lược Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm, cứ điểm
Điện Biên P hủ thất th ủ khi toàn bộ 16.000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh. Đây
được coi là chiến thắng quân sự lớn nhất của Q uản đội N hân dân V iệt N am trong toàn bộ
Chiến tranh Đ ông D ương của Pháp. T rận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông
Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đ ông Dương.
N gày 8 /5 /1 9 5 4 ; Hội nghị Genève về vấn để khôi phục hòa bình ở Đ ông Dương được nhóm
họp. Phái đoàn Việt N am Dân chủ Cộng hòa tới tham dự H ội nghị Genève theo để nghị của
Pháp cùng với Phái đoàn Anh (doA nthony Eđenlàm trưởng đoàn), Phái đoàn Hoa Kỳ
(doBedell Smithlàm trưởng đoàn); Phái đoàn Liên bang Xô viết (do Viacheslav Molotovlàm
trưởng đoàn), phái đoàn Cộng hòa Nhàn dân Trung Hoa (do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn),
Phái đoàn Pháp (doGeorges Bidaultlàm trưởng đoàn), Phái đoànQ ụốc gia Việt Nam2

N C S - K h o a Đ ò n g p h ư ơ n g h ọ c, T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c K h o a h ọ c X ã h ộ i v à N h â n v ă n , Đ H Q G H N .

1 International Commission for Supervision and Control in Vietnam (ICV).
2 Quốc gia Việt Nam ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8/3/1949, giữa Tổng thống PhápVincent
Auriol và Bảo Đại. Vế danh nghĩa, Quốc gia Việt Nam thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tổn tại trên


cùng lãnh thổ vởi chính quyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945). Danh xưng Quốc gia Việt Nam tón tại trong
6 nãm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam,
thành lập chính quyển Việt Nam Cộng hòa.


194

P hùng Th ị Thảo

(d o N guyễn Q u ố c Đ ịn h làm trư ở ng đoàn sau th ay th ế bởi N guyễn T ru n g V in h rồi
T rần V ăn Đ ỏ ), Phái đ oàn V ương quốc Lào (do Phum i Sananikone làm trư ở ng đ oàn),
Phái đoàn Vương quốc Campuchia, (do Tep Than làm trưởng đoàn). H ai Phái đoàn P ath et
Lào và K hm er Issarak k h ô n g được chính thức tham gia H ội nghị m à chỉ có quan hệ với
phái đoàn V iệt N am D ân chủ C ộng hòa. T ấ t cả các nguyện vọng của hai đo àn này
được V iệt N am D ân chủ C ộ n g h ò a trình bày trước hội nghị.
Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 2 1 /7 /1 9 5 4 , các hiệp định
đình chi chiến sự ở Việt N am , Lào và Campuchia lần lượt được ký kết. Bản tuyên b ố cuối
cùng vé việc lập lại hòa bình ở Đ ông Dương đã được đại diện các nước dự hội nghị chắp
thuận cam kết chính thức. Bản tuyên bố cuối cùng của H ội nghị G enève gồm 13 đ iểu 1:
- Xác nhận n h ữ ng văn bản hiệp định vể đinh chỉ chiến sự ở V iệt N am , ở Lào, ở
C am puchia và về tổ chức kiểm soát quốc tế.
-

K hẳng đ ịn h sự hài lòng của các bên tham gia hội nghị vể việc chấm dứt chiến sự
ở các nước Đ ô n g D ương.

-

Xác nhận nhữ ng lời tuyên b ố của c h ín h p h ủ V ưưng quốc C am puchia và của
C hín h p h ủ V ương quốc Lào vể tổ n g tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tro n g năm

1955 ở hai nước này.

-

Cấm việc đem quần đội và nhân viên quân sự nước ngoài vào các nước Đ ông Dương.

-

C ấm việc đ ặ t căn cứ quân sự nư ớc ngoài ở Đ ô n g D ư ơ n g và việc các nước
Đ ô n g D ư ơ n g th a m gia các liên m in h quân sự với nước ngoài.

-

Q ụy định lấy vĩ tu y ến quần sự tạm thời ở V iệt N am .

-

Khẳng định các b ên tham gia Hội nghị thừa nhận vé nguyên tắc độc lập, thống nhất,
chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ của Việt N am , việc hiệp thương giữa hai mién bắt
đẩu từ ngày 2 0 /7 /1 9 5 5 và việc tổng tuyển cử tiến hành vào tháng 7/1956.

-

Cam kết tôn trọng quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống của nhân dân trong mỗi nước.

-

C am kết khô n g có hành động trả thù đối với những người th u ộ c phía đối
phương tro n g thời kỳ chiến tranh.


-

Q uy định việc quân đội Pháp rút khỏi các nước Đ ông Dương.

1 Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Đ ạ i cương Lịch sử Việt N a m (lậ p IIỈ), Nxb Giáo dục, 2008, tr. 125.


THÁI Đờ CỦA ẤN Độ VỚI BẮC VIỆT NAM TRONG ỬY BAN ĐÌNH CHIẾN QUỖC TÊ (1954-1964).

-

195

P háp cam k ết tô n trọ n g độc lập, chủ quyển, th ố n g nhất và to àn vẹn lãnh thổ của
V iệt N am , Lào và C am puchia.

-

Q ụ ỵ định những nguyên tắc trong quan hệ giữa ba nước Việt N am , Campuchia và
Lào, tôn trọng chủ quyển độc lập thống nhất, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

C ùng với T u y ê n b ố chung kê’ trên, trước đó H iệp định G enève còn bao gổm cả 3
H iệp đ ịn h đỉnh chỉ ch iến sự tại Đ ông Dương; trong đó có Việt N am . T ạ Q ụang Bửu T h ứ trư ở ng Bộ Q u ố c p h ò n g V iệt N am D ân chủ C ộng hòa - thay m ặt cho T ổ n g T ư
lệnh Q ụ ân đội N h â n d ần V iệt N am - cùng với T h iếu tướng D alteil - thay m ặt cho
T ổ n g T ư lệnh Q u ân độ i Liên hiệp P háp ở Đ ông D ương đã ký kết H iệp định đỉnh chỉ
chiến sự tại V iệt N am . Bao gồm tổ n g cộng 6 chương, được cụ th ể hó a trong 47 điểu,
H iệp đ ịn h đình chỉ chiến sự ở V iệt N a m 1 gồm những nội dung chính n hư sau:
-

C ác nước th a m dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn

lãn h th ổ của 3 nước V iệt N am , Lào, C am puchia, không can thiệp vào công việc
n ộ i bộ 3 nước;

-

Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương;

-

C ác b ên th a m ch iế n th ự c h iện cam kết, chuyển quân, chu y ển giao khu vực,
tra o trả tù b in h ;

-

D ân chúng m ỗi b ên có quyển di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời
gian quân đội hai b ên đang tập kết;

-

C ấm đưa q uân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đ ông Dương.
N ư ớc ngoài k h ô n g được đặt căn cứ quân sự tại Đ ông Dương;

-

Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt
N am làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời: C hính quyển và quân đội Việt N am
D ân chủ C ộ n g h ò a tập tru n g vể m iển Bắc; C h ín h quyển và quân đội khối
Liên hiệp P háp tập trung vể m iền N am . Khoản a, Đ iểu 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng
tuyển củ thống nhất Việt Nam , bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo
quỵ định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản ỉý hành chính ở vùng ấy."


1 Hiệp định đình chi chiến sự ở Việt Nam (1954), Kho lưu trữ Trung ương Đảng, />M odules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340712&cn_id=661768.


