BÀI THẢO LUẬN TUẦN 1
Vấn đề 01
Thực hiện công việc không có ủy quyền
1. Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
Cơ sở pháp lý:
Điều 574, Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS 2015)
“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có
nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó
vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết
hoặc biết mà không phản đối.”
Điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của các bên:
+ Người không có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện công việc.
+ Công việc được thực hiện vì lợi ích của người có công việc.
+ Người có công việc biết hoặc phải biết mà không phản đối.
2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát
sinh nghĩa vụ?
Để trả lời cho câu hỏi vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là
căn cứ phát sinh nghĩa vụ trước hết ta phải hiểu được thê nào là căn cứ
phát sinh nghĩa vụ. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ là những sự kiện pháp lý
xảy ra trong thực tế cuộc sống, được dự liệu trong quy phạm pháp luật
dân sự, được thừa nhận là có giá trị pháp lý và làm phát sinh quan hệ
nghĩa vụ. Việc thực hiện công việc không có ủy quyền là một hoàn cảnh
có thực, xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Nó đã được pháp luật dân sự
điều chỉnh và ghi nhận giá trị pháp lý cụ thể từ Điều 574 đến Điều 578
BLDS 2015. Và quan trọng hơn hết là việc thực hiện công việc không có
ủy quyền làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa người thực hiện công việc
không có ủy quyền và người có công việc được thực hiện. Do đó, việc
thực hiện công việc không ủy quyền là một căn cứ làm phát sinh nghĩa
vụ.
3. Điểm mới của chế định thực hiện công việc không có uỷ
quyền của BLDS 2015 so với BLDS 2005.
Chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” ở BLDS 2005 được
quy định tại khoản 3 Điều 281, Điều 594 đến Điều 598.
Chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” ở BLDS 2015 được
quy định tại khoản 3 Điều 275, Điều 574 đến Điều 578.
- Về chủ thể:
+ BLDS 2005 quy định: Chủ thể người có công việc được thực hiện chỉ
có cá nhân.
+ BLDS 2015 quy định: Chủ thể người có công việc được thực hiện bao
gồm cả cá nhân và pháp nhân (mở rộng phạm vi chủ thể) như khoản 4
Điều 575, khoản 4 Điều 578.
- Về mục đích thực hiện:
+ BLDS 2005 quy định “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc
được thực hiện” (hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện, không xem xét tới việc chủ thể thực hiện có vì các lợi ích khác của
chủ thể khác khác).
Điều 594. Thực hiện công việc không có ủy quyền
“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có
nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó,
hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này
không biết hoặc biết mà không phản đối.”
+ BLDS 2015 quy định: “ (…) thực hiện công việc đó vì lợi ích của người
có công việc được thực hiện (là vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện hoặc phần chính là vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện và có thể có thêm một lợi ích khác của chủ thể khác tuy nhiên
không được làm trái với lợi ích của người có công việc được thực hiện và
các chủ thể khác).”
Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền
“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có
nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó
vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết
hoặc biết mà không phản đối.”
4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc
không có ủy quyền" theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
Căn cứ vào khái niệm về “Thực hiện công việc không có ủy quyền”
được quy định tại Điều 574 BLDS 2015: “Thực hiện công việc không có ủy
quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã
tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”, có thể
xét thấy để áp dụng chế định nói trên, cần phải đáp ứng các điều kiện
sau đây dựa trên Điều 574 Luật này:
4.1. Việc thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn không phải là nghĩa vụ
do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người
thực hiện công việc không có ủy quyền.
Đúng theo Điều 574 BLDS 2015 thì “…không có nghĩa vụ thực hiện
công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó…”, như vậy cần
xác định rõ việc thực hiện công việc cho người khác hoàn toàn không
nằm trong một thỏa thuận pháp lý, một hợp đồng nào, hay chính xác hơn
là họ thực hiện công việc không phải vì được chính thức ủy quyền mà tự
ý thực hiện công việc của người có công việc đó.
4.2. Việc thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công
việc được thực hiện.
Theo Điều 574 BLDS 2015 thì một người tự nguyện thực hiện công việc
của người khác là “…vì lợi ích của người có công việc được thực hiện…”.
Thực tế, có thể hiểu vấn đề này theo 2 hướng, (i) người thực hiện công
việc này hoàn toàn là vì lợi ích của người có công việc được thực hiện,
nếu không làm thì người có công việc được thực hiện có thể sẽ gặp tổn
thất về vật chất và/hoặc tinh thần do hậu quả của việc không thực hiện
công việc đó, và mục đích thực hiện không phải vì lợi ích của bản thân,
và (ii) người thực hiện công việc trên thực tế có thể sẽ hưởng lợi khi thực
hiện công việc của người khác một cách vô tình/cố ý (người thực hiện
biết nên thực hiện công việc) song phần lớn lợi ích này vẫn thuộc về
người có công việc được thực hiện và lợi ích của người thực hiện là không
đáng kể.
