Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.03 KB, 10 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NGHIÊN CỨU QUẢN
TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.Khái quát về nội dung nghiên cứu
1.1.1.Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị nguồn nhân lực:
- Quản trị nguồn nhân lực là việc hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát
triển, sử dụng, động viên và tạo mọi điều kiện cho tài nguyên nhân lực thông qua tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Quản trị nguồn nhân lực là sự kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và nghệ thuật
lãnh đạo.Về mặt khoa học, nhà quản trị phải nắm vững kiến thức và kỹ năng quản trị.
Về mặt nghệ thuật, quản trị gia phải biết cách lôi cuốn người khác làm việc theo mình,
có tài thuyết phục và biết cách dùng người đúng việc.
1.1.2 Mục tiêu của quản trị nhân lực
Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực nhằm cung cấp cho các cơ quan một lực
lượng lao động hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản trị phải biết cách thâu
dụng, phát triển, đánh giá, và duy trì nhân viên của mình.
Để cho công ty được phát triển, có lời và sống còn, nhà quản trị cần nắm vững
bốn mục tiêu cơ bản sau đây:
Các mục tiêu của quản trị nhân lực Các họat động hỗ trợ
A. Mục tiêu xã hội.
• Tuân theo pháp luật
• Các dịch vụ theo yêu cầu
• Mối tương quan giữa công đoàn
và cấp quản trị.
B. Mục tiêu thuộc về tổ chức.
• Họach định.
• Tuyển mộ.
• Đào tạo và phát triển.
• Đánh giá.
• Sắp xếp.
• Các hoạt động kiểm tra.


C. Mục tiêu chức năng nhiệm vụ
• Đánh giá.
• Sắp xếp.
• Các họat động kiểm tra.
D. Mục tiêu cá nhân.
• Đào tạo và phát triển.
• Đánh giá.
• Sắp xếp.
• Lương bổng.
1.1.3 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
• Nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích,
kết quả thông qua người khác, giúp cho nhà quản trị biết được cách giao dịch với
người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của
nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê
công việc.
• Quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bộ mặt văn hóa
của tổ chức.Một bầu không khí thoải mái có thể sẽ tác động đến tâm lý người lao
động, quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Áp dụng và phát triển quản trị nguồn nhân lực được coi như một trong những
điểm mấu chốt của cải cách quản lý góp phần thay đổi lề lối làm việc cũ kém
hiệu quả, tạo tiền đề cho việc áp dụng những cách thức quản lý mới với chi phí
thấp nhưng hiệu quả công việc lại cao.
• Quản trị nguồn nhân lực giúp cho các doanh nghiệp khai thác của người lao
động để nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về
nguồn nhân lực.
• Quản trị nguồn nhân lực thể hiện rất nhân bản về quyền lợi của người lao động,
đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết mối quan hệ lợi
ích giữa tổ chức, doanh nghiệp với người lao động.
1.1.4 Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực gồm ba nhóm chức năng chủ yếu sau đây:

- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: bảo đảm số lượng, chất lượng phù
hợp với công việc của doanh nghiệp.
- Nhóm chức năng tuyển dụng:
 Dự báo và hoạch định tài nguyên nhân sự.
 Phỏng vấn.
 Trắc nghiệm.
 Thu thập và xử lý thông tin về nguồn nhân sự của doanh nghiệp.
- Nhóm chức năng đào tạo và phát triển: nhóm chức năng này chú trọng việc
nâng cao năng lực cho nhân viên đạt được kỹ năng, trình độ tay nghề cần thiết đáp ứng
yêu cầu công việc. Như chương trình hướng nghiệp, đào tạo nhân viên mới, giúp nhân
viên làm quen với công việc.
- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: nhóm chức năng này chú trọng đến
việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong doanh nghiệp. Gồm hai chức năng
nhỏ:
+)Chức năng kích thích động viên: Liên quan đến các chính sách về lương
thưởng, giao công việc mang tính thách thức cao, khen thưởng kịp thời.
+)Chức năng quan hệ lao động: Môi trường làm việc, mối quan hệ công việc
như: Ký kết hợp đồng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động, bảo hiểm, an toàn lao
động …
1.1.5. Sự cần thiết phải nâng cao quản trị nguồn nhân lực:
Tầm quan trọng, sự cần thiết của quản trị nhân lực tăng mạnh trên toàn thế giới
trong mấy thập kỉ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh
tranh gay gắt trên thị trường, vật lộn với các cuộc suy thoái kinh tế và đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của khách hàng.
Quản trị nhân lực giúp nhà quản trị đạt được kết quả, mục đích thông qua người
khác. Một nhà quản trị có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng,
có hệ thống kiểm tra hiện đại chính xác… thì vẫn chưa đủ mà cần phải có phương pháp
làm việc hòa hợp với người khác.
Ngày nay nhân tố con người đóng vai trò quyết định đối với sự phát tirển của
doanh nghiệp mang hết năng lực của họ để phấn đấu cho mục tiêu, cho sự thành công

của doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể khi doanh nghiệp làm tốt công tác quản trị nhân
lực, quan tâm thực sự đến đội ngũ nhân viên.
Quản trị nhân lực là nhịp cầu nối giữa nhà quản trị với nhân viên tạo sự bình
đẳng trong doanh nghiệp, sự thống nhất hợp tác trong sản xuất của doanh nghiệp mang
Phân tích môi trường, xác định mục tiêu
Dự báo, phân tích công việc
Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực
Dự báo/xác định nhu cầu nguồn nhân lực
Thực hiện:Thu hút, đào tạo và phát triển.Trả công và kích thích.Quan hệ lao động
Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
Chính sách
Kế hoạch, chương trình
lại sức mạnh trong cạnh tranh, là bàn đạp vững chắc để doanh nghiệp có thể tiến bước
trong môi trường kinh doanh đa dạng của nền kinh tế thị trường.
1.2. Nội dung chủ yếu của hoạt động Quản trị nguồn nhân lực:
1.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực:
1.2.1.1. Khái niệm:
Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn
nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm cho
doanh nghiệp có đủ nguồn lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công
việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
1.2.1.2. Các nguyên tắc của hoạch định:
• Hệ thống.
• Khoa học.
• Tập trung vào khâu chủ yếu.
• Thừa kế.
• Xuất phát từ nhu cầu khách hàng.
• Kết hợp quyền hạn, quyền lợi và nhu cầu của từng nhân viên.
• Hiệu quả.
• Năng động, linh hoạt và tận dụng thời cơ của tổ chức.

• Phát huy tối đa tính năng động và tự chủ của nhân viên.
• Bí mật trong kinh doanh.
• Mạo hiểm.
1.2.1.3. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực:
Qui trình hoạch định nguồn nhân lực được mô tả như sau:
Mô hình 1.1 : Qui trình hoạch định nguồn nhân lực
1.2.2. Quá trình tuyển dụng:
Trình tự của quá trình tuyển dụng trong các doanh nghiệp thường được tiến hành theo 9
bước:
Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng.
Bước 2: Thông báo tuyển dụng.
Bước 3: Thu nhận nghiên cứu hồ sơ.
Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ.
Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm.
Bước 6: Phỏng vấn lần hai.
Bước 7: Xác minh, điều tra.
Bước 8: Khám sức khỏe.
Bước 9: Ra quyết định tuyển dụng.
1.2.3 Đào tạo và phát triển nhân viên.
1.2.3.1. Nhu cầu đào tạo:
Các hình thức đào tạo và huấn luyện tại các công ty Việt Nam là chưa phong phú
như đó là dấu hiệu của sự tiến bộ theo kịp với trào lưu của thế giới. Đối với một số
công ty mới thành lập việc đào tạo nhân viên là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất.
Bởi vì cho dù lắp đặt cả một hệ thống máy móc tinh vi mà không có người điều khiển
cũng trở nên vô tích sự, ít khi công ty tuyển người có đầy đủ trình độ phù hợp theo yêu
cầu, dù lâu hay mau những người mới được tuyển đều phải qua một khóa đào tạo.
Chúng ta đang sống trong giai đoạn bùng nổ thông tin và nhịp độ thay đổi diễn ra với
tốc độ chóng mặt như hiện nay. Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao
giờ hết, đồng thời các nhà quản trị còn phải thấy được xu hướng của thời đại trong năm

×