Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Cái mới trong quan niệm của nguyễn du về người anh hùng ( khảo sát qua hình tượng nhân vật từ hải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

NGUYỄN THỊ THANH

CÁI MỚI TRONG QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN DU
VỀ NGƢỜI ANH HÙNG
(KHẢO SÁT QUA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TỪ HẢI)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

NGUYỄN THỊ THANH

CÁI MỚI TRONG QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN DU
VỀ NGƢỜI ANH HÙNG
(KHẢO SÁT QUA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TỪ HẢI)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thanh, học viên cao học lớp QH K 2012 – 2015,
Khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu cá nhân dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Nho Thìn, hiện là giảng viên khoa
Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn là sự trung thực, không sao chép ở bất cứ công trình nào khác, do
đó, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước cam kết cá nhân.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Học viên cao học

PGS.TS Trần Nho Thìn

Nguyễn Thị Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn này, người viết đã nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo thuộc Khoa văn học, Trường đại học Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và các Viện nghiên
cứu khác, đặc biệt là thầy hướng dẫn của tơi. Vì vậy, tơi đặc biệt muốn gửi lời
cảm ơn tới thầy hướng dẫn, PGS. TS Trần Nho Thìn, giảng viên khoa Văn
học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng

những người đã giúp đỡ cho tơi trong q trình hồn thiện luận văn. Cuối
cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong thư viện Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
Thư viện Viện Khoa học xã hội và các đồng nghiệp đã giúp tơi trong q trình
sưu tầm tài liệu, hồn thành bản luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Nguyễn Thị Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. ............................................. 8
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 9
5. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu .................................... 9
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10
CHƢƠNG 1: TỪ HẢI TRONG HỆ THỐNG NHÂN VẬT CỦA TRUYỆN
KIỀU ............................................................................................................... 11
1.1. Về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều................................................ 11
1.1.1. So sánh Từ Hải của Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều .................. 11
1.1.2. Vị trí của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều ...................................... 14
1.2. Quan niệm về ngƣời anh hùng trong văn học phƣơng Đông............. 22
1.2.1. Quan niệm về người anh hùng trung nghĩa........................................... 22
1.2.2. Quan niệm về người anh hùng thời loạn ............................................... 24
1.2.3. Đặc điểm giống nhau của các mẫu anh hùng........................................ 25
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: TÍNH PHONG PHÚ, PHỨC TẠP, ĐA CHIỀU CỦA
NHÂN VẬT TỪ HẢI .................................................................................... 32

2.1. Từ Hải ngƣời anh hùng thời loạn ......................................................... 32
2.2. Từ Hải và những biểu hiện của ngƣời anh hùng theo quan niệm
truyền thống ................................................................................................... 35
2.3. Những biểu hiện phá cách, lệch chuẩn của ngƣời anh hùng Từ Hải...... 46
2.3.1. Trân trọng Thúy Kiều dẫu cho nàng là kỹ nữ thanh lâu - cái nhìn của
chàng vượt qua định kiến của nhà nho về trinh tiết ........................................ 46
2.3.2. Chất lãng mạn, đa tình của Từ Hải ....................................................... 48
2.3.3. Trân trọng hạnh phúc ân ái với Thúy Kiều. .......................................... 53


Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 59
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TỪ HẢI ......... 61
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Từ Hải ................................ 61
3.2. Ngơn ngữ của nhân vật Từ Hải............................................................. 69
3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý, hành động nhân vật Từ Hải ................... 72
3.4. Không gian hoạt động của Từ Hải trong Truyện Kiều ...................... 75
3.5. Cái nhìn nhiều chiều về nhân vật Từ Hải ............................................ 78
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Song hành với các cơng trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Du thì
nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều cũng được xem là trong những tiêu chí
quan trọng để đánh giá sự nghiệp văn học của ông. Ở tác phẩm này, nhiều
nhân vật đã đi vào thơ ca, đời sống thường nhật của người dân Việt Nam và
Từ Hải là một nhân vật trong số đó.
Về nghiên cứu nhân vật Từ Hải, phải nhấn mạnh ngay là giới nghiên

cứu xưa nay phân tích nhân vật Từ Hải thường là từ góc độ xã hội học, quan
tâm đấu tranh giai cấp, chống chế độ phong kiến bất cơng. Hồi Thanh có lẽ
là người đầu tiên đưa ra cách nhìn về Từ Hải như người anh hùng chống lại
chế độ phong kiến trong cuốn Quyền sống của con người trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du. Một người anh hùng tất nhiên có sức mạnh, có tài năng, có tư
tưởng nghĩa hiệp, hành hiệp cứu đời, chống lại bất công nên được gọi là anh
hùng. Nhưng người anh hùng đó cịn là một người đàn ơng nên chất đàn ơng,
nam tính, cịn thể hiện qua các mối quan hệ với phụ nữ. Chính mối quan hệ,
tình u với Thúy Kiều là phần đặc sắc của nhân vật Từ Hải, làm nên cái mới
của Nguyễn Du.
Vì vậy, bên cạnh việc phân tích nhân vật Từ Hải từ góc độ xã hội học,
chúng tôi quan niệm rằng không thể khơng phân tích nhân vật này từ góc độ
văn hóa ứng xử giới, để làm nổi bật nên cái mới của Nguyễn Du trong quan
niệm về người anh hùng so với cách nhìn truyền thống đã trở thành khn
mẫu trong các tác phẩm khác. Đề tài luận văn Cái mới trong quan niệm của
Nguyễn Du về người anh hùng – Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải sẽ
là lời giải đáp cho vấn đề trên.
1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ngay từ khi Truyện Kiều ra đời, tác phẩm đã có sức thu hút lớn đối với
người đọc. Nhân vật Từ Hải do tính hấp dẫn của hình tượng cũng ln được
các nhà nghiên cứu để mắt tới.
Tình hình nghiên cứu Từ Hải từ đầu thế kỉ đến năm 1986
Từ Hải là một trong những nhân vật mà Nguyễn Du yêu thích nhất
trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Từ nhân vật
lịch sử có thật ở triều Minh cho đến văn chương Trung Quốc đời sau, Từ Hải
đã dần dần hiện lên với hình ảnh ngày càng hoàn thiện, chiếm được thiện cảm
hơn. Đặc biệt khi đến với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Từ Hải đã trở thành