Ví dụ, A thu gom thóc của người hàng xóm B hộ khi thấy trời chuyển
mưa to vì thực chất A muốn được hưởng một khoản tiền cho công việc
này chiếu theo Điều 576 BLDS quy định về Nghĩa vụ thanh toán của
người có công việc được thực hiện để yêu cầu B thanh toán cho mình một
khoản chi phí quá cao và bất hợp lý thì cần xem xét lại việc áp dụng chế
định nói trên đối với hành động của A.
4.3. Người có công việc được thực hiện không biết việc có
người khác đang thực hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng
không phản đối việc thực hiện công việc đó.
Về điều kiện nói trên, có thể tách làm hai phần để xem xét kĩ hơn, theo
đó hoặc:
(i) “người có công việc được thực hiện không biết việc có người khác
đang thực hiện công việc cho mình”, đây là điều kiện rõ ràng để áp dụng
chế định nói trên vì nếu người có công việc được thực hiện biết việc công
việc mình đang được thực hiện thay thì chế định cũng không còn ý nghĩa
hoặc
(ii) “biết nhưng không phản đối việc thực hiện công việc đó” thì điều
này có nghĩa người có công việc thực hiện biết được việc này trong lúc
người thực hiện công việc đang trong quá trình thực hiện mà không phản
đối thì chế định sẽ được áp dụng, cho thấy lúc này người có công việc
được thực hiện sẵn sàng cho việc thanh toán theo quy định các khoản chi
phí hợp lý sau đó cho người đã thực hiện công việc vì lợi ích của mình.
5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình,
nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ
trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không
có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu
tư A thực hiện nghĩa vụ theo quy định của chế định “thực hiện công việc
không có ủy quyền”, mà cụ thể ở đây là nghĩa vụ thanh toán theo Điều
576 BLDS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 574 đến Điều 576 BLDS 2015.
Ở vụ việc trên, để chứng minh rằng A có nghĩa vụ thanh toán cho C
theo quy định tại Điều 576 BLDS 2015, ta cần làm rõ việc xây dựng công
trình của C có thuộc trường hợp “thực hiện công việc không có ủy quyền”
hay không? Như lập luận phân tích của nhóm trong câu 4, việc làm C đáp
ứng đầy đủ các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc
không có ủy quyền” (Điều 574 BLDS 2015). Cụ thể:
- Về phía nhà thầu C:
+ Trong hợp đồng ký kết giữa B và C không nêu rõ B đại diện cho A,
cũng như A chưa từng ủy quyền cho B thực hiện giao kết hợp đồng này
với C. Vì vậy, kể cả khi C và B đã cùng nhau thiết lập hợp đồng xây dựng,
hợp đồng chỉ làm phát sinh nghĩa vụ giữa B (bên thứ 3) và C, không hề có
sự ràng buộc về nghĩa vụ của C đối với A theo khoản 1 Điều 142 BLDS
2015. Điều này thỏa mãn yếu tố người thực hiện công việc “không có
nghĩa vụ thực hiện công việc”, vì nghĩa vụ phát sinh giữa C (người thực
hiện công việc) với B (bên thứ 3), nếu có, cũng không được tính trong
điều kiện này.
+ Đồng thời, C thực hiện công việc này mà không có bất kỳ sự ép
buộc, cưỡng chế nào từ phía A.
- Về phía chủ đầu tư A:
+ A thành lập ra Ban quản lý B để tiến hành xây dựng công trình công
cộng. Song, A lại không ủy quyền cho B để ký hợp đồng với nhà thầu là
C. Như vậy, A chưa từng yêu cầu C phải thi công xây dựng công trình mà
mình mong muốn.
+ Nếu A không biết về vụ việc này cho đến khi C thực hiện xong công
trình, A nghiễm nhiên thỏa mãn điều kiện “không biết” theo quy định tại
Điều 574 BLDS 2015. Tuy nhiên, với vai trò là chủ đầu tư, A hoàn toàn có
khả năng biết và phải biết về việc thi công công trình công cộng của C.
Kể cả trong trường hợp đó, việc C có thể xây dựng xong công trình chính
là minh chứng cho điều kiện “biết mà không phản đối” (Điều 576 BLDS
2015). Bởi vì, nếu như có bất kì sự phản đối nào từ A, C đã phải chấm dứt
thực hiện công việc theo quy định tại khoản 1 Điều 578 BLDS 2015.
- Về công việc mà C thực hiện:
Đây là công việc đem lại lợi ích cho A với tư cách là một chủ đầu tư dự
án. Chính vì điểm mới trong BLDS 2015 (bỏ đi chữ “hoàn toàn”) khi quy
định về vấn đề này, kể cả khi C tiếp tục thực hiện công việc xuất phát
một phần từ lợi ích của chính mình, thì lợi ích lớn nhất khi công việc được
hoàn tất vẫn thuộc về A. Khi lợi ích phần lớn vẫn thuộc về người có công
việc, thì dù cho người thực hiện công việc được lợi một phần (như C được
lợi từ hợp đồng với B), điều kiện “vì lợi ích của người có công việc” (Điều
574 BLDS 2015) vẫn được công nhận. Như vậy, nếu C hoàn thành xong
công việc theo đúng nghĩa vụ của mình ghi nhận tại Điều 575 BLDS
2015, C đương nhiên có quyền yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ thanh toán
theo quy định tại Điều 576 BLDS 2015. Cần nhấn mạnh rằng, các chi phí
hợp lý mà C đã bỏ ra trong khi thực hiện công việc chắc chắn sẽ được
hoàn trả mà không cần xét đến kết quả công việc có đáp ứng nguyện
vọng, mong muốn của A hay không (trong điều kiện C đã làm hết khả
năng của mình khi thực hiện công việc này). Thậm chí, A còn có thể phải
thanh toán thù lao cho C nếu việc thực hiện công việc của C được đánh
giá là “chu đáo” và “có lợi” cho A (khoản 2 Điều 576 BLDS 2015).
