Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Vương Tử Phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.64 KB, 9 trang )

Bồ Tùng Linh
Vương Tử Phục

Vương Tử Phục là người đất Lã. Chàng tuy mồ côi cha từ bé nhưng có vẻ
phong nhã tuyệt vời. Nhà Phục mở một gian hàng bán tơ lụa. Năm mười bốn tuổi
chàng thi đậu trường huyện nên mẹ rất cưng chiều không dám rời ra đâu lâu. Đến
năm sau bà mẹ đi hỏi con gái họ Tiêu cho Phục nhưng chưa cưới.
Nhân đang mùa hội Nguyên tiêu, trai gái dập dìu, Phục theo anh em đi dạo phố
chơi. Chợt chàng thấy một người thiếu nữ nhan sắc tuyệt đẹp, dắt theo mấy con
hầu đi giữa đám người nam thanh nữ tú. Phục nhìn mê mải một hồi rồi lẽo đẽo đi
theo để thưởng thức sắc đẹp diễm lệ ấy. Cô gái hình như biết ý Phục nên có lúc
nàng giả vờ dừng lại gắt con hầu:
Người gì mà đôi mắt trừng trừng như quân cướp thế kia!
Lời nói có vẻ giận dỗi nhưng nghe kỹ ra chiều khích lệ!
Nói xong nàng cười mỉm, vất xuống đất một cành hoa rồi ngúng nguẩy bước
đi. Phục không bỏ lỡ cơ hội, vội nhặt lấy cành hoa rồi liền theo cô gái . Ngửi mùi
hương thoang thoảng ngọt ngào, tâm hồn Phục ngơ ngẩn như quên tất cả. Song
thoáng một cái, nhìn lại bóng hồng đã mất, Phục quay về và cảm thấy ấm ức khôn
nguôi. Đêm ấy, phục giấu cành hoa dưới gối rồi gối đầu lên mà ngủ, mơ màng vẫn
thấy thân hình uyển chuyển của cô gái.
Rồi từ đấy Phục biếng ăn, biếng ngủ, sinh ra ngớ ngẩn, hồn phách để tận đâu
đâu. Bà mẹ có một con nên lo lắng vô cùng, hết chạy thuốc lại theo thầy cúng song
Phục vẫn vậy, thân thể càng gầy ốm hơn. Khi bệnh nặng quá, thầy thuốc bốc thuốc
đưa tới thì Phục lấy tay gạt đi không chịu uống, tâm trạng vẫn nửa tỉnh nửa mê. Mẹ
dò hỏi mãi về nguyên do, song Phục cứ im lặng.
Sau đó, có người bạn học là Ngô sinh đến chơi. Thấy Ngô sinh là bạn cùng
trang lứa, dễ gần gũi chăng nên mẹ Phục nhờ chàng gặng hỏi con mình dùm. Ngô
sinh thương bạn nên dần dần tìm lời dò hỏi. Phục thổ lộ sự tình rồi nhờ Ngô tìm hộ
thiếu nữ nọ. Ngô cười đáp:
Thì ra anh mắc bệnh si tình. Sao không nói sớm, tôi sẽ dò hỏi cho. Tôi thường
dạo phố nên chắc dễ tìm thấy nàng. Anh lo lành bệnh đi rồi tôi giúp cho!