196

P h ù n g Thị T h ả o

-

T h à n h lập ủ y h ộ i Q u ố c tế Kiểm soát Đ ình chiến Đ ô n g D ư ơ ng gổm Ấn Độ,
Ba L an và C anada, với Ấn Độ làm c h ủ tịch.

T hự c tế, từ sau H iệp định Genève, m iến N am chứng kiến cuộc vật lộn, giành giật gay
gắt giữa chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc M ĩ với chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của
thự c dân Pháp. Đ ể thực hiện chiến ỉược độc chiếm m iền N am bằng chủ nghĩa thực dần
kiểu mới, M ỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đ ình D iệm 1. Đ ược sự hậu thuẫn và cố
v ấn của M ỹ, tro n g cu ộ c trư n g cáu dân ý m iến N a m V iệt N a m ( 1955 ), T h ủ tướng
N gô Đ ình D iệm đã phế truất Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt N am C ộng hòa. Việt N am
C ộng h ò a tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ lãnh thố Việt N am , nhưng trên thực tế chi
kiểm soát m ột phần lãnh thổ ở phía N am vĩ tuyến 17. Do vậy, trong giai đoạn 1954 - 1960;
khi m iền Bắc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa đồng thời tiến hành đấu tranh
chống chính quyền M ỹ - D iệm tại m iến N am . Bước sang giai đoạn từ 1961- 1965, công
cuộc xây dựng chủ nghĩa ở m iến Bắc tiếp tục được đẩy m ạnh tro n g khi đó chính quyển
cách m ạng chiến đấu chống “C hiến tranh đặc b iệt” của M ỹ ở m ién N am .
T rê n cở sở bối cảnh lịch sử ấy, tác giả sẽ tập trung đi sâu vào thái độ của Ấn Độ đối
với Bắc V iệt N am (V iệt N am D ân chủ C ộng h ò a) với tư cách là C h ủ tịch của ủ y ban
Đ ình chiến q uốc tế tại V iệt N am .

2. Thái độ của Ấn Độ với Bắc Việt Nam trong ủy ban Đình chiến quốc tế

N h ư phẩn nào đã để cập đến ở trên, để giám sát việc thực thi H iệp định Genève tại
Việt N am , Ấn Đ ộ được bấu làm Chủ tịch của ủ y ban Đ ình chiến quốc tế. Điểu này được
qui định cụ thể tại Đ iểu 34 trong Chương VI của H iệp định Đ ình chỉ chiến sự ở Việt Nam,
như sau: "Thành lập m ột Ban quốc tế phụ trách giám sát và kiểm tra sự áp dụng các điểu khoản
của Hiệp định Đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Ban ấy gồm một số đại biểu bẳng nhau cùa các
nước sau đây: Ấ n Độ, Ba Lan,Canada. Ban ấy do đại biểu Ấn Độ làm Chủ tịch” .
N h iệm vụ, chức trách của ủ y ban Đ ình chiến quốc tế được quy định tại điều 36
của C hư ơng này: “Ban Q ụ ố c tế phụ trách việc giám sát việc 2 b ên thi hành những điểu
khoản của H iệp định. N h ằm m ục đích dó, Ban Q uốc tế làm nhữ ng nh iệm vụ kiếm soát,

! Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Đ ại cương Lịch sử Việt N a m (tập III), Nxb Giáo dục, 2008, tr. 156.
2 Hiệp định đình chi chiến sự ở Việt Nam (1954), Kho lưu trữ Trung ương Đáng, />cpv/M odules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340712&cn_id=6617ó8.


THÁI Đ ỏ CỦA ẤN Đ ỡ VỚI BÁC VIỆT NAM TRONG ỦY BAN ĐÌNH CHIẾN QUỐC TẼ (1954-1964).

197

q u an sát, kiểm tra và đ iều tra có liên q u a n đến việc th i h à n h n h ữ ng đ iếu k h o ản của
H iệp định Đ ình chi chiến sự, và nh ất là phải:
-

Kiểm soát những việc đi lại của các lực lượng vũ trang của hai bên, tiến hành trong
phạm vi kế hoạch tập hợp.

-

Giám sát giới tuyến vùng tập hợp và vùng phi quân sự.

-


Kiểm soát những việc thả tù binh và thương nhân bị giam giữ"1.

Đ ặc biệt, khi đé cập đến nguyên tắc vận hàn h của Ban Q u ố c tế; Đ iểu 41 đã quy
định rõ: “N h ữ n g kiến nghị của Ban Q u ố c tế được th ô n g qua th eo đa số, trừ đối với
nhữ ng điều khoản ở Đ iểu 42. T rư ờng hợp số phiếu hai b ên ngang nhau, thì phiếu của
C h ủ tịch ủ y ban là p h iế u quyết đ ịn h ”2.
V ới vai trò là C h ủ tịc h của ử y b a n Đ ìn h chiến q u ố c tế, th ái độ và q u an điểm của
Ấ n Đ ộ tro n g nhiếu trư ờ ng hợp m ang tín h quyết định đối với nhữ ng bất đổ n g k hông hồi
kết giữa Bắc V iệt N a m và N am V iệt N am (V iệt N am C ộng h ò a ). T u y n h iên trong suốt
10 năm nắm giữ vai trò C hủ tịch ấy, Ấ n Đ ộ có thái độ k h ô n g nhất quấn dối với Bắc
M iến N am cũng như đố i với N am V iệt N am :
Giai đoạn 1954-7958: Thiên về ủng hộ Bâc Việt Nam so với Nam Việt Nam
T rong giai đoạn 5 năm sau ngày H iệp định Genève vể việc đình chiến được ký kết, từ
vai trò là thành viên đàm phán quan trọng tại H ội nghị Genève (m ặc dù không phải chính
thức) đến tư cách là tác nhân thúc đầy các nguyên tắc được nhấn m ạnh trong việc lập lại
hò a bình; đổng thời giám sát các hiệp định ngừng bắn tại Đ ô n g D ương nói chung, tại
V iệt N am nói riêng, vể cơ bản Ấn Độ duy tri quan điểm ủng hộ Bắc Việt N am hơn so với
N am Việt N am . Với vai trò C hủ tịch của ủ y ban Đ ình chiến tại V iệt N am (the International
Commỉssion fo r Supervisiotin and Control in Vietnam - ICV), Ấn Đ ộ phản đối những nỏ lực
nhằm chống lại H iệp định Genève. T h eo khảo sát, từ ngày 1 1 /8 /1 9 5 4 đến 3 1 /0 1 /1 9 5 9 ,
với vai trò C hủ tịch của Ấn Độ, 72% các quyết định do ICV đưa ra đã ủng hộ Bắc V iệt3.

1 Hiệp định đình chi chiến sự ở Việt Nam ( 1954), Kho lưu trữ Trung ương Đảng, />cpv/M odules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340712&cn__id=66l768.
2 Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ( 1954), Kho lưu trữ Trung ương Đảng; />Modules/News/NewsDetail.aspx?co__id=28340712&cn__iđ=661768.
3 Ramesh Thakur ( 1979), In d ia s V ietnam Policy (1 9 4 6 -1 9 7 9 ), Asian Survey, Vol.19, No. 10, Universitỵ of
Caliíornia Press, USA.