Vấn đề 02
Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)
Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Nguyên đơn là cụ Ngô Quang Bảng, bị đơn là bà Mai Hương, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thị Sáu.
Cụ Bảng có mảnh đất với diện tích 1.010 m2 thuộc thửa đất số 49, Tờ
bản đồ số 13 (nay là thửa 137, Tờ bản đồ số P9) tại số 49A phố Trần Hưng
Đạo, thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Năm 1991, cụ Bảng chuyển nhượng căn nhà cấp bốn hai gian cùng
toàn bộ thửa đất trên cho vợ chồng bà Mai Hương với giá 5 triệu đồng. Bà
Hương trả 4 triệu đồng, nợ 1 triệu đồng, tương đương 1/5 diện tích đất.
Năm 1996, bà Hương chuyển nhượng lại toàn bộ nhà đất trên cho vợ
chồng bà Phạm Thị Sáu nhưng vẫn không trả lại tiền cho ông Bảng. Nay
cụ Bảng khởi kiện đòi bà Hương trả lại 1.697.760.000 đồng (theo định giá
tài sản của Tòa án nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Và nếu
bà không thanh toán bằng tiền thì yêu cầu bà Hương trả lại 1/5 diện tích
đất bà Hương chưa thanh toán, tương đương 188.6m2 trong tổng diện
tích đất.
Tình huống
Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân
của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý
trả nhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung
bình vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài
chính Tp. HCM là 15.000đ/kg).
Câu hỏi
1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh
toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?
Theo thông tư liên tịch số 01 năm 1997, giá trị khoản tiền phải thanh
toán được tính lại thông qua trung gian là giá gạo đối với nghĩa vụ là các
khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài
sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy
thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất hợp pháp.
Cụ thể:
Nếu vụ việc gây thiệt hại hoặc nghĩa vụ phát sinh trước ngày 1/7/1996
và giá gạo trong khoảng thời gian từ lúc phát sinh nghĩa vụ đến khi xét
xử sơ thẩm mà tăng từ 20% trở lên thì khoản tiền đó sẽ được thanh toán
như sau: Đầu tiên, khoản tiền ban đầu sẽ đổi ra số lượng gạo tương ứng
tại thời điểm gây thiệt hại. Sau đó tính thành tiền số gạo đã đổi theo giá
tại thời điểm xét xử sơ thẩm và cộng thêm án phí (5% số tiền sau cùng).
Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-71996 hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian
từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử
sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%,
thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải
thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài
khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất
nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian
chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313
BLDS 2015, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho
bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Đối với tình huống thứ nhất, theo mục 1 phần I thông tư 01/TTLTngày
19/6/1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản
và các quy định liên quan khác (nếu có) có quy định đối với nghĩa vụ là
tiền hoàn trả hay cụ thể trong tình huống này là tiền thế chân do bà Cô
yêu cầu ông Quới hoàn trả khi bà Cô trả nhà. Trước đó, vào ngày
15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân của bà
Cô 50.000đ. Vậy theo căn cứ pháp lý trên thì thực tế nay ông Quới sẽ
phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là:
Theo mục 1 phần I thông tư 01/TTLT, thông tin tình huống cung cấp
(giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện
nay theo Sở tài chính Tp. HCM là 15.000đ/kg) và thời điểm phát sinh
nghĩa vụ trước ngày 1/7/1996 thì trường hợp trên sẽ áp dụng khoản 1
mục 1 phần I:
“1. Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền
công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng,
tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính
thì giải quyết như sau:
Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước
ngày 1-7-1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát
sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở
lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung
bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây
thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo
giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản
phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó.”
Kết luận theo cách tính trên thì thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô
số tiền:
Quy đổi số tiền 50.000đ ra số kg gạo tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ
hoàn trả (năm 1973): 50000/137 (kg)
Tính số lượng kg gạo trên thành tiền theo giá gạo tại thời điểm buộc
bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán: (50000/137)*15000=
5.474.452 đồng.
3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp
đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số
15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng
chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT
vì:
Thông tư số 01/1997/TTLT ngày 19/6/1997 điều chỉnh các trường hợp
đối tượng của nghĩa vụ là (1) các khoản tiền bồi thường, tiên hoàn trả,
tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp
dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi
bất chính; (2) các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí; (3) tiền vay,
gữi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng; (4) các khoản vay có lãi ở ngày tổ chức
Ngân hàng, tín dụng; (5) trường hợp vay tài sản là vàng và (6) trường hợp
đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật.
Việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như
trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không thuộc bất cứ trường hợp nào
đã nêu trên. Số tiền 1.000.000đ bà Hường còn thiếu ông Bảng được xem
là tiền nợ nhưng không phải nợ do vay tài sản. Và việc thanh toán tiền
trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản không chỉ đơn giản là một
khoản tiền cần phải trả hay tiền vay mượn mà việc thanh toán tiền này
gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ
thanh toán tiền và thời điểm xét xử sơ thẩm hay cụ thể hơn là quyền tài
sản (theo quy đinh tại Điều 105 BLDS 2015).
Vì vậy, không thể áp dụng Thông tư trên cho việc thanh toán tiền trong
hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số
15/2018/DS-GĐT.
4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu
giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp
sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội,
khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao
nhiêu? Vì sao?
Áp dụng điểm b2, tiều mục 2.1, mục 2, phần II Nghị Quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất cụ thể như sau:
“Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng
giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án
buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần
chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện
tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá
trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ
thẩm. Đồng thời buộc các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng
đất đối với diện tích đất mà bên nhận chuyển nhượng đã nhận”.
Vì thửa đất 1010 m2 cụ Bảng đã chuyển nhượng nhà, đất trên cho vợ
chồng bà Mai Hương với giá tiền là 5.000.000đ tại thời điểm năm 1991.
Nhưng theo nội dung “Giấy biên nhận tiền” ngày 26/11/1991 và “Giấy
biên nhận tiền ngày 16/4/1992, chị Hương vẫn còn nợ cụ Bảng
1.000.000đ. Do đó trường hợp này là cụ Bảng đã chuyển giao diện tích
đất có giá trị lớn hơn số tiền mà cụ đã nhân, cụ thể chênh lệch đó là
tương đương với 1/5 giá trị miếng đất. Vì vậy bà Hương phải thanh toán
số tiền 1.697.760.000đ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại
thời điểm xét xử sơ thẩm.
5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có
tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?
Với hướng như trên, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ.
Đó là Quyết định Giám đốc thẩm số: 09/HĐTP-DS ngày 24/02/2005 về
“Vụ án tranh chấp nhà đất và đòi nợ”. Tóm tắt bản án như sau:
Nguyên đơn là Bà Bùi Thị Lai, bị đơn là ông Phạm Thanh Xuân. Năm
1994 bà Lai cho ông Xuân vay lần đầu 11.5 triệu đồng. Tháng 2/1996 bà
Lai cho ông Xuân vay thêm 128,954,000đ. Do ông Xuân không có tiền trả
nên vào ngày 8/8/1996 hai bên thống nhất nợ cộng thêm lãi là 188,6
triệu đồng giấy nhượng nhà với nội dung vợ chồng ông Phạm Thanh Xuân
chuyển nhượng nhà 19 Chu Văn An, phường Hoà Lạc, thị xã Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh cho bà Bùi Thị Lai. Tuy nhiên sau đó, ông Xuân không
thanh toán nợ và cũng không giao nhà đất cho bà Lai. Đến ngày
5/8/1997, hai bên một lần nữa chốt số nợ tính cả lãi là 250.000.000đ và
lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá 250.000.000đ.
Tòa án giám đốc thẩm ra quyết định Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số
199/DSPT ngày 25-12-2001 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao
tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 02 ngày 10-5-2000 của Toà án
nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã xét xử vụ án tranh chấp nhà đất và đòi nợ
giữa bà Bùi Thị Lai và ông Phạm Thanh Xuân.
Vấn đề 03
Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận
Tóm tắt bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án
nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà Tú, bà Phượng và bà Ngọc.
Năm 2003, bà Tú cho bà Phượng vay 555.000.000 đồng, đến hạn tháng
4 năm 2004, bà Phượng vay bên ngoài trả cho bà Tú và tiếp tục vay
615.000.000 đồng (có biên nhận), tuy nhiên đến tháng 4 năm 2005 bà
Phượng không có tiền trả nên nhờ bà Tú vay nóng bên ngoài để trả cho
ngân hàng. Tháng 5 năm 2005, bà Phượng ngưng trả lãi.
Bà Phượng cho biết đã cho bà Ngọc và vợ chồng bà Loan, ông Thạnh
vay lại lần lượt với số tiền là: 465.000.000 đồng và 150.000.000 đồng, Bà
T đã lập hợp đồng vay với cả 2 bên. Nhưng sau đó, phía bà Ngọc, bà Loan
và ông Thạnh không trả vốn lãi cho bà Tú.
Bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm cùng bà Ngọc trả vốn và lãi,
tuy nhiên bà Phượng cho rằng, bà chỉ là trung gian giới thiệu, không phải
người vay tiền nên không có trách nhiệm trả nợ. Về phần bà Loan, ông
Thạnh, bà Tú không yêu cầu thanh toán vì hai ông bà đã thỏa thuận trả
cho bà Tú.
