Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tư tưởng đạo đức trong phúc âm và ý nghĩa của nó đối với xã hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ HÀ MY

TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG PHÚC ÂM VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ HÀ MY

TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG PHÚC ÂM VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60.22.03.09

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Thị Hoà Hới

Hà Nội - 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới và có kế
thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã đƣợc công bố. Những tài liệu sử
dụng để thực hiện đề tài đƣợc trích dẫn cụ thể, có xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Khoa học về nội dung
bản Luận văn này của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên

Lê Thị Hà My

3


CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG
LUẬN VĂN
1. Chữ viết tắt:
SCN : Sau Công nguyên
TCN: Trƣớc Công nguyên
NXB: Nhà xuất bản.
1.

Cách trích dẫn tài liệu:
- Cách trích dẫn Kinh thánh: Để trong dấu (…), các ký hiệu trong dấu lần
lƣợt biểu thị: Tên sách viết tắt, số thứ tự của đoạn, số thứ tự của câu.
Ví dụ:
(Mt 25) nghĩa là Phúc âm thánh Ma-thê-ô, đoạn 25

(Mt 10,32) nghĩa là Phúc âm thánh Ma-thê-ô, đoạn 10, câu 32.
(Mc 4,26-29) nghĩa là Phúc âm thánh Mác-cô, đoạn 4, câu 26 đến 29
(Mc 4, 26.29) nghĩa là Phúc âm thánh Mác-cô, đoạn 4, câu 26 và câu 29.
- Cách trích dẫn tài liệu tham khảo: Để trong dấu […], Số đứng trƣớc là
số thứ tự tài liệu trong phần DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
cuối khóa luận. Số sau là số trang của tài liệu đó.

2.

Kí hiệu tên sách trong Phúc âm.
- Mt: Phúc âm theo thánh Ma-thê-ô
- Mc: Phúc âm theo thánh Mác-cô
- Lc: Phúc âm theo thánh Lu-ca
- Gio: Phúc âm theo thánh Gio-an.

4


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG GIÁO VÀ CÁC
SÁCH PHÚC ÂM ......................................................................................................6
1.1 Khái lƣợc chung về Đạo đức tơn giáo nói chung và đạo đức Cơng giáo nói
riêng .......................................................................................................................16
1.1.1. Khái lược chung về đạo đức tôn giáo .....................................................16
1.1.2. Đạo đức Công giáo ..................................................................................26
1.2. Khái lƣợc chung về các sách Phúc Âm .......................................................35
1.2.1. Tiền đề ra đời và quá trình hình thành các sách Phúc Âm ...................35
1.2.2. Cấu trúc và nội dung cơ bản của các sách Phúc Âm .............................41

CHƢƠNG 2. MỘT SỐ TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG SÁCH PHÚC ÂM VÀ
Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY......................47
2.1. Tƣ tƣởng đạo đức trong Phúc Âm về vấn đề thiện, ác và ý nghĩa của nó
đối với xã hội Việt Nam hiện nay ........................................................................47
2.2. Tƣ tƣởng đạo đức trong Phúc Âm về hạnh phúc, hơn nhân và gia đình, ý
nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay .................................................63
2.3. Tƣ tƣởng đạo đức trong Phúc Âm về trách nhiệm xã hội và ý nghĩa của nó
đối với xã hội Việt Nam hiện nay ........................................................................78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................99

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn ba mƣơi năm qua, Việt Nam thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn
diện, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập xu thế tồn cầu hóa kinh tế
quốc tế và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh những chỉ số tăng
trƣởng nổi bật về kinh tế, xã hội mà chúng ta đã đạt đƣợc lại đồng thời bộc
lộ mặt trái của công nghệ, khoa học, nền kinh tế thị trƣờng. Nảy sinh nhiều
hiện tƣợng tiêu cực, gây ảnh hƣởng xấu đến nhiều mặt của đời sống, làm sa
sút, xói mịn một số giá trị đạo đức truyền thống, văn hóa xã hội của dân
tộc. Trong bối cảnh đó địi hỏi tồn thể Đảng, Nhà nƣớc ta, các đoàn thể
trong hệ thống chính trị - xã hội, các tơn giáo, nhà trƣờng và gia đình đều
phải có những nhận thức mới, hành động tích cực, khơng chỉ từ trách nhiệm
đối với hiện tại mà cịn hƣớng về tƣơng lai, để có biện pháp thích hợp nhằm
giữ vững thành quả đổi mới, hạn chế các mặt tiêu cực trên.
Vừa qua các tôn giáo với tƣ cách là những thực thể, thiết chế xã hội –
văn hóa, đã có những đóng góp tích cực vào việc điều chỉnh hành vi con

ngƣời, duy trì đạo đức xã hội và góp phần duy trì làm phong phú thêm bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có sự đổi mới trong
nhận thức và đề ra chính sách tơn trọng và phát huy các giá trị văn hóa và
đạo đức trong tơn giáo. Trong Nghị quyết 24 ngày 16/10/1990 của Bộ
Chính trị đã khẳng định: “Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với công
cuộc xây dựng xã hội mới”. Đạo đức tơn giáo có u cầu địi hỏi cao, gắn
với sự thơi thúc bên trong con ngƣời. Trong đó có đạo đức Cơng giáo qua
q trình tồn tại lâu dài ở Việt Nam cũng đƣợc thừa nhận chúng đóng vai
trị hết sức quan trọng. Trƣớc thực tế còn nhiều đau khổ, do nhu cầu nội tại,
họ đến với Công giáo để tìm trong đó sự an ủi, xoa dịu, tìm chốn yên tĩnh
lắng đọng sâu sắc của tâm hồn hay tìm cho mình một ý nghĩa sống xác đáng
của chính họ. Công giáo đã du nhập và bén rễ ở nƣớc ta cho đến nay nhiều
6


thế hệ đã có những nghiên cứu về các giá trị lịch sử văn hóa - đạo đức, ở
góc độ này hay góc độ khác có nhiều cơng trình lớn nhỏ có giá trị. Song
trong điều kiện mới ở Việt Nam và thế giới đang vận động nhanh chóng
nhiều vấn đề cũ lại trở lên nóng. Trong đó chúng tơi chú ý đến sự cần thiết
trở lại đi sâu tìm hiểu nội dung quan niệm về tƣ tƣởng đạo đức trong các
sách Phúc Âm. Tìm hiểu đặt trong bối cảnh mới vai trị của chúng có tác
động nhất định trong việc điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con ngƣời
Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay. Mà trƣớc hết đối với tín đồ theo đạo
Cơng giáo và sau nữa nó có tác dụng lan tỏa đến tầng lớp nhân dân khác
trong xã hội. Với đặc điểm là một cộng đồng quốc gia đa tơn giáo đa dân
tộc, có tâm thức khoan dung về tơn giáo văn hóa nhƣ Việt Nam trong đời
sống tín ngƣỡng, tơn giáo hết sức phong phú và đa dạng đó thì mặc dù đạo
Cơng giáo du nhập vào nƣớc ta chƣa lâu, so với Nho giáo, Phật giáo....
nhƣng cho đến hiện nay đạo Công giáo đã thu hút đƣợc số lƣợng tín đồ
đáng kể. Từ thực tế đó có thể thấy rằng, cần phải tiếp tục trở lại tìm hiểu nội

