Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.65 KB, 21 trang )

Khái quát chung về chiến lược phát triển ngành cao
su
I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành:
1.1.Khái niệm chiến lược phát triển:
Trước khi đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển ngành nói riêng, chúng
ta sẽ đi nghiên cứu vê chiến lược phát triển nói chung.
Trên thực tế, khái niệm chiến lược đã có từ rất lâu đời. Từ khoảng thế kỷ
thứ 7 trước Công nguyên tại Trung Quốc, khi vạch ra kế hoạch và chỉ huy chiến
tranh người ta sử dụng các khái niệm “mưu toán” với ý nghĩa là chiến lược.
(1)

Còn ở phương Tây, từ chiến lược được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ
“Strategem” hoặc “Strateges”. Sau này nhiều nước sử dụng từ chiến lược lý giải
về ý nghĩa chung là “nghệ thuật thống soái”, về sau mới có nội dung của từ
chiến lược ngày nay, và nó khác với chiến thuật và chiến dịch.
(2)

Trong cuốn “lý luận chung về chiến thuật” do một người Pháp tên là
Gilbert viết năm 1772 có nêu ra hai khái niệm “đại chiến thuật” và “tiểu chiến
thuật”. Khái niệm “đại chiến thuật” có ý nghĩa tương đương với chiến lược ngày
nay, còn “tiểu chiến thuật” có ý nghĩa là chiến thuật như ngày nay.
(
3)

Như vậy
cũng đã tồn tại cách hiểu rằng chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật của tướng
lĩnh” để tìm ra con đường đúng đắn nhất giành chiến thắng.
Trong một thời gian dài, từ chiến lược chỉ được dùng như một thuật ngữ
quân sự. Trong cuốn “Vấn đề chiến lược trong chiến tranh cách mạng Trung
Quốc”, Mao Trạch Đông đã khái quát một cách khoa học khái niệm về chiến
lược “Vấn đề chiến lược là vấn đề nghiên cứu quy luật toàn cục của chiến


tranh”, “phàm là mang tính chất của các phương diện và các giai đoạn, tất cả
đều là toàn cục của chiến tranh”.
(4)
(1)(1,2,3) trang 5 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
(2)
(4)(4,5) trang 6 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội ở thời kỳ cận đại, từ chiến
lược đã dần được sử dụng vào lĩnh vực chính trị, do vậy các khái niệm chiến
lược cách mạng, chiến lược chính trị lần lượt được ra đời. Với khái niệm chính
trị, chiến lược có ý nghĩa bao quát hơn sách lược. Stalin đã viết: “chiến lược và
sách lược là khoa học chỉ đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản”, “chiến lược
chính là quy định hướng tấn công chủ yếu của giai cấp vô sản trong một giai
đoạn nhất định của cách mạng, là vạch kế hoạch bố trí tương ứng các lực lượng
cách mạng (lực lượng hậu bị chủ yếu và thứ yếu), là đấu tranh thực hiện kế
hoạch ấy trong suốt quá trình của giai đoạn cách mạng đó”.

(5)
Về mặt lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp
phổ biến vào những năm 1960 đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động
của chúng trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt, đa dạng hơn trong khi các
tiến bộ về khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn, đòi hỏi phải có những kế
hoạch dự trù cho việc hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở phương Tây đã lưu hành khái
niệm chiến lược Quốc gia. Chiến lược Quốc gia là chiến lược ở tầm vĩ mô, là
chiến lược cao nhất ở tầm quốc gia. Chiến lược này là đại chiến lược.
Trong giai đoạn hoà bình, chúng ta có khái niệm chiến lược phát triển
kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, “chiến lược là những mưu tính và quyết sách đối với những vấn
đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài. Khoa học nghiên cứu những vấn đề
lý luận và phương pháp đưa ra các quyết sách những vấn đề trọng đại và lâu

dài gọi là chiến lược học”.
(6)

