Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (Tinospora sinensis Merr)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƢỢC
TRƢƠNG THỊ VÂN HOÀI

NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA CÂY DÂY ĐAU XƢƠNG (Tinospora sinensis Merr)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƢỢC
TRƢƠNGLỜI
THỊCẢM
VÂNƠN
HOÀI

NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA CÂY DÂY ĐAU XƢƠNG (Tinospora sinensis Merr)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC

Khóa: QH.2012.Y

Giảng viên hƣớng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Tiến Vững


ThS. Nguyễn Thúc Thu Hƣơng

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Tiến Vững, Phó viện trƣởng Viện pháp y Quốc gia và ThS. Nguyễn
Thúc Thu Hƣơng là giảng viên Khoa Y Dƣợc, Đại học Quốc gia Hà
Nội, những ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình, chu đáo, luôn động viên
khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Đức Lợi chủ nhiệm Bộ
môn Dƣợc liệu – Dƣợc học cổ truyền và DS. Nguyễn Thị Mai Trang đã tận
tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tại
Khoa. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang qúy báu để em bƣớc vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dƣợc đã cho phép
và tạo điều kiện cho em đƣợc tham gia nghiên cứu học hỏi tại Khoa.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, ngƣời thân trong gia đình luôn
tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập.
Trong suốt quá trình làm khóa luận và nghiên cứu tại Khoa, em đã cố
gắng nỗ lực hết sức mình để hoàn thành bản khóa luận này. Tuy nhiên do kiến
thức còn hạn hẹp, thời gian có hạn và nguồn tài liệu còn hạn chế nên bản khóa
luận của em không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các
thầy cô để bản khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành công trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Trƣơng Thị Vân Hoài


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BtOH

Butanol

CC

Sắc ký cột

DĐX

Dây đau xƣơng

EtOAc

Etylacetat
High Performance Liquid Chromatography

HPLC

MeOH

(Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao)

Methanol
Thin layer chromatography

TLC
SKLM

(Sắc ký lớp mỏng)
Sắc ký lớp mỏng


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình

Chú thích

Trang

Hình 1.1

HPLC sắc của Berberine chuẩn. Berberine đỉnh lúc 7
retetion 8,6 phút đƣợc phát hiện ở bƣớc sóng 266nm

Hình 1.2

HPLC sắc của chiết xuất methanol của T. sinensis. 7
Đỉnh tại thời gian lƣu 8,6 phút tƣơng ứng với
Berberin

H nh 1.3


Công thức cấu tạo những hợp chất phân lập đƣợc từ 8
cành Tinospora sinensis

Hình 3.1

Ảnh cơ quan sinh dƣỡng cây Dây đau xƣơng nghiên 20
cứu

Hình 3.2

Ảnh hoa của cây Dây đau xƣơng

21

Hình 3.3

Ảnh quả của cây Dây đau xƣơng

21

Hình 3.4

Vi phẫu gân lá cây Dây đau xƣơng

22

Hình 3.5

Vi phẫu phiến lá cây Dây đau xƣơng


23

Hình 3.6

Vi phẫu thân cây Dây đau xƣơng

23

Hình 3.7

Một số đặc điểm bột thân Dây đau xƣơng

25

Hình 3.8

Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ cây Dây đau 29
xƣơng

Hình 3.9

Sơ đồ phân lập các chất trong cắn Ethylacetat

30

Hình 3.10

Cấu trúc hợp chất L1


34

Hình 3.11

Cấu trúc hóa học của hợp chất L2

36


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Chú thích

Trang

Bảng 3.1 Kết quả định tính hóa học các nhóm chất trong Dây 26
đau xƣơng
Bảng 3.2 Số liệu phổ NMR của L1 và Decarin

34

Bảng 3.3 Số liệu phổ NMR của L2 và Iwamid

36


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN........................................................................ 3
1.1. Phần thực vật ............................................................................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại ...................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm của chi Tinospora ................................................. 3
1.1.3. Số lƣợng loài và sự phân bố các loài thuộc chi .................... 4
1.2. Đặc điểm của cây Dây đau xương (Tinospora sinensis) ............. 5
1.2.1. Đặc điểm thực vật ................................................................. 5
1.2.2. Thành phần hóa học .............................................................. 6
1.2.3. Tác dụng sinh học ................................................................. 9
1.2.4. Các bài thuốc y học cổ truyền............................................. 10
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 12
2.1.1. Nguyên vật liệu ................................................................... 12
2.1.2. Trang thiết bị, dụng cụ ........................................................ 12
2.1.3. Hóa chất, thuốc thử ............................................................. 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 13
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật....................... 13
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học..................................... 14
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 21
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật cây Dây đau xương ................... 21
3.1.1. Đặc điểm hình thái .............................................................. 21
3.1.2. Đặc điểm vi học .................................................................. 24
3.2. Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu .................................. 27
3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................ 28
3.3.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất trong dƣợc liệu bằng phản
ứng hóa học ............................................................................................. 28



