Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhu cầu và yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực đào tạo nghề trong lĩnh vực lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.67 KB, 6 trang )

NHU CẦU VÀ YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ
Tóm tắt
Lực lượng lao động là tài sản lớn nhất của xã hội. Đào tạo người thợ giỏi, công nhân lành nghề
luôn là trọng tâm của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu
của ngành lâm nghiệp trong thời kỳ mới. Lâm nghiệp là lĩnh vực có lịch sử phát triển lâu đời và đã
được Nhà nước chú trọng phát triển việc đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên
hiện nay, do sự phát triển về kinh tế đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng, số lượng nguồn nhân lực phục
vụ cho ngành lâm nghiệp buộc các trường Đại học, Cao đẳng phải chuyển mình mạnh mẽ, đổi mới
phương pháp đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra những nhân lực tốt nhất
cho ngành.

1. THÀNH TỰU TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC
Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ được thành lập từ ngày
14/9/1977 tại tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Tiền thân của trường là Trường
Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp TW3, đóng tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Năm 1982, Nhà trường chuyển địa điểm về xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương. Năm 2007, Nhà trường nâng cấp lên thành trường Trung cấp nghề Cơ điện và
Lâm nghiệp Đông Nam Bộ. Năm 2008, Nhà trường nâng cấp lên thành trường Cao
đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. Năm 2016, thực hiện luật dạy nghề mới,
Nhà trường đổi tên thành Trường Cao đẳng công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. Khoa
Nông lâm được thành lập từ ngày thành lập trường, năm 1977. Trải qua hơn 40 năm
hình thành và phát triển, Nhà trường đã đào tạo được hàng ngàn học sinh, sinh viên
ngành lâm nghiệp có tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội.
Bảng 1. Thành tựu trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
STT

Giai đoạn


Số lượng
HSSV

Ngành đào tạo

1

1977 - 2000

12.000

Lâm sinh, Chế biến gỗ

2

2000 - 2010

5.000

Lâm nghiệp, Chế biến gỗ

1.200

Lâm nghiệp, Chế biến gỗ
Lâm nghiệp, Gia công và
thiết kế sản phẩm mộc
Lâm nghiệp, Gia công và
thiết kế sản phẩm mộc
Các nghề khối nông lâm


357
3

2010 - nay

1.150

Tổng cộng

3.056
22.460

29

Ghi chú
Công nhân kỹ
thuật, bậc 3/7
Công nhân kỹ
thuật, bậc 3/7
Trung cấp
Cao đẳng
Trung cấp
Đào tạo ngắn hạn


Những năm trước năm 2010, nhu cầu đào tạo các ngành nghề về lâm nghiệp
rất cao nên số lượng học sinh sinh viên nhà trường tuyển sinh được khá nhiều từ
6.200 - 12.000 người. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, do sự chuyển dịch về cơ
cấu nền kinh tế, học sinh sinh viên cũng chuyển hướng sang lựa chọn các ngành nghề
ít lao động nặng nhọc, có tính kỹ thuật cao nên lượng HSSV tuyển sinh được ít hơn

