Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TRUYỆN KIỀU nên đọc NHƯ THẾ nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.74 KB, 25 trang )

TRUYỆN KIỀU NÊN ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?- kì 1
(Lê Quế hồi đáp bài “Xin đừng hiệu đính truyện Kiều như thế” của nhà thơ Vương
Trọng)

“So sánh dị bản truyện Kiều” là cuốn thứ hai trong bộ sách nghiên cứu tổng hợp
về truyện Kiều của chúng tôi. Vừa rồi nhà thơ Vương Trọng có bài “Xin đừng hiệu
đính truyện Kiều như thế” bình luận về cuốn sách này. Nay xin hồi đáp nhà thơ.
1.Về việc nhà thơ tỏ ra nghi ngờ phương pháp hiệu đính của chúng tôi: “Ở phần
"Phương pháp hiệu đính", soạn giả đã nêu ra bảy tiêu chí để "Kết quả hiệu đính
phải đạt được một văn bản cân đối hài hòa về mọi phương diện, không còn tồn tại
bất cứ một nghi vấn nào". Nếu ông Lê Quế làm được như vậy thì từ nay về sau, về
mặt văn bản của "Truyện Kiều" coi như đã hoàn toàn được giải quyết. Bây giờ ta
xem ông Quế hiểu "Truyện Kiều" và đã hiệu đính như thế nào?”
Từ trước đến nay, giới nghiên cứu vẫn sử dụng phương pháp Bản trục để hiệu đính
truyện Kiều. Nhưng chúng tôi thấy phương pháp Bản trục thiếu thực tế, mang nặng
tính chủ quan, áp đặt nên không giúp người hiệu đính đạt được kết quả khả quan.
Bởi thế chúng tôi đã xây dựng nên phương pháp và mục tiêu hiệu đính mới. Phương
pháp của chúng tôi không những có quan điểm và cách tiến hành khác mà thậm chí
còn ngược hẳn lại so với quan điểm và cách tiến hành của phương pháp Bản trục.
Nay xin trình bày sơ lược về sự khác nhau giữa 2 phương pháp qua những nét chính
để nhà thơ và bạn đọc cùng tham khảo:
a.Phương pháp “Bản trục” được xây dựng trên một thuyết sai lầm về nguồn gốc
các bản là thuyết “Lời truyền”. Suốt gần trăm năm qua, thuyết “Lời truyền” được
các nhà nghiên cứu sử dụng để hiệu đính truyện Kiều và đã bộc lộ nhiều bất ổn.
Những công trình nghiên cứu theo phương pháp này chỉ thu được kết quả hạn chế,
không làm thỏa mãn bạn đọc và ngay cả người hiệu đính. Sang đầu thế kỷ XXI, hai
văn bản truyện Kiều có niên đại trước năm 1871 (mốc quan trọng của thuyết Lời
truyền và thuyết Đào Thái Tôn) đã được sưu tầm và công bố. Đó là bản Lâm Nọa
Phu (Nguyễn Hữu Lập) 1870 (do Nguyễn Quảng Tuân công bố năm 2003) và bản
Liễu Văn Đường 1866 (do ?). Việc công bố 2 bản Kiều này, đặc biệt là bản Lâm
Nọa Phu 1870 là bằng chứng bác bỏ thuyết “Lời truyền”. Thực tế đó buộc các nhà


nghiên cứu truyện Kiều theo thuyết “Lời truyền” phải xem lại những kết luận của
họ.
Còn với chúng tôi, từ nhiều năm trước đó chúng tôi đã chứng minh sự sai lầm của
thuyết “Lời truyền” và tìm đến một phương pháp hiệu đính mới với 7 tiêu chí theo
yêu cầu logic. Bởi thế sự xuất hiện bản Lâm Nọa Phu 1870 không những không ảnh
hưởng gì mà trái lại càng khẳng định sự đúng đắn trong phương pháp của chúng tôi.
Nhờ có lý thuyết được thiết lập từ trước, chúng tôi tiến hành thẩm định bản Lâm
Nọa Phu 1870 chỉ trong thời gian ngắn và bổ sung vào bản thảo “So sánh dị bản
truyện Kiều” trước khi xuất bản. Kết quả hiệu đính cho thấy bản Lâm Nọa Phu
thuộc nhóm 6 bản Kiều giá trị nhất. Chúng tôi đã sử dụng tới 46 câu của bản Lâm
Nọa Phu, 95 câu của bản Kinh theo chú thích của Kiều Oánh Mậu và Bùi Kỷ- Trần


Trọng Kim, 16 câu của bản Trương Vĩnh Ký, 9 câu của bản Liễu Văn Đường, 7 câu
của bản Kiều Oánh Mậu, 17 câu của bản Thiên Khẩu Thủy, 4 câu từ truyền miệng,
13 câu từ các bản khác, đồng thời khôi phục 15 câu. Tổng cộng 222 câu. Việc bổ
sung tới 222 câu Kiều hợp lý như vậy đã tạo cho văn bản truyện Kiều 2006 do
chúng tôi hiệu đính hoàn chỉnh hơn bất cứ bản nào trước đó. Nhờ có quan điểm
nghiên cứu hợp lý, chúng tôi đã thẩm định được nội hàm của bản Lâm Nọa Phu nói
riêng và các bản Kinh nói chung cùng bản Thiên Khẩu Thủy. Chúng tôi đã khẳng
định vị trí không thể thay thế của các bản này trong hệ thống tư liệu truyện Kiều.
Trong lúc cho đến nay, các nhà nghiên cứu theo thuyết Lời truyền (kể cả Đào Thái
Tôn) vẫn đang loại bỏ thẳng thừng bản Kinh và bản Thiên Khẩu Thủy. Họ mới chỉ
tranh luận về tờ bìa của bản Lâm Nọa Phu và đành dừng lại ở việc nghiên cứu tờ bìa
với mối nghi ngờ mà chưa đưa ra được một kết luận cụ thể nào. Theo chúng tôi,
nguyên nhân chính hạn chế kết quả nghiên cứu của các nhà văn bản học theo
phương pháp Bản trục là do họ theo thuyết “Lời truyền”. Nhãn quan của thuyết Lời
truyền không đủ tầm để bao quát toàn bộ những tài liệu thu thập được, nó ràng buộc
nhà hiệu đính quanh quẩn ở bản Phường. Mà theo kết luận của chúng tôi trong cuốn
“So sánh dị bản truyện Kiều” thì: “bản Phường là bản đã bị sửa chữa nhiều nhất và

thô bạo nhất nên xa với nguyên tác nhất”.
b.Phương pháp “Bản trục” dựa trên sự đánh giá thiếu chính xác về những đặc
điểm của văn chương truyện Kiều thể hiện ở hai luận điểm chính: Truyện Kiều là tác
phẩm dịch thuật hay sáng tác? Trong truyện Kiều có hay không các yếu tố bình dân
và tiếng địa phương?
.Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn quan niệm Nguyễn Du chỉ bỏ bớt đi
những phần không quan trọng, còn thì theo đúng Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân để "diễn âm" (chữ của Mai Quốc Liên) thành truyện Kiều. Theo
chúng tôi được biết thì quan niệm này rút ra từ những nhận xét sơ lược chứ chưa
phải từ những nghiên cứu mang tính khoa học. Thực ra lĩnh vực này cũng đã có một
nghiên cứu của nhóm Nguyễn Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan và Lô Úy Thu với kết
quả ngược lại nên không ai theo. Người ta vẫn theo quan niệm có tính cảm nhận chủ
quan đó. Từ quan niệm đó, cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
được gọi là “nguyên truyện” và được lấy làm mục tiêu cho việc hiệu đính tác phẩm
của Nguyễn Du. Thậm chí quan niệm đó đã trở thành cách hiểu tự nhiên của không
chỉ người hiệu đính mà cả người đọc Kiều. Họ đọc chữ Nguyễn Du trong truyện
Kiều nhưng lại hiểu theo ý của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện
(“đọc chữ”). Có thể người đầu tiên đọc Kiều theo cách đó là vua Minh Mệnh. Bài
“Tổng thuyết” của nhà vua viết năm Canh thìn (1830) cho thấy khá rõ. Rồi về sau
nhiều người, chủ yếu là các văn sĩ cũng đọc theo cách đó và biến thành một thứ luật
bất thành văn chưa ai dám trái. Hình như khi nói đến truyện Kiều mà không nhắc
đến Thanh Tâm Tài Nhân là họ thấy chưa đủ.
Tuy nhiên chúng tôi lại thấy đó là một quan niệm sai lầm dẫn đến cách đọc sai
lầm. Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ
thể để chỉ ra cái sai của cách đọc đó nhưng nhà thơ đã tỏ ra nghi ngờ. Nay xin bàn
thêm cho rõ.


Nếu với cách đọc đó thì Nguyễn Du chỉ là người dịch hay lược dịch chứ không
phải là người sáng tác. Nhưng khi so sánh Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, ta thấy Nguyễn Du không chỉ
bỏ bớt nhiều đoạn mà còn thêm vào nhiều đoạn. Theo nghiên cứu của nhóm Nguyễn
Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan và Lô Úy Thu thì Nguyễn Du đã bỏ đi tới 2/3 số ý và
chuyển đổi 15 ý khác của Thanh Tâm Tài Nhân. Cụ thể Nguyễn Du đã sáng tạo
thêm 1941 câu, chiếm khoảng 60% tác phẩm. Ai cũng biết trong văn chương chỉ cần
thêm bớt một câu, nhiều khi một chữ, thậm chí chỉ cần đổi một vài cái dấu thôi là đã
khiến tác phẩm thay đổi hẳn (Chẳng hạn dẫn chứng mà các học sinh cơ sở đều biết:
“Tôi đang ăn. Con mèo nhảy qua bàn đuổi con chuột”. Khác hẳn với câu: “Tôi đang
ăn con mèo, nhảy qua bàn đuổi con chuột”). Vậy thì có thể cho rằng Nguyễn Du
thay đổi tới 2/3 số ý với 60% số câu của tác phẩm mà vẫn trung thành với nguyên
tác được không?
Một bản dịch trung thành với nguyên tác thì phải chuyển tải chính xác tư tưởng
của tác giả. Nếu truyện Kiều chỉ là một bản “diễn âm” tức một bản dịch thì trong
truyện Kiều chỉ có tư tưởng của Thanh Tâm Tài Nhân. Vậy thì việc nghiên cứu tư
tưởng Nguyễn Du liệu có còn cần thiết không?
Và ngay cả nếu Đoạn trường tân thanh đúng là bản dịch thì người đọc cũng chỉ cần
đọc nó là đủ. Chỉ khi nghi ngờ chất lượng bản dịch thì mới phải đối chiếu với bản
gốc để chỉnh sửa những chỗ dịch sai. Sai nhiều quá thì dịch lại. Đằng này người ta
không bỏ mà cũng không theo hẳn bản được gọi là “diễn âm” của Nguyễn Du. Họ
đọc một lúc cả hai tác phẩm bằng cách chỉ ngâm nga chữ của Nguyễn Du còn tất cả
các ý tứ lại hiểu theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Làm thế có
khác nào họ đã coi Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du tuy có ngôn từ đẹp đẽ
nhưng chỉ là một bản dịch tồi, là một cuốn sách chưa hoàn chỉnh về ý tứ, không tự
thể hiện được bằng chính ngôn từ của nó buộc người đọc phải tra cứu từng chi tiết
của “nguyên truyện” mới hiểu nổi? Chúng tôi cho rằng cách đọc lắp ghép như vậy
chỉ có thể tạo ra một hình nhân không bản sắc theo kiểu “hồn Trương Ba da hàng
thịt” mà thôi. Đó là cách đọc bất ổn.
Bởi thế chúng tôi không đồng ý với cách đọc gò cho chữ của Nguyễn Du phải thể
hiện được ý của Thanh Tâm Tài Nhân, bắt chữ Nguyễn Du phải tải đạo của Thanh
Tâm Tài Nhân như vậy. Chúng tôi thấy chính cách đọc Kiều theo lối lấy râu ông nọ

cắm cằm bà kia đó đã tạo ra những nghi vấn phức tạp chứ không phải bản thân
truyện khó hiểu. Truyện Kiều là tác phẩm hoàn chỉnh được xây dựng rất công phu
nên chúng tôi chỉ đọc và hiểu trên chính những từ ngữ của Nguyễn Du với niềm tin
rằng chỉ có như thế mới hiểu đúng những gì tác giả muốn thể hiện (“đọc nôm”).
.Về các yếu tố bình dân trong truyện Kiều. Các nhà hiệu đính và chú giải truyện
Kiều trước đây đều cho rằng: Nguyễn Du là nhà hàn lâm nên chữ nghĩa truyện Kiều
cũng thuần túy hàn lâm. Trong truyện Kiều không có các yếu tố bình dân và tiếng
địa phương, hoặc nếu có thì cũng không đáng kể và do người đời sau thêm vào chứ
không phải chủ ý của Nguyễn Du. Với quan niệm đó, họ chỉ tra cứu trong các kho
thư tịch cổ Trung Hoa để tìm lời giải đáp cho các câu chữ của Nguyễn Du, kể cả
những chữ thuần túy tiếng địa phương Nghệ Tĩnh. Cho đến nay, các kho thư tịch cổ
Trung Hoa vẫn là nguồn tài liệu duy nhất của họ. Tất nhiên những từ ngữ đó không


có trong các kho thư tịch cổ Trung Hoa nên họ không thể tìm thấy điều cần tìm. Kết
quả là các yếu tố bình dân trong truyện Kiều đã bị bỏ qua, các chữ thuần túy tiếng
địa phương đã bị biến đổi như “người đời sơ” thành “người đời xưa”, “giữa vời”
thành “nửa vời”… hoặc giải thích sai lạc đến mức hài hước như “đãi đằng” là “la
hét”, “đề huề” là “mang xách”…

