Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Các nội dung cơ bản về QLNN về Đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.58 KB, 46 trang )

QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ
Chương 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Đô thị
Khái niệm về Đô thị
Đô thị xuất hiện từ khi loài người chuyển từ chế độ nguyên thuỷ sang chế độ chiếm
hữu nô lệ. Sau khi từ bỏ cuộc sống du canh du cư, con người định cư, lao động và sinh
sống trong các điểm dân cư tập trung như làng, bản, ấp, trại… gọi chung là điểm dân cư
nông thôn. Nhờ có sự cải tiến về công cụ lao động mà sản phẩm lương thực, thực phẩm
và hàng hoá do con người tạo đã dư thừa so với nhu cầu nên đã xuất hiện những người
tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để thực hiện trao đổi hang hoá trong xã hội giữa nơi
thừa và nơi thiếu, giữa nơi có và nơi không có sản phẩm làm ra. Đồng thời nhu cầu cuộc
sống của con người đòi hỏi ngày càng cao hơn nên một bộ phận lao động khác nữa đã
tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làm dịch vụ, quản lý
xã hội…Những người lao động này và gia đình của họ đã tập trung lại, sản xuất và sinh
sống tại các địa điểm thích hợp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của họ , chuyển dịch cơ
cấu sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thay đổi môi trường định cư của các điểm làng,
bản cũ thành các điểm dân cư mới chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Đó là các điểm
dân cư đô thị. Vậy sự hình thành và phát triển các điểm dân cư đô thị là do sự phân
công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lao động nông nghiệp sang lao
động phi nông nghiệp.
Nông thôn
Đô thị
- Hoạt động kinh tế nông nghiệp
-Hoạt động kinh tế thủ công nghiệp,
- Dân cư thưa thớt, sống dàn trải
dịch vụ, khoa học ( phi NN).
- Cơ sở hạ tầng đơn giản
-Dân cư đông, tập trung.
- Lối sống lạc hậu
-Cơ sở hạ tầng phức tạp, phát triển


-Lối sống văn minh, hiện đại.
Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có
hiệu quả kinh tế, văn hoá cao
Theo quy định NĐ 42/NĐ-CP ngày 7/5/2009 về phân loại đô thị:
+ Vai trò trung tâm (tổng hợp – chuyên ngành)
+ Quy mô dân số (> 4000ng)
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (>65%)
+ Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh
+ Mật độ dân số (>2000ng/km2)
+ Kiến trúc cảnh quan được quản lý theo quy hoạch.
1.2. Cấu trúc Đô thị
1.2.1. Vùng nội thành, nội thị
+ Các thành phố trực thuộc trung ương có các quận nội thành, trong các quận được
phân chia thành các phường.

1.
1.1.

1


1.3.

+ Các thành phố, thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành.
1.2.2. Vùng ngoại thành, ngoại thị
Là vành đại chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của nội thành, nội thị và nằm trong
giới hạn hành chính thành phố, thị xã.
*Chức năng:
+ Dự trữ đất đai để mở rộng, phát triển nội thành, nội thị.

+ Sản xuất một phần lương thực, thực phẩm để phục vụ cho khu vực nội thành, nội
thị.
+ Bố trí các công trình hạ tầng đầu mối mà trong khu vực nội thành không bố trí
được.
+ Xây dựng mạng lưới cây xanh cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, bố trí các
cơ sở nghỉ ngơi…
Các đặc trưng của Đô thị
- Đô thị là trung tâm quân sự, chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá của vùng và
của cả quốc gia.
- Đô thị là nơi tập trung với mật độ cao về dân cư và các hoạt động kinh tế.
- Cơ cấu lao động chủ yếu là phi nông nghiệp
- Cấu trúc xã hội : Đa dạng và phức tạp bởi xã hội đô thị mang tính công nghiệp.
- Các vấn đề xã hội luôn tiềm ẩn tội phạm, tệ nạn, hoả hoạn, dịch bệnh, ô nhiễm….
1.4. Phân loại đô thị
1.4.1. Mục đích
- Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước.
- Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị.
- Nâng cao chất lượng đô thị và phát triển đô thị bền vững.
- Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý đô thị và phát triển đô thị.
1.4.2. Cách thức phân loại
a, Phân loại theo tiêu chí riêng rẽ
+ Phân loại theo quy mô dân số: Được phân thành các loại đô thị từ loại nhỏ đến
trung bình và đô thị lớn, rất lớn còn gọi là siêu đô thị.
+ Phân loại theo chức năng hành chính – chính trị: Thủ đô ( quốc gia hay liên
bang);Tỉnh lỵ ;Huyện lỵ
+ Phân loại theo cấp hành chính – chính trị :
Thành phố trực thuộc trung ương: ngang cấp tỉnh
Thành phố thuộc tỉnh
: ngang cấp huyện
Thị xã, thị trấn thuộc huyện

: ngang cấp xã
+Phân loại theo tính chất sản xuất:
Dựa vào tính nổi trội về một số lĩnh vực hoạt động, sản xuất nào đó( lao động,
GDP…) đô thị được phân thành đô thị công nghiệp, đô thị văn hóa, đô thị du lịch…
Phân loại theo quy mô dân số
+ Cực lớn : > 10 triệu dân
+ Lớn : 5 – 10 triệu
2


+ Trung bình lớn : 1 -5 triệu
+Trung bình : 0,5 – 1 triệu
+ Đô thị nhỏ : < 0,5 triệu.
b, Phân loại đô thị theo nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009
- Đô thị được phân thành 6 loại như sau:
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố
thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội
thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
NĐ42/CP/2009
Tiêu chí
Đặc biệt
I
II

III
IV
V
qui mô dân
số (x1000),

>5000

Mật độ dân
số
(người/km2)
Tỉ lệ lao
động phi
nông nghiệp
Cơ sở hạ
tầng kỹ thuật

15000

Chức năng,
trung tâm,
vùng ảnh
hưởng

Kiến trúc
cảnh quan

>90

>1000

(TW)
500
12000
(TW)
10000
>85

Xây
dựng
đồng bộ

Xây
dựng
đồng bộ

>800
(TW)
>300
10000
(TW)
8000
>80

Xây
dựng
nhiều mặt
tiến tới
đồng bộ
Quốc gia, Quốc
Tỉnh,

giao lưu gia giao vùng liên
quốc tế
lưu quốc tỉnh, cả
tế (TW) nước về
1-nhiều lĩnh vực
vùng liên (TW)
tỉnh
>60%
>50%
>40%
văn minh

>150

>50

>4

6000

4000

2000

>75

>70

>65


xây dựng đã và
từng
đang xây
phần
dựng từng
phần
Vùng
trong
Tỉnh,
tỉnh và
từng lĩnh
vực liên
tỉnh
>40%

Bước
đầu xây
dựng

Tỉnh và
Xã, vùng
vùng trong trong tỉnh
tỉnh

>40%

Từng
bước

Thành phố trực thuộc Trung ương được xếp vào hạng các đô thị loại đặc biệt

hoặc đô thị loại 1. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan
3


trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc
gia/vùng lãnh thổ chứ không còn nằm bó hẹp trong phạm vi một tỉnh. Các thành phố này
có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân
cư đông, thuận lợi về vận tải. Mới đây nhất, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, Cần
Thơ được trở thành thành phố trực thuộc trung ương. ( Hà Nội - HCM - Hải Phòng – Đà
Nẵng – Cần Thơ)
a,Đô thị loại đặc biệt
1. Chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài
chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao
thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
3. Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km 2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo
đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải
áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trường;
b) Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng
và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc phát triển
các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư
nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan
sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế

quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên
60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc
công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia.
Thành phố trực thuộc tỉnh là một đơn vị hành chính tương đương với
cấp quận, huyện, thị xã; chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh đó. Thường
đó cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục,... của một tỉnh (tỉnh lỵ). Một
số thành phố lớn trực thuộc tỉnh còn được giữ vai trò làm trung tâm kinh tế, văn hóa,
chính trị,... của cả một vùng (liên tỉnh). Có 3 tỉnh (Bắc Kạn, Bình Phước và Đăk Nông)
không có thành phố nào, thay vào đó thị xã giữ vai trò là tỉnh lỵ. Song có 7 tỉnh có tới
hơn một thành phố trực thuộc là Quảng Ninh,Đồng Tháp, An Giang, Khánh Hòa, Lâm
Đồng, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số thành phố không đóng vai trò là tỉnh lỵ
như Bảo Lộc, Hội An, Cam Ranh, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, Vũng Tàu, Châu
Đốc, Sa Đéc nhưng giữ vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa của 1 khu vực trong tỉnh
hoặc là các trung tâm du lịch, công nghiệp, cửa khẩu quốc tế ...
4