3.3.2. Phân lập một số hợp chất trong thân và lá cây Dây đau
xƣơng....................................................................................................... 29
3.4. Bàn luận ..................................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Đất nƣớc ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét
độc đáo và đa dạng. Điều kiện tự nhiên đã thực sự ƣu đãi cho đất nƣớc và con
ngƣời Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng to lớn
về tài nguyên cây thuốc nói riêng và về dƣợc liệu nói chung. Bên cạnh đó,
Việt Nam có nền y học dân tộc lâu đời với các tri thức sử dụng các loại dƣợc
liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông thƣờng và nan y.
Nền y học cổ truyền độc đáo đó bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta suốt chiều dài
lịch sử với phƣơng châm “Nam dƣợc trị nam nhân”, nếu chúng ta biết phát
huy thì có thể nói có một nền tảng vững chắc để phát triển.
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hƣớng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dƣợc liệu của ngƣời dân ngày càng
gia tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ
thể hơn. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên
thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe
cộng đồng. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng thảo dƣợc là đối tƣợng để cho
các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về bản chất các hoạt chất có
trong cây cỏ thiên nhiên. Từ đó, định hƣớng cho việc nghiên cứu, chiết xuất
để tìm ra các loại thuốc mới hay bằng con đƣờng tổng hợp để tạo ra những
chất có hoạt chất trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Chính vì vậy việc nghiên

cứu thành phần hóa học từ những cây cỏ thiên nhiên có một ý nghĩa khoa học
và thực tiễn cao.
Trên thế giới, chi Tinospora Miers. (Menispermaceae Juss.) đƣợc biết
đến 32 loài, 7 loài thuộc vùng nhiệt đới và Châu Phi, 2 loài có ở Madagascar
và 23 loài thuộc Châu Á đến Châu Úc và các đảo thuộc biển Thái Bình
Dƣơng [24], Trung Quốc có 6 loài [34], Lào có 4 loài, Thái Lan có 4 loài
[25]. Ở Việt Nam, chi Tinospora có ở nhiều địa phƣơng nhƣ Quảng Ninh,
Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình (Chợ
Ghềnh, Cúc Phƣơng) [6].

1


Cây Dây đau xƣơng có tên khoa học là Tinospora sinensis, thuộc chi
Tinospora Miers, họ Tiết dê Menispermaceae [8]. Trong tài liệu nghiên cứu
nƣớc ngoài, cây này có giá trị tuyệt vời trong điều trị chứng béo phì, chứng
khó tiêu, sốt, viêm, giang mai, loét, viêm phế quản, vàng da, bệnh bí tiểu,
bệnh da và bệnh gan [13]. Các dịch chiết nƣớc và ethanol của các cây đƣợc
báo cáo là có tiềm năng dƣợc lý khác nhau, nhƣ chống viêm [33], chống tiểu
đƣờng [49] và thích ứng miễn dịch [35]. Dây đau xƣơng còn là một vị thuốc
mới đƣợc dùng trong phạm vi nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh
tê thấp, đau xƣơng, đau ngƣời, ngoài ra còn đƣợc dùng làm thuốc bổ [8].
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chƣa có nghiên cứu cụ thể về đặc
điểm thực vật và thành phần hóa học của cây này. Chính vì vậy, trong khóa
luận này, chúng tôi sẽ cùng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm thực vật và
khảo sát về thành phần hóa học có trong cây Dây đau xƣơng, nhằm góp phần
phát triển nghiên cứu công dụng, tác dụng của cây trong điều trị bệnh. Chính
vì vậy, khóa luận đƣợc tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
thực vật và thành phần hóa học của cây Dây đau xƣơng (Tinospora
sinensis (Lour.) Merr)” với các mục tiêu:

+ Xác định đƣợc các đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học của
cây Dây đau xƣơng.
+ Chiết xuất, phân lập và xác định đƣợc cấu trúc một số hợp chất của
cây Dây đau xƣơng.