Tại phiên hòa giải 06/09/2007, ba bà Tú, Phượng, Ngọc cùng thống
nhất xác định bà Ngọc còn nợ 649.170.000 đồng, bao gồm vốn vay
465.000.000 đồng, tiền lãi 1.3% từ 12/5/2005 đến ngày hòa giải là
169.260.000 đồng và tiền lãi phát sinh do vay nóng bên ngoài tính trên
vốn vay là 14.900.000 đồng. Đến đây, bà Tú không còn yêu cầu bà
Phượng liên đới trả nợ.
Theo biên bản hòa giải của Tòa, bà Ngọc có trách nhiệm trả cho bà Tú
số tiền 649.170.000 đồng, dưới phương thức là tiền mặt, hạn trả là ngày
31 tháng 10 năm 2007.
Tuy nhiên, đến ngày 12/09/2007, bà Ngọc cho rằng thời hạn trên là
không đủ để bà có khả năng trả được nên đã yêu cầu Tòa đưa vụ án ra
xét xử.
Tại phiên tòa, bà Tú một lần nữa yêu cầu bà Phượng cùng bà Ngọc trả
nợ, bà Phượng vẫn không chấp nhận điều này. Còn bà Ngọc chỉ chấp
nhận trả cho bà T theo mức lãi 1.5%/lần vay.
Sau khi nghiên cứu và thẩm tra kết quả, Hội đồng xét xử nhận định, bà
Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn đối với bà
Tú, đồng thời, bà Ngọc cũng vi phạm nghĩa vụ không trả lãi và vốn vay
đối với bà Tú. Cho thấy, bà Tú khởi kiện đòi nợ là có căn cứ. Còn về phần
bà Loan và ông Thạnh, do không yêu cầu tranh chấp nên Tòa không xét
đến.
Sau khi xem xét các vấn đề xung quanh lãi suất và tiền lãi phát sinh,
yêu cầu của bà Tú đòi bả Ngọc trả khoản tiền lãi phát sinh được cho là có
cơ sở chấp nhận.
Sau cùng, Tòa án đi đến Quyết định buộc bà Ngọc có nghĩa vụ
651.981.000 đồng cả vốn lẫn lãi cho bà Tú.
Câu hỏi
1. Điểm giống và khác nhau giữa chuyển giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận.
Giống nhau
+ Đều thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự;
+ Áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ còn hiệu lưc;
+ Việc chuyển giao phải có sự thỏa thuận giữa các bên hoặc do pháp
luật quy định.
+ Đều dẫn tới hậu quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ
dân sự: Chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể chuyển giao và làm phát
sinh tư cách chủ thể của của thể nhận chuyển giao;
+ Không được chuyển giao trong một số trường hợp;
+ Hình thức chuyển giao: việc chuyển giao được thể hiện bằng văn bản
hoặc lời nói. Nếu bằng văn bản phải có công chứng, chứng thực...
Khác nhau
Tiêu chí
CHUYỂN GIAO
QUYỀN YÊU CẦU
CHUYỂN GIAO
NGHĨA VỤ
Điều 365 – 369
Điều 370 – 371
BLDS 2015
BLDS 2015
Chuyển
giao
quyền yêu cầu là sự
thỏa
thuận
giữa
người có quyền trong
quan hệ nghĩa vụ
dân sự với người thứ
ba nhằm chuyển
giao quyền yêu cầu
cho người thứ ba đó.
Người thứ ba đó
Chuyển giao nghĩa
vụ dân sự là sự thỏa
thuận giữa người có
nghĩa vụ trong quan
hệ nghĩa vụ dân sự
với người thứ ba trên
cơ sở có sự đồng ý
của người có quyền
nhằm chuyển nghĩa
vụ cho người thứ ba
trong trường hợp này
gọi là người thế
quyền, trở thành
người
có
quyền,
được quyền yêu cầu
người có nghĩa vụ
phải thực hiện nghĩa
vụ theo phạm vi
quyền yêu cầu được
chuyển giao.
Sự đồng ý của
bên
còn lại
đó. Người thứ ba gọi
là người thế nghĩa vụ
trở thành người có
nghĩa vụ mới phải
thực hiện nghĩa vụ
theo yêu cầu của
người có quyền trong
phạm vi nghĩa vụ đã
được xác định.
Không cần sự đồng
Cần sự đồng ý cảu
ý của bên có nghĩa bên có quyền (Khoản
vụ (khoản 2 Điều 1 Điều 370 BLDS
365 BLDS 2015)
2015)
Bên có quyền yêu
Đối tượng có
Bên có nghĩa vụ
cầu thực hiện nghĩa
quyền chuyển giao
dân sự
vụ
Đối tượng
chuyển giao
Quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ
Nguyên tắc
chuyển giao
Chuyển
giao
quyền
yêu
cầu
không cần có sự
đồng ý của người có
nghĩa vụ vì trong mọi
trường hợp người có
nghĩa vụ dều phải
thực hiện đúng nội
dung của nghĩa vụ
đã được xác định.
Tuy nhiên người
chuyển quyền phải
thông báo cho người
có nghĩa vụ biết về
việc chuyển giao
quyền yêu cầu.