dung tƣ tƣởng đạo đức của các sách Phúc Âm để qua đó xác định đƣợc ý
nghĩa vai trò, ảnh hƣởng của quan niệm đạo đức Công giáo trong sách Phúc
Âm tới đời sống ngƣời theo đạo Cơng giáo nói riêng và sự lan tỏa của nó tới
q trình xây dựng đời sống đạo đức xã hội của ngƣời dân Việt Nam nói
chung, trong giai đoạn hiện thời. Nhƣ vậy, sau hơn 30 năm đổi mới việc
nghiên cứu Cơng giáo nói chung và đi sâu vào vấn đề đạo đức trong sách
Phúc Âm của đạo Cơng giáo nói riêng nhằm tìm ra những giá trị và chuẩn
mực đạo đức có ý nghĩa to lớn đối với nền giáo dục đạo đức và góp phần
điều chỉnh hành vi cũng nhƣ hình thành lối sống nhân cách của tín đồ Cơng
giáo nói riêng và con ngƣời Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết trong
điều kiện mới với xu hƣớng mở cửa hội nhập sâu rộng.
Với những lý do trên đây, nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tƣ Tƣởng
đạo đức trong Phúc Âm và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện
nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ tôn giáo học của mình.
7


2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Các cơng trình nghiên cứu chung về đạo đức tôn giáo
Nghiên cứu về vấn đề đạo đức tơn giáo có thể kể đến luận án “Ảnh
hƣởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức xã hội hiện nay” – Luận án
tiến sĩ Triết học của tác giả Đặng Thị Lan (2004). Ngồi ra, cịn có các giáo
trình tơn giáo học và một số bài đăng trên tạp chí Triết học, tạp chí Nghiên
cứu tơn giáo nhƣ: Bài viết “Về vấn đề đánh giá vai trị của tơn giáo” trên
Tạp chí Triết học số 3 năm 1993, “Tơn giáo và đạo đức –nhìn từ mặt triết
học” Tạp chí 7 Triết học số 4 năm 1993 của tác giả Nguyễn Hữu Vui; “Về
vai trò của đạo đức tơn giáo trong đời sống xã hội” Tạp chí Triết học,
số1(188) năm 2007 của tác giả Đặng Thị Lan; “Suy nghĩ bƣớc đầu về đặc
trƣng và vai trò của đạo đức tơn giáo”Tạp chí Triết học số 7 năm 2007 của
tác giả Nguyễn Đức Lữ, “Triết học đạo đức Cơng giáo” Tạp chí Nghiên cứu

Tơn giáo, số 1 năm 2009 của tác giả Đỗ Minh Hợp.
2.2 Các cơng trình nghiên cứu về Công giáo, đạo đức Công giáo
Công giáo du nhập vào Việt Nam từ năm 1533 nhƣng phải đến thế kỷ
XIX các nhà Nho nhƣ Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hịa Đƣờng, Nguyễn Bá
Am và Trần Đình Hiên mới bƣớc đầu nghiên cứu giáo lý của đạo Công
giáo. Cuối thế kỷ XIX, khi có sự xung khắc giữa Cơng giáo với dân tộc bên
cạnh những hiểu lầm, ngộ nhận của triều đình và nho sĩ về giáo lý, đã có
những ngƣời Việt Nam lên tiếng về những giá trị tốt đẹp của Công giáo nhƣ
Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... Đến đầu thế kỷ
XX, có một số tác phẩm của Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh... là những
đánh giá mới đi sâu hơn công nhận về một số giá trị đạo đức và văn hóa của
một tôn giáo ngoại lai từng bị hiểu nhầm là “đồng nhất” “đồng hành” cùng
chủ nghĩa thực dân chống lại nền độc lập của dân tộc. Nhìn nhận của họ sát
hơn giá trị đạo đức Công giáo.

8


Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn
quan tâm tới vấn đề tôn giáo, vấn đề Công giáo đã đƣợc nhiều học giả thời
kỳ đó nghiên cứu nhƣ: tác giả Hà Huy Tú với “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa
Thiên Chúa giáo” (2002), NXB.Văn hóa thơng tin, Hà Nội. Tác giả Đặng
Nghiêm Vạn với “Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam”
(2003), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong đó đã đƣa ra nhiều nhận
định làm rõ thêm về khía cạnh giá trị của văn hóa, đạo đức trong tơn giáo
nói chung, Cơng giáo nói riêng.
Trong những năm gần đây, trong Giáo hội đã xuất hiện những học giả
đi sâu tìm hiểu các giá trị Cơng giáo, với các cơng trình của Ki-tơ hữu về
Kinh Thánh và nền đạo đức học Ki-tô giáo nhƣ : Phan Văn Chức, Trần
Phúc Nhân, Vũ Văn Thiện, Nguyễn Bình Tĩnh… Chúng tơi rất lƣu ý đến

cơng trình của Linh mục Nguyễn Xuân Tín “Thần học gia trong sa mù” và
bài “ Trả lời 6 vấn đề của Giám mục Nguyễn Minh Nhật”, đang đƣợc coi
nhƣ một hiện tƣợng ấn tƣợng trong q trình đổi mới Giáo hội. Qua đó cho
thấy nhận thức hợp với thời đại mới vấn đề đạo đức trong Công giáo do các
học giả là Ki-tô hữu Việt Nam chấp bút đem lại một góc nhìn mới hịa nhập
xu thế Canh tân của Giáo hội Công giáo.
Cuốn sách: “Công giáo và Đức Ki-tô – Kinh Thánh qua cái nhìn từ
phƣơng Đơng” (2003), NXB Tơn giáo, Hà Nội của tác giả Lý Minh Tuấn.
Trong đó đã phân tích q trình tiến hóa tƣ tƣởng nhân học Ki-tơ giáo nhƣ
là sự phản ánh quá trình hình thành những giá trị đạo đức chung của nhân
loại diễn ra tƣơng đồng ở tất cả các nền văn hóa phƣơng Đơng và Phƣơng
Tây. Nhận định ở tác phẩm đó là cái nhìn sâu xa và lạc quan về tƣơng lai
của loài ngƣời, từ góc độ tiến hóa đạo đức chung của nhân loại. Trong đó
thể hiện xu thế hội nhập giá trị Đơng Tây, văn hóa tâm linh ngày càng giữ
một vai trị quan trọng trong xã hội hiện đại. Tác giả đƣa ra dự đoán với hy