Tuy nhiên chúng tôi lại thấy truyện Kiều có phong cách đa dạng. Tác phẩm được
Nguyễn Du viết cho người bình dân nên ngoài phong cách hàn lâm kinh điển, ông
sử dụng cả phong cách bình dân với hàm lượng khá lớn. Phong cách bình dân trong
Đoạn trường tân thanh thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Thái độ đối với các triết
thuyết, những quan niệm bình dân về các phong tục tập quán, cách dẫn truyện, lối
hành văn, cách sử dụng từ Hán Việt, việc sử dụng ca dao tục ngữ và các thành ngữ
phổ biến trong đời sống lao động, các tích điển nôm, lối tu từ bình dân, việc sử dụng
một số từ ngữ địa phương nhất là những từ ngữ địa phương đặc biệt mà nghĩa của
chúng chưa có trong vốn từ ngữ phổ thông...
Đáng chú ý là các yếu tố bình dân đều được tác giả lựa chọn với mục đích rõ ràng

chứ không tùy tiện hay vì bí mà phải dùng. Đó là những yếu tố có nguồn gốc bình
dân nhưng không thô thiển mà rất tinh tế. Việc sử dụng các yếu tố đó vào truyện
Kiều cho thấy Nguyễn Du có ý thức chắt lọc những tinh hoa văn hóa dân gian để bổ
sung cho văn chương hàn lâm thêm phong phú. Mọi tầng lớp người Việt Nam đọc
Kiều đều thấy truyện gần gũi, quen thuộc là bởi truyện đầy ắp các yếu tố dân gian
này. Tuy nhiên các yếu tố này đã bị các nhà hiệu đính trước đây do nhãn quan sai
lầm làm cho khuất lấp ít nhiều.
Chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ trở lại vấn đề này trong cuốn “Tìm hiểu truyện
Kiều”, nhà xuất bản Nghệ An, năm 2004 (giới thiệu trên “Diễn đàn truyện Kiều” với
ký hiệu từ A1 đến A7). Tiếp đến trong cuốn “So sánh dị bản truyện Kiều”, chúng tôi
tiến hành khảo cứu các dị bản và chú thích với tinh thần chú ý đúng mức đến sự có
mặt của các yếu tố bình dân trong tác phẩm.
Với 2 luận điểm cơ bản quyết định đến mục tiêu và đường hướng nghiên cứu này,
công trình nghiên cứu truyện Kiều của chúng tôi mở ra một hướng tiếp cận mới
chưa có tiền lệ. Chúng tôi muốn trả lại cho Đoạn trường tân thanh những gì vốn có
của nó nhưng đã bị các nhà hiệu đính trước đây tước bỏ
c.Phương pháp bản trục không theo quy trình nghiên cứu khoa học. Thể hiện ở hai
điểm sau.

Thứ nhất, hiện có đến mấy chục bản Kiều đã sưu tầm được, trong đó có đến hàng
ngàn dị bản cần phân định. Nhưng các tác giả hiệu đính truyện Kiều theo phương
pháp Bản trục lại không phân loại dị bản. Được biết việc phân loại tư liệu trong
nghiên cứu khoa học (cũng như phân loại đối tượng trong quản lý) là rất quan trọng.
Đôi khi chỉ bằng việc phân loại chính xác, người nghiên cứu đã tìm thấy kết quả.
Nhưng vì không phân loại dị bản nên họ không xác định được đâu là điểm trọng


yếu, thứ yếu. Từ đó công việc hiệu đính của họ chỉ tập trung vào những dị bản thứ
yếu, trong lúc các dị bản thuộc loại quan trọng ảnh hưởng đến nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm thì lại bỏ qua. Việc hiệu đính như vậy chỉ mới ở dạng rất sơ lược,

chưa đi vào trọng tâm nên chưa giải quyết được vấn đề theo yêu cầu đặt ra một cách
thỏa đáng.
Trái lại, họ đã xử lý văn bản theo một quy trình ngược. Họ chọn lấy ngay từ đầu
một hoặc vài ba bản mà họ cho là có giá trị hơn cả để làm bản trục. Tức là họ đã
chọn kết quả trước khi nghiên cứu (thường là theo thói quen, theo cảm tính hoặc
theo những đặc điểm bên ngoài của văn bản). Để rồi thực chất quá trình hiệu đính
của họ chỉ là tìm cách hợp lý hóa sự chọn trước đó. Đồng thời họ cũng loại bỏ ngay
từ đầu nhiều bản Kiều theo họ là không có giá trị chỉ với những nhận xét sơ lược mà
chưa có bất cứ một thẩm định khoa học nghiêm túc nào. (Người làm khoa học đúng
nghĩa thì không bỏ qua bất cứ một dấu vết nào dù là nhỏ nhất liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu một khi chưa khảo sát kỹ càng). Cách thức xử lý tài liệu như vậy cho
thấy phương pháp Bản trục phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan của người hiệu
đính (đôi khi có tính định kiến, tính gia truyền hoặc tâm lý đám đông) nên thiếu tính
khách quan, khoa học.
Thứ hai, các nhà Bản trục không có những nghiên cứu cụ thể về cấu trúc và phong
cách văn chương của tác phẩm để rút ra những đặc trưng cơ bản của văn Kiều làm
cơ sở cho việc hiệu đính. Họ chỉ dựa vào cảm nhận mang tính chủ quan về phong
cách Nguyễn Du, nhưng không chỉ ra được dù chỉ một vài đặc trưng cụ thể của
phong cách đó để người đọc cũng có thể lĩnh hội hoặc bác bỏ. Từ đó việc hiệu đính
của họ thường dựa trên cảm tính hoặc căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài (như
bản đó do yếu nhân nào sưu tầm, do thư viện nước ngoài nào tàng trữ…) thậm chí
họ chiều theo thói quen người đọc.
Để tránh cách làm sai lầm đó, chúng tôi coi các tài liệu thu thập được đều có giá trị
ngang nhau tức là đều đáng tin và đáng ngờ như nhau. Tiếp theo chúng tôi tiến hành
phân loại tất cả các dị bản, không ưu tiên hay gạt bỏ một bản nào. Nhờ việc phân
loại dị bản một cách khách quan như vậy nên chúng tôi đã phân biệt được đâu là
những dị bản ít quan trọng thường xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình truyền bản
(loại dị bản này rất dễ nhận thấy và cũng dễ khôi phục. Đa số 17 chữ trong 15 câu do
chúng tôi khôi phục đều thuộc loại này) và đâu là những dị bản đặc biệt quan trọng
ảnh hưởng đến nội dung và nghệ thuật tác phẩm xuất hiện do sự sửa chữa cố ý.

Chúng tôi đặt trọng tâm vào việc hóa giải các dị bản đặc biệt quan trọng (nhưng
chưa được khảo sát) này.
Để làm được điều đó, trước khi hiệu đính chúng tôi đã có một công trình nghiên
cứu về văn chương truyện Kiều. Đó là cuốn “Tìm hiểu truyện Kiều”, nhà xuất bản
Nghệ An năm 2004. Trong đó chúng tôi đã tìm hiểu về cấu trúc và phong cách tác
phẩm Đoạn trường tân thanh, chỉ ra những đặc trưng cụ thể của văn Kiều. Chúng tôi
cũng chứng minh sự có mặt của các yếu tố bình dân trong tác phẩm, đặc biệt là tiếng
địa phương Nghệ Tĩnh và đã được nhà xuất bản Nghệ An thẩm định. Những kết quả
nghiên cứu đó chính là cơ sở, là phương tiện hữu hiệu để chúng tôi tiến hành so sánh
tất cả các dị bản một cách chi tiết, đi sâu vào ruột chữ, khảo sát gen văn của truyện


Kiều để chỉ ra những sự khác biệt dù là rất nhỏ giữa các dị bản đó, chỉ ra cái đúng
cái sai và chọn lấy cái đúng nhất, hay nhất.
d.Phương pháp Bản trục đặt ra những tiêu chí khá mơ hồ như chọn câu chữ hợp lý,
hợp phong cách Nguyễn Du hoặc hợp với thói quen sử dụng của công chúng trong
lúc nhà nghiên cứu lại chưa định rõ thế nào là hợp lý, thế nào là phong cách Nguyễn
Du. Bởi thế các nhà Bản trục học thường chỉ trình bày cụ thể cách chọn đối với vài
ba câu, chữ điển hình để làm ví dụ trước khi công bố văn bản do họ hiệu đính. Còn
toàn bộ quá trình chọn từng câu, chữ như thế nào thì họ không trình bày nên người
khác không có cơ hội tham khảo và kiểm định. Chỉ có Nguyễn Quảng Tuân là người
đầu tiên đã bàn luận về khá nhiều câu, chữ (khoảng trên dưới 100 câu) một cách chi
tiết trong cuốn “Chữ nghĩa truyện Kiều” năm 1991. Đây là công trình đầu tiên
nghiên cứu dị bản truyện Kiều một cách chi tiết, công phu và trình bày công khai để
mọi người cùng tham khảo và thẩm định. Tuy nhiên Nguyễn Quảng Tuân chỉ mới
phân tích các dị bản để tranh biện với từng bản Kiều trước đó chứ chưa đặt thành
vấn đề khảo sát toàn bộ các dị bản một cách hệ thống để tìm đến một văn bản hoàn
chỉnh. Chúng tôi cũng theo cách đó nhưng đã tiến hành khảo sát một cách có hệ
thống tất cả các dị bản quan trọng, tức dị bản về ý của tác phẩm. Để đạt đến một văn
bản tối ưu, chúng tôi đặt ra những tiêu chí rất rõ ràng mà cũng rất khắt khe. Sau hết

để bạn đọc có cơ sở giám sát và góp ý, chúng tôi trình bày cả quá trình chọn câu chữ
của mình (tất cả 340 câu thuộc loại dị bản quan trọng), chỉ ra những cái sai, cái
đúng, cái hay, cái chưa hay của từng dị bản. Như vậy công việc hiệu đính truyện
Kiều của chúng tôi khác hẳn việc hiệu đính của các tác giả trước đây từ lý thuyết,
phương pháp cho đến thao tác tiến hành và cách công bố kết quả.
Vì theo một thuyết sai lầm dẫn đến một phương pháp thiếu chuẩn xác nên các nhà
nghiên cứu truyện Kiều theo thuyết Lời truyền và phương pháp Bản trục đều đi đến
cùng một kết quả: Nhiều từ ngữ bị giải thích hoặc phiên âm sai lạc. Tác phẩm tồn tại
nhiều bất hợp lý đến mức không hóa giải nổi. Tính cách nhân vật và tư tưởng tác giả
thiếu rõ ràng. Họ thường phải cưỡng giải để cố hợp lý hóa những bất ổn do cách
hiệu đính sai lầm của họ tạo ra nhưng rồi lại tạo ra những bất ổn mới khiến tình hình
ngày càng phức tạp, càng gỡ càng rối. Ngoài ra cũng còn phải kể đến hệ quả xấu do
lối cưỡng giải của họ vô tình tạo ra đối với ngôn ngữ và phong tục. Tóm lại cho đến
nay có thể nói, phương pháp Bản trục đã bất lực trong việc hiệu đính truyện Kiều.
Lời tâm sự sau đây của một nhà Kiều học, GSTS Đào Thái Tôn là một ví dụ:
“Tôi đã thống kê 1100 câu thơ, tức xác suất 1/3 Truyện Kiều (7700 chữ) thì thấy
hệ Huế (bản Kinh) lệch hơn ba trăm chữ so với hệ Thăng Long (bản Phường). Vậy
tất cả nguyên tác Truyện Kiều cũng chỉ nằm ở khoảng ba trăm chữ này thôi, cứ thế
mà nhân ba lên, là 1500 chữ, thì cũng rất ít. Ít nhưng đến đời con tôi cũng không lần
mò được hết những chữ đích thực của Nguyễn Du. Nhưng mà, sinh ra nghề thì phải
làm thế thôi…” (xem bài: “Tìm nguyên tác truyện Kiều không tưởng”).
Đào Thái Tôn làm nghề tìm chữ Nguyễn Du ăn lương nhà nước hẳn hoi chứ không
phải là dân tài tử ăn lương vợ như chúng tôi. Vậy thì với 1500 chữ, giả dụ cứ mỗi
ngày lần tìm lấy một chữ thôi, cũng chỉ mất dăm năm là xong. Nhưng vì không có
được một phương pháp đủ độ tin cậy để phân biệt đâu là chữ Nguyễn Du nên sau
hàng chục năm làm nghề ông vẫn tỏ ra bất lực và bi quan như vậy.