Thành phố trực thuộc tỉnh có dân số lớn nhất là Biên Hòa, thấp nhất là Bắc Kạn.
Thành phố trực thuộc tỉnh có dân số ít nhất là Lai Châu.
Thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất là Móng Cái, nhỏ nhất là Nam
Định.
Sau khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế phát triển nhanh chóng. Tốc độ
đô thị hóa cũng tăng nhanh dẫn đến sự ra đời và phát triển của rất nhiều thành phố trực
thuộc tỉnh mới. Bắt đầu từ việc thành lập các thành phố Quy Nhơn (1986),..., Tây
Ninh (2013). Đến tháng 12 năm 2013, Việt Nam đã có 64 thành phố trực thuộc tỉnh.
Cùng với sự gia tăng về số lượng thành phố trực thuộc tỉnh. Một số thành phố trực thuộc
tỉnh khác phát triển nhanh chóng trở thành các trung tâm kinh tế lớn và được nâng cấp
thành thành phố trực thuộc trung ương như Đà Nẵng (1997) và Cần Thơ (2004). Việt
Nam có 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí

Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 64 thành phố trực thuộc tỉnh.
b,Đô thị loại I
1. Chức năng đô thị
Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
– kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng
lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng
lãnh thổ liên tỉnh.
2. Quy mô dân số đô thị
a) Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở
lên;
b) Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành
a) Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên;
b) Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng
số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn
chỉnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng
phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trường;
b) Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn
chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình
hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; bảo vệ những
khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và
các vùng cảnh quan sinh thái.

5


6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên
50% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc
hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.
c, Đô thị loại II
1. Chức năng đô thị
Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính,
giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng
liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng
lãnh thổ liên tỉnh.
Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức năng
là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du
lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với
cả nước.
2. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên.
Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị
phải đạt trên 800 nghìn người.
3. Mật độ dân số khu vực nội thành.
Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc
Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng
số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh;
100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được

trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b) Khu vực ngoại thành: một số mặt được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng
lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; hạn
chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên
40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc
công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.
d. Đô thị loại III
1. Chức năng đô thị
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục –
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có
6


vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một
số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên
3. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km 2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so
với tổng số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: từng mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản
hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch
hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b) Khu vực ngoại thành: từng mặt được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế
việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các

điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên
40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc
tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia.
e. Đô thị loại IV
1. Chức năng đô thị.
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục –
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một
tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một
số lĩnh vực đối với một tỉnh.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km 2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số
lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị.
a) Khu vực nội thành: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và
hoàn chỉnh; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc
được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b) Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; phải
bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục
vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
f. Đô thị loại V
1. Chức năng đô thị


7


Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa,
giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện hoặc một cụm xã.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km 2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so
với tổng số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được xây dựng
tiến tới đồng bộ, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch
hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Các trường hợp đặc biệt:
Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và
mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các
tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô
thị tương đương.
Các đô thị được xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật
độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu
chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với
tính chất đặc thù của mỗi đô thị.
Tổ chức hệ thống đô thị trên các vùng lãnh thổ
Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung
tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, và Huế; thành phố trung
tâm cấp vùng như: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, ...; các thành phố, thị xã trung tâm
cấp tỉnh, bao gồm 5 thành phố trung tâm quốc gia, khu vực và quốc tế, 12 đô thị là trung

tâm cấp vùng đã kể trên và các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác; các đô thị trung tâm cấp
huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của
tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu
dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng
của đô thị lớn, cực lớn.
Mạng lưới đô thị cả nước được xây dựng và phân bố tương đối hợp lý trên các
vùng lãnh thổ, gồm các thành phố trung tâm cấp quốc gia; thành phố trung tâm cấp
vùng; các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh, các đô thị trung tâm cấp huyện… Đồng
thời, cơ bản cũng đã hình thành rõ nét một số vùng đô thị hóa như: Vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc và đồng bằng sông Hồng; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam; Vùng Tây Nguyên; Vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Trong mỗi vùng đã đảm bảo ít nhất có một đô thị hạt nhân đóng vai trò là cực tăng
trưởng thúc đẩy sự phát triển của vùng. Nhiều vùng đã có tốc độ đô thị hóa cao và
nhanh.
8


-

-

-

- Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên cơ sở 6 vùng kinh tế xã hội
quốc gia là:
+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc
+ Vùng đồng bằng Sông Hồng
+ Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
+ Vùng Tây Nguyên
+ Vùng Đông Nam Bộ

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đô thị loại đặc biệt, đô thị trực thuộc Trung ương
Đô thị thuộc tỉnh
Đô thị loại III và đô thị loại IV
Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II trực thuộc Trung ương và đô thị có
tính chất đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị; trình
Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Bộ Xây
dựng tổ chức thẩm định đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đô thị loại I, loại II thuộc tỉnh do Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Sở
Xây dựng tổ chức lập đề án phân loại đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Thủ tướng
Chính phủ. Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
Đô thị loại III và đô thị loại IV do Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã phối hợp với
Sở Xây dựng tổ chức lập đề án phân loại đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ
Xây dựng. Bộ Xây dựng xem xét, tổ chức thẩm định và quyết định công nhận đô thị loại
III và đô thị loại IV.
1.5. Phân cấp quản lý đô thị
1.5.1. Mục đích
+ Phân rõ trách nhiệm quản lý về mặt hành chính cho các cấp từ trung ương đến địa
phương.
+Chủ động việc lập kế hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị.
+ Chủ động đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng vốn tự có của ngân sách địa phương.
+ Xây dựng các quy chế phù hợp với từng địa phương để quản lý quá trình phát
triển của đô thị.
1.5.2. Cơ sở phân cấp QL Đô thị
- Kết quả phân loại đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cơ cấu hành chính – chính trị của quốc gia.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, hệ thống đô thị quốc gia và vùng.

- Nhu cầu tổ chức quản lý hành chính Nhà nước theo lãnh thổ.
1.5.3. Phân cấp QL Đô thị
- Thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I;
9


a)

b)

- Thành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III;
- Thị xã phải là đô thị loại III hoặc loại IV;
- Thị trấn phải là đô thị loại IV hoặc loại V.
2.Đô thị hóa
2.1.Khái niệm Đô thị hóa
2.1.1 Nguồn gốc và động lực của quá trình ĐTH
Nguồn gốc:
Đô thị là môi trường định cư phát triển cao hơn, văn minh hiện đại hơn so với
nông thôn. Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa phương thức sống từ nông thôn lên đô thị.
Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và lao động là yếu tố quan trọng nhất thay đổi phương thức
sống này. Đáng kể nhất là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lao động xã hội từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ hoặc từ công nghiệp sang dịch vụ mà công nghiệp
hóa là cơ sở của quá trình chuyển dịch này.
Về hình thức, đô thị hóa biểu hiện qua sự tập trung dân cư về đô thị, sự mở rộng
ranh giới đô thị hoặc hình thành các đô thị mới, quá trình xây dựng và phát triển hạ tầng
và công trình ở đô thị cũng như sự gia tăng quy mô và tính tập trung các hoạt động cuộc
sống của cư dân ở khu vực này. Đô thị hóa còn tác động vào sự chuyển hóa và phát triển
các điểm dân cư đô thị thành các đô thị hoặc theo kiểu đô thị.
Đô thị đã được hình thành từ rất lâu, trước công nguyên ở các vùng Lưỡng Hà, Ai
Cập, Trung Cận Đông, Trung Quốc, Ấn Độ từ thế kỷ thứ hai, thứ ba trước công nguyên .

Mặc dù loài người đã có trên 5000 năm lịch sử định cư ở đô thị, nhưng đến đầu thế kỷ
19 chúng ta mới nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể và ổn định của dân cư đô thị tại nhiều
khu vực khác nhau. Vì vậy năm 1800 được coi là thời điểm bắt đầu của quá trình này ở
phương Tây và trên thế giới. Kể từ đó đến nay, đô thị luôn không ngừng phát triển và
ngày càng thu hút số lượng lớn dân cư đến sinh sống. Dự báo trong tương lai đô thị sẽ
là mô hình cư trú của loài người trên thế giới.
Quá trình đô thị hoá hiện nay đang là một vấn đề mang tính toàn cầu và có ảnh
hưởng sâu rộng đến sự phát triển của mọi mặt đời sống kinh tế xã hội nên mọi quốc gia
trên thế giới đều chú trọng tập trung nghiên cứu. Dưới nhiều góc độ tiếp cận khái niệm
đô thị hoá cũng có rất nhiều cách trả lời khác nhau.Tuy nhiên nếu chỉ hạn chế trong 1
cách tiếp cận thì sẽ không thể nào giải thích được tầm quan trọng và vai trò của đô thị
hóa cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của đời sống xã hội.
Động lực
Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa phương thức sống từ nông thôn lên đô thị. Sự
thay đổi về cơ cấu kinh tế và lao động là yếu tố quan trọng nhất thay đổi phương thức
sống này. Đáng kể nhất là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lao động xã hội từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ hoặc từ công nghiệp sang dịch vụ mà công nghiệp
hóa là cơ sở của quá trình chuyển dịch này. Có thể nói công nghiệp hóa chính là động
lực của đô thị hóa trong giai đoạn ban đầu từ xã hội nông nghiệp đi lên của tất cả của các
quốc gia.
10


-

Năm 1800 được coi là thời điểm bắt đầu của quá trình này ở phương Tây và trên
thế giới. Thời điểm này đánh dấu giai đoạn thế giới áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật dựa trên những phát minh của khoa học cơ bản cuối thế kỷ 18. Những bùng nổ
trong tiến trình công nghiệp hóa ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Anh và
Hà Lan và đã thu hút dân cư vào đô thị, mở đầu cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, và đô thị hóa.
Chính vì vậy, công nghiệp hóa được coi là động lực chủ yếu của quá trình đô thị
hóa ở các nước phương Tây trước đây và thế giới ngày nay.
Đô thị hoá là một quá trình chuyển đổi một khu vực lãnh thổ trở thành đô thị
Đó là một quá trình trong đó diễn ra rất nhiều sự chuyển đổi như sự tập trung dân
số, tăng số lượng các đô thị, ranh giới mở rộng, đời sống xã hội dần dần mang tính chất
đô thị nhiều hơn, cơ cấu kinh tế lao động chuyển theo hướng công nghiệp, dịch vụ…
2.1.2. Khái niệm Đô thị hóa
Khi nói tới đô thị hóa, phải nói tới đặc thù quá trình này dưới góc độ lượng và chất.
Về mặt lượng, đô thị hóa là sự gia tăng quy mô, số lượng dân cư hoặc phạm vi ranh giới,
số lượng đô thị. Về mặt chất, đô thị hóa là sự hình thành toàn diện, phát triển ở mức cao
và có tính đồng bộ về các điều kiện cuộc sống đô thị, sự đồng bộ của các công trình cơ sở
hạ tầng, môi trường hay chất lượng cuộc sống đô thị nói chung.
Về hình thức, đô thị hóa biểu hiện qua sự tập trung dân cư về đô thị, sự mở rộng
ranh giới đô thị hoặc hình thành các đô thị mới, quá trình xây dựng và phát triển hạ tầng
và công trình ở đô thị cũng như sự gia tăng quy mô và tính tập trung các hoạt động cuộc
sống của cư dân ở khu vực này. Đô thị hóa còn tác động vào sự chuyển hóa và phát triển
các điểm dân cư đô thị thành các đô thị hoặc theo kiểu đô thị
Khi nói tới đô thị hóa, phải nói tới đặc thù quá trình này dưới góc độ lượng và chất.
Về mặt lượng, đô thị hóa là sự gia tăng quy mô, số lượng dân cư hoặc phạm vi ranh giới,
số lượng đô thị. Về mặt chất, đô thị hóa là sự hình thành toàn diện, phát triển ở mức cao
và có tính đồng bộ về các điều kiện cuộc sống đô thị, sự đồng bộ của các công trình cơ sở
hạ tầng, môi trường hay chất lượng cuộc sống đô thị nói chung.
Về căn bản, đô thị hóa được đo bằng tỉ lệ dân số đô thị trên tổng dân số lãnh thổ tính
toán nên chưa thể đo lường trình độ đô thị hóa bằng các tiêu chí đánh giá về chất lượng.
Do đó, sự thay đổi về lượng thường được phản ánh thông qua sự tăng trưởng của đô thị
hóa. Còn sự phát triển về cả lượng và chất thì đó là sự phát triển.
Mặc dù loài người đã có trên 5000 năm lịch sử định cư ở đô thị, nhưng đến đầu thế
kỷ 19 chúng ta mới nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể và ổn định của dân cư đô thị tại
nhiều khu vực khác nhau. Vì vậy năm 1800 được coi là thời điểm bắt đầu của quá trình

này ở phương Tây và trên thế giới. Thời điểm này đánh dấu giai đoạn thế giới áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật dựa trên những phát minh của khoa học cơ bản cuối thế
kỷ 18. Những bùng nổ trong tiến trình công nghiệp hóa ở các nước phương Tây như Anh,
Pháp, Đức, Anh và Hà Lan và đã thu hút dân cư vào đô thị, mở đầu cho thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đô thị hóa.
Chính vì vậy, công nghiệp hóa được coi là động lực chủ yếu của quá trình đô thị hóa
ở các nước phương Tây trước đây và thế giới ngày nay.
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của toàn cầu
Theo thống kê của Liên hợp Quốc, tháng 9 năm 2007, thế giới chính thức bước sang
kỷ nguyên đô thị, với tỉ lệ đô thị hóa trên toàn thế giới vượt ngưỡng 50%. Trải qua hơn hai
thế kỷ, tỉ lệ đô thị hóa diễn ra trên thế giới ngày càng tăng và trở thành một xu thế tất yếu
khách quan, từ khoảng 3% dân số thế giới năm 1800 đến trên 50% hiện nay.
11


Trên thế giới, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia xét theo mức độ đô thị hóa được
chia ra làm ba nhóm:
Nhóm các nước phát triển có tỉ lệ đô thị hóa khoảng 75-80% hoặc cao hơn nữa, ví
dụ như Bắc Mỹ, tây Âu, Nhật Bản, Bắc Âu thậm chí lên trên 90%;
Nhóm các nước trình độ phát triển trung bình, tỉ lệ 50-60% như, Brazil, các nước
công nghiệp mới, một số nước đông Âu, Đông Á, Tây Á, Đài Loan, và một số nước châu
Mỹ latinh. Nước Nga tính cả các nước cộng hòa tự trị cũng ở trong nhóm này;
Nhóm các nước chậm phát triển, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 30-40% như Trung Quốc,
Ấn độ, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Singapore), Nam Á, một số quốc gia Nam Mỹ,
và hầu hết châu Phi, các nước ở đảo Ấn độ dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra, các
nước kém phát triển tỉ lệ đô thị hóa thấp hơn (20-30%).
Các nước phát triển đi trước trong tiến trình công nghiệp hóa đã sớm bước vào kỷ
nguyên đô thị vào đầu thế kỷ 20. Các nước đang phát triển và chậm phát triển bắt đầu thời
kỳ công nghiệp hóa muộn hơn, sau thế chiến thứ hai hoặc chậm hơn nữa, vào cuối thế kỷ
20. Một số quốc gia ở châu Phi hiện nay như Uganda, Eriteria, Somalia, Cộng hòa Congo

còn trong tình trạng nội chiến thậm chí còn chưa bước vào giai đoạn công nghiệp hóa.
Tuy mức độ đô thị hóa mỗi nơi một khác, xu thế chung của loài người vẫn là chuyển
dần từ định cư ở khu vực nông thôn sang khu vực đô thị, biểu hiện bằng xu thế chung của
đại đa số các quốc gia trên thế giới trong một xu hướng nhất quán. Việt Nam chúng ta đã
manh nha thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở cả hai miền những năm 60, tuy nhiên,
sau đổi mới, đầu thập niên 90, nước ta mới thực sự bước vào giai đoạn công nghiệp hóahiện đại hóa và đô thị hóa mạnh mẽ.

Khái niệm:
Đô thị hoá là một quá trình dịch chuyển về kinh tế – xã hội – văn hoá- không gian
– môi trường sâu sắc gắn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát
triển nghề nghiệp mới, sự dịch chuyển cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hoá,
sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị.
Các biểu hiện của đô thị hóa
Sự tăng nhanh của dân số đô thị so với tổng số dân
+ Tăng tự nhiên
+ Tăng cơ học ( di dân)
+ Mở rộng địa giới hành chính.

Thước đo đô thị hóa:
Số dân đô thị
Mức độ ĐTH (Tỷ lệ ĐTH) =
(%)

Tổng số dân

Số dân ĐT cuối kỳ - số dân ĐT đầu kỳ
Tốc độ ĐTH =
(%)
Số dân ĐT đầu kỳ x n ( năm)
Sự tăng lên về số lượng đô thị và mở rộng không gian

- Số lượng đô thị tăng
12










- Diện tích đất đô thị tăng
Sự chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
KV1: Lao động nông, lâm, ngư nghiệp
KV2: Thủ công nghiệp, Công nghiệp
KV3: Khoa học, dịch vụ.
Tóm lại, đô thị hóa:
Là quá trình chuyển đổi phương thức sống từ nông thôn sang thành thị
(XHH).
Đo bằng tỉ lệ dân số đô thị trong khu vực tính
Tăng trưởng là tăng trưởng dân số
Hình thức cơ bản: mở rộng không gian và chuyển đổi đất sang phát triển
đô thị
Bản chất là chuyển đổi lao động và tổ chức cuộc sống định cư kiểu đô thị
2.1.3
Hình thái đô thị hóa
- ĐTH theo chiều rộng (về lượng): Là quá trình mở rộng quy mô diện tích các đô
thị.
- ĐTH theo chiều sâu (về chất): Là quá trình hiện đại hóa và nâng cao trình độ các

đô thị hiện có.
Đô thị hóa - các nước đang phát triển & chậm phát triển:

Đô và thị - công nghiệp yếu

Dịch cư và nhu cầu lao động công nghiệp ở đô thị + vấn đề ở nông thôn

Phát triển từng bước khu vực thương mại và dịch vụ

Cơ sở hạ tầng yếu, đặc biệt là giao thông và bảo vệ môi trường

Mật độ dân số rất cao, quá tải, chậm giảm mật độ so với các nước đi trước

Hệ số primate rất lớn, vượt trội của đô thị trung tâm
Một số đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam
• Lịch sử, chiến tranh và các giai đoạn phát triển
• Nước đang phát triển, đô và thị của một nền Kinh tế chuyển đổi?
• Quan hệ công nghiệp – nông nghiệp và đô thị hóa
• Tốc độ tăng trưởng và thực trạng hiện nay?
• Động lực tăng trưởng đô thị hóa: Dịch cư và việc làm? Vấn đề ở nông
thôn?
• Cơ sở hạ tầng?
• Mật độ dân số?
• Cơ cấu các loại hình đô thị?
• Phân bố đô thị trên lãnh thổ?
2.2
Quá trình đô thị hóa trên TG
Văn minh
Văn minh
Văn minh

tiền công nghiệp
công nghiệp
hậu công nghiệp
1.Thời gian:3 000 –
1.Thời gian: Tk18
1.Thời gian: Giữa Tk20
4000 TCN
(1769)
(1949)
13


2.Không gian:Nhiều
nơi
3. Động lực: thủ công
nghiệp và thương mại
4.Đặc điểm :
+Lao động chủ yếu KV1
+Đô thị hành chính và
tôn giáo
+Chênh lệch ĐT-NT
không đáng kể
+ Tốc độ ĐTH chậm, tỷ
lệ 3%

2.Không gian: Nước
Anh
3.Động lực: Công
nghiệp hóa
4.Đặc điểm :

+ Lao động chủ yếu
KV2
+ Đô thị Hành chính,
công nghiệp.
+Chênh lệch ĐT-NT
lớn, mất cân bằng
+ Tốc độ ĐTH nhanh

2.Không gian: Các
nước CN phát triển
3. Động lực: Khoa học
công nghệ, tri thức.
4.Đặc điểm :
+ Lao động chủ yếu
KV3
+ Đô thị Đa năng, ổn
định
+Chênh lệch ĐT-NT :
cân bằng
+Tốc độ ĐTH chậm, tỷ
lệ cao.

Đô thị hóa mang tính quy luật
Văn minh nông nghiệp
ĐTH < 20%

Văn minh Công nghiệp
20 -40 %

Văn minh Hậu CN

ĐTH > 70%

40 - 70%
Động lực của đô thị hoá : Công nghiệp hóa, khoa học công nghệ.
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của toàn cầu
Theo thống kê của Liên hợp Quốc, tháng 9 năm 2007, thế giới chính thức bước
sang kỷ nguyên đô thị, với tỉ lệ đô thị hóa trên toàn thế giới vượt ngưỡng 50%. Trải qua
hơn hai thế kỷ, tỉ lệ đô thị hóa diễn ra trên thế giới ngày càng tăng và trở thành một xu
thế tất yếu khách quan, từ khoảng 3% dân số thế giới năm 1800 đến trên 50% hiện nay.
Trên thế giới, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia xét theo mức độ đô thị hóa được
chia ra làm ba nhóm:
Nhóm các nước phát triển có tỉ lệ đô thị hóa khoảng 75-80% hoặc cao hơn nữa, ví
dụ như Bắc Mỹ, tây Âu, Nhật Bản, Bắc Âu thậm chí lên trên 90%;
Nhóm các nước trình độ phát triển trung bình, tỉ lệ 50-60% như, Brazil, các nước
công nghiệp mới, một số nước đông Âu, Đông Á, Tây Á, Đài Loan, và một số nước châu
Mỹ latinh. Nước Nga tính cả các nước cộng hòa tự trị cũng ở trong nhóm này;
Nhóm các nước chậm phát triển, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 30-40% như Trung Quốc,
Ấn độ, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Singapore), Nam Á, một số quốc gia Nam
Mỹ, và hầu hết châu Phi, các nước ở đảo Ấn độ dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra,
các nước kém phát triển tỉ lệ đô thị hóa thấp hơn (20-30%).
Các nước phát triển đi trước trong tiến trình công nghiệp hóa đã sớm bước vào kỷ
nguyên đô thị vào đầu thế kỷ 20. Các nước đang phát triển và chậm phát triển bắt đầu
thời kỳ công nghiệp hóa muộn hơn, sau thế chiến thứ hai hoặc chậm hơn nữa, vào cuối
thế kỷ 20. Một số quốc gia ở châu Phi hiện nay như Uganda, Eriteria, Somalia, Cộng hòa
Congo còn trong tình trạng nội chiến thậm chí còn chưa bước vào giai đoạn công nghiệp
hóa.
14


Tuy mức độ đô thị hóa mỗi nơi một khác, xu thế chung của loài người vẫn là

chuyển dần từ định cư ở khu vực nông thôn sang khu vực đô thị, biểu hiện bằng xu thế
chung của đại đa số các quốc gia trên thế giới trong một xu hướng nhất quán. Việt Nam
chúng ta đã manh nha thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở cả hai miền những năm
60, tuy nhiên, sau đổi mới, đầu thập niên 90, nước ta mới thực sự bước vào giai đoạn
công nghiệp hóa-hiện đại hóa và đô thị hóa mạnh mẽ.
Xu hướng chung ở châu Á
Tốc độ tăng trưởng đô thị hóa nhanh
Trong 6 thập kỷ qua, dân số đô thị ở châu Á ngày càng tăng và làm thay đổi về cán
cân thị dân trên thế giới Năm 2008, châu Á có gần 2 tỉ thị dân, trong khi thế giới có chưa
tới 3.5 tỉ. So với các khu vực khác trên thế giới, châu Á có tốc độ tăng trưởng dân số đô
thị lớn hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới trong 40 năm qua. Xét về cơ cấu,
dân số châu Á chiếm trên 1 nửa tổng dân số sống ở khu vực đô thị trên thế giới . Tỉ lệ đô
thị hóa ở châu lục này năm 2006 là khoảng 40% so với năm 1950 chỉ có khoảng 16% .
Trong suốt 6 thập kỷ, tốc độ gia tăng tỉ lệ đô thị hóa ở châu lục này không hề suy giảm,
bất chấp tỉ lệ tăng trưởng dân số chung của châu lục cùng tăng nhanh.
Sự hình thành nhiều siêu đô thị trong quá trình đô thị hóa nhanh
Tốc độ tăng trưởng cao của các đô thị lớn ở châu Á làm cho các đô thị lớn phát
triển rất nhanh. Trong 15 vùng đô thị lớn nhất của thế giới thì ở châu Á có 9 .Điều này
dẫn đến sự tập trung quá mức của quá trình này vào một số vùng, dẫn đến sự phát triển
mất cân đối xét ở quy mô lãnh thổ.
Trong xu hướng này, tỉ lệ tăng trưởng của một số đô thị lớn nhanh hơn rất nhiều các
đô thị còn lại, hình thành các siêu cực vượt trội (hypertrophy) hay "đầu to" chi phối sự
tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa của các quốc gia trở nên phổ biến. Trừ Hong Kong và
Singapore vốn là hai thành phố/quốc gia, Thái Lan (Bang Kok), Mông Cổ (Ulan Bator),
Campuchia (Phnom Penh), Iraq (Bagdag) hay Apganistan (Kabul) đều trở thành những
kiểu đô thị chi phối quá trình đô thị hóa như vậy. Ở Việt Nam, sự phát triển ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh cũng ngày càng chi phối mạnh mẽ sự phát triển của quốc gia và
vấn đề đô thị hóa nói riêng. Mặt khác sự phát triển này sẽ tạo ra sự phát triển mất cân đối
trong hệ thống đô thị quốc gia, sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều và mất cân đối
về kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước.

Mật độ dân số đô thị cao
Hiện tại mật độ dân cư ở các đô thị châu Á cũng đang ở mức cao hơn các khu vực
khác trên thế giới (7’600 người/km2), khoảng gấp đôi so với các nước phát triển (3500).
Vùng lãnh thổ của Trung Quốc: Hongkong và Macao có mật độ kỷ lục, lên tới 29’400
người/km2. Ấn độ (15700) và Trung Quốc (10’500) là hai quốc gia có mật độ dân số đô
thị vào loại cao trên thế giới.
Các nước châu Á cũng có tỉ lệ dân số sống trong các khu ổ chuột rất đáng kể. Tỉ lệ
này giữa các quốc gia ở châu Á cũng có tỉ lệ khác nhau. Giữa Tây Á, Nam Á, với Đông
Á và Đông Nam Á có những khác biệt đáng kể về mức độ nhà ổ chuột tại các đô thị
(xem đồ thị ở Hình 5). Nhìn chung, tỉ lệ nhà ổ chuột ở châu Á ở mức trung bình thấp
15




(<30%) ở Đông Nam Á, tăng lên ở Tây Á (31%), và ở mức độ cao ở Nam-Trung Á và
Đông Á (48%&46%).
Khu ổ chuột được coi là các khu ở được hình thành không chính thức/bất hợp pháp,
nhìn chung không có quyền tài sản về đất ở, có các điều kiện tiện nghi nước sạch, vệ
sinh (sinh hoạt nói chung) dưới chuẩn, chất lượng nhà ở thấp, đa số là tạm bợ.
ĐTH đang diễn ra khác nhau trên thế giới

ĐTH ở các nước phát triển:
- Diễn ra theo chiều sâu
- Trải qua giai đoạn hậu CN
- ĐTH khuyếch tán
ĐTH ở các nước đang PT
- Theo chiều rộng
- Đang ở cuối giai đoạn tiền cn,hoặc đầu cn
- ĐTH quá tải, xuất hiện nhanh chóng các siêu ĐT

*Tại sao hiện nay các siêu đô thị xuất hiện nhanh tại các nước đang phát triển?
Hệ quả của đô thị hóa
Tích cực: Thúc đẩy phát triển toàn diện : kinh tế, xã hội, văn hóa.“Có quốc gia nào phát
triển mà không cần ĐTH?”
Tiêu cực:
- Di cư quá tải.
- Tăng sức ép về không gian,khan hiếm đất đai và nhà ở
- Phân tầng xã hội và nghèo đói đô thị
- Quá tải về cơ sở hạ tầng đô thị
- Khai thác cạn kiệt tài nguyên, Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
- Biến đổi văn hóa, tệ nạn xã hội
Biến đổi văn hóa: Kinh nghiệm từ Nhật bản
+ Lạnh lùng ví quá ngăn nắp
+ Thái độ thờ ơ vì hệ thống dịch vụ quá tốt
- Áp lực cho nông thôn
Làng xã trong cơn lốc đô thị hóa:
+Mất nguồn nhân lực lao động
+Mất đất nông nghiệp
+Lai căng kiến trúc
+Mất dần giá trị văn hóa truyền thống
2.3 Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
2.3.1 Các giai đoạn
Do hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến và hàng trăm năm là thuộc địa của đế
quốc, lại phải trải qua mấy chục năm chiến tranh để giành độc lập thống nhất đất nước,
nên Việt nam có quá trình đô thị hóa chậm và yếu. Là một trong những nước đang phát
triển nên quá trình đô thị hóa của Việt nam chứa đựng những đặc trưng của quá trình
16


đô thị hóa quá tải. Theo các mốc lịch sử, quá trình đô thị hóa của Việt nam có thể phân

chia thành các giai đoạn như sau :
Thời kỳ phong kiến ( trước 1858)
Các đô thị Việt nam thời kỳ này chủ yếu là các lỵ, sở, trung tâm hành chính của vua
chúa, quan lại, một số có thêm phần thương mại, dịch vụ, hình thành ở những vị trí thuận
lợi cho giao lưu buôn bán và quốc phòng. Về căn bản, các đô thị phong kiến hình thành
và phát triển không trên cơ sở sản xuất. Trong khuôn khổ của nền kinh tế tự cung tự cấp
các đô thị không có vai trò và địa vị kinh tế đối với nông thôn và xã hội nên các đô thị
kém phát triển, quy mô nhỏ bé, cơ cấu què quặt, đa số chỉ là phố huyện, phố phủ…lỵ sở,
thành quách phát triển trong khi phần “thị” lại bị hạn chế.
Sức cản của thế lực phong kiến trong và ngoài nước.
- Đô thị hình thành do yếu tố “đô”
- Yếu tố “thị” chưa được chú ý
- Đô thị bị nông thôn chi phối hoàn toàn.
*Kết luận: Quá trình ĐTH của VN chưa có sự khởi đầu trong khi cơn lốc ĐTH đã
diễn ra ở châu Âu và Mỹ.
Thời kỳ thuộc địa và kháng chiến chống Pháp ( 1858 – 1954)
Các đô thị thời kỳ này chủ yếu cũng vấn là các trung tâm hành chính của bộ máy chính
quyền thực dân phong kiến, có phát triển thêm phần thương mại, dịch vụ phục vụ chủ yếu
cho thực dân phong kiến thống trị.
Để phục vụ khai thác và vận chuyển tài nguyên khoảng sản của nước ta về chính quốc,
Pháp đã phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở ( giao thông, điện, ngân hàng, bưu điện…) ở
các đô thị, nhất là ở thành phố Hà nội và Sài gòn… Công nghiệp quá nhỏ bé và què quặt,
không thể làm thay đổi tính chất nông nghiệp thuần túy của xã hội Việt Nam. Địa vị
kinh tế xã hội có nâng cao hơn thời kỳ phong kiến song nhìn chung vẫn còn yếu kém.
Tốc độ đô thị hóa trong gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp thực sự vẫn rất thấp.
năm 1931, tỷ lệ dân số đô thị mới đạt 7,5%, năm 1936 : 7,9%, 20 năm sau mới đạt 11%.
Để so sánh trong 20 năm này dân số đô thị toàn thế giới đã tăng từ 31% lên 48% tức là
tăng 17%, trong khi ở Việt nam tỷ lệ này là 3,1% ( bằng 1/5 tốc độ thế giới). Tuy nhiên
cuối thời kỳ Pháp thuộc, vào năm 1955 tỷ lệ đô thị hóa là 11% có thể được lấy là xuất
phát điểm cho quá trình đô thị hóa của Việt Nam.

Đô thị là trung tâm hành chính của của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến
+ Đô thị có hoạt động công nghiệp
+ Tách khỏi nông thôn, có cơ chế quản lý riêng, có cơ sở hạ tầng, có quy hoạch.
+ Văn minh đô thị đã bắt đầu hình thành
+ Tốc độ đô thị hóa thấp
*Kết luận: Trình độ ĐTH thấp. Tỷ lệ 11% cuối giai đoạn là xuất phát điểm cho
ĐTH của Việt Nam
Thời kỳ 1955 – 1975
Là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình đô thị hóa của việt nam khi đất nước bị chia
làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau, hai quá trình có tác động trái
ngược nhau đến sự phát triển các đô thị.
17


Ở miền Bắc, do đẩy mạnh công nghiệp hóa nên nhiều đô thị và các trung tâm công
nghiệp mới được hình thành, các đô thị cũ được mở rộng. Mặt khác, tính chất và cơ cấu
kinh tế , sản xuất của các đô thị dần theo hướng lành mạnh, ổn định, lấy sản xuất công
nghiệp và dịch vụ làm nền tảng. Mạng lưới đô thị được phân bố đều hơn, vị thế của đô thị
được nâng cao góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của miền bắc, tác động
vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Những năm 1965 – 1975, do chiến tranh phá
hoại bằng không quân ở miền Bắc, các cơ sở công nghiệp và một phần dân số đô thị
được sơ tán về nông thôn, đô thị hóa gặp khó khăn và tạm chững lại.
Ở miền Nam, do chính sách khủng bố đàn áp, ly tán dân với cách mạng nền hàng triệu
dân phải vào đô thị tìm kế sinh nhai làm cho tỷ lệ dân số đô thị tăng cao đột biến theo
kiểu “ đô thị hóa giả tạo”, cao hơn so với miền Bắc ( 26% vào những năm 1970). Một số
đô thị lớn gia tăng dân số rất nhanh ( sài Gòn tăng 10 lần từ 300 ngàn lên triệu, Đà Nẵng
tăng 12 lần từ 25 ngàn lên 300 ngàn…) Các đô thị phát triển theo kiểu trung tâm hành
chính, cai trị của bộ máy đàn áp cách mạng, là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước
tư bản và là nơi ăn chơi hưởng thụ của quan chức chính quyền ngụy và quân đội nước
ngoài. Rất nhiều các tệ nạn xã hội nảy sinh và phát triển tại các đô thị miền nam, hậu quả

để lại cho tới tận ngày nay ví dụ như các khu nhà ổ chuột.

* Miền Bắc:
- 1954 – 1965: Mạng lưới đô thị hình thành có nền kinh tế công nghiệp, thương
nghiệp, có tổ chức văn hóa, xã hội.
- 1965 – 1975 : Giả đô thị hóa
* Miền Nam:
- Tốc độ ĐTH nhanh do viện trợ của Mỹ
- ĐT mang tính chất quân sự, hành chính, dịch vụ.
- Thiếu cơ sở sản xuất công nghiệp
- CSHT chắp vá. Thiếu hạ tầng xã hội
Hiện tượng nổi bật: ĐTH giả tạo
Thời kỳ 1975 đến 1986
Sau một số năm khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, quá trình đô thị hóa
dần dần lấy lại nhịp độ bình thường. Nhiều thành phố mới ra đời, những điểm dân cư
nông thôn trước đây, các thị tứ phát triển trở thành các điểm dân cư đô thị. Mạng lưới đô
thị của cả nước hình thành bao gồm hớn 500 thành phố, thị xã, thị trấn trong đó có hai
thành phố triệu dân là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý là sau chiến tranh
có dòng di cư ngược từ thành thị về nông thôn , trong 5 năm từ 1975 đến 1980 tỷ lệ dân
số đô thị giảm từ 21,5%(1975) xuống 18,6%(1981). Từ năm 1982 tỷ lệ này mới lấy lại
chiều hướng gia tăng ( 1982: 19,2%; 1985: 19,3%; 1989: 19,7%). Nhìn chung đó là mộ
nhịp độ tăng trưởng rất chậm chạp.
ĐTH trì trệ:
+ Khó khăn khi thống nhất hai hệ thống đô thị có cấu trúc không giống nhau.
+ Cơ chế kinh tế đóng đã cản trở ĐTH.
Thời kỳ 1986 – nay
Hơn hai thập kỷ qua, dưới tác động của công cuộc đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo
định hướng thị trường các đô thị Việt Nam có một bước phát triển vượt bậc đáng kể
18



không chỉ ở sự gia tăng về lượng mà còn ở những biến đổi về chất trong đời sống đô thị.
Đường lối đổi mới, chính sách mở cửa , phát triển nền kinh tế thị trường đã có tác động
trực tiếp đến mọi mặt kinh tế - văn hóa- xã hội của đô thị làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ
cấu xã hội, cơ cấu lao động nghề nghiệp cũng như khuôn mẫu của đời sống đô thị trong
điều kiện mới. Những tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi bộ mặt kiến trúc, quy hoạch,
giao thông, nhịp sống đô thị cũng đang dần thay đổi.
Từ đầu thập niên 90, cùng với đổi mới về chính sách phát triển kinh tế thị trường, tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng sự nới lỏng về quản lý hộ khẩu, Việt Nam bước
vào giai đoạn đô thị hóa nhanh. Các đô thị mới được thành lập, các vùng ven đô được
sáp nhập vào các đô thị lớn làm cho tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam tăng nhanh và ổn định.
Tốc độ tăng trưởng dân số đô thị ở Việt Nam đã lên tới 10% trong gần 20 năm qua. Tỉ lệ
đô thị hóa đã tăng từ khoảng 20% (1988) lên gần 28% vào cuối năm 2008. Hai năm gần
đây, mỗi năm có tới gần 1 triệu người trở thành thị dân. Đây là một sức ép rất lớn cho
công tác quản lý và đầu tư xây dựng phát triển đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
Trong 10 năm tới, dự báo tốc độ tăng trưởng dân số đô thị sẽ có mức cao hơn. Định
hướng chiến lược phát triển hệ thống đô thị Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt trong
Quyết định 108/1998/TTg đã đặt mục tiêu tăng trưởng đô thị hóa tới năm 2020 vào
khoảng 45%, với 46 triệu dân đô thị. Như vậy cả về thực tế lẫn mục tiêu tăng trưởng,
Việt Nam quyết tâm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

Tốc độ đô thị hóa nhanh:
+ Chính sách kinh tế mở
+ Giao lưu khu vực và thế giới
+ Công nghiệp phát triển
Thực trạng ĐTH tại Việt Nam
*Về lượng:
Tốc độ ĐTH nhanh. 3,4%/năm
- Tính đến tháng 12/12, VN có tỷ lệ ĐTH 32,45%. 765 đô thị các loại.

- Đóng góp 70%GDP cả nước
*Về chất:
- ĐTH đang mất cân đối và cân bằng
- Thiếu kiểm soát :
Nảy sinh các “căn bệnh” của đô thị
ĐTH đi trước công nghiệp hóa
CSHT đi sau sự phát triển đô thị
“Thôn tính” đất vành đai đô thị.
2.3.2 Đặc điểm của quá trình ĐTH ở VN
- So với thế giới, đô thị hoá ở Việt nam phát triển muộn hơn và tốc độ chậm hơn,
ngay cả so với một số nước trong khu vực.
- Đô thị hoá phát triển không đồng đều giữa các vùng kinh tế và giữa các tỉnh,
thành trong cả nước.
- Quá trình đô thị há của Việt nam đang phải đối mặt với các thách thức lớn giống
với các nước đang phát triển đó là các mặt trái của đô thị hoá.
19


Có thể nói, xu hướng và tốc độ tăng trưởng về tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam hòa nhập với
xu thế và tốc độ tăng trưởng về đô thị hóa ở châu Á và thế giới. So với thế giới, Việt Nam
còn ở trình độ phát triển thấp, tỉ lệ đô thị hóa còn ở mức thấp trong khu vực và trên thế
giới do những nguyên nhân chiến tranh và thể chế kinh tế. Tuy nhiên, với tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định những năm sắp tới, Việt Nam sẽ sớm trở thành một nước cơ bản về
công nghiệp theo hướng hiện đại và có tỉ lệ đô thị hóa vào mức trung bình trên thế giới
trong một vài thập kỷ nữa. Tỉ lệ này sẽ tiệm cận với các nước trong khu vực

+ Sự hình thành các khu ổ chuột của những người mới di cư ra đô thị.
+Sự thiếu hụt nhà ở và nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
+Các vấn đề sử dụng đất đai, quản lý giao thông, bảo vệ môi trường, kiểm soát phát
triển và xây dựng, và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là những vấn đề bức xúc (là tắc

nghẽn giao thông, nghèo đói, tệ nạn xã hội, bất bình đẳng, và suy thoái môi trường.) …
 dấu hiệu về năng lực kém trong quản lý của chính quyền
Đô thị hóa và một số hệ quả
Đô thị hóa đi kèm nhiều hệ quả là tích cực và tiêu cực. Ở các nước đang phát triển
hệ quả tiêu cực, biểu hiện rõ nét nhất là sự hình thành các khu ổ chuột của những người
mới di cư ra đô thị. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt nhà ở và nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và xã hội. Quản lý các đô thị lớn, rất lớn, phát triển nhanh trở nên rất khó
khăn từ nửa cuối thế kỷ 20 cho đến nay.
Các vấn đề sử dụng đất đai, quản lý giao thông, bảo vệ môi trường, kiểm soát phát
triển và xây dựng, và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là những vấn đề bức xúc ở hầu hết
các đô thị lớn ở các nước đang phát triển. Sự hình thành các khu nhà ổ chuột chỉ là một
trong nhiều dấu hiệu về năng lực kém trong quản lý của chính quyền. Những vấn đề
khác có thể kể đến là tắc nghẽn giao thông, nghèo đói, tệ nạn xã hội, bất bình đẳng, và
suy thoái môi trường.
Đô thị hóa bao giờ cũng đi kèm với dịch chuyển của cư dân từ nông thôn ra đô
thị. Nếu là đô thị hóa thực chất, sự phát triển kinh tế và nhu cầu việc làm tăng lên ở khu
vực đô thi kéo theo sự chuyển dịch lao động tử khu vực nông thôn vào các đô thị. Đó là
nguyên tắc khách quan của một sự liên hệ ổn định giữa tăng trưởng kinh tế đô thị và tốc
độ tăng về dân số đô thị cũng như đô thị hóa. Tuy nhiên, nếu việc dịch cư chưa đi kèm
với công việc ổn định chính qui thì đó là đô thị hóa có tính giả tạo, đô thị hóa không đi
kèm với nhu cầu thật về lao động và khả năng tạo việc làm ở lĩnh vực công nghiệp, dịch
vụ một cách ổn định. Quá trình đô thị hóa với động lực như vậy sẽ khó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, mà trái lại gây ra nhiều khó khăn, gánh nặng, sự quá tải cho xây dựng,
phát triển và quản lý đô thị.
Ngoài di cư, những hệ lụy của đô thị hóa không lành mạnh thường đi kèm với thất
nghiệp và đói nghèo. Châu Á có số lượng đô thị lớn và phát triển nhanh nhất so với các
khu vực khác thế giới cũng phản ánh tình trạng trên, tuy có ít trầm trọng hơn so với châu
Phi nhưng vẫn khá nghiêm trọng như các nước ở Nam Á, và một số vùng Đông Á.
Đô thị hóa là cơ hội hay thách thức đối với Việt Nam?
Cơ hội:

20


- Phát triển toàn diện : kinh tế, văn hóa, xã hội.
- ĐTH thành công là biện pháp tích cực nhất, hiệu quả nhất để thực hiện CNH,
HĐH đất nước.
Thách thức:
-Thách thức về phát triển mất cân đối
- Thách thức về sự phát triển thiếu bền vững
- Thách thức về nghèo đói và bất bình đẳng xã hội
- Thách thức về năng lực quản lý
Các yếu tố tác động đến quá trình ĐTH
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện chính trị
- Điều kiện văn hóa, xã hội
- Điều kiện kinh tế
- Năng lực quản lý
3.QLNN về Đô thị
3.1 Sự cần thiết của QLNN về đô thị
- Công tác quản lý đô thị là một nhu cầu khách quan.
- Nhà nước là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong quản lý đô thị.
Trong đô thị luôn tồn tại các nhu cầu rất đa dạng của cư dân như ăn, ở, đi lại, làm việc,
học tập, vui chơi…. Liên quan tới các hoạt động đó là hệ thống đường sá, đất đai, nhà ở,
trường học.. Khi cuộc sống càng phát triển, mức thu nhập tăng, các nhu cầu đó càng được
đòi hỏi cao hơn và phát sinh các nhu cầu mới. Để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất
cần phải đầu tư, xây dựng và phát triển đô thị, nhưng quan trọng hơn là cần tổ chức xã hội
đô thị một cách khoa học vì vậy công tác quản lý đô thị là một nhu cầu khách quan.
Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý đô thị có sự tham gia sâu sắc của các tổ
chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và toàn thể cộng đồng. Quá trình
đô thi hóa nhanh chóng đã làm cho các hoạt động của đô thị đa dạng, phức tạp, quy mô lớn,

Nhà nước dù có muốn cũng không thể ôm hết và quản hết – vì vậy xu hướng chung là
chuyển giao từng phần cho các đối tác khác nhau. Xu hướng tư nhân tham gia quản lý và
cung cấp dịch vụ đô thị đang phổ biến và chủ yếu trong tương lai. Nhiều các lĩnh vực các
thành phần kinh tế tư nhân cung ứng đem lại hiệu quả cao hơn khu vực Nhà nước quản lý
ở tầm vĩ mô những ngành xương sống của xã hội như năng lượng, hàng không , an ninh –
quốc phòng. Vai trò của các thành phần kinh tế, của cộng đồng dân cư vào quá trình xây
dựng và phát triển đô thị là rất to lớn. Song do các thành phần kinh tế, kể cả một số doanh
nghiệp nhà nước thuộc thành phần kinh tế nhà nước, do bị lợi nhuận sản xuất kinh doanh
chi phối (và đó cũng là mục đích chính của doanh nghiệp ngoài nhà nước) nên tất yếu sẽ
nảy sinh mâu thuẫn lợi ích, va chạm quyền lợi, xung đột tranh chấp… dẫn đến vi phạm bất
chấp cả pháp luật.
Vì vậy để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là các dự án có vồn đầu tư
lớn sẽ làm thiệt hại đến nhiều người, nhiều phía cũng như đảm bảo sự công bằng xã hội
Nhà nước vẫn sẽ là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong quản lý đô thị. Nhà nước đóng vai
trò chủ đạo, giữ quyền lực quan trọng đối với các hoạt động của các khối bằng cách đưa ra
các luật lệ, quy định, chính sách để đảm bảo điều khiển đô thị phát triển theo hướng đã
định và đảm bảo sự phát triển chung của quốc gia.
21


Quản lý nhà nước về đô thị: Là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
Nhà nước vào các quá trình xã hội, các hành vi, hoạt động của các tổ chức, cá nhân,
nhóm cộng đồng dân cư ở đô thị nhằm thực hiện các mục tiêu của đô thị một cách hiệu
qủa nhất trong từng giai đoạn.
Mục tiêu của QLĐT
- Đảm bảo môi trường sống tiện nghi cho cư dân.
- Phát triển đô thị bền vững

