Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT SƠN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Tên, địa chỉ công ty
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT SƠN
- Tên giao dịch quốc tế: VIETSON TRADING Co.,Ltd
- Tên Công ty viết tắt: Công ty Việt Sơn
- Trụ sở chính: Tầng 1, số 2, đường Cách mạng tháng 8, tổ 1, phường
Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Điện thoại: 02803 854 540 Fax: 0280 854 540
2.1.1.2. Thời điểm thành lập Công ty
Công ty TNHH thương mại Việt Sơn là một trong những chi nhánh phân
phối cấp một của Tập đoàn Perime được thành lập theo QĐ 01/VS – 2008 ban
hành ngày 01/11/2008.
2.1.1.3. Hình thức hoạt động
Công ty TNHH Việt Sơn Hoạt động theo hình thức Công ty TNHH có 2
thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh (giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1702000540 ban
hành ngày 29 tháng 10 năm 2008).
Công ty không được phát hành cổ phiếu; Thành viên công ty là cá nhân
nhưng tổng số không vượt quá 50 thành viên.
2.1.1.4. Quy mô hiện tại của Công ty
Công ty TNHH thương mại Việt Sơn thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
a. Ông Phan Bằng Việt Giới tính: Nam
- Sinh ngày 06/11/1978 Dân tộc: kinh Quốc tịch: Việt Nam
- Địa chỉ thường trú: Tổ 34, Cụm 5, Phố Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
- Chỗ ở hiện tại: Tổ 34, Cụm 5, Phố Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
- Tổng số vốn góp: 1.800 triệu đồng
SV: Nguyễn Hữu Vinh 1 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
- Tỉ lệ vốn góp: 90% vốn điều lệ
b. Bà Thái Thị Nhị Giới tính: Nữ
- Sinh ngày 02/12/1958 Dân tộc: kinh Quốc tịch: Việt Nam
- Địa chỉ thường trú: Thị Trấn Chợ Chu - Huyện Định Hoá –Thái Nguyên
- Chỗ ở hiện tại: Tổ 22 - Phường Trưng Vương – Thành Phố Thái Nguyên
- Tổng số vốn góp: 200 triệu đồng
- Tỉ lệ vốn góp: 10 % vốn điều lệ.
2.1.2. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của công ty
- Mục tiêu: Công ty được thành lập nhằm huy động vốn cho sản xuất kinh
doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho cá nhân và gia đình.
- Các ngành nghề kinh doanh:
Biểu số 01: Các ngành nghề kinh doanh của Công ty
STT Ngành nghề kinh doanh Mã số
1
- Mua bán xi măng, sắt thép, ống thép, gạch ngói, sơn và vật liệu xây dựng khác;
- Mua bán các thiết bị ngành nước, điều hoà nhiệt độ, thiết bị vệ sinh, thiết bị nội
thất, thiết bị điện, vật liệu điện
4663 ;46622
2
Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường bộ, công trình công ích, công trình kỹ
thuật dân dụng khác.
4100;42102;
4220;4290
3
Chế tạo, gia công các sản phẩm cơ khí;
Xúc tiến thương mại;
4
Vận tải hàng hoá đường bộ bằng xe ô tô;
Vận tải hành khách bằng xe taxi
4933; 49312
5 Mua bán gas, ô tô, xe máy
4511;4541;
46614
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ để đáp ứng nhu cầu
kinh doanh trong điều kiện mới.
Công ty tổ chức bộ máy theo hình thức phân cấp chức năng, giám đốc điều
hành các tổ, đội thông qua 3 bộ phận chức năng.
Giám đốc
Công ty
Bộ phận kinh doanh
Phó GĐ phụ trách kinh doanh
SV: Nguyễn Hữu Vinh 2 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Văn Phòng
Bộ phận Tài chính
Kế toán
Trưởng phòng Tài chính kế toán
Tổ kinh doanh thị trường và bán hàng
Tổ kiểm soát Thủ kho + Bảo vệ
Tổ vận tải
Đội vận tải + Bốc xếp
Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
* Giám đốc công ty
Giám đốc là người đứng đầu công ty giám sát trực tiếp các bộ phận: Bộ
phận kinh doanh; Bộ phận Văn phòng, Bộ phận tài chính kế toán.
