Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.5 KB, 10 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP
KHẨU HÀNG HĨA
I.

Khái niệm, đặc điểm và vai trị của hoạt động xuất-nhập khẩu:

1. Khái niệm:
Xuất-nhập khẩu là một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá mà việc thực hiện
được diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa khu vực này với khu vực khác
trên phạm vi thế giới nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính
phủ trên cơ sở hợp tác đơi bên cùng có lợi và thỏa mãn những điều kiện do luật pháp
quốc tế và cả quốc gia đó cơng nhận.
2.

Đặc điểm cơ bản của xuất-nhập khẩu:

 Xuất-nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương.


Xuất-nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia.



Hoạt động xuất-nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong
nước. Điều này được thể hiện ở chỗ:


Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát.




Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như mơi trường kinh tế,
chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác nhau.



Thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hoá được vận chuyển qua biên
giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.



Xuất-nhập khẩu là hoạt động lưu thơng hàng hố, dịch vụ giữa các quốc
gia, nó rất phong phú và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố
như chính sách, luật pháp, văn hố, chính trị, ….của các quốc gia khác
nhau.



Nhà nước quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu thông qua các cơng cụ chính
sách như: Chính sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật khác, qui
định các mặt hàng xuất-nhập khẩu,…..


3. Vai trò của hoạt động xuất-nhập khẩu
 Xuất-nhập khẩu có thể bổ sung những hàng hố mà trong nước khơng thể sản xuất

được hoặc chi phí sản xuất q cao hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được nhu
cầu trong nước. Tạo ra nguồn hàng đầu vào cho các ngành, Công ty sản xuất chế
biến trong nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.
 Lưu chuyển các hàng hoá trong nước ra khỏi quốc gia khi hàng hoá đó có cung


vượt quá cầu hoặc có khả năng cạnh tranh về chi phí, tài nguyên thiên nhiên, vốn,
lao động, cơng nghệ…
 Xuất-nhập khẩu cịn góp phần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại của thế

giới vào trong nước, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh chuyển giao cơng nghệ
từ đó nâng cao hiệu quả nền kinh tế trong nước.
 Mặt khác, xuất-nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá nội địa và hàng hố

ngoại nhập từ đó tạo ra động lực thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước phải tối ưu
hoá tổ chức sản xuất, hợp lý hóa cơ cấu tổ chức để cạnh tranh được với các nhà
sản xuất nước ngoài. Từ đó tạo cho các doanh nghiệp năng động, sáng tạo để
cạnh tranh ngày một tốt hơn.
Tóm lại, hoạt động xuất-nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường
trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế
ngày càng sâu rộng hơn.

II.

Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hoá

1. Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường nhằm có được một hệ thống thơng tin về thị trường đầy đủ,
chính xác và kịp thời làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, đáp
ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời thông tin thu được từ việc nghiên cứu thị
trường làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được đối tác thích hợp và cịn làm cơ sở
cho q trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng sau này có
hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ có thể phản ứng linh hoạt, có những quyết định đúng đắn
kịp thời trong q trình đàm phán giao dịch khi có sự nghiên cứu, tìm hiểu các thơng tin
chính xác và tương đối đầy đủ. Ngoài việc nghiên cứu nắm vững tình hình thị trường



trong nước, các chính sách, luật pháp quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối
ngoại thì doanh nghiệp còn phải nắm vững mặt hàng kinh doanh, thị trường nước ngoài.
Nghiên cứu thị trường bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước và
nghiên cứu thị trường nước ngồi.
Trong đó nghiên cứu thị trường trong nước bao gồm các hoạt động: Nghiên cứu
mặt hàng xuất-nhập khẩu, nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng,
nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm các hoạt động: Nghiên cứu nguồn
cung cấp hàng hoá trên thị trường quốc tế, nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế, …
2. Lập phương án kinh doanh
Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường sau đó tiến hành lập phương án kinh
doanh hàng xuất-nhập khẩu . Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ
thể của một giao dịch mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Phương án kinh doanh là cơ
sở cho các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ, phân chia mục tiêu lớn thành
các mục tiêu nhỏ cụ thể để lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành liên tục, chặt
chẽ.
Lập phương án kinh doanh bao gồm các bước chủ yếu sau:
 Nhận định tổng quát về thị trường và tình hình diễn biến thị trường
 Đánh giá khả năng của doanh nghiệp
 Xác định thị trường và khách hàng tiêu thụ
 Xác định mặt hàng xuất-nhập khẩu, số lượng và giá cả mua bán
 Xác định tính hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh
 Đề ra các biện pháp thực hiện