Phùng Thị Thảo


198

T rên thực tế, khi tham dự Hội nghị Genève, Đoàn đại biểu của Q ụốc gia Việt N am
(do N g u yễn Q u ố c Đ ịn h làm trư ở ng đoàn sau là N guyễn T ru n g V inh, cuối cùng là
T rần V ăn Đ ỗ ) đã kịch liệt phản đối và lên án các Hiệp định được ký kết thông qua H ội
nghị Genève. Trước khi H ội nghị Genève đi đến những vòng đàm phán cuối cùng; thực
dân Pháp đã công nhận độc lập của Q uốc gia Việt N am , thậm chí còn cho rằng Q u ốc gia
V iệt N am có vị trí ngang b ằn g với P háp tro n g khối liên h ợ p P háp. T u y n h iên , tro n g
H ội nghị G enève, Đ oàn đại biểu của Pháp (do Georges B idaultlàm trưởng đoàn) đã lên
tiếng p h át ngôn cho Q uốc gia V iệt N am mà không thèm xin ý kiến của N goại trưởng
T rần V ãn Đ ỗ. T rần Văn Đỗ phản đối kịch liệt việc chia cắt Việt N am thành 2 miền N am Bắc, đồng thời đề xuất Liên hợp quốc tìm kiếm m ột giải pháp khác. T u y nhiên, những để
xuất của ông đă không được lắng nghe. Vì thế ngay từ thời điểm diễn ra các vòng đàm phán
của Genève cho đến khi ủ y ban chính thức bắt tay vào nhiệm vụ, N am Việt N am đã có thái
độ không hài lòng; không ủng hộ đối với ủ y ban. N hiếu khi N am Việt N am còn tỏ thái độ
thờ ơ, lạnh nhạt; thậm chí đối đẩu với ICV tại N am Việt N am . Ngược lại, vể phần m ình, Bắc
Việt N am luôn tỏ ra nỗ lực để làm hài lòng T hù tướng N ehru khi thường xuyên tuyên bố sẽ
hoàn toàn hợ p tác với ICV và quyết tầm đến cùng để thực hiện H iệp định Genève.
T h ái độ trái ngược đó của Bâc Việt N am và N am V iệt N am được thể hiện sinh
động qua cách đ ó n tiếp T h ủ tướng N ehru trong chuyến công du của ông tới 2 m iển Bắc
và N am V iệt N am diẽn ra 3 th áng sau khi Ấn Độ nắm giữ chức vụ c h ủ tịch của IC V 1.
T h án g 1 0 /1 9 5 4 , sau khi tới th ăm Bắc Kinh - T ru n g Q uốc, Jaw aharlal N eh ru đã ghé
th ă m H à N ộ i - vốn vừa đư ợc P h áp chuyển giao quy ển kiểm so át cho c h ín h phủ
V iệt N am D ân chủ C ộ n g hòa. T ừ D inh c h ủ tịch nước, H ồ C hí M inh đã tới gặp vị lãnh
tụ vĩ đại của nhân dân Ấn Đ ộ - tìn h cờ là nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài đẩu tiên đặt
chần tới V iệt N am D ân chủ C ộng hòa. Chủ tịch H ổ c h í M inh đã tớ i chào T h ủ tướng
N ehru, d àn h tặng riêng cho vị khách quý này cái ôm nồng ấm và th ân thiện. Báo chí,
truyển th ô n g của Bắc V iệt N am ra sức ca ngợi, tán dương chuyến thăm của T h ủ tướng
Nehru, đồng thời tôn vinh ông là người chiến sĩ bảo vệ hòa bình của th ế giới và nhàn loại.
H ổ C hí M in h đảm bảo với N eh ru rằng Ngưừi sẽ hợp tác tối đa với ử y ban Đ ình chiến

quốc tế đê’ thự c hiện H iệp định Genève, đổng thời cố gắng hết sức tro n g việc giải quyết
n h ữ ng vấn để tu ân th ủ th e o nguyên tắc tô n trọ n g hò a b ìn h , độc lập của các nước
Đ ô n g D ư ơng m à không cẩn đến sự can thiệp của nước ngoài. C hủ tịch H ổ C hí M inh
1 D.R. SarD esai (1968), Indian Poreign Poìúy in Cambodia, Laos, and Vietnam (1 947 - 1964), University of
Califìornia, Berkeley & Los Angeles, USA, page 76.


THAI Độ CÙA ẤN ĐỒ VỚI BẮC VIỆT NAM TRONG ỦY BAN ĐÌNH CHIẾN QUỐC TẾ (1954-1964).

199

khẳng định rằng ông h o àn to àn tin tưởng vào 5 nguyên tắc đã được T h ủ tư ớng Ắn Độ
và T hủ tướng T rung Q ụốc ký kết vào tháng 4/1954. Quan trọng hơn, C hủ tịch H ổ c h í M inh
m ong m ỏi n hữ ng nguyên tắc đó sẽ được áp dụng trong việc xây dựng; duy trì và phát
triển quan h ệ của V iệt N am với Lào, C am puchia cũng như với các quốc gia lchác.
T ro n g khi đó, khi đặt chần tới Sài G òn theo lời mời của T h ủ tướng N gô Đ ình Diệm,
N ehru được chào đ ó n bằng hàng loạt các đám đông có thái độ th ù địch với vô số các áp
phích có hình ảnh cùng những lời lẽ đầy kích động. Ngay tại sân bay - nơi N gô Đ ình Diệm
đón T h ủ tư ớng N e h ru - hàng tá nhữ ng cuốn sách m ỏng được p h át đi với nội dung
chống lại chính sách cùng tồ n tại của Ấn Độ. N hững cuốn sách đéu có chữ ký của
T ướng H in h và chỉ h u y quân đội của 3 giáo phái Cao Đài, H òa H ảo và Bình Xuyên. Bên
ngoài D inh của N g ô Đ ìn h D iệm , th ậm chí m ộ t thành viên tro n g đoàn biểu tìn h còn gào
to khẩu hiêu: "Chào đón T hủ tướng Ấ n Độ, đà dào tinh thần cùng tồn tại hòa bình".1 M ặc
dù nhận được sự tiếp đ ó n chu đáo và trang trọng từ C hính quyến M iền N am , N eh ru
vẫn phải chứng kiến cảnh b iểu tìn h diễn ra khắp những nơi ông đặt chân đến. Có lẽ
những cuộc biểu tình n h ư th ế đã k h ô n g có thê’ diễn ra nếu n h ư không có sự khuyến
khích của c h ín h quyền N am V iệt N am .
Giữa năm 1955 có lẽ là thời điểm chứng kiến sự khủng ho ản g nhất tro n g lịch sử
quan hệ giữa Ấn Đ ộ và N am V iệt N am . Cụ thể, vào ngày 1 6 /7 /1 9 5 5 , N gô Đ ình Diệm
thẳng thừ ng tuyên b ố rằng C hín h p h ủ của ông không công nhận H iệp định G enève

trên tất cả các p h ư ơ n g diện. T rê n sóng phát thanh được truyển đi, N gô Đ ình D iệm
tuyên bố: "N am Việt N a m không bị ràng buộc với bất kỳ những hiệp định vốn được ký kết
nhằm chống lại nhân dân Việt Nam ". T u y nhiên; D iệm cũng khô n g phản đối nguyên tắc
tổng tuyển cử tự do với tư cách là giải pháp hòa bình và dân chủ để đạt được m ục tiêu
thống nhất V iệt N am . Đ ổ n g thời, D iệm cũng bổ sung c h ín h quyển N am V iệt N am
không quan tâm đến việc cân nhắc đến bất kỳ để xuất nào từ C hính quyển Bắc V iệt
N am nếu như khô n g có bằng chứng thuyết phục nào chỉ ra rằng Bắc Việt N am đặt lợi
ích tối cao của to àn thê’ n h ân dần V iệt N am lên trên lợi ích của c h ín h quyển C ộng sản,
nếu như Bắc V iệt N am khô n g chấm dứt các hoạt động khủng bố, các biện ph áp chuyên
quyển, nếu Bắc V iệt N am không từ bỏ việc vi phạm các trách nhiệm , khi Bắc Việt N am
ngăn cản người d ân m iển Bắc di cư vào m iến N am .

