Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu ứng dụng E - Learning trên mạng diện rộng của cơ quan Đảng : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin : 1 01 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN HỒNG PHONG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
E-LEARNING TRÊN MẠNG DIỆN RỘNG
CỦA CƠ QUAN ĐẢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN HỒNG PHONG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
E-LEARNING TRÊN MẠNG DIỆN RỘNG
CỦA CƠ QUAN ĐẢNG
Ngành: Công nghệ thông tin
Mã số: 1.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. HỒ SĨ ĐÀM

Hà Nội – 2007



4

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ......................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ 2
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 3
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ..................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................................ 8
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ ỨNG DỤNG E-LEARNING
TRONG CÁC CƠ QUAN ĐẢNG........................................................................................ 12
1.1. Tổng quan về e-Learning.........................................................................................12
1.1.1. Định nghĩa e-Learning ....................................................................................12
1.1.2. Lịch sử phát triển, ứng dụng ...........................................................................12
1.1.3. Ưu điểm, nhược điểm .....................................................................................14
1.1.4. Một số đặc điểm của e-Learning.....................................................................14
1.1.5. Các hình thức ứng dụng e-Learning ...............................................................15
1.2. Ứng dụng e-Learning trong các cơ quan Đảng........................................................16
1.2.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng.................16
1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống e-Learning ............................................18
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ELEARNING ............................................................ 21
2.1. Kiến trúc hệ thống e-Learning .................................................................................21
2.1.1. Mô hình kiến trúc nền của hệ thống e-Learning.............................................21
2.1.2. Các thành phần của hệ thống e-Learning........................................................23
2.1.3. Tích hợp LMS và LCMS ................................................................................25
2.2. Xây dựng nội dung cho hệ thống e-Learning ..........................................................27
2.2.1. Xây dựng nội dung .........................................................................................27

2.2.2. Lựa chọn nội dung ..........................................................................................28
2.3. Chuẩn/đặc tả (standard/specification)......................................................................29
2.3.1. Khái niệm chuẩn/đặc tả...................................................................................29
2.3.2. Các chuẩn/đặc tả e-Learning...........................................................................30
2.4. Tổng quan về SCORM ............................................................................................35
2.4.1. Giới thiệu chung về chuẩn SCORM ...............................................................35
2.4.2. Tổ chức tài liệu của SCORM..........................................................................37
2.4.3. Các thành phần của mô hình nội dung SCORM.............................................40
2.4.4. Đóng gói nội dung SCORM ...........................................................................44
2.4.5. Gói tin tài nguyên (Resource Package): .........................................................46
2.4.6. Gói tin kết hợp nội dung (Content Aggregation Packet): ...............................46
2.4.7. Meta-data ........................................................................................................46
2.4.8. Sắp xếp và trình diễn trong SCORM ..............................................................47
2.5. Công cụ phát triển e-Learning .................................................................................49
U


5
2.5.1. Công cụ soạn bài điện tử.................................................................................49
2.5.2. Công cụ mô phỏng/giả lập ..............................................................................50
2.5.3. Công cụ kiểm tra, đánh giá .............................................................................51
2.5.4. Công cụ trình bày multimedia ........................................................................52
2.5.5. Công cụ hội thảo trực tuyến............................................................................53
2.5.6. Công cụ LMS/LCMS......................................................................................54
2.5.7. Công cụ tạo website........................................................................................56
2.5.8. Công cụ Chat ..................................................................................................56
2.5.9. Diễn đàn..........................................................................................................56
Chương 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING THỬ NGHIỆM ............................. 57
3.1. Giải pháp công nghệ ................................................................................................57
3.1.1. Các yêu cầu của hệ thống ...............................................................................57

3.1.2. Lựa chọn giải pháp .........................................................................................59
3.2. Cổng điện tử Liferay Portal .....................................................................................61
3.2.1. Giới thiệu tổng quan .......................................................................................61
3.2.2. Kiến trúc của Liferay ......................................................................................61
3.2.3. Đánh giá Liferay Portal [12]...........................................................................63
3.2.4. So sánh Liferay với một số portal khác ..........................................................64
3.3. Hệ thống e-Learning Sakai ......................................................................................67
3.3.1. Giới thiệu tổng quan .......................................................................................67
3.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................68
3.3.3. Giải pháp công nghệ của Sakai.......................................................................70
3.3.4. Cấu trúc ứng dụng của Sakai ..........................................................................71
3.3.5. Các công cụ và chức năng của hệ thống Sakai ...............................................73
3.3.6. Lựa chọn giải pháp sự dụng Sakai..................................................................75
3.4. Công cụ tạo bài giảng điện tử ReLoad.....................................................................76
3.4.1. Giới thiệu tổng quan .......................................................................................76
3.4.2. Các sản phẩm của Reload ...............................................................................77
3.5. Giải pháp tích hợp Liferay và Sakai ........................................................................82
3.5.1. Portlet..............................................................................................................82
3.5.2. WSRP (Web Services for Remote Portlets) ...................................................83
3.5.3. JSR-168...........................................................................................................84
3.5.4. Giải pháp tích hợp...........................................................................................84
3.6. Xây dựng hệ thống e-Learning thử nghiệm.............................................................85
3.6.1. Xây dựng các chức năng.................................................................................85
3.6.2. Đặc tả chi tiết các chức năng của hệ thống.....................................................87
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 99
4.1. Những kết quả thu được...........................................................................................99
4.2. Định hướng phát triển tiếp theo .............................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 101