hẳn so với giai đoạn trước.
2. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI, THÁCH THỨC
Thuận lợi:
 Nhân lực lao động trong ngành nông lâm trên cả nước nhiều, nhu cầu lao
động phục vụ cho ngành nông lâm cao nên thuận lợi trong quá trình tuyển sinh.
 Nhà trường được thành lập sớm, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đào
tạo nguồn nhân lực trong ngành nông lâm nghiệp.
 Giáo viên có tay nghề, trình độ cao, nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
 Cơ sở hiện trường thực hành thực tập nghề nghiệp phong phú, đáp ứng nhu
cầu đào tạo.
 Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho đào tạo nghề lâm nghiệp cao
Khó khăn:
 Học sinh là con em nông thôn, miền núi nên nhận thức, tiếp thu khó.
 Đặc thù nghề nghiệp lao động ngoài trời, vất vả nên giáo viên khó thu hút
được nhiều giáo viên tài giỏi, tâm huyết.
Cơ hội:
 Biến đổi khí hậu trên toàn thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, nhu cầu
lao động trong ngành lâm nghiệp, trồng cây gây rừng để cải thiện khí hậu ngày càng
được chú trọng.
Thách thức:
 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang dịch chuyển cơ cấu lao động từ các
ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng cao, nhu cầu
nhân lực trong các ngành lâm nghiệp ngày càng giảm.
 Các trường đại học trên cả nước mở ra ồ ạt, tâm lý người Việt Nam thích
con em học đại học hơn là học nghề nên học sinh vào học các trường nghề giảm sút.
 Lực lượng lao động thiếu các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải
quyết vấn đề, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, thiếu ý thức
trách nhiệm và chậm thích nghi với môi trường mới, năng lực đổi mới và sáng tạo
khoa học và công nghệ của lao động có trình độ cao còn nhiều yếu kém.


30


3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC
Thứ nhất, CMCN 4.0 làm chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh
tế. Với CMCN 4.0, những ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động sẽ dần
mất đi, đồng thời xuất hiện những ngành nghề mới. CMCN 4.0 đã cho ra đời các hệ
thống tự động hóa và robot thông minh. Các hệ thống này sẽ thay thế dần lao động
thủ công trong toàn bộ nền kinh tế gây áp lực lớn đối với thị trường lao động. Các
quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa lao động và gia tăng
tình trạng thất nghiệp.
Hiện nay, nguồn lao động của Việt Nam tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là
lao động tay nghề thấp, vì vậy dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Những công việc
mang tính chất rập khuôn, lặp lại đơn giản mà đa phần lao động chưa qua đào tạo
Việt Nam đang đảm nhận sẽ dần được thay thế bởi máy móc trong tương lai.
Bên cạnh việc mất dần những ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều lao
động, cuộc CMCN 4.0 cũng xuất hiện nhiều ngành nghề mới, gắn với đặc trưng của
cuộc cách mạng này như: ngành điện tử, viễn thông, số hóa, kỹ thuật viên máy tính,
an ninh mạng, in 3D… Trong tương lai, những lao động bị mất việc làm do sự phát
triển của robot và công nghệ tự động hóa sẽ dịch chuyển sang những ngành mới này.
Tuy nhiên, không phải dễ dàng khi chuyển đổi ngành nghề, nhất là những ngành mới
đòi hỏi nhiều tri thức. Với ngành lâm nghiệp, việc kết hợp đào tạo theo hướng truyền
thống và đào tạo theo hướng mới, chuyên môn sâu, có chất lượng cao, gắn với các
ngành công nghiệp tự động hoá đang là định hướng hàng đầu trong công tác đào tạo
nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.
Thứ hai, thị trường lao động phân hóa mạnh mẽ: Trong cuộc CMCN 4.0, lao
động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Hàng loạt
nghề nghiệp cũ mất đi, thị trường lao động quốc tế sẽ phân hóa mạnh giữa nhóm lao
động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. Cùng với đó, sự ra đời của

trí tuệ nhân tạo (robot thông minh) cũng làm giảm nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng
thấp. Đặc biệt, cuộc CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình
độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ
không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo. Với sự phát triển công
nghệ nhanh chóng trong tương lai, nhu cầu về lao động có trình độ và kỹ năng cao là
một yêu cầu tất yếu. Từ việc nâng cao yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, cuộc
CMCN 4.0 còn làm thay đổi yêu cầu và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực. Đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuẩn bị cho CMCN 4.0 đã trở thành vấn đề cấp
bách mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và cũng là định hướng của trường CĐ
Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. Những kỹ năng cần thiết để đào tạo cho nguồn
nhân lực để sẵn sàng tham gia cuộc CMCN 4.0 sẽ là kỹ năng giải quyết vấn đề phức
tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý nguồn lực con người, phối hợp với đồng
nghiệp, trí tuệ cảm xúc, đánh giá và đưa ra quyết định, định hướng dịch vụ, đàm
phán, linh hoạt trong nhận thức.
31


