CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG.
1.Khái quát về thị trường và phát triển thị trường.
1.1.Khái niệm và phân loại.
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn với sự phân công lao động xã
hội. Có nhiều quan niệm về thị trường tuỳ theo góc độ tiếp cận.Theo cách hiểu
trong kinh tế chính trị thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua
bán hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế.
Theo Samuenson:” Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua bán trong
xã hội được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã
hội nhất định”.
Hiện nay, quan niệm thị trường được hiểu là quá trình mà người mua và
người bán tác động qua lại để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán. Các
hoạt động này có tiền tệ làm môi giới.
Như vậy, trong mỗi lĩnh vực, giai đoạn cụ thể có các quan niệm về thị tường
khác nhau. Nhưng thị trường luôn là nơi trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là nơi gặp
gỡ giữa cung và cầu.
Đối với một doanh nghiệp, một cách chung nhất, thị trường là tập hợp các
cá nhân, tổ chức mà về lý thuyết, có thể mua sản phẩm( thị trường tiềm năng).
Quy mô thực tế của thị trường này không chỉ phụ thuộc vào dân số mà còn phụ
thuộc vào sức mua và mong muốn mua( thị trường thực tế).
Thị trường được cấu thành bởi ba yếu tố: Cung, cầu, giá cả.
Việc phân loại thị trường cũng căn cứ vào nhiều yếu tố.
- Dựa vào vị trí của sản phẩm trong tái sản xuất, thị trường được
chia thành thị trường đầu ra và thị trường đầu vào.
- Căn cứ vào tính chất kinh doanh có thị trường bán buôn và thị
trường bán lẻ.
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh thị trường được chia ra thị trường
hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính.
- Dựa vào phạm vị lưu thông có thị trường dân tộc, thị trường khu
vực, thị trường thế giới.
1.2.Vai trò, chức năng của thị trường.
1.2.1.Vai trò.
Đối với một doanh nghiệp thì mục tiêu luôn là tối đa hoá lợi nhuận. Sản
phẩm của một doanh nghiệp phải được trao đổi trên thị trường. Lợi nhuận,
doanh thu của doanh nghiệp cũng được thu về từ thị trường. Vì vậy, thị trường
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Mặc dù bản thân nó không
tránh khỏi những khiếm khuyết như thông tin không đầy đủ, cung cấp hàng hoá
công cộng… Nhưng nói chung doanh nghiệp và thị trường luôn có mối quan hệ
chặt chẽ. Doanh nghiệp luopon chịu sự tác động, phụ thuộc rất nhiều vào thị
trường. Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không gắn với thị trường và
không được thị trường thừa nhận.
Thị trường gắn với khách hàng, gắn với người tiêu dùng. Một doanh nghiệp
không thể bán sản phẩm của mình nếu không biết ai là khách hàng , họ mua gì,
tại sao họ mua sản phẩm này mà không phải là sản phẩm khác? Ai sẽ tham gia
vào quá trình trao đổi? Khi nào mua? Mua ở đâu? Và mua như thế nào? Thị
trường chính là căn cứ để doanh nghiệp xác định mình sẽ sản xuất cái gì? Sản
xuất bao nhiêu và sản xuất cho đối tượng nào? Đây là những thông tin rất quan
trọng quyết định tương lai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có được những
thông tin này thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về khách
hàng và nhu cầu của họ cũng như sự biến đổi của cầu thị trường. Từ đó đưa ra
các chiến lược quan trọng.
Trên thị trường, không thể không nhắc đế cạnh tranh. Đây là quy luật tất
yếu của nèn kinh tế. Doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép từ đối thủ cạnh tranh
trực tiếp của mình mà còn chịu áp lực cạnh tranh từ nhiều phía như từ khách
hàng, từ nhà cung cấp, từ sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn. Tất cảt đề xuất
hiện và tác động đến doanh nghiệp qua thị trường. Do đó, thị trường cũng là nơi
doanh nghiệp khẳng định vị thế, uy tín, khả năng vượt trội của mình so với đối
thủ.
Một doanh nghiệp kinh doanh trên một lĩnh vực thì không thể đáp ứng được
tất cả nhu cầu của mọi khách hàng, trong khi đó xung quanh doanh nghiệp còn
rất nhiều đối thủ cạnh tranh và bản thân doanh nghiệp cũng chỉ có một hoặc một
vài thế mạnh. Vì thế, để kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp cần xác định
thị trường mục tiêu cho mình . Và thị trường tổng thể chính là căn cứ để doanh
nghiệp nghiên cứu, phân chia các đoạn thị trường và nhu cầu của nó, kết hợp
với điểm mạnh của mình từ đó xác định đoạn thị trường mà mình hoạt động tốt,
có thể tạo ra ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.Chức năng.
