Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phát triển hệ thống quản lý tài sản tại trường đại học hải dương sử dụng IBM bluemix luận văn ths công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

PHẠM THỊ THANH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG SỬ DỤNG IBM BLUEMIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

PHẠM THỊ THANH

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
TRÊN NỀN IBM BLUEMIX

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Kỹ thuật Phần mềm
Mã số: 60480103

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƢƠNG NINH THUẬN




Hà Nội - 2015


5

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến người thầy PGS.TS. Trương Ninh
Thuận, thầy đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Thầy đã có những hướng mở rất hay và những
định hướng nghiên cứu thiết thực, bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho tôi
nghiên cứu.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trường Đại học Công
nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nộiđã tham gia giảng dạy và chia sẻ những kinh nghiệm
quý báu cho tập thểhọc viên trong khóa nói chung và cá nhân tôi nói riêng. Tôi xin
cảm ơn tới các thầy và các anh chị đã thường xuyên giúp đỡ, trao đổi, góp ý về những
vấn đề khoa học liên quan tới luận văn.
Trên tất cả, tôi xin gửi lời biết ơn tới bố mẹ, gia đình người thân. Bố mẹ đã phải
làm việc vất vả tạo cơ hội và điều kiện thuận nhất giúp tôi toàn tâm toàn ý thực hiện
luận văn và chọn con đường đi của mình.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Thanh


6


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luậnvăn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Thị Thanh


7

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 2
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 3
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 4
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .......................................................................... 7
Danh mục các bảng ....................................................................................................... 8
Danh mục hình vẽ, đồ thị .............................................................................................. 9
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ẢO HÓA ĐÁM MÂY ................ 14
1.1. Tổng quan về điện toán đám mây.................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ............................................................................. 14
1.1.2 Cấu trúc và cách thức hoạt động của điện toán đám mây ........................ 15
1.1.2.1. Cấu trúc của điện toán đám mây ......................................................... 15
1.1.2.2. Cách thức hoạt động của điện toán đám mây...................................... 16
1.1.3. Các mô hình hạ tầng đám mây ................................................................. 17
1.1.4. Sự khác biệt giữa điện toán đám mây và điện toán truyền thống ............ 18
1.1.5. Thách thức của điện toán đám mây .......................................................... 18

1.1.6. Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây ................................................. 19
1.1.6.1.Cơ sở hạ tầng là dịch vụ (IaaS) ............................................................ 19
1.1.6.2. Nền tảng là dịch vụ (PaaS) .................................................................. 21
1.1.6.3. Phần mềm là dịch vụ (SaaS) ............................................................... 21
1.1.7. Ưu và nhược điểm của điện toán đám mây .............................................. 22
1.1.7.1. Ưu điểm ............................................................................................... 22
1.1.7.2. Nhược điểm ......................................................................................... 23
1.1.8. Các nhà cung cấp ..................................................................................... 23
1.1.8.1. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây .................................... 23
1.1.8.2. Các dịch vụ lưu trữ đám mây .............................................................. 24
1.2. Công nghệ ảo hóa máy chủ trong điện toán đám mây .................................. 25
1.2.1. Công nghệ ảo hóa ..................................................................................... 25
1.2.2. Kiến trúc ảo hóa ....................................................................................... 26
1.2.2.1. Kiến trúc Hosted - based ..................................................................... 26
1.2.2.2. Kiến trúc Hypervisor - based .............................................................. 27
1.2.2.3. Kiến trúc Hybrid .................................................................................. 27
CHƢƠNG 2. NỀN TẢNG IBM BLUEMIX .............................................................. 28
2.1. Tổng quan Bluemix ........................................................................................... 28
2.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 28
2.1.2. Tại sao nên triển khai các ứng dụng trên Bluemix? ................................. 29
2.13. Bluemix và các đối tượng sử dụng ............................................................ 30
2.1.4. Khả năng hỗ trợ của Bluemix ................................................................... 30


8

2.2. Kiến trúc Bluemix ............................................................................................. 30
2.2.1. Bluemix Public .......................................................................................... 31
2.2.2. Bluemix Dedicated .................................................................................... 32
2.3. Bluemix làm việc nhƣ thế nào? ........................................................................ 33

2.4. Khả năng đàn hồi của Bluemix ........................................................................ 35
2.5. Các thành phần trên màn hình làm việc của IBM Bluemix ......................... 35
2.5.1. Đăng ký tài khoản Free trên IBM Bluemix .............................................. 35
2.5.2. Màn hình làm việc IBM Bluemix .............................................................. 36
2.5.2.1. Thẻ Drashboad .................................................................................... 36
2.5.2.2. Các dịch vụ do Bluemix cung cấp ....................................................... 37
2.5.2.3. Một số thành phần khác....................................................................... 38
2.6. Cơ chế bảo mật của Bluemix Platform ........................................................... 40
2.6.1. Cơ chế bảo mật ......................................................................................... 40
2.6.2. Tiêu chuẩn công nghệ thông tin IBM ....................................................... 41
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TÀI SẢN .............................. 42
TRÊN NỀN IBM BLUEMIX ..................................................................................... 42
3.1. Bài toán quản lý tài sản tại trƣờng Đại học Hải Dƣơng ................................ 42
3.1.1. Đặc tả nghiệp vụ ....................................................................................... 42
3.1.2. Các đặc tả kỹ thuật bổ sung ..................................................................... 42
3.2. Yêu cầu chức năng của hệ thống ..................................................................... 43
3.3. Phân tích, thiết kế hệ thống .............................................................................. 45
3.3.1. Biểu đồ Use Case ...................................................................................... 45
3.3.2. Mô tả các chức năng ................................................................................ 48
3.3.2.1. Chức năng “Đăng nhập”...................................................................... 48
3.3.2.2. Chức năng “Quản lý người dùng” ....................................................... 49
3.3.2.3. Chức năng“Quản lý danh mục tài sản” ............................................... 50
3.3.3. Biểu đồ tuần tự ......................................................................................... 53
3.3.3.1. Chức năng “Đăng nhập” ...................................................................... 53
3.3.3.2. Chức năng “Quản lý người dùng” ....................................................... 54
3.3.3.3. Chức năng “Quản lý danh mục tài sản” .............................................. 55
3.3.4. Biểu đồ lớp ................................................................................................ 56
3.3.4.1. Mô tả chi tiết các lớp ........................................................................... 56
3.3.4.2. Mối quan hệ giữa các lớp .................................................................... 60
3.4. Ứng dụng quản lý tài sản .................................................................................. 61