Thứ ba, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết:
CMCN 4.0 yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, trong khi đó, nguồn
nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay lại thiếu hụt cả về số lượng và kỹ
năng tay nghề. CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong
các ngành lâm nghiệp của Việt Nam đang quá ít. Lâm nghiệp là nghề đào tạo trọng
điểm cấp quốc gia của Nhà trường. Với mục tiêu đưa lâm nghiệp là ngành trọng điểm
cấp khu vực và quốc tế, hàng năm nhà nước và nhà trường đầu tư các trang thiết bị
máy móc hiện đại, cập nhật khoa học công nghệ với vào giảng dạy học sinh, sinh
viên. Các giảng viên cũng được đưa đi đào tạo nâng cao trình độ tại các quốc gia tiên
tiến trên thế giới.
Thứ tư, cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực: Trước hết, cạnh tranh sẽ xảy ra
trong một số lĩnh vực công nghệ đang bắt đầu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn
như internet vạn vật, xe ôtô tự lái, Robotic… và lĩnh vực lâm nghiệp. Nguồn nhân lực

trong các ngành công nghệ đang được "săn lùng" ráo riết và trả mức lương “khủng”.
Trong khi đó, nguồn nhân lực trong lĩnh vực lâm nghiệp công nghệ cao chưa có chỗ
đứng vững trên thị trường, việc làm bấp bênh, mức lương chưa thoả đáng với chi phí
người học học tập.
4. GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC
Thứ nhất, tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể, hệ thống cơ
chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: xây dựng chiến lược
tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một chủ trương lớn, và là nhiệm
vụ quan trọng, đòi hỏi cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với một tư duy đột
phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn. Chiến lược phải xác định rõ mục tiêu,
quy mô, lộ trình và những cơ chế, chính sách tổng thể. Trong đó, mục tiêu chiến lược
phải ưu tiên khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu;
xác định quy mô, số lượng và cơ cấu của từng loại nhân lực cho phù hợp. Chiến lược
cũng xây dựng lộ trình thực hiện một cách hợp lý, có tính dự báo cao, xây dựng và
hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
một cách toàn diện và đồng bộ. Cần xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
của cả hệ thống chính trị, trong đó cần sớm thống nhất nhận thức trong các đoàn thể
chính trị - xã hội, trước hết là lực lượng nòng cốt đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh
vực nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chính sách, tác động của thời cơ và thách
thức đối với nước ta từ CMCN 4.0.
Hệ thống cơ chế, chính sách có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp, tạo động lực thúc đẩy hoặc lực cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Trên thực tế,
những năm qua, nước ta đã có nhiều cơ chế, chính sách mới có tác động tích cực đến
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện,
các chính sách đó đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập, hiệu quả mang lại chưa tương
xứng. Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có hiệu quả, đòi hỏi cần
32



phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc CMCN 4.0.
Việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho sự phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện
như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường làm việc, chính sách việc
làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính
sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư... nhà
nước cần tiếp tục đổi mới thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý từ trung ương đến địa
phương nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát
triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; thị trường và sản phẩm khoa học công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các
ngành, nghề kinh doanh mới ở Việt Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc CMCN 4.0.
Cần có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả nguồn
lực mới, nhất là trong những ngành mũi nhọn về công nghệ của quốc gia; nâng cao
chất lượng hoạt động của các vườn ươm công nghệ và DN công nghệ cao; có chính
sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
trong các cơ sở đào tạo về công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu
phát triển và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa
Nhà nước, DN và các trường đại học thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc,
đặc biệt là công nghệ thông tin.
Thứ hai, gắn kết chặt chẽ giữa quá trình đào tạo với bồi dưỡng và sử dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao: Đảng ta khẳng định: “xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp
đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong
các nhà trường”. Điều này đặt ra yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực chất lượng
cao. Vì vậy, các cơ sở đào tạo phải luôn coi trọng quản lý tốt chất lượng “sản phẩm
đầu ra” thông qua các hình thức đánh giá năng lực thực hành của học viên trong quá
trình đào tạo, phúc tra kết quả đào tạo, kết quả tốt nghiệp… thay cho cách quản lý
“sản phẩm đầu vào” như hiện nay.
Các cơ sở đào tạo cũng cần trang bị cho học viên, nghiên cứu sinh các kỹ năng