Thị trường nói chung có các chức năng thừa nhận, điều tiết, thông tin.
Thị trường thừa nhận công cụ xã hội của hàng hoá( giá trị sử dụng) và lao
động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá đó có bán được
không? Và bán với giá như thế nào?
Khi một sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường tức là sản phẩm đã được
chấp nhận. Và hàng hoá, dịch vụ đó phải được thực hiện giá trị trao đổi.
Chức năng điều tiết của thị trường thông qua việc kích thích hay hạn chế sản
xuất kinh doanh. Câu hỏi sản xuất với sản lượng bao nhiêu là do thị trường
quyết định. Doanh nghiệp không thể tự mình áp đặt sản xuất với lượng sản
phẩm bao nhiêu mà phải dựa vào cầu thị trường, cầu của ngành và cầu của
doanh nghiệp.
Thị trường điều tiết sự ra nhập hay rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp. Khi
cung thị trường về một sản phẩm vượt quá cầu thì điều tất yếu là một số doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải rút lui khỏi thị trường hoặc sản xuất
với sản lượng ít hơn. Quá trình đào thải sẽ diễn ra khi một doanh nghiệp không
còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại, khi cung thiếu hụt, hoặc một
ngành mà mang lại lợi nhuận cao, sức hút lớn thì sẽ kích thích sự tham gia của
các doanh nghiệp ngoài ngành và những nhà đầu tư mới. Việc ra nhập hay rút
lui khỏi ngành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường và lĩnh vực đó. Ví
dụ rào cản ra nhập hay rút lui khỏi ngành, mức độ hấp dẫn của ngành, sự liên
kết của các nhà cung ứng sẵn có, hay mức độ, nhu cầu của thị trường.
Thị trường còn kích thích các nhà đầu tư giỏi. Điều tất yếu là khi một nhà
đầu tư giỏi sẽ hoạt động tốt và đứng vững trên thị trường. Ngược lại, những đầu
tư kém hiệu quả sẽ bị sụp đổ. Các mặt hàng mới, lĩnh vực có lợi, có tiềm năng
cũng sẽ được kích thích phát triển. Bởi vì các mặt hàng mới thì luôn thu hút
được sự quan tâm, kích thích người mua muốn mua. Và khi cầu tăng thì cung sẽ
phải tăng để đáp ứng nhu cầu. Và đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thì
mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Vì vậy, họ sẽ tìm mọi cách để xâm nhập
vào những lĩnh vực có lợi, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, thị trường còn là nơi kiểm tra đánh giá các kế hoạch, quyết
định của doanh nghiệp thông qua tốc độ phát triển, mức độ tham gia vào thị
trường của doanh nghiệp. Qua thị trường, doanh nghiệp sẽ thấy được ưu, nhược
điểm cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có các
biện pháp phát huy, tận dụng thế mạnh và khắc phục, tránh những điểm yếu.
Doanh nghiệp không chỉ xác định được vị trí của mình mà còn có thể xác định
được vị trí của đối thủ cạnh tranh trên thị trường và đưa ra những chiến lược,
chính sách đối với đối thủ.
Thị trường còn là nơi cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu
dùng. Đối với người tiêu dùng, thị trường cung cấp thông tin về chủng loại, giá
cả, mẫu mã, nhãn hiệu… Đối với nhà sản xuất thông tin từ thị trường cực kỳ
quan trọng. Những thông tin về nhu cầu, tình hình tiêu thụ sản phẩm, xu hướng
tiêu dùng… sẽ là những căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các quyết định về sản
phẩm, só lượng phân phối…
1.3.Phát triển thị trường và sự cần thiết phải phát triển thị trường.
1.3.1.Quan niệm và nội dung của phát triển thị trường.
Mở rộng thị trường là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu,
lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Đưa hàng hoá hiện có của mình
vào các thị trường mới để tăng lượng tiêu thụ. Để đạt được mục đích này thì
ngoài thị trường truyền thống mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh, doanh nghiệp
cần mở rộng thêm, xâm nhập vào những đoạn thị trường khác hoặc cải tiến sản
phẩm, thay đổi chính sách giá cả… để thu hút thêm khách hàng trên thị trường
mục tiêu.
Công tác phát triển, mở rộng thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp
của doanh nghiệp để đưa khối lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đạt mức
tối đa.
Phát triển thị trường có thể thực hiện bằng mở rộng theo sản phẩm, mở
rộng theo địa lý hay mở rộng theo khách hàng.