9


vọng phát huy tác dụng của nó trƣớc đầy rẫy mặt trái, những cạm bẫy và
nguy hiểm đang đe dọa bản thân sự tồn tại của nhân loại hiện thời.
Khi điểm lại các cơng trình nghiên cứu về giá trị lối sống đạo đức của
ngƣời Công giáo ở Việt Nam và ảnh hƣởng của nó, khơng thể khơng nhắc
tới các cơng trình: “Nghi lễ và lối sống Cơng giáo trong văn hóa Việt
Nam”, NXB Khoa học Xã hội năm 2001; “Nếp sống đạo của ngƣời Công
giáo Việt Nam” Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 2010 của Nguyễn
Hồng Dƣơng (chủ biên), “Công giáo thế giới.Tri thức cơ bản.NXB Từ điển
Bách Khoa năm 2012”; “Công giáo Việt Nam đối với sự phát triển bền
vững đất nƣớc, NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 2017”. Trong các
cơng trình quan trọng đó, các tác giả đã chỉ ra những vấn đề có tính phƣơng

pháp luận và cả các phƣơng pháp nghiên cứu tôn giáo học chuyên ngành,
kết hợp liên ngành. Khảo sát thực tiễn về việc du nhập, hình thành phát
triển Công giáo tại Việt Nam. Nội dung ảnh hƣởng qua lại giữa lối sống đạo
của ngƣời Việt Công giáo với ảnh hƣởng của nó tới lối sống của ngƣời Việt
trong truyền thống và hiện đại. Chúng tôi kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu
trong các cơng trình này đồng thuận nhiều nhận định về chủ đề đạo đức
Cơng giáo có cơ sở. Đây là cụm cơng trình có nhiểu gợi ý cho chúng tơi
tiếp tục đi sâu tìm hiểu.
Chúng tơi còn đƣợc kế thừa các kết quả nghiên cứu về tìm hiểu tƣ
tƣởng đạo đức trong Kinh Thánh. Nổi bật nhất đƣợc tác giả Trƣơng Nhƣ
Vƣơng khảo cứu rất chi tiết và cụ thể trong cuốn sách: “Tìm hiểu quan niệm
đạo đức trong Kinh Thánh”, NXB Tôn giáo, Hà Nội năm 2005. Trong đó,
đã chỉ ra đƣợc nguồn gốc hình thành một số nội dung tƣ tƣởng đạo đức rất
cơ bản của Kinh Thánh. Qua đó ngƣời đọc có thái độ trân trọng và phát huy
các giá trị tốt đẹp. Tham khảo sách cịn cho chúng tơi hiểu rằng, cần tập
trung khảo sát sâu thêm nội dung tƣ tƣởng đạo đức trong sách Phúc Âm và
chỉ ra ý nghĩa hiện nay của chúng trong điều kiện mới là việc cần thiết.
10


Theo chúng tôi, cần chú ý thêm trong cuốn sách “Đại cƣơng lịch sử
Triết học phƣơng Tây” (2006), NXB Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
của các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh và Nguyễn Anh Tuấn, cho
rằng: Giá trị tƣ tƣởng đạo đức của Kitô giáo ở triết học cổ đại, trung đại
không đối lập con ngƣời với thế giới, quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, mà nhƣ
các quy luật bắt nguồn từ “bản chất của các sự vật”. Do vậy mà đạo đức
Kitơ giáo có thể coi nhƣ là sự kế tục các quy luật tự nhiên trong xã hội loài
ngƣời, đạo đức do Thiên Chúa ban tặng cho con ngƣời. Nó khơng những
siêu việt tối thƣợng “đứng trên” những quy luật tự nhiên, mà còn đem lại
những quy tắc đạo đức thiêng liêng hóa cho con ngƣời đƣợc thể hiện dƣới

dạng mệnh lệnh của Chúa, đƣợc con ngƣời tiếp nhận tự nguyện thông qua
lời của Thiên Chúa Con. Con ngƣời nhận thức quan hệ đạo đức giữa ngƣời
với ngƣời không phải chỉ do các quy luật tự nhiên và bản thân con ngƣời
quy định mà chúng có cội nguồn thần thánh nên đạo đức đó có sức lan tỏa,
chi phối to lớn. Hay trong cuốn sách: “Tôn giáo lý luận xƣa và nay” (2006),
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh do tác giả Đỗ Minh Hợp (chủ
biên), đã tập trung phản ánh hai phƣơng diện đặc trƣng quan trọng của đạo
đức Cơng giáo, đó là: Thứ nhất, nó truyền bá sự bình đẳng giữa con ngƣời
với con ngƣời, dù đó cịn có mang yếu tố huyền thoại là sự bình đẳng về
“tội lỗi” của con ngƣời trƣớc Thiên Chúa. Thứ hai, nó lên án sự giàu có và
lịng tham lam, với câu nói nổi tiếng của Chúa Giê-su: “Con lạc đà chui qua
lỗ kim còn dễ hơn là ngƣời giàu vào Nƣớc Thiên Chúa” (Mt 19,24). Nó
nhấn mạnh đến bổn phận, nghĩa vụ lao động của con ngƣời với tƣ tƣởng rõ
ràng: “không lao động thì đừng ăn”. Chúng tơi thấy rằng tác giả Nguyễn
Công Oánh trong luận văn Thạc sĩ (2008) và luận án Tiến sĩ Tôn giáo học
(2015) “Tƣ tƣởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh” cũng nhấn mạnh về
các đặc trƣng đạo đức này và cũng đã phân tích rất rõ những giá trị cốt lõi
của tƣ tƣởng đạo đức trong Kinh Thánh tuy đã đặt dƣới góc nhìn nhân học
xã hội.
11


Bên cạnh đó, cũng có những bài viết trên tạp chí chuyên ngành cung
cấp những hiểu biết về đời sống đạo của ngƣời Công giáo Việt Nam, nhƣ:
“Ảnh hƣởng của giáo lý, giáo luật và tổ chức giáo hội cơ sở đến hành vi
sinh sản của giáo dân” (Qua nghiên cứu cộng đồng Công giáo xã Xuân
Ngọc, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định) của Phạm Quyết, Tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo, số 3 năm 2005. “Trách nhiệm xã hội của Uỷ ban Bác
ái xã hội – Caritas Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, của Nguyễn
Ngọc Sơn”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 11năm 2009. “Phát huy