một hình tượng văn học có sức hấp dẫn lớn đối với giới nghiên cứu. Do tính
cách khá phức tạp và vị trí quan trọng của nhân vật trong truyện nên giới
nghiên cứu đã có những cái nhìn đa chiều, khác nhau, thậm chí có cả ý kiến
đối nghịch hoàn toàn về Từ Hải. Đặc biệt trong giới nghiên cứu văn học,
người cho Từ Hải là giặc, kẻ lại cho là bậc anh hùng phi thường, có người lại
đánh giá rằng ở trong nhân vật này tiềm ẩn đầy đủ cả hai yếu tố trên. Do đó,
để hiểu rõ hơn về đánh giá của các nhà nghiên cứu đối với Từ Hải, tác giả
luận văn đã tiến hành khảo sát nhỏ, bắt đầu từ bước đường của nhân vật trong
lịch sử triều Minh sang văn học, đến Truyện Kiều và ở các nghiên cứu hiện
nay. Thông qua khảo sát này, phần nào chúng ta sẽ có được cách nhìn toàn
diện, đánh giá khoa học hơn về nhân vật Từ Hải.
Nhìn nhận về hình ảnh người anh hùng Từ Hải, mỗi một thời kỳ các
nhà nghiên cứu đều có một cách nhìn khác nhau. Trước hết ở nửa đầu thể kỷ
XIX, các nhà nho hiếm khi đề cập đến nhân vật này. Nhưng bắt đầu sang thế
kỷ XX, với phương pháp phân tích hiện đại, các nhà trí thức Tân học đã mang
đến cho độc giả những ý kiến khá mới lạ về nhân vật Từ Hải. Trong những
nghiên cứu này, Từ Hải đã được nói đến với tư cách là một nhân vật chính
của tác phẩm, chứ khơng chỉ được nhắc đến là tuyến nhân vật phụ. Năm 1922,
2


trên Tạp chí Nam phong, Nguyễn Đơn Phục đã dùng thể vấn đáp truyền thống
để phân tích tâm lý, bàn luận về các nhân vật của “Truyện Kiều”. Bàn luận về
Từ Hải, Nguyễn Đôn Phục cho rằng: Từ Hải là hạng tầm thường, chẳng phải
là bậc anh hùng hảo hán. Ngay từ đầu, ông đã nhận định rằng Từ Hải chỉ là
một tên giặc “tầm thường” cho dù ông thấy cái cách lên đường của Từ Hải
“kể cũng ra cách ánh hào thật đấy! Nhưng xét ra cũng khơng vì chủ nghĩa gì,
chẳng qua là ngốt phú quý mà đi làm giặc” [12; tr 188]. Cũng đồng quan điểm
đó, Vũ Đình Long trong loạt bài khảo cứu về Văn chương truyện Kiều trên
Tạp chí Nam Phong, đã nhận định về nhân vật Từ Hải: “Đời Gia Tĩnh triều

Minh bấy giờ bổn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng, cuộc chính trị
nghe ra khơng có sự gì khuy khuyết; Từ Hải chẳng qua chiêu tập những quân
vô lại ở Hải Tần, thừa cơ vào cát cứ mấy tỉnh ở biên phương; anh hùng hào
kiệt bấy giờ còn đương lạc quan về chủ nghĩa thái bình, ai dại dột gì mà đi
giúp anh Hoàng Sào để nối giáo cho giặc”[12; tr 190].
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi giới tri thức của ta được tiếp
xúc nhiều với nền văn hóa phương Tây, đã xuất hiện một số cách tiếp cận mới
trong phân tích nghiên cứu văn học, nên nhân vật Từ Hải được nhìn nhận đa
chiều hơn. Mở đầu cho trào lưu này, Nguyễn Bách Khoa đã tiếp cận Truyện
Kiều dưới góc độ phân tâm học, ơng đã đọc tâm lý nhân vật bằng phương
pháp mới ông đã tiếp thu được. Dưới con mắt của học giả này, Từ Hải đích
thị là Nguyễn Huệ, là biểu thị giấc mộng của Nguyễn Du, giấc mộng về người
anh hùng trong thời loạn. Quan điểm đó đã được ơng nêu rõ trong cuốn
Nguyễn Du và Truyện Kiều và Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du. Ông cho
rằng “Từ Hải hiện ra trong“Truyện Kiều” với tất cả những nét cốt yếu của
người anh hùng lãnh tụ nông dân thời phong kiến” [26; tr 174].
Lê Đình Kỵ khơng hẳn thừa nhận Từ Hải là hình ảnh người anh hùng
lý tưởng nhưng cũng không phủ định, tuy nhiên ơng lại đi sâu vào phân tích
cái chết của Từ Hải, để tìm ra bi kịch của thời đại, gửi gắm về tư tưởng của
3


Nguyễn Du ở nhân vật này. Trong chuyên luận Truyện Kiều và chủ nghĩa
hiện thực của Nguyễn Du, ông cho rằng: “Nếu chỉ thấy Từ Hải qua việc ra
hàng mà khơng nhìn vào cái cách Từ đã ra hàng và đã thất bại như thế nào thì
cũng khơng hiểu hết Từ Hải và cũng khơng nhận ra tính bi kịch lớn của thời
đại được thể hiện vào nhân vật ấy” [27; tr 12]. Qua đó, có thể thấy tác giả đã
quan niệm Từ Hải là nhân vật nửa anh hùng, nửa thời cuộc, chưa phải là nhân
vật hoàn hảo, trọn vẹn theo quan niệm về mẫu người anh hùng lý tưởng của
Nho giáo, như chúng ta thường gặp trong văn học trung đại Việt Nam.