1 D.R. SarDesai (1 9 6 8 ), ĩndian Foreigti Policỵ in Cambodia, Laos, and Vietnam (1947 - 1964), University o f
Caliíìornia,. Berkeley & Los Angeles, USA, page 90, 336 pages.


Phùng Thị Thảo

200

C ũ n g tro n g thời gian này, N gô Đ ình D iệm thư ờng xuyên đưa ra những lời bình
luận tiê u cực đố i với H iệp đ ịn h G enève cũng n h ư các h o ạ t đ ộ n g của ICV . T h e o
N g ô Đ ìn h D iệm , th à n h tựu sẽ chẳng đạt được trong khi còn m ất đi nhiều điều n ếu H iệp
định G enève tiếp tụ c có hiệu lực và ủ y ban Đ ình chiến tiếp tục h o ạ t động tại V iệt N am .
Đê’ giải th ích cho thái độ không chào đón H iệp định G enève của c h ín h quyển N am
V iệt N am , N g ô Đ ìn h D iệm cho rằng: "Với tư cách là đại diện của Việt N am , nhưng cả
đoàn đại biểu của N a m Việt N a m lẫn đoàn đại biểu của Bắc Việt N a m đểu không chấp bút
ký vào Hiệp định Genève. Chính các tướng lĩnh Pháp mới là người đã ký các Hiệp định này,
do vậy N a m Việt N a m không có trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện Hiệp định Genève.
Hơn nữa, quyển chỉ huỵ quân sự của Pháp đã được truyển giao vào tháng 7 /1 9 S S , do đó

không có thanh viên nào của H iệp định Genève còn tổn tại ở Việt N a m ’’1.
Đ iểu đáng lưu ý, c h ín h quyến N am Việt N am đã truyền tải quan điểm đó tới Hiệp
định G enève và IC V m ộ t cách quá khiếm nhã. Vào ngày 2 0 /7 /1 9 5 5 - kỷ niệm tròn 1 năm
kỷ kết H iệp định G enève - cả trăm sinh viên cấm gậy guộc, dao, b úa tụ tập bên ngoài khách
sạn của ICV h ò hét và tuyên b ố đây là "Ngày quốc nhục". N hữ ng người biểu tình từng nhóm
từng n h ó m lao vào tất cả các phò n g của 2 khách sạn, phá phách, cắt đường dây điện thoại,

và đe

dọa các vị khách. 44 thành viên của ICV, trong đó bao

gốm

cả C hủ

tịch

đã

mất tư

trang, h ành lý cá nhân. M ột th àn h viên khác của Ấn Đ ộ trong ủ y ban Đ ình chiến quốc tế
tại Lào tới thăm Sài G òn cũng bị tấn công và bị thương. Xe hưi của phái đoàn đỗ bên ngoài
khách sạn cũng bị đốt cháy. T ro n g khi đó, C hính quyén m iển N am Việt N am lại tỏ ra bàng
quan và th ờ ờ trước vụ việc. 60 nhân viên cảnh sát có m ặt dã không can thiệp vào vụ việc
cho tới khi tình trạng cướp bóc và đốt phá kéo dài hơn tiếng rưỡi đồng hồ. K hông chỉ vậy,
các vụ biểu tình tương tự cũng nổ ra ở nhiểu địa điểm khác tại m iền N am như Q uy N hơn,
N ha Trang. Tại Q uy N hơn, m ộ t đám đông chừng 50.000 người đã biểu tình trước trụ sở
của ICV, m ộ t vài người còn ném đá vào vị C hủ tịch ICV người Ấn Đ ộ 2.
T ro n g khi đó, T h ủ tư ớng D iệm coi những vụ bạo động này là "bâng chứng rõ ràng

cho thấy quyết tâm của nhân dân Việt N a m trong việc chổng lại chủ nghĩa cộng sàn’’3.
D iệm cũng đ ín h chính lại n hữ ng th ô n g tin được báo chí tu n g ra và cho rằng số người
xầm nhập vào 2 khách sạn kia ít h ơ n và chỉ có vài hư h ỏ n g nhẹ bị gây ra bởi bầu không
khí căng thẳng. T hậm chí, vào ngày hôm sau, trong bài phỏng vấn với Chủ tịch ICV Desai;

1A3 D.R. SarDesai (1968), Indian Foreign Policy in Cambodia, Laos, and Vietnatn (1947-1964), Ưniversity of CaliBornia,
Berkeley & Los Angeles. USA, page 90, 336 pages.


201

THÁI Đ ộ CỬA ẤN Đ ộ VỚI BẤC VIỆT NAM TRONG ỦY BAN ĐÌNH CHIẾN QUỐC TỂ (1954-1964).

Diệm tìm m ọi cách đê’ đổ trách nhiệm gây ra vụ biểu tình lên các phẩn tử cực đoan là những
sinh viên từ Bắc V iệt N am . D esai k h ô n g chấp nh ận lời giải th ích của N gô Đ ình D iệm .
Phía Ấ n Đ ộ coi vụ bạo đ ộ n g lần này là chủ ý của C hính quyển N am M iền N am nhằm
phá h o ại H iệp định G enève.
N h ữ n g vụ b iể u tìn h , b ạo đ ộ n g n h ằ m vào phái đ o àn IC V nói chu n g , vào đ o àn
Ấn Đ ộ nói riêng xuất p h á t từ việc N eh ru trước đó liên tục nh ấn m ạnh rằng hò a bình chỉ
có th ể đảm bảo tại khu vực Đ ô n g N am Á thông qua việc giám sát và thực hiện các H iệp
định, đặc b iệt là các điều kho ản liên quan đến việc tổ chức cuộc tổ n g tuyển cử trên to àn
lãnh th ổ V iệt N am và th ố n g n h ất 2 m iền N am và Bắc V iệt N am . C hính sách này và
quan điểm này của N eh ru , ngay sau đó, liên tục được đăng tải trong các th ô n g cáo báo
chí với P h ạm V ăn Đ ồ n g ( 10 / 4 / 1955 ); với Jo sef Cryankiew icz ( 7 / 6 / 1955 ) và M arshal
Bulganin ( 23 / 6 / 1955 ). T ro n g chuyến thăm tới L ondon ( 8 -1 0 /7 /1 9 5 5 - 10 ngày trước
khi n ổ ra các cu ộ c b ạo đ ộ n g kê’ tr ê n ) , N e h ru đã th ảo lu ậ n vấn để V iệt N am với
T h ủ tư ớng E den. Cả E den và N eh ru đểu cho rằng các cuộc b â u cử tự do nên được đảm
bảo và H iệp đ ịn h G enève nên được tô n trọng m ộ t cách đẩy đủ. C òn vể việc C hính
quyển N a m V iệt N am cho rằng h ọ dã khống ký kết vào H iệp dịnh G enève và do vậy
không có trách nh iệm phải thự c hiện và tôn trọng nó, N eh ru n h ất m ạnh:

“Sự thực là Chính quyển N a m Việt N am đã không ký vào Hiệp định Genève nhưng thực
ra họ không có tư cách để ký vào đó. Trên thực tế, lúc đó Pháp nắm quyền kiểm soát N am Việt
N am và do vậy Pháp đã ký các hiệp định thay cho Chính quyên N a m Việt N am . Pháp đã ký
không phải cho bản thân nước Pháp mà cho chính quyến kế nhiệm của nước Pháp, ch ín h
quyển N a m Việt N a m với tư cách k ế nhiệm của Chính quyển Pháp tại miền N am Việt N a m
do vậy họ phải có trách nhiệm thực hiện Hiệp định. Đây củng là điều mọi chính quyền kế
nhiệm đêu p h ải làm. Sẽ không có chuyện chính quyền kế nhiệm lại chối bò những hiệp định mà
chính quyển tiền nhiệm đã đạt được. Quan điểm này hoàn toàn hợp ph á p "1.
Đ ó chỉ là ít tro n g số n h iểu ví d ụ cho thấy, tro n g giai đ o ạn 1954-1958, Ấn Đ ộ có
thái độ ủ n g h ộ đố i với Bắc V iệt N am . T u y nhiên, quan đ iể m có chiều hư ớ ng ủng hộ
Bắc V iệt N am của Ấ n Đ ộ và kỳ thị đối với N am V iệt N am chỉ tổ n tại trong khoảng 5
năm đẩu kê’ từ thời điểm H iệp định G enève được ký kết và ủ y ban Đ ình chiến quốc tế
bắt đấu đi vào h o ạt động. Ở giai đoạn sau, Ấn Đ ộ chuyển từ thái độ ủng hộ Bắc Việt N am
sang chiều hư ớng ủng hộ N am V iệt N am .