Thực ra như đã phân tích, mấu chốt của vấn đề nằm ở việc trả lời 2 câu hỏi không
đến nỗi quá khó: Truyện Kiều của Nguyễn Du là một bản dịch hay một sáng tác?

Trong truyện Kiều có yếu tố bình dân hay chỉ thuần túy hàn lâm? Chỉ cần trả lời 2
câu hỏi này (thậm chí chỉ cần trả lời câu đầu) một cách dứt khoát theo lối trắc
nghiệm là “có” hay “không” thì mọi việc sẽ sáng tỏ ngay thôi. Khi đó người nghiên
cứu sẽ dễ dàng tìm ra phương hướng mà không phải mò mẫm nữa. Nhưng nhà làm
nghề tìm chữ Nguyễn Du với đủ chức danh chức vụ học hàm học vị đó lại tiến hành
nghiên cứu theo một quy trình ngược nên đã xác định sai phương hướng nghiên cứu,
nói nôm na là ông bị lạc đường. Mà lạc đường thì không đến được đích là phải rồi.
Đào Thái Tôn cũng như các nhà Bản trục luôn lãng tránh 2 vấn đề mấu chốt nói trên.
Họ nói một đằng làm một nẻo. Họ tuyên bố tôn trọng chữ của Nguyễn Du, tôn trọng
thậm chí là sùng bái sự sáng tạo của Nguyễn Du nhưng trong hành động thực tế thì
lại tìm cách gò cho chữ Nguyễn Du phải tải đạo Thanh Tâm Tài Nhân. Như thế có
khác nào họ tìm cách làm mất đi những sáng tạo của Nguyễn Du, vứt đi chính cái họ
muốn tìm! Cứ như vậy thì đến đời cháu, đời chắt họ cũng không thể tìm ra chữ
Nguyễn Du chứ đừng nói đời con.
Trái lại quan niệm và phương pháp chúng tôi trình bày trong 2 cuốn: “Tìm hiểu
truyện Kiều” và “So sánh dị bản truyện Kiều” đã trở thành phương tiện hữu ích, đủ
độ tin cậy giúp chúng tôi tìm đến một bản Kiều cân đối, hài hòa và hợp lý về mọi
phương diện (Bản 2006). Kết quả đó cho thấy đến nay những văn bản truyện Kiều
thu thập được là khá đủ để chúng ta có một bản Kiều thỏa mãn yêu cầu hiệu đính
khắt khe nhất (chỉ cần khôi phục 17 chữ trong 15 câu). Những kết quả đạt được là
tốt đẹp và thú vị đến mức bất ngờ. Chẳng hạn, chúng tôi tìm ra một mạch thời gian
chính xác đến từng ngày, có khi từng giờ. Những câu miêu tả thời gian được thể
hiện rất hào hoa phong nhã khiến 200 năm qua, nhiều người đã thuộc lòng truyện
Kiều mà vẫn không nhận ra. Họ vẫn ngỡ đó chỉ là những câu tả cảnh, tả tình hoặc để
mào đầu hoặc để lấp chỗ trống mà không ngờ đó lại là những miêu tả rất khoa học
về một mạch thời gian có độ chính xác khá cao. Kết quả đó cũng chứng minh khả
năng diễn đạt chuẩn xác của ngôn ngữ Việt, điều mà ngày nay các nhà lập pháp và
các nhà kinh doanh rất cần để sử dụng trong các văn bản pháp quy, các hợp đồng
kinh tế...
Chúng tôi cũng như mọi người đương thời đều chỉ được học Kiều theo cách đọc

chữ, không thấy ai nói đến cách đọc nôm cho mình có chút khái niệm ban đầu.
Nhưng rồi khi biết độc lập suy nghĩ thì mới ngộ ra nhiều thứ, mới thấy rằng cách
đọc chữ có vẻ tài hoa, bác học đó thực ra là không đúng, nó tạo nên cho truyện Kiều
nhiều cái ngớ ngẩn. Rồi chúng tôi thử tiếp cận truyện Kiều theo cách đọc nôm, tức là
chỉ đọc chữ của Nguyễn Du và tư duy trên nền những phong tục tập quán đã trở
thành truyền thống. Theo cách này, chúng tôi như lạc vào một thế giới mới hết sức
thú vị trong chính cái tác phẩm cổ điển mà cách hiểu được coi đã ổn định này, y như
từ trước đến nay mình chưa hề đọc đến vậy. Tất nhiên đầu tiên chúng tôi cũng chưa
dám tin vào những phát hiện của mình và ngờ rằng đó có thể chỉ là ngẫu nhiên, là vô
tình. Nhưng càng suy ngẫm chúng tôi càng tin rằng chỉ có lao động nghiêm túc, cần
mẫn và sáng tạo mới sáng tác được một tác phẩm kỳ diệu như vậy. Chúng tôi ngày
càng tin tưởng vào sự đúng đắn của cách đọc nôm, muốn qua công trình nghiên cứu
của mình chia sẻ với bạn đọc những cảm nhận thú vị đó.


Sau đây là những câu, chữ cụ thể nhà thơ Vương Trọng đã bàn.
2. Khách viễn phương làm gì ?:
Đây là đoạn từ câu 61 đến câu 80, Vương Quan kể về nàng kỹ nữ Đạm Tiên như
sau:
61

Vương Quan mới dẫn gần xa:
“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.
Nổi danh tài sắc một thì.
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.

65

Kiếp hồng nhan có mong manh.
Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương.

Có người khách ở viễn phương,
Xa nghe nức tiếng đánh đường tìm chơi.
Thuyền tình vừa ghé tới nơi,

70

Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.
Buồng không lặng ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
Khóc than khôn xiết sự tình:
"Khéo vô duyên bấy là mình với ta.

75

Đã không duyên trước chăng mà,
Thì chi chút ước gọi là duyên sau."
Sắm sanh nếp tử xe châu.
Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa.
Trải bao thỏ lặn ác tà,

80

Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!”

Đoạn này không có dị bản (trừ bụi hồng/vùi nông) nên việc hiệu đính ở đây chủ
yếu là tìm cách hiểu hợp lý.


Dĩ nhiên đoạn này cũng được các nhà chú giải trước đây giải nghĩa theo cách “đọc
chữ” tức là bắt chữ Nguyễn Du phải diễn đạt được ý của Thanh Tâm Tài Nhân như

nhà thơ Vương Trọng trích dẫn:
Trong "Kim Vân Kiều truyện", Vương Quan giải thích cho Thúy Kiều như sau:
"Đấy là mộ Lưu Đạm Tiên, danh kỹ đệ nhất đất Bắc Kinh này. Lúc nàng sống có
một hồi đã vang động tiếng tăm. Sau khi chết, mụ dầu (chủ chứa) bất nhân định vứt
bỏ xác nàng ra khe suối, may gặp người khách ở xa tới thăm, thấy nàng đã chết thì
nức nở khóc than... Thế rồi người khách sắm xiêm áo quan quách khâm liệm chôn
nàng ở đây. Là nấm mồ cô đơn vô chủ thì còn ai lui tới viếng thăm?".
Nhà thơ Vương Trọng không quan tâm đến lời chàng Vương Quan của Nguyễn
Du mà chỉ chú ý đến lời chàng Vương Quan của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhà thơ lấy
ý của Thanh Tâm Tài Nhân là “người khách viễn phương chôn Đạm Tiên” để áp vào
cho Nguyễn Du và phản bác lại cách “đọc nôm” mà chúng tôi đã trình bày.
Trong cuốn “So sánh dị bản truyện Kiều”, chúng tôi đã chỉ ra những cái bất ổn
trong việc buộc lời văn của Nguyễn Du phải diễn đạt được ý của Thanh Tâm Tài
Nhân là “người khách viễn phương chôn Đạm Tiên” (Trên diễn đàn truyện Kiều là
bài B11- Chọn dị bản câu 32- 96). Nay chúng ta sẽ lần lại theo những miêu tả của
Nguyễn Du để thấy rõ hơn (Lưu ý phong cách dẫn truyện của Nguyễn Du là chậm
rãi, rõ ràng, chính xác và mạch lạc. Bởi thế người đọc cũng phải cẩn trọng lắng từng
lời, từng ý của ông mới hiểu được. Đọc vội vàng khó hiểu thấu văn Kiều):
Câu 69, 70: “Thuyền tình vừa ghé tới nơi. Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ”.
“Trâm gãy bình rơi” là cách nói hình ảnh để chỉ việc Đạm Tiên chết. Khi người
khách đến thì Đạm Tiên đã chết từ bao giờ rồi. Bởi thế người khách thấy:
Câu 71: “Buồng không lặng ngắt như tờ”. “Buồng không” là căn phòng lúc đó
không có người, Đạm Tiên không ở trong phòng (vì ngay cả nếu còn cái xác Đạm
Tiên ở đó thì cũng không thể gọi là buồng không được). Như vậy câu này xác nhận
việc Đạm Tiên chết miêu tả ở câu trên. Thiết nghĩ đối với người đọc thì như thế là rõ
rồi. Tất nhiên với người khách viễn phương thì anh ta chưa thể biết được tại sao
buồng của Đạm Tiên lại là “buồng không lặng ngắt” như vậy, hay có thể nàng đi
vắng? Cho nên Nguyễn Du tả tiếp:
Câu 72: “Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh”. Người khách sau khi vào phòng không
gặp một ai thì quay ra, ngờ ngợ nên mới quan sát và thấy cái sân đã lên rêu lờ mờ

xanh. Lớp rêu mới mọc đều trên dấu xe ngựa thông báo cho người khách biết rằng, ở
đây đã lâu không có người qua lại, nhà vắng chủ đã lâu. Dĩ nhiên khi đó người
khách sẽ từ dấu tích trên hiện trường đó để suy ra thời gian Đạm Tiên đã chết không
mấy khó khăn.
Định đến với Đạm Tiên nhưng nàng đã chết từ lâu, người khách mới tính rằng:
Câu 75, 76: “Đã không duyên trước chăng mà. Thì chi chút ước gọi là duyên sau”.
“Chút” là vật có giá trị nhỏ. “Chút ước” là vật mọn tượng trưng cho ước nguyện của
người đó về cái “duyên sau” với Đạm Tiên. Rồi anh ta đi mua sắm.


Câu 77: “Sắm sanh nếp tử xe châu”. Thế thì “nếp tử xe châu” chỉ có thể là những
thứ để làm lễ cúng tuần cho Đạm Tiên chứ không thể là những thứ để chôn Đạm
Tiên được. Vì Đạm Tiên chết đã mấy tháng rồi. Cụ thể “nếp tử xe châu” chỉ là
những đồ táng giấy (gồm nếp nhà táng giấy và cỗ xe châu cũng bằng giấy. Đúng là
những vật mọn) để hóa cho người chết. Bằng những lễ vật cúng tế đó, người khách
muốn hẹn với Đạm Tiên rằng, kiếp sau anh ta sẽ đón dâu nàng bằng cỗ xe châu đó,
về nếp nhà nho nhỏ đó để sống cùng nhau (theo kiểu như ngày nay ta gọi là: Một
mái nhà tranh hai trái tim vàng). Cái “Chút ước gọi là duyên sau” của anh ta đơn
giản chỉ có vậy. Còn nếu hiểu “nếp tử” là cỗ quan tài và “xe châu” là cái xe tang như
chú giải của các bản Kiều trước đây thì chẳng lẽ cỗ quan tài và cái xe tang lại là vật
ước cho cái "duyên sau" của người khách đó ư?
Nhưng dù sao đó cũng là cái lễ cúng duy nhất cho Đạm Tiên. Rồi từ đó ngôi mộ
nàng không được chăm sóc hương khói, bị bỏ mặc cho hoa cỏ mọc hoang, không
người thăm viếng: “Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa. Trải bao thỏ lặn ác tà. Ấy
mồ vô chủ ai mà viếng thăm…”
Đó là những gì chúng tôi đọc được trong đoạn thơ đó, tuyệt nhiên không thấy bất
cứ một chi tiết nào dù là rất nhỏ để chứng tỏ có việc chôn Đạm Tiên.
Thế nhưng các bản Kiều trước đây đều chú thích theo ý của Thanh Tâm Tài Nhân
là người khách chôn Đạm Tiên bằng cách gò ép các tình tiết một cách khiên cưỡng
và giải thích sai lạc nghĩa chữ của Nguyễn Du (cưỡng giải). Nói thẳng ra là họ đã

bóp méo những miêu tả của Nguyễn Du để đạt được mục đích là có sự chôn Đạm
Tiên. Bởi thế chúng tôi đã chỉ ra những gò ép sai lạc trong các cưỡng giải đó gồm:
Hình ảnh rêu lờ mờ xanh chứng tỏ Đạm Tiên chết đã mấy tháng rồi nên không còn
việc chôn nữa. Chữ “nếp” không ai dùng để chỉ cái quan tài. Xe tang thì người ta
dùng chung của cộng đồng hoặc đi thuê chứ không ai “sắm sanh” vì đó là điều kiêng
cữ. Việc dùng gỗ “tử” tức gỗ thị để đóng quan tài là bất ổn. Và việc dùng “xe châu”
để đưa ma là trái với phong tục tập quán.
Nhà thơ Vương Trọng không nhắc đến việc dùng chữ “nếp” và việc “sắm” xe
tang, chỉ phản bác chúng tôi về 3 ý: Hình ảnh rêu lờ mờ xanh, việc đóng quan tài
bằng gỗ thị và việc dùng xe châu để đưa ma. Nay xin bàn lại cho rõ.
.Về hình ảnh “rêu lờ mờ xanh” trên dấu xe ngựa. Chúng tôi cho rằng đây là cách
Nguyễn Du miêu tả để giúp người đọc luận ra khoảng thời gian Đạm Tiên chết. Tuy
nhiên để hợp lý hóa hình ảnh “rêu lờ mờ xanh” nhằm bảo vệ quan điểm người khách
chôn Đạm Tiên, nhà thơ Vương Trọng đưa thêm tình tiết “Đạm Tiên ốm” như sau:
"Liệu ông có biết Đạm Tiên ốm trong bao lâu không, và khi Đạm Tiên ốm thì chắc
không "Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh" chứ?... Ca kỹ như Đạm Tiên, người ta
chỉ ghé thăm khi xinh đẹp, còn khi ốm đau bệnh tật là không ai đoái hoài, dấu xe
ngựa tha hồ lên rêu xanh, chứ không chỉ đợi đến khi nàng chết đâu. Bởi vậy không
thể dùng hiện tượng rêu lên xanh để tính thời gian Đạm Tiên đã chết trước khi
người khách phương xa đến được."


