Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đổi mới hệ thống chính trị việt nam theo tinh thần đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 13 trang )

ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẨN THỨ XII
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
#



Phạm Q uốc T h àn h '- Phùng Chí K iên '

Tóm tắt: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam
diễn ra trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp và mau lẹ,
tình hình trong nước có nhiều biến chuyển tích cực sau 30 năm đổi mới song vẫn
còn nhiều vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết triệt để. Điều đó vừa đem lại
động lực, nhưng củng đặt ra không ít thách thức đối với Đảng trong nhiệm kỳ
XII (2016 - 2021). Trong số những nhiệm vụ trọng tâm mà Đáng tập trung thảo
luận trong kỳ Đại hội vừa qua, tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị là một trong
những nhiệm vụ được Đảng xác định có vị trí quan trọng hàng đầu. Cụ thể, sau
quá trình tổng kết lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới, Đảng đã nhận thức rõ
ràng hơn về mục tiêu và nhiệm vụ đổi mới hệ thống chính trị.

về cơ chế vận hành

và cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị, một điểm được nhiều đại biểu thảo luận
là vấn đề hợp nhất một số cơ quan Đảng và nhà nước tương đồng về chức năng,
nhiệm vụ.

về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Đại hội XII nhấn mạnh

nhiệm vụ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các thành tố khác trong
hệ thống chính trị, đặc biệt là Nhà nước. Phân tích và trao đối về những vấn đề
trên là nội dung chính của bài viết này.



Từ khóa: đổi mới hệ thống chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
1.

KHÁI QUẤT VẼ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY

Có nhiều cách hiểu khác n h au về hệ thống chính trị được các học
giả trong nước và quốc tế đưa ra. Theo chúng tôi, cách đ ịn h nghĩa
sau đem đến được cái n h ìn khá đầy đ ủ và toàn diện về khái niệm
quan trọng này: "hệ th ống chính trị là m ột bộ p h ận của kiến trúc
Khoa Khoa học Chính trị, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội


ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ V IÊT NAM THEO TINH THẨN ĐẠI HỘI ĐẠI BIẾU TOÀN QUỐC

thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với
nhau về m ặt m ục đích, chức năng trong việc thực hiện hoặc tham gia
thực hiện quyền lực chính trị, trong việc đưa ra các quyết định chính
trị" (Viện Khoa học chính trị, 2004: tr.289). Cụ thể hơn, d ù có n h ữ n g
điểm đặc thù riêng, n h ư n g hầu hết các hệ thống chính trị đư ơng đại
đều có đầy đủ ba thành tố cơ bản là đảng chính trị, nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội1. Ba th àn h tố này có mối quan hệ chặt chẽ với
nh au và với n h ữ n g yếu tố khác (lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa
lý,...) trong đời sống chính trị. D ạng thức quan hệ và mức độ tương tác
giữa ch ú n g có sức ản h h ư ở n g m ạnh mẽ tới việc hoạch định chính sách
đối nội và đối ngoại của m ột quốc gia.
Dựa trên cách hiểu khái quát trên, ở Việt Nam, hệ thống chính trị về
cơ bản gồm các thành tố: Đ ảng Cộng sản Việt Nam, N hà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt N am , Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội th àn h viên (gồm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

Hội N ông d ân Việt N am , Đ oàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí M inh,
Hội Liên hiệp P hụ nữ Việt N am , Hội C ựu chiến binh Việt Nam).Trong
đó, mỗi th àn h tố đều có cơ cấu tổ chức, vị trí và vai trò riêng được luật
p h áp Việt N am quy đ ịn h và thừa nhận.
Đ ảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống
chính trị Việt Nam. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đ ảng được thể
hiện qua việc: đề ra các dường lối, chủ trưưng, chính sách vĩ mô lừ cấp
tru n g ương tới địa phương; bố trí cán bộ, sử dụng cán bộ trong các tổ
chức thuộc hệ thống chính trị để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng; tiến
hành công tác kiểm tra các đảng viên và phối hợp các tổ chức trong hệ
thống chính trị thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp h àn h Hiến
pháp, pháp luật của N hà nước, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng;...
N hà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt N am là trung tâm của
hệ thống chính trị, bao gồm các thiết chế: Q uốc hội, C hủ tịch nước,
C hính p h ủ , các cơ q u an tư p h áp (Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân)
và chính quyền tại các địa phương. N hà nước hoạt động trong kh u ô n
1 Nhiều quốc gia phương Tây sử dụng thuật ngữ "Các tổ chức xã hội dân sự"
hoặc "nhóm lợi ích"


