Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số vấn đề đặt ra đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.42 KB, 6 trang )

i kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với
các nhiệm vụ trong bài học trong tình huống mới.
Ngoài những kĩ năng được nêu ở trên, trong quá trình áp dụng dạy học tích hợp giáo viên sẽ
cần phải sử dụng nhiều kiến thức, kĩ năng bổ trợ khác cho việc dạy học như sử dụng CNTT, tính
toán, viết bài luận, đề tài, thuyết trình... Quan trọng hơn giáo viên sẽ cần có những kĩ năng làm
việc với đồng nghiệp trong việc thiết kết, thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của
49


Hà Thị Lan Hương

bản thân và đồng nghiệp.
Những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên một phần được chuẩn bị trong
các trường sư phạm và sau đó trong tập thể nhà trường thông qua quá trình xem xét, phân tích, suy
ngẫm về hoạt động thực tiễn của bản thân với đồng nghiệp.

3.

Kết luận

Muốn thực hiện thành công công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam
sau 2015 theo định hướng tích hợp cao các lĩnh vực giáo dục thì khâu then chốt quan trọng là phải
có đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học tích hợp. Hiện nay, mặc dù công cuộc đổi mới chương
trình, sách giáo khoa đang được nghiên cứu triển khai nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào có được
đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học tích hợp nói chung hay năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực
Khoa học tự nhiên nói riêng đang gặp phải nhiều bế tắc và vướng mắc. Vì vậy, vấn đề này cần
được triển khai nghiên cứu để không những đội ngũ giáo viên có được năng lực dạy học tích hợp
trong việc triển khai chương trình mới mà ngay chính trong các trường sư phạm cũng phải là nơi
đào tạo ra những sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp.
Những vấn đề nêu trên chỉ là một kết quả khiêm tốn từ quá trình tìm kiếm con đường đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp trong đó có dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa


học tự nhiên cho giáo viên. Chắc chắn còn có nhiều vấn đề khác cần được tiếp tục trao đổi để từng
bước xây dựng lí luận về dạy học tích hợp cho hoàn chỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

Nguyễn Anh Dũng, 2014. Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông. Kỉ yếu
hội thảo khoa học: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục
phổ thông mới. Thành phố Huế, tháng 11, tr.43-55.
Hà Thị Lan Hương, 2013. Xu hướng tích hợp trong xây dựng chương trình các môn khoa học
tự nhiên của các nước trên thế giới và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam.
Tạp chí Giáo dục và xã hội. Số 29 (90), tr.44-47.
Ha Thi Lan Huong, 2013. Proposing how to apply an objective - based approach to Vietnam,s
general school curriculum and textbook development based on the idea of integrated
pedagogy after 2015. Vol. 58, No. 5, pp. 167-173.
Vũ Thị Sơn, 2012. Dạy học tích hợp – Những vấn đề đặt ra đối với giáo viên phổ thông. Kỉ
yếu hội thảo khoa học: Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ
thông, thành phố Hồ Chí Minh, tr.175-185.
Roegiers X., 1996. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà
trường. Nxb Giáo dục.

ABSTRACT
Integrated teaching for teachers of the natural sciences
There is a need to carry out a basic and comprehensive renovation of education and training
in Vietnam in order to improve human resource quality. Identifying and applying that which
might be necessary to carry out quality integrated teaching of natural science has been fraught
with challenges. In this paper, the author attempts to identify that which is needed by teachers to

integrate the teaching of natural science based on the requirements to reform general education in
Vietnam as well as the proposed integrated approach in curriculum development of natural science
in schools after 2015.
Keywords: Integrated teaching, education, natural science, general education.

50



×