truyền thống đồng hành cùng dân tộc, ngƣời Công giáo Việt Nam tiếp tục
dấn thân đƣa phong trào thi đua yêu nƣớc phát triển trong thời kỳ đất nƣớc
hội nhập” của Uỷ ban đồn kết Cơng giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
Tơn giáo số 11 năm 2008.
Nhìn chung, điểm lại các cơng trình nghiên cứu trên phần lớn tiếp cận
từ góc độ lịch sử triết học là chính, đã đề cập lý giải về vấn đề cơ sở, nguồn
gốc và các nội dung tƣ tƣởng đạo đức trong Kinh Thánh, bao gồm cả Kinh
Thánh Tân ƣớc và Kinh thánh Cựu ƣớc. Bên cạnh đó cũng đã chỉ ra đƣợc
q trình du nhập, lan tỏa giá trị đạo đức, văn hóa Công giáo vào đời sống
tinh thần ngƣời dân Việt Nam và vai trị của đạo đức tơn giáo trong đời
sống tinh thần của dân tộc nói chung, đời sống đạo đức nói riêng. Do vậy,
trong luận văn này ngƣời viết có ý thức kế thừa ngƣời đi trƣớc và có mong
muốn tiếp cận tƣ tƣởng đạo đức trong Phúc Âm nghiên cứu từ góc độ tơn
giáo học. Vấn đề “cũ” sẽ hiển lộ dƣới góc độ phƣơng pháp nghiên cứu tôn
giáo học, để bƣớc đầu đánh giá đầy đủ hơn, cụ thể một cách khách quan
hơn về tƣ tƣởng đạo đức tôn giáo, nhƣ là một bộ phận cấu thành của ý thức
tơn giáo, của giáo lý Cơng giáo, cịn là yếu tố thần học chi phối, nền tảng cơ
sở cấu thành tạo nên đời sống đạo của giáo dân. Những cơ sở nền tảng đạo
đức đó chứa đựng đậm đặc trong sách Phúc Âm, ngày nay đƣợc truyền bá
rộng rãi chi phối đến lối sống giáo dân Việt Nam. Từ đó, sẽ đem đến cái
nhìn vừa khái qt vừa đầy đủ sâu sắc, cập nhật sát thực tiễn đời sống đạo
12


tại Việt Nam hiện nay hơn. Luận văn vừa làm rõ về ý nghĩa ảnh hƣởng của
tƣ tƣởng đạo đức đó trong đời sống tín đồ Cơng giáo Việt Nam hiện nay nói
riêng và có thêm ý nghĩa đối với sự lan tỏa tới lối sống con ngƣời Việt Nam
chúng ta nói chung đặt trong tƣơng quan tình hình mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
3.1. Mục đích:

Tiếp cận từ góc độ tơn giáo học chỉ ra tƣ tƣởng đạo đức trong Phúc
Âm và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Từ mục đích trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ sau đây:
- Khái lƣợc lại Đạo đức Công giáo và các sách Phúc Âm.
- Hệ thống hóa và khái quát chỉ ra những tƣ tƣởng đạo đức cơ bản nhƣ:
Quan niệm về thiện, ác, hạnh phúc, hôn nhân, gia đình và trách nhiệm xã hội
trong sách Phúc Âm và ý nghĩa của chúng đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung tƣ tƣởng đạo đức đƣợc thể
hiện trong sách Phúc Âm của phần Kinh Thánh Tân ƣớc và ý nghĩa của
chúng đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu các sách Phúc Âm trong Kinh Thánh Tân ƣớc, tác giả
đã sử dụng bản Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, Nxb TP Hồ Chí
Minh, 1998 (Do Hội Đồng Giám mục phát hành). Trong bốn sách Phúc
Âm, trừ sách Phúc Âm theo Thánh Gioan, ba sách Phúc Âm cịn lại có kết
cấu, nội dung tƣơng đối giống nhau. Chúng ta thƣờng quen gọi đó là các
Phúc Âm Nhất lãm. Nội dung các sách Phúc Âm đều xoay quanh cuộc đời
13


trần thế và sứ vụ cứu chuộc con ngƣời của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên,
trong sách Phúc Âm Gioan, ngƣời ta ít thấy những chi tiết giống với các
Phúc Âm còn lại. Trong nội dung phạm vi luận văn này, chúng tơi chỉ tập
trung nhận diện và phân tích những chuẩn mực và giá trị cơ bản quan trọng
nhất của tƣ tƣởng đạo đức trong bốn cuốn sách Phúc Âm nhƣ: Quan niệm
về thiện và ác, quan niệm về hạnh phúc, về lòng yêu thƣơng con ngƣời, về
trách nhiệm của cá nhân đối với hơn nhân gia đình và xã hội. Qua đó, luận

văn cũng nêu lên và phân tích những ý nghĩa của các tƣ tƣởng đạo đức này
đối với lối sống đạo của ngƣời Kitô hữu và với xã hội Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, các
nguyên tắc phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn giáo, đạo đức để phân tích những vấn đề đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận từ góc độ Tơn giáo học và các phƣơng pháp nghiên
cứu tôn giáo học để chỉ ra vai trị, vị trí, nội dung tƣ tƣởng đạo đức trong
Phúc Âm và vai trò chức năng của chúng trong hệ thống cấu trúc, chức
năng của đạo Công giáo nhƣ một thực thể xã hội. Đồng thời chúng tơi sử
dụng bao gồm phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp lơgic, lịch sử,…
6. Đóng góp của luận văn:
Luận văn trên cơ sở tiếp cận Tôn giáo học, xem xét một cách hệ thống
chỉnh thể cấu trúc Cơng giáo, tập trung hệ thống hóa, phân tích nội dung cơ
bản của những tƣ tƣởng đạo đức đƣợc thể hiện qua Phúc Âm giúp cho
ngƣời đọc hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn về nội dunng tƣ tƣởng đạo đức trong
14


sách Phúc Âm, cách thức lan tỏa vào cộng đồng giá trị nội dung đó và ý
nghĩa hiện thời các tƣ tƣởng đạo đức Cơng giáo. Luận văn cũng góp phần
làm rõ các điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng đạo đức trong Phúc
Âm, đồng thời có thể thấy đƣợc phần nào phƣơng cách phát huy vai trò, ý
nghĩa của những tƣ tƣởng đạo đức ấy đối với lối sống đạo của Kitô hữu, đối
với xã hội Việt Nam hiện nay. Từ đó, phân tích sự tác động của các yếu tố
khách quan và chủ quan tác động đến sự lan tỏa đạo đức Công giáo trong

đời sống đạo đức Việt Nam. Luận văn góp phần khẳng định những giá trị
đạo đức tốt đẹp của đạo Công giáo đối với việc xây dựng đạo đức con
ngƣời Việt Nam hiện nay.
Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
nghiên cứu và học tập về Tơn giáo học nói chung và về đạo Cơng giáo nói
riêng, nhất là nội dung và giá trị tƣ tƣởng đạo đức trong sách Phúc Âm đối
với đƣơng đại.
7. Kết cấu luận văn:
Luận văn ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, trong phần nội dung chính của luận văn gồm 2 chƣơng và 5 tiết

