Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN sắp xếp PHÍCH TRONG mục lục CHỮ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.55 KB, 11 trang )

SẮP XẾP PHÍCH TRONG MỤC LỤC CHỮ CÁI

I. Đặt vấn đề
Với nhà trường thư viện chẳng những là cơ sở vật chất trọng yếu, đảm bảo
số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham khảo mà còn là
trung tâm sinh hoạt văn hóa, xây dựng được thói quen tự học, tự nghiên cứu và
phong cách làm việc khoa học. Bộ giáo dục và đào tạo có nhiều chủ trương và biện
pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Tiêu
chuẩn thư viện trường học số 288/QĐ: Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện
trường phổ thông, Thông tư 30/TTLB, Thông tư 05/VP và nhiều văn bản chỉ thị
khác được ban hành, đánh dấu sự phát triển thư viện trường học mà còn là sự
khẳng định vị trí quang trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp
giáo dục đào tạo.
Nhà trường hiện có 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổng số 29 lớp 1180 học
sinh; diện tích phòng thư viện 72m2 ; tổng số sách trong thư viện gần 14000 cuốn
sách với 1360 tên sách tham khảo và nhiều loại báo, tạp chí. Năm 2011 sở giáo dục
đào tạo thẩm định công nhận thư viện trường học đạt chuẩn. Năm học 2014-2015
thư viện lập kế hoạch duy trì thư viện đạt chuẩn, phấn đấu tham mưu, vận động bổ
sung sách, mở rộng diện tích… đủ tiêu chuẩn thư viện tiên tiến, xuất sắc
Kinh phí bổ sung sách báo thư viện hàng năm bằng nhiều nguồn quỹ khác
nhau: nhận sách cấp trên cấp phát theo thông tư số 30/TT-LB, kinh phí đơn vị, vận
động học sinh đóng góp… kho sách thư viện ngày càng phong phú hơn về số
lượng và chủng loại.
II. Nội dung
Sách, báo có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu
cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách
tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp
vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng


cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí...ở Thư viện cũng là nguồn tài liệu


tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Nhận thấy được vai trò sách, báo trong nhà trường cũng như nhu cầu sử
dụng sách, báo của giáo viên và học sinh. Cán bộ thư viện liên hệ với Sở giáo dục
và đào tạo, công ty sách thiết bị trường học, nhà sách giáo dục… để nắm danh mục
sách, bảng giá. Tham mưu với Ban giám hiệu đầu tư bổ sung sách, báo, tài liệu
nghiên cứu phục vụ cho công tác dạy và học. Đầu tư cơ sở vật chất mở rộng diện
tích thư viện.Vận động học sinh tặng lại sách giáo khao khi kết thúc năm học. Tổ
chức ngày hội văn hóa đoc, giới thiệu sách.
Cán bộ thư viện không ngừng học hỏi trau dồi, mở rộng, nâng cao kiến thức
nắm vững kỷ thuật nghiệp vụ thư viện nhằm theo kịp sự phát triển của xã hội, đáp
ứng yêu cầu của giáo viên và học sinh đối với sách, báo và thông tin khoa học. Cán
bộ thư viện có những biện pháp cải tiến trong các khâu nghiệp vụ thư viện. Kết
hợp với Đoàn thanh niên, tổ Ngữ văn tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách,
điểm sách, tuyên truyền, giới thiệu, trưng bày sách nhân các ngày kỉ niệm, lễ lớn...
nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt
văn hóa khoa học của nhà trường.
Hướng dẫn bạn đọc biết cách tra cứu thư mục, mục lục khi tìm sách dể dàn,
nhanh chống lựa chọn được những cuốn sách tốt nhất phù hợp với nhu cầu, trong
việc tìm tài liệu tự học, tự bồi dưỡng đồng thời giúp người thủ thư chọn sách trong
kho nhanh chóng.
Qua thời gian làm việc bản thân nhận thấy mục lục chữ cái không thể thiếu
trong bất cứ loại hình thư viện nào, mục lục chữ cái thể hiện đầy đủ kho sách của
thư viện, xác định rõ trong thư viện có hay không cuốn sách mà bạn cần. Muc lục
giúp bạn đọc nghiên cứu trong vẹn một tác giả, một tác phẩm nào đó, giúp cho cán
bộ thư viện trong khâu bổ sung sách, triển lảm sách, biên soạn thư mục…
1. Cách sắp xếp phích trong mục lục chữ cái:
Các phích được sắp xếp theo thứ tự chữ cái A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, F, G,
H, I, J, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, W, X, Y, Z. Không phân biệt tên
tác giả hay tên sách, theo thư tự vần chữ cái của tiêu đề mô tả.