3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
Giao dịch: Sau giai đoạn nghiên cứu thị trường, lựa chọn được khách hàng, mặt
hàng kinh doanh, lập phương án kinh doanh, bước tiếp theo là doanh nghiệp cần phải
tiến hành tiếp cận với đối tác bạn hàng để tiến hành giao dịch mua bán. Q trình giao
dịch là q trình trao đổi thơng tin về các điều kiện thương mại giữa các bên tham gia.

Giao dịch bao gồm các bước: Hỏi giá, chào hàng và báo giá, hoàn giá, đặt hàng, chấp
nhận hoặc xác nhận.


Đàm phán: là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa người
bán và người mua để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Đàm phán thường có các
hình thức: Đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp
trực tiếp.
Ký kết hợp đồng: Khi người bán và người mua đã thống nhất với nhau về các điều
kiện mua bán thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua
bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó
quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến
hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
Hợp đồng mua bán ngoại thương có thể coi như đã ký kết và có hiệu lực khi khi
có đủ các điều kiện sau đây:
 Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
 Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của

pháp luật.
 Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy

định.
 Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.


4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất-nhập khẩu:
Sau khi Hợp đồng ngoại thương được ký kết, các bên sẽ tiến hành tổ chức thực
hiện hợp đồng xuất-nhập khẩu theo quy trình như sau:
Làm thủ tục hải quan
cho hàng hóa nhập khẩu

Nhận hàng nhập khẩu
Kiểm tra hàng nhập khẩu
Làm thủ tục thanh toán
(TH thanh toán sau giao hàng)

Khiếu nại & giải quyết khiếu nại (nếu có)
QUI TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
Mua bảo hiểm
cho hàng hóa nhập khẩu
Thuê phương tiện vận tải cho hàng hóa nhập khẩu
Làm thủ tục thanh toán
(TH thanh toán trả trước/LC)

Làm thủ tục hải quan
cho hàng hóa xuất khẩu
Giao hàng xuất khẩu
Phát hành bộ chứng từ thanh toán
Kiểm tra khẩu thanh toán
(TH thanh toán sau giao hàng)

Khiếu nại & giải quyết khiếu nại (nếu có)
QUI TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
Mua bảo hiểm
cho hàng hóa xuất khẩu
Thuê phương tiện vận tải cho hàng hóa xuất khẩu
Kiểm tra khâu thanh tốn
(TH thanh toán trả trước/LC)




III. Các loại hình xuất-nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam:
1. Loại hình Kinh doanh: Nhập Kinh doanh (NKD) & Xuất Kinh doanh (XKD):
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình Kinh doanh được thực hiện trên cơ
sở Hợp đồng mua bán ngoại thương (mua đứt, bán đoạn).
Theo loại hình này, Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu PHẢI CHỊU THUẾ xuất
khẩu, nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Loại hình Gia cơng: Nhập Gia cơng (NGC) & Xuất Gia cơng (XGC):
Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình Gia cơng được thực hiện trên cơ sở
Hợp đồng Gia cơng hàng hố (Nhận gia cơng hàng hóa cho thương nhân nước ngồi /
Đặt gia cơng hàng hố từ thương nhân nước ngồi).
Theo loại hình này, Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được MIỄN thuế xuất khẩu,
nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Loại hình Sản xuất xuất khẩu (SXXK)
Hàng hố là ngun vật liệu nhập khẩu theo loại hình Sản xuất xuất khẩu được
thực hiện trên cơ sở Hợp đồng mua bán ngoại thương với điều kiện nguyên vật liệu
nhập khẩu đó phải được phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.
Theo loại hình này, nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình Sản xuất xuất khẩu
được miễn thuế GTGT và được hưởng thời gian ân hạn thuế nhập khẩu (TREO
THUÊ) trong thời gian 275 ngày, sau thời gian này mà nguyên vật liệu chưa được đưa
vào sản xuất hàng xuất khẩu và thực tế xuất khẩu thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập
khẩu.
4. Loại hình Đầu tư
Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình Đầu tư được thực hiện trên cơ sở
Luật khuyến khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài nhập khẩu nguyên vật liệu vào Việt Nam phục vụ cho việc sản xuất hàng
xuất khẩu.
Theo loại hình này, Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu được MIỄN thuế xuất khẩu,
nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.