D.R. SarDesai (1 9 6 8 ), lìĩdian Foreign Policy in Cambodia, Laos, and Vietnam
Caliíìornia, Berkeley & Los Angeles, USA, page 93.

(1947 - 1964), U niversity o f


202

Phùng Thị Thảo

Giai đoạn 1959-1964: ủng hộ Nam Việt Nam - chống lại Bác Việt Nom
Giai đoạn 1959 - 1964 được coi là thời kỷ chứng kiến n h iều khó khăn nhất trong
q u an hệ Ấ n - V iệt. T h ậ m chí, Ấn Đ ộ đã biến IC V trở th à n h cô n g cụ để ch ố n g lại
Bắc M iền N am trên n h iều vấn để quan trọng. D ưới đây là m ộ t số ví dụ tiêu biểu m inh
chứng cho điều này:

T hứ nhất, tro n g suốt 5 nãm , đặc b iệt là sau năm 1956, C h ín h quy ền N am V iệt N am
liên tục phàn nàn với IC V vế m ộ t loạt các hoạt độn g n h ằ m lật đổ C hính quyền N am
V iệt N am . C ho đến năm 1959, ủ y ban Đ ình chiến quốc tế khô n g có h àn h động; không
có nghị quyết nào b ìn h luận về vấn đề này. T u y n hiên, vào năm 1959; ủ y ban đã đề cập
đến vấn để này tro n g b ản báo cáo thứ 10 , bất chấp sự p h ản đối từ đ o àn đại biểu Ba Lan.
Ba Lan vốn cho rằng ủ y ban không có trách nhiệm phải để cập đ ến nhữ ng phàn nàn do
C h ín h quyển N am M iến N am đệ trình lên và những ph àn nàn n h ư th ế “v ư ợ t quá phạm
vi của H iệp định G en èv e”1.
T iếp tục vào năm 1960, ủ y ban m ộ t lẩn nữa quyết định đé cập đến những phàn
nàn của c h ín h quyén M iền N am m ặc dù vẫn vướng phải nhữ ng b ấ t đồng quan điểm
với phái đoàn Ba Lan. T ro n g báo cáo đặc b iệt của IC V (th á n g 6 /1 9 6 2 ); Ấn Độ cùng với
C anada đã bỏ p h iếu lên án Bắc V iệt N am khi cho rằng Bắc V iệt N a m đã và đang tiến
h àn h nhiểu âm m ưu n h ằm chống phá, lật đổ C hính quyển m ién N am .
T hứ hai, vào năm 1960, Bắc V iệt N am phàn nàn với ủ y ban vể vấn để lính M ỹ gia
tăn g tại N am V iệt N am . T hự c ra, cũng vào năm này, C h ín h quyền N am Việt N am đã
th ô n g báo với ủ y ban rằng N am V iệt N am đã tiếp cận với C h ín h quyển M ỹ với m ong
m u ố n gia tăng số lượng các h uấn luyện viên người M ỹ từ 343 lên 635. Vì C hính quyền
Sài G òn cho rằng con số này vẫn còn quá thấp so với con số 888 hu ấn luyện viên của
Pháp và M ỹ có m ặt tại V iệt N am vào thời điểm kết th ú c H iệp đ ịn h G enève2.
K hông những khô n g phản đối, ủ y ban còn “lưu ý ” đến nhữ ng nội dung trong lá
th ư của C hính quyển N am V iệt N am gửi tới cơ quan này. ủ y b an khẳng định các huấn
luyện viên quân sự của M ỹ sẽ không được chấp n hận "trừ trường hợp phù hợp với quy
định được ghi trong Điểu 16(f) và (g) của Hiệp định Genève”. Rõ ràng câu trà lời của ù y
b an đã ấn ý rằng C h ín h quyển N am V iệt N am được quyến gia tăng sổ lượng các huấn

1,1 Ton That Thien (1963), India a n d Southeast A sia (1 9 4 7 - 1960): A stu d y o fI n d ia ’s Policy Tow nrds the S outheast

A sia n countries in the period o f ỉ 9 4 7 - 1 9 60, Librairie Dorz, Genneve, Page 145.



THÁI Độ CỦA ẤN ĐỔ VỚI BẮC VIÊT NAM TRONG ỦY BAN ĐÌNH CHIẾN QUỐC TẾ (1954-1964).

203

luyện viên người M ỹ nếu số lượng không vượt quá so với số lượng tại thời điểm ngừng
bẳn và nếu việc gia tăng này tu ân th ủ theo các quy định được ghi trong H iệp định
Genève. Đ o àn đại biểu Ba Lan phản đối quyết định của ủ y ban. T ro n g khi Đ ại tướng
Võ N guyên G iáp - T ổ n g T ư lệnh Q u ân đội N hân dân V iệt N am , trong lá th ư gửi tới ủ y
ban, đặc b iệt nhấn m ạn h đến “tầm nguy hại của tình huống này”, đồng thời cáo bu ộ c
rằng V iệt N a m C ộ n g hòa đã để nghị ử y ban đê’ cho M ỹ viện trợ vũ khí và lính M ỹ vào
N am V iệt N a m đ ể th a y th ế cho các Q u àn đ o àn ch in h th á m của P h áp . T u y n h iên ,
ủ y ban th ằn g th ắn từ chối những cáo b uộc của C hính quyền Bắc V iệt N a m 1.
Cuối cùng, vào năm 1959, trước các h o ạt động cách m ạng của Bắc Việt N am tại
N am V iệt N am diễn ra m ạnh mẽ. Đ ể trấn áp phong trào cách m ạng tại N am V iệt N am ,
cho rằng c h ín h quyền Bắc V iệt N am đang đẩy m ạnh phạm vi và tẩn suất các h o ạt động
nhằm ám sát các quan chức và nhữ ng người có thiện cảm với C h ín h quyển m iển N am ,
các vụ tấn công vào quân đội M iền N am hay phá hoại các chương trình kinh tế, xã hội
của N am V iệt N am , C hín h quyến N am V iệt N am đã th ô n g qua Bộ luật “Luật số
1 0 /5 9 ”. Bắc V iệt N am liên tục lên tiếng cáo buộc trước ủ y ban và cho rằng Bộ luật kể
trên đang k h ủ n g bố, giết hại người vô tội và do vậy dã vi p h ạm vào Đ iểu 14c tro n g H iệp
định G enève. T u y nhiên, ủ y b an đã th ô n g qua quyết định cho rằng Bộ luật không có
điểu khoản nào đặc biệt được xây dựng nhằm trả th ù các cá nhân hay tổ chức đã có
những hành đ ộ n g th ù địch, và do vậy Bộ luật không đi ngược lại với Đ iểu 14 củng n h ư
các điểu k ho ản khác của H iệp định G enève2.
Sau khi gây ra sự kiện V ịnh Bắc Bộ ngày 5 /8 /1 9 6 4 , M ỹ bắt đầu cuộc chiến tranh
phá hoại ch ố n g lại V iệt N am D ân chủ C ộng h ò a đổ n g thời m ở rộng chiến tranh ở m iển
N am . T uy nhiên, Ấn Đ ộ không lên tiếng ph ê phán việc M ỹ m ở rộng chiến tran h xâm
lược V iệt N am .