Một số trường hợp ngoại lệ theo dấu 0 \ ? ~ / . (không, huyền, hỏi, ngã, sắc,
nặng)
Căn cứ vào tiêu đề mô tả chữ thứ nhất giống nhau căn cứ chữ thứ 2, chữ thứ
3, chữ thứ 4...
VD:
VL2010
2974
Liêu
Bạc
Thông

Ảnh và tranh nghệ thuật Bạc
/ Hội văn học nghệ thuật tỉnh
Liêu . – TP Hồ Chí Minh : nxb
tấn, 2010 . – 229tr ; 27 x 28 cm
770
107 v

VV2014
3805-07 học
Phạm
bản
.–

Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh
THPT bài tập vi sinh vật học /
Văn Ty, Bùi Việt Hà … .– tái
lần thứ nhất. – H. : GD, 2014
168 tr ; 17 x 24 cm

570
B452 D

VV2011
2993
Vật
TP.
231

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm
Lí 12 / Nguyễn Thanh Hải . –
Hồ Chí Minh : ĐHSP ; 2008. –
tr ; 16 x 24 cm
53
C125 H


- Tác giả có tên họ viết tắt xếp trước tác giả có họ tên đầy đủ.
- Nếu có những tác giả trùng tên nhau, sau tên tác giả ghi thêm nghề nghiệp
để phân biệt.
- Tác giả (cá nhân), tác giả tập thể, tên sách xếp theo thứ tự: tác giả cá nhân
hay biệt hiệu → tên tập thể → tên sách.
- Một tác giả có nhiều tác phẩm: Xếp các tác phẩm chính của tác giả Toàn
tập – tuyển tập – tác phẩm riêng lẻ theo thứ tự chữ cái, tên tác giả có sách được
dịch, giới thiệu …
VD: Lê-nin Toàn tập
Tuyển tập
Bàn về thuyết thị trường (tác phẩm riêng lẻ)
Lênin đề tựa
Rít (Jtôn) mười ngày rung chuyển.

Các sách viết về tác giả đó và được xếp theo thứ tự chữ cái tên sách viết về
tác giả đó.
VD: Lê – nin (V.I.) nói về Đa-me-chi-e-rô
- những mẫu chuyện về hoạt động thể dục của Lê – nin
- Lê – nin trong những ngày cách mạng tháng 10
- Tên sách bắt đầu bằng chữ Ả Rập hay La Mã phải phiên âm ra chữ viết để
sắp xếp:
30 năm… : Ba mươi năm…
45 năm… : Bốn mươi lăm năm…
- Các tác phẩm tái bản hay do nhiều nhà xuất bản in lại, xếp theo thứ tự
ngược thời gian, quyển mới nhất xếp trước.
Hương rừng Cà Mau : xuất bản 1981
Hương rừng Cà Mau : xuất bản 1980
Hương rừng Cà Mau : xuất bản 1975
- Các sách nhiều tập, toàn tập, tuyển tập của một tác giả xếp theo số thứ tự
các tập từ nhỏ đến lớn.