6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
ALT

Advanced Learning Technology

CBT/CBL

Computer-Based Training/
Computer-Based Learning

CMS

Content Management System

Collaboration
technology

Collaboration technology

DAO

Data Access Object

Delivery

Delivery

Discussion boards


Discussion boards

Distance education

Distance education

Distance learning

Distance learning

E-learning

Electronic learning

F2F

Face-to-Face

Feedback

Feedback

Hibernate

Hibernate

IEEE

Institute of Electrical and

Electronics Engineers

ILS

Iintegrated Learning System

Internet-based
training
ISO

Internet-based training

J2EE

International Organization for
Standardization
Java to Enterprise Edition

JDBC
Learning objective

Java Database Connectivity
Learning objective

LMS

Learning Management System

M-learning


Mobile Learning

SCORM
Servlet

Sharable Content Object
Reference Model
Servlet

SOA

Service Oriented Architecture

SOAP

Simple Object Access Protocol

Spring

Spring Framework

Virtual classroom

Virtual classroom

Công nghệ học tập nâng cao
Hệ thống sử dụng máy tính hỗ trợ
đào tạo và quản lý
Hệ thống quản trị nội dung
Các phần mềm, môi trường hoặc

dịch vụ hỗ trợ làm việc cộng tác
Đối tượng truy cập dữ liệu
Các phương pháp phân phát nội
dung đến người học
Diễn đàn trên mạng Intenet/Intranet
Đào tạo từ xa
Học từ xa
Đào tạo điện tử
Thuật ngữ mô tả môi trường lớp học
truyền thống
Trao đổi giữa giảng viên hoặc hệ
thống với kết quả của các học viên
Ánh xạ đối tượng quan hệ
Tổ chức phát triển các chuẩn về eLearning
Hệ thống đào tạo tích hợp
Đạo tạo dựa trên Internet
Tổ chức chuẩn hóa quốc tế
Môi trường phát triển Java
Giao diện để kết nối Java với CSDL
Đối tượng học
Hệ thống quản trị học
Học di động
Mô hình chia sẻ nội dung
API của Java Servlet
Kiến trúc dịch vụ hướng đối tượng
Giao thức truy nhập đối tượng
Ứng dụng frameword nguồn mở cho
Java
Lớp học ảo



7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Tóm tắt sự khác biệt giứa chuẩn và đặc tả .....................................................30
Bảng 2-2: Một số chuẩn đóng gói hiện có ......................................................................32
Bảng 2-3: Một số thành phần chính trong chuẩn IEEE 1484.12 ....................................34
Bảng 2-4: Một số công cụ soạn bài điển tử.....................................................................50
Bảng 2-5: Một số công cụ mô phỏng/giả lập ..................................................................51
Bảng 2-6: Một sô công cụ kiểm tra, đánh giá .................................................................52
Bảng 2-7: Một số công cụ trình bày multimedia ............................................................53
Bảng 2-8: Một số công cụ hội thảo trực tuyến................................................................54
Bảng 2-9: Một số LMS/LCMS mã nguồn mở ................................................................55
Bảng 2-10: Một số LMS/LCMS thương mại ..................................................................56
Bảng 3-1: Đánh giá một số portal mã nguồn mở [11] ....................................................66


8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1-1: CD-ROM giáo trình CNTT của cơ quan Đảng .............................................19
Hình 2-1: Kiến trúc của hệ thống e-Learning ................................................................21
Hình 2-2: Các thành phần của hệ thống e-Learning ......................................................23
Hình 2-3: Các thành phần chính của LCMS ..................................................................25
Hình 2-4: Mô hình kết hợp LMS và LCMS...................................................................26
Hình 2-5: Mô hình phát triển nội dung học ...................................................................27
Hình 2-6: Sự phát triển của SCROM [6] .......................................................................37
Hình 2-7: Các ví dụ Asset ..............................................................................................40
Hình 2-8: Đối tượng nội dung chia sẻ (SCO) ................................................................41
Hình 2-9: Mô tả các hoạt động.......................................................................................42