Mở rộng theo sản phẩm tức là đưa thêm nhiều dạng sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng từ đó tối đa việc tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ xác định lĩnh vực hoạt động,
nhóm hàng hoặc một sản phẩm mà doanh nghiệp có lợi thế nhất để tập trung
nguồn lực vào sản xuất kinh doanh.
Có hai hướng là có thể mở rộng sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng,
giá trị sử dụng. Theo đuổi mục đích này doanh nghiệp phải đầu tư chi phí lớn về
máy móc, thiết bị, nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm ra thị trường…
Hoặc hướng thứ hai mà doanh nghiệp có thể theo đuổi là cải tiến, hoàn thiện sản
phẩm, thay thế sản phẩm hiện có. Doanh nghiệp sẽ có các thay đổi về chất
lượng, kiểu dáng, kích thước, bao bì, nhãn hiệu,… tạo sự khác biệt cho sản
phẩm của mình.
Mở rộng theo địa lý tức là mở rộng địa bàn hoạt động của doanh nghiệp
bằng hệ thống các đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán…. Mở rộng địa lý có
thể thực hiện tại khu vực đang hoạt động của doanh nghiệp, hoặc xâm nhập vào
nhưng khu vực mới, thị trường.
Mở rộng theo khách hàng từ những khách hàng truyền thống , khách hàng
mới, khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp xác định. Doanh nghiệp tiến hành
phân chia khách hàng theo nhóm tuổi, giới tính, thu nhập, thị hiếu… Nghiên
cứu nhu cầu, mong muốn của từng nhóm đối tượng và dựa vào khả năng của
mình để có chiến lược cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Mở rộng thêm đối
tượng phục vụ dựa vào hành vi tiêu thụ, phạm vi địa lý và căn cứ vào mối quan
hệ khách hàng, doanh nghiệp.
1.3.2. Các phương thức phát triển thị trường.
Các doanh nghiệp có thể phát triển thị trường theo hai phương thức chính.
Đó là phát triển theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu hoặc doanh nghiệp có thể
phát triển đồng thời trên hai phương diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Theo chiều rộng: Là việc doanh nghiệp thực hiện phát triển về số lượng
khách hàng có cùng loại nhu cầu để bán nhiều hơn một loại hàng hóa hay dịch
vụ nào đó. Trong phát triển theo chiều rộng, doanh nghiệp có thể mở rộng về
không gian và phạm vi địa lý, mở rộng địa bàn hoạt động của mình. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình bằng việc
cung cấp thêm các loại sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.
Phương thức này được áp dụng khi:
+ Doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên các thị trường truyền thống nữa.
+ Doanh nghiệp có khả năng và tiềm lực để mở rộng thêm một số thị trường
của mình.
+ Thị trường truyền thống của doanh nghiệp trở nên bão hòa với các sản
phẩm của doanh nghiệp.
+ Mở rộng đối với những sản phảm có nhu cầu tiêu dùng thông dụng, tương
đối giống nhau trên các thị trường khác nhau, đặc biệt là sản phẩm được tiêu
chuẩn hóa.
Theo chiều sâu: Đây là hình thức mở rộng và phát triển thị trường về chất.
Phát triển theo chiều sâu bao gồm những việc như nâng cao chất lượng sản
phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Doanh
nghiệp có thể thực hiện bằng cách phân đoạn, cắt lớp thị trường để thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng trên từng đoạn thị trường một cách tốt nhất. Một số chỉ
tiêu có thể được dùng trong đánh giá sự phát triển thị trường theo chiều sâu như:
tốc độ phát triển quy mô thị trường, thị phần thực tế của doanh nghiệp trên thị
trường,.. Phương thức này được áo dụng khi:
+ Doanh nghiệp vẫn có khả năng tiếp tục nâng cao chất lượng và số lượng
đến thị trường.
+ Doanh nghiệp có bí quyết công nghệ sản xuất sản phẩm đặc biệt, độc đáo.
+ Nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tại các thị trường hiện tại của
doanh nghiệp tương đối lớn và ổn định.
+ Vòng đời sản phẩm còn đang trong giai đoạn phát triển trên thị trường đó.
+ Doanh nghiệp có quy mô hạn chế.
1.3.3.Sự cần thiết phải phát triển thị trường.
1.3.2.1. Xu thế chung của nền kinh tế.
Nếu như trước kia nền kinh tế Việt Nam còn có sự phân biệt giữa thành
phần kinh tế nhà nước và tư nhân, thậm chí chúng ta chủ trương chỉ phát triển
thành phần kinh tế nhà nước. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thị trường và
các quy luật của thị trường không tồn tại. Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất
theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước do đó không có động lực để phát triển. Khi
các quan hệ kinh tế thị trường không được thừa nhận thì sẽ dẫn đến nền kinh tế
đi ngược quy luật và đổi mới là tất yếu. Hiện nay, tất cả các thành phần kinh tế
đều bình đẳng và có cơ hội phát triển. Sự can thiệp của nhà nước giảm dần và
chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp bằng các chính sách vĩ mô.