15


CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG GIÁO VÀ
CÁC SÁCH PHÚC ÂM

1.1 Khái lƣợc chung về Đạo đức tơn giáo nói chung và đạo đức Cơng
giáo nói riêng
1.1.1. Khái lược chung một số vấn đề lý luận về đạo đức tôn giáo
Tôn giáo là thực thể xã hội, bao gồm: Ý thức tôn giáo, hệ thống nghi lễ
thờ cúng và các thiết chế tổ chức. Nhìn sâu ở phần ý thức tơn giáo có nhiều
cấp độ, chủ yếu là ở hai dạng thức: hệ ý thức tôn giáo và đời sống tâm lý
tơn giáo. Tìm hiểu yếu tố ý thức hệ tôn giáo với tƣ cách là một dạng thức
“hình thái ý thức xã hội”, nó xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài
ngƣời. Trong q trình tồn tại và phát triển, ý thức tơn giáo ln có sự tác
động ảnh hƣởng biện chứng đến đời sống chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa xã hội
và đến tâm lý, đạo đức, lối sống của nhiều dân tộc. Ý thức tôn giáo chủ yếu
chuyển tải tôn giáo đáp ứng đƣợc nhu cầu “đền bù hƣ ảo” cho một bộ phận
quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó chỉnh thể tôn giáo đã mang đến những

giá trị đạo đức, văn hóa, nghệ thuật...Chính từ góc nhìn hệ thống chức năng
mà có thể nói, tơn giáo ra đời từ cơ sở văn hóa, những giá trị văn hóa đó và
đồng thời có vai trị tác động trở lại tƣơn đối độc lập, đã góp phần khẳng
định sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội ngày nay là đảm nhận một hệ thống
các vai trò nhất định. Đây là cơ sở lý thuyết để chúng tơi làm căn cứ phân
tích về chủ đề đạo đức Công giáo trong sách Phúc Âm.
Tuy vậy, xung quanh vấn đề đạo đức tôn giáo cho tới nay vẫn còn rất
nhiều những quan điểm khác nhau đƣợc đƣa ra. Có quan điểm tả khuynh
cho rằng, tơn giáo khơng có đạo đức riêng, đạo đức tơn giáo chỉ là sự vay
mƣợn rồi “chƣng cất” khái quát thành đạo đức chung của nhân loại. Lập
luận đƣa ra cho sự giải thích này là ở chỗ cho rằng, lồi ngƣời vốn đã có đời
16


sống đạo đức, có trƣớc tơn giáo. Rằng khi con ngƣời chƣa có ý niệm gì về
giáo lý, về niềm tin, sự thờ cúng tơn giáo thì trong thực tế đời sống họ đã có
những quy ƣớc, chuẩn mực trong cƣ xử, trong quan hệ giữa con ngƣời với
nhau – đó chính là đạo đức mà về sau các tơn giáo mới có. Bên cạnh đó,
những ngƣời theo quan niệm này cũng nhận thấy rằng các các giá trị, chuẩn
mực trong tôn giáo là những giá trị, chuẩn mực của đạo đức thế tục đã đƣợc
“thiêng” hoá từ thực tại.
Ý kiến khác lại cho rằng, trong Thần học các tôn giáo có hệ đạo đức
thiêng liêng riêng. Và đạo đức tơn giáo là thứ đạo đức hồn tồn khác biệt
và thậm chí đối lập với các loại mức độ đạo đức trần thế. Rồi có hai loại ý
kiến cực đoan: Một, cho rằng đạo đức tơn giáo hồn tồn mang tính áp đặt,
duy tâm, yếu thế, bi quan. Hai, có ý kiến trái chiều, ngƣợc lại rằng, chỉ có
tơn giáo mới đem lại cho con ngƣời đạo đức đích thực, thần thánh thiêng
liêng. Vì vậy, đạo đức tơn giáo là cao quý, duy nhất, tuyệt đối mọi ngƣời
đều cần tuân thủ, hƣớng theo.
Rõ ràng qua thực tiễn đa dạng của đời sống đạo đức và tôn giáo phong

phú cho ta thấy rằng những ý kiến nhƣ vậy về đạo đức tơn giáo cịn mang
tính phiến diện, chƣa chính xác. Để hiểu đạo đạo đức tơn giáo một cách
tồn diện, khách quan cần có nền tảng xuất phát từ những tiếp cận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chúng ta cần thấy mối quan hệ
đặc điểm phản ánh của ý thức xã hội, sự tác động lẫn nhau giữa ý thức xã
hội và tồn tại xã hội. Đồng thời chú ý đến mối quan hệ độc lập nhất định
cũng nhƣ sự tác động của các hình thái ý thức xã hội qua lại với nhau trong
quá trình phản ánh tồn tại xã hội..chứ khơng thể giáo điều, dập khn [86,
tr.43-47].
Trong tiến trình vận động phát triển của lịch sử, các hình thái ý thức xã
hội cũng có sự giao lƣu, kế thừa và ảnh hƣởng lẫn nhau. Qua đó thấy đƣợc
đạo đức tơn giáo khơng bao giờ có thể tồn tại biệt lập với các hình thái ý
17


thức khác nhƣ thẩm mỹ, đạo đức, chính trị... mà có sự tác động tƣơng hỗ
của các hình thái ý thức xã hội khác mà suy cho đến cùng đều bị chi phối
của tồn tại xã hội mang tính lịch sử cụ thể. Đây là quy luật phát triển khách
quan. Vì vậy nên đạo đức tơn giáo bao hàm trong nó cả nội dung đạo đức
thơng thƣờng và cả yếu tố “thiêng” không thể chia tách. Ý thức tôn giáo
phản ánh một cách “hƣ ảo” hiện thực khách quan vào đầu óc con ngƣời, cịn
đạo đức tơn giáo là tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội và cả yếu
tố thiêng hóa, mà nhờ đó con ngƣời có đức tin, niềm tin tơn giáo dựa vào đó
điều chỉnh hành vi của mình theo cách riêng.
Trong ý thức Cơng giáo chuyển tải chủ yếu bằng Kinh Thánh cũng nhƣ
của bất cứ một tôn giáo nào, cũng chứa đựng hệ thống chuẩn mực và giá trị
đạo đức nhƣ vậy, nhằm điều chỉnh hành vi của các tín đồ. Trong đó, giáo lý
của các tôn giáo đều đề cập đậm nhạt dần đến những vấn đề đạo đức hiện
thực, là những quan niệm phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa con ngƣời với xã hội,.. Hầu hết

dù có đặc điểm phản ánh “hƣ ảo” khơng trực tiếp mà đã thiêng hóa nên đạo
đức tôn giáo đều khẳng định giá trị tối cao của niềm tin vào các lực lƣợng
thiêng, siêu nhiên nhƣ Thần, Thánh, Thiên Chúa, Thƣợng Đế,... Và đạo đức
Công giáo trong Kinh Thánh nói chung, trong Phúc Âm nói riêng coi đó là
chuẩn mực cao nhất của các giá trị khác về cách ứng xử riêng cho con
ngƣời. Từ niềm tin tôn giáo là “hạt nhân” sẽ phát sinh tạo thành hệ thống
những quy định, quy phạm đạo đức khác mà các tín đồ của từng tơn giáo
ln phải tn thủ theo. Đó là vị trí tối thƣợng của niềm tin tôn giáo trong
hệ thống đạo đức tôn giáo. Mặc dù, nội dung đạo đức tôn giáo bắt nguồn từ
nhu cầu thực tại chính đáng của con ngƣời là ln hƣớng đến điều thiện, có
tinh thần nhân ái, hiếu thảo với cha mẹ,... nhƣng đều có lớp vỏ thần bí là
những điều Thần nhập, Mặc khải,… Nguyễn Hữu Vui đã khẳng định:
“Trong hệ thống những giá trị chuẩn mực tôn giáo, bên cạnh những điều
khuyên răn, cấm đoán tạo nên nội dung riêng của đạo đức tơn giáo, cịn có
18