Hình 2-10: Mô tả việc tổ chức nội dung ........................................................................42
Hình 2-11: Mô tả việc tập hợp nội dung ........................................................................43
Hình 2-12: Lược đồ khái niệm gói tin nội dung ............................................................45
Hình 2-13: Cấu trúc bao gói nội dung............................................................................48
Hình 3-1: Mô hình hệ thống e-Learning tại Ban Tuyên giáo Trung ương.....................60
Hình 3-2: Kiến trúc của Liferay.....................................................................................61
Hình 3-3: Biểu đồ đánh giá một số portal mã nguồn mở [11] .......................................67
Hình 3-4: Các thành phần tạo nên dự án Sakai..............................................................68
Hình 3-5: Bản đồ cộng đồng Sakai ................................................................................69
Hình 3-6: Cộng đồng tài nguyên của Sakai ...................................................................70
Hình 3-7: Các thành phần công nghệ của Sakai ............................................................71
Hình 3-8: Kiến trúc 3 tầng của Sakai.............................................................................71
Hình 3-9: Cấu trúc ứng dụng của hệ thống Sakai ..........................................................72
Hình 3-10: Vị trí và hướng phát triển của Sakai theo hướng môi trường cộng tác
và đào tạo ........................................................................................................................76
Hình 3-11: Chương trình Reload Editor ........................................................................78
Hình 3-12: Chương trình SCORM Player......................................................................79
Hình 3-13: Chương trình Learning Design Editor .........................................................80
Hình 3-14: Chương trình Learning Design Player.........................................................82
Hình 3-15: Giải pháp tích hợp giữa Sakai và Liferay ....................................................85
Hình 3-16: Sakai tích hợp trong Cổng thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo
Trung ương......................................................................................................................86
Hình 3-18: Sơ đồ chức năng của hệ thống e-Learning của Ban Tuyên giáo TW ..........87
Hình 3-19: Chức năng quản lý bài tập ...........................................................................89


9

0. MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm

của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham
gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả
chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và
phát triển của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia. e-Learning chính là một
giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Việc học tập không chỉ bó gọn
trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. Có thể nói, eLearning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức.
e-Learning hoặc Electronic Learning là một khái niệm dùng để chỉ việc
học tập được hỗ trợ bởi máy tính (computer-enhanced learning). Trong nhiều
trường hợp, khái niệm này có thể được thay thế bởi khái niệm “Công nghệ
học tập nâng cao” (Advanced Learning Technology - ALT), bao gồm cả công
nghệ và phương pháp đào tạo sử dụng mạng máy tính và các công nghệ đa
phương tiện. Với các ưu điểm vượt trội của mình, e-Learning không chỉ được
áp dụng, phát triển tại các sơ sở đào tạo mà còn được ứng dụng rất mạnh mẽ
tại các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, và đặc biệt hiệu quả đối với các
đơn vị tổ chức có địa bàn hoạt động rộng trên toàn quốc, trên toàn cầu. Hiện
nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế
giới với rất nhiều tổ chức, nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực e-Learning.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng e-Learning đã được triển khai tại nhiều cơ sở
đào tạo, các doanh nghiệp và đã thu được nhiều kết quả, nhưng việc triển khai
e-Learning tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế. Trên thị


10

trường e-Learning hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm được giới thiệu, nhiều
sản phẩm đã khẳng định được chất lượng của mình. Đặc biệt, với sự phát triển
mạnh mẽ của phần mềm mã nguồn mở, nhiều sản phẩm e-Learning mã nguồn
mở đã được phát triển và được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng.
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng e-learning trên mạng diện rộng của cơ quan

Đảng” tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình ứng dụng e-Learning, đặc
biệt đi sâu tìm hiểu về công nghệ, giải pháp, chuẩn/đặc tả liên quan đến eLearning. Từ đó, tiến hành phân tích và đưa ra một mô hình, giải pháp và tiến
hành xây dựng thử nghiệm một hệ thống e-Learning trước mắt phục vụ yêu cầu
đào tạo công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng. Đây sẽ là cơ sở để tiếp tục
ứng dụng e-Learning trong nội dung đặc thù khác của các cơ quan Đảng.
Đề tài được nghiên cứu với sự kết hợp của nhiều phương pháp: thu thập,
phân tích, phân loại và đặc tả dữ liệu; nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài
liệu; phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin theo công nghệ
hướng đối tượng; các kỹ thuật lập trình; phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu đa
phương tiện và phương pháp mô hình hoá trực quan.
Trong quá trình nghiên cứu, một số kết quả bước đầu đã được áp dụng
triển khai tại Ban Khoa giáo Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương)
trong công tác đào tạo công nghệ thông tin cho cán bộ các cơ quan Đảng.
Kết cấu luận văn gồm bốn phần:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về e-Learning và xu thế phát triển, nhu
cầu khả năng áp dụng e-Learning trong Ban Tuyên giáo, các cơ quan Đảng.
Chương 2: Tập trung nghiên cứu về kiến trúc và các công nghệ, chức
năng, thành phần cơ bản của một hệ thống e-Learning, đặc biệt đi sâu vào tìm
hiểu chuẩn e-Learning nổi tiếng là SCORM, đồng giới thiệu một số công cụ,
sản phẩm để xây dựng, phát triển một hệ thống e-Learning.