P h ạm Q u õ c T h à n h - Phùng Chí Kiên

khổ H iến pháp và p h áp luật, thể chế hóa các đ ư ờ n g lối, chính sách của
Đ ảng thành luật để quản lý và p h át triển xã hội.
Mặt trận Tổ quốc Việt N am và các tổ chức chính trị - xã hội th àn h
viên đại diện cho ý chí, nguyện vọng của tất các tầng lớp n h ân dân,
vừa tham gia quá trình hoạch định đường lối, chính sách của Đảng,
p h áp luật của Nhà nước, vừa có vai trò kiểm gia, giám sát, p h ản biện
xã hội đối với các hoạt động của Đ ảng và N h à nước. Đ ảng Cộng sản
Việt N am vừa là th àn h viên vừa là người lãnh đạo M ặt trận. M ặt trận

hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thư ơ ng dân chú, phối hợp
và thống nhất hành động giữa các thành viên.
Chức năng của hệ thống chính trị Việt N am về cơ bản gồm:
(1) Chức năng tổ chức thực hiện quyền lực n h ân dân (quyết đ ịn h
đ ư ờ n g lối chính trị đối với sự p h át triển của đ ất nước, tro n g điều
h àn h và quản lý đ ất nước, giám sát quá trìn h thực thi qu y ền lực được
n h ân d ân ủy quyền,...); (2) Chức n ăn g xây d ự n g và tăng cường khối
đại đo àn kết dân tộc; (3) Chức n ăn g tổ chức thực thi dân chủ và bảo
đảm dân chủ; (4) Chức n ăn g giữ v ữ n g ổn đ ịn h chính trị, trật tự, an
toàn xã hội, đấu tran h trấn áp các lực lượng th ù địch tro n g quá trình
xây d ự n g chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủ q u y ền quốc gia (Đ inh Thế
H u y n h và cộng sự, 2015: tr.250). N g u y ên tắc v ận h àn h th ố n g n h ất
của cả hệ th ố n g chính trị nước ta là: Đ ảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
N hân dân làm chủ.

Thực tiễn h o ạt đ ộ n g 30 năm đổi mới, h ệ th ống chính trị Việt
N am đã đạt được n h iều th à n h tựu đ án g kể, th ể h iện ở các m ặt chủ
yếu là: chức năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của các th à n h tố trong hệ
th ố n g chính trị đã được thể chế hóa cụ thể h ơ n , rõ ràn g h ơ n với hiệu
lực p h áp lý cao hơn; mối quan hệ giữa các th à n h tố tro n g hệ th ống
chính trị cũng được xác đ ịn h đầy đủ hơn, các cặp q u an hệ Đ ảng N hà nước, N hà nước - M ặt trận, Đ ảng - M ặt trận và sự tư ơ ng tác giữa
ch ú n g với toàn bộ hệ th ố n g chính trị và với n h â n dân được n h ận thức
m ột cách cụ thể, chi tiết hơn, giúp n ân g cao h iệu quả ch u n g của toàn
hệ thống; các cơ quan, tổ chức, thiết chế tro n g h ệ th ống chính trị ngày
càng được hoàn thiện theo h ư ớ n g tin h gọn, h iệu quả cả về chiều dọc
lẫn chiều ngang; tính chất p h áp quyền tro n g h ệ th ống ch ính trị ngày


ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THEO TINH THẨN ĐẠI HỘI ĐAI BIỂU TOÀN QUỐC