Nghĩa vụ dân sự
Theo Điều 370
BLDS
2015,
thì
chuyển giao nghĩa
vụ buộc phải có sự
đồng ý của bên có
quyền. trừ trường
hợp nghĩa vụ gắn
liền với nhân thân
của bên có nghĩa vụ
hoặc pháp luật có
quy định không được
chuyên giao nghĩa
vụ.
(Khoản 2 Điều 365
BLDS 2015).
Hiệu lực của
biện pháp bảo
đảm
Theo Điều 368
BLDS
2015,
nếu
chuyển giao quyền
yêu cầu mà quyền
yêu cầu có biện
pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ kèm
Theo Điều 371
BLDS 2015, Đối với
chuyển giao nghĩa
vụ theo thỏa thuận,
nếu nghĩa vụ thực
hiện có biện pháp
bảo
đảm
được
chuyển giao thì biện
theo thì biện pháp pháp bảo đảm đó
bảo
đảm
được đương nhiên chấm
chuyển giao sang dứt (trừ trường hợp
người thế quyền.
các bên không có
thỏa thuận khác).
2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ
thanh toán cho bà Tú?
Tại phần Xét thấy của bản án:
“ (…) Hội đồng xét xử nhận định:
(…)
Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà
Phượng là người trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số
tiền 555.000.000d và theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thể hiện bà
Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000d. Phía bà Phượng
không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với
bà Tú để trả vốn vay của ngân hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng
bên ngoài để có tiền trả cho Ngân hàng. Xác định bà Phượng là người xác
lập quan hệ vay tiền với bà Tú.”
(…) Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng
đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn lãi cho bà Tú lẽ ra
bà Phượng phải thực hiện.”
Đây là đoạn văn bản cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho
bà Tú.
3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà
Phượng đã được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh?
Tại phần Xét thấy của bản án:
“ (…) Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng
đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn lãi cho bà Tú lẽ ra
bà Phượng phải thực hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà
Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh
thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
465.000.000d và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền
150.000.000d vào ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác
lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ
vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc
bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không
có căn cứ chấp nhận.”
Trên đây là đoạn cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh.
4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Đánh giá của tòa án được trình bày dưới hai vấn đề sau:
Thứ nhất, bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.
Đánh giá trên là hợp lý và hoàn toàn phù hợp với BLDS 2015. Cụ thể:
Bà Phượng là người trực tiếp thoản thuận vay tiền với bà Tú và là người
trực tiếp nhận tiền. Căn cứ vào các giấy biên nhận được ghi nhận trong
vụ việc, có thể thấy nghĩa vụ của bà Phượng với bà Tú được phát sinh
theo khoản 1 điều 275 BLDS 2015 thông qua hợp đồng.
Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển giao cho bà
Ngọc bà Loan và ông Thạnh.
Sau khi xác định bà Phượng là người có nghĩa vụ với bà Tú, tòa cũng đã
xác định bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ rả tiền với bà Tú khi không trả
đủ vốn, lãi và đúng hạn. Tuy nhiên, tòa cho rằng bà Tú đã đồng ý cho bà
Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc bà Loan và ông Thạnh. Như
vậy, căn cứ theo Điều 370 của BLDS 2015 về việc chuyển giao đã diễn ra
hợp pháp và dẫn đến hệ quả là bà Phượng đã chấm dứt khỏi nghĩa vụ trả
nợ. Theo đó nghĩa vụ trả nợ bây giờ được chuyển qua cho bà Ngọc bà
Loan và ông Thạnh.
Về câu hỏi liệu rằng bà Tú đã đồng ý như thế nào, Tòa đã chỉ ra rằng bà
Tú đã xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc bà Loan và ông Thạnh nhưng
không truy cứu nghĩa vụ của bà Phượng khi có sự vi phạm nghĩa vụ từ
phía Bà Phượng.
Từ những lý lẽ trên việc đánh giá của Tòa là chính xác và thuyết phục.
5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ được? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách
nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được.
Căn cứ khoản 2 Điều 370 BLDS 2015: “Khi được chuyển giao nghĩa vụ
thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”. Điều này đồng nghĩa
rằng nghĩa vụ của người chuyển giao đối với người có quyền đã chấm dứt
từ thời điểm chuyển giao có sự đồng ý của người có quyền.
Trong vụ việc này, việc bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đã có sự đồng ý của bà Tú, nên lúc này sẽ
phát sinh nghĩa vụ trả nợ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh, đồng thời
nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng cũng chấm dứt.
6. Nhìn từ góc độ quan điểm của tác giả, người có nghĩa vụ ban
đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền không khi người
thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ
quan điểm của tác giả mà anh chị biết.
Tác giả Chế Mỹ Phương Đài trong Giáo trình pháp luật về Hợp đồng và
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của trường Đại học Luật TPHCM đã
đưa ra quan điểm như sau:
“Người có nghĩa vụ chấm dứt toàn bộ nghĩa vụ, chấm dứt toàn bộ mối
quan hệ nghĩa vụ với bên có quyền, sau khi việc chuyển giao có hiệu lực,
người có quyền chỉ được phép yêu cầu người thế nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ nên người đã chuyển giao nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm
về việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa nghĩa vụ” 1.