Chúng tôi thấy lập luận trên bất ổn. Bởi việc “Đạm Tiên ốm” là do nhà thơ sáng
tác thêm ra chứ không có trong miêu tả của Nguyễn Du. Nguyễn Du không có bất cứ
một miêu tả nào dù là thoảng qua để nhà thơ có thể từ đó suy ra việc Đạm Tiên ốm.
Dĩ nhiên nghiên cứu là phải suy luận, nhưng người nghiên cứu khách quan thì phải
giới hạn suy luận chỉ trên những gì tác giả viết để rút ra một kết quả chính xác và
duy nhất. Người đọc chỉ có thể dựa trên những miêu tả hiện tượng để tìm ra bản chất
sự việc, chứ không phải là xuất phát từ một sự việc này để suy luận thêm ra sự việc
khác (nếu cứ giải thích theo cách từ việc sau suy ra việc trước như vậy thì có thể suy

miết về tận lúc Đạm Tiên mới sinh). Như thế là sáng tác thêm, là vẽ rắn thêm chân,
một điều tối kị trong việc nghiên cứu vì rất dễ bị chệch hướng. Thật vậy, sự việc do
nhà thơ suy luận thêm này sẽ tạo ra những bất hợp lý mới nữa. Chẳng hạn: Có phải
ai chết cũng là do ốm cả đâu? Rồi căn phòng có người ốm đang nằm thì có thể gọi là
“buồng không” được không? Rồi việc chôn Đạm Tiên cho khỏi thối mà mụ chủ
cũng không chôn. Vậy khi Đạm Tiên ốm lâu đến hàng tháng như thế ai nuôi? Rồi
nếu có người nuôi Đạm Tiên thì họ cũng phải đi qua cái sân đó để đưa cơm nước
thuốc thang chứ, sao không để lại dấu chân trên rêu? Và nếu ai đó có lòng tốt mà bỏ
công, bỏ của ra nuôi Đạm Tiên thì khi nàng chết sao lại không chôn? Rồi nếu người
khách đó đã quan tâm đến Đạm Tiên một cách tận tình, không quản tốn kém, đóng
"quan tài bằng gỗ tử", "sắm sanh" hẳn một cỗ xe tang để đưa ma thì sao không mua
luôn ít gạch về xây cho nàng một nấm mộ, lại còn tiếc mấy cục đất mà không đắp
cho mộ cao lên, để đến nỗi phải "sè sè nấm đất bên đàng" như vậy?... Rõ là luẩn
quẩn.
Cách cưỡng giải vẽ rắn thêm chân để gò cho lời của Nguyễn Du phải diễn đạt
được ý của Thanh Tâm Tài Nhân đã tạo ra một người khách viễn phương vừa ngớ
ngẩn vừa ngông nghênh trái thói thường và tạo nên rất nhiều những bất hợp lý mới.
Và để hợp lý hóa, chắc chắn nhà thơ lại phải vẽ thêm vây thêm cánh cho con rắn đó
nữa làm cho sự việc cứ càng ngày càng thêm phức tạp, càng gỡ càng rối. Điều này
đã từng xảy ra với nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Nói chung tình hình phức tạp
chung quanh cách hiểu truyện Kiều hiện nay đa phần là do cách đọc sai rồi cố hợp lý
bằng cái sự vẽ rắn thêm chân này tạo ra.
Cách suy luận của nhà thơ khác xa với việc chúng tôi từ các dấu tích được tác giả
mô tả để suy ra bản chất sự việc mà tác giả muốn thể hiện với một kết quả duy nhất.
Khi khảo sát phong cách, chúng tôi thấy những bài toán tình huống do Nguyễn Du
ra đề luôn đảm bảo 2 yếu tố cần và đủ để cho duy nhất một kết quả mà không phát
sinh thêm bất cứ hệ quả nào. Từ đó chúng tôi xây dựng nên phương pháp hiệu đính
của mình. Đó là phương pháp tìm hiểu, suy ngẫm để lắng lọc lấy ý Nguyễn Du chứ
không áp đặt theo ý của Thanh Tâm Tài Nhân và cũng không sáng tác thêm văn
cảnh để hợp lý hóa cái không hề có như nhà thơ đang làm.

Trái lại trước đó Nguyễn Du đã nói rõ là Đạm Tiên không ốm. Thật vậy, ngay từ
câu 66, tác giả kể về cái chết của Đạm tiên là: "Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành
thiên hương".
"Nửa chừng xuân” là đang xuân xanh, trẻ đẹp và khỏe mạnh.
“Gẫy cành thiên hương" là chết.


Còn "thoắt" là Đạm Tiên chết đột ngột, chết bất đắc kỳ tử chứ không đau lâu ốm
dài. Theo quan niệm dân gian, người chết đột ngột lúc đang khỏe mạnh như vậy thì
"khỏe ma", thì thành ma thiêng chứ không phải là ma ốm, ma đói. Sau này tính cách
nhân vật Đạm Tiên cũng được Nguyễn Du cho phát triển đúng như giới thiệu mở
đầu này, là một con ma thiêng.
Như vậy là bằng một chữ “thoắt” Nguyễn Du đã nói rõ với người đọc rằng, Đạm
Tiên không hề ốm. Nàng chết đột ngột. Cho nên hình ảnh “Dấu xe ngựa đã rêu lờ
mờ xanh” không phải để chỉ thời gian Đạm Tiên ốm như nhà thơ biện bạch mà chỉ
thời gian Đạm Tiên chết như chúng tôi đã trình bày.
Khi so sánh tác phẩm của Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân, nhiều nhà nghiên
cứu đều thấy Nguyễn Du đã làm giảm mức độ man rợ đi nhiều (như các cảnh đánh
đập, tra khảo, hành hình…) Riêng đối với văn cảnh này để tả cái bạc mệnh, đau khổ
của Đạm Tiên sau khi chết, quan điểm của Nguyễn Du cũng khác hẳn so với Thanh
Tâm Tài Nhân. Cùng tả về cái khổ của Đạm Tiên nhưng Thanh Tâm Tài Nhân thiên
về cái khổ thể xác: chết mà bị vứt xác xuống rãnh, không chôn. Còn Nguyễn Du lại
thiên về cái khổ tinh thần: chết mà không được hương khói (cho thấy Nguyễn Du
thật tinh tế, nhạy cảm). Bởi thực ra người khách phương xa của Nguyễn Du không
làm tuần cho Đạm Tiên. Đó chỉ là lễ cúng để anh ta bày tỏ “chút ước gọi là duyên
sau" của chính anh ta với Đạm Tiên mà thôi. Đó là cái đau đớn tột cùng của một hồn
ma. Vì theo quan niệm dân gian, một người chết mà không được phụng thờ hương
khói là điều bất hạnh lớn nhất. Rõ ràng Nguyễn Du đã sáng tác với tư tưởng khác
hẳn tư tưởng của Thanh Tâm Tài Nhân chứ không phải là dịch thuật như nhiều
người áp đặt.

.Về việc dùng gỗ thị để đóng quan tài. Nhà thơ viết: "Ông Quế bảo xưa nay không
ai dùng gỗ thị để đóng quan tài, điều đó có thể đúng với vùng quê ông sinh sống,
nhưng "Truyện Kiều" là kể chuyện thời "Gia Tĩnh triều Minh" bên Trung Hoa, cách
đây hơn 500 năm chứ đâu phải chuyện ở Việt Nam hôm nay. Ai dám bảo đảm thời
đó không ai dùng gỗ thị đóng quan tài?"
Chúng tôi không bảo: “xưa nay không ai dùng gỗ thị để đóng quan tài”. Về điểm
này, nhà thơ đã tóm tắt thiếu chính xác dễ gây hiểu nhầm. Cho nên câu hỏi: “Ai dám
bảo đảm thời đó không ai dùng gỗ thị đóng quan tài?" không thuộc phạm vi trả lời
của chúng tôi.
Tuy nhiên theo chỗ chúng tôi biết thì người ta có thể dùng đủ thứ vật liệu để đóng
quan tài. Việc dùng vật liệu gì để đóng quan tài không những phụ thuộc vào thời mà
còn tùy thế tức là tùy từng hoàn cảnh cụ thể nữa. Hoàn cảnh cụ thể ở đây là người
khách từ phương xa đến. Anh ta không thể về quê để chặt thị nhà mà phải tìm mua
cây thị ở ngay tại “thành phố thủ đô Bắc Kinh”, đó là một việc không dễ. Cho nên
chúng tôi đã đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Nhưng trên thực tế, thị là cây ăn trái,
gỗ thị có chất lượng rất xấu, hiếm cây thẳng, lại lắm mắt rất khó cho thợ mộc cưa
bào. Đặc tính sinh học của giống thị là dẫu có trồng cả trăm năm cũng không có
cây đủ lớn để đóng quan tài. Hơn nữa, thời đó còn nhiều rừng, lắm cây to vừa tốt
vừa rẻ sao không dùng, lại chặt cây thị để lấy gỗ đóng quan tài?”


Đặt câu hỏi như vậy là chúng tôi đã mặc nhiên đặt cái việc chặt thị để đóng quan
tài vào văn cảnh tác phẩm Nguyễn Du miêu tả chứ không phải ở “vùng quê chúng
tôi sinh sống” như nhà thơ suy luận. Thuở nhỏ chúng tôi đã từng tận mắt chứng kiến
cảnh người ta bó chiếu, bó áo tơi để chôn. Khi đó nếu có cái quan tài bằng gỗ thị,
không có ván liền thì dùng ván ghép cũng quý. Còn trong văn cảnh của tác phẩm thì
sao? Người khách viễn phương “sắm sanh” tức là anh ta phải đi mua quan tài ở hiệu
bán hòm. Mà mấy ông hàng hòm là những nhà kinh doanh thì dù thời nào, dù ở
nước nào cũng thế, người ta nhất định phải lấy việc tính toán thiệt hơn làm đầu: Gỗ
thị xấu hơn, lại tốn công hơn nên ít lời hơn so với dùng gỗ rừng. Cái bất ổn của việc