càng được kh ẳn g định, tất cả các tổ chức, cơ quan, cán bộ của th àn h
tố tro n g hệ th ống ch ính trị đều phải hoạt đ ộ n g trong kh u ô n khổ của
p h á p luật.
Mặc dù vậy, quá trình vận hành hệ thống chính trị trong những năm
qua củng bộc lộ một số mặt hạn chế, yếu kém: tính đồng bộ trong đổi mới
hệ thống chính trị chưa được thể hiện rõ rệt, một số bộ phận trong hệ
thống được chú trọng đầu tư nguồn lực để đổi mới, một số bộ phận khác
lại chưa được thực sự quan tâm; cơ cấu tổ chức của toàn hệ thống dù đã
được tinh giản hơn nhưng nhìn chung vẫn còn tương đối cồng kềnh cả về
chiều ngang và chiều dọc; sự hoạt động của từng thành tố và cả hệ thống
vẫn bộc lộ tính thiếu hiệu quả trong một số vấn đề cụ thể; sự phân công,
phân nhiệm giữa các thành tố vẫn còn những bất cập, hiện tượng chồng
chéo chức năng, nhiệm vụ (đặc biệt là giữa Đảng và Nhà nước) vẫn xảy ra;
chất lượng của một bộ phận đội ngữ cán bộ, công chức trong hệ thống nhìn
chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; vai trò giám sát,
phản biệt xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa
được thể hiện thường xuyên và thực sự hiệu quả;...
C hính n hữ ng tồn tại trên đã và đang trở thành m ột bài toán khó
đối với quá trình đổi m ới hệ thống chính trị ở Việt Nam, buộc các th àn h
tố của toàn hệ th ống phải nghiêm túc nhìn n h ận và tìm p h ư ơ n g án
giải quyết n h an h chóng. Với vai trò vừa là thành viên, vừa là tổ chức
lãnh đạo hệ thống chính trị, Đ ảng Cộng sản Việt N am ý thức rõ được
trách nhiệm to lớn của m ình và đã thể hiện quyết tâm đẩy m ạnh, n ân g
cao hiệu quả đối với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị trong thời
gian tới th ông qua n h ữ n g việc làm cụ thể trong quá trình chuẩn bị và
diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. C húng tôi sẽ
p h ân tích sâu hơn về v ấn đề này trong p h ần tiếp theo của bài viết.
2.

MỘT SỐ VẤN ĐỂ NỔI BẬT VẼ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI

ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LÁN THỨ XII CỦA ĐẢNG

2.1. Về nhận thức đối với mục tiêu, nhiệm vụ của đổi mới hệ thông chính trị

Sau 30 năm , dưới góc độ tổng thể, có thể khẳng định công cuộc
đổi mới do Đ ảng Cộng sản Việt N am lãnh đạo đã đạt được nhiều th àn h


Phạm Quốc Thành - P h ù n g Chí Kiên

tựu to lớn trong mọi m ặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
đất nước. Điều đó đã khẳng định tính đúng đ ắn của con đ ư ờ n g xã hội
chủ nghĩa mà Đ ảng và n h ân dân Việt Nam đã lựa chọn. Mặc d ù vậy,
bên cạnh n h ữ n g kết quả tích cực, nhiều hạn chế, yếu kém v ẫn còn tồn
tại, buộc Đ ảng phải nghiêm túc kiểm điểm, sửa chữa để tiếp tục d u y trì
và đẩy n h an h đà p h át triển của đất nước.
v ề hệ thống chính trị Việt N am , trong quá trình đổi mới, Đ ảng đã
không ngừng hoàn thiện về m ặt n h ận thức, tạo điều kiện để cơ cấu, tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị Việt N am ngày càng
được củng cố và làm rõ, từ đó n ân g cao tính hiệu quả trong h o ạt động
của cả hệ th ống chính trị. Ý thức rõ tầm quan trọng của Đại hội XII với
tư cách là kỳ Đại hội tổng kết 30 năm đổi mới đất nước, Đ ảng đã chủ
trương triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu tổng kết lý lu ận và thực
tiễn sau 30 năm đổi mới của Việt Nam, góp phần hoàn th iện các nội
d u n g trong các Văn kiện trình Đại hội. Theo tinh th ần Văn kiện Đại hội
XII và các kết quả nghiên cứu tổng kết lý luận, thực tiễn của Đ ảng về
30 năm đổi mới, chúng ta có thể thấy Đ ảng đã cụ thể hóa rất rõ mục
tiêu và nhiệm vụ của đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam.