5. Loại hình Tạm nhập – Tái xuất; Tạm xuất – Tái nhập
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình Tạm nhập – Tái xuất / Tạm xuất –
Tái nhập là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho cơng tác bảo trì, sửa chữa, thi
cơng cơng trình, dự án…hoặc tham gia hội chợ triển lãm…
Theo loại hình này, Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để phục vụ cho cơng tác
bảo trì, sửa chữa, thi cơng cơng trình, dự án…hoặc tham gia hội chợ triển lãm… thì
phải nộp thuế nhập khẩu, đến khi tái xuất thì được HOÀN lại số thuế nhập khẩu đã
nộp. Đối với hàng hoá xuất khẩu ra khỏi Việt Nam để phục vụ cho cơng tác bảo trì, sửa
chữa, thi cơng cơng trình, dự án…hoặc tham gia hội chợ triển lãm… thì khi tái nhập
được MIỄN thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu.
6. Loại hình Phi mậu dịch
Hàng hố là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu… được xuất khẩu, nhập khẩu không
trên cơ sở Hợp đồng mua bán ngoại thương thì được thực hiện theo loại hình xuất khẩu,
nhập khẩu Phi mậu.
Theo loại hình này, Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu PHẢI CHỊU THUẾ xuất
khẩu, nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở Giá tính
thuế do cơ quan Hải quan xem xét, ấn định.

IV. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả hoạt động xuất-nhập khẩu:
1. Thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan và giao nhận hàng đúng hạn:
Chỉ tiêu này được đánh giá là đạt yêu cầu khi thời gian hoàn thành thủ tục Hải
quan và giao nhận hàng hóa xong trong 01 đến 02 ngày kể từ khi hàng hoá đã về đến
cảng và sẵn sàng để giao nhận.
2. Khiếu nại của khách hàng về giao hàng trễ hạn:
Chỉ tiêu này do Công ty quy định và được đánh giá là đạt yêu cầu khi tỷ lệ số lần
giao hàng đúng hạn đạt 99%. Và khiếu nại của khách hàng về dịch vụ không quá 01
lần/quý.


3. Đánh giá của cơ quan Hải quan về việc chấp hành pháp luật về Hải quan:

Việc chấp hành pháp luật về Hải quan trong công tác xuất-nhập khẩu sẽ được cơ
quan Hải quan xem xét, đánh giá và cấp Thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh
nghiệp chấp hành tốt pháp luật về Hải quan (căn cứ theo Quyết định1952/QĐ-TCHQ
ngày 19/12/2005, hiệu lực từ ngày 01/01/2006).
Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về Hải quan là doanh nghiệp có hoạt
động xuất-nhập khẩu trong thời gian 365 ngày, tính đến ngày nộp đơn xin cấp ưu tiên
làm thủ tục hải quan, được cơ quan hải quan xác định là:


Không bị pháp luật xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới.



Khơng q 2 lần bị xử lý vi phạm hành chính về Hải quan với mức phạt vượt
thẩm quyền của Chi cục trưởng Hải quan.



Không trốn thuế: Không bị truy tố hoặc bị phạt ở mức 1 lần số thuế phải nộp
trở lên.



Không nợ thuế quá hạn 90 ngày.



Thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.


4. Chi phí cho cơng tác xuất-nhập khẩu:
Chi phí cho cơng tác xuất-nhập khẩu bao gồm chi phí cho việc mua, bán hàng hố,
chi phí cho việc vận chuyển & bảo hiểm hàng hoá, và chi phí cho việc thơng quan hàng
hố.