3. Những nhân tô chi phối thái độ của Ấn Độ với Bắc Việt Nam trong ủy ban

Đình chiên quốc tê
N h ư v ậy , tro n g suốt thời kỳ 10 năm (1954-1964), thái độ của Ấn Độ trong ủ y b an
Đ ình chiến quốc tế tại V iệt N am đối với Bắc V iệt N am đã có sự thay đổi nhanh chóng.
N ếu như tro n g giai đoạn 1954 - 1958, Ấn Đ ộ duy tri thái độ ủng hộ Bắc V iệt N am thì

1,2 T o n T h a t T h ien (1 9 6 3 ), In d ia a n d Southeast A sia (1 9 4 7 - 1 9 60): A study o fIn d ia 's Poỉicy Tuw ards the Southeast

A sia n countries in the veriod o f 19 4 7 - 1960, Libraừie Dorz, Genneve. Page 147.


204

Phùng Thị Thảo

trong giai đoạn sau (1 9 5 9 -1 9 6 2 ), Ấn Độ quay sang ủng hộ N am V iệt N am . T ại sao lại
có sự thay đổi thái độ này? H ay nói cách khác điếu gì khiến cho Ấn Đ ộ ủng hộ Bắc Việt
N am ở giai đoạn 1954 - 1958? Đ iểu gì đã khiến cho Ấn Đ ộ ủng hộ N am V iệt N a m ở
giai đoạn 1959 - 1964? Đ ể có th ể đưa ra lời giải đáp cho những câu hỏi này, th eo tác giả,
chúng ta cán phải xem xét, cân nhắc m ột cách toàn cục đến các nhân tố liên q uan đến
góc độ tư tưởng và góc độ chính trị - quan hệ quốc tế.
Thái độ ủng hộ dành cho Bác Việt Nam (1954 - 1958): Vai trò quyết định của yếu tố
tư tưởng và quan hệ quốc tế
N h ìn từ góc độ tư tưởng trong chính sách đối ngoại Ấn Đ ộ: H iệp định Panchsheel1
Đ ược ký kết vào ngày 2 9 /4 /1 9 5 4 , năm nguyên tắc P anchsheel trong H iệp định
giữa C ộng hòa Ấ n Đ ộ và C ộ n g hòa N h ân dân T rung H oa vể việc trao đổi thư ơng m ại và
giao dịch giữa vùng T â y T ạ n g của T ru n g Q uốc - Ấn Đ ộ 2, th eo tác giả, chính là lin h hồn
cho hệ tư tưởng tro n g chính sách đối ngoại của Ấn Đ ộ. Được kết tinh từ những giá trị tư
tưởng tô n giáo và chính trị truyén thống của Ấn Đ ộ như tinh thẩn yêu chuộng h ò a bình
tro n g Phật giáo, nguyên tắc bất bạo động trong tư tưởng của M ahatm a G andhi, 5
nguyên tắc P anchsheel còn được gọi chung là 5 nguyên tắc cùng tồ n tại hò a b ìn h (5

principles ofpeaceful co-existence), bao gổm:
-

C ùng tô n trọ n g chủ quyển và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nhau;

-

K hông xâm chiếm lẫn nhau;

-

K hông can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

-

C ùng b ìn h đẳng và cùng hưởng lợi;

-

C ùng chung sống h ò a bình.

5 nguyên tắc cùng tổ n tại h ò a bình kể trên được ký k ết đầu tiê n giữa Ấn Đ ộ với
quốc gia láng giểng T ru n g Q ụ ố c nhằm điểu phối m ối quan hệ thư ơng mại giữa Ấn Đ ộ
với khu vực T â y T ạ n g nó i riêng, m ối quan hệ giữa Ấn Đ ộ - T ru n g Q u ố c nói chung.
T u y nh iên , 5 nguyên tắc cù n g tồ n tại hòa bình; ngay sau ngày được ký kết; đã n h an h
chóng được hấp th ụ và trở th à n h nhữ ng nội dung cốt yếu của H iệp đ ịn h G enève vể
1 Phùng Thị Thảo (2015), “Các nguyên tác Panchsheel và nhũng dấu ấn của nó đối với Hiệp định Genève và
Tuyên bó cuối cùng của H ội nghị Bandung”, Tạp chí N ghiên cứu Ắ n Đ ộ và châu Ả, Số 2/2015, Viện Nghiên cứu
Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
2 Ministry of Extemal Affaừs, Government ofIndia, Agreement betvveen the Republic of India and the People's Republic of

China on Trade and Intercourse betvveen Tibet Region of China and India, bilateraldocuments.htm?dtl/7807/Agreement+on+Trade+and+lntercourse+with+Tibet+Region


THÁI Độ CỦA ẤN Độ VỚI BẤC VIÈT NAM TRONG ỦY BAN ĐÌNH CHIẾN QUỐC TÈ (1954-1964).

205

đ ìn h chỉ chiến sự tại V iệt N am . C ụ thể, với 6 nội dung chính kê’ trê n của H iệp định
Genève, tới 3 nội dung ( l , 2 và 4) có nội dung tương tự với các nguyên tắc P anchsheel
tr o n g đ ó n h ấ n m ạ n h đ ế n n g u y ê n tắ c tô n tr ọ n g c h ủ q u y ề n và t o à n v ẹ n lã n h th ổ c ũ n g

nh ư trá n h xa tìn h trạng can th iệp quân sự đổng thờ i b iến Đ ô n g D ư ơng th àn h kh u
căn cứ của nư ớc ngoài.
T ại Ấ n Đ ộ, H iệp định G enève được tán dương như biểu tượng chiến thắng của hòa
bình tại châu Á th ô n g qua nguyên tắc cùng tổn tại. Phía Ấn Đ ộ cũng cho rằng đầy chính
là chiến lợi p h ẩm cho năng lực lãnh đạo châu Á và lập trường, quan điếm châu Á trước
thực dân p h ư ơ n g T ây do M ỹ hậu thuẫn. H ay nói cách khác, H iệp định G enève là H iệp
định về đình chiến tại Đ ông D ư ơ n g 1. N hư ng trên thực tế, H iệp định đã trở th àn h niếm
tự hào, niềm kiêu hãnh của Ấ n Độ. Vì giới lãnh đạo nước này, điển hình là N ehru cho
rằng H iệp định chính là n h ữ n g ý tưởng m ang m àu sắc của 5 nguyên tắc Panchsheel đã
được nhấn m ạn h trong H iệp định giữa Ấn Độ và T ru n g Q uốc về vấn đề T ây T ạng
(4 /1 9 5 4 ). Đ ó là nguyên tắc độc lập, trung lập và không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau. T h ế nên, việc thực thi H iệp định Genève thiếu hiệu quả củng đổng nghĩa với
th ất bại của nguyên tắc Panchsheel, th ất bại của hệ tư tưởng tro n g chính sách đối ngoại
của Ẫn Đ ộ tại Đ ô n g Dương và rộng hơn sẽ là châu Á.
T ớ i đây, tác giả cũng m u ố n lưu ý m ột điểu, bản th ân N eh ru là người đã ý thức rất
rõ m ối liên hệ lịch sử lâu đời giữa Ấn Đ ộ với Đ ông N am Á nói chung, với các quốc gia
Đ ông Dương, tro n g đó có V iệt N am nói riêng. Và trong m ối liên hệ lịch sử lâu đời ấy,
chú n g ta có thê’ tìm thấy n h ữ n g ví dụ tiêu biểu cho th ấy tầm ản h hư ởng của văn hó a
Ấn Độ, tô n giáo Ấ n Đ ộ (đ ặc b iệt là Phật giáo) đối với khu vực Đ ông Dương, cũng như