dùng gỗ thị để đóng quan tài là ở ý này. Bởi thế câu hỏi: “Hơn nữa, thời đó còn
nhiều rừng, lắm cây to vừa tốt vừa rẻ sao không dùng, lại chặt cây thị để lấy gỗ
đóng quan tài?” là chúng tôi muốn nói đến nhà hàng hòm chứ không phải đến người
khách.
.Về việc dùng “xe châu” để đưa ma: Chúng tôi đã bác bỏ cách hiểu này vì đó là
việc trái với phong tục, tập quán. Tuy nhiên để bảo vệ cách hiểu xe châu trong câu
thơ đó là xe tang, nhà thơ Vương Trọng đã hợp lý hóa như sau: "Bởi vậy, xe châu
trong câu thơ trên cũng không nên nghĩ rằng đó là chiếc xe có đính các hạt châu
như một số người đã chú thích, mà coi châu chỉ là một mỹ từ cho đẹp lời, đẹp ý mà
thôi".
Nói như vậy chẳng qua là nhà thơ biện bác để tránh những điều vô lý chúng tôi chỉ
ra. Chứ việc dùng mỹ từ cho đẹp lời đẹp ý khi cần miêu tả cảnh đẹp tình vui thì hợp
lẽ, còn để tả đám tang đau khổ của Đạm Tiên thì có vẻ vô tâm lắm. Nguyễn Du từng
viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Chẳng lẽ ở đây Nguyễn Du lại vô tâm
đến thế? Thiếu gì lúc để dùng mỹ từ mà phải chọn đám ma?
Và để chứng minh cho việc dùng “mỹ từ”, nhà thơ còn mở rộng thêm: “Trong
"Truyện Kiều" cũng như trong nhiều tác phẩm cổ điển, để làm đẹp câu văn, nhiều
khi người ta thêm mỹ từ vào các danh từ như Cửa sài vừa mở then hoa, hay Cất
mình qua ngọn tường hoa... thì người đọc không mấy ai hiểu một cách thô thiển
rằng cái then cài cửa sài ở ngôi nhà Kim Trọng ở trọ có chạm hoa và bức tường nhà
Hoạn Thư mà Thúy Kiều nửa đêm leo qua có các hình hoa!”.
Thực ra đó cũng chỉ là theo cách hiểu của nhà thơ thôi. Còn chúng tôi lại thấy 2
chữ “hoa” đó (then hoa và tường hoa) đều là các hình hoa thật cả chứ không phải là
mỹ từ. Cái nhà Kim Trọng trọ là nhà của một thương gia giàu có thì không thể là
cửa sài mà phải là cửa ngoài. (Câu 529: các bản Liễu Văn Đường, Nguyễn Thạch
Giang, Đào Duy Anh chép là “cửa sài”, còn các bản Lâm Nọa Phu, Trương Vĩnh
Ký, Kiều Oánh Mậu, Phạm Kim Chi, Tản Đà đều chép là “cửa ngoài”). Cửa sài là
cửa của nhà nghèo hoặc của các bậc ẩn sĩ nơi thâm sơn cùng cốc, một dị bản lạc loài
do ai đó đặt vào. Còn nhà của một thương gia lớn và giàu có, sang trọng ở giữa
thành Bắc Kinh với “Hiên Lãm Thúy nét vàng chưa phai” thì phải kín cổng cao

tường cho sang trọng, lịch sự cân xứng với ngôi nhà và gia thế của chủ nhân và cũng
để chống trộm nữa chứ. Khi xem phim Trung Quốc ta thấy những chiếc cửa ngoài
đồ sộ, chắc chắn và được trang trí rất cầu kỳ với đủ mọi loại vật liệu, kiểu dáng, màu
sắc, kích cỡ. Khách đến chỉ mới thấy cái cửa ngoài là đã đoán được phần nào thân
thế, địa vị của chủ nhân rồi. Cho nên đó là cái “then hoa” thật chứ không phải là mỹ


từ. Và “tường hoa” cũng vậy. Nhiều bức tường chỉ làm chức năng tường rào nhưng
được xây rất kiểu cách và được trang trí bằng các họa tiết rất đẹp. Ông Tể tướng Lưu
gù cũng trèo qua ngọn tường hoa mà rách áo đấy thôi. “Hoa” đó là các hình hoa thật
cả chứ không phải là mỹ từ. Có lẽ xứ ta không có cái cửa ngoài, then hoa nào nên
nhiều người không tin ở đời lại có các thứ đó. Họ chỉ biết có cửa sài nên nghĩ là có
thể do cụ Nguyễn Du nhầm, rồi đổi thành cửa sài giúp cụ. Cũng là một cách làm ơn
nhưng hóa ra “Thương nhau mà lại bằng mười phụ nhau”. Sự thật là cụ Nguyễn Du
đi sứ sang Trung Quốc, cụ thấy rõ những cái cửa ngoài như thế nên cụ mới tả ra.
Nhân đây cũng xin nói thêm, hình ảnh những cái then hoa, tường hoa, cửa ngoài,
môn phòng, đẩy song, mặt trời tới đất… như thế là những yếu tố thuộc nội hàm tác
phẩm rất quan trọng giúp ta xác định thời gian Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều, đó
là sau khi đi sứ. Tuy nhiên cho đến nay để tìm hiểu về thời gian Nguyễn Du sáng tác
truyện Kiều, người ta cũng đi tìm đủ thứ ở khắp nơi mà chưa thấy ai quan tâm tìm
hiểu từ chính các yếu tố thuộc nội hàm tác phẩm như thế này.
Còn nữa

TRUYỆN KIỀU NÊN ĐỌC NHƯ THẾ NÀO? (kì 2)
(Lê Quế hồi đáp bài “Xin đừng hiệu đính truyện Kiều như thế” của nhà thơ Vương
Trọng)

Tiếp theo và hết

Cách đọc Kiều theo lối gán ghép khiên cưỡng còn có nhiều trường hợp độc đáo hơn.

Nếu ở một vị trí có nhiều dị bản cần phân định mà người hiệu đính dựa theo ý của
Thanh Tâm Tài Nhân để chọn thì cũng còn có lý do để biện minh (Nguyễn Quảng
Tuân hay dùng cách này). Rồi đến văn cảnh chúng ta vừa bàn không có dị bản
nhưng là văn cảnh được Nguyễn Du miêu tả chi tiết để người đọc từ đó luận ra bản
chất sự việc nên có thể luận sai, cũng có người đọc không muốn hoặc lười suy luận
thì tóm ngay lấy ý của Thanh Tâm Tài Nhân mà gán vào cho tiện nên mới sinh ra
như thế. Còn trường hợp sau đây lại độc đáo hơn. Văn cảnh không có dị bản và đã
được Nguyễn Du nói rõ ra rồi nhưng người đọc vẫn lấy ý Thanh Tâm Tài Nhân để
hiểu.
Trần Đình Sử trong mục “Thời gian nghệ thuật trong truyện Kiều” viết: “Đây cũng
là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du. Nhà thơ Việt Nam đã thực hiện lại việc sắp
xếp lại thời gian của truyện. Thực vậy, Thanh Tâm Tài Nhân kể việc Kiều gặp gia


biến và phải bán mình xảy ra giữa tháng tư và Mã đón Kiều ra nhà trọ cũng trong
tháng đó. Tiếp theo Kiều về Lâm Tri mất một tháng, tự tử không chết, phải phục
thuốc mất khoảng 3,4 tháng, cho đến khi Sở Khanh lừa nàng đi trốn vào một ngày
tháng 9, sương giáng, cuối thu. Trình tự thời gian sự việc khá rành mạch, hợp lý.
Nhưng đối với Nguyễn Du, Kiều lên xe ra quán trọ với Mã là trời đã thu rồi. Từ đó
cho đến cuộc đi đường dài một tháng, những ngày thuốc thang và chạy trốn theo Sở
Khanh, đất trời đều nhuốm một màu thu! Mùa thu này dài những 5, 6 tháng.”
Về thời gian trong truyện Kiều, chúng tôi đã khảo sát rất chi tiết. Theo đó, thời
gian trong truyện Kiều cũng chính là thời gian muôn thuở của vũ trụ. Nó trôi theo
một dòng chảy độc lập, đơn điệu và bất biến (chúng tôi muốn nói là với một tốc độ
ổn định, không có lúc nhanh lúc chậm). Cái mùa thu Thúy Kiều vào lầu xanh cũng
vậy. Mùa thu này có 2 mốc quan trọng đối với cuộc đời Thúy Kiều là: Đêm 30/6
sáng 1/7 Thúy Kiều rời Bắc Kinh để đi Lâm Tri với Mã Giám sinh. Và đêm 21 sáng
22/9 Thúy Kiều đi trốn với Sở Khanh. Mùa thu này cũng chỉ có 3 tháng như bất cứ
mùa nào. Thế nhưng không hiểu Trần Đình Sử đọc theo cách nào mà tính ra
được “mùa thu này dài những 5, 6 tháng”? Chúng tôi ngờ rằng ông đã lấy thời gian

phục thuốc theo Thanh Tâm Tài Nhân là 3, 4 tháng thay cho thời gian phục thuốc
theo Nguyễn Du chỉ có 1 ngày (Thuốc thang suốt một ngày thâu. Giấc mê nghe đã
dàu dàu vừa tan) nên mới suy ra cái thời gian nghệ thuật với mùa thu dài tới 5, 6
tháng đó. Như vậy là cái sai do cách đọc đã được nghệ thuật hóa thành sự “sáng tạo
độc đáo của Nguyễn Du”.
Những bất ổn nói trên đều là do cách đọc gán ghép một cách khiên cưỡng ý của
Thanh Tâm Tài Nhân vào lời Nguyễn Du (thậm chí bỏ qua cả lời Nguyễn Du) mà ra.
Cách đọc kỳ lạ đó đã tạo ra cho truyện Kiều của Nguyễn Du những “tấm áo mới của
hoàng đế” mà nó không hề có. Thực ra trong những đoạn này người đọc chỉ cần gạt
bỏ ảnh hưởng của Thanh Tâm Tài Nhân khỏi tư duy và đọc văn Nguyễn Du một
cách độc lập, chân phương theo lối “đọc nôm” thì sẽ thấy mọi bất ổn nói trên đều
mặc nhiên biến mất.
3.Về câu 68: "Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi"
.Chúng tôi viết: "Nói “cũng nức tiếng nàng” tạo nên sự gượng ép. Đạm Tiên nức
tiếng thật chứ không phải gượng ép".
Nhà thơ cho rằng: “ông Lê Quế đã hiểu sai lệch chữ cũng ở đây vì tách khỏi văn
cảnh. Ý của Nguyễn Du bao hàm ý rằng "Đạm Tiên không những ở gần mới nghe
nức tiếng, mà xa cũng nghe nức tiếng", chứ không hề có sự chiếu cố, gượng ép nào
như soạn giả đã ngộ nhận.”
Để thấy rõ vấn đề, ta cần đọc cả cặp câu 6/8:
“Có người khách ở viễn phương
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.”
Phải đủ cả cặp mới thành một câu hoàn chỉnh: Câu lục làm chủ ngữ (người khách).
Câu bát có 2 vế. Vế đầu nói việc người khách nghe Đạm Tiên nức tiếng. Vế sau nói


việc người khách tìm đến. Ở đây ta chỉ cần chú ý đến vế đầu của câu bát. Và có hai
cách nói.
Của văn bản: Người khách ở xa nghe (Đạm Tiên) cũng nức tiếng.
Của nhà thơ: Người khách ở xa cũng nghe (Đạm Tiên) nức tiếng.

Chữ “cũng” ở văn bản tương tác vào sự “nức” tiếng của Đạm Tiên nên tạo cảm
giác gượng ép. Còn chữ “cũng” của nhà thơ lại tương tác vào sự “nghe” của người
khách. Nhà thơ đã làm cho chữ “cũng” từ Đạm Tiên chạy sang người khách, tức là
đã tách chữ “cũng” ra khỏi văn cảnh một cách rất khéo léo vậy.
Về âm và điệu của câu thơ: Chữ “cũng” làm cho câu thơ trở nên gò bó, nặng nề.
Và về nhịp 6/2: “Xa nghe cũng nức tiếng nàng/ tìm chơi” khiến cho câu thơ bị mất
cân đối, nghe như một người gắng sức đến hụt hơi rồi cuối cùng thở dốc lên vậy. Tả
người khách đi chơi, như ngày nay đi du lịch mà sao vất vả quá, không hợp với
giọng văn khoan thai và khoáng hoạt của Nguyễn Du trong tác phẩm.
.Với câu chúng tôi sưu tầm:
“Có người khách ở viễn phương
Xa nghe nức tiếng, đánh đường tìm chơi”.
“Xa nghe nức tiếng” tức là sự nức tiếng của Đạm Tiên không những ở gần mà lan
đến cả những nơi xa. Rõ ràng là câu này vẫn diễn đạt được đúng ý của câu trên,
nhưng hay hơn hẳn ở 2 điểm: Nó diễn đạt một cách tự nhiên, không hề gò bó hay
gượng ép. Nhịp 4/4 tạo nên sự cân đối, hài hòa, toát lên một phong thái vừa trang
trọng, phong lưu vừa pha chút lãng tử tương hợp với tính cách của người khách
thích du ngoạn, thưởng lãm. So sánh 2 bản thì lộ rõ chữ “cũng” và cả chữ “nàng”
nữa đều là những chữ thừa. Chính vì thừa chữ nên câu bị rối và sinh ra cảm giác
gượng ép.
Nhà thơ cho biết câu thơ này giống một câu phường Vải rất quen thuộc ở Nghệ
Tĩnh: "Anh là khách ở viễn phương/ Nhờ người quen thuộc, đánh đường tìm chơi".
Chúng tôi thấy đây là một phát hiện thú vị vì nó phù hợp với luận điểm về sự có mặt
các yếu tố bình dân trong truyện Kiều. Nguyễn Du đã chắt lọc những tinh hoa của
văn hóa dân gian để đưa vào truyện Kiều. Phát hiện này càng giúp khẳng định câu
chúng tôi sưu tầm được là đúng.
4.Về câu 594 tả cảnh gia biến của Thúy Kiều: "Điếc tai lân tuất phũ tay tồi tàn".
Chúng tôi đã viết:
“Câu thơ này tuy không có dị bản về âm nhưng cách hiểu chữ lân tuất thì cần phải
bàn. Xưa nay, lân tuất vẫn được hiểu là thương xót và điếc tai lân tuất được các bản

giảng là: Lời kêu oan thương xót làm điếc tai người ta, hoặc: Bọn sai nha điếc tai
trước tiếng kêu thương xót.