“Trong trường hợp người có nghĩa vụ cam kết với bên có quyền với nội
dung khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu người thế nghĩa vụ không thực
hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ, người có nghĩa vụ
ban đầu sẽ thực hiện nghĩa vụ thay người thế nghĩa vụ thì tư cách chủ
thể của người có nghĩa vụ ban đầu được xác định là người bảo lãnh cho
việc thực hiện nghĩa vụ.”
Từ những ý trên cho thấy quan điểm của tác giả theo hướng người có
nghĩa vụ ban đầu không phải chịu trách nhiệm nếu người thế nghĩa vụ
không thực hiện được trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên.
1 PGS. TS. Đỗ Văn Đại và cộng sự (2019), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 64, 65.
Theo quan điểm của PGS.TS Đỗ Văn Đại: “Bộ luật dân sự năm 1995 và
bộ luật dân sự năm 2005 không cho biết là người có nghĩa vụ ban đầu có
được giải phóng hay không” “Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu
vẫn có trách nhiệm đối với người có quyền thì chúng ta không thấy sự
khác nhau giữa nghĩa vụ được quy định tại Điều 315, 316 và 317 với Điều
293 BLDS 2005 về thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba”.
Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với
người có quyền thì chúng ta không thấy sự khác nhau giữa chuyển giao
nghĩa vụ với “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba
Vậy có thể nhận định rằng quan điểm của tác giả là việc người có
nghĩa vụ ban đầu được giải phóng tức không còn trách nhiệm với bên có
quyền sẽ xác định rõ sự khác biệt giữa việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự
với thực hiện nghĩa vụ dân sự với người thứ ba.
Do vậy, để chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định
thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba, cần xác định rõ
chuyển giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi có
bên có thoả thuận khác
Tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể như hướng giải quyết của Trọng tài
trong vụ việc Công ty Việt Nam và công ty Hồng Kông hay quyết định của
Toà án cấp sơ thẩm trong Bản án số 913/2006/DS-PT ngày 06/09/2006
của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tác giả một
lần nữa khẳng định, “khi có chuyển giao nghĩa vụ theo thoả thuận thì
người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm với người có quyền đối
với nghĩa vụ hay phần nghĩa vụ được chuyển giao” thông qua hướng giải
quyết của Toà giám đốc thẩm trong Quyết định số 361/2009/DS-GĐT
ngày 13/8/2009 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.
7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có
nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
Tại phần Xét thấy của bản án:
“ (…) Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng
đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn lãi cho bà Tú lẽ ra
bà Phượng phải thực hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà
Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh
thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
465.000.000d và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền
150.000.000d vào ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác
lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ
vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc
bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không
có căn cứ chấp nhận.”
8. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa
người có nghĩa vụ ban đầu và người có quyền.
8.1. Xét về điều kiện để chuyển giao nghĩa vụ có giá trị pháp
lý.
Sự đồng ý của bên có quyền là điều kiện cần thiết để chuyển giao
nghĩa vụ theo thoả thuận có giá trị pháp lý, cũng như để bảo đảm quyền
lợi của bên có quyền. Không chỉ pháp luật nước ta mà pháp luật nước
ngoài cũng xây dựng chế định tương tự để quy định về vấn đề này. Ví dụ:
Điều 9.2.3 Bộ nguyên tắc Unidroit quy định: “Việc chuyển giao nghĩa
vụ theo thoả thuận giữa người có nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ
mới phải có sự đồng ý của người có quyền”.
Khoản 1 Điều 12:101 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng quy định:
“với sự đồng ý của người có quyền và người có nghĩa vụ, người thứ ba có
thể cam kết thay thế người có nghĩa vụ”.
8.2. Xét về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan.
“Thực tế cho thấy, quy định trong các hệ thống luật tương đối khác
nhau. Ở châu Âu, một số nước quy định người có nghĩa vụ ban đầu được
giải phóng hoàn toàn nhưng một số nước lại quy định ngược lại theo
hướng người thứ ba là người có nghĩa vụ bổ sung.
Theo Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 9.2.5): “Người có quyền có thể giải
phóng nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu”. Như vậy, người có
quyền có thể giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban
đầu. “Người có quyền cũng có thể quyết định là người có nghĩa vụ ban
đầu vẫn là người có nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa vụ mới
không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình”. Điều đó có nghĩa là người có
quyền có thể lựa chọn một khả năng khác, đó là chấp nhận việc chuyển
giao nghĩa vụ mới, nhưng người có quyền bảo lưu quyền yêu cầu đối với
người có nghĩa vụ ban đầu.
Vẫn theo Bộ nguyên tắc Unidroit: “Trong mọi trường hợp khác, người có
nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới phải liên đới chịu trách
nhiệm”. Quy định tại điều này thể hiện rõ là giải pháp cuối cùng cũng là
giải pháp được áp dụng trong trường hợp người có quyền không có quyền
quyết định nào. Nói cách khác, nếu người có quyền không nêu rõ ý định
giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu cũng không quyết định là người có
nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới phải chịu trách nhiệm liên đới
về việc thực hiện nghĩa vụ.