2


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. Phần thực vật
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo “Hệ thống phân loại về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)” của tác
giả A. Takhtajan [47], chi Tinospora có vị trí phân loại nhƣ sau:
Giới Thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan: Magnolipphyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida
Phân lớp Hoàng liên: Ranunculidae
Bộ Tiết dê: Menispermales
Họ Tiết dê: Menispermaceae
Chi: Tinospora
1.1.2. Đặc điểm của chi Tinospora
Chi Tinospora Miers.- Dây ký ninh, Dây thần thông, Dây đau xƣơng
[4], [6].
Cây leo, thân mảnh - thân to, đƣờng kính từ 0,6 - 4 cm; thân cây có lớp
vẩy khô và bì khổng, có màu nâu nhạt hay vàng nhạt, thân non có lông, hay
không lông, nhánh non có màu xanh đậm. Lá hình tim- hình mác, có lông hay
không có lông, cuống lá dài từ 2 - 13 cm, đôi khi có hai tuyến ở lá; cuống lá
phồng to ở hai đầu, gốc lá hình tim hay có hai tai lớn; gân gốc 3 - 7 cặp, xếp
vòng cung hay chân vịt, gân phụ 2 - 3 cặp; mép lá nguyên. Cụm hoa chùm
đơn hay chùm kép, thƣờng mọc từ 1 – 3 cụm hoa đơn trên thân già rụng lá rất

hiếm khi mọc ở nách lá. Các chùm hoa đơn vị có 3 - 5 hoa rời. Hoa đơn tính
khác gốc. Hoa đực; đài gồm 6 lá đài rời xếp thành 2 vòng, vòng ngoài nhỏ
hơn vòng trong; tràng 6 cánh hoa hiếm khi 3 cánh hoa, hoa màu trắng hay
màu vàng. Bộ nhị gồm 6 nhị, chỉ nhị rời nhau. Hoa cái; đài giống ở hoa đực;
không có cánh hoa; nhị gồm 6 nhị lép. Bầu gồm 3 noãn, vòi nhụy ngắn, to.
Quả chín thành chùm có mầu vàng, đỏ, mỗi chùm đơn vị quả có 2 - 3 quả,

3


đƣờng kính 0,4 - 0,7 mm, gần tròn- tròn, nh n; vỏ quả trong có các mấu nổi
lên thành các mấu; hạt có phôi nhũ nhăn nheo [5].
Các cây trong chi Tinospora có chứa thành phần hóa học alcaloid nhƣ:
Cissamparein, D-Quercitol, Hayatin, l-Bebeerin (tức l-Curin), dIsochondrodendrin, Hayatidin, Cissamin, (++) -4’’-6-Methylcurin. Vỏ rễ chứa
Menismin, Cissamin, Pareirin.
1.1.3. Số lƣợng loài và sự phân bố các loài thuộc chi
a. Trên thế giới
Họ Tiết dê nằm trong bộ Ranunculales, theo hệ thống của Kessler
(1993) thì họ này có chứa các đặc điểm tiến hoá cao của bộ. Trong họ
Menispermaceae có chứa các loài đặc hữu và là họ có giá trị rất lớn về dƣợc
liệu, gần nhƣ tất cả các loài của họ này có chứa các hoạt chất alcaloid quan
trọng.
Trên thế giới họ Tiết dê (Menispermaceae) có 73 chi và 350 loài, phân
bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi [25]. Ngày nay chi
Tinospora Miers. (Menispermaceae Juss.) đƣợc biết đến 32 loài, 7 loài thuộc
vùng nhiệt đới và Châu Phi, 2 loài có ở Madagascar và 23 loài thuộc Châu Á
đến Châu Úc và các đảo thuộc biển Thái Bình Dƣơng [25]. Trung Quốc có 6
loài [34], Lào có 4 loài, Thái Lan có 4 loài [25].
b. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ (1999) [6] (Thực

vật Việt Nam) có ghi nhận 6 loài. Năm 2003 trong Danh lục các loài thực vật
Việt Nam Nguyễn Tiến Bân ghi nhận 5 loài [1].
Khóa định loại các loài trong chi (Tinospora Miers.) hiện biết ở Việt
Nam:
1A.Lá và thân non có lông..............................................................T. sinensis
1B.Lá và thân non không lông.
2A.Thân già có nhiều bì khổng lớn.
2B.Thân già không có bì khổng không r

4


3A.Thân có bì khổng xếp không theo hàng. Tràng 3. Đài hình trứng
ngƣợc....................................................................................................T. Cripa
3B.Thân có bì khổng xếp đều nhau theo hàng. Tràng 6. Đài hình bầu
dục..................................................................................................T. Cordifolia
4A.Lá hình ô van hoặc hình tim, gốc lá hình tim sâu, gân lá hình tim, cuống lá
nằm trong phiến lá, gốc lá có tuyến..............................................T. Baenzigeri
4B.Lá có hình mũi tên, hình mác, gốc lá có hai tai nhọn, gân lá hình tam giác,
cuống lá không nằm trong phiến lá, gốc lá không có
tuyến………….………………………………………………......T. Sagittata
1.2. Đặc điểm của cây Dây đau xƣơng (Tinospora sinensis)
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers,
Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). thuộc họ
Tiết dê Menispermaceae [8].
-Tên khác: Khoan cân đằng
-Tên Dây đau xƣơng vì ngƣời ta dùng cây này để chữa bệnh đau
xƣơng. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xƣơng
cốt đƣợc khỏe.