Phục nghe thế lấy làm vui mừng. Sau đó Ngô sinh thuật lại cho mẹ Phục mọi
việc. Chàng kể tỉ mỉ hình dáng người con gái để đi tìm chỗ nàng ở. Nhưng sau mấy
ngày họ vẫn chưa tìm ra được tung tích.
Từ lúc gặp Ngô sinh và trút được bầu tâm sự, Phục dần tươi tỉnh và ăn uống trở
lại. Vài ngày sau Ngô đến thăm, Phục hỏi kết quả, Ngô đành nói dối:
À, tưởng ai xa lạ, thì ra là cô em họ của tôi.
Phục hỏi dồn tới địa chỉ, Ngô bịa:
Ở phía trong núi, phía tây nam, cách đây hơn ba mươi dặm...
Phục dặn dò đến ba bốn lần, bắt Ngô phải hứa chắc giúp chuyện hôn nhân cho
chàng.
Từ đó Phục tươi tỉnh hẳn, ăn uống gấp mấy ngày thường rồi bình phục rất
nhanh. Phục lấy cành hoa đặt dưới gối ngày nọ ra xem, tuy đã khô rồi nhưng cành
vẫn còn nguyên, cánh hoa vẫn chưa rã. Ngắm nghía cánh hoa mà Phục thấy như
mỹ nhân hiện ra sương khói trước mặt, hương thơm vẫn còn thoang thoảng.
Nhưng Phục chờ Ngô sinh đã lâu mà không thấy trở lại, chàng sốt ruột viết
thiếp mời đến. Ngô sinh cũng viết thiếp hồi âm, viện cớ bận việc nhà chưa đến
ngay được. Phục vừa giận vừa buồn, mặt mày ủ rủ. Bà mẹ sợ Phục tương tư lần
nữa rồi lại sinh bệnh, nên tìm cách cưới vợ cho chàng. Mới nhắc tới chuyện hỏi
cưới cô họ Tiêu, Phục đã lắc đầu quầy quậy, suốt ngày chỉ nôn nóng đợi Ngô sinh
đến để hỏi tin tức. Nhưng Ngô vẫn bặt vô âm tín, Phúc oán hận Ngô lắm, nghĩ là
định chơi ác với mình. Chàng chợt thấy rằng ba mươi dặm đường núi cũng không
xa lắm, trông chờ nơi người đưa tin thì vô vọng quá chi bằng tự đi tìm cho nhanh
việc. Phục quyết định ra đi, giấu cành hoa vào trong áo, tuyệt không cho ai biết.
Một mình xuyên vào đường núi, Phục vừa đi vừa hỏi thăm và cứ theo hướng
tây nam mà tiến. Đã quá ba mươi dặm mà núi non vẫn thăm thẳm phía trước,
không có một nhà cửa nào. Qua ít dặm nữa, Phục thấy thấp thoáng trong núi xanh
có vài mái nhà. Chàng cứ nhắm hướng đi tới, thấy trong xóm chỉ có vài gian nhà
cỏ nhưng có vẻ thần tiên lắm. Phục đến một cổng nhà có trồng mấy cây liễu rũ,
bên trong mấy cụm hoa đào hoa hạnh đưa hương thơm ngát. Chàng muốn vào
nhưng nhìn quanh không thấy bóng người lại thôi. Đang đứng tần ngần thì chợt

Phục nghe phía trong rào có tiếng con gái gọi: "Tiểu Vinh", giọng thánh thót như
tiếng chim hót khiến Phục càng chú ý nơi phát ra âm thanh. Phục thấy bóng con gái
đi xuyên từ phía đông sang phía tây, tay vân vê đoá hoa hạnh, ý chừng định cài lên
tóc.
Ngửng đầu lên trông thấy Phục, nàng vội vàng chạy vào nhà. Chỉ thoáng qua
mà chàng nhận ra ngay là người con gái đánh rơi cành hoa hôm nọ. Phục mừng
lắm nhưng ngại bước vào đường đột mỹ nhân sẽ giận, nên chàng chỉ dám thập thò
trước cổng.
Quanh quẩn ở đấy từ sáng đến trưa mà Phục vẫn không thấy ai trong nhà đi ra.
Chàng quên ăn mà vẫn chẳng thấy đói khát gì. Cuối cùng có một người con gái ló
mặt, nhìn ra cổng lộ vẻ kinh ngạc không hiểu sao Phục cứ đứng ở ngay cổng. Bỗng
nhiên một bà lão chống gậy đi ra, nhìn Phục rồi nói:
Anh muốn gì mà cứ đứng ở đây từ sáng sớm, không biết đói hay sao?
Phục vội vái chào:
Cháu muốn tìm một người bà con.
Bà cụ chăm chú:
Người bà con tên họ gì?
Phục ớ người không đáp được. Bà cụ cười to:
Lạ thật, bà con mà tên tuổi không biết thì hỏi làm sao. Ta xem anh cũng có
dáng học trò, thôi vào đây tạm ở qua đêm, mai về hỏi rõ lại tên tuổi rồi đi tìm cũng
không muộn.
Nghe nói thế Phục mừng lắm nhưng giả vờ ngần ngừ một lát rồi mới theo bà cụ
vào nhà. Nhìn bên ngoài đơn sơ nhưng vào trong rồi mới thấy nhà đẹp đẽ, tường
bóng như gương, ghế đệm tủ giường vật nào cũng sạch sẽ, không có một vết bụi.
Phục ngồi xuống và thấy thấp thoáng sau rèm có người nấp nhìn. Bà cụ gọi to:
Tiểu Vinh! Con đi tìm ít gạo đi.
Có tiếng dạ bên trong. Ngồi yên chỗ rồi, Phục mới kể rõ đầu đuôi câu chuyện,
bà cụ hỏi:
Phải chăng bà ngoại cậu là người họ Ngô?
Vâng ạ.