Giám đốc quản lý gián tiếp các Tổ kinh doanh thị trường và bán
hàng;Tổ kiểm soát; Tổ vận tải …thông qua các bộ phận trên.
SV: Nguyễn Hữu Vinh 3 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
* Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kinh doanh là người điều hành các hoạtt động kinh doanh
của công ty, trực tiếp quản lý các tổ kinh doanh thị trường; tổ kiểm soát; tổ
vận tải và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc.
* Văn phòng
Bộ phận văn phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, có chức năng quản lý
mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
* Trưởng phòng kế toán tài chính
Trưởng phòng kế toán tài chính là người điều hành và giám sát tất cả các
hoạt động tài chính phát sinh trong công ty, là người trực tiếp quản lý Thủ quỹ
và Kế toán và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc.
* Tổ kinh doanh thị trường và bán hàng
Tổ này có chức năng và nhiêm vụ là tìm kiếm và phân tích thị trường
từ đó xem xét nên kinh doanh ở thị truờng nào.Tổ này chịu trách nhiệm trực
tiếp trứơc Phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
* Tổ kiểm soát gồm có Thủ kho và bảo vệ
Thủ kho là người quản lý tất cả các hoạt động xuất nhập hàng có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các chứng từ nhập xuất kho theo
đúng nguyên tắc quản lý hàng tồn kho của công ty và chịu trách nhiệm trước
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
Bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn của kho hàng và trong công ty đồng
thời quản lý việc giao nhận hàng trong quá trinh xuất nhập kho hàng hoá.
* Tổ vận tải
Tổ vận tải có nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thu khi có
yêu cầu của khách hàng và vận chuyển hàng về nhập kho.
SV: Nguyễn Hữu Vinh 4 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
2.1.4. Tình hình sử dụng lao động tại công ty qua 2 năm 2008 – 2009. [1]
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nguồn nhân lực luôn là một nguồn lực
quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là trong bối
cảnh hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nền kinh tế thế
giới đang có sự thay đổi mạnh mẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của tất
cả các tổ chức trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các
nhà quản lý là làm thế nào sử dụng lao động sao cho hợp lý và tiết kiệm lao
động, kết hợp với cơ cấu quản lý gọn nhẹ có như thế mới thúc đẩy sản xuất
phát triển, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên
cạnh đó việc xác định rõ số lượng, chất lượng nguồn nhân lực là việc làm cần
thiết bởi thông qua đó nhà quản lý sẽ có sự sắp xếp bố trí công việc một cách
hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Những thay đổi về cơ cấu lao động của Công ty do sự tác động của quá
trình kinh doanh của Công ty, phân công lao động hợp lý nhằm làm phát huy
tối đa hiệu quả sử dụng lao động .
Tình hình lao động của công ty trong những năm gần đây được thể hiện
qua biểu sau:
SV: Nguyễn Hữu Vinh 5 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Biểu số 02: Tình hình lao động của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 So sánh
Số LĐ
Cơ cấu
(%)
Số LĐ
Cơ cấu
(%)
± Δ ± %
Tổng số lao động 33 100 42 100 9 27,27
I. Phân theo giới tính
1. Nam 21 63,63 26 61,90 5 23,81
2. Nữ 12 36,37 16 38,10 4 33,33
II. Phân theo tính chất
1. Lao động trực tiếp 30 90,91 38 90,48 8 26,67
2. Lao động gián tiếp 3 9,09 4 9,52 1 33,33
III. Phân theo trình độ
1. Thạc sĩ 1 3,03 1 2,38 0 0
2. Đại học, cao đẳng 5 15,15 7 16.67 2 40
3. Trung cấp 10 30,30 12 28,57 2 20
4. Lao động phổ thông 17 51,52 22 52.38 5 29.41
(Nguồn số liệu: Phòng tài chính – kế toán)
Theo biểu trên ta thấy số lượng lao động của công ty tăng qua 2 năm.