3.4.1. Triển khai ứng dụng trên IBM Bluemix .................................................... 61
3.4.2. Kết quả ứng dụng ..................................................................................... 62
3.5. Đánh giá ............................................................................................................. 64


9

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24

Từ viết tắt
API
CF
CIO
CNTT
CSDL
CTO
DM
ĐTĐM
GB
HTTP
IaaS
IP
IPS
LDAP
PaaS
PC
REST
SaaS
SIEM
SIEM
UC
VLAN
VM
VPN


Ý nghĩa
Application Programming Interface
Cloud Foundry
Chief Infomation Officer
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Chief Technology Officer
Danh mục
Điện toán đám mây
Giga Byte
Hyper Text Transfer Protocol
Infrastructure as a Service
Internet Protocol
Intrusion Prevention System
Lightweight Directory Access Protocol
Platform as a Service
Personal Computer
Representational State Transfer
Software as a Service
Security Information And Event Management
Security Information And Event Management
Use Case
Virtual Local Area Network
Vitual Machine
Virtual Private Network


10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng mô tả các dịch vụ ................................................................................. 38
Bảng 2.2. Danh sách các phân vùng của Bluemix ........................................................ 39
Bảng 3.1. Danh mục nhóm, loại tài sản ......................................................................... 56
Bảng 3.2. Danh mục đơn vị ........................................................................................... 57
Bảng 3.3. Danh mục nguồn vốn .................................................................................... 58
Bảng 3.4. Danh mục phương thức hình thành tài sản ................................................... 58
Bảng 3.5. Danh mục thông số tài sản ............................................................................ 58
Bảng 3.6. Danh mục thành phần tài sản ........................................................................ 59
Bảng 3.7. Danh mục dự án tài sản ................................................................................. 59
Bảng 3.8. Danh mục tài sản ........................................................................................... 60


11

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1.Hình ảnh ẩn dụ về điện toán đám mây ...........................................................14
Hình 1.2.Lớp Back end và Front end trong mô hình điện toán đám mây .....................16
Hình 1.3. Mô hình đám mây lai .....................................................................................18
Hình 1.4. Những mô hình dịch vụ của điện toán đám mây ...........................................19
Hình 1.5. Mối quan hệ giữa các máy ảo, trình siêu giám sát và máy tính ....................20
Hình 1.6. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây ..............................................24
Hình 1.7. Mô hình dịch vụ Dropbox .............................................................................25
Hình 1.8. Kiến trúc ảo hóa Hosted-based ......................................................................26
Hình 1.9. Kiến trúc ảo hóa Bare-Metal .........................................................................27
Hình 1.10. Kiến trúc ảo hóa Hybrid .............................................................................. 28
Hình 2.1. Kiến trúc Bluemix .........................................................................................32
Hình 2.2. Dedicated Bluemix ........................................................................................33
Hình 2.3. Thiết kế của máy ảo .......................................................................................34
Hình 2.4. Thẻ Drashboad...............................................................................................36
Hình 2.5. Runtimes ........................................................................................................ 38

Hình 3.1. Biểu đồ UC các tác nhân và mối quan hệ giữa chúng ...................................46
Hình 3.2. Biểu đồ UC theo hướng chức năng của Nhân viên văn phòng .....................46
Hình 3.3. Biểu đồ UC theo hướng chức năng của Nhân viên nghiệp vụ ......................47
Hình 3.4. Biểu đồ Use Case chức năng “Quản lý danh mục người dùng” ...................49
Hình 3.5. Biểu đồ Use Case phân rã chức năng “Quản lý danh mục tài sản” ...............51
Hình 3.6. Biểu đồ tuần tự UC Đăng nhập .....................................................................54
Hình 3.7. Biểu đồ tuần tự UC Thêm người dùng ..........................................................54
Hình 3.8. Biểu đồ tuần tự UC Sửa thông tin người dùng ..............................................54
Hình 3.9.Biểu đồ tuần tự UC Xóa người dùng ..............................................................55
Hình 3.10. Biểu đồ tuần tự UC Thêm mới tài sản .........................................................55
Hình 3.11. Biểu đồ tuần tự UC Sửa thông tin tài sản ....................................................55
Hình 3.12. Biểu đồ tuần tự UC Xóa tài sản ...................................................................56
Hình 3.13. Biểu đồ chi tiết lớp ......................................................................................61
Hình 3.14. Ứng dụng quản lý tài sản trên giao diện Bluemix .......................................62
Hình 3.15. Màn hình đăng nhập hệ thống .....................................................................63
Hình 3.16. Màn hình cập nhật danh mục nhóm tài sản .................................................63
Hình 3.17. Màn hình cập nhật danh mục tài sản ...........................................................64
Hình 3.18. Màn hình lập phiếu kiểm kê tài sản .............................................................64


12

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Điện toán đám mây (cloud computing) có lẽ là thuật ngữ “thời sự” nhất trong
giới công nghệ thông tin trên thế giới hiện nay và được Gartner xếp đầu bảng trong các
công nghệ chiến lược từ năm 2010. Điện toán đám mây hứa hẹn sẽ mang đến một cuộc
cách mạng về công nghệ và kinh doanh bằng cách hỗ trợ các dịch vụ có sẵn qua
Internet.
Bluemix là giải pháp điện toán đám mây mới nhất của IBM (PaaS của IBM).