Cách hiểu như vậy không nhất quán là bởi nếu hiểu lân tuất là thương xót thì thiếu
chủ ngữ, thừa vị ngữ. Do đó câu không hoàn chỉnh, ai muốn chọn chủ ngữ nào cũng
được dẫn đến các cách giải thích phân tán như trên và cách nào cũng không rõ
nghĩa”.
Nhà thơ cho rằng: “Khi đọc cách giải thích này, tôi ngờ rằng ông Lê Quế chưa
thật hiểu về đặc trưng ngôn ngữ "Truyện Kiều" và nghệ thuật sử dụng tiểu đối của
Nguyễn Du. Đọc thơ mà khi nào ông cũng đòi hỏi chủ ngữ, vị ngữ rõ ràng như
những câu đơn giản trích ra để dạy ngữ pháp cho học sinh tiểu học thì thật lạ lùng!
Hiện tượng chủ ngữ ẩn trong thơ đâu phải hiếm hoi. Trong câu thơ trên, chủ ngữ là
bọn sai nha, chúng không nghe tiếng kêu thương xót và đánh đập người ta tàn
nhẫn.”
Nay xin trao đổi mấy ý sau:
Về đặc trưng ngôn ngữ truyện Kiều: Xưa nay nhiều người vẫn tự là cho mình đã
hiểu đặc trưng ngôn ngữ truyện Kiều và phê phán người khác chưa hiểu. Nhưng đâu
là đặc trưng ngôn ngữ truyện Kiều thì chưa ai chỉ ra. Trong cuốn “Văn chương
truyện Kiều” (1942), Nguyễn Bách Khoa viết:
“Nếu các bạn theo giõi sự bình phẩm văn truyện Kiều qua mấy nhà học giả đứng
đắn như Trần Trọng Kim (1926), Đào Duy Anh (1943), Dương Quảng Hàm (1944)
thì các bạn sẽ nhận thấy rằng phương pháp mà các nhà đó dùng để bình luận văn
chương truyện Kiều vẫn là cái phương pháp đã dùng từ năm 1918. Cũng vẫn cái lối
phân tích những cách tả cảnh, tả tình, tả người, tự thoại, đàm thoại, dùng chữ, dùng
điển của Nguyễn Du rồi thêm vào ít lời bình phẩm như: thật là tài, thật là khéo,
hoặc xét tâm lý rất rành, lời văn âm điệu du dương, vân vân…”
Nguyễn Bách Khoa phê phán cách bình phẩm đó nhưng cũng không đưa ra được
một cách bình phẩm nào hiệu quả hơn. Đến năm 1985, Phan Ngọc có công trình
nghiên cứu về “Phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều” nhưng cũng chưa chỉ ra

được những đặc trưng cụ thể để giúp người đọc phân biệt văn Kiều với văn của các
tác phẩm khác. Có thể nói công trình nghiên cứu của Phan Ngọc là nổi trội hơn cả
vào lúc đó, nhưng cũng chỉ dừng lại ở những phát hiện rời rạc, chưa có hệ thống và
do đó chưa giúp gì được cho việc nghiên cứu văn bản cũng như nhân vật trong tác
phẩm và tư tưởng tác giả. Cho nên cách bình phẩm văn chương truyện Kiều có từ
năm 1918 vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Chính nhà thơ cũng đang dùng cách đó: “Ví
như câu Nguyễn Du tả một năm trôi qua bằng cặp lục bát thần tài...”
Trong bối cảnh đó, những nghiên cứu của chúng tôi về “Cấu trúc và phong cách
Đoạn trường tân thanh” trình bày trong cuốn “Tìm hiểu truyện Kiều” là công trình
khảo sát đầy đủ nhất, chi tiết nhất và do đó cũng khả dụng nhất về lĩnh vực này. Ở
đó chúng tôi không bàn luận chung chung mà đã “cụ thể hóa những phần dễ nhận
thấy nhất bằng những tiêu chí rõ ràng, xác định được để sử dụng vào việc tìm hiểu
nội dung tác phẩm”. Chúng tôi đã chỉ ra một cách cụ thể những nét đặc trưng trong
cấu trúc và phong cách văn chương của tác phẩm Đoạn trường tân thanh (phong
cách Nguyễn Du). Đó là những nét phong cách rất riêng biệt xuyên suốt tác phẩm
tạo thành sự độc đáo của riêng tác phẩm Đoạn trường tân thanh, không thể lẫn với


bất cứ một tác phẩm nào. Đến cuốn “So sánh dị bản truyện Kiều” như trong lời nói
đầu đã giới thiệu là phần tiếp theo của cuốn “Tìm hiểu truyện Kiều”, chúng tôi sử
dụng những kết quả nghiên cứu đó để hiệu đính tác phẩm. Như vậy việc đọc cuốn
“Tìm hiểu truyện Kiều”, sẽ giúp người đọc có cơ sở để đọc cuốn “So sánh dị bản
truyện Kiều” thuận lợi hơn. Bởi vì trong quá trình tiến hành so sánh các dị bản,
chúng tôi luôn (và chỉ) lấy những nét cấu trúc và phong cách đã được cụ thể hóa
bằng các tiêu chí đó để làm chuẩn mực. Đó là nguyên tắc mà chúng tôi tuân theo
một cách nghiêm ngặt. Nhân đây cũng xin nói thêm: Từ trước đến nay một cách gần
như tự nhiên đã hình thành hai nhóm nhà nghiên cứu truyện Kiều riêng biệt là các
nhà nghiên cứu văn chương và các nhà văn bản. Hai nhà đó làm việc độc lập và gần
như không sử dụng kết quả của nhau. Chính hiện tượng phân tán này cũng vô tình
góp phần làm tăng thêm sự phức tạp chung quanh việc tiếp cận một tác phẩm vốn đã

phức tạp. Theo chúng tôi được biết thì chỉ duy nhất học giả Đào Duy Anh có công
trình nghiên cứu ở cả hai lĩnh vực văn chương và văn bản nhưng cũng chưa có sự
gắn kết nhất quán. Tác phẩm “Khảo luận về Kim Vân Kiều” (1943) là một công
trình nghiên cứu có giá trị về khảo sát văn chương truyện Kiều lúc đó, nhưng cũng
chưa đủ chi tiết để có thể làm chuẩn mực cho việc hiệu đính truyện Kiều. Cho nên
khi khảo cứu văn bản, Đào Duy Anh đã tỏ ra thiếu nhất quán trong việc chọn câu
chữ. Bản hiệu đính đầu tiên của cụ hoàn thành sau cuốn “Khảo luận” tới 31 năm, gọi
là bản Đào Duy Anh 1974. Rồi 5 năm sau cụ lại cho ra đời một bản khác, gọi là bản
Đào Duy Anh 1979 có nhiều câu chữ khác với bản 1974. Chỉ có chúng tôi đã sử
dụng những kết quả nghiên cứu văn chương vào việc nghiên cứu văn bản một cách
có hệ thống. Điều này tạo cho công trình nghiên cứu truyện Kiều của chúng tôi có
tính nhất quán cao giữa văn bản và văn chương.
Về cách hiểu nghĩa chữ “lân tuất”. Chúng ta hãy đặt câu thơ trong cả cặp câu lục
bát cho dễ khảo sát:
Hạ từ van lạy suốt ngày
Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.
Vấn đề chúng ta cần bàn ở đây là 4 chữ “điếc tai lân tuất”. Nếu hiểu lân tuất là
thương xót thì sẽ tạo cho câu thơ những bất ổn cả về ngữ pháp lẫn về ý. Cụ thể về
ngữ pháp thì vế đầu của câu 594 này thiếu chủ ngữ. Bởi thế các tác giả trước đây đã
có hai cách hiểu.
Cách 1, coi vế đầu của câu 594 như một phần kéo dài của câu 593. Bùi Kỷ- Trần
Trọng Kim chú: “Tiếng kêu vang (lân tuất) thương xót thì rầm rĩ lên mà tay tồi tàn
thì cứ đánh đập tàn bạo”. Đào Duy Anh chú: “Lời kêu oan thương xót làm điếc tai
người ta. Tay hung bạo phũ phàng mặc sức phá phách tàn nhẫn”.
Ta thấy cách chú này không đúng. Bởi ở câu 593 Nguyễn Du nói là nhà Kiều phải
“Hạ từ van lạy suốt ngày” tức là hạ lời, xuống giọng để van nài, năn nỉ chúng tha
cho chứ không phải là la hét ầm ĩ đến mức làm điếc tai người ta. Mà cũng như vậy
mới hợp với tình thế lúc đó và hợp với cả tầm mức văn hóa của nhà Kiều nữa. Một
gia đình “vốn dòng nho gia” thì ai lại đi la lối om sòm đến mức làm điếc tai người
ta?



Cách 2, mượn chủ ngữ ở vế sau, tức câu 594 có chủ ngữ là bọn sai nha. Gồm
Trương Vĩnh Ký: “Nó không nghe, không vì, cứ phép khảo kẹp”. Nguyễn Thạch
Giang: “Bọn sai nha dửng dưng như là bọn lỗ tai điếc không nghe những lời kêu van
thương xót đó, cứ ra tay đánh đập”. Vũ Ngọc Khánh: “Tụi sai nha cứ phũ tay đánh
đập, mặc những lời kêu van của nhà Kiều, chúng chỉ làm điếc làm ngơ”. Nhà thơ
cũng theo cách này.
Kể ra giảng như thế cũng đã hợp lý. Đối với các nhà hiệu đính truyện Kiều theo
phương pháp Bản trục thì việc tìm được cách lý giải cho câu Kiều trở nên hợp lý,
tức chỉ cần không vô lý, không tối nghĩa là đã mãn nguyện lắm. Còn việc hợp lý đến
tầm mức nào thì họ không bàn đến. Như ở đây, câu thơ chỉ hợp lý ở tầm thấp. Thật
vậy, chúng ta thử so sánh 2 câu nói.
1-“Gia đình nhà Kiều phải xuống lời van lạy, xin xỏ. Nhưng bọn sai nha vẫn như
điếc trước những lời van xin thảm thiết đó, chúng vẫn ra tay đánh đập phũ phàng.”
2-“Gia đình nhà Kiều phải xuống lời van lạy, xin xỏ. Nhưng chúng vẫn ra tay
đánh đập phũ phàng.”
Tức là bỏ hẳn đi đoạn “bọn sai nha vẫn như điếc trước những lời van xin thảm
thiết đó” tương đương với bỏ đi 4 chữ “điếc tai lân tuất” thì ý câu vẫn không thay
đổi: Nhà Kiều thì van xin, nhưng chúng vẫn ra tay đánh đập. Nói như thế tức là đã
hàm chứa cả ý: “bọn sai nha vẫn như điếc trước những lời van xin thảm thiết
đó” rồi. Cho nên nói ra nữa thì không sai nhưng là thừa. Mà thừa là nhàm, là chỉ để
lấp chỗ trống cho câu thơ. (Bất cứ ai cũng sẽ kể những văn cảnh dạng đó theo cách
như thế. Chẳng hạn: “Cô vợ đã hết sức can ngăn nhưng anh chồng vẫn cứ như người
điếc, vẫn đánh thằng con không tiếc tay”. Nếu bỏ đi lời nhận xét “nhưng anh chồng
vẫn cứ như người điếc” thì câu văn vẫn hàm chứa ý cả đó.) Vậy thì đây chỉ là một
câu kể lể thừa chữ, lặp ý với giọng dân giã hàng ngày rất bình thường, không đạt đến
tầm nghệ thuật, không đáng là thơ của bậc đại văn hào. Nó chỉ thỏa mãn nhu cầu
hiệu đính truyện Kiều ở tầm thấp. Mà chúng tôi hiệu đính truyện Kiều theo một quy
trình nghiêm cẩn và khắt khe với 7 tiêu chí ở tầm cao: “Tất cả 7 tiêu chí của hai mục

tiêu đều không phân biệt ưu tiên mà phải được thỏa mãn đồng thời. Tác phẩm của
Nguyễn Du vốn rất cô đọng, từ ngữ sử dụng rất chuẩn xác, không có chữ thừa,
không có chữ sai nghĩa, tối nghĩa”. Theo đó thì câu đây có tới 4 chữ thừa nên nó
không thỏa mãn yêu cầu hiệu đính.
Chúng tôi tìm một cách hiểu khác khiến câu thơ tỏa sáng ở tầm nghệ thuật. Mấu
chốt của vấn đề là nghĩa 2 chữ “lân tuất”. Theo chúng tôi, “lân tuất” ở câu đây
không phải là thương xót mà là “những con chó nhà hàng xóm” (lân= bên, tuất=
chó). Đọc lại cả 2 câu 593, 594 với “lân tuất” là “những con chó quanh xóm” ta sẽ
thấy khác ngay:
“Hạ từ van lạy suốt ngày. Điếc tai lân tuất. Phũ tay tồi tàn.”
= “Gia đình Kiều xuống lời van lạy. Chó hàng xóm sủa điếc tai. Bọn tồi tàn đánh
đập phũ phàng.”