Tiếp theo những nghiên cứu trên là trào lưu xem Từ Hải là hiện thân
trực tiếp của các cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyên nhân là trào lưu này
muốn phản bác lại một số nghiên cứu trước đó, xem Từ Hải là hình ảnh của
người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng
“Những nét tả Từ Hải, tuy hào hoa nhưng vẫn không thể đặt Từ Hải ngang
hàng với những nhân vật lịch sử thời đại ấy như Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn
Huệ” [12; tr 545]. Khi nghiên cứu hiện thực thời đại Nguyễn Du, Đỗ Đức
Dục cũng khẳng định “Từ Hải chẳng phải là hình ảnh trực tiếp của Nguyễn
Huệ” [8; tr 91]. Học giả người Nga N.I.Niculin cũng nhận định rằng Từ Hải
“có phần nào mang bóng dáng hùng vĩ của Nguyễn Huệ” nhưng “Từ Hải chỉ
là một cá nhân riêng biệt chứ không phải là một người lãnh tụ của nông dân
khởi nghĩa” [12; tr 1016].
Như vậy, phần lớn các nhà nghiên cứu đều thừa nhận Từ Hải chính là
“vang bóng”, là một “âm vang”, một “ánh hào quang” của sức phản kháng
cũng như những cuộc nổi dậy của nông dân, những cuộc khởi nghĩa nông dân
diễn ra dồn dập vào thời cuối Lê đầu Nguyễn. Hay“Chắc chắn là nếu khơng
có những cuộc khởi nghĩa long trời lở đất hồi thế kỷ XVIII thì rõ ràng là
khơng thể có Từ Hải trong Truyện Kiều được” [8; tr 98]. Mối liên quan giữa
Từ Hải và nông dân không phải là trực tiếp, hành động, tính cách tâm tư và
nguyện vọng của Từ khơng phải là đã phản ánh chính bản thân các lãnh tụ
4


nơng dân khởi nghĩa mà chỉ có thể được ví với “tia hồi quang xa xôi” của
những cuộc khởi nghĩa nơng dân. Do đó, khơng thể xem Từ Hải là “một lãnh
tụ nơng dân khởi nghĩa với ý nghĩa chính xác của danh từ này” vì thực ra Từ
Hải mới chỉ là “hình tượng con người yêu tự do và nổi loạn”. Nhấn mạnh
quan điểm hình tượng một Từ Hải tự do và nổi loạn, N.I.Niculin đã viết “Từ
Hải chẳng qua là hình tượng lãng mạn của một người nổi loạn, thể hiện sự
phản kháng của Nguyễn Du đối với cái thực tại thối nát thời bấy giờ, hình

tượng của một kẻ ngang tàng đã dám đứng lên chống lại triều đình, quan lại”
[12; tr 1017]. Tính chất “nổi loạn” là đặc trưng của Từ Hải, đây là ý kiến mà
nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá về nhân vật này.
Tuy nhiên đấy là những nghiên cứu của các học giả phía Bắc, sẽ là vơ
cùng thiếu sót nếu chúng ta không điểm qua các nghiên cứu của học giả Nam
Bộ, nhìn nhận như thế nào nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du. Tiêu biểu là cơng
trình nghiên cứu Khảo luận Đoạn trường tân thanh của tác giả Nguyễn Khoa
trong những năm 60. Với ông, Từ Hải thực sự là người anh hùng ngay từ
trong tơng tích, nguồn gốc xuất thân. Từ Hải có thân thế và nhân cách của
một người anh hùng. Từ diện mạo, chí hướng, tâm tính cho đến cái cách Từ
Hải ra đi theo tiếng gọi bốn phương khi đang hạnh phúc bên Kiều. Thậm chí
cả cái cách Từ Hải từ chối khi Kiều cầu xin được theo chồng cho vẹn chữ
tòng, tất cả đều gián tiếp chỉ rõ: “Nhân cách của khách anh hùng nặng nợ
kiếm cung nên nhẹ tình chăn gối. Từ Hải là mẫu người anh hùng lý tưởng
bước ra từ cõi mộng, vì thế hình ảnh của Từ càng thêm rực rỡ” [23; tr 219].
Trong cuốn Đọc lại Truyện Kiều, tác giả Vũ Hạnh lại cho chúng ta một
cách nhìn mới trong tiếp cận văn học nhìn từ phân tích nhân vật Từ Hải. Vũ
Hạnh tìm thấy ở Truyện Kiều, một Từ Hải khác lạ, Từ thiếu một cội nguồn cụ
thể, không có một sinh hoạt bình thường như những nhân vật khác, vì vậy Từ
Hải là một kẻ phi thường, đồng thời cũng là phi thực: “Từ nhất định không
phải là người. Không phải là người nên Từ không sống như người, không yêu
5


như người, không chết như người” [16; tr 42]. Theo quan điểm của Vũ Hạnh,
Nguyễn Du đã “quá trớn” khi xây dựng hình tượng Từ Hải. Đó là do
“Nguyễn Du không ngăn nổi một sức tràn dồn ép bên trong” [16; tr 45]. Sự
“quá trớn” ấy hiện lên bàng bạc, tỏa khắp con người Từ, khiến cho Từ vụt cao
lạ thường so với thực tại. Nguyễn Văn Trung, một học giả khác của miền
Nam Bộ đã phản đối trào lưu cho rằng Từ Hải là hiện thân giấc mộng của

Nguyễn Du theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu Bắc Bộ như đã phân
tích trên đây. Ơng nhận định: “Người ta khơng cịn tìm hiểu giấc mơ của
Nguyễn Du qua Từ Hải nữa mà chỉ tìm hiểu ngay chính giấc mơ của Từ Hải.
Giấc mơ của Nguvễn Du, bao giờ tìm được tài liệu liên quan tới hẵng hay”
[16; tr 46]. Câu kết này khép lại cho trào lưu nghiên cứu về Từ Hải cùng
những luồng quan điểm khác nhau của các nhà phê bình văn học trước thời kỳ
đổi mới.
Tình hình nghiên cứu Từ Hải từ 1986 đến nay
Đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ đổi mới đồng thời cũng mở ra
một thời kỳ mới cho lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều. Lúc này nghiên cứu
Truyện Kiều lại mang một diện mạo mới. Những cơng trình nghiên cứu thành
cơng nhất về phương diện hình thức Truyện Kiều đã xuất hiện. Phan Ngọc
trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều chỉ ra “Từ
Hải chính là phản ảnh những anh hùng của nhân dân đã từng nổi dậy chống
lại triều đình” [42; tr 92].
Tiếp theo trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều tác giả Trần Đình Sử bằng
phương pháp tiếp cận hình thức, đã đưa ra được những phát hiện mới về nhân
vật Từ Hải trong Truyện Kiều. Ông cho rằng: Từ Hải là một nhân vật đầy
phức tạp, thể hiện ở việc Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng.
Tiếp cận phân tích nhân vật Từ Hải bằng phương pháp thi pháp học,
trong Thi pháp hiện đại, Đỗ Đức Hiểu có một cách nghiên cứu Từ Hải khá
mới. Ông tìm hiểu phong cách Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Từ Hải như
6