cần thiết như: giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, sử dụng công nghệ thông tin,
sự sáng tạo, thích nghi, nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội… nhằm đảm bảo sự
gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra. Việc lựa
chọn nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đặt lên hàng đầu tiêu chí về nhận thức
mà còn phải rất coi trọng đến các vấn đề ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh chính trị, đạo
đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo, quản lý.
Đặc biệt, các cơ sở đào tạo cần phải dân chủ, công khai các tiêu chí, hướng đi
học và sử dụng cán bộ để làm tăng tính tích cực, chủ động cho cả người học và đơn vị
sử dụng. Trong sử dụng nhân lực, không quá phụ thuộc vào vấn đề bằng cấp mà coi
trọng đến hiệu quả công việc. Để đạt được, cần thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện
33


đội ngũ này trong các hoạt động thực tiễn, sau đó mới bố trí, sử dụng theo đúng năng
lực, trình độ nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của họ theo chuyên ngành đào tạo, khắc
phục được tình trạng lãng phí hoặc chảy máu “chất xám” ở một số nơi hiện nay.
Thứ ba, tận dụng hiệu quả các cơ hội, nỗ lực đổi mới hệ thống giáo dục Việt
Nam: Cụ thể là cần tiếp tục gia cố những yếu tố nền móng, đổi mới tư duy về phát
triển giáo dục trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia. Mục tiêu là đào tạo
đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, cụ thể là
chuyển từ biệt lập, tự phát về số lượng sang chất lượng, có kết nối giữa đào tạo và sử
dụng lao động, từ cách đào tạo làm cho người học thụ động sang chủ động sáng tạo,
không ngại đương đầu với khó khăn, thách thức.
Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý tạo môi trường thuận
lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất
lượng cao; thị trường sản phẩm khoa học công nghệ phải phản ánh đầy đủ quan hệ
cung - cầu, qua đó, làm căn cứ hoạch định chiến lược và chính sách. Bên cạnh đó, cần
có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp, đổi mới
sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ; gắn kết chặt chẽ giữa các
vườn ươm khởi nghiệp với trường đại học và DN...

Các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường liên kết với các DN, các trường đại
học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm theo hình thức hợp tác công - tư; Xây
dựng mô hình giáo dục 4.0 theo kịp xu hướng công nghệ hiện đại trong nền kinh tế 4.0.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam, trên cơ sở những vấn đề mới nảy
sinh từ cuộc CMCN 4.0, Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ cần có
những thay đổi để thích ứng và phù hợp xu thế của thời đại. Sự thành công hay thất
bại, Nhà trường có tận dụng tốt thời cơ, hay vượt qua được những nguy cơ, thách
thức từ cuộc CMCN 4.0 hiện nay hay không không phụ thuộc vào phương thức khai
thác nguồn lực con người, nhất là việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực mà là
định hướng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ mới có đáp ứng nhu cầu của xã hội
đặt ra hay không.
Kiến nghị
Để đào tạo nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
cách mạng công nghiệp 4.0, cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy móc, đào tạo giảng
viên đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại mới. Hơn
hết, cần tập trung tuyên truyền, quảng bá tầm quan trọng của ngành nghề lâm nghiệp
đến đông đảo người dân trên cả nước, từ đó thu hút người học có trình độ cao, có
năng lực đáp ứng vị trí công việc trong thời đại mới.

34



×