1.2.Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội:
(5)
(6)
(6)
Trang 7: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Nếu chiến lược được nhìn từ góc độ quản lý thì đó là quyết sách toàn cục
của một phạm vi không gian rộng lớn trong một thời gian dài. Và là sự trù tính
của chủ thể đối với toàn cục phát triển của sự vật.
Ta có, chiến lược phát triển KTXH của mỗi Quốc gia sẽ là sản phẩm của
Nhà nước đó. Nhà nước trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển kinh tế xã
hội khách quan, các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, dựa vào điều
kiện hoàn cảnh bên trong của đất nước và điều kiện quốc tế ở mỗi thời kỳ nhất
định để đưa ra những kế sách chung, có tính toàn cục về sự phát triển kinh tế xã
hội trong một thời gian tương đối dài. Thời gian của chiến lược có thể là 10 , 15,
20 năm hoặc lâu hơn.
(7)
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các mục tiêu phát triển cả
lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, được đặt trong cùng mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau cũng như dựa vào đó để đưa ra giải pháp thực hiện đồng bộ và
có hiệu quả cao nhất những mục tiêu kinh tế và xã hội đã đặt ra.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội về cơ bản được xem là một hệ thống
các phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ của chiến lược, các quan điểm cơ
bản (tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu,
các định hướng phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống đất nước, các
giải pháp cơ bản, chủ yếu là chính sách về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống
kinh tế xã hội, các chính sách về bồi dưỡng, khai thác,huy động, phân bổ và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, các biện pháp về tổ chức thực hiện

chiến lược
(8)
.
1.3.Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành:
1.3.1.Khái niệm chiến lược phát triển ngành:
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả chiến lược phát
triển ngành, do vậy chiến lược phát triển ngành là một bộ phận của chiến lược
(7)
(7)
Trang 8: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
(8)
(8)
Trang 14: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
phát triển kinh tế xã hội (xét theo cấp độ quản lý). Chiến lược phát triển ngành
phải phục tùng chiến lược Quốc gia.
Chiến lược phát triển ngành là một hệ thống các mục tiêu và các biện
pháp thực hiện của ngành đặt ra.
Như vậy, chiến lược phát triển ngành là hệ thống các phân tích đánh giá
và lựa chọn về căn cứ định hướng của chiến lược phát triển, các quan điểm cơ
bản (ta tưởng chủ đạo và chỉ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu,
các định hướng phát triển chủ yếu, các giải pháp cơ bản (chủ yếu thông qua các
chính sách, quy hoạch phát triển, bồi dưỡng, khai thác, huy động và phân bổ, sử
dụng các nguồn lực phát triển, biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược dựa
trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước).
1.3.2.Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành:
Đặc trưng của chiến lược phát triển ngành cũng giống chiến lược, nó bao
gồm những đặc trưng sau đây:
- Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài của chiến lược:
Thời gian của việc thực hiện một chiến lược phát triển ngành là từ 10
năm, 15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn.

Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó định hướng các mục tiêu
có tính tổng quát cho toàn ngành, nó xác định các mục tiêu cần đạt đến của
ngành trong một khoảng thời gian dài. Những mục tiêu tổng quát đó sẽ được
thực hiện gắn liền với những thay đổi lớn về khoa học và công nghệ, làm
chuyển biến căn bản về lực lượng sản xuất, các mối quan hệ sản xuất. Hay có
thể hiểu mục tiêu tổng quát sẽ được đề ra trên cơ sở các dự báo dài hạn về sự
phát triển của khoa học và công nghệ.
Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì nó phải mang tính định
hướng, phản ánh xu thế vận động đi lên của toàn ngành cũng như sự phát triển
của toàn ngành trong sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.
Ngoài ra, chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì cần phải có thời
gian lâu dài mới có được những biến đổi căn bản trong việc hoàn thiện cơ sở hạ
tầng, các quan hệ sản xuất mới, các nguồn lực khác…
- Chiến lược phát triển ngành có tính toàn diện:
Cũng giống như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển
ngành cũng phải phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Muốn đạt được
những mục tiêu tổng quát đã đặt ra thì trước hết phải đạt được các mục tiêu bộ phận
và như vậy cần phải phán ánh được các mục tiêu bộ phận đó.
- Chiến lược phát triển ngành có tính hệ thống: Chiến lược phát triển phải
bao gồm nhiều chiến lược bộ phận tuỳ theo cách tiếp cận. Việc thực hiện thành
công mục tiêu chiến lược phải bao gồm việc thực hiện thành công các mục tiêu
bộ phận. Tính hệ thống được biểu hiện trong tất cả các nội dung của chiến
lược.Tính hệ thống thể hiện tính thống nhất, toàn diện, cân đối trong toàn bộ
quá trình phát triển.
- Chiến lược phát triển ngành có tính hiệu quả:
Đây chính là hiệu quả kinh tế xã hội. Cần nâng cao hiệu quả kinh tế xã
hội vì đây là vấn đề có tính quy luật phổ biến, là quy luật mà bất cứ thời kỳ nào
cũng phải đặt ra. Do vậy việc lựa chọn các bước thực hiện hiện chiến lược, các
chính sách, giải pháp huy động nguồn mực nhằm mục tiêu tổng quát đều phải
được thực hiện trên nguyên tắc hiệu quả.