- Các sách giáo khoa phổ thông cùng loại, có tên sách giống nhau xếp theo
tên lớp, tập hoặc năm
VD:
Xếp theo năm xuất bản
SGK Lịch sử 10 xuất bản năm 2010
SGK Lịch sử 10 xuất bản năm 2011
SGK Lịch sử 10 xuất bản năm 2012
Xếp theo lớp
SGK Lịch sử 10 xuất bản năm 2010
SGK Lịch sử 11 xuất bản năm 2010
SGK Lịch sử 12 xuất bản năm 2010
Xếp theo tập

SGK Lịch sử 10 tập 1 xuất bản năm 2010
SGK Lịch sử 10 tập 2 xuất bản năm 2010
SBT Lịch sử 10 tập 1 (tái bản lần thứ 2) xuất bản năm 2011
SBT Lịch sử 10 tập 2 xuất bản năm 2010
- Các ấn phẩm của Đảng, của các đảng cộng sản và công nhân các nước
khác mang các tên gọi khác nhau trong từng thời kì lịch sử, đều được tập trung vào
tên chính thức hiện nay và làm phích chỉ chỗ cho các tên gọi cũ về tên chính.
VD: Đảng lao động Việt Nam xem Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Hình thức trình bày mục lục:
Để phân chia khu vực, hạn chế ranh giới để bạn đọc tìm sách được nhanh
chóng hơn. Sử dung phích tiêu đề dùng để chia chữ cái hoặc tác giả hoặc dùng để
chia các tác giả và tác phẩm.
Sử dụng thêm phích tiêu đề và phích chỉ dẫn. Cách ghi chép trên các phích
đó sẽ đem lại sự chú ý cho bạn đọc.
+ Phích tiêu đề giúp bạn đọc tìm sách nhanh hơn. Phần nhô cao hơn phích
dùng để ghi các chữ cái hoặc tên tác giả …


Nên sử dụng hai loại phích tiêu đề:
Loại có phần nhô ở giữa dùng để chia các chữ cái, các tác giả, tác giả
tập thể
Loại có phần nhô bên trái hoặc bên phải để chia tác giả và tác phẩm
VD:
Hồ Chí Minh

- Toàn

tập

-Tuyển


tập

- Tác

phẩm cá biệt

- Nói

về Hồ chủ tịch

510. Toán học

530. Vật lí học


+ Phích chỉ dẫn làm cho mục lục thêm phong phú, đầy đủ và chính xác
Phích hướng dẫn tài liệu:
Báo cáo
Báo cáo

Xem
Tên cơ quan có báo cáo

Phích hướng dẫn tên tác giả ; thường để chỉ từ tên tác giả không thông thường đến
tên thường gọi hoăc các tác giả nước ngoài phiên âm không giống nhau, chỉ về một
tên thông thường nhất để nghiên cứu.
Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc


Xem
Hồ Chí Minh

VD Goóc ky xem Gô-rô-ki
Bên ngoài tủ mục lục dán nhãn để chỉ cho độc giả biết nội dung phích ở trongh ô
kéo đó là thuộc vào chữ cái nào, giới hạn từ đâu đến đâu.
Hoạt động thư viện gắn liền với nội dung chương trình học tập của từng loại
trường gắn liền với nội dung đào tạo con người. Với vai trò lưu trữ và luân chuyển
sách báo, thông qua nội dung sách báo thư viện góp phần tích cực vào việc nâng
cao dạy và học.
Cơ sở vật chất thư viện khang trang đạt đúng tiêu chuẩn thư viện trường học
theo quyết định số 01 của Bộ giáo dục và đào tạo: Có kho sách, tủ, giá đựng sách
báo, phòng đọc của giáo viên của học sinh sạch đẹp và thoáng mát.
Các loại tài liệu khi nhập vào thư viện đều phải đăng ký vào sổ sau đó tiến
hành phân loại, mô tả, xây dựng hệ thống mục lục, đóng dấu, dán nhãn vào sách,
ghi ký hiệu, xếp sách trên giá, kiểm kê bảo quản kho sách.
Đầu năm học hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ cộng tác thư viện. Phó hiệu
trưởng trực tiếp phụ trách công tác thư viện.