Bà kinh ngạc:
Vậy cậu đúng là cháu ta rồi. Mẹ cậu là em ta. Mấy năm nay cảnh nhà ta sa sút
và ta không có con trai nên họ hàng ta đành biệt tin. Không ngờ cháu đã lớn thế
này.
Phục mừng rỡ:
Thì hôm nay cháu muốn đi tìm bác đó nhưng vì hoảng hốt quá nên quên cả họ
tên.
Bà cụ kể:
Ta lấy chồng họ Tần, song không có con, chỉ có đứa con gái nhỏ là con của vợ
lẽ ông nhà. Ta nuôi nó từ nhỏ, không phải ngu ngốc gì nhưng do không ai dạy dỗ
nên nó cứ ham vui đùa, chốc nữa ta sẽ gọi nó ra chào cháu.
Lát sau người hầu dọn ra một mâm cơm có một con gà luộc nhỏ xíu. Bà cụ cứ
nhường cho Phục ăn. Khi người hầu lên dọn mâm bà cụ nói:
Gọi cô Ninh lên đây.
Chẳng mấy chốc Phục nghe bên trong có tiếng cười khúc khích, bà cụ nghiêm
mặt:
Anh Ninh! Đây là anh bà con với mày đó!
Tiếng cười khúc khích lại bật ra, người con gái cố bịt miệng vẫn không sao giữ
được tiếng cười. Bà cụ lườm con gái:
Lớn đầu rồi mà thấy khách cứ cười mãi thì coi sao được?
Nàng cố nhịn cười đứng thẳng người. Phục làm lễ vái chào, bà cụ chép miệng:
Anh em họ mà lâu nay không biết mặt mũi, e thiên hạ cười cho.
Phục hỏi thăm em gái năm nay bao nhiêu tuổi. Nàng nhịn không được cứ cúi
đầu xuống mà cười không dám ngẩng lên. Bà cụ bảo Phục:
Không có ai dạy dỗ nó cả. Mười sáu tuổi rồi mà nó cứ như trẻ con.
Phục buộc miệng:
Vậy cháu lớn hơn em một tuổi.
À, cháu mười bảy tuổi ư? Tuổi canh ngọ chứ gì? Cháu có vợ con chưa?
Phục lắc đầu. Bà cụ nói:
Tướng mạo thế này mà chưa có đám nào sao? Con Anh Ninh nhà này cũng

chưa có đám nào hỏi cả! Chỉ tiếc là hai đứa có chút họ hàng...
Phục im lặng cứ nhìn Anh Ninh không chớp mắt, chợt chàng nghe thoảng bên
tai tiếng con hầu:
Mắt cứ trừng trừng giống như phường ăn cướp!
Anh Ninh bật cười, kéo tay con hầu:
Mình ra vườn xem hoa đi!
Nói xong nàng đứng dậy, thoăn thoắt đi liền. Ra đến cửa nàng rũ người ra cười,
bà cụ đứng dậy mời Phục đi nghỉ.
Cháu từ xa đến đây, nên ở chơi vài ngày rồi hãy về. Nếu buồn thì ra ngoài sân
có vườn hoa đấy, còn trong nhà thì cũng có sách đọc.
Phục vâng dạ.
Ngày hôm sau, Phục ra thăm vườn. Nơi đây rất đẹp, trồng loại kỳ hoa, dị thảo
lại rộng đến khoảng nửa mẫu. Giữa vườn lại có một gian nhà cỏ, ý chừng để uống
trà thưởng hoa. Đang thơ thẩn thì Phục bỗng nghe tiếng chân người, nhưng không
thấy ai mà chỉ nghe tiếng cười khúc khích mãi trên cao. Ngửng đầu lên Phục thấy
Anh Ninh vắt vẻo trên cành cây. Nhìn xuống Phục, nàng cười rũ rượi như sắp
muốn ngã xuống. Phục vội kêu:
Khéo ngã đấy.
Anh Ninh vừa tụt xuống cây vừa cười rũ rượi, không sao im được. Gần xuống
đất thì nàng tuột tay ngã thật, Phục chạy đến nâng nàng dậy và nhân tiện xoa xoa
cánh tay ngọc. Cô gái không e lệ gì cả, cứ rũ người ra cười, đến độ phải dựa vào
gốc cây vì không thể đứng được nữa. Đợi một lúc lâu cho nàng cười xong Phục
mới rút tay áo ra cành hoa mang theo đưa cho nàng. Anh Ninh cầm lấy:
Khô thế này, giữ làm gì nữa?
Phục đáp:
Tuy khô nhưng là của nàng nên tôi vẫn giữ.
Nàng ngây thơ hỏi:
Có ý gì không?
Để thấy rằng tôi chưa bao giờ quên nàng. Từ lúc dạo chơi Nguyên tiêu về, tôi
tương tư thành bệnh, tưởng đã chết rồi. May mà gặp lại đây, xin nàng nghĩ tới lòng

thành của tôi.
Anh Ninh vẫn cười:
Ồ, cùng họ hàng với nhau em đâu dám tiếc. Khi nào chàng về em lại sai con
hầu hái một cành hoa thật to khác tặng chàng.
Phục thở dài:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×