v ề m ục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam, Đ ảng xác

định rõ "mục tiêu của xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị là thực
hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống
xã hội, p h át huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững định h ư ớ n g xã
hội chủ nghĩa" (Đinh Thế H uynh và cộng sự, 2015, tr.248). Rỏ ràng, n h ận
thức của Đ ảng về xây dự ng và p h át huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đã có
nhiều bước tiến quan trọng, Đ ảng khẳng định "phát huy dân chủ là bản
chất của chế độ, vừa là m ục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
N ền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải vừa thể hiện các giá trị
dân chủ phổ quát của nhân loại, vừa thể hiện nhữ n g giá trị đặc trưng
ph ản ánh bản sắc, đặc điểm văn hóa, truyền thống của Việt N am " (Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2015, tr.139). Thực tế cho thấy, quá trình xây dựng
và p h át huy dân chủ ở Việt N am đã đạt được nhiều thành tự u quan
trọng. Đại hội XI của Đ ảng khẳng định: "Dân chủ trong Đảng, tro n g các
tổ chức và xã hội được m ở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của n h ân dần


ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TH EO TINH THẨN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC

được phát huy tốt hơn. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật được coi trọng" (Đẳng Cộng
sản Việt Nam, 2011, tr.158). Đến Đại hội XII, Đ ảng cũng chỉ rõ sau 30 năm
đổi mới, "dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức m ạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc tiếp tục được phát huy" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.59). Tuy
nhiên, vẫn còn không ít vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này như dân
chủ trong Đ ảng chưa được thực hiện đầy đủ, việc xây dựng N hà nước
pháp quyền còn bất cập, vai trò của Mặt trận Tổ quốc chưa được p h át
h uy đầy đủ,... Chính vì thế, việc Đảng khẳng định mục tiêu đảm bảo,
xây dự ng và phát triển nền dân chủ của hệ thống chính trị đã cho thấy
nhận thức rõ ràng của Đảng đối với lý do tồn tại của hệ thống chính trị,
về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị trong công cuộc xây dựng nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa.
v ề nhiệm vụ của đối mới hệ th ống chính trị, Đ ảng đã có n h ữ n g
điểm mới trong n h ận thức. Cụ thể, Đ ảng không chủ trư ơng đổi mới
hệ th ố n g chính trị m ột cách "chung chung" m à đã cụ thể hóa n h ữ n g
nhiệm vụ cụ thể của công cuộc này. Tính chất cụ thể được m in h
ch ứ n g ở hai điểm . Thứ nhất , Đ ảng nêu rõ nhiệm vụ đổi mới đối với
từ n g th àn h tố của hệ th ố n g chính trị, cụ thể là tăng cường xây d ự n g
Đ ảng, hoàn thiện mô hình N hà nước p h áp quyền xã hội chủ nghĩa,
p h át huy hơn nữa vai trò của M ặt trận Tổ quốc và các đoàn thể n h â n
dân, thể hiện qua các nội d u n g lớn trong Báo cáo chính trị của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ỉ trình Đại hội XII (Đ ảng C ộng sản

Việt N am , 2016, trl6-181). Thứ hai, Đ ảng xác đ ịn h việc tăng cường đổi
m ới sự lãnh đạo của Đ ảng đối với hệ th ố n g chính trị là m ột nhiệm
v ụ trọng tâm. Đ ảng lãnh đạo hệ th ống chính trị là m ột trong n h ữ n g
n g u y ên tắc căn bản trong cơ chế vận h à n h của h ệ th ống chính trị.
Tuy nhiên, tro n g bối cảnh tình h ìn h trong nước và thế giới có n h iề u
d iễn biến phứ c tạp, đặc biệt là trong nội bộ Đ ảng xuất hiện v ấn đề
liên qu an tới sự suy thoái của m ột bộ p h ận kh ô n g n hỏ cán bộ, đ ản g
viên, làm ản h h ư ở n g tiêu cực tới sự lãnh đạo của Đ ảng, việc Đ ảng đề
ra nhiệm vụ này trong đổi mới hệ th ố n g chính trị là m ột quyết đ ịn h
h ợ p lý và có tín h cấp bách.


Phạm Quốc Thành - P hùn g Chí Kiên

2.2.