11

Chương 3: Trên cơ sở các nghiên cứu của Chương 2, chương này sẽ đề
xuất giải pháp xây dựng một hệ thống e-Learning, giới thiệu và đi sâu phân
tích các công cụ được lựa chọn. Tiến hành xây dựng hệ thống e-Learning thử
nghiệm trên mạng diện rộng của Đảng.
Kêt luận: Đánh giá các kết quả của luận văn đồng thời nêu ra các vấn đề
còn tồn tại và những kiến nghị để ứng dụng thành công hệ thống e-Learning.



12

1. Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
VÀ ỨNG DỤNG E-LEARNING TRONG CÁC CƠ QUAN ĐẢNG
1.1. Tổng quan về e-Learning
1.1.1. Định nghĩa e-Learning
Hiện nay, có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning. Có
thể định nghĩa e-Learning là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông vào trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và thỏa mãn nhu cầu đào
tạo. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng các định nghĩa e-Learning đều
có các điểm chung sau:
• Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ

mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
• Có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người

học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, đưa ra nội dung học tập phù hợp
với khả năng và sở thích của từng người và có thể bổ sung rất tốt cho
phương pháp học truyền thống.
1.1.2. Lịch sử phát triển, ứng dụng
Các khái niệm và ứng dụng e-Learning được hình thành và phát triển từ
rất sớm (cuối Thế kỷ XIX). Quá trình phát triển của e-Learning gắn liền với
phát triển của khoa học công nghệ và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố về xã
hội. Mỗi khi có sự xuất hiện của những công nghệ tiên tiến, sự thay đổi trong
phương pháp đào tạo, học tập thì e-Learning lại bước sang một giai đoạn phát
triển mới. Tính tới thời điểm hiện nay, quá trình phát triển của e-Learning có



13

thể chia thành ba giai đoạn gắn liền với các khái niệm “đào tạo từ xa”
(distance learning/training), “ứng dụng máy tính trong đào tạo” (Computerbased Trainning - CBT) và “ứng dụng internet trong đào tạo” (Web-based
Training - WBT).
• “Đào tạo từ xa” được hình thành từ Thế kỷ XIX với việc sử dụng các

phương pháp chuyển phát bưu điện (Prof. Isacc Ptman 1840). Đến
cuối Thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX công nghệ radio đã được đựa vào
ứng dụng. Cho đến nay, các hình thức đào tạo từ xa vẫn tiếp tục phát
triển thông qua hệ thông truyền hình, mạng vệ tinh phủ khắp toàn cầu
và công nghệ mới nhất hỗ trợ đào tạo từ xa chính là e- Learning [6].
• “Ứng dụng máy tính trong đào tạo” (CBT) được gắn liền với sự ra đời

của máy tính. Đến giữa những năm 80 ứng dụng này mới được phát
triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của những thế hệ máy tính hỗ trợ đa
phương tiện. Những bài học có nhiều định dạng thông tin, cách thức
thể hiện được đưa vào đĩa CD-ROM và chuyển tới học viên. Hai
phương pháp học dựa trên máy tính phổ biến nhất là Computer-Aided
Instruction (CAI) và Computer-Based Training (CBT).
• “Ứng dụng Internet trong đào tạo” (WBT): với những đặc điểm quan

trọng như tính năng độc lập môi trường, khả năng phân phát nội dung
rộng rãi, cách thể hiện nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn, có sự
tương tác giảng dạy thời gian thực, Internet đã tạo ra một làn sóng mới
trong e-Learning.
Hiện tại trên thế giới, công nghiệp e-Learning được ước lượng có giá trị
khoảng 38 tỷ EURO. Tại Liên minh Châu Âu (EU) các sảm phẩm e-Learning
chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng số các sản phẩm của thị trường công nghệ