một anh hùng và cách kể chuyện về hành động anh hùng của Từ Hải. Ông
khẳng định “Từ Hải, người anh hùng, là điều hiển nhiên” [18; tr 95]. Ông đã
phân tích từ ngữ mà Nguyễn Du sử dụng để xây dựng nhân vật này. Từ ngữ
“anh hùng” được sử dụng nhiều lần qua lời người kể chuyện, lời Thúy Kiều,
lời Hồ Tôn Hiến..., đặc biệt từ “anh hùng” được sử dụng mười lần, trong đó

chính Từ Hải đã dùng đến năm lần để tự xưng và đánh giá mình. Theo ông
trong “thời loạn ly lúc bấy giờ, con người cần tự khẳng định; cá tính xuất hiện
với khát vọng tự do và lịng tự tin, tự hào của nó” [18; tr 95].
Tác giả Trần Nho Thìn đã tiếp cận nhân vật Từ Hải bằng phương pháp
nhân học văn hóa. Cách tiếp cận nhân vật theo hướng nhân học văn hóa của
Trần Nho Thìn đã mang tới cho người đọc thêm một cách hiểu về người anh
hùng này. Theo hướng tiếp cận nhân học văn hóa, dưới khái niệm chữ “thân”
về vấn đề quyền sống của thân xác, những anh hùng hào kiệt theo quan niệm
xưa là những người nghĩa hiệp, sống vì sứ mệnh xã hội lớn lao, dẹp trừ gian
ác, đổi trị thành loạn, thiết lập cho đời một nền cơng lý. Những người anh
hùng này thường có thái độ nghiêm khắc, lạnh lùng với phụ nữ. Từ trước tới
nay, ai cũng khẳng định Từ Hải là một người anh hùng, tuy nhiên ở đây Từ
không hề lạnh lùng trước sắc đẹp như các đấng nam nhi truyền thống. Có thể
thấy, thi pháp văn học trung đại thường chủ trương dùng quan hệ tình dục để
“hạ bệ”,“giải thiêng” một nhân vật và gạt bỏ đời sống tình dục để ngợi ca
một nhân vật khác.
Theo Trần Nho Thìn thì trên cái nền chung đó, nhân vật Từ Hải có
những nét khác biệt. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng những từ
ngữ, cách diễn đạt gợi liên tưởng đến sự say mê không kém phần lãng mạn
của Từ Hải: “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng” hay“Hai bên cùng liếc,
hai lòng cùng ưa”. Hay những từ ngữ diễn tả cảnh sống lứa đôi hạnh phúc
như:“buồng riêng”, “giường”,“màn”,“hương lửa”,“nồng” v.v…[39]. Theo
Trần Nho Thìn, Nguyễn Du đã thốt khỏi nhị nguyên luận truyền thống để
7


xây dựng những nhân vật có khả năng kết hợp các phẩm chất đối lập. Dù là
người thư sinh hào hoa phong nhã hay người anh hùng nghĩa hiệp đều có
những khát khao, ham muốn bản năng của con người. Đó là cách nhìn rất
nhân văn, nhân bản do Nguyễn Du không coi vấn đề thân xác bản năng là xấu,

là ác mà xem đó là sự thể hiện tự nhiên của con người, cho nên dù nhân vật
Từ Hải là một người anh hùng lý tưởng thì nhân vật ấy vẫn sống động, hấp
dẫn và gần gũi với người đọc.
Như vậy, dù được nhìn nhận dưới lăng kính nào đi thì ở Truyện Kiều,
Từ Hải vẫn là một trong những nhân vật được các học giả, các nhà nghiên cứu
quan tâm nhiều chỉ sau Thúy Kiều. Dù là hình ảnh một tướng giặc, người
nông dân nổi loạn hay là người anh hùng theo quan điểm truyền thống của
Nho giáo, trong luận văn này tác giả muốn tập trung làm rõ hình ảnh người
anh hùng Từ Hải trượng nghĩa, hào hiệp, chí khí nhưng vơ cùng phức tạp
trong tính cách. Hình ảnh người anh hùng thế tục hóa, chính nhân quan tử,
không khắc kỉ vô dục, biết say sưa thưởng thức hạnh phúc ái ân với nàng Kiều.
Đây là cách nhìn mới, nhân văn về người anh hùng của Nguyễn Du.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn
Luận văn nghiên cứu làm rõ cách nhìn mới của Nguyễn Du về người
anh hùng qua việc khảo sát hình tượng nhân vật Từ Hải, đồng thời làm rõ
hình ảnh người anh hùng lý tưởng và người anh hùng đã thế tục hóa.
Nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu đề tài:
1. Làm rõ vị trí của người anh hùng Từ Hải trong hệ thống các nhân vật
“Truyện Kiều”.
2. Làm rõ tính cách phức tạp đa chiều trong nhân vật người anh hùng
Từ Hải. Thơng qua phân tích nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ, tâm lý,
vị trí nhân vật làm rõ hơn hình tượng người anh hùng Từ Hải. Trên cơ sở đó
làm rõ được sự khác biệt so với những nghiên cứu trước đây là gì, và đó là cái
8


mới của luận văn, xem xét anh hùng Từ Hải như một nam nhân, một người
đàn ông.
3. Thông qua việc phân tích một số nhân vật khác từ đó làm nổi bật hơn