Với tổng diện tích 72m2 thư viện được chia ra thành hai phòng:
1. Kho sách
2. Phòng đọc, phân làm 2 khu vực bàn đọc sách của giáo viên ; bàn đọc của
học sinh. Nơi đọc sách thoáng mát, sạch sẽ, dầy đủ ánh sáng, bàn ghế, trật tự.
Cho mượn: thực hiện đúng nội quy mượn và trả sách đúng hạn, đảm bảo
sách luân chuyển nhanh, phục vụ được nhiều người.
Cán bộ thư viện trường học là người làm công tác giáo dục trực tiếp học sinh
bằng phương tiện sách báo, góp phần cùng giáo viên, học sinh toàn trường nâng
cao chất lượng giảng dạy, học tập. Công việc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao,
phẩm chất đạo đức trong sạch và toàn tâm toàn ý với công việc, cần cù, chịu khó,

hiểu rõ mục tiêu đào tạo và chương trình học tập của nhà trường.
Hướng dẫn và giáo dục học sinh làm quen với thư viện, có thói quen đọc sách, vận
động đóng góp sách báo cũ, giúp các em tìm chọn những cuốn sách phù hợp, bổ
ích.
III. kết quả:
Mục lục chữ cái thể hiện đầy đủ kho sách của thư viện, xác định rõ trong thư
viện có hay không cuốn sách mà bạn cần. Bạn đọc nhanh chống lựa chọn được
những cuốn sách tốt nhất phù hợp với nhu cầu, trong việc tìm tài liệu tự học, tự bồi
dưỡng, nghiên cứu trọn vẹn một tác giả, một tác phẩm nào đó, giúp cho khâu bổ
sung sách, triển lảm sách, biên soạn thư mục… giúp người thủ thư chọn sách trong
kho nhanh chóng.
Thống kê số lượng giáo viên và học sinh mượn sách trong năm học 20132014:
Sách giáo khoa khối 10

11 bộ

Sách giáo khoa khối 11

15 bộ

Sách giáo khoa khối 12

10 bộ

Sách tham khảo khối 10

49 cuốn

Sách tham khảo khối 11


208 cuốn

Sách tham khảo khối 12

39 cuốn

Sách tham khảo dùng chung giáo viên mượn

1199 cuốn


Trường đã có một thư viện khang trang, có đầy đủ các loại sách báo, tạp chí
phục vụ cho giáo viên và học sinh mỗi khi đến thư viện. Đó là nhờ sự quan tâm
giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của hiệu trưởng của Hội cha mẹ học sinh cùng với tổ
chuyên môn. Hoạt động thư viện được duy trì và phát huy hơn nữa cần có những
bài học kinh nghiệm sau:
- Nhà trường phải có thư viện có phòng đọc sách cho giáo viên, phòng đọc
sách cho học sinh.
- Lịch đọc và mở của có qui định cụ thể, nề nếp duy trì tốt.
- Người giáo viên thư viện nhiệt tình, say mê với công tác sách, đồng thời có
năng lực tổ chức xắp xếp công việc. Có tinh thần dám nghĩ, dám làm. Tham mưu
tốt với các cấp lãnh đạo.
- Công tác thư viện của nhà trường phải được Ban giám hiệu quan tâm.
- Hàng năm bổ sung sách báo tạp chí theo từng quí từng năm thường xuyên
và liên tục.
- Giới thiệu, tuyền truyền sách báo phải có sự phối hợp của các bộ phận.
- Kiểm kê, bảo quản kho sách hàng năm.
Với những hoạt động trên công tác thư viện trường học sẽ góp phần vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.


SỞ GD-ĐT BẠC LIÊU
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SẮP XẾP PHÍCH TRONG MỤC LỤC CHỮ CÁI

Người thực hiện: Trần Thị Xuân Thảo
Chức vụ: Nhân viên

Phước Long, ngày 26 tháng 02 năm 2015




×