Với cách hiểu này, một mặt cái ý “chúng như những kẻ điếc” dù không được nói
ra nhưng vẫn tồn tại, không hề mất đi. Nhưng mặt khác, văn cảnh được mở rộng, các
sự kiện diễn ra dồn dập, náo loạn. Không gian không chỉ trong phạm vi nhà Kiều mà
ra cả xóm và nhân vật không chỉ có người nhà Kiều với bọn sai nha mà còn thêm cả
những con chó quanh xóm nữa. Trong đời sống của người dân Việt Nam, con chó là
một thành viên chuyên lo việc bảo vệ, là hình ảnh tượng trưng cho sự cảnh giác. Nơi
nào thôn xóm im ắng, nơi đó cuộc sống đang thanh bình. Nơi nào tiếng chó nổi lên
là dấu hiệu cho thấy ở đó có sự bất thường, có gian manh trộm cướp. Tiếng chó ở
đây là lời tố cáo hay ít ra cũng là lời thông báo với bàn dân thiên hạ rằng bọn sai nha
là kẻ xấu. Sự mở rộng này khiến cho văn cảnh sống động hơn, sức tố cáo cũng mạnh
hơn. Câu thơ trở nên súc tích hơn. Sức khái quát cũng rộng hơn. Toàn bộ cái hay, cái
súc tích, cái sâu sắc đều nằm ở nghĩa “lân tuất” là “chó hàng xóm” này. Theo chúng
tôi, đây mới đúng là cách hiểu mà Nguyễn Du muốn chuyển tải đến người đọc.
Nhà thơ đã dẫn ra 3 ý sau đây để bác bỏ cách hiểu lân tuất là chó hàng xóm nhưng
xem ra không ý nào có sức thuyết phục.
.Nhà thơ cho rằng cách hiểu của chúng tôi đã làm mất đi tiểu đối. Thì đúng thế.

Chúng tôi biết có nhiều người rất coi trọng tiểu đối (Mai Quốc Liên chẳng hạn).
Nhưng chúng tôi không những không coi trọng mà thậm chí còn không quan tâm
đến tiểu đối. Bởi số câu tiểu đối trong truyện Kiều rất ít, có khi đọc cả đoạn hàng
chục câu cũng không có một tiểu đối nào. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du không quan
tâm đến tiểu đối, có tiểu đối càng hay nhưng không có cũng chẳng sao. Vì thế trong
mục tiêu hiệu đính chúng tôi không có tiêu chí tiểu đối. Cụ thể trong câu này chúng
tôi chỉ tìm một cách hiểu sao cho câu văn hợp lý hơn về ngữ pháp mà cũng sinh
động hơn và mang tính phê phán, tố cáo mạnh hơn là được. Tuy vậy, cách hiểu của
chúng tôi dù mất đối chữ nhưng vẫn còn đối ý. Những con chó hàng xóm đối với
bọn sai nha cũng đắt lắm chứ.
.Về sự thông dụng của chữ "tuất", nhà thơ viết: "Mặt khác trong văn học xưa nay
cũng như trong lời nói nghiêm chỉnh hàng ngày, tôi chưa từng nghe ai gọi chó là
con tuất cả, nếu có thì chỉ là lời khôi hài của các bợm nhậu ở quán thịt cầy!"
Đó là nhà thơ thấy vậy. Còn chúng tôi lại thấy trong đời sống hàng ngày việc dùng
chữ "tuất" với nghĩa thương xót không thông dụng bằng "tuất" với nghĩa là chó. Nói:
“Người tuổi Tuất cầm tinh con chó” là câu nói nghiêm chỉnh chứ không hề khôi hài
kiểu bợm nhậu. Ở ta từ bắc chí nam, con vật đó có 5 tên: chó, tuất, khuyển, cầy, cẩu
đều thông dụng như nhau. Không tin, nhà thơ thử tự làm một cuộc điều tra mini, hỏi
khoảng mươi người gặp ngẫu nhiên cùng một câu: Tuất là gì? Chắc chắn hầu hết đều
sẽ trả lời “tuất” là con chó, ít người biết "tuất" là thương xót. Còn trong văn chương
thì chữ “tuất” cũng thông dụng như chữ "lân" sau đây.
.Về chữ "lân" trong câu 594, nhà thơ viết: "Một điều nữa cũng cần lưu ý là trong
các bản Nôm, Nguyễn Du dùng chữ lân với nghĩa thương xót chứ không dùng chữ
lân với nghĩa lân cận. Không biết trước khi đi đến kết luận khá lạ tai trên kia, ông
Lê Quế có tra lại hai chữ lân này không?"


Mặc dù nhà thơ khẳng định chắc chắn như vậy nhưng chúng tôi lại không tìm thấy
ở đâu Nguyễn Du dùng chữ “lân” với nghĩa là thương xót cả. Trái lại chúng tôi thấy
Nguyễn Du dùng chữ “lân” với nghĩa là gần, là bên cạnh khá phổ biến. Trong truyện

Kiều, chúng tôi thấy có tới 6 câu sau đây:
Câu 155: "Vẫn nghe thơm nức hương LÂN. Một nền Đồng Tước khóa xuân hai
kiều". (hương lân= làng bên).
Câu 175: "Hải đường lả ngọn đông LÂN. Giọt sương chíu nặng cành xuân la đà".
(đông lân= nhà hàng xóm phía đông).
Câu 311: "Sinh rằng LÂN lý ra vào. Gần đây nào phải người nào xa xôi". (lân lý=
con đường bên cạnh).
Câu 594: “Điếc tai LÂN tuất, phũ tay tồi tàn.” (lân tuất= chó quanh xóm).
Câu 2758: “Láng giềng có kẻ sang chơi. LÂN la sẽ hỏi một hai sự tình”.
Câu 2993: “Phật tiền ngày bạc LÂN la. Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn
khuây”.
Tất cả các chữ “lân” đó đều với nghĩa là gần, là bên cạnh. Không thấy chữ “lân”
nào với nghĩa là thương xót như nhà thơ khẳng định.
Còn về tự dạng, dĩ nhiên đã bị người soạn bản hiểu lân theo nghĩa nào thì họ viết
theo dạng đó, vì thế chúng tôi gọi đây là dị bản đồng âm.
5.Về câu 1797: Đêm dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Nhà thơ cho là chúng tôi đã làm cho câu thơ bị hạ cấp: "Trong công trình này, qua
sự hiệu đính của ông, nhiều chỗ câu thơ của Đại thi hào đã bị hạ cấp. Ví như câu
Nguyễn Du tả một năm trôi qua bằng cặp lục bát thần tài: Sen tàn cúc lại nở hoa/
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân."
Thực ra những lý giải của chúng tôi về câu này trong cuốn "So sánh dị bản truyện
Kiều" chỉ là phần tiếp theo khá sơ lược để nói thêm một số ý. Còn phần đầu chúng
tôi đã trình bày ở cuốn "Tìm hiểu truyện Kiều", thời gian trong Đoạn trường tân
thanh (trên diễn đàn truyện Kiều là các bài A8, A9). Ở đó chúng tôi đã thống kê toàn
bộ những câu tả thời gian để tìm hiểu. Và như đã giới thiệu, chúng tôi đã phát hiện
ra một mạch thời gian khá chuẩn xác. Đồng thời qua việc nhặt riêng những câu tả
thời gian của truyện như vậy, chúng tôi đã phát hiện ra một nét đặc trưng trong
phong cách tả thời gian mà cũng là phong cách tư duy của Nguyễn Du. Đó là khả
năng tư duy mạch lạc và nhất quán. Tất cả những câu tả thời gian trong truyện Kiều
không có câu nào kèm theo chữ tả tình (trừ câu 1797 này). Từ đó làm lộ ra chữ "sầu"

này lạc loài về mặt phong cách. Nó thể hiện một khả năng tư duy lộn xộn, thiếu
mạch lạc chứng tỏ do ai đó thêm vào. Chính chữ "sầu" lạc vào đây đã hạ cấp câu văn
chứ không phải là làm cho câu văn trở nên "thần tài" như nhà thơ khẳng định. Sự
thực là chúng tôi đã trả câu văn về lại cho đúng với phong cách nhất quán của tác
giả.


Đó là nói về phong cách. Còn về ý tứ thì câu này với chữ "đêm" lại sâu sắc và trào
lộng khác hẳn chữ "sầu" lạc điệu. Lúc này chàng Thúc sinh có còn "sầu" gì nữa đâu.
Chàng trở lại Lâm Tri với ý định để hưởng cái phần hoa, phần xuân, phần tiên tức
thể xác của Thúy Kiều nhưng không được (Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân. Thân
này dễ lại mấy lân gặp tiên). Thế là chàng ta tìm cách quên Thúy Kiều (Lấy câu vận
mệnh khuây dần nhớ thương). Đến cả việc ông thầy bói rất tài giỏi khẳng định Thúy
Kiều còn sống và một năm nữa sẽ gặp lại nhau thì chàng cũng không tin, cho là thầy
bói nói xằng. Thế thì làm gì còn có "sầu" nữa. Đây là vì không gặp Thúy Kiều, anh
chàng nằm một mình, ngủ không được, thấy "đêm dài", sinh ra nhớ vợ nên lại quay
về với bà xã. Chữ "đêm" ở đây làm cho câu văn không những hợp lý về mọi phương
diện mà còn tạo thêm tầng nghĩa thứ hai trào lộng, hóm hĩnh rất thú vị, rất đời chứ
không vớ vẩn, lạc điệu như chữ “sầu”.
Xin lưu ý cặp câu này không tả MỘT NĂM trôi qua như nhà thơ và nhiều người
khác vẫn cho là “thần tài” đâu. Cặp câu này tả khoảng thời gian giữa hai điểm giao
mùa là từ mùa hè sang thu “sen tàn cúc nở” (ngày 1-7) cho đến từ mùa "đông sang
xuân" (ngày 1-1 năm sau) tức là đúng NỬA NĂM. Như vậy cách đọc của nhà thơ đã
kéo dài gấp đôi thời gian do Nguyễn Du miêu tả. Thiết nghĩ Nguyễn Du đã phải lao
động “nhẫn nại” (chữ của Lưu Thế Đức và Lý Tu Chương, hai nhà nghiên cứu
Trung Quốc) mới sáng tác được truyện Kiều nên người đọc Kiều cũng cần tỉ mẫn,
cẩn trọng thì mới lắng được chất ngọc quý trong ngôn từ của tác giả. Khi đã ngấm
được cách dùng chữ của Nguyễn Du thì sẽ thấy văn của ông rất chuẩn xác chứ
không hề mờ ảo như nhiều người nhầm tưởng.
6.Về các câu 87, 88: Không phải chúng tôi đổi thành "Sống thời tình chẳng riêng

ai/ Khéo thay thác xuống ra người tình không" như nhà thơ tưởng, mà chúng tôi đã
chọn từ bản Liễu Văn Đường 1871 (xem B11). Chúng tôi hiệu đính theo nguyên tắc
logic, nghĩa là phải tìm đến sự cân đối hài hòa về mọi phương diện trong toàn tác
phẩm chứ không nương theo thói quen của công chúng. Hai câu mọi người đã quen
dùng: “Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma không chồng” đã tỏ
ra không hợp với tiêu chí hiệu đính của chúng tôi ở mấy điểm: 1.Khi sống, Đạm
Tiên phục vụ cho đủ loại đàn ông nhưng chưa được làm vợ. Cho nên chữ vợ dùng
không đúng văn cảnh. 2.Chưa được làm vợ thì đương nhiên là không chồng rồi. Cho
nên nói khi chết Đạm Tiên "làm ma không chồng" là thừa. Mà thừa là nhàm. 3.Hơn
nữa "không chồng" thì chưa đau khổ bằng một mảnh tình cũng chẳng có. Như vậy
câu mọi người đã quen dùng có lời lẽ thì nặng nề cay cú nhưng ý tứ thì rỗng không
như thùng rỗng kêu to chứng tỏ một khả năng tư duy còn khá ấu trĩ. Còn câu chúng
tôi chọn có lời lẽ nhẹ nhàng mà ý tứ thì thâm hậu như tiếng chuông êm ái nhưng
ngân xa. Theo chúng tôi đây chính là phong cách Nguyễn Du. Nhà thơ nói: “Mọi
văn bản xưa nay đều như thế” là thiếu chính xác. Đó chỉ là những văn bản nhà thơ
đã quen đọc, còn có những văn bản khác lại không như thế và được chúng tôi chọn.
7.Về câu 596: Cũng không phải là chúng tôi đổi thành: "Dẫu người đá cũng nát
gan lọ người". Đó là câu ở các bản Liễu Văn Đường, Lâm Nọa Phu 1870 và Duy
minh Thị 1872 tức các bản cổ mà chúng tôi đã chọn thay vì câu "Dẫu rằng/là đá
cũng nát gan lọ người" đều ở các bản đời sau mà mọi người đã quen đọc. Tất nhiên
chúng tôi cũng xét theo tiêu chí Logic. Câu mọi người đã quen dùng thể hiện một lối
tư tùy tiện. Cục đá thì làm sao có gan để mà nát gan? Còn câu chúng tôi chọn thể


hiện một lối tư duy logic. Tất nhiên đây chỉ là thỏa mãn logic trong tư duy còn thực
tế "người đá" như kiểu tượng đá chẳng hạn thì cũng chẳng có gan. Dù sao nó cũng
chứng tỏ một sự hợp lý hơn về mặt tư duy so với câu mọi người đã quen dùng, mà
đúng ra là mọi người mới quen dùng trong thế kỷ XX. Còn thời trước chắc chắn mọi
người vẫn dùng theo các bản cổ: “Dẫu người đá…”
Như vậy cũng những câu chữ đó nhưng đi qua 2 cách đọc khác nhau thì sẽ thu