Đặc điểm thực vật: Dây đau xƣơng là một loại dây leo, dài 7-8cm có
cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nh n lớp vỏ không sần sùi. Lá
cũng có lông nhất là ở mặt dƣới làm cho mặt dƣới có màu trắng nhạt, phiến lá
hình tim, phía cuốn tròn và h m lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10
- 20cm, rộng 8- 10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở
kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm, có lông
măng màu trắng nhạt. Quả hạch khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hạch hình
bán cầu, mặt phẳng của bán cầu h m lại. Mùa quả ở miền Bắc: tháng 3-4 [8].
Phân bố [8]:


Cây mọc nhiều ở các vùng núi khí hậu nhiệt đới, ở Việt Nam cây
mọc nhiều ở vùng Tây bắc.

5




Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng nhƣ đồng bằng ở Việt Nam,
leo lên các cây nhỡ hay cây gỗ.



Có mọc cả ở Trung Quốc và Ấn Độ

Bộ phận dùng: Thân đã thái phiến phơi khô của Dây đau xƣơng.
Chế biến, thu hái:



Thu hái thân già, thái nhỏ, phơi khô tự nhiên để làm thuốc. Dùng
sống hoặc tẩm rƣợu sao.



Cây mọc rất khỏe. Một mẩu thân trồng trong vòng 2 năm cho tới
20kg vừa thân vừa lá, cắt lấy thân về cắt ngắn thành từng đoạn dài
20- 30cm rổi phơi hay sấy khô.



Có thể dùng lá. Thƣờng dùng tƣơi.



Có thể thu hái quanh năm.

1.2.2. Thành phần hóa học
Magnoflorine, berberine, tinosporicide, menispermacide, palmatine, (+)
- malabarolide và tinosinen I là những hợp chất hóa học chủ yếu đƣợc phân
lập từ thân của T. sinensis [40, 41, 43, 44].
Phƣơng pháp HPLC pha đảo ngƣợc đã đƣợc phát triển để đo số lƣợng
ƣớc tính berberine ở thân của T. sinensis. Berberine (B1) là một isoquinoline
alcaloid đƣợc báo cáo là có tác dụng trong sốt rét, hạ sốt, kháng khuẩn, kháng
khuẩn, kháng u và hoạt tính antiprotozoal (Leishmania) [21, 38].

6


Hình 1.1: HPLC sắc của Berberine chuẩn. Berberine đỉnh lúc

retetion 8,6 phút đƣợc phát hiện ở bƣớc sóng 266nm

Hình 1.2: HPLC sắc của chiết xuất methanol của T. sinensis. Đỉnh
tại thời gian lƣu 8,6 phút tƣơng ứng với Berberin
Nghiên cứu sắc ký so sánh các chiết xuất methanol cho thấy sự hiện
diện của hai hợp chất bổ sung trong T. sinensis. Hai hợp chất đƣợc phân lập
7


bằng sắc ký cột tiếp theo chuẩn bị TLC. Phân tích HPLC cho đỉnh tại 24,54
và 28,48 phút, trong dịch chiết methanol của T. sinensis. Nghiên cứu sơ bộ
(UV, FTIR, TLC và derivatisation) chỉ ra rằng hai hợp chất này có một hạt
nhân steroid. Nghiên cứu đặc điểm chi tiết của các hợp chất này đang đƣợc
phát triển thêm.

H nh 1.3: Công thức cấu tạo những hợp chất phân lập đƣợc từ cành
Tinospora sinensis
Hai hợp chất mới 4-methyl-heptadec-6-enoic este axit etyl (2) và 3 hydroxy -2,9,11 – trimethoxy - 5,6 - dihydro isoquino isoquinolinylium (7)
đƣợc phân lập từ một chiết xuất ethanol của cành Tinospora sinensis, cùng
với sáu hợp chất đã biết (1, 3-6 và 8) [14]. Các cấu trúc mới các hợp chất đã
đƣợc thành lập trên cơ sở nghiên cứu quang phổ chi tiết [41].
Hợp chất 7 tìm thấy khi in vitro hoạt động cao nhất trong khi hợp
chất 2, 4, 5 và 6 cho thấy hoạt động vừa phải. các hợp chất khác đã đƣợc tìm
thấy là không hoạt động [14]. Điều tra Phytochemical đã tiết lộ rằng loài này
có chứa steroid, flavonoid, alcaloid và quan trọng nhất là các lớp diterpenoid
8