Năm 2008 số lượng lao động là 33 người, đến năm 2009 là 42 người tức là
tăng lên 9 người tương ứng với 27,27%. Trong đó:
Lao động nữ năm 2008 là 12 người chiếm cơ cấu 36,37% trong tổng số
lao động, năm 2009 tăng lên là 16 người chiếm 38,10% trong tổng số lao
động, tức là đã tăng 4 người tương ứng với 33,33%. Lao động nam năm 2008
là 21 người chiếm 63,63% trong tổng số lao động, năm 2009 tăng lên là 26
người chiếm tỉ trọng 61,90%. Tỷ lệ lao động nam trong cơ cấu lao động của
công ty giảm nhẹ so với năm 2008 mặc dù số lượng nó vẫn tăng nhiều hơn so
với số lao động nữ tăng là vì tỉ lệ lao động nam năm 2008 chiếm gần 2/3
trong tổng số lao động của công ty.
Năm 2008 số lượng lao động trực tiếp 30 người chiếm 90,91%, năm
2009 số lao động trực tiếp tăng lên là 38 người tương ứng với 26,67%.
SV: Nguyễn Hữu Vinh 6 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Chất lượng lao động là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả hoạt
động của Công ty. Chất lượng lao động của Công ty có thể được biểu diễn qua
biểu đồ sau:
Nhìn chung thì lao động phổ thông (LĐPT) chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng nhiều
nhất qua 2 năm (năm 2008 là 17 người, năm 2009 tăng lên 22 người, tức là đã tăng lên 5
người tương đương với 29,41%). Lao động có trình độ đại học và cao đẳng (ĐH và CĐ) qua
2 năm tăng lên 2 người tương ứng với tốc độ tăng là 40%. Lao động có trình độ trung cấp
qua 2 năm cũng tăng lên 2 người (năm 2008 là 10 người tăng lên 12 người năm 2009) tương
ứng với tốc độ tăng là 20%. Lao động có trình độ Thạc sĩ không thay đổi qua 2 năm. Do đặc
thù kinh doanh của Công ty là có các đội vận tải chuyên đi giao hàng ở các địa bàn trong và
ngoài tỉnh nên việc tăng số lượng lao động phổ thông nhiều là phù hợp với tình hình thực tế
của Công ty.
2.1.5. Một số kết quả kinh doanh đạt được qua 2 năm 2008 – 2009 [1]
SV: Nguyễn Hữu Vinh 7 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Với sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã ngày
càng phát triển và đạt được một số kết quả sau:
Biểu số 03: Một số kết quả đạt được của Công ty qua hai năm 2008 – 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2008 2009 ± Δ ± %
1. Doanh thu bình quân/tháng 3.655.273.216 3.961.512.148 306.238.932 8,37
2. Lợi nhuận sau thuế bình
quân/tháng
5.700.576 18.863.176 13.162.600 230,9
3. Thu nhập bình quân /người/
tháng
2.450.938 2.815.550 364.612 14,88
(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhìn vào biểu trên ta thấy doanh thu bình quân/tháng của Công ty qua hai năm tăng
306.238.932 (đồng) tương ứng với 8,73 % (từ 3.655.273.216 đồng năm 2008 lên
3.961.512.148 đồng năm 2009). Lợi nhuận bình quân/tháng cũng tăng lên đáng kể với mức
tăng là 13.162.600 (đồng) tương ứng với 230,9 % (từ 5.700.576 đồng năm 2008 lên
18.863.176 đồng năm 2009). Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát
triển làm cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao.