hình tượng người anh hùng Từ Hải.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là “nhân vật Từ Hải” trong tác
phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tìm ra cái mới
trong quan niệm người anh hùng của Nguyễn Du thông qua việc khảo sát
nhân vật Từ Hải làm trọng tâm nghiên cứu.
5. Lý luận thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Chúng tơi vận dụng phương pháp
tiếp cận văn hố học để giải mã hình tượng người nam nhi anh hùng, tìm ra
nền tảng văn hóa lịch sử của chúng. Trong xã hội phong kiến, giá trị đạo đức
được coi là thước đo chuẩn mực người đàn ông chính là những giáo lí Nho
gia. Nho giáo chủ trương xây dựng con người xã hội theo lí tưởng thành ý,
chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, con người nội thánh ngoại
vương, tu kỉ trị nhân. Quan điểm văn hoá này đã chi phối đến cách xây dựng
hình tượng người nam nhi anh hùng trong các tác phẩm văn học trong đó có
nhân vật Từ Hải.
- Phương pháp phân tích: Trên cơ sở phân tích nhân vật dưới các
phương diện miêu tả ngoại hình, tâm lý, nghệ thuật hành động, ngôn từ của
nhân vật Từ Hải để làm rõ tính mới trong quan niệm về người anh hùng của
Nguyễn Du.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi lựa chọn phương pháp so sánh để
thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều cũng như nét chung, nét riêng
độc đáo của nhân vật Từ Hải trong hệ thống các nhân vật khác của “Truyện
9


Kiều” từ đó làm nổi bật được cái mới trong quan niệm về người anh hùng của
tác giả Nguyễn Du.

- Thi pháp học: Dựa trên việc bám sát văn bản gốc, thấm nhuần tư
tưởng của tác giả, từ không gian nghệ thuật đến thời gian nghệ thuật để làm rõ
nội dung.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Luận văn tìm ra được cái mới trong quan điểm của Nguyễn Du về hình
tượng người anh hùng, ơng đã cách tân quan niệm con người nói chung, quan
niệm anh hùng nói riêng. Vấn đề tình u và dục tính có ở tất cả mọi nhân vật,
đó là quan niệm về con người đời thường, con người trần thế. Đó là đóng góp
lịch sử của Nguyễn Du .Đặc biệt thông qua việc nghiên cứu và khảo sát nhân
vật Từ Hải, đây là điểm mới mà các nghiên cứu trước đây ít hoặc gần như
khơng đề cập đến.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Từ Hải trong hệ thống nhân vật của Truyện Kiều
Chương 2: Tính phức tạp phong phú, đa chiều của nhân vật Từ Hải
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải

10


CHƢƠNG 1:
TỪ HẢI TRONG HỆ THỐNG NHÂN VẬT CỦA TRUYỆN KIỀU

1.1. Về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều
1.1.1. So sánh Từ Hải của Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều
1.1.1.1. Từ Hải trong Minh sử
Theo như sử sách ghi lại, Từ Hải xuất thân là một nhà sư tu ở chùa Hổ
Bào, đất Hàng Châu, với pháp danh là Minh Sơn hịa thượng. Tuy nhiên Minh
Sơn khơng phải là hạng chân tu, y bước vào cửa phật với tư thế của một anh

hùng mạt lộ bán vi tăng, ở chùa với mục đích núp bóng từ bi đợi thời. Do đó,
y ngồi cơng việc tụng kinh, gõ mõ để có thêm tiền lui tới chốn thanh lâu nên
có thêm nghề trộm cướp. Một hôm, do thua bạc, bị con nợ đuổi bám nên đã
chạy trốn với nhà hát của nàng Kiều trốn, sau đó khơng về lại chùa mà đã tìm
đường nhập bọn với bọn cướp, cầm đầu là Vương Trực. Từ đó, y trở thành
người đứng hàng đầu trong số các danh tướng của Trực. Trong thời gian làm
cướp, Từ đánh vào đất liền, chiếm Thác Lâm làm căn cứ để tấn cơng những
nơi khác, qn triều đình thua chạy. Nhưng trong vịng một năm, khi Tơ Châu
và Hàng Châu trong cơn biến loạn, triều đình đã cử Hồ Tơn Hiến đi dẹp Từ
Hải. Tơn Hiến biết mình nếu dùng binh không thể thắng nên đã dùng mưu gạt
Từ ra hàng và Kiều là một trong những công cụ giúp tổng đốc hồn thành
trọng trách của mình.
Nhưng ngược lại ở sử ký Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt của Mao Khơn, Từ
Hải đã hiện lên với hình ảnh đa chiều hơn, một con người vừa dũng mãnh,
khôn ngoan, đến nghe chiêu dụ vẫn mặc giáp trụ, nhưng tham lam, lại thiển
cận, hèn nhát, kết quả là bị tiêu diệt. Theo nhận định của tổng đốc Hồ Tôn
Hiến, Từ Hải là kẻ không thể lấy nghĩa mà thuyết, chỉ có thể lấy lợi mà câu,
vì thế nên khi được người của tổng đốc mang lễ hậu đến dụ, quả nhiên Từ

11


mắc lừa do tham. Bên cạnh đó, hai thị nữ của Từ là Thúy Kiều và Lục Muội,
do bị mua chuộc nên cũng ra sức khuyên bảo Từ. Bên cạnh đó, Tơn Hiến cịn
dùng cách kế ly gián đồng đảng, gây nghi kị lẫn nhau. Vì vậy, nội bộ của Từ
ngày càng mâu thuẫn, nội bộ lủng củng, dẫn đến thất bại phải quy hàng. Khi
nhận rõ bộ mặt thật của Tơn Hiến, khơng cịn cách nào khác, Từ đã nhảy
xuống sông tự vẫn, khép lại cuộc đời của một tên cướp.
Từ các cơ sở biện chứng trên, cho thấy Từ Hải là một nhân vật có thực
trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng nhân vật ấy đã bước vào văn học như thế