Vế cơ chê vận hành và kiện toàn cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị
Thứ nhất, về cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam,


kết quả nghiên cứu tổng kết lý luận 30 năm đổi mới của Ban C hấp
hành Trung ương đã khẳng định: "Nội dung "Đ ảng lãnh đạo, N hà
nước quản lý, n h ân dân làm chủ" từ ng bước được cụ thể hóa, có n h ữ n g
bước tiến theo h ư ớ n g phân tích rõ hơn chức năng, thẩm quyền, nhiệm
vụ, trách nhiệm của mỗi chủ thể, n ân g cao hơn hiệu lực, hiệu quả, công
khai, m inh bạch, ý thức tuân thủ p h áp luật" (Đảng Cộng sản Việt N am
2015, tr.149). Rõ ràng, việc Đ ảng xác định cơ chế vận h àn h của hệ th ống
chính trị Việt N am là "Đ ảng lãnh đạo, N hà nước quản lý, n h â n dân
làm chủ" đã thể hiện được tính đ ú n g đắn của nó trong thời gian qua,
đem lại nhiều thành tựu quan trọng. Mặc dừ vậy, thực tiễn áp d ụ n g cơ
chế này cho thấy, nó "chưa được thể chế hóa đủ cụ thể và ràn h mạch
th àn h cơ chế đ ồ n g bộ để n h ân dân thực sự là chủ và làm chủ các quá
trình p h át triển kinh tế, chính trị - xã hội, làm chủ theo tinh th ần "tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về n h ân dân" (Đinh Thế H u y n h và cộng
sự, 2015, tr.247). Điều này cho thấy, cơ chế vận h àn h hiện nay dù đã thể
hiện tính hiệu quả, song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được đầy đ ủ yêu
cầu đ ặt ra của đời sống chính trị đất nưức. Vì thế, đây sẽ tiếp tục ỉà vấn
đề cần được quan tâm trong đổi mới hệ thống chính trị thời gian tới.
Thứ hai, về kiện toàn cơ cấu tổ chức của hệ th ố n g chính trị, n h ư

phần trên vừa p h ân tích, đây là m ột trong n h ữ n g nhiệm vụ trọng
tâm trong đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam của nhiệm kỳ XII của
Đ ảng Cộng sản Việt Nam. Việc kiện toàn cơ cấu tổ chức được thực hiện
trên hai ph ư ơ n g diện chú yếu là kiện toàn cơ cấu tổ chức của từng
thành tố trong hệ th ống chính trị và đổi mới, xác đ ịn h m ột cách p h ù
hợp mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị.

về đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của từng thành tố trong hệ
thống chính trị, Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ, đối với Đảng, cần

"tiếp tục đổi mới bộ máy của Đ ảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh
gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đổi mới,
kiện toàn tổ chức bộ m áy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm
vụ, nân g cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan


ĐỔI MỚI H ỆTH Ớ N G CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THEO TINH THẨN ĐẠI HỘI ĐẠI BIẾU TOÀN QUỐC

hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với
trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. H oàn thiện và
thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền,
vi phạm pháp luật, kỷ cương" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.203).
Điểm đáng chú ý ở đây chính là việc Đ ảng nêu cao vai trò của hoạt động
giám sát quyền lực trong Đảng, m ột trong những điểm rất quan trọng
trong bối cảnh không ít cán bộ và đảng viên đã lạm dụng chức vụ, quyền
hạn phục vụ cho nhữ ng mục đích bất chính đã được Đ ảng thẳng thắn
nhìn nhận trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Đối với xây dựng
và hoàn thiện N hà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đ ảng xác định:
"Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
do Đ ảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính
trị [...] Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
của N hà nước theo quy định của H iến p h áp năm 2013, đáp ứng các đòi
hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế"(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.175). Đối với Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên, Đại hội XII của Đ ảng đề ra nhiệm vụ: "tiếp tục
tăng cường củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới
nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân"(Đ ảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.166).


v ề đổi mới, xác định m ột cách p h ù hợp mối quan hệ giữa các
thàn h tố trong hệ thống chính trị, tại Đại hội XII, nhiều đại biểu quan
tâm tới vấn đề hợp n h ất m ột số cơ quan của Đ ảng và cơ quan của
N hà nước. Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội, Đ ảng lưu ý nhiệm vụ
"nghiên cứu thực hiện thí đểm hợp n h ất m ột số cơ quan Đ ảng và N hà
nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ"(Đ ảng Cộng sản Việt N am ,
2016, tr.203). Khi vấn đề này được đưa ra thảo luận tại Đại hội, nhiều
quan điểm, ý kiến đã được đưa ra. M ột số đại biểu cho rằng vấn đề này
đã được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 9 khóa X với Đề án nhất thể
hóa m ột số tổ chức và vị trí lãnh đạo của cơ quan Đảng, chính quyền từ
cấp xã đến cấp tỉnh, cho đến nay điều kiện thực tế đã đ ủ chín m uồi để
áp d ụ n g thí điểm việc n h ất thể hóa trong nhiệm kỳ XII. Tuy nhiên, m ột