thông tin. Sự phát triển của Internet và các công nghệ đa phương tiện và cơ sở


14

tiềm năng của e-Learning, cộng với nội dung, các công nghệ và dịch vụ được
xác định như là ba nhân tố chìa khóa của công nghiệp e-Learning [40].
1.1.3. Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm chính của e-Learning là tính mềm dẻo, linh hoạt (flexibility), sự
thuận tiện và khả năng có thể học tập ở bất cứ địa điểm nào được kết nối mạng.
Các lớp học điện tử (e-classes) với phương thức không đồng bộ cho phép học
viên có thể thực hiện và hoàn thiện các khóa học trong khả năng phù hợp của
mình. Về chi phí, e-Learning có thể làm giảm chi phí và tiết kiệm thời gian học
tập so với hình thức đào tạo truyền thống (theo [21], chi phí và thời gian có thể
giảm từ 40% đến 60%).
Bên cạnh các ưu điểm, e-Learning vẫn còn các nhược điểm đó là cần có
sự thay đổi về quan niệm và hình thức giảng dạy, tốn nhiều công sức, thời
gian chuyển đổi các dạng tài liệu hiện có sang dạng phù hợp với yêu cầu của
e-Learning, hạn chế giao tiếp tương tác (face to face), khó khăn trong việc
kiểm tra, đánh giá học viên, môi trường học có thể bị phân tán ...
1.1.4. Một số đặc điểm của e-Learning
1.1.4.1. Tính sử dụng lại của đối tượng học (Reusable Learning Object)
Đối tượng học (learning object) được định nghĩa như là:
• “Bất cứ một đối tượng (số hóa hoặc phi số hóa) mà có thể được sử

dụng trong công tác đào tạo” [39]
• “Bất cứ một tài nguyên số hóa có thể được sử dụng và tái sử dụng để

hỗ trợ đào tạo” [18]
• “Các ứng dụng web-based tương tác được thiết kế cho mục đích


đào tạo” [39]


15

• “Các đối tượng số hóa mà có thể được sử dụng, tái sử dụng hoặc được

tham chiếu đến trong các công nghệ hỗ trợ đào tạo” [34]
Theo định nghĩa của CODEX-IP 1 : “Một đối tượng có thể sử dụng lại
(RLO – Reusable Learning Object) là thành phần nhỏ nhất mang thông tin có
ý nghĩa độc lập với các thành phần mang thông tin khác và có liên quan tới
một mục tiêu học tập cụ thể. Bên trong RLO có thể có nhiều kiểu trình bày
khác nhau được sử dụng”. Đối với mọi quá trình thiết kế giảng dạy
(instructional design) kích thước của RLO được chứa trong cơ sở dữ liệu.
Ngay trong một khóa học e-Learning, các RLO có kích thước khác nhau cùng
tồn tại song song.
Tính sử dụng lại của nội dung học tập là việc sử dụng cùng nội dung học
tập ở các nơi khác nhau và/hoặc vào các thời điểm khác nhau. Theo IEEE,
tính sử dụng lại là “khả năng một thành phần hoạt động và tích hợp được bên
ngoài môi trường nó được thiết kế để phục vụ chính ”.
1.1.4.2. Chuẩn (standards)
Các chuẩn e-Learning đóng vai trò rất quan trọng. Không có chuẩn eLearning sẽ không có khả năng trao đổi với nhau và sử dụng lại các đối tượng
học tập. Cũng nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e-Learning sẽ tìm được tiếng
nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp.
1.1.5. Các hình thức ứng dụng e-Learning
e-Learning không thể thay thế hoàn toàn được cách học truyền thống.
Trong thực tế, e-Learning thường được triển khai kết hợp với phương pháp
đào tạo truyền thống, mô hình kết hợp này gọi là Blended Learning Model.


1

Dựa án Research & Development - được tài trợ bởi Uỷ ban châu Âu


16

Các hệ thống e-Learning thường cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, đó là
sự kết hợp của:
• Học trực tuyến và không trực tuyến (Online và offline learning)
• Cung cấp nhiều định dạng bài học khác nhau (điện tử, giấy)
• Học truyền thống và không truyền thống
• Học đồng bộ và không đồng bộ

Trong một hệ thống e-Learning có thể cung cấp các kiểu trao đổi thông
tin khác nhau giữa học viên và giảng viên:
• Trao đổi “Một - Một”: thông qua công cụ trao đổi trực tuyến (Chat), e-

mail, chia sẻ màn hình...
• Trao đổi “Một - Nhiều” và “Nhiều - Một”: thông qua công cụ trao đổi

trực tuyến (Chat), teleconference, web, forum...
• Trao đổi “Nhiều - Nhiều”: thông qua các công cụ: teleconference,

web, forum...
1.2. Ứng dụng e-Learning trong các cơ quan Đảng
1.2.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng
Trong các năm 1998 – 2001, việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách
có thệ thống trong toàn bộ hệ thống các cơ quan Đảng được bắt đầu qua việc
triển khai thực hiện Dự án A96-2000, theo Thông báo số 75-TB/TW ngày 10-61997 về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Trung ương Đảng và

các tỉnh/thành uỷ.
Năm 1999, mạng thông tin diện rộng của Đảng (mạng diện rộng của
Đảng) đã hình thành, tính đến cuối năm 2001, đã kết nối mạng được với