Đây là nền tảng được xây dựng dựa trên chuẩn mở, chạy trên đám mây với mục tiêu
giúp nhà phát triển phần mềm xậy dựng, quản lý, triển khai và chạy các ứng dụng
trong thời gian ngắn nhất.
Trường Đại học Hải Dương là một trường đại học duy nhất trực thuộc tỉnh Hải
Dương. Để đáp ứng yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, bên cạnh việc tăng cường về số lượng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,
trường Đại học Hải Dương đã từng bước đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các đơn vị. Khối lượng tài sản trong trường ngày càng nhiều, việc quản lý sử dụng
đã có nề nếp, tài sản được đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, được đưa vào sử dụng
ngay và có hiệu quả thiết thực trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên, để triển khai bài toán quản lý tài sản thì các nhà quản lý cần phải lên kế hoạch,
hoạch định ngân sách, mua sắm thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng mạng, …Nếu tất cả mọi
thứ như dữ liệu, phần mềm, tính toán, …được đưa lên trên mạng Internet, khi đó
chúng ta sẽ không còn thấy các máy chủ đặt trong các phòng server và thay vào đó là
các server sẽ được ảo hóa và được cung cấp như là các dịch vụ trên Internet. Sự ra đời
của điện toán đám mây, đặc biệt là sự ra đời của Bluemix là tiền đề để Nhà trường xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác quản lý tài sản tại trường
Đại học Hải Dương. Vì vậy luận văn lựa chọn đề tài “Phát triển ứng dụng quản lý tài
sản trên nền IBM Bluemix”.
2. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về điện toán đám mây, tìm hiểu
một số đặc điểm chung nhất của điện toán đám mây, cấu trúc và cách thức hoạt động
của điện toán đám mây, các mô hình hạ tầng trên điện toán đám mây, so sánh sự khác
biệt giữa điện toán đám mây và điện toán truyền thống, các mô hình làm việc trên điện
toán đám mây, ưu và nhược điểm của điện toán đám mây; nghiên cứu lý thuyết về
công nghệ ảo hóa đám mây, các kiến trúc ảo hóa.
Luận văn tập chung tìm hiểu hiểu về nền tảng IBM Bluemix, kiến trúc Bluemix,
các thành phần trên giao diện làm việc của Bluemix, cơ chế bảo mật của Bluemix, các
tiêu chuẩn về công nghệ thông tin của Bluemix do IBM đề xuất và tích hợp.
Dựa trên nền IBM Bluemix, dựa trên việc tìm hiểu các nghiệp vụ về quản lý tài

sản tại trường Đại học Hải Dương, nghiên cứu các chức năng cần thiết của một hệ


13

thống quản lý tài sản, phân tích, thiết kế các ca sử dụng, xây dựng các biểu đồ tuần tự
cho các ca sử dụng trong mô hình quản lý tài sản, thiết kế các các lớp dữ liệu của bài
toán quản lý tài sản; cài đặt thành công cơ sở dữ liệu, ứng dụng quản lý tài sản trên nền
tảng IBM Bluemix.
Với việc phát triển và cài đặt thực nghiệm hệ thống quản lý tài sản trên nền
IBM Bluemix, ứng dụng đã tận dụng tối đa tài nguyên có sẵn trên Internet, giảm thiểu
chi phí, nguồn lực, nhân lực cho xây dựng, phát triển, bảo trì ứng dụng quản lý tài sản.
Luận văn được thiết kế bao gồm 3 chương
Chƣơng 1: Tổng quan về công nghệ ảo hóa đám mây
Chương này giới thiệu tổng quan về công nghệ điện toán đám mây: các khái
niệm, cách thức hoạt động, cấu trúc, mô hình dịch vụ, vai trò và lợi ích khi sử dụng mô
hình điện toán đám mây; công nghệ ảo hóa máy chủ trên điện toán đám mây.
Chƣơng 2: Nền tảng IBM Bluemix
Chương này tìm hiểu tổng quan về Bluemix, lợi ích, kiến trúc, các thành phần,
các dịch vụ và cơ chế bảo mật trên Bluemix.
Chƣơng 3: Xây dựng ứng dụng quản lý tài sản trên nền IBM Bluemix
Chương này sẽ cài đặt thực nghiệm, cụ thể: cài đặt ứng dụng quản lý tài sản trên
nền Bluemix, rút ra kết luận và đánh giá về đề tài.


14

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ẢO HÓA ĐÁM MÂY
1.1. Tổng quan về điện toán đám mây
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

Một câu hỏi luôn được đặt ra là làm thế nào có thể tăng năng lực tính toán và
khả năng lưu trữ dữ liệu lên hàng nghìn lần so với chỉ dùng phần cứng tại chỗ? Câu
hỏi đã từng làm đau đầu các nhà phát triển hệ thống, với sự ra đời của mạng Internet
vấn đề đã được giải quyết bằng sự xuất hiện của điện toán đám mây (xem hình 1.1).
Có rất nhiều quan điểm về điện toán đám mây, nhưng có thể hiểu một cách đơn
giản điện toán đám mây là các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ
nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn
phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần [7]. Với các dịch
vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí
hàng nghìn máy tính cũng như các phần mềm đi kèm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất
bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Khi đó, con người có thể
truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong đám mây tại bất kỳ thời điểm nào và
từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet.