P h ạm Quốc Thành - Phùng Chí Kiên

số đại biểu khác lại n h ận định rằng điều kiện khách q u an và chủ quan
hiện nay chưa phù hợp để n h ất thế hóa, thậm chí có đại biểu kh ô n g
ủ n g hộ cách thức tổ chức bộ m áy n h ư vậy. C hính vì thế, trong Báo cáo
tiếp thu, giải trình của Đ oản Chủ tịch Đại hội về ý kiến thảo luận của
các đại biểu đối với các văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
th ứ XII của Đ ảng, "Đ oàn C hủ tịch đề nghị Đại hội cho d iễn đ ạt n h ư
tro n g Báo cáo là: "N ghiên cứu thự c hiện thí điểm hợp n h ấ t m ột số cơ
qu an đ ản g và nhà nước tư ơ n g đ ồ n g về chức năng, n h iệm vụ"(Đ ảng
Cộng sản Việt N am , 2016, tr.403), n g h ĩa là tro n g thời gian tới Đ ảng
sẽ tiếp tục nghiên cứu thí điểm chứ chưa áp d ụ n g rộ n g rãi m ỏ h ìn h
hợp n h ất m ột số cơ q u an đ ản g và n hà nước có chức n ăn g , n h iệm vụ
tương đồng nhau.
2.3. Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thông chinh trị


Có thể hiểu, "Phương thức lãnh đạo của Đ ảng là phư ơng pháp,
cách thức tác động vào đối tượng lãnh đạo bằng n h ữ n g nội dung, công
việc cụ thể; là cách ứng xử trong mối q u an hệ giữa Đ ảng với tư cách là
cơ quan, tổ chức chủ thể lãnh đạo. Các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán
bộ, đảng viên của Đ ảng vận d ụ n g p h ư ơ n g thức lãnh đạo đó vào hoạt
động thực tiễn theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ của m ình, để tuyên
truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức n h ân d ân thực hiện chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của N hà nước" (Phan H ữ u Tích, 2015,
tr.40). Ở Việt N am hiện nay, trước yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt
là công cuộc dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, ph ư ơ n g thức lãnh đạo
của Đ ảng cũng đ ứ n g trước đòi hỏi p h ải n h a n h ch ó n g được bổ su n g
và hoàn thiện, "nói cách khác d ân ch ủ hóa xã hội đòi hỏi phải d ân
chủ hóa p h ư ơ n g thức cầm qu y ền của Đ ảng. Đ iều đó kh ô n g thể đ ạt
được n ếu Đ ảng k h ô n g đổi m ới p h ư ơ n g thức cầm q u y ền của m ình"
(N guyễn Văn H u y ên , 2010, tr.179).
Tại Đại hội xn của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đ ảng
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây đựng Đảng,
trong đó quan trọng hàng đầu là "nâng cao hiệu quả thực hiện và tiếp
tục đổi mới m ạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống
chính trị, đặc biệt là với Nhà nước" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.214).


ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ V IỆT NAM TH EO TỊNH THẨN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC

Cụ thể, Đảng chỉ rõ, việc đổi mới phưưng thức lãnh đạo với Nhà nước phải
hướng tới cải thiện chất lượng, hiệu quả của việc thể chế hóa đường lối, chủ
trương của Đảng thành các chính sách, pháp luật của N hà nước, đảm bảo
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức, nâng cao chất lượng của các hoạt động lập pháp, cải cách
thủ tục hành chính và tư pháp. Điều này được đưa ra nhằm tiếp tục ngăn