nào, khảo sát dưới đây sẽ là bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ nhận định trên.
1.1.1.2. Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện
Trước khi tìm hiểu về Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân, chúng ta có thể khảo sát nhân vật này qua hai tác phẩm Lý
Thúy Kiều truyện của Đới Sĩ Lâm và Vương Thúy Kiều truyện của Dư Hoài.
Trong cả hai tác phẩm này, Từ Hải đơn giản chỉ là một tên tướng giặc, không
khác nguyên mẫu trong lịch sử. Từ Hải của hai tác giả Đới Sĩ Lâm và Dư
Hồi vẫn ẩn mình trong bộ áo cà sa, là thủ lĩnh dưới cờ của Vương Trực, đưa
giặc Nụy vào cướp phá Giang Nam. Tuy nhiên, Từ đã được dựng vượt q
ngun mẫu, khơng cịn nhỏ nhen vì một người đàn bà mà lục đục với đồng
đảng, vì “vật chất” vàng bạc của Hồ Tôn Hiến mà vội vã quy hàng, một Từ có
vinh, có bại trong những trận chiến với triều đình. Trong hai tác phẩm này, Từ
hiện lên oai hùng hơn, ơm ấp nhiều chí lớn và xa sự thực lịch sử hơn. Ta gặp
ở đây một Từ Hải “ranh khôn, khinh bạc”, một “tráng sĩ” [41; tr 75].
Đến tác phẩm Hồ Thiếu Bảo bình Nụy tấu tích của Trần Thụ Cơ và Thu
hổ khưu của Vương Lung, Từ Hải khơng cịn là tên giặc Nụy đơn thuần, hành
động một cách ích kỉ, mù quáng. Đằng sau những hành động ngang tàng,
chọc trời khuấy nước đã thấy thấp thống sự chính nghĩa. Từ Hải nổi dậy với
lý do: “Chúng nó (bọn quan lại) trúng được cái tiến sĩ, hưởng bao nhiêu ân
huệ triều đình, bổng lộc to lớn. Đã tiêu dùng bừa bãi, lại một mực tham tàn,
12


không chịu làm người tốt, một mực hại dân, không chịu sống cho công minh”
[41; tr 77]. Từ nổi dậy chống lại triều đình vì nó q thối nát, tuy nhiên Từ
cũng sẵn sàng “bãi bình” khi cơ hội đến. Do đó, Từ Hải trong tác phẩm trở
nên lợi hại hơn, khơng đơn giản là một tên cướp mà ít nhiều đã phảng phất
phong thái của một anh hùng, hào kiệt.
Trong Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa, dưới ngoài bút của tác
giả, người đọc đã quên hẳn gốc gác xuất thân của Từ, đọng lại trong họ chỉ

cịn hình ảnh một con người anh hùng. Nối tiếp hình tượng đó, vào cuối triều
Minh, Thanh Tâm Tài Nhân do yêu mến nàng Kiều nên đã viết Kim Vân Kiều
truyện. Trong tác phẩm này, Từ - một tên “giặc cỏ” bỗng trở thành một đại
vương, cai quản trong tay trăm vạn tinh binh. Nhà văn đã đưa Từ Hải thành
anh hùng “siêu phàm”, “một dị nhân”, một người ln khát khao cuộc đời tự
do, phóng khống, nhưng lại lụy tình, sẵn sằng vì Kiều thực hiện cơng lý. Tuy
nhiên trong Từ vẫn tồn tại tính “gian hùng” của tên trộm cướp. Do đó hình
ảnh Từ trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân là một tay anh hùng hảo hán,
pha tạp với tính cách của một tên tướng cướp tầm thường, giặc cỏ và ít nhiều
mang tính phản diện.
1.1.1.3. Từ Hải trong Truyện Kiều
Từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đến Truyện Kiều là
gần ba trăm năm lịch sử, hình ảnh người anh hùng Từ Hải một lần nữa lại
được tái hiện dưới ngòi bút của đại thi hào họ Nguyễn. Theo nhà nghiên cứu
Nguyễn Lộc, trong Truyện Kiều, Thúy Kiều và Từ Hải không những là hai
nhân vật chính diện trung tâm, mà về một phương diện nào đó, cũng là quan
niệm của cuộc sống: bản thân Thúy Kiều là cuộc sống và Từ Hải là ước mơ
về cuộc sống. Bản thân cuộc sống là hiện thực, còn ước mơ về cuộc sống
lãng mạn nên hình ảnh Từ Hải là lãng mạn. Vì vậy ý nghĩa của hình tượng Từ
Hải chính là tính chất lãng mạn ấy, là sự đối lập của nó với toàn bộ xã hội
phong kiến [36; tr 358 - 360]. Từ Hải là hiện thân của giấc mơ giang dở của
13


Nguyễn Du, ơng gửi vào đó khát khao hồi bão tuổi trẻ. Vì vậy, trong Truyện
Kiều, Từ Hải đã trở thành một nhân vật anh hùng với nhiều màu sắc lý tưởng,
đa chiều trong tính cách. Sự biến đổi của nhân vật này ở nhiều cấp bậc, mức
độ, khi thì thể hiện trong tính cách, hành động, khi thì ở ngôn ngữ, cử chỉ, suy
nghĩ của nhân vật. Nhà thơ, bằng sự tài tình trong ngịi bút của mình đã xây
dựng một hình ảnh Từ Hải đầy màu sắc, vượt trên cả nguyên mẫu, một người

anh hùng theo cảm quan, nhận thức, quan điểm của chính ơng.
Người anh hùng của Nguyễn Du phi thường về diện mạo, hành động, ý
nghĩ, tình cảm v.v…, và cả đến quá khứ sự nghiệp. Sự phi thường làm nên nét
tính cách đặc trưng lớn nhất của Từ Hải. Ngay trong lần đầu ra mắt, Nguyễn
Du đã muốn xây dựng nhân vật Từ thành một con người của đời sống thực,
một người anh hùng của hiện thực nhưng lại mang đầy nét lãng mạn như
chính tác giả. Như vậy, đi từ Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân đến họ “Từ”
của Nguyễn Du là một sự phát triển vượt bậc, biến đổi về phương diện tính
cách. Khi xây dựng nhân vật này, nhà thơ đã tô đậm những nét lý tưởng, lược
bỏ những nét pha tạp trong tính cách nhân vật. Ơng xây dựng Từ Hải trở
thành một nhân vật chính diện, một người anh hùng có tính chất lý tưởng hơn
so với hình tượng gốc ở tác phẩm Kim Vân Kỉều truyện. Qua đó chúng ta có
thể thấy rõ sự sáng tạo của nhà thơ trong khi xây dựng nhân vật.
1.1.2. Vị trí của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều
1.1.2.1. Những nhân vật chính diện
Hệ thống nhân vật của Truyện Kiều được chia ra làm mấy tuyến nhân
vật, đó là nhân vật chính diện, phản diện và trung gian. Trong đó, tuyến nhân
vật chính diện mà đại diện tiêu biểu là Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải v.v…;
đây là những nhân vật được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Nhân vật “Thúy
Kiều” là người con gái tài sắc và có mối tình đầu tuyệt đẹp với chàng Kim,
nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi ngày dài chìm trong bể trầm luân, mười
năm năm lưu lạc. Từ một cô gái sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn
14