Hình 1.1.Hình ảnh ẩn dụ về điện toán đám mây
Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang web),
chúng ta phải đi mua (hoặc thuê) một hay nhiều máy chủ, sau đó đặt máy chủ tại các
trung tâm dữ liệu thì nay điện toán đám mây cho phép chúng ta giản lược quá trình
mua (hoặc thuê) mà chúng ta chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động
gom nhặt các tài nguyên rỗi để sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết cho ứng dụng.
Các đặc điểm của điện toán đám mây [1,3,7]:


15

- Tính tự phục vụ theo yêu cầu: Đặc tính kỹ thuật của điện toán đám mây cho
phép khách hàng thiết lập các yêu cầu về nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ
thống như: thời gian sử dụng máy chủ, dung lượng lưu trữ, cũng như là khả năng đáp
ứng các tương tác lớn của hệ thống ra bên ngoài.
- Có khả năng truy cập diện rộng: Điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ

chạy trên môi trường Internet do vậy khách hàng chỉ cần kết nối được với Internet là
có thể sử dụng được dịch vụ. Các thiết bị truy xuất thông tin không yêu cầu cấu hình
cao như : Mobile phone, Laptop và PDAs…
- Tài nguyên tập trung: Tài nguyên của nhà cung cấp dịch vụ được dùng chung,
phục vụ cho nhiều người dùng dựa trên mô hình “multi-tenant”. Mô hình này cho phép
tài nguyên phần cứng và tài nguyên ảo hóa sẽ được cấp phát động dựa vào nhu cầu của
người dùng. Khi nhu cầu người dùng giảm xuống hoặc tăng nên thì tài nguyên sẽ được
trưng dụng để phục vụ yêu cầu. Người sử dụng không cần quan tâm tới việc điều
khiển hoặc không cần phải biết chính xác vị trí của các tài nguyên sẽ được cung cấp.
Tài nguyên sẽ được cung cấp bao gồm: tài nguyên lưu trữ, xử lý, bộ nhớ, băng thông
mạng và máy ảo.
- Có tính mềm dẻo: Khả năng này cho phép tự động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ
thống tùy theo nhu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng. Khi nhu cầu tăng,
hệ thống sẽ tự động mở rộng bằng cách thêm tài nguyên vào. Khi nhu cầu giảm, hệ
thống sẽ tự động giảm bớt tài nguyên. Khả năng co giãn giúp cho nhà cung cấp sử
dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng triệt để tài nguyên dư thừa, phục vụ được nhiều
khách hàng. Đối với người sử dụng dịch vụ, khả năng co giãn giúp họ giảm chi phí do
họ chỉ trả phí cho những tài nguyên thực sự dùng.
- Tính kiểm soát được của dịch vụ: Nhiều dịch vụ điện toán đám mây sử dụng
mô hình điện toán theo nhu cầu, một số khác lại dựa vào thuê bao chi phí sử dụng.
Điện toán đám mây cho phép giới hạn dung lượng lưu trữ, băng thông, tài nguyên máy
tính và số lượng người dùng kích hoạt theo tháng.
1.1.2 Cấu trúc và cách thức hoạt động của điện toán đám mây
1.1.2.1. Cấu trúc của điện toán đám mây
Về cơ bản, điện toán đám mây được chia ra làm năm lớp riêng biệt, có tác động
qua lại lẫn nhau [6]:
- Client (lớp khách hàng): Lớp khách hàng của điện toán đám mây bao gồm
phần cứng và phần mềm, dựa vào đó khách hàng có thể truy cập và sử dụng các ứng
dụng hoặc các dịch vụ được “đám mây” cung cấp.
- Application (lớp ứng dụng): Lớp ứng dụng của điện toán đám mây làm nhiệm

vụ phân phối phần mềm như một dịch vụ thông qua Internet, người dùng không cần
phải cài đặt và chạy các ứng dụng đó trên máy tính của mình, các ứng dụng dễ dàng
được chỉnh sửa và người dùng cũng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ.


16

Các hoạt động được quản lý tại trung tâm của đám mây chứ không nằm ở phía
khách hàng (lớp client), cho phép khách hàng truy cập các ứng dụng từ xa thông qua
website. Lức này, khách hàng không còn cần thực hiện các tính năng như cập nhật
phiên bản mới, bản vá lỗi, download phiên bản mới… bởi chúng sẽ được thực hiện từ
các đám mây.
- Infrastructure (lớp cơ sở hạ tầng): Cung cấp hạ tầng máy tính, tiêu biểu là môi
trường ảo hóa. Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần mềm, trung
tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ tài nguyên để sử
dụng mà chi phí được giảm thiểu, thậm chí là miễn phí. Đây là một bước tiến hóa của
mô hình máy chủ ảo (Vitual Private Server).
- Platform (lớp nền tảng): Cung cấp nền tảng cho điện toán và các giải pháp của
dịch vụ, chi phối đến cấu trúc hạ tầng của đám mây và điểm tựa cho lớp ứng dụng, cho
phép các ứng dụng chạy trên nền tảng đó. Nó giảm nhẹ sự tốn kém khi triển khai các
ứng dụng do người dùng không phải trang bị cơ sở hạ tầng (phần cứng và phần mềm)
của riêng mình.
- Server (lớp máy chủ): gồm các sản phẩm phần cứng và phần mềm máy tính,
được thiết kế và xây dựng đặc biệt để cung cấp dịch vụ của đám mây. Các server phải
được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng của số lượng
đông đảo các người dùng và các nhu cầu ngày càng cao của họ.
1.1.2.2. Cách thức hoạt động của điện toán đám mây
Để hiểu cách thức hoạt động của đám mây, tưởng tượng rằng đám mây bao
gồm hai lớp: lớp front - end và lớp back - end (xem hình 1.2).
Lớp Front - end: là lớp người dùng, cho phép người dùng sử dụng và thực hiện

thông qua giao diện người dùng. Khi người dùng sử dụng các giao diện trực tuyến, họ
sẽ phải sử dụng thông qua giao diện từ lớp front - end, và các phần mềm chạy trên lớp
back - end nằm ở đám mây.
Lớp back - end: bao gồm cấu trúc phần cứng và phần mềm để thực hiện cung
cấp giao diện cho lớp front - end và được người dùng tác động thông qua giao diện đó.