chặn, hạn chế tối đa hiện tượng Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng
quan lý đối với các cơ quan N hà nước, "vấn đề phân định giữa sự lãnh
đạo chính trị của Đảng cầm quyền và sự quản lý điều hành của Nhà nước
là hết sức cần thiết. Sự phân biệt lý luận và thực tiễn này phải đảm bảo
quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời đảm
bảo quyền chủ động của Nhà nước theo đúng quan điểm của Lênin: Đảng
lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay, bao biện Nhà nước" (Trần Đinh
Hoan, 2008, tr.54). Mục tiêu của nó là nhằm đảm bảo "Đảng lãnh đạo tuyệt
đối, toàn diện và trực tiếp, như ng Đảng không làm thay Nhà nước, không
được sử dụng quyền lực nhà nước; Đảng lãnh đạo N hà nước ban hành
luật pháp, nhưng Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp
và pháp luật; Đảng giữ vai trò lãnh đạo chính trị đối với Nhà nước và cả xã
hội, nhưng không có nghĩa là lãnh đạo chung chung, chi dừng lại ở việc đề
ra cương lĩnh, đường lối chung, không thể không quyết định những chủ
trương, chính sách lớn liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn
định chính trị chung, đến quốc phòng, an ninh và quan hệ đối ngoại của
quốc gia, đến công tác cán bộ của cả hệ thống chính trị, đến đời sống chung
của các tầng lớp nhân dân; v.v..." (Học viện Chính trị - H ành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2011, tr.355).
Đối với M ặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Đ ảng
nhấn m ạnh việc "tôn trọng n g u y ên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của M ặt trận Tổ quốc Việt Nam" (Đảng Cộng sản
Việt N am , 2016, tr.214). Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, hoạt động
của M ặt trận Tổ quốc vẫn còn không ít hạn chế vì nhiều nguyên nhân,
trong đó "cơ sở chính trị và p h áp lý cho phản biện xã hội còn thiếu và
yếu, giám sát và p h ản biện xã hội là vấn đề nhạy cảm liên quan đến lợi
ích của các chủ thể qu y ền lực. Ý kiến đóng góp của M ặt trận thì nhiều


Phạm Quốc T h à n h - P hùng Chí Kiên


như ng sự p h ản hồi và tiếp thu của các cơ quan còn ít

n h iều cơ

quan, ban ng àn h còn thiếu sự hợp tác, đối thoại và lắng nghe ý kiến
trái chiều để tìm ra chân lý, tìm ra p h ư ơ n g án tối ưu cho chủ trương,
chính sách" (Lê M inh Q uân, 2011, tr.261). Đ ảng có vai trò lãnh đạo đối
với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam n h ư n g cũng đồng thời là m ột th àn h
viên của tổ chức này. Việc Đ ảng tôn trọng nguyên tắc h o ạt đ ô n g "hiệp
thương dân chủ" của M ặt trận giúp đ ảm bảo Đ ảng k h ô n g can thiệp
quá sâu, làm giảm tính hiệu quả của M ặt trận với "vai trò n ò n g cốt
trong tập hợp, vận động n h ân dân, đẩy m ạnh phong trào thi đua yêu
nước, p h át hu y sức m ạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện d ân chú,
tăng cường đồng th u ận xã hội; giám sát và p h ản biện xã hội; tham gia
xây d ự ng Đảng, N hà nước, hoạt đ ộ n g đối ngoại n h ân d ân góp p h ần
xây dự ng và bảo vệ Tổ quốc" (Đảng C ộng sản Việt N am , 2016, tr. 166).
KẾT LUẬN

Diễn ra trong thời điểm công cuộc đổi mới của đ ất nước đã trò n
30 năm , Đại hội Đại biểu toàn quốc của lần th ứ XII của Đ ảng Cộng sản
Việt N am m ang trong m ình trách nhiệm quan trọng trong việc tổng
kết lý luận và thực tiễn về quá trình đổi m ới n h ữ n g năm qua và đ ư a ra
nhữ ng đ ịn h hướng, nhiệm vụ cụ thể để đổi mới ngày càng đi vào chiều
sâu và có hiệu quả.
Đế làm được điều đó, trong rất nhiều m ục tiêu và nhiệm vụ lớn,
Đại hội XII đã n h ấn m ạnh tầm quan trọng của đổi mới hệ th ống chính
trị. N ghị quyết Đại hội đã n êu ra sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm
kỳ XII, trong đó nhiệm vụ th ứ hai được xác đ ịn h là "xây d ự n g tổ chức
bộ m áy của toàn hệ thống chính trị tin h gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu

quả; đẩy m ạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí q u an
liêu" (Đảng Cộng sản Việt N am , 2016, tr.432). Trên cơ sở đó, cùng với
nhữ ng p h ân tích đã đưa ra, có thể thấy đổi mới hệ thống chính trị theo
tính thần Đại hội XII chính là nhấn mạnh tới tính hiệu quả trong tổ chức và
hoạt động của hệ thống chính trị, giảm thiểu tối đa những nhân tố và cơ quan
không cần thiết để giảm tải bộ máy, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các thành tố
quan trọng trong hệ thống và mối quan hệ giữa chúng với trọng tâm là đổi mới
và nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng.