furano của các hợp chất, chẳng hạn nhƣ 10 –hydroxy columbin và
malaborolid [15], menispermacid [17], tinosporicid [16], malaborolid B1 [18],

magnoflorin, quercetin-3-O-glycosid, kaempferol và glycosid của nó,
palmatin [17], kokusaginin [20], N-formyl -anonain [19], cyclo-euphordenol
[17], tinosinen-I [49], di-O-methyl syringaresinol [19], tinosporinon,
dibenzoylethan và allyloxyflavon [39, 40], -Sitosterol, Axit tetracosanoic và
tinosporine cũng đã đƣợc đặc trƣng từ gốc của cây [22]. Gần đây, hai lignan
glycosid mới, cụ thể là tinosposid A và B tinosposid, đã tìm thấy từ các cành
cây[32].
Các hợp chất đƣợc biết có những đặc điểm -dimethyl lirioresinoether 1 [31], -sitosterol 3 [29], palmatin 4 [17], palmatrubin 5 [24],
jatrorrhizin 6 [23] và 8 [26, 27] bằng cách so sánh trực tiếp dữ liệu NMR.
1.2.3. Tác dụng sinh học
Theo y học hiện đại, Dây đau xƣơng còn là một vị thuốc mới đƣợc
dùng trong phạm vi nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp,
đau xƣơng, đau ngƣời. Còn đƣợc dùng làm thuốc bổ. Trong dân gian, cây còn
đƣợc sử dụng để chữa Theo truyền thống, cây này có giá trị tuyệt vời trong
điều trị chứng béo phì, chứng khó tiêu, sốt, viêm, giang mai, loét, viêm phế
quản, vàng da, bệnh bí tiểu, bệnh da và bệnh gan [13]. Các dịch chiết nƣớc và
ethanol của các cây đƣợc báo cáo là có tiềm năng dƣợc lý khác nhau, nhƣ
chống viêm [33], chống tiểu đƣờng [49] và điều hòa miễn dịch [35].
Theo y học cổ truyền:
Dùng dƣới hình thức thuốc uống hay thuốc xoa bóp. Ngƣời ta cho rằng
thân cây có tác dụng mạnh hơn.
Công năng: Khu phong, hoạt huyết, trừ thấp, lợi gân cốt.
Công dụng:
 Chữa tê bại, xƣơng khớp đau nhức
 Trị đau vai gáy ( bệnh văn phòng )
 Trị bệnh tràn dịch khớp gối
 Làm thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa xƣơng khớp
9



 Chấn thƣơng tụ máu
 Dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút
 Chữa sốt rét kinh niên
 Lá tƣơi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn.
Cách dùng, liều lƣợng:
 Mỗi ngày dùng 15-30g đun sôi trong nƣớc uống. Cũng có thể ngâm
rƣợu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt Cốt khí và Đậu đen
xanh lòng (kinh nghiệm dân gian). Cũng có thể ngâm rƣợu với tỷ lệ
1/5, uống ngày 3 lần, mỗi lần một cốc con.
 Phụ nữ hoặc những ngƣời không uống đƣợc rƣợu, có thể sắc với
nƣớc uống. Thời gian 15-20 ngày.
 Lá thƣờng dùng giã nhỏ vắt lấy nƣớc cốt uống, lấy bã đắp trị rắn
cắn, hoặc trộn với rƣợu để đắp lên chỗ sƣng đau.
1.2.4. Các bài thuốc y học cổ truyền
 Đau dây thần kinh hông: Dùng cây Dây đau xƣơng, lấu bò, kê huyết
đằng, ngũ vị, kim ngân, mỗi vị 15g. Đun sôi lấy nƣớc uống.
 Phong thấp gân xƣơng đau nhức, chân gối rủ mỏi: Dùng Dây đau
xƣơng, bƣởi bung, đơn gối hạc, cỏ xƣớc, gấc (rễ), mỗi vị 20-30g
sắc.
 Trị lƣng đau, gối mỏi do thận hƣ : Dây đau xƣơng 12g, cẩu tích 20g,
rễ gối hạc 12g, củ mài 20g, rễ cỏ xƣớc 12g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử
12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc hoặc ngâm rƣợu uống (Tài
Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
 Đòn ngã tổn thƣơng hoặc đi chạy nhiều sƣng chân hay phong thấp
sƣng đầu gối: Dùng lá Dây đau xƣơng giã nát chế rƣợu (hoặc giấm
hay nƣớc tiểu trẻ em) vào, vắt lấy nƣớc cốt uống, bã thì chƣng nóng
bóp và đắp vào chỗ đau.
 Trị rắn cắn : Lá Dây đau xƣơng, lá thài lài, lá thuốc lào, lá tía tô, rau
sam. Dùng tƣơi, giã nát, vắt lấy nƣớc uống, bã đắp.