đối với V iệt N am . H ay nói cách khác, Phật giáo với chủ trương chung sống và yêu
chuộng hòa b ìn h đã được truyền bá vào đầy từ rất sớm và đã đón g vai trò nhất định đối
với đời sống của người dân bản địa. Đ iếu này đổng nghĩa với việc văn hóa Ấn Độ có vị
trí và tẩm ảnh hư ởng khòng th ể chối cãi trong quá khứ.
Sau ngày Ấn Đ ộ giành được độc lập từ thực dản Anh, Ấn Đ ộ dưới thời N ehru càng
m ong m u ố n khẳng định vị trí và tầm ảnh hưởng ấy đối với Đ ông N am Á nói chung; với
Đ ô n g D ư ơng n ó i riêng th ô n g qua n hữ ng giá trị văn hóa, tư tư ở n g tru y ền th ố n g của
Ấn Độ. T ư tưởng cùng chung sống hòa bình có giá trị cốt lõi như thế. Do vậy, cũng dẻ hiểu
khi Ấn Độ cương quyết với m ục tiêu thực thi Hiệp định Genève. Điểu trùng hợp nằm ở chỗ
1Parimal Kumar Das ( 1972), India and the Vietnam war, Young Asia Publications, New Delhi, page 115.


206

Phùng Thj Thảo

Bắc V iệt N am cũng tô n trọ n g và để cao việc thực hiện H iệp định G enève nói chung, các
nguyên tắc cùng tồ n tại hòa bình nói riêng như tuyên bố m à c h ủ tịch H ổ c h í M inh đã
nhiều lần đưa ra ở p h ần nội dung trên. T h ế nên không có gì ngạc nhiên khi Ấn Đ ộ có
chiểu h ư ớ ng ủng hộ Bấc Việt N am , đ ồ n g thời liên tục kêu gọi các b ên (ch ủ yếu là Pháp
và N am V iệt N am ) thực thi nghiêm túc nội dung H iệp định.
Nhìn từ góc độ chính trị - quan hệ quốc tế: Mối quan hệ Ân Độ - Trung Quốc
N h ư n g n h ân tố tư tưởng vẫn chưa đủ để giải thích m ộ t cách khách quan và toàn
diện thái độ của Ấ n Đ ộ với V iệt N am (1954-1958). c h ín h trị - quan hệ quốc tế chính là
n h ân tố khác, th eo tác giả, giúp ch ú n g ta có th ể đ án h giá to àn d iện h ơ n điểu gì khiến
Ấn Độ có thái độ ủng hộ đối với Bắc V iệt N am tro n g giai đoạn này.
N h ư đã từng để cập phần nào ở trên, sự kiện 1954 không chỉ quan trọng đối với
V iệt N am m à còn rất đặc biệt tro n g quan hệ đối ngoại của Ấn Đ ộ với T ru n g Q ụốc. Đ ó
là sự ra đời của 5 nguyên tắc cùng tồ n tại hò a b ìn h nhằm định h ư ớ ng m ối quan hệ đối
ngoại giữa Ấn Đ ộ và T ru n g Q uốc. 4 n ăm sau ngày 5 nguyên tắc kể trê n được ký kết, m ối


quan hệ giữa Ấn Độ - Trung Quốc được ví như “tuần trăng m ật” của hai nước. Giai
đoạn này vẫn thư ờng được nhắc đến với khẩu hiệu “H indi-C hini Bhai - B hai” (Ấ n Độ,
T ru n g Q u ố c là anh em ). T h e o th ố n g kê, tro n g giai đoạn 1954-1957, T h ủ tư ớng C hu Ân
Lai 4 lần công du Ấn Độ. M ối quan hệ hữ u nghị của 2 nước đạt tới đỉnh điểm tại H ội
nghị các quốc gia Á - Phi được tổ chức tại B andung (In d o n esia), th án g 4 /1 9 5 5 . Tại
H ội nghị này, Ấ n Đ ộ h o àn to àn ủn g hộ các tuyên bố của T ru n g Q uốc đối với đảo
F orm osa và các đảo Q uem oy và M atsu. C hính quyển Q uốc D ân Đ ảng đã chạy tới
F orm osa năm 1949 và T ru n g Q uốc m u ố n giải p h ó n g khu vực này. Đ ổi lại, T ru n g Q uốc
ủng hộ các tuyên bố của Ấn Đ ộ đối với vấn để Goa. C hính mối quan hệ hữu nghị tố t
đẹp giữa Ấ n Đ ộ và T ru n g Q u ố c cù n g với sự hỗ trợ to lớn của T ru n g Q u ố c d àn h cho
Bắc V iệt N a m cũng là m ộ t n h ân tố giải th ích thái độ ủng hộ của Ấn Đ ộ dành cho
Bắc V iệt N am . Vậy nên, trong giai đoạn sau, khi tính chất của m ối quan hệ Ấn Đ ộ T ru n g Q u ố c th ay đổi; thái độ của Ấn Đ ộ dành cho Bắc V iệt N am cũng thay đổi theo.
Thái độ chống đối Bâc Việt Nam (1959 - 1964): Vai trò của nhân tổ chính trị - quan
hệ quốc tế
N h ư đã để cập ở phẩn trên, giai đoạn 1959 - 1964 chứng kiến sự xuống dốc trong
quan hệ Ấn Đ ộ với Bắc Việt Nam . IC V trở thành công cụ đế Ấn Độ chống lại Bắc Việt
N am trong nhiều vấn để. T hái độ thay đổi của Ấn Đ ộ trong ICV đối với Bắc Việt N am là hệ
quả của m ói quan hệ ngày càng xấu đi giữa Ấn Dộ và T rung Q uốc trong giai đoạn này.


THÁI Độ CỦA ẤN Đỡ VỚI BẮC VIÊT NAM TRONG ỦY BAN ĐÌNH CHIẾN QUỐC TÊ (1954-1964).

207

V ào n ăm 1959, T ru n g Q uốc m ở cuộc tấn công và chiếm đóng T ây T ạng. Đ iều này
khiến cho D aila L atm a - vị lãnh tụ tin h thần của Tây T ạn g - chạy sang phía Ấn Đ ộ sống
lưu vong. T rư ớ c sự kiện này, N eh ru không hể phản đối, th ậm chí còn h oan nghênh
dòng người T â y T ạ n g tị nạn đổ vào địa phận lãnh thổ của Ấn Đ ộ, tro n g đó có cả Dalai
Lama. T hậm chí, ông còn ra lệnh Cục tình báo Trung ương  n Độ làm ngơ cho Cục tình báo