che”, Kiều bỗng dưng trở thành “hàng hoá” để người ta xem xét, so đo, cò kè,
ngã giá, bị xúc phạm nhân phẩm. Từ một cô gái trinh trắng, Kiều bị lừa, thất
thân, bán vào lầu xanh, sống cảnh “Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm”.
Trong suốt mười năm năm dâu bể cuộc đời với hai lần bị bán vào lầu xanh,
nàng chỉ thực sự có được hạnh phúc khi gặp Từ Hải, làm nên một mối tình tài

tử - giai nhân. Nhưng hạnh phúc ngắn ngủi mong manh, một cách gián tiếp
nàng đã gây nên cái chết của chồng, giang tay cắt đứt hạnh phúc của mình bởi
nhẹ dạ, cả tin. Sau cái chết của chồng, nàng đã tìm đến cái chết trên sơng Tiền
Đường kết thúc chuỗi bi thảm của cuộc đời.
Trong văn học Việt Nam có lẽ không một tác giả nào lại dám đương
đầu với thực tế phũ phàng cho nhân vật mình bị đày đọa nhọc nhằn đớn đau
như Nguyễn Du đã từng để Kiều chịu đựng [49]. Mười năm năm Kiều gánh
trên vai mình nỗi khổ chung của hàng vạn kiếp người phụ nữ bất hạnh trong
xã hội phong kiến xưa. Cuộc đời nàng lên thác xuống ghềnh, khi tuột đỉnh
vinh quang, lúc lại chìm trong bể đắng cay, tủi nhục. Nói như quan điểm của
nhiều nhà nghiên cứu, khi dựng nên nhân vật Thúy Kiều với nét tính cách
phong phú, phức tạp như vậy, một con người đầy ắp cảnh ngộ, tâm trạng, bề
dày kinh nghiệm cuộc sống, qua đó nhà thơ đã khái quát lên nhiều chiều,
trong đó có phương diện, phẩm chất đạo đức của người phụ nữ ở xã hội
phong kiến xưa.
Về nhân vật Kim Trọng, trong Truyện Kiều, đây là nhân vật ít được các
nhà phê bình văn học quan tâm, mặc dù suốt mười năm năm lưu lạc của Kiều,
dáng dấp chàng ln thấp thống theo dõi bên nàng. Thoắt ẩn, thoắt hiện,
chàng Kim chỉ được hiện ra trong phần đầu tác phẩm, biến mất ở phần giữa,
rồi trở lại ở đoạn cuối. Trong lần xuất hiện đầu tiên, chàng được Nguyễn Du
cho ra mắt với hình ảnh là một người có diện mạo tuấn tú, tính tình đơn hậu,
hào hoa, phục sức trang nhã, điềm đạm khoan thai, đặc biệt sinh trưởng trong
dòng dõi trâm anh thế phiệt, là đại diện cho tầng lớp nho sĩ ngày xưa:
15


“Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”.

Tuy nhiên, chàng Kim là con người đa tình, mới gặp Kiều lần đầu
nhưng say, mến, cảm rồi yêu và mơ mộng:
“Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có dun gì hay khơng ?”.
Khơng những thế, chàng còn là người đa cảm. Sự đa cảm ấy thể hiện rõ
nhất trong hình ảnh Kim vật vã khóc than khi thấy người xưa lưu lạc phương
xa:
“Vật mình vẫy gió tn mưa,
Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai !
Đau địi đoạn, ngất đị thơi,
Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê”
Nhưng đồng thời chàng lại là con người rất thủy chung, tín nghĩa, có
trước có sau. Mặc dù đã lấy Thúy Vân làm vợ theo lời dặn của Kiều, nhưng
chàng bao giờ quên người xưa. Tấm chân tình ấy cịn thể hiện trong cách đối
nhân xử thế và hành động của chàng. Kim Trọng đã đón ơng bà Viên ngoại về
phục dưỡng và cho người đi tìm kiếm Kiều. Trong ngày đoàn viên, dù tấm
thân nàng đã nhơ nhớp vì dâu bể cuộc đời nhưng chàng vượt qua tất cả, vẫn
một lòng mong mỏi xây tiếp mộng xưa. Hành động này cho thấy Kim Trọng
là người có cái nhìn cởi mở, vượt lên trên định kiến:
“Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường:
...,Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?”.
Về Từ Hải, có lẽ là một trong những nhân vật được các nhà nghiên cứu,
phê bình văn học quan tâm nhiều nhất với nhiều ý kiến khác nhau. Để có thể
16


hiểu rõ hơn về nhân vật này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu trong phần sau của
luận văn.
1.1.2.2. Những nhân vật phản diện.