10


 Trị đau nhức xƣơng khớp có thể dùng thêm kê huyết đằng và cây
thiên niên kiện. Liều lƣợng: Mỗi vị 15 g sắc uống.

11


Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên vật liệu
Thân và lá cây Dây đau xƣơng đƣợc thu hái vào tháng 2-4/2016 tại thị
trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, bảo quản, lƣu mẫu tại Khoa Y Dƣợc, Đại học
Quốc gia Hà Nội (số hiệu tiêu bản SMP 6/2016), tại Viện sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam ( số hiệu
tiêu bản Vũ Đức Lợi 12).
2.1.2. Trang thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi, kính lúp soi nổi, máy ảnh kỹ thuật số.
- Cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg, cân kĩ thuật, cân xác định độ
ẩm.
- Các dụng cụ cần thiết dùng trong quá trình thực nghiệm: bình nón,
ống đong, ống nghiệm, pipet, tủ sấy, bếp điện, bếp đun cách thủy.
- Máy siêu âm Power sonic 405 SMP, Khoa Y Dƣợc, ĐHQGHN.
- Phát hiện chất ở sắc ký bản mỏng bằng đèn tử ngoại ở hai bƣớc sóng
254 nm và 365 nm
- Sắc ký cột: sắc ký cột sử dụng silicagel cỡ hạt 0,0630,200 mm (Merck) và cỡ hạt 0,040- 0,063 mm (Merck) với các loại cột sắc
ký có kích cỡ khác nhau.
- Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân: NMR đƣợc ghi trên máy Bruker Avance
500MHz tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Nhiệt độ nóng chảy: đo trên máy SMP10 BioCote, Khoa Y Dƣợc,
ĐHQGHN.
- Sắc ký lớp mỏng: dùng bản mỏng tráng s n Silicagel 60F 254 và
Kieselgel 60G F254 (Merk).
2.1.3. Hóa chất, thuốc thử
- Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: javen, acid acetic, xanh
methylen, đỏ son phèn và nƣớc cất.

12


- Dung môi: n-hexan, cloroform (CHCl3), methanol (MeOH),
Ethylacetat, nƣớc cất: đạt tiêu chuẩn công nghiệp, tiêu chuẩn phân tích.
- Hóa chất dùng trong phản ứng định tính.
- Pha tĩnh dùng trong sắc ký cột là silica gel pha thƣờng (0,040 0,063 mm, Merk).
- Thuốc thử là dung dịch H2SO4 10 % hơ nóng để phát hiện vết chất.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật
a. Phƣơng pháp giám định tên khoa học
- Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật về: dạng sống; thân; lá
(hình dạng phiến, chóp, gân, gốc, cuống, kích thƣớc…); hoa (dạng cụm hoa,
vị 46 trí cụm hoa, kích thƣớc, lá bắc, bộ nhị, bộ nhụy…); quả và hạt (hình
dạng, màu sắc, kích thƣớc…).
- Thu hái, làm tiêu bản mẫu cây khô (có đầy đủ bộ phận sinh sản) và
lƣu giữ tiêu bản tại Phòng tiêu bản, Bộ môn Dƣợc liệu - Dƣợc học cổ truyền,
khoa Y Dƣợc, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Xác định tên khoa học của loài nghiên cứu dựa trên tài liệu tham
khảo và so sánh với tiêu bản mẫu. Một số tài liệu đƣợc sử dụng để tham khảo
gồm thực vật chí của: Thực vật chí Trung Quốc, Cây cỏ Việt Nam... Bên cạnh
đó, còn có sự giúp đỡ của chuyên gia phân loại thực vật.

b. Phƣơng pháp nghiên cứu về đặc điểm vi học
Sau khi thu hái, mẫu đƣợc đem xử lý bằng các phƣơng pháp thích hợp
rồi nghiên cứu:
- Vi phẫu: tiến hành làm vi phẫu theo các bƣớc sau [2, 5, 9, 10, 11]:
+ Chọn mẫu thích hợp.
+ Cắt tiêu bản bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay.
+ Xử lý lát cắt: Lựa chọn những lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch
javen, rửa sạch bằng nƣớc cất, ngâm trong acid acetic 5%, rửa bằng nƣớc cất