17

16/17 mạng máy tính cục bộ tại các ban và cơ quan trực thuộc và 61/61 mạng
cục bộ của các tỉnh, thành uỷ. Mạng diện rộng của Đảng hoạt động khá ổn
định và tiếp tục được mở rộng. Việc Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 58-CT/TW
ngày 17-10-2000 đánh dấu một mốc quan trọng về sự chỉ đạo của Đảng về
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Tính đến 2001, trên 2.000 cán bộ, chuyên viên ở các ban và đơn vị trực
thuộc Trung ương đã được đào tạo phổ cập về công nghệ thông tin, trong đó
nhiều đồng chí là lãnh đạo cao cấp. Văn phòng các tỉnh uỷ, thành uỷ cũng đã
tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ văn phòng, các ban trực thuộc tỉnh uỷ,
thành uỷ và cán bộ của các quận, huyện, thị uỷ. Trên 400 lượt kỹ sư và
chuyên viên kỹ thuật đã được tập trung tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao kiến
thức. Đặc biệt, việc hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng từ xa về công nghệ thông
tin (thông qua mạng) cũng đang được thử nghiệm cùng với việc xây dựng
Website Đảng Cộng sản Việt Nam [1].
Năm 2002, Ban Bí thư đã ký Quyết định số 47-QĐ/TW, ngày 6-8-2002,
ban hành Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 20012005 (gọi tắt là Đề án 47). Việc triển khai có hiệu quả Đề án 47 đã góp phần
quan trọng vào việc xây dựng hạ tầng công nghệ, đào tạo, nâng cao nhận thức
và kỹ năng của cán bộ Đảng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, bước đầu hình thành một số hệ thống thông
tin và cơ sở dữ liệu dùng chung rất cơ bản của toàn Đảng, góp phần từng
bước đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới lề lối làm việc của các cơ quan
Đảng. Đề án 47 đã được Ban Bí thư khẳng định triển khai có hiệu quả và đạt
được các mục tiêu cơ bản. Ngày 19 tháng 6 năm 2006, Ban Bí thư đã ký

Quyết định số 06-QĐ/TW, ban hành Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ
quan Đảng giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là Đề án 06).


18

Đến nay, tất cả các cơ quan Đảng từ Trung ương đến cấp huyện (một số
tỉnh/thành đến cấp xã) đã có mạng máy tính cục bộ và được kết nối với mạng
diện rộng của Đảng. Mạng thông tin diện rộng của Đảng sử dụng công nghệ
Internet, được kết nối tốc độ cao tới cấp huyện qua dịch vụ MegaWAN của
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Đến cuối tháng 12-2006, đã có trên 32.000 lượt người được đào tạo ; hơn
28,5 nghìn người biết sử dụng mạng và máy tính để làm việc, trong đó tỷ lệ số
cán bộ đã biết sử dụng trên tổng số người thuộc diện phải biết sử dụng ở các
cấp uỷ địa phương (đến cấp huyện) đạt gần 90% ; ở Trung ương đạt xấp xỉ
100%. Trên 20,5 nghìn cán bộ, chuyên viên đã sử dụng mạng máy tính để làm
việc; bình quân trong ngày có hơn 19 nghìn lượt người truy cập các mạng cục
bộ; lượng thông tin trao đổi trên các mạng cục bộ khoảng 25 GB/ngày [3].
Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ mới chỉ tập trung chủ yếu để thực hiện
các chương trình phổ cập kiến thức về công nghệ thông tin và tập huấn các kỹ
năng cơ bản về sử dụng và khai thác mạng máy tính cho các cán bộ, nhân
viên nghiệp vụ của các cơ quan Đảng. Để quản lý, vận hành mạng thông tin
diện rộng và hệ thống thông tin điện tử của Đảng có hiệu quả, giai đoạn 2006
- 2010 vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cán bộ về công
nghệ thông tin.
1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống e-Learning
Nhu cầu xây dựng hệ thống hỗ trợ đào tạo trên mạng trong các cơ quan
Đảng đã được khẳng định và triển khai ngay từ những năm đầu triển khai các
Dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Trong quá trình triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin, Ban Khoa giáo Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo

Trung ương) luôn được giao nhiệm vụ chủ trì và triển khai các Dự án đào tạo


19

công nghệ thông tin cho các cán bộ, từ cán bộ lãnh đạo đến các chuyên viên
của các cơ quan Đảng.
Một số hình thức đào tạo theo kiểu e-Learning đã được triển khai trong
các cơ quan Đảng:
• Năm 2000, Các trang web phục vụ công tác đào tạo đã được xây

dựng trên Website Đảng cộng sản Việt Nam (nay là Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt nam).
• Năm 2004, toàn bộ các giáo trình và một số tài liệu tham khảo về công

nghệ thông tin của các cơ quan Đảng đã được đóng gói trên đĩa CDROM theo công nghệ web (Web-based) và được chuyển đến tất cả các
cơ quan Đảng. Bộ giáo trình này đã phát huy được hiệu quả rất cao.