Điều đó được thể hiện ở chỗ Thu nhập bình quân/người/tháng qua hai năm tăng 364.612
(đồng) tương ứng với 14.88 % (từ 2.450.938 đồng năm 2008 lên 2.815.550 đồng năm 2009)
Kết quả đạt được của Công ty qua hai năm cũng có thể được thể hiện qua biểu đồ sau:
SV: Nguyễn Hữu Vinh 8 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.6.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Thương mại Việt Sơn được tổ chức
theo hình thức tập trung – toàn bộ công tác kế toán của Công ty tập trung tại
phòng kế toán tài chính.
* Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam
ban hành tại QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
* Niên độ kế toán áp dụng: Bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào
ngày 31/12/N năm dương lịch.
* Hệ thống tài khoản sử dụng: Sử dụng hệ thống tài khoản ban hành
theo QĐ số 48/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
SV: Nguyễn Hữu Vinh 9 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
* Hình thức kế toán áp dụng ở công ty:
- Kế toán sử dụng phần mềm kế toán VietSun của Viện tin học Doanh
nghiệp Số 9 – Đào Duy Anh – Hà Nội.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thưc kế toán trên máy vi tính được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Phầm mềm kế toán máy
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
SV: Nguyễn Hữu Vinh 10 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết
kế sẵn trên phầm mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy
theo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế
toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài
chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện
tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập
trong kỳ. Kế toán sẽ kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài
chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực
hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
- Tổ chức sổ kế toán theo hình thức: Nhật ký chung
+ Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung: Là hình thức kế toán
được sử dụng rộng rãi ở các đơn vị có quy mô lớn và đã sử dụng phần mềm
kế toán vào công tác kế toán; Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với
trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh để ghi vào 2 sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là Sổ Nhật ký chung và
Sổ cái; Tách rời việc ghi chép tổng hợp với ghi chép kế toán chi tiết để ghi
vào 2 loại sổ kế toán là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; Cuối tháng
SV: Nguyễn Hữu Vinh 11 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
phải lập Bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép ở
các tài khoản tổng hợp.
+ Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung: [2 - 60]
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
SV: Nguyễn Hữu Vinh 12 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
Sơ đồ số 04: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung theo các tài
khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời
với việc ghi sổ Nhật ký, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán
chi tiết có liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng
ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ
phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10…ngày) hoặc
cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc
biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại
trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký
đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân
đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để
lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát
sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số
phát sinh có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký
đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.1.6.2. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán HH, Công nợ phải trả, thanh toán
Kế toán bán hàng và tiền lương
Kế toán thuế và Kế toán TSCĐ
SV: Nguyễn Hữu Vinh 13 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Thủ Quỹ
Việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ kế toán trong Công ty là do bộ
máy kế toán đảm nhiệm.Vì vậy phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toán sao cho
đảm bảo các chức năng quan trọng của kế toán một cách có hiệu quả nhất.
Trên góc độ tổ chức lao động, bộ máy kế toán là tập hợp đồng bộ các nhân
viên kế toán đảm bảo thực hiện các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động
của công ty. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán tại Công ty
TNHH Thương mại Việt Sơn được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ số 05: Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty
* Kế toán trưởng: Phụ trách chung về tài chính theo chức năng đã được
quy định, sắp xếp bộ máy kế toán của công ty, tham gia công tác xây dựng kế
hoạch và điều hành kế hoạch, tham mưu cho giám đốc các thông tin cũng như
các biện pháp tài chính trong hoạt động kinh doanh.
* Kế toán thanh toán và công nợ: Có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi, vay
ngân hàng và theo dõi hạch toán các tài khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền vay
ngân hàng; Theo dõi và quản lý, kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ theo quy chế;
Lập bảng thanh toán và quyết toán lương, thưởng, bảo hiểm xã hội.
* Kế toán bán hàng và kế toán tiền lương: Theo dõi và tổng hợp tình
hình tiêu thụ hàng hoá và kiểm tra thực tế việc thực hiện các hợp đồng. Tính
toán tiền lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ,…,
theo dõi các khoản tạm ứng lương của cán bộ công nhân viên.
SV: Nguyễn Hữu Vinh 14 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
* Kế toán thuế và TSCĐ: Xác định số thuế GTGT được khấu trừ và số
thuế GTGT phải nộp. Tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ, tính toán trích và
phân bổ khấu hao TSCĐ.
* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các chứng
từ thu chi theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của công ty; Cập nhật chứng từ
vào sổ quỹ rút số dư hàng ngày, thực hiện mức tồn quỹ theo quy chế.
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT SƠN.
2.2.1. Đặc điểm hàng hóa tại công ty
Công ty TNHH Thương mại Việt Sơn là một trong những đại lý phân
phối cấp một của Prime Group. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là
Gạch phục vụ cho nhu cầu xây dựng và kiến trúc nhà ở. Ngoài ra, công ty còn
kinh doanh nhiều mặt hàng khác như thiết bị vệ sinh, chế tạo và gia công các
sản phẩm cơ khí, thực hiện các dịch vụ vận tải hàng hóa,… Phạm vi hoạt
động của Công ty chủ yếu là trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đối tương khách
hàng chủ yếu là các đại lý kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng về vật liệu xây
dựng nhằm phục vụ nhu cầu cho hoạt động xây dựng.
2.2.2. Các phương thức bán hàng và thu tiền chủ yếu tại công ty
2.2.2.1. Các phương thức bán hàng chủ yếu
Trong kinh doanh để có thể đẩy mạnh khối lượng hàng hóa tiêu thụ của
doanh nghiệp, đảm bảo thu hồi vốn nhanh nhất đạt lợi nhuận cao thì có nhiều
phương thức tiêu thụ hàng hoá. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể
mà đưa ra các phương thức tiêu thụ hàng hoá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh, phù hợp với thị trường và mặt hàng tiêu thụ của mình. Công ty đã lựa chọn
một số phương thức bán hàng phù hợp với tình hình thực tế bao gồm:
- Hình thức bán lẻ tại công ty
Hình thức bán lẻ được áp dụng tại kho của công ty, khách hàng đến trực
tiếp kho của công ty để mua hàng. Công ty thực hiện bán lẻ theo phương thức
thu tiền tập trung tức là khi phát sinh nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá thì kế toán
SV: Nguyễn Hữu Vinh 15 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
lập hoá đơn GTGT. Trường hợp bán lẻ nhưng khách hàng yêu cầu đưa hàng
đến tận nhà thì kế toán hàng hoá cũng lập hoá đơn GTGT sau đó giao cho
nhân viên bán hàng 2 liên. Sau khi đã giao hàng và thu tiền xong, nhân viên
bán hàng có trách nhiệm nộp tiền hàng cho phòng kế toán kèm hoá đơn
GTGT ( liên 3- liên xanh).
- Hình thức bán buôn cho các đối tượng.
Đặc trưng của bán buôn là bán với số lượng lớn, nhưng hàng hoá được
bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Khi nghiệp vụ bán buôn phát
sinh tức là khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, khi hợp đồng kinh tế đã được
ký kết phòng kế toán của công ty lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn được lập thành
ba liên: liên 1 lưu tại gốc, liên 2 giao cho người mua, liên 3 dùng để thanh
toán. Phòng kế cũng lập toán phiếu xuất kho, phiếu nhập kho cũng được lập
thành 3 liên.
Nếu việc bán hàng thu được tiền ngay thì liên thứ 3 trong hoá đơn
GTGT được dùng làm căn cứ để thu tiền hàng, kế toán và thủ quỹ dựa vào đó
để viết phiếu thu và cũng dựa vào đó thủ quỹ nhận đủ tiền hàng.
Khi đã kiểm tra số tiền đủ theo hoá đơn GTGT của nhân viên bán hàng,
kế toán công nợ và thủ quỹ sẽ ký tên vào phiếu thu, Nếu khách hàng yêu cầu
cho 1 liên phiếu thu thì tuỳ theo yêu cầu kế toán thu tiền mặt sẽ viết 3 liên
phiếu thu, sau đó xé 1 liên đóng dấu và giao cho khách hàng thể hiện việc
thanh toán đã hoàn tất.
Trong phương thức bán buôn, công ty sử dụng hình thức bán buôn qua kho:
Theo hình thức này, công ty xuất hàng trực tiếp từ kho giao cho nhân
viên bán hàng. Nhân viên bán hàng cầm hoá đơn GTGTvà phiếu xuất kho do
phòng kế toán lập đến kho để nhận đủ hàng và mang hàng giao cho người
mua. Hàng hoá đựoc coi là tiêu thụ khi người mua đã nhận và ký xác nhận
trên hoá đơn khiêm phiếu xuất kho. Việc thanh toán tiền hàng có thể băng tiền
mặt hoặc tiền gửi.
SV: Nguyễn Hữu Vinh 16 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
2.2.2.2. Các phương thức thu tiền chủ yếu mà công ty áp dụng
Công tác tiêu thụ trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều
phương thức khác nhau. Mặc dù vậy, việc tiêu thụ này nhất thiết phải được
gắn liền với hoạt động thanh toán của người mua. Các phương thức thanh
toán chủ yếu bao gồm:
- Thanh toán bằng tiền mặt: Là hình thức thanh toán trực tiếp các khoản
mua bán giao dịch thông qua việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt. Hình thức
này trong thực tế chỉ phù hợp với các giao dịch nhỏ, đơn giản vì thông thường
các cá nhân, các doanh nghiệp chỉ giữ một lượng tiền mặt đủ để chi dùng cho
nhu cầu của họ. Số còn lại họ gửi vào ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để
bảo đảm an toàn và sinh lời. Thông thường hình thức này được áp dụng trong
thanh toán với công nhân viên, các nhà cung cấp hoặc với khách hàng có giá
trị giao dịch nhỏ.
- Thanh toán không dùng tiền mặt: Là phương thức thanh toán được
thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống ngân hàng hoặc bù
trừ công nợ mà không dùng đến tiền mặt. Các hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt ở Việt Nam bao gồm: Thanh toán bằng séc, Thanh toán bằng ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, Thanh toán
quốc tế theo hình thức chuyển tiền.
2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng
Để hạch toán doanh thu bán hàng hóa kế toán sử dụng TK 511: Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hiện nay hình thức tiêu thụ chủ yếu của Công ty là tiêu thụ trực tiếp, hình thức thanh
toán đối với khách hàng là thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản.
Sau khi giao hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế toán
bán hàng viết hóa đơn GTGT.
Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Sử dụng nội bộ
SV: Nguyễn Hữu Vinh 17 Lớp K3 - KTTHB
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế và QTKD
Sau đây là hóa đơn GTGT mà kế toán lập ngày 10 tháng 12 năm 2009
khi xuất bán gạch cho Cửa hàng Long My. Cửa hàng Long Mỹ chưa thanh
toán ngay mà chấp nhận thanh toán.
Biểu số 04
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu
Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
NN/2009B
0080558
Ngày 10 tháng 12 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại Việt Sơn
Địa chỉ : Tổ 1- P.Phan Đình Phùng- TP. Thái Nguyên
Số tài khoản : 102010000500106
Điện thoại :… .Mã số: 4600459321
Họ tên người mua hàng : Dương Nghĩa Long
Tên đơn vị : Cửa hàng Long My
Địa chỉ : Phú Bình - Thái Nguyên
Số tài khoản :
Hình thức thanh toán: Tiền mặt và chuyển khoản Mã số:
Đơn vị tính: VNĐ
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
SV: Nguyễn Hữu Vinh 18 Lớp K3 - KTTHB