những điều khun răn, cấm đốn khơng hề có nội dung tôn giáo, mà là
biểu hiện các mối quan hệ thuần túy xã hội” [86, tr.46 ].
Đặc trƣng đạo đức tơn giáo đƣợc hình thành hệ thống trên hạt nhân cơ
sở niềm tin vào Thƣợng Đế, Thiên Chúa,… nhƣng lại gắn với đời sống thế
tục và lồng ghép với hệ thống tƣ tƣởng tôn giáo, bao gồm nhiều yếu tố,
nhiều học thuyết nhƣ: triết học, kinh tế, đạo đức. Trong đó, Thần học đƣợc
ghi chép ở Kinh Thánh bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm. Và tùy thuộc
vào những điều kiện lịch sử các thời đoạn của một tôn giáo cụ thể mà có thể
kết cấu và nội dung thần học có thể biến đổi khác nhau, đƣợc giải thích
khác nhau. Tuy nhiên, với hạt nhân niềm tin tơn giáo trong thần học tôn
giáo tất cả đều chú trọng vào việc thuyết minh sự tồn tại của Đấng tối cao,
Thiên Chúa, Thƣợng Đế. Thuyết minh về tính thiêng liêng của Kinh điển,
Kinh Thánh và những lời răn dạy về đạo đức tôn giáo. Tôn giáo đã đổ

khuôn tạo ra một hệ thống chuẩn mực và giá trị tinh thần; Tiếp theo, chúng
đƣợc các tổ chức tôn giáo bảo vệ, phê chuẩn, truyền bá. Điều đó là tồn bộ
chuẩn mực đối với giáo dân. Cơ sở xuyên thấu trong những chuẩn mực đạo
đức của tơn giáo đó là, những quy định về niềm tin với các lực lƣợng thiêng
nhƣ là Thiên Chúa, Thƣợng Đế, có tính bao trùm tối thƣợng. Còn phƣơng
cách ứng xử đạo đức của con ngƣời đƣợc coi chỉ biểu hiện nhƣ sự cụ thể
hóa của đức tin tôn giáo. Niềm tin thần thánh khiến cho đức tin tơn giáo có
đƣợc phƣơng thức thể hiện trong hệ thống nghi lễ, sinh hoạt tơn giáo hiện
thực, để nó từ chỗ siêu việt, siêu nhiên đã không trở nên mơ hồ, siêu thực.
Những quy phạm, quy định ứng xử đạo đức cụ thể lúc đó đã đƣợc bảo vệ
bởi đức tin thiêng liêng vơ hình, nên khơng hồn tồn bị trần tục hóa. Nó đã
đƣợc mang dáng vẻ lấp lánh, thiêng hóa, tỏa hào quang hấp dẫn và mạnh
mẽ hơn là khi chƣa mang dáng vẻ đạo đức tôn giáo.
Cần chú ý đặc điểm quan trọng khác của đạo đức tơn giáo là nó đƣợc
tiếp tục thiêng hóa, nên thực hiện một cách hoàn toàn tự giác dựa trên cơ sở
19


niềm tin tơn giáo của các tín đồ. Đạo đức tơn giáo có hệ thống hình thành
trên cơ sở niềm tin vào cái siêu nhiên nên các tín đồ thực hành các chuẩn
mực đạo đức một cách rất tự nguyện, tự giác, có tính thƣờng xun, dƣới sự
kiểm sốt của lƣơng tâm và cả thiết chế tổ chức tôn giáo. Đạo đức tôn giáo
răn dạy con ngƣời phải giữ vững niềm tin tôn giáo, giữ vững định hƣớng
làm những điều tốt đẹp ở cuộc sống này để đƣợc hƣởng hạnh phúc chân
chính ngay trong hiện tại và có đƣợc hạnh phúc vĩnh cửu sau này ở Thiên
đƣờng hay trong cuộc sống tƣơng lai. Ngƣời tín đồ theo tơn giáo khơng phải
tùy tiện theo lối sống thế nào cũng đƣợc, mà phải có lối sống theo những lề
luật, chuẩn mực đạo đức phù hợp với tín điều của tơn giáo mình theo. Tín
đồ hàng ngày giữ vững niềm tin cịn bởi thƣờng ngày thực hành lễ nghi và
chấp hành giới luật, ràng buộc bởi thiết chế tổ chức tôn giáo. Không chỉ

thực hành một số nghi lễ, mà quan trọng hơn là tự nhắc mình tự giác sống
theo những quy tắc đạo đức giới luật tôn giáo nhất định qua nhắc, tụng Kinh
sách…
Hơn thế, tín đồ tơn giáo ln có sự giao tiếp, có tƣơng tác với đồng
đạo, chịu sự giám sát quy định nghiêm ngặt của tổ chức tôn giáo. Do đó
càng bảo đảm lối sống thực hành các chuẩn mực đạo đức tôn giáo và tổ
chức tôn giáo. Trong những sinh hoạt thƣờng ngày, tín đồ cần phải trơng
cậy vào niềm tin tôn giáo. Trong hệ thống những quy phạm và chuẩn mực
đạo đức tơn giáo thì những quy phạm và chuẩn mực về “đức tin thần thánh”
bao giờ cũng có tính bao trùm và giữ vai trị chủ đạo. Còn những quy phạm
và chuẩn mực về đạo đức cách ứng xử của con ngƣời với con ngƣời, của
con ngƣời với tự nhiên thƣờng chỉ đƣợc biểu hiện nhƣ là sự sinh động, hiện
thực cụ thể hoá của những quy phạm và chuẩn mực về “đức tin thần thánh”.
Có thể thấy đặc điểm này trong Kinh sách giáo lý của đạo Ki tô: Khi điều
răn đầu tiên và tiên quyết phải ln giữ vững đối với các tín đồ Cơng giáo
là phải thƣờng hằng “tin và kính thờ Thiên Chúa trên hết mọi thứ”. Điều
này cũng có nghĩa là phải tin vào Thiên Chúa và luôn thực hành các điều
20


răn khác của Chúa, nhƣ: Không đƣợc lấy danh Thiên Chúa làm điều phàm
tục, Thảo kính với cha mẹ, khơng giết ngƣời, không gian dâm, không tham
của ngƣời, không làm chứng dối, không đƣợc ham muốn vợ chồng ngƣời
khác v.v... Cịn với tín đồ Phật giáo, niềm tin vào Tam bảo, tin vào Phật và
tin vào những lời Phật dạy, tin vào tăng đồn, cũng có nghĩa là phải tin và
thực hiện một cách nghiêm túc Ngũ giới, thập thiện, lục hịa… của Nhà
Phật: Khơng sát sinh, Khơng trộm cắp, khơng tà dâm, khơng nói dối, khơng
uống rƣợu say. Với tín đồ Islam, thì ln đặt sự tơn thờ Đấng Alla và tiên
tri Môhamét làm nguyên tắc tối thƣợng và triệt để thực hành các điều răn và
dạy của Đấng Alla…

