Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo đánh giá Chuẩn kiến thức kỹ năng cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.28 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG: Tiểu học Thăng Bình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 12/BCTH CưKty, ngày 15 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
(Về việc đánh giá Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học)
Thực hiện Công văn sô 1117/SGĐT-GDTHMN ngày 10 tháng 11
năm 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo DakLak về “Đánh giá thực hiện
chuẩn kiến thức kỹ năng các nôn học và đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu
học”. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị qua thực tế giảng dạy của từng
giáo viên các khối lớp, nhà trường đã tiến hành triển khai đến các tổ chuyên
môn, các tổ chuyên môn đã tổ chức họp và thảo luận, sau đó tổng hợp ý kiến
và báo cáo cho ban giám hiệu nhà trường. Trường Tiểu học Thăng Bình xin
báo cáo một số nội dung cụ thể như sau:

1/ Việc thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng qua các môn học ở tiểu
học:
a) Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học theo
Công văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 5/02/2009 về việc “Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học”:
- Công tác chỉ đạo tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên
tại địa phương:
* Thuận lợi: Ban Giám Hiệu đã kịp thời triển khai tinh thần Công
văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 5/02/2009 đến từng giáo viên trong
trường. Trên tinh thần Công văn, Ban Giám hiệu đã tổ chức tập huấn cho
giáo viên dưới hình thức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi, thảo luận về quan
điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trên cơ sở đó, nhà trường đã tổ
chức thực hành một số tiết minh họa. Vì vậy, về cơ bản, giáo viên đã phần
nào hiểu được các tinh thần chỉ đạo trong Công văn và áp dụng vào thực tế
giảng dạy.
* Khó khăn: Điều kiện Cở vật chất còn nhiều bất cập nên hiêu quả
của việc triển khai, chỉ đạo chưa cao. Ví dụ: do nhà trường chưa có thư viện


(Phòng đọc ) nên việc học sinh tiếp cận các nội dung câu chuyện còn hạn
chế, ảnh hưởng và gây khó khăn trong việc thực hiện hiện chuẩn kiến thức
kỹ năng của môn kể chuyện
- Đánh giá của sự phù hợp của Chuẩn kiến thức kỹ năng của từng
môn học đối với khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh, đánh
giá hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng của giáo viên:
* Ưu điểm: Nội dung Chuẩn kiến thức, kỹ năng đã đáp ứng được
mục tiêu giáo dục tiểu học, đồng thời, làm giảm bớt tình trạng quá tải gây
chán nản đối với học sinh và bức xúc cho xã hội. Giáo viên trực tiếp giảng
dạy đã định hướng được mục tiêu, chương trình giáo dục, biết phải dạy cái
gì trong từng bài dạy cụ thể, đồng thời, vận dụng các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học cụ thể, hợp lý theo nội dung Sách giáo khoa và sách
giáo viên hiện nay.
* Nhược điểm:
Một số yêu cầu trong chương trình còn chưa cần thiết và chưa phù hợp
vối đối tượng học sinh. Ví dụ môn Tiếng Việt lớp 3 có bài tập “Em hãy giải
nghĩa các từ sau bằng cách tìm và giải thích các từ trái nghĩa với nó: thiện -
lành - cứng”. Nếu chỉ dừng lại ở việc giải nghĩa thì chưa phù hợp còn lại yêu
cầu học sinh giải nghĩa thêm các từ trái nghĩa với những tùa đó nũa thì lại
càng chưa cần thiết. mặt khác câu hỏi đối với học sinh lớp 3 là quá khó hiểu.
Các yêu cầu kỹ năng về phân môn tập làm văn lớp Ba cơ bản là còn
cao đối với học sinh. Ví dụ những bài yêu cầu thuật lại những trận thi đấu
hoặc các hoạt động vui chơi thể dục - thể thao, các hoạt động lễ hội… Việc
học sinh tái hiện lại những hoạt động trong lễ hội và các trận đấu là quá khó
đối với học sinh. Một phần do học sinh không được chứng kiến, một phần
do trình độ của học sinh chưa có khả năng thực hiện yêu cầu này.
Đối với phân môn kể chuyện khối 4,5, việc yêu cầu học sinh kể lại các
câu chuyện đã nghe hoặc đã chứng kiến, giáo viên còn lúng túng.
Việc phải giải quyết hêt các bài tập trong một tiết học dẫn đến giáo
viên còn lúng túng trong việc bố trí thời gian cho tiết học Toán và các môn