Hình 1-1: CD-ROM giáo trình CNTT của cơ quan Đảng


20

• Năm 2004 và 2005, Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của cơ quan

Đảng đã tổ chức hai hội nghị tổng kết theo công nghệ “Hội thảo từ xa”
giữa hai địa điểm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của mạng diện rộng của Đảng, việc
xây dựng một hệ thống e-Learning với công nghệ hiện đại trêng mạng diện
rộng của Đảng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Triển khai hệ thống eLearning sẽ đem lại nhiều hiệu quả, giảm thiểu chi phí đào tạo, giảm bớt thời

gian đào tạo tập trung.
Một trong những mục tiêu của Đề án Tin học hóa hoạt động của cơ quan
Đảng giai đoạn 2006-2010 (Đề án 06) là “tạo bước chuyển cơ bản trong lề lối
làm việc trên cơ sở áp dụng thống nhất hệ thống thông tin điều hành tác
nghiệp, sử dụng phổ biến các thông tin, tài liệu điện tử, phát triển các hình
thức làm việc từ xa: hội nghị từ xa, văn phòng điện tử, đào tạo từ xa, giảm
đáng kể giấy tờ, giảm bớt các cuộc họp tập trung và thời gian hội họp, cung
cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin cho lãnh đạo Đảng các cấp” [2].
Hệ thống e-Learning trên mạng diện rộng của Đảng không chỉ hỗ công
tác đào tạo mà còn tạo ra một môi trường cộng tác ứng dụng công nghệ thông
tin. Nội dung đào tạo trước mắt tập trung trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
trong tương lai sẽ bổ sung các nội dung hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ, hỗ trợ công tác phổ biến, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, phổ biến các nội dung cần thiết khác của các cơ quan Đảng...


21

2. Chương 2:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ELEARNING
2.1. Kiến trúc hệ thống e-Learning
2.1.1. Mô hình kiến trúc nền của hệ thống e-Learning

Hình 2-1: Kiến trúc của hệ thống e-Learning

Mô hình kiến trúc trên của hệ thống e-Learning được UK eUniversities
Worldwide [36] đưa ra bao gồm 4 tầng:
1. Tầng 1- Cổng (Portal): Bảo đảm điểm truy cập duy nhất, cho phép
tất cả người dùng truy cập tới các phần liên quan của hệ thống thông
qua một trình duyệt web chuẩn.

2. Tầng 2- Dịch vụ chung (Common services): Bao gồm các dịch vụ
cần thiết mọi người dùng. Các dịch vụ này độc lập với các yêu cầu
của các gói e-Learning. Tầng này có 3 dịch vụ chung chính:
o Quản trị người dùng (User Management): Cung cấp giao diện
nhất quán cho mọi người dùng. Quản lý định danh, nhận dạng,
xác thực, theo dõi hoạt động của người dùng của hệ thống.


22

o Cộng tác (Collaboration): cung cấp liên lạc truyền thông giữa
các người dùng của hệ thống, bao gồm cả kiểu đồng bộ và
không đồng bộ.
o Quản trị sự kiện (Event Management): cung cấp liên lạc, lịch
trình và những chức năng nhắc nhở đối với người dùng.
3. Tầng 3 – Dịch vụ học (Learning services): Đây là tầng đặc trưng
của hệ thống. Các dịch vụ trong tầng này cung cấp các chức năng cơ
bản nhất để xây dựng và trình diễn các tài nguyên e-Learning. Những
dịch vụ học phải có tính mềm dẻo cao trong việc tạo nguồn, đóng gói,
trình diễn các nội dung, đánh giá học viên và trong việc thích ứng hồ
sơ học viên với hệ thống quản lý hành chính của hệ thống. Tầng này
có bốn dịch vụ chính:
o Hệ quản trị đào tạo/học (LMS): là phần mềm quản lý, theo
dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội
dung và giữa học viên và giảng viên.
o Hệ quản trị nội dung học (LCMS): Cung cấp các dịch vụ mềm
dẻo trong việc soạn thảo các bài giảng, xác định vai trò và luồng
công việc thích hợp. Đối tượng quản lý chính của LCMS là các
đối tượng học.
o Đánh giá (Assessmment): Cung cấp các công cụ khác nhau để

đánh giá kết quả, thành tích của các học viên bằng các hình thức
khác nhau.
o Quản lý (Administration): Cung cấp công cụ quản lý của các
công tác đào tạo (quản lý học viên, bài giảng, học phí...)
4. Tầng 4 – Cơ sở dữ liệu (Databases): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.