Hình 1.2. Lớp Back end và Front end trong mô hình điện toán đám mây


17

1.1.3. Các mô hình hạ tầng đám mây
a. Đám mây công cộng (public cloud): Các tài nguyên được cung cấp trên
Internet bằng cách sử dụng các ứng dụng web từ một nhà cung cấp bên thứ ba và tính
cước trên cơ sở tính toán việc sử dụng. Đối tượng quản lý là nhà cung cấp dịch vụ.
Ưu điểm:
- Phục vụ được nhiều người dùng hơn, không bị giới hạn bởi không gian và thời
gian;
- Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân công cho doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp, không có toàn quyền quản lý;
- Gặp khó khăn trong việc lưu trữ các văn bản, thông tin nội bộ.
b. Đám mây dùng riêng (private cloud): Tồn tại bên trong tường lửa của doanh
nghiệp và do người sử doanh nghiệp quản lý. Chúng là các dịch vụ đám mây do doanh
nghiệp tạo ra và kiểm soát trong phạm vi sử dụng của mình. Các đám mây riêng cũng
cung cấp nhiều lợi ích tương tự như các đám mây công cộng, sự khác biệt chủ yếu là
doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì đám mây đó.
Ưu điểm: Chủ động sử dụng, nâng cấp, quản lý, giảm chi phí, bảo mật tốt, …
Nhược điểm:
- Khó khăn về công nghệ khi triển khai và chi phí xây dựng, duy trì hệ thống;

- Chỉ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, người dùng ở ngoài không thể sử
dụng.
c. Đám mây lai (hybrid cloud): Là sự kết hợp của đám mây công cộng và đám
mây dùng riêng khi sử dụng các dịch vụ có trong cả hai vùng công cộng và vùng riêng
tư (xem hình 1.3) [10]. Các trách nhiệm quản lý được phân chia giữa các nhà cung cấp
dịch vụ đám mây công cộng và chính người sử dụng. Khi sử dụng một đám mây lai,
người sử dụng có thể xác định mục tiêu và các yêu cầu của các dịch vụ được tạo từ sự
lựa chọn thích hợp nhất [8].
Đối tượng sử dụng: Doanh nghiệp và nhà cung cấp quản lý theo sự thỏa thuận.
Người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của
doanh nghiệp.
Ưu điểm: Doanh nghiệp 1 lúc có thể sử dụng được nhiều dịch vụ mà không bị
giới hạn.
Nhược điểm: Khó khăn trong việc triển khai và quản lý, tốn nhiều chi phí.


18

Hình 1.3. Mô hình đám mây lai
1.1.4. Sự khác biệt giữa điện toán đám mây và điện toán truyền thống
Trong mô hình điện toán truyền thống, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây dựng
riêng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động thông tin
đặc thù của mình. Với mô hình này, mọi thông tin sẽ được lưu trữ, xử lý nội bộ và họ
sẽ trả tiền để triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng đó (mua thiết bị phần cứng, phần mềm
chuyên dụng, trả lương cho bộ phận điều hành ...). Khác với mô hình điện toán truyền
thống, điện toán đám mây lưu trữ và xử lý toàn bộ thông tin trong đám mây Internet.
Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như chi phí triển khai trong đám mây sẽ
do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và duy trì. Do đó, thay vì phải đầu tư từ đầu rất
nhiều tiền cho chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, các cá nhân, doanh nghiệp trong
quá trình hoạt động sẽ chỉ phải trả số tiền vừa đủ theo nhu cầu sử dụng của mình.

Như vậy, mô hình điện toán đám mây có rất nhiều lợi ích như: sử dụng hợp lý
nguồn vốn, điều hòa chi tiêu tính toán theo thực tế sử dụng, luôn hưởng năng suất tính
toán theo cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, tận dụng được sức mạnh của Internet và
các siêu máy tính, giảm cơ bản trách nhiệm quản lý hệ thống CNTT nội bộ.
1.1.5. Thách thức của điện toán đám mây
Do điện toán đám mây được cấu thành từ nhiều thành phần khác nhau: máy
chủ, lưu trữ, mạng được ảo hóa, các thành phần quản lý - Cloud Management, nên vấn
đề bảo mật trên điện toán đám mây là một thách thức lớn. Thành phần này sẽ quản lý
tất cả các tài nguyên được ảo hóa và tạo ra các máy chủ ảo với hệ điều hành, ứng dụng
phù hợp để cung cấp cho khách hàng. Như vậy, điện toán mây là một mô hình lego với
rất nhiều miếng ghép công nghệ tạo thành. Mỗi một miếng ghép lại tồn tại trong nó
những vấn đề bảo mật và vô hình chung, điện toán đám mây khi giải bài toán bảo mật
tất yếu phải giải quyết các vấn đề của những miếng ghép trên.
Một đánh giá khác từ Gartner về bảo mật trong điện toán mây năm 2009, có ba
nhóm tính chất về bảo mật mà khách hàng sử dụng điện toán mây đòi hỏi nhà cung cấp
dịch vụ giải đáp thỏa đáng [3]:
- Tính tin cậy (Confidentiality): Dữ liệu của khách hàng được bảo vệ như thế
nào? Ngoài khách hàng, dữ liệu đó có thể bị xem trộm bởi chính nhà cung cấp hay


19

những khách hàng khác không? Các nhà cung cấp có đạt các chứng nhận của các tổ
chức thứ ba đánh giá về bảo mật hay không?
- Tính sẵn sàng (Availability): Ứng dụng cung cấp trên đám mây luôn sẵn sàng
hay không? Nếu xảy ra sự cố, thời gian khôi phục dịch vụ mất bao nhiêu thời gian?
Nhà cung cấp dịch vụ có đủ tài chính để cung cấp lâu dài cho khách hàng? Chế độ bảo
hiểm dữ liệu ra sao nếu nhà cung cấp ngừng dịch vụ vì lý do tài chính?
- Tính an ninh (Security): Ngoài các vấn đề, để phòng chống tấn công, nhà cung
cấp dịch vụ có minh bạch cung cấp hiện trạng phục vụ điều tra và thông tin đến các

khách hàng không?
Đi sâu vào công nghệ, để giải quyết các vấn đề trên, nhà cung cấp dịch vụ điện
toán mây phải xây dựng một chiến lược bảo mật qua nhiều lớp với nhiều công nghệ
khác nhau đi từ hạ tầng - phần cứng - phần mềm - ứng dụng - tính pháp lý… Các
thành phần bảo mật này đảm bảo vận hành một cách đồng bộ với nhau, đem đến một
hành lang bảo vệ cho ứng dụng và dữ liệu nhưng đồng thời không đem đến sự phức
tạp, khó khăn cho hoat động sử dụng của khách hàng.
1.1.6. Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây

Ghi chú:

Người dùng (client) quản lý
Nhà cung cấp dịch vụ quản lý
Hình 1.4. Các mô hình dịch vụ của điện toán đám mây
1.1.6.1.Cơ sở hạ tầng là dịch vụ (IaaS)
IaaS (Infrastructure as a Service) cung cấp cho người dùng hạ tầng thô (thường
dưới hình thức các máy ảo) như một dịch vụ. Người dùng có thể triển khai và chạy
phần mềm trên các máy ảo như trên một máy chủ thực hay có thể đưa dữ liệu cá nhân
lên đám mây và lưu trữ. Người dùng không có quyền kiểm soát hạ tầng thực bên trong


20

đám mây tuy nhiên họ có toàn quyền quản lý và sử dụng tài nguyên mà họ được cung
cấp cũng như yêu cầu mở rộng lượng tài nguyên họ được phép sử dụng [8-13,15].
Các đặc trưng tiêu biểu:
- Cung cấp tài nguyên như là dịch vụ: cung cấp máy chủ, thiết bị mạng, bộ nhớ,
CPU, không gian đĩa cứng, trang thiết bị trung tâm dữ liệu;
- Khả năng mở rộng linh hoạt;
- Chi phí thay đổi tùy theo thực tế;

- Nhiều người thuê có thể cùng dùng chung trên một tài nguyên;
- Cấp độ doanh nghiệp: đem lại lợi ích cho công ty bởi luôn có một nguồn tài
nguyên tính toán tổng hợp.
Ví dụ: Amazon EC2/S3, Elastra (Beta 2.0 2/2009), Nirvanix, AppNexus
IaaS dễ dàng nhận ra, bởi vì nó thường là độc lập với nền tảng. IaaS bao gồm sự
kết hợp của các tài nguyên phần cứng và phần mềm. Phần mềm IaaS là mã mức thấp
chạy độc lập với hệ điều hành - được gọi là trình siêu giám sát - và chịu trách nhiệm
kiểm kê tài nguyên phần cứng và phân phối tài nguyên theo yêu cầu (xem hình 1.6)
[1]. Quá trình này được gọi là phân nhóm tài nguyên. Phân nhóm tài nguyên bằng
trình siêu giám sát làm cho có thể ảo hóa, và ảo hóa làm tăng khả năng điện toán nhiều
bên thuê - một khái niệm để chỉ một cơ sở hạ tầng được chia sẻ bởi một vài tổ chức có
các mối quan tâm giống nhau về các yêu cầu an toàn và tuân thủ quy định về dữ liệu
[1].

Hình 1.5. Mối quan hệ giữa các máy ảo, trình siêu giám sát và máy tính
Với IaaS, chúng ta có khả năng xử lý dự phòng, lưu trữ, làm việc với mạng, và
các tài nguyên điện toán khác, ở đây chúng ta có thể triển khai và chạy phần mềm (hệ
điều hành và các ứng dụng) tùy ý.


21

Các nhà cung cấp IaaS bao gồm: Amazon CloudFormation, Amazon EC2,
Windows Azure Virtual Machines, DynDNS, Google Compute Engine, HP Cloud,
iland, Joyent, Rackspace Cloud, ReadySpace Cloud Services, Terremark và NaviSite.
1.1.6.2. Nền tảng là dịch vụ (PaaS)
PaaS (Platform as a Service): Mô hình PaaS cung cấp cách thức cho phát triển
ứng dụng trên một nền tảng trừu tượng. Nó hỗ trợ việc triển khai ứng dụng mà không
quan tâm đến chi phí hay sự phức tạp của việc trang bị và quản lý các lớp phần cứng
và phần mềm bên dưới, cung cấp tất cả các tính năng cần thiết để hỗ trợ việc xây dựng

và cung cấp một ứng dụng và dịch vụ web sẵn sàng trên Internet mà không cần bất kì
thao tác tải hay cài đặt phần mềm cho những người phát triển, quản lý tin học, hay
người dùng cuối. PaaS cho phép các nhà phát triển ứng dụng có thể tạo ra các ứng
dụng một cách nhanh chóng, các rắc rối trong việc thiết lập máy chủ, cơ sở dữ liệu đã
được nhà cung cấp PaaS giải quyết [8-13,15].
Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép người dùng phát triển các
phần mềm phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng dịch vụ trên nền tảng đám mây
đó. Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp giữa, các ứng
dụng máy chủ, các công cụ lập trình nhất định để xây dựng dịch vụ. Dịch vụ PaaS
cũng có thể được xây dựng riêng và cung cấp cho người sử dụng thông qua một API
(giao diện lập trình ứng dụng) riêng, người sử dụng xây dựng ứng dụng và tương tác
với hạ tầng điện toán đám mây thông qua API đó. Ở mức PaaS, người sử dụng không
quản lý nền tảng đám mây hay các tài nguyên lớp như hệ điều hành, lưu trữ ở lớp
dưới. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là các nhà phát triển ứng dụng.
Các đặc trưng tiêu biểu:
- Phục vụ cho việc phát triển, kiểm thử, triển khai và vận hành ứng dụng giống
như là môi trường phát triển tích hợp;
- Cung cấp các công cụ khởi tạo với giao diện trên nền web;
- Kiến trúc đồng nhất;
- Tích hợp dịch vụ web và cơ sở dữ liệu;
- Hỗ trợ cộng tác nhóm phát triển;
- Cung cấp các công cụ hỗ trợ tiện tích khác.
Ví dụ: IBM Bluemix, AWS Elastic Beanstalk, Cloud Foundry, Heroku,
Force.com, Google App Engine, Windows Azure Compute and OrangeScape, Cloud
Foundry, Heroku, Force.com, EngineYard, Mendix, Google App Engine, Windows
Azure Compute và OrangeScape.
1.1.6.3. Phần mềm là dịch vụ (SaaS)
SaaS (Software as a Service) là một mô hình triển khai ứng dụng mà ở đó nhà
cung cấp cho phép người dùng sử dụng dịch vụ theo yêu cầu. Những nhà cung cấp
SaaS có thể lưu trữ ứng dụng trên máy chủ của họ hoặc tải ứng dụng xuống thiết bị

khách hàng, vô hiệu hóa nó sau khi kết thúc thời hạn. Các chức năng theo yêu cầu có