V.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất-nhập khẩu:

1. Các nhân tố bên trong Công ty:
a. Nhân tố cơ cấu tổ chức – con người:

Hoạt động xuất-nhập khẩu địi hỏi cần phải có một cơ cấu tổ chức nhân sự hợp lý,
có tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động sao cho phù hợp với đặc trưng của
hoạt động xuất xuất-nhập khẩu. Nếu cơ cấu tổ chức nhân sự cồng kềnh không cần thiết
sẽ làm cho hoạt động xuất xuất-nhập khẩu không có hiệu quả và ngược lại.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất-nhập khẩu nói
riêng, tất cả các cơng đoạn từ khâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường đến khâu kí kết và


thực hiện hợp đồng đòi hỏi cán bộ xuất-nhập khẩu cần phải nắm vững các chuyên môn
nghiệp vụ, năng động, đặc biệt khi kinh doanh với các đối tác nước ngồi.
Nhân tố con người đóng vai trị quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, đến sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp.
b. Nhân tố vốn và cơng nghệ

Vốn và cơng nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty
nói chung cũng như hoạt động kinh doanh xuất-nhập khẩu nói riêng. Vốn và công nghệ
quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của Công
ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh xuất-nhập khẩu của Cơng ty được

thực hiện có hiệu quả cao.
Vốn và cơng nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu Cơng ty có nguồn lực tài
chính lớn (nhiều vốn), đặc biệt là vốn lưu động thì sẽ mua được (có được) cơng nghệ
hiên đại nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và ngược lại.
2. Các nhân tố bên ngồi Cơng ty
a. Nhân tố chính trị, luật pháp

Trong hoạt động kinh doanh xuất xuất-nhập khẩu nói chung và hoạt động xuấtnhập khẩu nói riêng là hoạt động giao dịch bn bán trao đổi thương mại mang tính
chất quốc tế cho nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp của
mỗi quốc gia cũng như của quốc tế. Các Công ty kinh doanh xuất-nhập khẩu đòi hỏi
phải tuân thủ các qui định của các quốc gia có liên quan, các tập quán và luật pháp quốc
tế.
Mơi trường chính trị ổn định, luật pháp thơng thống chặt chẽ khơng thay đổi
thường xun có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt
động xuất xuất-nhập khẩu nói riêng. Mơi trường ổn định thúc đẩy hoạt động thương
mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở các quốc gia với
nhau.
Ngược lại, khi mơi trường chính trị, luật pháp khơng ổn định nó sẽ hạn chế rất lớn
tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói chung và hoạt động xuất xuất-nhập
khẩu của các doanh nghiệp nói riêng.


b. Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh doanh xuất xuất-nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất-nhập
khẩu nói riêng, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán. Tỷ giá hối đối
nhiều khi khơng cố định, nó sẽ thay đổi lên xuống. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần
phải có sự nghiên cứu và dự đốn xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra các

quyết định phù hợp cho việc xuất-nhập khẩu như lựa chọn bạn hàng, lựa chọn đồng tiền
tính tốn, lựa chọn đồng tiền thanh toán,….
c. Yếu tố thị trường trong nước và ngồi nước

Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như sự thay đổi của
giá cả, khả năng cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung
lượng của thị trường …. Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến hoạt động xuấtnhập khẩu.
Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ hàng
xuất-nhập khẩu. Khi giá cả hàng xuất-nhập khẩu mà tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ hàng
xuất-nhập khẩu sẽ có xu hướng giảm xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang tiêu
dùng các loại hàng hoá cùng loại hay tương tự trong nước khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.
Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnh hưởng đến sự biến
động của giá cả hàng xuất-nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và hoạt
động xuất-nhập khẩu của Công ty.
d. Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế:

Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế có ảnh
hưởng trực tiếp đến xuất-nhập khẩu như:
Hệ thống giao thông, cảng biển: nếu hệ thống này được trang bị hiện đại sẽ cho
phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an tồn cho hàng
hố được mua bán.
Hệ thống Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì các dịch vụ của nó
cang thuận tiện cho việc thanh tốn quốc tế cũng như trong huy động vốn. Ngân hàng là
một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng.


Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: Cho phép các hoạt động mua bán hàng
hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được rủi ro cũng

như mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buôn bán thương mại
quốc tế.



×