Trong hệ thống hàng loạt các nhân vật phản diện của Truyện Kiều thì Mã
Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà là những đại diện tiêu biểu nhất. Nguyễn Du
bằng sự tài tình trong ngịi bút của mình chỉ với vài điểm nhấn trong cách sử
dụng ngôn từ như “ngồi tót, đắn đo, cân sắc, cân tài, ép, thử, cị kè, ngã giá,
định ngày”, phác họa thành cơng hình ảnh con bn họ Mã với đầy đủ bản
chất tráo trở, thị hợm. So với Sở Khanh, bản chất của tên này được che đậy
khéo hơn. Hắn đã dàn dựng lễ vấn danh với đầy đủ nghi lễ theo phong tục
truyền thống: “Sính nghi, canh thiếp, nạp thái vu quy” nhằm che đậy bản chất
xấu xa của hành động mua người làm gái lầu xanh nhưng ẩn dưới việc mua
thiếp làm vợ lẽ:
Rằng:“mua ngọc đến Lam Kiều.
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Thế nhưng bản chất ấy ngay lập tức đã hiện hình khi “Tiền lưng đã sẵn
việc gì chẳng xong”. Phụ họa thêm cho cái hình ảnh đó là một loạt lũ đầy tớ
nhắng nhít, lộn xộn, bát nháo, vô học:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy, sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Tất cả các hành động trên đã giúp vạch trần mâu thuẫn, bản chất của họ
Mã, sự trái ngược giữa tuổi tác với dáng vẻ, lời nói và hành động, việc làm,
giữa bên trong và vẻ bên ngoài.

17


Sở Khanh cũng là nhân vật phản diện trong Truyện Kiều, một tên ma cô
sống bám lầu xanh, buôn bán thân xác của người phụ nữ. Nhưng tính chất ma
cơ của tên này khác hồn tồn với họ Mã, nó khơng được thể hiện rõ ở vẻ bề

ngồi, “xem mặt” có thể “bắt hình dong”, bởi vì bản chất ấy được ẩn giấu sau
ngoại hình hào nhống:
Một chàng vừa trạc thanh xuân,
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng
Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào!
Nhân vật Sở Khanh có dáng vẻ của “một nhà nho nhưng ngay trong
hình dáng đã có cái gì tỏ ra rằng Sở Khanh khơng phải là một nhà nho chân
chính” [5; tr 470]. Sở Khanh là kiểu người “vừa ăn cướp vừa la làng”, vừa táo
tợn vừa tỏ vẻ nhẹ nhàng, khiếm nhã, “bề ngồi thơn thớt nói cười, bên trong
thì lại giết người không dao”. Chỉ bằng mấy câu thơ ngắn gọn nhưng tác giả
đã lột tả chân thực chân dung nhân vật này:
Nhơ tuồng, nghỉ mới kiếm đường tháo lui.
Dưới ngòi bút Nguyễn Du, Sở Khanh đã trở thành “lưu danh thiên cổ”,
trở thành điển tích, điển cố, sự táo tợn, trơ trẽn dị hợm của hắn còn hơn cả
chàng Don Juan, một nhân vật điển hình của văn học Pháp. Với họ Mã và Sở
Khanh, nhà thơ khi xây dựng lên hai nhân vật này, ông đã chỉ đường nét chứ
không dùng tới màu sắc. Màu sắc chỉ được gợi lên qua trí tưởng tượng người
đọc, đặc biệt hai bức họa chân dung ấy đều có được những nét xuất thần trong
ngồi bút với hình ảnh đắt giá là: “rẽ dây cương” ; “ngồi tót sỗ sàng”. Hai nét
vẽ “truyền thần” cũng là hai tính cách đặc trưng nổi bật: lỗ mảng của Mã
Giám Sinh và tráo trở của Sở Khanh.
Bức tranh về các nhân vật phản diện sẽ kém phần sinh động hơn nếu
thiếu đi hình ảnh Tú Bà, một kẻ chun “bn thịt người”. Hình dáng q khổ
“đẫy đà” cùng màu da “nhờn nhợt” đã tố cáo nghề của mụ, cái nghề làm ăn

18


trong đêm tối. Khơng những thế, Tú Bà cịn độc ác, nanh nọc, đanh đá, chua
ngoa “Phải làm cho biết phép tao” và vô học. Ngôn ngữ mà nhà thơ đặt vào

miệng nhân vật này mang tính cá thể hóa cao độ. Những lời lẽ cay độc khi mụ
chửi Kiều khi nàng thất thân với họ Mã là một dẫn chứng xuất sắc. Ngôn từ
tục tĩu, chua ngoa, thô lỗ, những khái niệm đạo đức thông thường bị vứt bỏ,
thay vào đó là cách hiểu nơm na của mụ. Tú Bà chửi tên họ Mã là vô nghĩa
bất nhân, mụ mắng té tát vào mặt cả Kiều và Mã Giám Sinh. Qua ngịi bút của
nhà thơ, người đọc có thể hình dung ngay ra hình ảnh một người đàn bà cao
lớn, da nhợt nhạt, nét mặt hằm hằm, hổn hển vì tức tối, đang vung tay vung
chân khi thì mắng Kiều, lúc lại xỉa xói Mã Giám Sinh. Nhưng con người ấy,
ngay lập tức có thể thay đổi, trở nên ngọt ngào khi Kiều nhận lời tiếp khách.
Mụ say sưa, hào hứng truyền lại ngón nghề cho nàng
“Này con học lấy làm lòng,
…, Đủ ngần ấy nết mới là người soi.”
Như vậy, bằng vài nét chấm phá Nguyễn Du đã phác hoạ khái quát thành
công chân dung của một loại người xấu xa trong xã hội, dung mạo của một
con bn lưu manh chun nghiệp, bất nhẫn vì tiền, một loại chủ chứa lầu
xanh bán buôn bán thịt người, một loại cây leo chuyên sống bám vào kẻ khá
v.v… Trong Truyện Kiều nếu thiếu đi những nhân vật đó, có lẽ tác phẩm đã
khơng thể sinh động, giàu hình ảnh như hiện tại, một chuỗi nhân vật phản
diện có tính cách tương cận: Tú Bà – chủ chứa, tàn bạo, Mã Giám Sinh - cáo
già lão luyện, chuyên săn lùng nguồn hàng, Sở Khanh - tên ma cô dắt gái và
bảo kê.
1.1.2.3. Những nhân vật trung gian
Ngoài hệ thống những nhân vật phản diện, chính diện như đã phân tích
ở trên, trong truyện lại có một kiểu nhân vật khác, đó là nhân vật trung gian
như Hoạn Thư, Thúc Sinh và Hồ Tôn Hiến…v.v. Trước hết là Hoạn Thư,
bằng các biện pháp nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Du đã xây dựng một nhân vật
19



×