13


đến hết acid. Sau đó tiến hành nhuộm kép với xanh methylen và đỏ carmine
[9].
+ Quan sát, mô tả và chụp ảnh: Lên tiêu bản bằng dung dịch nƣớc rồi
quan sát dƣới kính hiển vi, mô tả đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh bằng máy ảnh
qua kính hiển vi.
- Bột dược liệu:
+ Mẫu nghiên cứu đƣợc sấy khô, nghiền thành bột.
+ Quan sát trực tiếp, nếm, ngửi để xác định màu, mùi, vị.
+ Lên tiêu bản bột dƣợc liệu bằng dung dịch hỗn hợp nƣớc, quan sát,
mô tả và chụp ảnh những đặc điểm điển hình của bột qua kính hiển vi có kết
hợp máy ảnh để lƣu mẫu [12].
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học
a. Nghiên cứu thành phần hóa học bằng phản ứng hóa học
Chuẩn bị mẫu: Sấy khô thân và lá dƣợc liệu trong tủ sấy ở nhiệt độ
600C. Đem ra tán nhỏ bằng thuyền tán thành bột thô, bảo quản trong túi nilon
kín, để ở chỗ thoáng mát, khô ráo.
Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong thân và lá dƣợc liệu Dây
đau xƣơng bằng phản ứng hóa học đặc trƣng theo các tài liệu [1, 3, 6].

Định tính flavonoid
Cân khoảng 0,5 g bột dƣợc liệu cho vào ống ngiệm lớn, thêm 5ml
ethanol 90%. Đun cách thủy vài phút, lọc nóng lấy dịch lọc làm các phản ứng
sau:
a,Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda)
Lấy 1 ml dịch chiết, thêm bột Mg kim loại (khoảng 10 mg). Nhỏ từng
giọt HCl đậm đặc (3-5) giọt. Để yên một vài phút sẽ thấy dung dịch chuyển từ
màu vàng sang màu đỏ cam.
b, Phản ứng với kiềm

14


Phản ứng với hơi amoniac: Nhỏ một giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, hơ
trên miệng lọ có chứa amoniac đặc đã mở nút. Nếu có flavonoid sẽ thấy vết
màu vàng đậm lên.
Phản ứng với NaOH 10%: Lấy 1ml dịch chiết. Thêm vài giọt dung dịch
NaOH 10%, sẽ thấy xuất hiện tủa vàng và khi thêm 1 ml nƣớc cất, tủa sẽ tan
và màu vàng của dung dịch tăng thêm.
c, Phản ứng với FeCl3
Lấy 1ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%, sẽ thấy xuất
hiện dung dịch màu xanh đen.
Định tính coumarin
Dịch chiết chuẩn bị nhƣ trong phản ứng định tính flavonoid dùng để
tiến hành các phản ứng sau:
a, Phản ứng mở đóng vòng lacton
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết:
- Ống 1: thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%.
- Ống 2: để nguyên.
Đun cả hai ống nghiệm đến sôi, để nguội rồi quan sát. Nếu có coumarin

quan sát thấy, ống 1 xuất hiện tủa vàng, ống 2 dung dịch vẫn trong. Thêm vào
cả hai ống nghiệm mỗi ống 1ml nƣớc cất, lắc đều rồi quan sát:
- Ống 1: dd vẫn đục.
- Ống 2: trong suốt.
Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 sẽ trở lại trong nhƣ ống 2.
Định tính saponin
Phản ứng tạo bọt
Cho 0,1 g bột dƣợc liệu vào ống nghiệm, thêm 5 ml nƣớc cất, bịt ống
nghiệm bằng ngón tay cái, lắc mạnh ống nghiệm trong 5 phút. Để yên. Quan
sát cột bọt sau 15 phút. Nếu bọt còn bền vững thì sơ bộ kết luận có chứa
saponin.
Định tính glycosid tim
15


Cho 10 g bột dƣợc liệu vào bình nón dung tích 250 ml, thêm 100 ml
nƣớc, lắc đều, ngâm trong 24 giờ. Lọc lấy dịch chiết, loại tạp (chất nhầy, chất
nhựa) bằng chì acetat 30% vừa đủ. Để lắng, lọc. Lọc lấy dịch lọc vào bình
gạn. Lắc kỹ 3 lần với 25 ml cloroform (10 ml,10 ml,5 ml), để lắng, gạn lấy
dịch chiết, loại nƣớc bằng cách lọc qua bông. Chia đều dịch chiết vào 4 ống
nghiệm đã đƣợc sấy khô, đem cô cách thủy đến khô. Cắn thu đƣợc để làm
phản ứng định tính.
a, Phản ứng Liberman
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn 0,5 ml anhydrid acetic, lắc đều cho
tan hết cắn. Nghiêng ống 45o. Cho từ từ theo thành ống nghiệm 0,5 ml H2SO4
đặc để dịch lỏng trong ống nghiệm chia thành hai lớp. Nếu có glycosid tim,
quan sát thấy có vòng màu hồng tím đến xanh ở mặt tiếp xúc 2 lớp chất lỏng.
Lắc nhẹ, lớp chất lỏng phía trên sẽ có mầu xanh lá cây.
b, Phản ứng Baljet
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn 0,5 ml ethanol 90%, lắc đều cho tan

hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet (cho vào ống nghiệm to 1 phần dung
dịch acid picric 1% và 9 phần dung dịch NaOH 10%, lắc đều) mới pha vào
ống nghiệm. Sẽ xuất hiện màu đỏ cam.
c, Phản ứng Legal
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn 0,5 ml ethanol 90%, lắc đều cho tan
hết cắn. Nhỏ 1 giọt dung dịch natri nitroprussiat 0,5% và 2 giọt dung dịch
NaOH 10%, lắc đều. Sẽ xuất hiện màu đỏ nhƣng chóng mất.
d, Phản ứng Keller-Kiliani
Cho vào ống nghiệm chứa cắn 0,5 ml ethanol 90%, lắc đều cho tan hết
cắn. Thêm vào giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% pha trong acid acetic, lắc
đều. Nghiêng ống 45o. Cho từ từ theo thành ống 0,5 ml acid H2SO4 đặc, tránh
xáo trộn chất lỏng trong ống nghiệm. Nếu có glycosid tim, quan sát thấy có
vòng màu tím đỏ ở mặt tiếp xúc 2 lớp chất lỏng. Lắc nhẹ ống nghiệm, lớp
chất lỏng phía trên sẽ có màu xanh lá cây.
Định tính anthranoid (dạng tự do)
16


a, Phản ứng Borntraeger
Chiết xuất: Lấy 1 g bột dƣợc liệu cho vào ống nghiệm (10 ml). Thêm 5
ml nƣớc cất, đun trực tiếp với nguồn nhiệt cho đến sôi. Lọc dịch chiết còn
nóng qua giấy lọc hoặc qua một lớp bông mỏng vào trong bình gạn dung tích
50 ml. Làm nguội dịch lọc. Thêm 5 ml cloroform. Lắc nhẹ. Gạn bỏ lớp nƣớc.
Lấy 1ml dịch chiết cloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml dung dịch
amoniac 10%. Lắc nhẹ nếu có anthranoid tự do lớp nƣớc sẽ có màu đỏ sim.
Nếu lớp cloroform có màu vàng chứng tỏ trong dƣợc liệu có acid
chrysophanic. Thêm tiếp tục từng giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp
dung môi hữu cơ sẽ mất màu vàng còn lớp nƣớc sẽ đỏ thẫm hơn lúc ban đầu.
Lấy 1ml dịch chiết cloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml dung
dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Nếu có anthranoid lớp nƣớc sẽ có màu đỏ sim.

Anthranoid toàn phần (dạng glycosid và dạng tự do) đƣợc định tính
hoàn toàn tƣơng tự nhƣng trong bƣớc chiết xuất ban đầu thay thế 5 ml nƣớc
cất bằng 5 ml H2SO4 1N.
Định tính tanin
Lấy khoảng 1 g bột dƣợc liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thêm
10 ml nƣớc cất, đun sôi trong 1 phút, để nguội, lọc. Dịch lọc đƣợc dùng để
làm các phản ứng định tính sau:
- Phản ứng 1: Lấy 1 ml dịch lọc. Thêm 1 giọt dung dịch FeCl3 5% (TT) nếu
có tanin sẽ xuất hiện màu hoặc tủa màu xanh đen hoặc xanh nâu nhạt.
- Phản ứng 2: Lấy 1 ml dịch lọc. Thêm 2 giọt đồng acetat 10%, xuất hiện tủa.
- Phản ứng 3: Lấy 1 ml dịch lọc. Thêm 2 giọt chì acetat 10%, hiện tủa bông.
- Phản ứng 4: Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch gelatin 1%, hiện tủa
bông trắng.
Định tính alcaloid
0,5 g bột dƣợc liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml. Thêm 15 ml
dung dịch acid sulfuric 1N, đun đến sôi, để nguội, lọc vào bình gạn dung tích
100ml, kiềm hóa dịch lọc bằng dung dịch amoniac 6N (khoảng 8 ml) đến pH
= 9-10. Chiết alcaloid bằng cloroform (chiết 3 lần, mỗi lần 5 ml). Gộp các
17


×