còn lại trong một buổi dạy đối với các bài toán dạng ôn tập và luyện tập bổ
sung kiến thức. (Đơn vị chưa tổ chức học hai buổi/ ngày).
Một số bài tập dạng mở chưa được giáo viên khai thác triệt để, một
phần là do năng lực của giáo viên.
Việc cắt giảm một số nội dung bài học, bài tập cụ thể trong chương
trình và trong bài học đã gây nên sự băn khoăn cho phụ huynh và học sinh
b) Việc triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, Kỹ thuật ở tiểu
học theo Công văn số 7975/BGĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về “Huớng dẫn
dạy học môn Thủ công, Kỹ thuật ở tiểu học”
Ngay sau khi nhận được tinh thần chỉ đạo và nhận được Công văn số
7975/BGĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về “ Huớng dẫn dạy học môn Thủ
công, Kỹ thuật ở tiểu học”, nhà trường đã tổ chức chuyên đề để thảo luận
trong giáo viên các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và điều
kiện thực tế cảu địa phương. Cụ thể là tăng thời lượng dành cho các tiết liên
quan đến sản xuất nông nghiệp như trồng rau, hoa, nuôi gà… và điều chỉnh
thời gian theo mùa vụ, khí hậu, thời tiết ở Tây Nguyên.
c) Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số
32/2009/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2009 về “Quy định đánh giá, xếp loại
học sinh tiểu học”.
* Ưu điểm: Nội dung hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra đánh giá học
sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học đã giúp cho giáo
viên trực tiếp giảng dạy trên lớp có cơ sở để xác định mục tiêu cơ bản về
kiến thức, kỹ năng chuẩn cần đạt của chương trình nội dung dạy học theo
sách giáo khoa, sách giáo viên hiện nay. Từ đó mà giáo viên đánh giá, phản
ánh chính xác khả năng học tập thực tế của từng học sinh. Đồng thời, giáo
viên sẽ vận dụng tốt tinh thần chỉ đạo của Công văn số 624/BGDĐT-GDTH
ngày 5/02/2009 về việc “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các
môn học ở tiểu học” vào thực tế giảng dạy.
* Khuyết điểm: Việc đánh giá theo thời điểm nhưng lại chỉ quan
tâm đến kết quả cuối năm sẽ không phù hợp với những môn mà nội dung

kiến thức không có tính lô gích cao như: Khoa học, Lịch sử & Địa lý lớp
4,5. Mặt khác, việc đánh giá như trên có thể gây sự hiểu nhầm của các phụ
huynh học sinh khi họ xem học bạ của con em họ.
d) Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo
Công văn số 7312/BGD-ĐT/GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2009 và theo
Hướng dẫn thực hiện năm học 2009-2010, năm học 2010-2011:
* Ưu điểm: Vào đầu năm học, đơn vị tổ chức kiểm tra, khảo sát
chất lượng học sinh, sau đó phân loại học sinh và tiến hành bàn giao chất
lượng học sinh và ký cam kết thực hiện mục tiêu chất lượng của nhà trường.
Qua hoạt động này, giáo viên đã thực sự có trách nhiệm hơn trong việc đảm
bảo chất lượng dạy học của mình, giáo viên đã đặc biệt quan tâm đến các đối
tượng học sinh, đặc biệt là các đối tượng học sinh yếu và học sinh khá giỏi.
Vì vậy, hai năm qua, đơn vị đã giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban, tăng tỷ lệ
học sinh khá giỏi và không còn trường hợp học sinh ngồi sai lớp, tinh thần
trách nhiệm của giáo viên được nâng lên rõ rệt:
* Nhược điểm: Không
2/ Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm
học 2007-2008 đến nay:
a) Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện:
Nhà trường đã chỉ đạo đến các tổ chuyên môn thực hiện mạnh mẽ
việc đổi mới phương pháp dạy học bằng các hình thức sinh hoạt chuyên đề,
tổ chức thao, hội giảng rút kinh nghiệm và thường xuyên tổ chức dự giờ góp
ý giáo viên. Vì vậy, nhiều giáo viên trong đơn vị đã vận dụng tương đối tốt
các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trên lớp, tạo nên sự hứng
khởi của học sinh học tập, tạo nên sự sinh động trong tiết học.
b) Công tác chỉ đạo, tập huấn cán bộ giáo viên:
Các giáo viên trong trường đã được tập huấn theo cụm trường theo
tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo phòng Giáo dục. Mặt khác, trường cũng đã
tăng cường công tác dự giờ, góp ý, mở chuyên đề, tổ chức thao hội giảng để
học tập và thống nhất phương pháp giảng dạy. Vì vậy, các giáo viên trong