Sự bình đẳng này cũng dẫn đến các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh và cạnh
tranh bình đẳng trên thị trường. Do đó, để có thể đứng vững thì không còn cách
nào khác mỗi doanh nghiệp phải tự lựu chọn cho mình một hướng đi và có
những chiến lược chiếm lĩnh thị phần nhất định.
Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ các giới hạn về địa lý không
còn là vấn đề đáng quan tâm, thị trường của doanh nghiệp không bị bó hẹp
trong nước cũng như khu vực. Các doanh nghiệp có cơ hội vươn ra nước ngoài
thì cũng có nguy cơ bị xâm nhập bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Cạnh tranh
gay gắt hơn và doanh nghiệp không thể không nghiên cứu thị trường và thực
hiện phát triển thị trường của mình không bằng cách này thì bằng cách khác.
Đặc biệt trong vài thập niên trở lại đây, toàn cầu hoá và hội nhập chưa bao
giờ mạnh mẽ như vậy. Thị trường là thị trường toàn cầu. Bắt buộc các doanh
nghiệp trong nước phải có tầm nhìn ra nước ngoài. Trong khi đó, thị trường
trong nước vẫn phải được quan tâm và do nhu cầu luôn biến đổi, đời sống nâng
lên, các nhu cầu của con người không còn là những nhu cầu thiết yếu. Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp để có thể
đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu doanh nghiệp không chú ý đêu điều này thì
các nhu cầu mới sẽ sẵn sàng được đáp ứng bởi các doanh nghiệp khác, các
doanh nghiệp nước ngoài với trình độ, kinh nghiệm hơn hẳn chúng ta.
1.3.2.2. Phát triển thị trường là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không
tìm mọi cách gắn kinh doanh của mình với thị trường vì chỉ như vậy doanh
nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường.
Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp hoạt động là lợi nhuận. Để duy trì
sự tồn tại và phát triển của mình, mọi doanh nghiệp đều phải nhìn về phía trước
với những mục tiêu cần đạt tới. Trong đó mục tiêu về thị phần, lợi nhuận là mục
tiêu hàng đầu và cũng là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Mọi cố
gắng của doanh nghiệp cũng nhằm đạt được một vị trí mong muốn xét trên vị
thế cạnh tranh và sự thay đổi hoàn cảnh.
Doanh nghiệp giống như một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Nó cần có sự
trao đổi chất với thị trường bên ngoài. Sự trao đổi càng liên tục, mạnh mẽ với
quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khoẻ mạnh. Do vậy doanh nghiệp phải
không ngừng mở rộng và phát triển thị trường của mình.
1.3.2.3. Các quy luật của nền kinh tế.
Quy luật cạnh tranh.
Trong nền kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua
giữa các doanh nghiệp trong việc giành lấy một nhân tố sản xuất hoặc khách
hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Cạnh tranh có thể đưa lại
lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi ích
toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực. (Ví dụ: chất lượng tốt hơn, giá
rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn...). Giống như các quy luật sinh tồn và đào thải tự nhiên,
quy luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường,
duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá
trình phát triển toàn xã hội.
Quy luật cung cầu.
Quy luật về vòng đời sản phẩm. Một sản phẩm bắt đầu được tung ra thị
trường, đến giai đoạn tăng trưởng, phát triển rồi bão hòa và biến mất khỏi thị
trường. Do vậy để một doanh nghiệp có thể tồn tại được thì khi vòng đời của
sản phẩm còn chưa chấm dứt doanh nghiệp cần phải không ngừng mở rộng quy
mô và liên tục cải tiến sản phẩm của mình trên nhiều phương diện nhằm thu
được lợi nhuận tối đa và có những sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ khi nó
đến giai đoạm bão hòa.
1.4. Các yếu tố tác động đến phát triển thị trường.
1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
Môi trường kinh tế: Thực trạng kinh tế và xu hướng trong tương lai có sự
ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế trước hết phản
ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng
kinh tế, lạm phát.Môi trường kinh tế cũng bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến
sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng như thu nhập, sự phân hoá thu
nhập.
Môi trường công nghệ, kỹ thuật: Môi trường công nghệ bao gồm các
nhân tố gây ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm mới và cơ hội thị
trường mới. Việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan