Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận_Quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.53 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có
tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì, thiệt hại về cháy nổ tuy không diễn ra hàng
ngày và không phải là một vấn đề có tính thời sự như vi phạm an toàn giao
thông, an toàn thực phẩm…nhưng nếu các vụ cháy đã xảy ra trên thực tế thì
thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. “Thủy, hỏa, đạo tặc” vốn là một câu nói
truyền miệng của ông cha ta từ ngày xưa và đến nay dường như vẫn đúng khi
nguy cơ cháy, nổ luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, luôn là sự
đe dọa lớn thứ hai đến an toàn cuộc sống của người dân và dễ đem đến những
hậu quả khó lường.
Thống kê giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước vẫn xảy ra
13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản
ước tính 6.524,8 tỷ đồng và 6.462 ha rừng. Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ
cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631,2
tỷ đồng và 1.615,5 ha rừng. Trung bình mỗi ngày xảy ra 9 vụ cháy, làm chết
hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỷ đồng và 5,3 ha rừng.
Địa bàn xảy cháy ở thành thị chiếm 60,11%, ở khu vực nông thôn chiếm
39,89%; cháy tại khu vực nhà dân 5.636 vụ (chiếm 42,86 %), tại cơ sở kinh tế tư
nhân 4.861 vụ (chiếm 36,97%). Các vụ cháy có nguyên nhân do sự cố hệ thống,
thiết bị điện 6.458 vụ (chiếm 57,27%), do sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và
khí đốt 3.291 vụ (chiếm 29,18%). Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người
và tài sản xảy ra 126 vụ, chiếm 0,96% tổng số vụ, làm chết 35 người, bị thương
72 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4.972,7 tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng thiệt
hại do cháy gây ra. Số vụ cháy có quy mô nhỏ và trung bình chiếm 99%. Những
con số đã cho thấy một khi cháy, nổ đã xảy ra thì thiệt hại rất khó lường.
Từ thực tiễn trên, đề tài “Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy”
mong muốn bước đầu tiếp cận toàn diện việc thực hiện công tác quản lý trong
lĩnh vực phòng cháy chữa cháy để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động thực hiện trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, làm rõ những hạn chế, bất
cập của một số vấn đề trong công tác phòng cháy chữa cháy, đưa ra giải pháp


hoàn thiện và đảm bảo thực hiện phòng cháy chữa cháy, qua đó góp phần nâng
cao vai trò quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.

1


NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung
1.1.

Phòng cháy, chữa cháy và công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy

Trên quan điểm phòng ngừa tích cực, phòng ngừa chủ động có thể chỉ ra
rằng: “Phòng cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp về tổ chức, kỹ thuật
nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan khi xảy ra cháy và cho
việc tổ chức dập đám cháy”.
Tuy nhiên, việc phòng cháy phải đi đôi với chữa cháy, hoạt động chữa
cháy tồn tại như là một tất yếu trong các hoạt động chung của xã hội. Tại Luật
Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 đã nêu: “Chữa cháy bao gồm các công việc
huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát
nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động
khác có liên quan đến chữa cháy” (Khoản 8, Điều 3).
Hoạt động phòng cháy và hoạt động chữa cháy tuy là hai khái niệm có nội
hàm khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nahu, tạo nên một thể thống
nhất trong chủ động phòng ngừa cháy, nổ và sẵn sàng dập tắt đám cháy. Vì vậy,
có thể khái quát khái niệm chung về phòng cháy chữa cháy là: Tổng hợp các
biện pháp, giải pháp về tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật nhằm loại trừ và hạn chế
nguyên nhân, điều kiện gây cháy; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người,
cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy kịp thời, có hiệu quả khi có

cháy xảy ra.
1.2.

Quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy

Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của nhà nước đối với hoạt động phòng
cháy và chữa cháy trong các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân của các
chủ thể có thẩm quyền, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và
thiệt hại do cháy gây ra, góp phầ bảo vệ tính mạng, bảo vệt tài sản của nhà nước,
của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã
hội.
Cũng giống như hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với các lĩnh
vực của đời sống xã hội, quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy bao gồm
các yếu tố: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, phương pháp và mục tiêu quản
lý. Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, theo đó cũng thể hiện đầy đủ
tính chất của quản lý hành chính nhà nước, như: là quá trình mang tính chất
2


chính trị, tính khoa học, tính toàn diện, tính chất dân chủ. Đồng thời thể hiện
những đặc điểm cơ bản của quản lý là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực
pháp luật, mang tính mệnh lệnh đơn phương của các chủ thể quản lý, đòi hỏi đối
tượng quản lý phải phục tùng một cách nghiêm túc. Sự tác động đó được các
chủ thế thực hiện thông qua các hình thức, phương pháp, biện pháp đã được
pháp luật quy định.
Giữa chủ thể và đối tượng quản lý tuy có sự phân biệt nhưng phân biệt đó
chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối, hiệu quả của sự tác động của chủ thể đến
đối tượng cũng phụ thuộc vào sự tác động của khách thể đến chủ thể quản lý.
Mục tiêu của quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy là nhằm hạn

chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra (nhất là các vụ cháy lớn) và thiệt hại
do cháy gây ra; góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản
của Nhà nước, tổ chức cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự
an toàn xã hội, đưa các mặt công tác phòng cháy và chữa cháy từng bước đáp
ứng được với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.

Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy

2.1.

Đặc điểm quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy

Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thuộc lĩnh vực quản lý an
toàn xã hội; có liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo an toàn và hiệu quả sản xuất
kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động khác trong xã hội. Vì vậy, trong quản
lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy phải luôn quán triệt quan điểm phòng
cháy, chữa cháy phục vụ nhiệm vụ, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; coi phòng
cháy, chữa cháy là yêu cầu tự thân trong hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và
mỗi hộ gia đình. Cần chống khuynh hướng tách rời phòng cháy, chữa cháy với
sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như cường điệu hóa công tác phòng cháy,
chữa cháy, không tính toán đến khả năng, điều kiện kinh tế – xã hội cho phép.
Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy là quá trình dựa trên cơ sở
kiến thức chuyên môn kỹ thuật và sử dụng các thành tựu của khoa học, công
nghệ về phòng cháy và chữa cháy. Các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đối
với các loại hình cơ sở, các công trình xây dựng, các khu dân cư đều có những
yêu cầu, nội dung cụ thể. Đồng thời phải tính toán đến tính khả thi trong tổ chức
thực hiện, hay nói cách khác, các quyết định quản lý phải phù hợp với khả năng
kinh tế và điều kiện kĩ thuật cho phép.

Hoạt động quản lý nhà nước không chỉ là quá trình quản lý gắn liền với
các yếu tố kĩ thuật mà còn gắn liền với yếu tố xã hội. Có thể nói quản lý nhà
nước về phòng cháy chữa cháy luôn gắn liền với quá trình xã hội hóa công tác
3


phòng cháy và chữa cháy. Mục tiêu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa
cháy và mục tiêu xã hội hóa công tác phòng cháy và chữa cháy là đồng nhất
nhưng có sự khác nhau về cách thức, hình thức thực hiện. Hoạt động quản lý
nhà nước vê phòng cháy và chữa cháy nhằm từng bước xác lập quá trình xã hội
hóa và ngược lại xã hội hóa càng sâu rộng bao nhiêu càng bảo đảm hiệu lực và
hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy bấy nhiêu.
2.2.

Các hình thức quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy

Hình thức quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy là hoạt động
biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý, tác động đến đối tượng quản lý trong
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm thực hiện những nhiệm vụ
quản lý đặt ra. Hay nói cách khác, hình thức quản lý chính là cách thức thể hiện
nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
Các hình thức quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy:
Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và
chữa cháy. Đây là hình thức pháp lí quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ
thể quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Vì thông qua vệc ban hành
các văn bản, nó đảm bảo cho việc cụ thể hóa yêu cầu của Luật Phòng cháy chữa
cháy thành các quy định cụ thẻ, đồng thời thể hiện đầy đủ quyền lực quản lý
(quyền lực nhà nước) đối với đối tượng quản lý, bắt buộc phải thực hiện nghiêm
chỉnh.
Đồng thời, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ thể quản

lý có thẩm quyền quy định các nguyên tắc xử sự chung trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy; xác định nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham
gia quan hệ pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; xác định rõ thẩm quyền và thủ
tục, trình tự tiến hành... Ví dụ: để việc bảo đảm việc thi hành Luật Phòng cháy
và chữa cháy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định
chi tiết thi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định
số 130/2006/NĐ-CP về thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc, Nghị định số
123/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy
chữa cháy,...
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền và tuân theo những quy định về
trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định (Luật ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015).
Thứ hai, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật về phòng cháy
và chữa cháy. Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật về phòng cháy và
4


chữa cháy là hình thức hoạt động chủ yếu cảu các chủ thể quản lý nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy. Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quy phạm
pháp luật vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể, làm phát
sinh, thay đối hay chấm dứt những quan hệ pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy cụ thể.
Các văn bản áp dụng pháp luật rất khác nhau về nội dung, tính chất, mục
đích nhưng có thể chia thành hai nhóm lớn sau: những văn bản chấp hành pháp
luật và những văn bản bảo vệ pháp luật.
Ban hành văn bản chấp hành pháp luật là việc các chủ thể quản lý áp dụng
hoặc hiện thực hóa phần quy định của pháp luật tương ứng, đây là hoạt động
mang tính tích cực của chủ thể quản lý.
Ban hành văn bản bảo vệ pháp luật, đây là các văn bản áp dụng hoặc hiện

thực hóa phần chế tài của quy phạm pháp luật tương ứng. Ví dụ: Ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ trong
lĩnh vuẹc phòng cháy chữa cháy.
Những văn bản áp dụng quy phạm pháp luật do các chủ thể ban hành có
tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đối tượng thuộc diện quản lý nhà
nước về phòng cháy và chữa cháy, nên đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải
có kiến thức pháp lí và chuyên môn cần thiết, xem xét kĩ mọi mặt của vấn đề cần
giải quyết để đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lí.
Thứ ba, ban hành văn bản hành chính thông thường. Là những văn bản
chỉ đạo, triển khai các mặt công tác hoặc phản ánh tình hình, trao đổi, giao
dịch... của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy, bao gồm:
Chỉ thị; công văn đôn đốc, yêu cầu, kiến nghị, trao đổi; chương trình, kế hoạch
công tác; thông báo, báo cáo, tờ trình, công điện... Tuy nhiên, việc ban hành văn
bản hành chính phải tuân thủ những quy định về thẩm quyền, trình tự và phải
đáp ứng yêu cầu chung về nội dung, thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản.
Thứ tư, các hình thức mang tính pháp lí khác. Đây cũng là hình thức pháp
lí quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
Hình thức hoạt động này được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương
ứng được định trước trong quy phạm pháp luật nhưng không cần ban hành văn
bản áp dụng quy phạm pháp luật.
Đó là những hoạt động như:
- Tiến hành kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy (định kì, đột xuất),
tiến hành kiểm tra theo chuyên đề, chuyên ngành.
5


- Lập biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, biên bản vi phạm
quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy, biên bản kiểm tra thi xông và biên
bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy, biên bản vụ cháy...
- Hoạt động cấp giấy chứng nhận: Chứng nhận thầm duyệt về phòng cháy

và chữa cháy; chứng nhận kiểm định chất lượng phương tiện đảm bảo an toàn
phòng cháyc chữa cháy; chứng nhận cơ sở đảm bảo các điều kiện an toànvề
phòng cháy và chữa cháy...
- Hoạt động cấp các loại giấy phép: Giấy phép vận chuyển chất, hàng
nguy hiểm về cháy, nổ; giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Nghiên cứu các hoạt động này cho thấy nó được tiến hành trên cơ sở các
quy định của pháp luật và gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Để đảm
bảo hiệu quả thực hiện, các chủ thể quản lý phải thực hiện đúng thẩm quyền,
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
2.3.

Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy

Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy là việc xác định các
mặt hoạt động phòng cháy và chữa cháy được đặt dưới sự quản lý của nhà nước.
Theo Điều 57 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì nội dung quản lý nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy được xác định trên những phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, nhà nước quản lý phòng cháy và chữa cháy trước hết là sự quản
lý trên tầm vĩ mô, thể hiện ở việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch về phòng cháy chữa cháy. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
về phòng cháy chữa cháy phải gắn liền phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội phạm vi quốc gia cũng như trong từng địa phương; trong đó
chú trọng đến các biện pháp, giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy trong quy
hoạch phát triển kinh tế, xã hội vùng, miền; phát triển, quy hoạch đô thị, khu
kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, khu dân cư...
Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo cho cac hoạt động phòng cháy và
chữa cháy thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy hiện nay đã được hình thành (Luật
Phòng cháy chữa cháy, các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng

Chính phủ về phòng cháy chữa cháy, các thong tư hướng dẫn thực hiện của các
Bộ, cưo quan ngang bộ, các tiêu chuẩn, quy chuyển về phòng cháy chữa cháy và
các văn bản do UBND các cấp ban hành) tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động phòng
cháy chữa cháy và quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Vấn đề hiện nay
là rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng cháy chữa cháy, loại bỏ các
6


quy định không còn phù hợp; tăng cường công rác tuyên truyền, phổ biến các
quy định về phòng cháy chữa cháy và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về
phòng cháy chữa cháy...
Tuyên truyền giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Bản
thân hoạt động phòng cháy chữa cháy tựu thân nó có tính xã hội rộng lớn vì vậy
việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức phòng cháy chữa cháy một các
sâu rộng, thường xuyên, phù hợp với từng loại đối tượng là việc làm rất cần
thiết. Vấn đề quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước cần xác dịnh rõ nội
dung cần tuyên truyền trong từng thời điểm, công tác phối hợp, lựa chọn hình
thức, biện pháp tuyên truyền đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy.
Thứ hai, tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Các biện
pháp phòng cháy và chữa cháy đã được quy định trong Luật Phòng cháy chữa
cháy cũng hư trong các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn
phòng cháy chữa cháy. Các cơ quan quản lý nhà nước mà đặc biệt là lực lượng
cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hạn, cứu hộ phải tổ chức, hướng dẫn các
cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và các nhân biết làm công tác phòng ngừa cháy, nổ
cũng như trong tổ chức chữa cháy (quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt,
chất cháy, nổ; thường xuyên đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy chữa
cháy; tự tiến hành kiểm tra phòng cháy chữa cháy; thực hiện các biện pháp an
toàn phòng cháy trong sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt; biết tự tổ chức
công tác chữa cháy, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng chữa cháy, cứu người, cứu

tài sản khi có cháy xảy ra...).
Thứ ba, nhà nước quản lý công tác đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị
và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy; bảo đảm ngân sách cho hoạt
động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với
hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Thứ tư, nhà nước đảm bảo và trao quyền cho một số cơ quan có trách
nhiệm trong việc bảo đảm các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy trong một số
hoạt động quan trọng, như: thẩm duyệt các dự án quy hoạch, thiết kế công trình
và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định và
chứng nhận an toàn phương tiện; xác nhận điều kiện an toàn về phòng cháy và
chữa cháy; tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố
cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.
Thứ năm, nhà nước khuyến khích và có chính sách hợp lí nhằm thúc đẩy
việc nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học công nghệ về phòng cháy
và chữa cháy; thực hiện hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.
7


Các nội dung trên là sự xác định trách nhiệm của nhà nước đối với lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
cũng như các vấn đề khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy, là cơ sở để
các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng như các cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân xác định những việc phải làm và trách nhiệm của mình trong
hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
và cứu hạn, cứu hộ là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện các nội dung
quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.
3. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy
3.1.

Những mặt tích cực đã đạt được trong công tác phòng cháy chữa cháy


Nhìn chung, hệ thống pháp luật về phòng cháy chữa cháy ngày càng được
hoàn thiện, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác
trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy trong
tình hình mới; tạo ra cơ sở pháp lý trong việc thực thi chức năng quản lý Nhà
nước của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy; có tác dụng thiết thực, huy động sự
tham gia tích cực và có hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã
hội vào công tác phòng cháy chữa cháy.
Trong những năm qua, các Bộ, ngành, UBND các cấp ngày càng tích cực
tham gia quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy, thấy rõ hơn trách nhiệm
của mình trong việc tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy
định an toàn về phòng cháy chữa cháy. Nhiều địa phương, lãnh đạo UBND đã
trực tiếp đi kiểm tra phòng cháy chữa cháy, tập trung vào giải quyết những vấn
đề bức xúc về phòng cháy chữa cháy ở địa phương, quan tâm chỉ đạo việc quy
hoạch về phòng cháy chữa cháy; xây dựng và nhân rộng những mô hình tốt về
phòng cháy chữa cháy…
Hầu hết các công trình xây dựng lớn, có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa các
giải pháp phòng cháy chữa cháy vào ngay từ khi thiết kế và thực hiện tốt việc
thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy. Công tác kiểm tra, hướng dẫn các biện
pháp an toàn phòng cháy chữa cháy được thực hiện nghiêm túc; trung bình mỗi
năm đã phát hiện và yêu cầu khắc phục, loại trừ hàng ngàn vi phạm, thiếu sót có
thể dẫn đến cháy, nổ. Công tác xử lý vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy
được triển khai quyết liệt, đi đôi với việc xử phạt vi phạm hành chính. Lực
lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã kiên quyết đình chỉ hoạt động nhiều
trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn phòng cháy chữa cháy và
thoát nạn…
8



Các cơ quan thông tin đại chúng đã quan tâm, dành nhiều thời lượng
tuyên truyền, truyền thông về pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy với
nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, nội dung sâu sắc, thu hút được sự quan tâm
của đông đảo người dân. Ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân
được nâng cao và đi vào nền nếp; phong trào Toàn dân tham gia phòng cháy
chữa cháy được đẩy mạnh, phát triển sâu rộng.
Nhiều khu dân cư người dân tự giác tham gia phong trào Toàn dân phòng
cháy chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy, giải tỏa lấn chiếm, tạo khoảng
cách an toàn phòng cháy chữa cháy, dành đường cho xe chữa cháy cơ động khi
có sự cố cháy nổ xảy ra… Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu
hạn, cứu hộ phát triển lớn mạnh, xử lý có hiệu quả những vụ cháy, nổ, cứu nạn,
cứu hộ phức tạp, quy mô lớn…
Hằng năm, chỉ riêng công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã cứu, bảo
vệ được một lượng tài sản trị giá hàng nghìn tỉ đồng, tổ chức thoát nạn và cứu
hàng ngàn người bị kẹt trong đám cháy và các sự cố, tai nạn…
Trong những năm đổi mới, các lực lượng phòng cháy chữa cháy và toàn
dân thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy đã làm kiềm
chế số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, giữ ở mức trên dưới 2.000 vụ
cháy/năm; đặc biệt cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng được kiềm chế ở mức từ
1 đến 2% tổng số vụ cháy xảy ra…
3.2.

Hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy

Cần nhìn nhật một thực tế rằng, hoạt động quản lý Nhà nước về phòng
cháy, chữa cháy hiện nay chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Trong quy hoạch tổng thể của Nhà nước và các địa phương, các ngành
chưa thực sự gắn với phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm cho công tác phòng
cháy, chữa cháy. Các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, các khu đô thị,

khu công nghiệp, khu thương mại vẫn đang chú trọng nhiều đến yếu tố kinh tế
mà chưa chú ý nhiều đến vấn đề an ninh, an toàn, trong đó có an toàn phòng
cháy, chữa cháy. Do đó, việc thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy các công
trình xây dựng ở một số địa phương vẫn mang tính hình thức, xác định trên các
công việc cụ thể mà chưa đánh giá tổng thể được vấn đề phòng cháy, chữa cháy
của kết cấu công trình.
Hệ thống pháp luật mặc dù đã có nhưng vẫn chỉ mới thể hiện được khía
cạnh quả lý hành chính đơn thuần với công tác phòng cháy, chữa cháy, mà trong
đó chưa có những quy định đảm bảo cho lực lượng, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật
9


chất phục công tác phong cháy, chữa cháy đột phá, phát triển tương xứng với
phát triển của kinh tế xã hội.
Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy ở nước ta hiện nay còn nhiều
vấn đề chưa hợp lý. Mặc dù hiện tại có 20 tỉnh, thành phố đã tổ chức lực lượng
Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy chuyên sâu nhằm chuyên môn hóa mặt công tác
này, nhưng nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến việc tiếp nhận các thông tin về
phòng cháy, chữa cháy không kịp thời; việc triển khai hoạt động chữa cháy
chậm; phối hợp giữa các lực lượng trong chỉ đạo, thực hiện công tác phòng cháy,
chữa cháy thiếu đồng bộ, thống nhất.
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy hiện nay được đào tạo về
nhiều chuyên môn khác nhau, các kiến thức đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ giữa
nghiệp vụ Công an với nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy.
Kết cấu hạ tầng, trang thiết bị và các điều kiện vật chất khác chưa đáp ứng
được cho công tác phòng cháy, chữa cháy trong giai đoạn hiện nay. Như, hiện
nay số xe thang chữa cháy nhà cao tầng phổ biến của lực lượng Cảnh sát Phòng
cháy, chữa cháy là 53 mét chỉ đủ để chữa cháy đến tầng 18. Xe cao nhất của
thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ mới 62m, chỉ có thể tới tầng 20, trong khi số
lượng nhà trên 18 tầng trong phạm vi cả nước là rất nhiều.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức cho nhân dân về các
biện pháp phòng cháy, chữa cháy chưa được tiến hành thường xuyên và rộng
khắp, cho nên nhiều bộ phận dân cư còn chủ quan trong phòng cháy, không có
kỹ năng chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm khi có vụ cháy xảy ra.
Những vấn đề đó đang là thách thức rất lớn cho công tác quản lý Nhà nước về
phòng cháy, chữa cháy của chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
4.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy chữa
cháy
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, trong thời gian tới
Nhà nước ta cần phải phải thực tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển phòng cháy, chữa cháy gắn với
chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự phát triển của hoạt động phòng
cháy, chữa cháy tương xứng với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, phải có quy
hoạch phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy.
Phải quy hoạch các khu công nghiệp, các khu chế xuất và đưa các loại hình kinh
doanh có nguy cơ cháy nổ cao ra khỏi các khu dân cư.
10


Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn tổ chức xây dựng lực lượng và phương
tiện phòng cháy và chữa cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy cần
phối hợp với các cơ quan truyền thông làm cho mọi người dân, mọi cán bộ, công
nhân viên và người đứng đầu cơ quan, tổ chức hiểu và tự giác thực hiện các quy
định của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ
chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, làm tốt việc tự kiểm tra an
toàn phòng cháy, chữa cháy; kịp thời phát hiện và khắc phục các sơ hở, thiếu sót
về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Thứ hai, cần rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động
phòng cháy, chữa cháy kể cả Luật phòng cháy, chữa cháy để sửa đổi, bổ sung
kịp thời nhằm điều chỉnh hoạt động phòng cháy, chữa cháy, xây dựng các quy
tắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, phù
hợp với sự phát triển của xã hội, đồng thời phát triển công tác phòng cháy, chữa
cháy theo hướng xã hội hóa. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng
cháy, chữa cháy phù hợp yêu cầu thực tế phát triển của xã hội hiện nay. Rà soát
lại các quy chế phối hợp về phòng cháy, chữa cháy giữa Bộ Công an với các
ngành: Quân đội nhân dân, kiểm lâm, hàng không, dầu khí, các ban quản lý khu
công nghiệp, khu chế xuất.
Thứ ba, cần tổ chức lại lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy cấp
tỉnh theo hướng gắn kết lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy với Công an
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc gắn kết này được thực hiện bằng quy
chế phối hợp giữa hai lực lượng, hoặc bằng cơ chế tổ chức, trong đó giao Giám
đốc Công an cấp tỉnh làm Trưởng ban chỉ đạo chung khi có các vụ việc lớn xảy
ra. Chế độ thông tin, báo cáo cần kịp thời; khai thác kết quả công tác từ các lực
lượng khác của ngành phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và huy động
được các lực lượng tham gia vào hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
Cán bộ, chiến sĩ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy cần được đào
tào tạo chuyên sâu, gắn kết giữa kiết thức chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy,
chữa cháy với kiến thức nghiệp vụ ngành Công an để đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự nói chung và quản lý Nhà nước
về phòng cháy, chữa cháy nói riêng.
Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn cần theo phương
châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu
cần tại chỗ.
Thứ tư, trong thời gian tới cần có chính sách trang bị các phương tiện
chữa cháy hiện đại, đảm bảo xử lý được tất cả các vụ cháy xảy ra ở bất cứ đâu.
Một trong các yêu cầu đó là trang bị máy bay chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát
11



Phòng cháy, chữa cháy ở trung ương và các tỉnh, thành phố có nhiều nhà cao
tầng, nhiều rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên có nguy cơ
cháy cao ở các khu vực địa hình hiểm trở không thể tiếp cận bằng phương tiện
cơ giới đường bộ. Nâng cao sự tự chủ trong sản xuất các phương tiện và hóa
chất chữa cháy phố biến, thông dụng nhằm đáp ứng đủ và sẵn sàng cho lực
lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy các địa phương. Nghiên cứu các phương
tiện chữa cháy phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Với cuộc cách mạng 4.0, nhiều lĩnh vực sản xuất sẽ vắng bóng con người
trực tiếp theo dõi, điều hành quá trình sản xuất. Để kịp thời phát hiện và xử lý
ngay các sự cố cháy, nổ cần có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, công nghệ
cao. Vì vậy, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nghiên cứu, ứng dụng, phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị tự động hóa, công nghệ cao cho công tác
phòng cháy, chữa cháy.
Thứ năm, đối với công tác thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy các dự
án, công trình, ngay từ khi lập quy hoạch đã cần phải thực hiện để xác định tính
khả thi của công tác phòng cháy, chữa cháy. Đối với các dự án, công trình vượt
ra khỏi khả năng phòng cháy, chữa cháy hiện tại, lực lượng Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy cần có ý kiến cụ thể đối với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,
để tránh xảy ra thảm họa cháy sau này nếu dự án được triển khai. Bên cạnh đó,
trong dự toán các dự án siêu lớn, để phòng cháy, chữa cháy được cần phải có
kinh phí lớn và phương tiện hiện đại, đòi hỏi các chủ đầu tư phải có kinh phí góp
phần đầu tư trang thiết bị hiện đại cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa
cháy đủ khả năng can thiệp khi xảy ra cháy tại công trình.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định về phòng cháy và chữa cháy. Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy lấy
phòng ngừa là chính; phải tích cực, chủ động phòng ngừa hạn chế đến mức thấp
nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra bằng các giải pháp, biện pháp
về tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế, loại trừ các nguyên nhân và điều kiện gây

cháy. Gắn công tác phòng cháy, chữa cháy với công tác cứu hộ, cứu nạn. Đồng
thời, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác
để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời có hiệu quả. Để đảm bảo điều đó,
lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy phải thực hiện nghiêm việc kiểm tra
định kỳ đối với các cơ sở theo quy định; tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát
hiện các dấu hiệu không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy nhất là đối
với các khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. Kiên quyết xử lý đối với những vi
phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

12


KẾT LUẬN
Quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy có vị trí, vai trò hết sức
quan trọng trong giai đoạn hiện nay, là một trong các lĩnh vực Nhà nước giao
cho Bộ Công an trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Thực hiện
tốt quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
nguy cơ xảy ra cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần đảm bảo an
toàn tính mạng của con người, an toàn tài sản của Nhà nước, của doanh nghiệp,
cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Trong thời gian qua, Lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy nói riêng đã nỗ lực trên mọi mặt để ngày càng
hoàn thiện trên các phương diện về công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy,
chữa cháy. Vì vậy, hệ thống pháp luật, tổ chức lực lượng, kết cấu hạ tầng phục
vụ công tác phòng cháy và nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy của lực lượng
Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy cũng như ý thức của người dân trong vấn đề
này có chuyển biến tốt hơn. Đó là những kết quả cần khích lệ để lực lượng Cảnh
sát Phòng cháy, chữa cháy tiếp tục phát triển và trưởng thành.
Tuy nhiên, để công tác phòng cháy, chữa cháy thực sự bảo đảm an toàn
cho tính mạng của người dân, tài sản của Nhà nước, của tổ chức và công dân,

chúng ta cần đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạt động quản lý Nhà
nước về phòng cháy, chữa cháy trong thời gian qua để có những giải pháp cần
thiết, có tính khả thi đảm bảo cho công tác phòng cháy, chữa cháy đáp ứng được
yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội.
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế và mục tiêu bảo đảm an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển đất nước, đã đặt
ra thách thức lớn trong việc duy trì, phát triển sản xuất bền vững, đòi hỏi công
tác phòng cháy chữa cháy phải được thực hiện triệt để, rộng khắp; góp phần bảo
vệ thành quả sản xuất và đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đào Hữu Dân (2012), Giáo trình Quản lý nhà nước về phòng cháy chữa
cháy, Nxb Công an nhân dân.
2.
Nguyễn Xuân Yêm (2018), “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
phòng cháy, chữa cháy trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cảnh sát nhân dân.
3.
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Phòng
cháy và chữa cháy, NXB Chính trị Quốc gia.
4.
Nguyễn Văn Bình (2012), Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
về phòng cháy chữa cháy trong đầu tư xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy
chữa cháy, Luận văn thạc sĩ Học viện Cảnh sát nhân dân.
5.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định

số 46/2012/NĐCP ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng cháy chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006
quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
6.
Trần Mạnh (2014), “Phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra
các vụ cháy nghiêm trọng”, Báo Chính phủ.

14



×