trường đã hiểu rõ quan điểm cuẩ đổi mới phương pháp không chỉ đơn thuần
là đổi mới các hình thức tổ chức dạy học mà còn là dạy học theo nhu cầu và
khả năng của nguời học.
c) Việc sử dụng các tài liệu bồi dưỡng về thiết bị dạy học về đổi
mới phương pháp dạy học:
*Về tài liệu: Nhà trường chỉ đạo cho giáo viên sử dụng tối đa ưu thế
của sách giáo khoa và sách giáo viên, chỉ vận dụng thêm một số sách tham
khảo để bồi dưỡng học sinh khá - giỏi. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay,
có quá nhiều tài liệu tham khảo nên giáo viên còn lúng túng trong việc lựa
chọ tài liệu để bồi dường học sinh khá – giỏi. Giáo viên chưa sử dụng hết ưu
thế kênh hình trong sách giáo khoa.
* Về thiết bị dạy học: Đơn vị đã được cấp phát tương đối đầy đủ các
thiết bị dạy học cần thiết để thực hiện công tác đổi mới và chỉ đạo giáo viên
thường xuyên sử dụng các thiết bị dạy học trong quá trình lên lớp. Tuy
nhiên, một phần do điều kiện cơ sở vật chất (Thiếu phòng trưng bày, điều
kiện bàn ghế lớp học…), một phần do năng lực giáo viên (lúng túng trong
thao tác hoặc không biết sử dụng…) và sự chỉ đạo thiếu quyết liệt của nhà
trường mà giáo viên còn ngại sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học, đặc
biệt là các thiết bị công nghệ thông tin và các thiết bị máy móc…
d) Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học:
* Thuận lợi: Công tác thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đã
được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ phía lãnh đạo Phòng Giáo dục& Đào
tạo và được các giáo viên hưởng ứng mạnh mẽ. Nhận thức về tư duy đổi mới
trong đội ngũ giáo viên đã được nâng lên.
* Khó khăn: Điều kiện Cơ sở vật chất – Trang thiết bị của nhà
trường chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Một số giáo viên chưa hòa nhập
vào việc đổi mới, sức ì còn lớn hoặc chưa mạnh dạn trong việc đổi mới.
Việc thông thoáng trong phương pháp lên lớp đôi khi lại gây một số tranmh
cãi nhỏ giữa các giáo viên trong quá trình thảo luận khi góp ý giờ dạy. Việc
đổi mới phương pháp dạy học học nếu không được hiểu đúng, vận dụng

đúng sẽ là lợi bất cập hại nhất là trong các hoạt động thảo luận nhóm. Khi đó
chỉ có những học sinh có năng lực thì được phát huy tốt còn những học sinh
yếu, nhút nhát nếu không được giáo viên quan tâm thì rất dễ tơi vào tình
trạng bị đứng ngoài lớp học. Vì vậy, đã yếu lại càng yếu hơn. Một số giáo
viên chưa hiểu đúng về đổi mới, chỉ quá tập trung vào việc phải tổ chức hoạt
động như thế nào mà quên đi đặc thù của bài tập, dẫn đến việc lựa chọn
phương pháp đôi khi lại phản tác dụng.
* Kết quả: Có thể nói, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học đã tạo nên một cái nhìn mới, thông thoáng hơn, một quan điểm mới về
quá trình dạy học. Giáo viên được tự do sáng tạo mà không bị trói buộc bởi
một khuôn mẫu nào. Từ đó mà đã xuất hiện nhiều phương pháp dạy học,
nhiều hình thức tổ chức dạy học sinh động, gây được hứng thú cho học sinh.
Qua việc đổi mới phương pháp dạy học mà các kỹ năng sống của học sinh
được hình thành và phát huy, học sinh tự tin hơn trong giao tiếp và hoạt
động tập thể. Chất lượng các môn văn hóa cũng được cải thiện đáng kể. Bên
cạnh đó, kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học của giáo viên cũng được nâng
lên.
3/ Những kiến nghị:

Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là một hoạt động đòi hỏi
có sự kết hợp bởi nhiều yếu tố liên quan như: Cơ sở vật chất- Trang thiết bị,
chất lượng đội ngũ, quan điểm quản lý chỉ đạo…Vì vậy, để việc thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả như mong muốn thì đạt được
những yếu tố sau:
- Cần có sự đồng thuận của các cấp quản lý trong việc đầu tư xây
dựng, mua sắm Cơ sở vật chất – Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và
học ở các trường.
- Cần có biện pháp mạnh trong việc đào tạo, tuyển chọn đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý. Bởi vì, chất lượng giáo dục chịu ảnh hưởng trực tiếp
và sâu sắc từ chất lượng người thầy. Đó là yếu tố tiên quyết.

- Sách giáo khoa cho học sinh cần được biên soạn đảm bảo tính ổn
định, tránh tình trạng thưỡng xuyên thay đổi, nay thêm, mai bớt như những
năm qua, gây không ít băn khoăn, xáo trộn trong tâm lý học sinh, nhất là các
đối tượng học sinh nhỏ như học sinh tiểu học. Muốn đạt chuẩn về kiến thức
kỹ năng thì trước hêt sách giáo khoa phải chuẩn. Tức là chuẩn từ trong sách
chuẩn ra
- Cách đánh giá học sinh cũng cần có sự ổn định hơn.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT Krông Bông
- Lưu VT
Nguyễn Ngọc Thăng

×