Các công cụ quản lý chủ yếu:
+ Quy hoạch

+ Kế hoạch
+ Pháp luật và chính sách.
Phương pháp quản lý
Các phương pháp quản lý nhà nước về đô thị là tổng thể cách thức tác động của
Nhà nước đối với các đối tượng quản lý trong đô thị để nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
a, Phương pháp hành chính
+ Là biện pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý Nhà nước lên các đối tượng
bằng các mệnh lệnh hành chính bắt buộc.
+ Đây là phương pháp thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý nhà
nước, cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên.
b, Phương pháp xã hội hoá quản lý đô thị (tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo
đức):
Là tác động vào nhận thức, tình cảm của người dân đô thị nhằm nâng cao tính tự
giác và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động quản lý đô thị.
- Nội dung:
+ Giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để mọi người dân hiểu và
ủng hộ ( và quyết tâm xây dựng phát triển đô thị )
+ Giáo dục ý thức lao động có năng suất, hiệu quả, có tổ chức sáng tạo.
+ Giáo dục tác phong, nếp sống văn minh, lịch sự, dân chủ.
+ Giáo dục tác phong công nghiệp như tính hiệu quả, tính tổ chức, kỷ luật, tiết
kiệm…
- Hình thức : Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như : phát thanh, truyền
hình, sách báo… thông qua các đoàn thể xã hội các hội nghị thi đua, hội chợ…
Phương pháp này thường được kết hợp với các phương pháp khác 1 cách uyển
chuyển, linh hoạt sâu sắc.
c, Phương pháp kinh tế:
Là biện pháp tác động của chủ thể quản lý đô thị vào đối tượng quản lý đô thị
thông qua các lợi ích kinh tế để làm cho họ tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả
cho tổ chức, xã hội và bản thân họ.
3.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về đô thị

a, Kết hợp giữa quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ
22


Quản lý theo lãnh thổ nhằm đảm bảo sự phát triển thống nhất về kinh tế và đầu tư.
Mỗi đô thị cần thống nhất quản lý theo địa giới hành chính. Tất cả các cá nhân, tổ chức
có hoạt động diễn ra trên địa bàn đô thị đều phải chịu sự quản lý của chính quyền đô thị
đó.
Kết hợp với quản lý ngành (theo chuyên môn ngành dọc).Quản lý nhà nước về đô
thị phải căn cứ vào pháp luật, pháp quy của Nhà nước, cụ thể hóa các quy định quản lý
nhà nước và ban hành các quyết định hành chính cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm
riêng của mình, nhưng không trái với pháp luật. Các quyết định hành chính do Chính
quyền và các cơ quan chức năng chuyên môn của đô thị chỉ có giá trị trong phạm vi địa
bàn đô thị.
b, Quản lý tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực
Quản lý nhà nước về đô thị là hoạt động quản lý mang tính tổng hợp, quản lý tất cả
các hành vi, hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhóm cộng đồng dân cư
tham gia hoạt động vào đời sống xã hội của đô thị. Quản lý nhà nước về đô thị không
chỉ điều chỉnh từng lĩnh vực mà còn liên kết, phối hợp các ngành, lĩnh vực thành 1 thể
thống nhất để đảm bảo cho đô thị phát triển đồng bộ, cân đối có hiệu quả. Quản lý nhà
nước về đô thị là quản lý nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là quản lý quy
hoạch, xây dựng, kiến trúc, quản lý bất động sản, quản lý khai thác sử dụng hạ tầng cơ
sở, quản lý vệ sinh môi trường, quản lý trật tự, an ninh, an toàn đô thị, quản lý hành
chính đô thị…
3.4. Vai trò Nhà nước trong xây dựng, phát triển và quản lý đô thị
- Hoạch định hay định hướng chiến lược đô thị hóa và hệ thống đô thị quốc gia và vùng.
- Thể chế hóa các quy định, quy chế về quản lý đô thị; Tạo dựng hành lang pháp lý cho
xây dựng phát triển và quản lý đô thị bằng các luật và văn bản pháp luật.
- Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị.
- Thực hiện quản lý đô thị trên các lĩnh vực.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về xây dựng và quản lý đô thị.
3.5 Các lĩnh vực của QLNN về đô thị
Quản lý nhà nước về đô thị là một hệ thống thể chế thực thi quyền hành pháp nhằm
quản lý toàn bộ hoạt động của cư dân đô thị và quản lý toàn diện các lĩnh vực đời sống xã
hội đô thị.
Các nội dung chính của công tác quản lý đô thị có thể phân thành các nhóm như sau:
1) Quản lý cung cấp dịch vụ đô thị (kết cấu hạ tầng KT và XH)
- Nhà ở
- Giao thông
- Cấp thoát nước….
2) Quản lý phát triển không gian đô thị
- Quy hoạch
- Kiến trúc
- Cảnh quan
- Đầu tư xây dựng
3) Quản lý trật tự, an toàn và công bằng xã hội
23


Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
Quản lý đất và nhà ở đô thị
Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
Quản lý môi trường đô thị
Quản lý hạ tầng xã hội đô thị
Quản lý kinh tế, tài chính đô thị.
QLNN về Đô thị và QL Đô thị
*Quản lý đô thị
- Hành động chỉ đạo, lãnh đạo (mang tính quyền lực pháp lý)
*Quản trị đô thị
- Hành động tham gia của nhiều chủ thể, từ ý tưởng đến lập chính sách và thực thi


Bộ máy QLNN về đô thị

Những hạn chế cần giải quyết
- Quy hoạch đô thị lộn xộn
- Kiến trúc đô thị thiếu bản sắc
24


- Quá tải hạ tầng đô thị
- Trật tự, an toàn đô thị
Nguyên nhân:
- Khách quan:
+ Các yếu tố lịch sử
+ Kinh tế : Tiềm lực kinh tế
Cơ cấu kinh tế
+ Văn hóa, xã hội
+ Ảnh hưởng của lối sống nông thôn
- Chủ quan
+ Bộ máy quản lý
+ Công cụ quản lý
+ Phương thức quản lý
+ Cộng đồng

Chương 2:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM
2.1 Bối cảnh phát triển và quản lý đô thị nước ta hiện nay
Công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và sự nghiệp Đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta đã và đang tạo ra nhiều động lực to lớn và toàn diện cho xây dựng và phát triển
các đô thị. Với các chính sách mở cửa, hội nhập, khuyến khích, động viên và thu hút đầu

tư trong và ngoài nước, của các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư vào phát triển
kinh tế - xã hội, trong nhiều năm gần đây các đô thị của nước ta đã phát triển nhanh cả
về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định
được vai trò của các đô thị trong tiến trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước
Các đô thị đã và đang thu hút nhanh và mạnh các nguồn lực, có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, môi trường xã hội đã có nhiều tiến bộ, bộ mặt đô thị đã có nhiều thay đổi
theo hướng văn minh hiện đại, chất lượng đô thị và cuộc sống sinh hoạt của dân cư đã
được cải thiện và nâng cao, trật tự xã hội và trật tự đô thị đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Công tác quản lý nhà nước về đô thị đã có nhiều cố gắng, đổi mới, dần đi vào nề
nếp theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và kết quả đã đạt được, xây dựng phát triển
và quản lý đô thị cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém và bức xúc. Chúng ta vẫn chưa làm chủ
và kiểm soát được tình hình phát triển của đô thị, trật tự kỷ cương chưa thật sự được
thiết lập ổn định và đồng bộ, nhất là trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc,
đất đai và nhà ở, khai thác sử dụng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và vệ sinh đô
thị… Tại các đô thị hiện nay, tình trạng lấn chiếm đất công và tranh chấp đất đai, xây
dựng nhà không phép và sai phép không tuân thủ pháp luật, phá vỡ quy hoạch, xây dựng
lộn xộn còn khá phổ biến, đồ án quy hoạch xây dựng đô thị còn thiếu và chất lượng quy
hoạch còn yếu; kiến trúc đô thị nghèo nàn, lộn xộn, lai căng, thiếu tính thống nhất; nhiều
25


×