22

thể được kiểm soát bên trong để chia sẻ bản quyền của một nhà cung cấp ứng dụng
bên thứ ba.
Dịch vụ SaaS cung cấp các ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu
cho nhiều người sử dụng chỉ với một phiên bản cài đặt. Người sử dụng lựa chọn ứng
dụng phù hợp với nhu cầu và sử dụng mà không cần quan tâm đến tài nguyên tính toán
[8-12].
Các đặc trưng tiêu biểu:
- Phần mềm sẵn có đòi hỏi việc truy xuất, quản lý qua mạng;
- Quản lý các hoạt dộng từ một vị trí tập trung hơn là tại mỗi nơi của khách
hàng, cho phép khác hàng truy xuất từ xa thông qua web;
- Cung cấp ứng dụng thông thường gần gũi với mô hình ánh xạ từ một đến
nhiềubao gồm cả các đặc trưng kiến trúc, giá cả và quản lý;
- Những tính năng tập trung nâng cấp, giải phóng người dùng khỏi việc tải các
bản vá lỗi và cập nhật;
- Thường xuyên tích hợp những phần mềm giao tiếp trên mạng diện rộng.
Ví dụ: Dịch vụ email hay các ứng dụng Google Docs, Google Calendar của
Google,…
1.1.7. Ưu và nhược điểm của điện toán đám mây
1.1.7.1. Ưu điểm
Có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau [3]:
- Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Các tài nguyên được cấp phát cho
người dùng đúng như những gì người dùng muốn một cách tức thời bằng cách huy
động tài nguyên rỗi hiện có trên Internet; người dùng có thể tùy ý lựa chọn các dịch vụ
phù hợp với nhu cầu của mình, cũng như cũng có thể bỏ bớt các thành phần mà mình
không mong muốn.

- Giảm chi phí: Người dùng sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt
và bảo trì tài nguyên, thay vào đó họ chỉ cần phải xác định nhu cầu của mình rồi sau
đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tiến hành. Việc tập hợp ứng
dụng của nhiều tổ chức lại một chỗ sẽ giúp giảm chi phíđầu tư ban đầu, cũng như tăng
hiệu năng sử dụng các thiết bị này một cách tối đa.
- Tính độc lập: Người dùng sẽ không còn bị hạn chế với một thiết bị hay một vị
trí; với điện toán đám mây, phần mềm, dữ liệu có thể được truy cập và sử dụng từ bất
kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào mà không cần phải quan tâm đến giới hạn phần cứng.
- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu
của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư
như thế có lãi hay không, có bị “tụt hậu” về công nghệ hay không. Khi sử dụng tài
nguyên trên điện toán đám mây thì chúng ta không còn phải quan tâm tới điều này
nữa.


23

- Tăng cường độ tin cậy: Dữ liệu trong mô hình điện toán đám mây được lưu
trữ một cách phân tán tại nhiều cụm máy chủ tại nhiều vị trí khác nhau, điều này giúp
làm tăng độ an toàn của dữ liệu mỗi khi có sự cố hoặc thảm họa xảy ra.
- Bảo mật: Việc tập chung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp các chuyên
gia bảo mật tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu của người dùng, cũng như giảm thiểu
rủi ro bị ăn cắp toàn bộ dữ liệu. Ví dụ: dữ liệu được đặt ở 6 máy chủ khác nhau, trong
trường hợp bị tấn công, sẽ bị lộ 1/6. Đây là cách chia sẻ rủi ro giữa các tổ chức với
nhau.
Tính dễ bảo trì: Mọi phần mềm đều nằm trên server, lúc này, người dùng không
cần quan tâm đến vấn đề cập nhật hay sửa đổi lỗi phần mềm, các nhà phát trển cũng dễ
dàng hơn trong việc cài đặt, nâng cấp ứng dụng của mình.
1.1.7.2. Nhược điểm
Mô hình điện toán đám mây vẫn còn có một số nhược điểm sau [6,8,15]:

- Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán
đám mây có đảm bảo được sự riêng tư, liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì một mục
đích nào khác?
- Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ điện toán đám mây có bị “treo” bất ngờ,
khiến cho người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong
khoảng thời gian nào đó gây ảnh hưởng tới công việc;
- Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ
ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng phải sao
lưu dữ liệu của họ từ đám mâyvề máy tính cá nhân , điều này sẽ gây mất nhiều thời
gian, thậm chí trong một vài trường hợp vì lý do nào đó người dùng bị mất dữ liệu và
không thể phục hồi lại được;
- Tính di động và quyền sở hữu: Một câu hỏi đặt ra là liệu người dùng có thể
chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ đám mây khác? Hoặc trong
trường hợp người dùng không muốn tiếp tục sự dụng các dịch vụ cung cấp từ đám
mây, liệu người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ? Và làm cách nào người
dùng có thể chắc chắn rằng dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ
trong trường hợp người sử dụng ngừng các dịch vụ từ đám mây?
- Khả năng bảo mật: Vấn đề tập chung dữ liệu trên các đám mâylà cách thức
hiệu quả để tăng cường bảo mật nhưng cũng chính là nỗi lo của người sử dụng dịch vụ
của điện toán đám mây, bởi khi các đám mây bị tấn công thì dữ liệu này sẽ bị chiếm
dụng.
1.1.8. Các nhà cung cấp
1.1.8.1. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
- Đối với thị trường thế giới: Hiện nay, điện toán đám mây không còn là thuật
ngữ mới mẻ và lạ lẫm. Bắt nguồn từ điện toán lưới từ những năm 80, điện toán theo
nhu cầu và phần mềm dịch vụ (SaaS), Oracle là nhà tiên phong trong việc triển khai
công nghệ này. Cho đến nay, điện toán đám mây đang được phát triển và cung cấp bởi


24


nhiều nhà cung cấp như Amazon, Google, DataSynapse, Salesforce, Microsoft, IBM,
HP… (xem hình 1.7) Đã được rất nhiều người dùng cá nhân cho đến các công ty lớn
như L’Oréal, General Electric, Ebay, Coca-cola… chấp nhận và sử dụng.