ĐỔI MỚI HỆ TH Ố N G CHÍNH TRỊ V IỆT NAM T H EO TINH THẨN ĐẠI HỘI ĐẠ! BIỂU TOÀN QUỐC

Chắc chắn rằng, ba vấn đề m à chúng tôi lựa chọn để p h ân tích
trong bài viết này (nhận thức về m ục tiêu, nhiệm vụ của đổi mới hệ
thống chính trị; hoàn thiện cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức của hệ
thống ch ính trị; đổi mới p h ư ơ n g thức lãnh đạo của Đ ảng đối với hệ
thống chính trị) chưa thể p h ản án h được hết toàn bộ quan điểm của
Đ ảng về đổi mới hệ thống chính trị theo tinh thần của Đại hội XII. Tuy
nhiên, theo ch ú n g tôi, đó là n h ữ n g vấn đề có vai trò then chốt và cần
được ưu tiên quan tâm n g h iên cứu. Đ áng lưu ý ờ chỗ, ba vấn đề này
không tách biệt và độc lập với n h au , trái lại, giữa chúng có sự gắn kết
hữu cơ và sự tương tương tác qua lại m ạnh mẽ. N hận thức rõ hơn về
mục tiêu, nhiệm vụ là tiền đ ề cơ b ản để vạch ra phư ơng hướng và giải
p háp cụ thể cho đổi mới hệ th ố n g chính trị. H oàn thiện hơn cơ cấu tổ
chức và p h ư ơ n g thức vận h à n h giúp nâng cao hiệu quả của từng thành
tố cũng n h ư toàn hệ thống chính trị. Đổi mới phư ơng thức lãnh đạo
của Đ ảng giúp củng cố v ữ n g chắc vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị
của Đ ảng, đưa đổi mới hệ th ố n g chính trị Việt Nam đi đ ú n g theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
C ủng cần khẳng định, bên cạnh nhữ n g điều kiện thuận lợi và

kết quả đ án g ghi nhận, công cuộc đổi mới hệ thống chính trị của Việt
N am tro n g thời gian tới sẽ vẫn p h ải đối m ặt với nhiều khó khăn, thách
thức. C h in h vì thế, kiên đ ịn h với dường lối đổi mới đồng thời không
ngừng nghiên cứu, tổng kết lý lu ận và thực tiễn, kịp thời rú t ra nhữ n g
bài học, kinh nghiệm quan trọ n g là m ột yêu cầu cần thiết giúp chúng
ta vượt qua trở lực và giành n hiều thành tựu hơn nữa trong quá trình
xây dựng, h o àn thiện hệ th ố n g chính trị Việt Nam./.

TÀI LIÊU THAM KHẢO

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo tổng
kết (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới
(1986 - 2016), Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.


P hạm Q uốc T hàn h - P hùn g Chí Kiên

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ x u ,
Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Đinh Thế Huynh - Phùng Hữu Phú - Lê Hữu Nghĩa - Vủ Văn Hiền - Nguyễn
Viết Thông (Đồng chủ biên) (2015), 30 năm đối mới và phát triển ờ Việt Nam,
Nxb. Chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội.
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Quá trình đối
mới tư duy lý luận của Đáng từ năm 1986 đến nay, Nxb. Chính trị Quốc gia

- Sự thật, Hà Nội.
Lê Minh Quân (2011), về quá trình Dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.


Nguyễn Văn Huyên (2010), Đảng Cộng sản cầm quyền: nội dung và phương thức
cầm quyền của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Phan Hữu Tích (2015), "Mối quan hệ giữa phương thức lãnh đạo của Đảng
với phong cách lãnh đạo của người lảnh đạo cấp ủy", Tạp chí Cộng sản,
số 98 (2/2015).
Trần Đình Hoan (Chủ biên) (2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính
trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020, Nxb. Chinh trị Quốc gia, Hà Nội.

Viện Khoa học Chính trị - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004),
Tập bài giảng Chính trị học, Nxb. Lý luận chinh trị, Hà Nội.



×