được 2 kết quả khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vấn đề phụ thuộc vào quan
điểm và phương pháp của người đọc.
8. Ở phần kết luận nhà thơ viết: “Tôi nghĩ rằng, phần lớn dị bản "Truyện Kiều"
là sản phẩm của chính Nguyễn Du qua từng lần sửa chữa khác nhau của tác giả.
Vậy nên công việc chính của các nhà hiệu đính là căn cứ vào các văn bản đã có, cân
nhắc các dị bản để chọn lấy một văn bản hợp lý, hay và đúng phong cách của
Nguyễn Du hơn. Tiếc rằng một số soạn giả của những bản "Truyện Kiều" xuất bản
gần đây chưa làm được như vậy. Và ông Lê Quế là một ví dụ.”
Chúng tôi xin có mấy ý sau đây:
.Xưa nay các nhà nghiên cứu truyện Kiều cũng như bạn đọc đều cho rằng dị bản
hình thành là do khâu truyền bản. Trong số các chữ ở một vị trí thì may ra chỉ có
duy nhất MỘT chữ là nguyên bản, còn lại đều là dị bản. Chưa thấy ai nói phần lớn
dị bản là do Nguyễn Du sửa chữa qua các thời kỳ. Nay nhà thơ nói như vậy tức là
bác bỏ một quan điểm đã định hình. Chẳng biết nhà thơ dựa vào đâu mà nghĩ như
vậy? Một sự bác bỏ lớn như vậy chính là một đề tài phản biện khoa học và phải
được công bố thành một công trình nghiên cứu, với đủ chứng lý đảm bảo hai điều
kiện cần và đủ hẳn hoi (cũng như việc chúng tôi muốn khôi phục cách đọc nôm để
phản bác cách đọc chữ vậy). Chẳng hạn quan niệm từ trước đến nay đều cho rằng,
nguyễn Du viết xong truyện Kiều thì do điều kiện nào đó nên không thể tự phát hành
mà phải nhờ Phạm Quý Thích công bố… Thế thì Nguyễn Du sửa chữa qua từng lần
nào và công bố các sửa chữa đó như thế nào? Nhà thơ phải có lý luận và chứng cứ
để bác lại người ta, thậm chí phải trực tiếp hiệu đính để chứng tỏ sự đúng đắn của lý
thuyết của mình chứ không thể phát biểu nhẹ tâng như thế được. Nghiên cứu văn
bản truyện Kiều là một công tác khoa học đòi hỏi sự lao động tỉ mẫn và nghiêm túc.
Nếu ai cũng phát biểu vô tư như nhà thơ rồi lấy đó làm thước đo để bàn bạc, phản
biện thì xin hỏi còn gì là tính khoa học? Làm như thế chỉ khiến cho sự việc vốn đã
rối sẽ càng thêm rối.
Riêng với chúng tôi, tuyên bố đó của nhà thơ trở thành một đối cực về quan điểm
nghiên cứu. Chúng tôi quan niệm truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác theo một
logic chặt chẽ để chuyển tải đến người đọc một tư tưởng rõ ràng. Tác phẩm có sự

nhất quán cao độ trong thể hiện. Mỗi chữ ở một vị trí đều đảm nhận một chức năng
thể hiện riêng biệt không thể thay thế (tất nhiên là trừ các từ đồng nghĩa). Với nhãn
quan này chúng tôi dễ dàng nhận ra những chữ thừa, chữ sai trong từng vị trí để tìm
cách hiệu đính. (Cũng như với một cỗ máy. Người không biết thì thấy nó có vẻ bí
hiểm nhưng với người nắm được nguyên lý và cơ cấu của nó thì sẽ dễ dàng phát
hiện trục trặc để sửa chữa).


Bởi vậy chúng tôi không thể đồng ý với quan niệm của nhà thơ. Vì theo quan niệm
đó của nhà thơ trong tình hình thực tế là có hàng ngàn dị bản thì người ta có thể cho
ra không những hàng chục như đã có mà hàng trăm bản Kiều khác nhau và đều bảo
đó là nguyên tác cả cũng được. Một khi “phần lớn dị bản "Truyện Kiều" là sản
phẩm của chính Nguyễn Du qua từng lần sửa chữa khác nhau của tác giả” thì không
có lý do gì để người ta phải mất công nữa. Đã là chữ của Nguyễn Du tức là nguyên
tác cả rồi thì cứ thoải mái mà chọn. Khi đó chẳng khó khăn gì, bất cứ ai cũng có
quyền cho ra đời một bản Kiều nguyên tác. Có chăng thì chỉ là hiệu đính cái phần
không lớn (theo nhà thơ) tức phần không phải của Nguyễn Du kia thôi. Nhưng đâu
là phần không lớn và đâu là phần lớn do chính Nguyễn Du sửa chữa qua từng lần
khác nhau? Tiêu chí nào để phân biệt? Chúng tôi tin là những ai tâm huyết với lĩnh
vực này cũng đang chờ những luận cứ và tư liệu nếu có của nhà thơ để chứng minh
cho đề tài rất mới và cũng rất đáng quan tâm đó. Theo chúng tôi, ý nghĩ đó của nhà
thơ nếu đúng thì sẽ tạo nên một bước ngoặt trong việc nghiên cứu văn bản truyện
Kiều, cụ thể là sẽ tạo nên tình trạng loạn Kiều.
.Định nghĩa của nhà thơ về công việc “hiệu đính”: “công việc chính của các nhà
hiệu đính là căn cứ vào các văn bản đã có, cân nhắc các dị bản để chọn lấy một văn
bản hợp lý, hay và đúng phong cách của Nguyễn Du hơn”. Định nghĩa như thế liệu
đã đầy đủ chưa? Chúng tôi thấy nếu so với phương pháp hiệu đính mà chúng tôi
trình bày trong 93 trang đầu của cuốn “So sánh dị bản truyện Kiều” và phần 1 của
bài viết này với 4 tiểu mục a,b,c,d thì định nghĩa trên của nhà thơ là chưa đủ
.Ở trên nhà thơ cho rằng: “phần lớn dị bản "Truyện Kiều" là sản phẩm của chính

Nguyễn Du qua từng lần sửa chữa khác nhau của tác giả”. Thế nhưng tiếp theo nhà
thơ lại đặt mục tiêu: “chọn lấy một văn bản hợp lý, hay và đúng phong cách của
Nguyễn Du hơn”. Thế chẳng lẽ trong số các “sản phẩm của chính Nguyễn Du” lại
có sản phẩm bất hợp lý và không đúng phong cách của ông sao? Như vậy liệu có
mâu thuẩn không? Liệu Nguyễn Du có phải là người thiếu chín chắn, thiếu lập
trường để đến nỗi viết ra và công bố rồi mà vẫn phải sửa đi sửa lại nhiều lần đến như
vậy? Liệu người ta, kể cả Nguyễn Du có thể tạo nên kiệt tác bằng khả năng tư duy
thiếu nhất quán như vậy hay không? Đó là chưa kể Nguyễn Du làm Hữu Tham tri bộ
Lễ thì lấy đâu ra thì giờ mà sửa chữa truyện Kiều nhiều lần? Thiết nghĩ tất cả những
vấn đề này đều cần được chứng minh một cách nghiêm túc, khoa học chứ không thể
chỉ phát biểu đơn giản theo lối chỉ đạo như vậy được.
Nhà thơ viết: “Tiếc rằng một số soạn giả của những bản "Truyện Kiều" xuất bản
gần đây chưa làm được như vậy. Và ông Lê Quế là một ví dụ”. Nhà thơ thấy tiếc
cho cuốn sách của chúng tôi. Nói cách khác theo nhà thơ thì cuốn sách của chúng tôi
là một thất bại đáng tiếc. Chúng tôi thấy nhận xét đó cũng không khó hiểu. Bởi cũng
như làm toán, muốn giải một bài toán cho đúng thì trước hết phải đưa tất cả các
tham số về cùng một hệ quy chiếu. Nhưng nhà thơ theo cách “đọc chữ”, chúng tôi
theo cách “đọc nôm”. Nhà thơ dùng thước đo theo cách “đọc chữ” để đánh giá kết
quả của cách “đọc nôm”, cũng như người đứng ở một hệ quy chiếu này để khảo sát
một chuyển động trong hệ quy chiếu khác thì khó chính xác được. Chúng tôi tin
rằng nếu giả dụ một mai kia nhà thơ cũng dùng thước đo theo cách “đọc nôm” như
chúng tôi thì chắc chắn khi đó sẽ không nhận xét như trên nữa. Chúng tôi tin rằng


chỉ có cách “đọc nôm” mới làm bộc lộ hết những cái hay cái đẹp của truyện Kiều,
mới đưa người đọc tiếp cận với tư tưởng Nguyễn Du. Truyện Kiều nên đọc như thế.
Trở lại nhận xét của nhà thơ là cuốn “So sánh dị bản truyện Kiều” của chúng tôi
có “chất lượng thật hạn chế, dễ làm bạn đọc hiểu sai lệch về nhiều câu, nhiều ý
trong Truyện Kiều”. Theo chúng tôi, thực ra phải nói là các bản Kiều được hiệu đính
trước đây có “chất lượng thật hạn chế” và cách đọc Kiều trước đây đã “làm bạn đọc

hiểu sai lệch về nhiều câu, nhiều ý trong Truyện Kiều” thì mới chính xác.
Với công trình của mình, vì là lần đầu tiên nghiên cứu theo một hướng mới nên
chúng tôi không dám chắc là tất cả đều đã chuẩn xác. Nhưng qua việc thẩm định 340
câu Kiều với khoảng hơn 1000 dị bản về ý, chúng tôi tự thấy đã hiệu đính được khá
nhiều sai lệch để trả lại cho tác phẩm những giá trị vốn có của nó. Đây là một công
trình nghiên cứu chưa có tiền lệ nên có thể gây bỡ ngỡ cho nhiều người, nhất là
những người đã quen đọc Kiều theo “lối cũ”. Có lẽ họ cần thời gian để suy nghĩ và
lựa chọn.
Như đã nói, những điều chúng tôi chứng minh và khôi phục không phải là mới mà
trái lại đã từng thịnh hành trong dân gian ngay từ khi truyện Kiều mới hành thế cho
đến nửa đầu thế kỷ XX, tức là còn cũ hơn cả cái “lối cũ” mà chúng tôi bác bỏ. Thời
đó (thế kỷ XIX) trong xã hội Việt Nam vốn đã tồn tại hai cách đọc Kiều. Đa số kẻ sĩ
thì đọc Kiều theo lối bắt chữ Nguyễn Du phải tải đạo Thanh Tâm Tài Nhân. Còn lớp
bình dân và một số ít kẻ sĩ như Phạm Quý Thích, Nguyễn Công Trứ… thì đọc và tư
duy truyện Kiều trên chính bản Nôm. Hai cách đọc Kiều đó tồn tại song song và độc
lập cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Rồi khi văn học viết lấn át văn học truyền miệng thì
cách đọc chữ cũng lấn át cách đọc nôm để trở thành thống soái. Đến nay cách đọc
nôm đã bị mai một khiến những vấn đề chúng tôi nêu ra thực chất là rất cổ nhưng lại
có vẻ như rất mới, rất khác lạ, nhiều khi là trái ngược với cách hiểu hiện đang thịnh
hành. Ý kiến của chúng tôi hiện thời có vẻ lạc lỏng và có thể có người cho là ngớ
ngẩn hay điên rồ. Bởi thế chúng tôi không có tham vọng được thừa nhận ngay. Cái
đúng muốn được thừa nhận cũng không phải dễ. Thậm chí đôi khi cái đúng muốn
được nói ra cũng không đơn giản. Như câu chuyện “Tấm áo mới của hoàng đế” của
Andecxen, không phải ai kể cả ngài tể tướng và các vị đại thần cũng dễ nói ra sự thật
dù là hiển nhiên. Chỉ có cậu bé mới vô tư nói lên sự thực: “Hoàng thượng không
mặc gì”. Chúng tôi cũng như cậu bé đó vậy. Chúng tôi chỉ đơn giản là nói lên sự
thật, cung cấp thêm cho độc giả một sự lựa chọn cách đọc Kiều. Mọi việc còn lại sẽ
là chuyện của “trăm năm trong cõi người ta”, rồi sẽ do thời gian phán định.
Chúng tôi thấy những cuộc trao đổi như thế này rất bổ ích, làm sáng tỏ được nhiều
điều. Rất mong sẽ có nhiều cuộc trao đổi bổ ích nữa với nhà thơ và các bạn đọc gần

xa để mọi việc sớm được sáng tỏ. Xin chân thành cám ơn nhà thơ.


×