23

2.1.2. Các thành phần của hệ thống e-Learning
Hệ thống e-Learning thường được tích hợp với cổng điện tử (Portal)
chung của hệ thống. Có khả năng tương tác với các hệ thống khác, do đó các
thành phần của hệ thống e-Learning phụ thuộc vào portal của hệ thống mà nó
được tích hợp vào. Về cơ bản một hệ thống e-Learning gồm các thành phần
chính sau:
• LMS: Hệ thống quản lý đào tạo/học,
• LCMS: Hệ thống quản lý nội dung đào tạo,
• Công cụ tạo nội dung đào tạo (editor/authoring tools)
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
• Các chuẩn/đặc tả e-Learning

Hình 2-2: Các thành phần của hệ thống e-Learning


24

2.1.2.1. LMS
LMS là một thành phần quan trọng của một hệ thống e-Learning. LMS
thường gồm nhiều modun khác nhau thực hiện các công việc quản lý, theo
dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội dung; giữa

học viên và giảng viên; đồng thời hỗ trợ khả năng truy cập từ xa.
Một hệ LMS tốt là hệ có khả năng lập kế hoạch, phân phát và quản lý
các chương trình học dưới bất kỳ khuôn dạng nào. Hệ LMS này có thể tích
hợp dễ dàng với các hệ LCMS khác qua các đặc tả, các chuẩn kỹ thuật và cả
chức năng quản lý nội dung học.
2.1.2.2. LCMS
LCMS là sự phát triển cao hơn của LMS. LCMS là hệ thống dùng để
tạo, lưu trữ, tổng hợp, và phân phối nội dung e-Learning dưới dạng các đối
tượng học. Đặc điểm chính để phân biệt với LMS là LCMS tạo và quản lý các
đối tượng học.
LCMS cung cấp chức năng năng quản lý và sử dụng lại các đối tượng
học. Một LCMS tốt thường cho phép tạo và quản lý các nội dung đào tạo theo
cả hai phướng pháp trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline)
Các thành phần của LCMS bao gồm:
• Ứng dụng tạo nội dung (authoring/editing),
• Cơ sở dữ liệu đối tượng học (learning object repository),
• Giao diện phân phối,
• Các công cụ quản lý học viên.


25

Hình 2-3: Các thành phần chính của LCMS

2.1.2.3. Các công cụ soạn bài giảng
Tùy thuộc vào chức năng do LCMS cung cấp, công việc tạo bài giảng có
thể thực hiện theo hai phương thức online và offline. Các công cụ soạn bài
giảng phải tuân thủ các chuẩn/đặc tả của e-Learning.
2.1.2.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ngoài lưu trữ các thông tin quản lý của hệ

thống còn lưu trữ các nội dung đào tạo. Tùy thuộc vào quy mô của hệ thống,
cần phải xây dựng “kho” lưu giữ các nội dung đào tạo, các nội dung thường
được lưu trợ theo các chuẩn về metadata của IEEE, IMS, và SCORM.
2.1.2.5. Chuẩn/đặc tả
Các chuẩn/đặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ
thống e-Learning. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng và kho chứa bài
giảng sẽ hiểu nhau và tương tác được với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả.
2.1.3. Tích hợp LMS và LCMS
Trên lý thuyết, các hệ LMS và LCMS có chức năng rất khác nhau. Tuy
nhiên, trên thực tế, sự khác nhau đó rất khó nhận ra vì hầu hết các hệ LCMS


26

cũng có chức năng của một hệ LMS. Hầu hết các hệ thống LCMS đều chứa
những chức năng của LMS. Các hệ LCMS và LMS không chỉ tách biệt nhau
mà chúng còn có sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Khi tích hợp, các thông tin từ
hai hệ thống có thể được trao đổi và do vậy kết quả cuối cùng sẽ tốt, đa dạng,
phong phú hơn; có một công cụ quản lý học một cách toàn diện.
Một hệ LMS tốt cung cấp một kiến trúc cho phép lập kế hoạch, phân phát
và quản lý những chương trình học theo bất kỳ khuôn dạng nào. Nó sẽ hỗ trợ hệ
thống quản lý đa nhiệm và tích hợp dễ dàng với các hệ thống LCMS. Với vai trò
là một chất xúc tác trong toàn bộ môi trường học, một hệ LMS có thể tích hợp
các đối tượng học của LCMS thông qua các đặc tả và chuẩn kỹ thuật. Nó cũng
chịu trách nhiệm quản lý nội dung (bao gồm phân phát và theo dõi, lưu trữ, tách
ghép các đối tượng nội dung, tích hợp các nội dung học vào một chương trình
giảng dạy trộn, theo dõi quá trình học của học viên) [6].

Hình 2-4: Mô hình kết hợp LMS và LCMS



×