- Chiến lược phát triển ngành có tính chủ thể Nhà nước:
Nhà nước có hai chức năng là chức năng giai cấp và chức năng xã hội.
Vai trò quản lý kinh tế thuộc chức năng xã hội trong đó hoạch định và tổ chức
thực hiện chiến lược phát triển là một nội dung quan trọng.
1.3.3.Nội dung của chiến lược phát triển ngành:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm những nội dung sau:
- Các căn cứ của chiến lược phát triển ngành :
Để xây dựng chiến lược phát triển ngành nói riêng cũng như chiến lược
phát triển nói chung, ta đều phải dựa trên kinh nghiệm cũng như lịch sử phát
triển của chính quốc gia và các nước khác, dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập
được trong một khoảng thời gian gần nhất (khoảng 10 năm trước thời kỳ chiến
lược).
Cần phải xác định được điểm xuất phát, ta đang ở giai đoạn nào của quá
trình phát triển, cơ sở tiển đề cho sự phát triển đấy là gì,…
Cần thực hiện được các đánh giá, dự báo nguồn lực, các lợi thế so sánh và
môi trường trong nước, quốc tế, các tác động từ bên ngoài đến ngành trong thời
kỳ chiến lược (địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn,…).
- Các quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển ngành:
Quan điểm cơ bản của chiến lược là những tư tưởng chủ đạo và chỉ đạo
thể hiện tính định hướng của chiến lược. Nó sẽ quyết định con đường và
phương hướng cho các giải pháp lớn. Việc xác định các quan điểm cơ bản có ý
nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển, tạo
động lực cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển.
Các quan điểm cơ bản tạo nên một hệ quan điểm, nó sẽ là bộ khung cho
việc xác định các mục tiêu phát triển cũng như các giải pháp lớn để đạt được
mục tiêu đó trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy hệ quan điểm chiến lược có ý nghĩa chủ đạo trong việc xây dựng
chiến lược, nó là linh hồn, là tư tưởng của bản chiến lược mà trong từng phần
nội dung của chiến lược phải thực hiện được. Nó sẽ thể hiện những nét khái
quát đặc trưng nhất, có tính nguyên tắc về mô hình và con đường phát triển

nhằm hướng đến mục tiêu dài hạn.
- Các mục tiêu phát triển ngành:
Mục tiêu phát triển là mức phấn đấu cần phải đạt được qua một thời kỳ
nhất định. Mục tiêu bao gồm cả phần định tính và phần định lượng, phản ánh
một cách toàn diện những biến đổi quan trọng của nền kinh tế. Nó phải phản
ánh được sự thay đổi về chất của nền kinh tế xã hội.
Việc xác định muc tiêu phát triển phải xuất phát từ khả năng thực tế, đòi
hỏi của cuộc sống, yêu cầu của thị trường sao cho phù hợp với bối cảnh trong và
ngoài nước, nhằm đạt được sự phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế xã hội
và tạo được động lực cho sự phát triển của riêng ngành cũng như tác động cơ
bản tới các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Việc xác định các mục tiêu phải trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ
đạo cơ bản đã đặt ra. Mục tiêu phải được lựa chọn trên nhiều phương án sao cho
đảm bảo tính hiện thực, tích cực, vững chắc nhưng cũng vừa đảm bảo tính linh
hoạt, mềm dẻo. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành phải vừa hàm chứa cả mục
tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, vừa có mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, vừa
có mục tiêu dài hạn, vừa có mục tiêu tình thế.
- Các biện pháp và chính sách để thực hiện chiến lược phát triển ngành:
Các biện pháp và chính sách là hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện
nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Và để đạt được các
mục tiêu đấy, chúng ta cần xác định được các khâu chủ đạo và chính yếu trong
toàn bộ quá trình phát triển nhằm tạo ra động lực đột phá, thực hiện tốt nhất các
nguồn lực phát triển.
Chính sách và biện pháp gồm nhiều loại, cần tuỳ thuộc vào tính chất cũng
như đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực mà chúng ta sẽ tiếp cận theo từng nội
dung khác nhau.
Các chính sách và biện pháp thể hiện sự hướng dẫn về cách thức thực
hiện các mục tiêu đề ra. Nó bao gồm các chính sách và biện pháp về cơ cấu và
cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội của toàn ngành, các chính sách về khai
thác, bồi dưỡng, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực phát triển.

×