Hình 1.6. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
- Đối với thị trường Việt Nam: Không nằm ngoài xu thế, Việt Nam đang dần
tiếp cận các dịch vụ đám mây thông qua dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài
như Microsoft, Intel… cũng như từ những nhà phát triển, cung cấp trong nước như
FPT, Biaki… IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám
mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần
công nghệ và truyền thông Việt Nam. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước
đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây.
1.1.8.2. Các dịch vụ lưu trữ đám mây
Các dịch vụ lưu trữ đám mây với khả năng đồng bộ hóa các tập tin, thư mục
trên nhiều máy tính và thiết bị di động đã ngày một "gần" hơn với người dùng. Nếu
chúng ta lo ngại về khả năng tồn tại lâu dài của dữ liệu của chúng ta thì dịch vụ lưu trữ
dữ liệu online từ các nhà cung cấp hàng đầu, uy tín là điều cần thiết nhất. Các dịch vụ
lưu trữ đám mây như OneDrive, Box, Dropbox, Google Drive, Amazon Cloud
Drive,… có thể đồng bộ hoá và hoạt động như ổ đĩa cứng giúp chúng ta có thể lưu trữ
dễ dàng. Một điều đáng mừng là các dịch vụ lưu trữ trực tuyến hiện nay đều tăng thêm
dung lượng để khuyến khích người dùng sử dụng dịch vụ lưu trữ của họ nhiều hơn và
hoàn toàn miễn phí.
Một số dịch vụ lưu trữ đám mây "đình đám" hiện nay:
- OneDrive: Tài khoản OneDrive miễn phí là 15GB, riêng tài khoản Office 365
sẽ nhận được đến 1TB dung lượng lưu trữ. Các dữ liệu trên đây có thể truy cập từ điện
thoại Android, iPhone, iPad, Windows Phone bên cạnh máy tính Windows hoặc máy
Mac. Chúng ta có thể chia sẻ các tập tin lớn và hình ảnh với chúng ta bè và người thân,
chỉ cần một trình duyệt web là có thể truy cập các tập tin.
Dropbox (xem hình 1.7) là mô hình dịch vụ lưu trữ đám mây quen thuộc với

hầu hết người dùng Internet hiện nay. Dropbox cho phép chúng ta lưu trữ hình ảnh, tài
liệu và video trực tuyến. Nói cách khác bất cứ dữ liệu nào chúng ta lưu vào Dropbox
đều được tự động lưu vào máy tính, điện thoại và tài khoản trên website Dropbox.


25

Dropbox cũng giúp cho chúng ta dễ dàng chia sẻ các tài liệu đó cho nhiều người dùng
khác. Dropbox cung cấp 2GB lưu trữ trực tuyến..

Hình 1.7. Mô hình dịch vụ Dropbox
Amazon Cloud Drive: Dịch vụ Cloud Drive của Amazon được nâng cấp với
khả năng đồng bộ hóa dữ liệu một cách hoàn hảo cho những ai sử dụng thiết bị của
hãng công nghệ này, có nghĩa là khi người dùng lưu một dữ liệu lên Cloud Drive trên
máy tính thì các dữ liệu này ngay lập tức sẽ được đồng bộ hóa lên các thiết bị khác của
Amazon. Hiện tại, Cloud Drive của Amazon đang cung cấp cho người dùng một tài
khoản miễn phí có dung lượng 5GB.
Box là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tập tin trực tuyến, dung lượng dịch vụ lưu trữ
miễn phí 10GB. Dịch vụ lưu trữ Box đã xuất hiện trên hầu hết các nền tảng từ máy
tính đến điện thoại di động. Trên máy tính, Box cũng hỗ trợ đồng bộ máy khách dưới
dạng thư mục lưu trữ tương tự Dropbox hay SkyDrive và người dùng có thể xem lại và
truy xuất tập tin đã lưu trên đám mây trực tiếp từ điện thoại qua các ứng dụng Box cho
Android, iOS và Windows Phone.
Google Drive: Google Drive là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến của
Google, cung cấp cho mỗi người dùng 15GB dung lượng, dịch vụ này hoàn toàn miễn
phí. Chúng ta chỉ cần có một tài khoản Google bất kỳ như Google Mail, Google Plus...
là có thể sử dụng miễn phí 15GB dung lượng để lưu trữ dữ liệu của mình lên môi
trường Internet, vừa đảm bảo an toàn bằng mật khẩu tài khoản Google, vừa có thể truy
cập dữ liệu tại bất cứ đâu.
1.2. Công nghệ ảo hóa máy chủ trong điện toán đám mây

1.2.1. Công nghệ ảo hóa
- Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống
phần cứng máy chủ và phần mềm chạy trên nó [2,11].
- Ảo hóa hệ thống máy chủ tức là ta tiến hành phân chia một máy chủ vật lý
thành nhiều máy chủ ảo, hoặc kết hợp nhiều máy chủ vật lý thành một máy chủ logic.
- Lợi ích của ảo hóa: Thông thường, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho một hệ
thống công nghệ thông tin khá tốn kém: chi phí đầu tư mua máy chủ cấu hình cao, chi


×