Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh môn quốc phòn an ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.55 KB, 10 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Lý do chọn đề tài
Môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho
học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và trân trọng với
truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ
trang nhân dân, có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù
địch, có kỹ năng quân sự - an ninh cần thiết để sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp
xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Trong bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến
đối tượng hoạt động của mình. Đặc biệt trong dạy học - giáo dục, người giáo
viên càng phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo
dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát được học
sinh thì mọi công tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển
xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối tượng cần được quan
tâm.
Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học sát
đối tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi giáo viên trong các nhà trường
phải thực hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương
cũng như nhà trường phải quán triệt tinh thần này. Nhiều đợt tập huấn, bồi
dưỡng giáo viên các cấp đã đưa vấn đề này làm chủ đề chính để trao đổi.
Đó chính là lý do chọn đề tài: “Phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh”
2- Mục đích
- Dạy học sát đối tượng có nghĩa là giáo viên phải hiểu biết sâu sắc đối
tượng học sinh của mình để từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học
cho phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực học tập của học sinh.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng – An
ninh ở cấp THPT.
II. NỘI DUNG
1



1- Cơ sở lý luận của vấn đề
Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định
phương pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phương
pháp. Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng học
sinh mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học. Đối tượng
học sinh như thế nào sẽ phải có phương pháp dạy học cho thích ứng.
Dạy học sát đối tượng là gì? Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, dạy học sát
đối tượng có nghĩa là giáo viên phải hiểu biết sâu sắc đối tượng học sinh của
mình để từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với
trình độ nhận thức, năng lực học tập của học sinh. Cụ thể là giáo viên phải
hiểu được trình độ nhận thức của học sinh ở mức độ nào? Tinh thần, thái độ,
động cơ, ý thức học tập ra sao? Sở trường, nguyện vọng, cá tính nổi bật của
từng học sinh là gì? Những ưu điểm, nhược điểm của học sinh và phải biết được
học sinh của mình đang thiếu hụt điều gì, cần cái gì,… Có hiểu được như vậy
giáo viên mới tìm được biện pháp tác động có hiệu quả, mới đem lại được
những cái cần và đủ cho từng học sinh.
2- Thực trạng của vấn đề
Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày
càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới
phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh
đó, nền giáo dục còn có những bất cập về chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên
sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động trong học
tập của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Học sinh ít được lôi cuốn
động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học,
bỏ học ở một số bộ phận học lực yếu kém. Cùng với nhiều nguyên nhân, tình
trạng này trở nên khá gay gắt, khó khắc phục.

2



Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học
sát đối tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi giáo viên trong các nhà
trường phải thực hiện.
3- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trước hết, người giáo viên phải soạn bài chu đáo, khi lên lớp, nhất thiết phải
có giáo án trên giấy, ngay cả khi sử dụng máy chiếu Projector. Khi giảng bài,
giáo viên phải làm rõ trọng tâm và mối quan hệ lôgíc nội tại của mạch kiến thức
bài học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; chuẩn bị hệ thống
câu hỏi phát huy trí lực và phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, ( nhất là
đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới ). Bồi dưỡng kỹ năng vận dụng
sáng tạo kiến thức, hạn chế ghi nhớ máy móc, thay việc sửa lỗi bằng cách
hướng dẫn học sinh tự trả lời câu hỏi: do đâu dẫn đến kết quả sai?
Thứ hai: Giáo viên phải là người làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khí
thân thiện tích cực, chủ động giải quyết mọi tình huống bảo đảm yêu cầu sư
phạm.
Thứ ba: Sử dụng hợp lý sách giáo khoa ( không đọc chép, hướng dẫn học
sinh chỉ ghi theo diễn đạt của giáo viên, không để học sinh đọc theo sách giáo
khoa để trả lời câu hỏi ) và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, phương tiện
trực quan, phương tiện nghe nhìn; ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin, thực
hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành. Ở một số bài phải làm rõ mối liên hệ dọc
theo mạch kiến thức môn học và mối quan hệ môn với các môn học khác để
khắc sâu kiến thức.
Thứ tư: Cần phải tích luỹ, khai thác sử dụng hồ sơ chuyên môn, liên hệ thực
tế sinh động để làm sâu sắc thêm bài giảng, giao bài tập, chủ đề nguyên cứu,
sưu tầm về nhà để rèn luyện kỷ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Thứ năm: Giáo viên nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết, dẫn dắt học
sinh tự đưa ra kết luận cần thiết. Dạy phải sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng
học sinh khá giỏi và kiên trì giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.
3