Trung ương M ỹ tận dụng lãnh thổ và không phận của Ấ n Độ đế phục vụ cho việc tổ chức các
hoạt động chống Trung Quốc của những phần tử Tầy Tạng.1
C ù n g với m ộ t loạt nhữ ng diễn b iến phức tạp nổ ra từ giai đo ạn 1959 - 1962 xung
quanh đ ến đường b iên giới lãnh th ổ của Ấn Độ - T ru n g Q uốc cò n đang tro n g tình trạng
bị tranh chấp, C h iến tran h biên giới Ấn - T rung nổ ra vào cuối năm 1962.
T rư ớ c lộ trìn h d ẫn tới sự tụ t dốc tro n g quan hệ T ru n g - Ấ n (1 9 5 9 -1 9 6 2 ), về cơ bản
Bắc V iệt N a m lu ô n giữ thái độ tru n g lập trước những căng thẳng không ngừng leo thang
trong quan h ệ Ã n - T rung. Bởi lẽ tro n g giai đoạn này, Bắc V iệt N am n h ận được sự đẩu
tư và h ậu th u ẫn lớ n của T ru n g Q ụốc. Đ iểu này đã khiến chính quyển Ấ n Đ ộ cảm thấy
không cảm th ô n g và không hài lòng với C hính quyển Bấc V iệt N am . Đ ặc biệt hơn,
trong cuộc chiến tra n h năm 1962, Ấn Đ ộ đã nhận viện trợ quân sự của phư ơng Tây, đặc
biệt là từ M ỹ. T rư ớ c sự kiện này, Bắc V iệt N am tuyên bố rằng Ấn Đ ộ đã gia nhập nhóm
các q uốc gia th e o “chủ nghĩa b ành trư ớ ng” vì dã th ô n g đồng với các nước phư ơng T ây
tấn công T ru n g Q u ố c 2. Phía Ấn Đ ộ cho rằng tuyên bố kê’ trên của Bắc V iệt N am là
m inh chứng cho th ấy C hín h quyển H à N ội đã ủng hộ Bắc Kinh tro n g c h iế n tran h biên
giới Ấn - T ru n g m à T ru n g Q uốc vẫn gọi là cuộc chiến tran h giải p h ó n g dân tộc. Sau sự
kiện Cuba, C h ủ tịch H ổ C hí M inh kêu gọi Ấn Độ và T ru n g Q uốc tiến h àn h giải quyết
những b ấ t đ ồ n g th ô n g qua các biện pháp đàm phán hòa bình. Song C h ủ tịch H ồ C hí
M inh vẫn cho rằng n h ữ ng điều kiện của phía T rung Q ụốc là hợp lý, Ấ n Đ ộ nên chấp
nhận nhữ ng điểu kiện này. C hính quan điểm này đã khiến phía Ấ n Đ ộ cho rằng phía
V iệt N am đã và đang ủng hộ phía T ru n g Q uốc3.

1 Sumit Ganguly (2010), In d ia s Foreign Policy: R etrosped and Prospect, Oxíòrd Ưniversity Press, New Delhi,
India, page 90.
2 M oham m ed Ayoob (2003), India a n d S outheast Asia: Ịrtdian Perceptions a n d Policies, Routledge, London and
NevvYork, page 39.
M oham m ed Ayoob (2003), India a n d Southeast Asia: Indian Perceptions a n d Poỉicies, Routledge, London and
New York, page 39.



208

Phùng Thị Thảo

T ừ tất cả những p h ân tích kể trên, tác giả đi đến kết luận rằng thái độ của Ấn Đ ộ đối
với Bắc Việt N am tro n g ử y ban Đình chiến quốc tế ICV không đổng nhất trong giai đoạn
1954 - 1964 mà bị chia thành 2 giai đoạn nhỏ khác nhau: Giai đoạn 1954-1958, với tư cách
là C hủ tịch của ICV, Ấ n Đ ộ thiên về hướng ùng hộ Bấc Việt N am trong khi đó Ấn Đ ộ lại
quay sang chống lại Bắc V iệt N am ở giai đoạn còn lại 1959 - 1964. Ở m ỗi giai đoạn nhỏ,
thái độ của Ấn Đ ộ với Bắc Việt N am lại bị chi phối bởi nhiều nhân tố ở những phương diện
khác nhau như lịch sử, tư tưởng và quan hệ giữa Ấn Độ với các nước lớn cũng như quan hệ
của V iệt N am với các nước lớn. Và chính những nhân tố này khiến chúng ta có th ể nhìn
nhận m ộ t cách khách quan hơn và toàn diện hơn mối quan hệ Ắn Đ ộ - Việt N am nói
chung, thái đội của Ấ n Đ ộ với Bắc Việt N am trong giai đoạn kế trên nói riêng. Đ iếu đấy
cũng đổng nghĩa với việc mối quan hệ Việt N am - Ấn Đ ộ không hẳn giống như "bầu trời
không một gỢn m ây", giống như lời nhận xét của Phạm Văn Đổng. T hự c sự, bầu trời ấy đã
chứng kiến những gỢn m ây xám ở giai đoạn 1959 - 1964. T uy nhiên, những gỢn m ây ấy đã
nhanh chóng tan đi ở thời điểm sau nàm 1965 khí các nhà lãnh đạo hai nước ý thức rõ ràng
và đầy đủ vể tẩm quan trọng của mối quan quan hệ song phương cũng như khi các nhân tổ
mới xuất hiện và tiếp tục chi phối mối quan hệ này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

K ho lưu trữ T ru n g ương Đảng. Hiệp định đinh chỉ chiến sự ở Việt N am (1954). Truy
cập

từ:

h ttp ://d an g co n g san.vn/cpv/M odules/N ew s/


NevvsDetail.aspx?

co_id=

28340712& cn_id=661768 (truy cập ngày 10/10/2014).
2.

Lê M ậu H ãn, Đ ại cương Lịch sử Việt N am (tập III), Nxb G iáo dục, 2008.

3.

P h ù n g T h ị T h ảo , “C ác nguyên tắc Panchsheel và những dấu ấn của nó đối với H iệp
định G enève và T u y ê n bố cuối cùng của H ội nghị B andung ’. T ạ p chí Nghiên cứu
Ấ n Độ và châu Á, Số 2 /2 0 1 5 . Viện N ghiên cứu Ấn Độ và T ây N am Á, Viện H àn lâm
K hoa học Xã hộ i V iệt N am , 2015.

4.

D .& SarDesai, Indian Foreỉgn Policỵ in Cambodia, La 0Sj and Vietnam (1947 - 1964).
Ưniversity o f C aM ornia. Berkeley & Los Angeles, USA, 1968.

5.

M inistry o f External Aổairs, G overnm ent of India. Agreem ent betw een the Republic of
India and the P eople’s Republic of China on T rade and Intercourse betvveen Tibet


THÁI ĐỔ CỦA ẤN ĐÕ vớ ! BẮC V IÊ Ĩ NAM TRONG ỦY BAN ĐÌNH CHIÊN QUỐC TÈ (1954-1964).


Region

o f C hina

and

India.

209

http://w w w .m ea.gov.in/bilateral-docum ents.htm ?

d tl/7807/A greem ent+ on+ T rade+ and+ Intercoiưse+ w ith+ T ibet+ R egion
6.

M o h a m m e d A yoob, India and Southeast Asia: Indian Perceptions and Policies,
R outledge, L o n d o n and N ew York, 2003.

7.

Parim al K um ar Das, India and the Vietnam war. Y oung Asia Publications. N ew
D elhi, India, 1972.

8.

R am esh T hakur, ĩn d iá s Vietnam Policỵ (1946-1979). A sian Survey, V ol.19, N o .10.
Ư niversity o f C alifornia Press, USA, 1979.

9.


T o n T h a t T h ien , India and Southeast Asia (1947 - 1960): A stuảy o fIn d ia ’s Policy
Toxvards the Southeast Asian countries in the period o f 1947 - 1960. Librairie Dorz,
G enneve, 1963.

10. Sum it G anguly, In ả ia s Foreign Policy: Retrospect and Prospect, O xíbrd ư niversity
Press. N ew D elhi. India, 2010.



×