Tuy nhiên, theo Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thì việc chuyển
giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu (Điều 12:10): “người
có nghĩa vụ ban đầu không còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của họ.”
9. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Hướng giải quyết của tòa án đã được định ra như sau:
Thứ nhất, về yêu cầu buộc bà Ngọc thực hiện các nghĩa vụ đã được
chuyển giao từ bà Phượng.
Từ các căn cứ đã được trình bày phía trên, giờ đây có cơ sở để yêu cầu
bà Ngọc phãi thực hiện nghĩa vụ đã nhận chuyển giao đối với bà Tú. Có
một lưu ý rằng tuy sự vi phạm nghĩa vụ đã có từ khi bà Phượng chưa
chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh, tuy nhiên
phần vi phạm nghĩa vụ được tòa yêu cầu thi hành là nghĩa vụ bị vi phạm
kể từ khi việc chuyển giao nghĩa vụ diễn ra, không bao gồm các chế tài
do vi phạm nghĩa vụ trước đó. Tòa cũng quy định rõ lãi suất và số tiền
phải trả.
Thứ hai, về công nhận nghĩa vụ thanh toán khoản lãi 14.900.000đ của
bà Ngọc.
Căn cứ vào phần nhận xét trong bản án, việc vay nóng bên ngoài để
trả nợ cho ngân hàng là thỏa thuận giữa bà Tú và bà Phượng. Nghĩa vụ từ
đó phát sinh thuộc bà Tú hay bà Phượng không hề có tác động hay ảnh
hưởng đến bà Ngọc bà Loan và ông Thạnh. Câu hỏi đặt ra liệu rằng nghĩa
vụ này của bà Phượng có được chuyển giao cho bà Ngọc sau khi bà Tú đã
ký hợp đồng vay tiền với bà Ngọc hay không?
Tòa cho rằng trong hợp đồng vay trên các bên không hề thỏa thuận do
đó nghĩa vụ này không được phát sinh từ việc nhận chuyển giao nghãi vụ
của bà Phượng.Cá nhân người viết cũng tán thành và cho rằng nếu có
nghĩa vụ trên thì nó cũng phải được chuyển giao cho cả bà Loan và ông
Thạnh vì cả ba người chứ không chỉ bà Ngọc ký hợp đồng vay với bà Tú
và nhận chuyển giao nghĩa vụ từ bà Phượng.
Về căn cứ phát sinh nghĩa vụ, Tòa đưa ra quan điểm rằng các bên đã
thỏa thuận thực tế qua quá trình thực hiện hợp đồng vay. Hơn nữa bà
Ngọc đã biết về nguồn gốc khoản lãi này nhưng không phản đối, tại hai
phiên hòa giải bà đã thừa nhận và đồng ý thanh toán hoản lãi trên. Tòa
kết luận rằng đây là sự thỏa thuận không trái pháp luật giữa các bên và
cần có sự tôn trọng từ các chủ thể khác. Như vậy nghĩa vụ thanh toán
khoản lãi của bà Ngọc được xác lập 1 lần nữa qua khoản 1 Điều 275
BLDS 2015 và bà Phượng được giải thoát hỏi nghĩa vụ còn lại theo khoản
2 và 3 Điều 372 BLDS 2015.
Thứ ba, về xử lý tài sản thế chấp.
Các tài sản được thế chấp bao gồm:
+ Với bà Ngọc: một sổ hộ khẩu, một CMND
+ Với bà Phượng: giấy chứng minh hải quan
Trường hợp bà Ngọc đáng ra tài sản thế chấp phải là quyền sự dụng
đất nhưng tuy nhiên bà Ngọc chưa được cấp quyền sử dụng đất nên
không thể thế chấp quyền sử dụng đất theo Điều 295 BLDS 2015. Tuy
nhiên bà Tù đã cầm giữ của bà Ngọc một sổ hộ khẩu và một CMND mà
Tòa đã xác định không phải là giấy tờ xác định quyền sở hữu nên không
có giá trị thế chấp.
Trường hợp bà Phượng vì bà Phượng không còn bị ràng buộc nghĩa vụ
với bà Tú nên biện pháp bảo đảm cũng chấp dứt theo Điều 371 BLDS
2015 theo đó các bên không có thỏa thuận giữ lại biện pháp bảo đảm.
Từ những căn cứ trên cách xử lý của Tòa là hợp lý và thuyết phục.
10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có
biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được
chuyển giao thì biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 371 BLDS 2015, “Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo
đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trường hợp
có thỏa thuận khác.”, như vậy, trong trường hợp như trên thì thực tế biện
pháp bảo lãnh đó chấm dứt, song nếu các bên có thỏa thuận khác thì sẽ
xử lý vấn đề về biện pháp bảo lãnh theo như thỏa thuận các bên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của
Quốc hội.
2. Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của
Quốc hội.
3. Chế Mỹ Phương Đài (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam,
TP. HCM.
4. Lê Minh Hùng (2017), Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, TP. HCM.
5. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân
sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM, TP. HCM.
6. Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, TP.
HCM.