Tiếp theo cần phải hiểu rõ đối tượng học sinh của mình trên cơ sở đó lập kế
hoạch dạy học, thiết kế giáo án, lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để dạy học
cho phù hợp.
Với học sinh khá, giỏi: Hãy bước vào lớp với nụ cười, giáo viên cần tạo cho
các em một tâm thế hứng khởi khi vào giờ học để kích thích sự tích cực, hào
hứng, thoải mái trong học tập. Lựa chọn những kiến thức cơ bản, cốt lõi và
phân tích một cách sâu sắc để giúp học sinh nhận thức tốt. Mở rộng, nâng cao
một số kiến thức cơ bản để làm phong phú thêm nội dung bài học. Tăng cường
đặt ra những câu hỏi, những bài tập có độ khó vừa phải để kích thích học sinh
tìm tòi, suy nghĩ. Sử dụng linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng các phương pháp dạy
học và yêu cầu học sinh tích cực làm việc trong giờ học. Đừng tìm những con
đường dễ dàng nhất trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Như thế học trò
sẽ lười suy nghĩ. Giáo viên cần làm cho học sinh thấy việc học là lao động thực
sự. Điều quan trọng nhất là phải luôn khích lệ, luôn ở bên học sinh khi khó
khăn. Trang bị cho các em phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Với học sinh yếu, kém: Nội dung bài giảng phải tinh giản đến mức độ tối
đa, song phải đảm bảo những kiến thức cơ bản, cần thiết và cốt lõi nhất để học
sinh nắm được kiến thức cơ bản của môn học. Không tham kiến thức và tuyệt
đối tránh đưa ra những kiến thức khó, phức tạp, rườm rà. Phải tìm những con
đường dễ dàng nhất trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. Trình bày bài
giảng phải hết sức ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ; tránh lan man,
dài dòng. Đảm bảo cho học sinh ghi chép một cách đầy đủ những ý chính của
bài học (thậm chí phải đọc cho học sinh ghi chép khi cần thiết và phải kiểm tra
vở ghi thường xuyên). Cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh.
Không đặt ra những câu hỏi quá khó. Cần đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng, đơn
giản để khuyến khích học sinh trả lời và tích cực học tập.
Tăng cường kiểm tra việc học bài ở nhà và trên lớp của học sinh để kịp
thời bổ sung những thiếu hụt về kiến thức. Điểm kém sẽ ảnh hưởng không tốt
đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bởi vậy hãy cố gắng chừng nào có

4


thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm mọi cách cho các em có cơ hội để
gỡ điểm. Giữ kỉ cương, nề nếp lớp học là điều cần thiết, song đừng đòi hỏi một
kỷ luật lý tưởng trong giờ học. Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng
trong việc dạy dỗ học sinh. Cần tạo bầu không khí thân thiện, vui vẻ, cởi mở để
học sinh không bị ức chế, căng thẳng. Biết truyền cảm hứng đến từng học sinh,
từ đó từng bước xây dựng thái độ học tập đúng đắn cho các em.
Do bản thân còn trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên ngoài sử dụng
tài lệu có sẵn tôi bước đầu mới áp dụng được một vài cách nghiên cứu tài liệu
để phục vụ việc dạy và học cho bộ môn của mình. Tới đây sẽ tiếp tục nghiên
cứu để có nhiều cách làm mới và hay hơn để chất lượng dạy và học ngày một
nâng lên.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua
nhiều kênh thông tin sẽ mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Khi sử dụng
phương pháp này giúp việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn, tiết học thêm sinh
động hơn.
- Trong quá trình giảng dạy nếu gặp khó khăn trong việc giải quyết các tình
huống khó, thuật ngữ khó hoặc một sự kiện nào đó mà mình chưa rõ, theo
phương pháp này sẽ giải quyết được ngay. Giải thích và làm rõ vấn đề nào đó
trong giờ dạy sẽ tạo được lòng tin và uy tín trước học sinh. Từ đó hiệu quả giờ
dạy sẽ đạt yêu cầu đặt ra và chắc chắn chất lượng sẽ nâng lên.
- Qua phương pháp đã thực hiện giúp cho người dạy đạt dược mục tiêu của
từng bài học đặt ra, càng quan trọng và cần thiết hơn cho người giáo viên muốn
dạy tốt. Vậy muốn dạy tốt thì học sinh phải hiểu, muốn học sinh hiểu thì giáo
viên phải kết hợp đồ dùng với phương pháp tốt và phù hợp với từng đối tượng
học sinh giảng dạy. Làm được như vậy người giáo viên trong quá trình giảng
dạy phải thấy được những cái hay và chưa hay, những khuyết điểm và bất cập
cần chỉnh sửa, cần bổ sung làm mới… phải tâm huyết và tìm ra những phương