Với những phân tích trên đây, có thể nói rằng “Đạo đức tôn giáo là hệ
thống những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá sự giao tiếp
và hành vi ứng xử của tín đồ trong mối quan hệ giữa họ với đối tƣợng thờ
phụng (Thƣợng đế, thần thánh, Chúa, Phật), cũng nhƣ giữa họ với nhau, với
cộng đồng xã hội và với tự nhiên nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của
cá nhân, tập thể và cộng đồng tôn giáo” [45].
Đạo đức tôn giáo tồn tại lâu dài trong lịch sử cùng với con ngƣời khi
bóc tách vỏ thần bí duy tâm chúng ta có thể xem tơn giáo nhƣ một phần văn
hóa của nhân loại, góp phần gìn giữ những đạo đức, giá trị tốt đẹp của con
ngƣời. Trong quá trình phát triển, lan truyền trên bình diện thế giới và các
cộng đồng, đạo đức tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin thần
bí vào một lực lƣợng thiêng liêng, siêu nhiên nào đó, mà nó cịn có vai trị
chuyển tải đạo đức, văn hóa có vai trị hội nhập văn hóa, văn minh giữa
nhiều vùng đất văn hóa khác nhau, góp phần duy trì đạo đức bổ sung nơi
trần thế. Dù khi xem xét một tôn giáo dân tộc cụ thể, hay khi xem xét các
tôn giáo lớn trên thế giới hay cả các tơn giáo ở từng khu vực riêng có biểu
hiện khác nhau, nhƣng nhìn chung đạo đức tơn giáo vẫn ln có bóng dáng
của đạo đức xã hội hiện thực. Các chuẩn mực, quy phạm đạo đức trần tục
21


của xã hội đƣợc ít nhiều di chuyển, hỗn dung tiếp biến “thiêng hóa” trong
đạo đức tơn giáo. Đạo đức tơn giáo có “lực lƣợng vật chất” thơng qua các tổ
chức, thiết chế, thực hành qua sinh hoạt tôn giáo mà đƣợc truyền tải và bảo
tồn trong đời sống xã hội thƣờng nhật rộng rãi. Khi chú ý đến phƣơng diện
đó, chú ý đến sự tƣơng tác giữa đạo đức tôn giáo và đạo đức trần tục của
nhân loại, thƣờng hay đƣợc nhiều ngƣời đi trƣớc phân tích vai trị của đạo
đức Ki tô giáo ảnh hƣởng mạnh mẽ đến các nền văn minh Ki-tô giáo. Nhất
là tại phƣơng Tây, ở đó những quy định, luật lệ, lễ nghi tơn giáo đã thẩm
thấu trở thành một yếu tố quan trọng của ứng xử xã hội, đạo đức xã hội [31,

tr.100]. Điểm mạnh của đạo đức tơn giáo là ngồi những điều phù hợp với
tình cảm, đạo đức nó cịn thực hiện đƣợc thơng qua tình cảm, niềm tin tơn
giáo đƣợc khốc tấm áo thiêng, hào quang sự thiêng. Do đó, nội dung chuẩn
mực đạo đức tơn giáo đƣợc các tín đồ dễ dàng tiếp thu, kết hợp với niềm tin
tôn giáo tạo thành đức tin thiêng liêng có đủ sức kiềm tỏa chế ngự sự trỗi
dậy của bản năng bên trong tâm hồn và điều chỉnh hiệu quả hành vi ứng xử
của họ, trong quan hệ với tự nhiên cộng đồng và với chính mình. Hoạt động
tơn giáo của thiết chế tổ chức tôn giáo nhƣ là sức mạnh thực tại sẽ tạo thành
sức điều chỉnh của cộng đồng, xã hội, làm tăng hiệu quả chuẩn mực đạo
đức hƣớng thiện của tôn giáo sẽ trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
Ở trên đã cho thấy nội dung đạo đức tôn giáo nhờ có mạng lƣới thiết
chế, tổ chức tơn giáo định hƣớng con ngƣời đến những giá trị nhân bản, góp
phần tích cực vào việc hồn thiện đạo đức cá nhân. Bất kì trong giáo lý
Kinh sách tơn giáo nào cũng đề cao, nhấn mạnh đến tình thƣơng yêu con
ngƣời và coi đó là chuẩn mực quan trọng để con ngƣời hồn thiện bản thân
mình. Tình u thƣơng con ngƣời trong quan niệm của các tơn giáo đƣợc
giải thích qua các hình tƣợng hình ảnh mang tính biểu trƣng cao và để tiếp
thu. Hệ thống thiết chế sẽ cụ thể hóa hành vi bằng những hành động u
thƣơng, tơn trọng con ngƣời, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.
Tinh thần thƣơng yêu con ngƣời của đạo Công giáo cũng nhƣ tinh thần từ bi
22


trong đạo Phật không chỉ hƣớng đến con ngƣời, mà cịn đến cả mn vật.
Đạo Cơng giáo, đạo Phật đều kêu gọi lòng yêu thƣơng, nhân đạo và bảo vệ
sự sống. Trong quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, đạo Công giáo, đạo
Phật luôn muốn biến yêu thƣơng thành hành động bố thí, cứu giúp ngƣời
nghèo khó. Đạo Cơng giáo cũng đề cập đến tình u rộng lớn, đó là yêu
thƣơng bản thân, yêu thƣơng tha nhân và yêu thiên nhiên. Tình u tha
nhân trong đạo Cơng giáo khơng chỉ đơn thuần là tình yêu trong tâm tƣởng