pháp mới, cách làm hay có ích cho bộ môn của mình.

5


4- Hiệu quả của SKKN
Đổi mới phương pháp dạy và tự nghiên cứu tài liệu mang lại rất nhiều thuận
lợi cho việc dạy học. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với những giáo viên thích tìm
cái mới, cái lạ và hay nhằm đạt được mục đích giảng dạy.
Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh” đã
áp dụng cho học sinh 3 khối lớp môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh ở cấp
THPT.
Chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ ràng, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của bản thân giáo viên cũng được nâng lên.
Sau khi áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu vào trong giảng dạy nói
chung và tự trang bị kiến thức môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh nói riêng
kết quả thu được hiệu quả cao hơn so với phương pháp cũ, gây hứng thú và tích
cực ham học hơn ở các em. Điều này nói lên được khi giáo viên sử dụng
phương pháp mới và hiệu quả đối với bộ môn của mình sẽ giúp các em dễ hiểu
hơn và tiết học sẽ thành công hơn so với tiết học không sử dụng đồ dùng dạy
học, không có phương pháp phù hợp (dạy chay, thực hành suông).
Để đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu thì người giáo viên phải có
phương pháp phù hợp. Phương pháp giảng dạy là việc người dạy lựa chọn
những hình thức để tác động đến người học sao cho người học tiếp thu hiệu quả
nhất. Giáo dục quốc phòng - an ninh là một môn khoa học nó buộc người dạy
phải sử dụng những phương pháp khoa học để tác động lên người học lúc đó sẽ
thu được những kết quả tốt nhất.
III. KẾT LUẬN
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng để nâng cao
chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Trong đó hoạt

động dạy và hoạt động học có tính độc lập tương đối nhưng là hai mặt của một
quá trình, người giáo viên truyền đạt kiến thức, kỹ năng và hình thành nhân
cách; học sinh làm chủ kiến thức kỹ năng theo chuẩn kiến thức kỹ năng quy
6


định ở các bậc học. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là
gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả
các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với
các phương pháp hiện đại.
Từ kết quả tìm tòi sáng tạo trong thực tiễn, để giảng dạy tốt, giáo viên
giáo dục quốc phòng trước hết phải có kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý
thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm
giàu tri thức phục vụ chuyên môn như tìm tòi trong sách vở, báo chí, mạng lưới
thông tin báo đài, internet…. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin qua các phương
tiện thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có
nhiều kiến thức mới, phong phú.
Sáng kiến này rất bổ ích cho giảng dạy, giúp giáo viên tự nghiên cứu, mài mò
những cái khó của bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh và tìm ra những
phương pháp mới, cách làm hay khắc phục những cái khó lâu nay.Để đạt hiệu
quả cao trong dạy và học.
Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà
nước về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh. Định hướng đổi mới phương
pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động, đối với giáo viên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy
học, thiết bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiến thức một cách linh
và mang lại hiệu quả cao hơn.
Tóm lại : Muốn chất lượng dạy và học được nâng lên thì trước tiên người
thầy phải chịu khó tìm hiểu, chịu khó học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ,
đồng thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn

cho học sinh.

7


8


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT

Sáng kiến kinh nghiệm:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SÁT ĐỐI TƯỢNG
HỌC SINH – MÔN QPAN

Người thực hiện: TRẦN VĂN ĐỈNH
Môn, lĩnh vực : QPAN
9


Phước Long, ngày 18 tháng 4 năm 2015

10



×