mà đƣợc nêu cụ thể bằng việc cho ngƣời đói ăn, cho ngƣời khát uống, cho
ngƣời rách rƣới ăn mặc... Đây chính là những tấm gƣơng trực tiếp nêu lên
hành vi đạo đức rất dễ hiểu, thiết thực khi trong xã hội cịn nhiều cảnh khốn
khó cần đƣợc giúp đỡ. Đạo đức tơn giáo đã phần nào đó trực tiếp đề cập đến
những vấn đề cốt lõi trong cuộc sống, hƣớng con ngƣời đến những giá trị
nhân văn, nhân bản phổ biến trong cuộc sống, những giá trị tốt đẹp mà loài
ngƣời đã chắt lọc, gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Khơng chỉ cần chú ý đến các đặc trƣng, đặc biệt của đạo đức tôn giáo
mà cần chú ý thêm là hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức tôn giáo luôn thay đổi
để thích ứng phù hợp với yêu cầu thời đại. Chính đạo đức tơn giáo khơng
thể “ngủ n” lâu dài thăm trầm qua hàng ngàn năm nếu nhƣ khơng có
những thay đổi để thích nghi phù hợp với nhu cầu làm biến đổi của con
ngƣời theo từng thời kì lịch sử. Kinh Thánh cũng đã đƣợc nhiều thế hệ
Thần học nổi tiếng chú giải, phân tích qua nhiều thời kỳ.
Trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ của thông tin, của tri thức,
giao lƣu mở cửa của cách mạng khoa học công nghệ và kĩ thuật, các nhà
nghiên cứu tôn giáo học đã đặc biệt quan tâm đến những biến đổi của thời
cuộc tác động đến vấn đề của đạo đức tơn giáo. Họ quan tâm khảo sát, tìm
kiếm những chuẩn mực đạo đức có thể vẫn đồng thuận đáp ứng nhu cầu xã
hội của cuộc cách mạng và khoa học cơng nghệ hiện đại, nhƣng cũng tìm
tịi chỉ ra các yếu tố trái triều, từ đó nhận ra vai trị đạo đức tơn giáo phải
23


góp phần hạn chế những tác động xấu từ mặt trái cuộc cách mạng này, thời
đại này. Con ngƣời ngày nay vừa bị động vừa có điều kiện tự do, dân chủ,
nhân quyền để tự tìm cho mình những lý giải mới về khoa học tôn giáo. Họ
tin dựa trên những trải nghiệm cá nhân là chủ yếu chứ không hẳn do những
áp đặt từ phía Giáo hội hay tổ chức tôn giáo. Các nghiên cứu mới cho rằng,
để con ngƣời có sự tự do, thể làm chủ đƣợc tự nhiên, xã hội và chính mình

thì cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến mối quan hệ giữa đạo đức cá nhân và
đạo đức xã hội, giữa đạo đức trần thế và đạo đức tôn giáo. Những chuẩn
mực đạo đức đƣa ra khơng chỉ có tác dụng hồn thiện nhân cách cá nhân mà
quan trọng hơn là những chuẩn mực đạo đức đó phải phù hợp và đồng điệu
với lợi ích xã hội hiện thời và bảo đảm sự phát triển bền vững. Vì vậy,
những vấn đề xƣa cũ vẫn rất cần thiết đƣợc soi chiếu, phân tích, lý giải
trong điều kiện mới là nhƣ vậy.
Một mặt, các nhân tố khách quan bên ngồi khơng ngừng tác động đến
trong q trình vận động và phát triển của các tơn giáo, đạo đức tôn giáo.
Mặt khác tôn giáo, đạo đức tôn giáo luôn đƣợc các nhà thần học bổ sung và
phân tích làm phong phú thêm bằng các chú giải mới, vấn đề phát triển hệ
thống đạo đức tôn giáo gắn chặt với biến động của đạo đức trần thế trong
từng giai đoạn của lịch sử từng dân tộc, nhân loại. Điểm cốt lõi của một tôn
giáo ngoại lai đƣợc chấp nhận là tơn giáo đó là vừa phải thỏa mãn những
yêu cầu về mặt tinh thần của dân tộc những cũng phải đồng thời phù hợp
với những giá trị nhân loại, giá trị là đặc trƣng của từng quốc gia, dân tộc đã
tồn tại trƣớc khi tơn giáo đó du nhập, vừa phải giữ đƣợc các giá trị cốt tủy
căn tính.
Việt Nam là một quốc gia đa tộc ngƣời, đa tôn giáo, đang đổi mới rất
nhanh nên các nhà nghiên cứu tôn giáo đã chú ý đến điểm này. Với trƣờng
hợp đạo đức Cơng giáo ngồi các chuẩn mực và giá trị đạo đức phổ qt,
cịn có sức mạnh các tổ chức và hệ thống hoạt động tôn giáo cách thức điều
24


chỉnh hành vi đạo đức của các tín đồ. Các tín đồ Cơng giáo hiện nay trong
khi thực hành đạo đức tơn giáo vẫn có liên hệ mật thiết với các vai trị chức
năng khác của tơn giáo nhƣ chức năng giáo tiếp, chức năng liên kết, chức
năng điều chỉnh,.. Khi thực hiện chức năng đền bù hƣ ảo, đạo đức tơn giáo
với tính thiêng đem đến cho con ngƣời niềm tin tôn giáo động lực mạnh mẽ

tin vào cuộc sống hạnh phúc ở đời sau. Trong điều kiện xã hội cịn nhiều
bất cơng, đạo đức Cơng giáo an ủi con ngƣời hƣớng về thái độ cam chịu,
chấp nhận cuộc sống đau khổ ở thực tại để có đƣợc sự bù đắp vào đời sau.
Ở chức năng điều chỉnh đã thể hiện rõ vai trò sức mạnh đạo đức đặc biệt
của đạo đức Công giáo. Bởi khi phát huy chức năng này đạo đức Công giáo
đã tạo ra những hệ thống chuẩn mực và giá trị phân nhánh vào từng lĩnh
vực nhằm điều chỉnh hành vi của các tín đồ. Những hành vi điều chỉnh
không chỉ là hoạt động thờ cúng theo các nghi lễ mà còn cả những hành vi
ứng xử đa dạng trong cuộc sống hàng ngày nhƣ quan hệ trong gia đình và
ngồi xã hội. Khi thực hiện hoạt động giao tiếp với ngƣời khác, các tín đồ
luôn phải dựa vào các định hƣớng chuẩn mực đạo đức để làm đúng với lề,
luật quy định của tôn giáo mà mình theo. Cần ln thấy rằng, điểm khác
biệt của đạo đức tôn giáo trong việc điều chỉnh hành vi tín đồ là ở chỗ có cơ
sở chung một giá trị tối cao đó là niềm tin vào lực lƣợng thiêng Thƣợng đế,
Trời, Thiên Chúa,... đảm bảo công bằng, cơng lý. Vì thế có tính hiệu quả
cao, đạo đức tơn giáo đƣợc các tín đồ tiếp nhận một cách thành tâm, nồng
nhiệt, bền vững và trong trạng thái tinh thần hồn tồn thoải mái. Tổ chức
tơn giáo cũng có sức mạnh vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thực thi
tuyên truyền niềm tin, lý tƣởng, đạo đức tôn giáo. Ngoài việc hành đạo,
truyền đạo, thực hành đạo để tuyên truyền, củng cố, phát triển niềm tin của
những ngƣời có đạo qua hành vi thờ cúng, các tổ chức tơn giáo có thực hiện
nhiều hình thức khác nhƣ hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, lễ
hội... Khi đồng thời thực hiện các chức năng đa dạng của tôn giáo và cả

25


×