Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.14 KB, 16 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG
3.1- Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:
3.1.1- Phương hướng phát triển kinh doanh:
3.1.1.1- Các mục tiêu phát triển:
► Mục tiêu chất lượng sản phẩm :
Để đáp ứng yêu cầu trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ
chính sách “mở cửa” của thành phố, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội, của thị
trường, công ty Thoát nước Hải Phòng đã đặt ra các mục tiêu về chất lượng sản phẩm
và dịch vụ cho mình:
- Chất lượng nạo vét bùn cống, mương hồ điều hòa: Mục tiêu cơ bản là hết
bùn, không còn vật cản trên mương hồ, đảm bảo tiêu thoát nước, giảm thiểu ngập lụt
trong đô thị, đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện đi lại, đảm bảo vệ
sinh mỹ quan đô thị, chi phí giá thành hợp lý, đảm bảo có lãi để tái sản xuất và mở
rộng sản xuất.
- Chất lượng sửa chữa, cải tạo và xây dựng công trình thi công : Đảm bảo
đúng quy phạm, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán và đảm bảo tiến độ thi công đã được
duyệt để sớn đưa công trình vào sử dụng, kéo dài tuổi thọ công trình, hạ giá thành
công trình đảm bảo có tích lũy và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
- Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo nhanh gọn, kịp thời, có chất lượng cao, chi phí
hợp lý khi các tổ chức, các hộ gia đình có nhu cầu cải tạo, lắp đặt hệ thống thoát
nước, bể phốt, hút phốt, thông tắc nạo vét bùn… trong khuôn viên của các tổ chức và
các hộ gia đình quản lý.
►Mục tiêu tăng sản lượng
Công ty Thoát nước Hải Phòng phấn đấu thực hiện mức tăng trưởng về giá trị
tổng sản lượng từ 5% đến 10% so với cùng kỳ năm trước nhằm đáp ứng yêu cầu
phục vụ và quy mô mở rộng của thành phố.
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009
Chỉ tiêu Đơn vị TH 2008 KH 2009


1
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân
lực 47
1
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
DT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Tỷ đồng 32 40
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 140 200
Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 60 100
Lao động sử dụng bình quân Người 416 500
TN bình quân đầu người trên tháng Triệu đồng 1,9 2,5
Tổng quỹ lương kế hoạch Triệu đồng 9.143 15.467
(Nguồn: phòng Tài vụ)
3.1.1.2- Các biện pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu phát triển:
► Về công nghệ:
- Cải tiến quy trình quản lý, duy trì, vận hành và nạo vét bùn và vận chuyển
hợp lý: có các giải pháp, biện pháp quản lý các mương hồ điều hòa, cống ngăn triều,
các miệng xả đảm bảo tiêu thoát nước tốt, hạn chế tối đa bùn lắng đọng trong lòng
cống.
- Có biện pháp ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm mương hồ, đấu
nối cống bừa bãi và xây dựng các công trình trên hệ thống thu thoát nước đô thị.
- Cải tiến kỹ thuật các sản phẩm cấu kiện bê tông, gia tăng uy tín chất lượng,
giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.
- Tăng cường quản lý tốt các phương tiện thiết bị, trên cơ sở đó giảm chi phí
sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ.
- Đầu tư thêm các phương tiện thiết bị nạo vét, vận chuyển bùn; máy phun,
rửa đường ống; máy hút bùn; máy thau rửa hệ thống bể phốt, xây dựng lắp đặt hệ
thống cống thoát nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo vệ sinh
môi trường đô thị.
- Thi công các công trình nhanh, gọn theo phương pháp cuốn chiếu, cơ giới

kết hợp với thi công.
- Xúc tiến và thực hiện dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng
để đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm quỹ đất chôn lấp phế thải đồng thời có nguồn
phân bón phục vụ trong và ngoài nước.
- Tiếp tục thực hiện tốt các dự án thoát nước lớn: dự án thoát nước 1B, dự án
Giaika,… góp phần nâng cấp hệ thống thoát nước của thành phố Hải Phòng, phấn
đấu sẽ đảm bảo thành phố không bị ngập lụt, nhất là trong mùa mưa lũ, đảm bảo cơ
sở hạ tầng để thành phố phát triển, xứng đáng là thành phố loại I.
2
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân
lực 47
2
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
►Tổ chức lao động:
- Tổ chức khoán gọn các hạng mục công việc, hành mục công trình cho các
đơn vị trực thuộc công ty. Gắn liền chế độ trách nhiệm và trả thù lao đến từng nhóm,
từng người lao động đối với những hạng mục công việc có thể làm được.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ khối lượng, chất lượng nạo vét bùn, chất
lượng thi công các công trình, chất lượng dịch vụ. Thường xuyên giám sát việc phân
phối tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách hiện hành đối với người lao
động.
- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên
hiện có nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề có đủ trình độ quản lý,
vận hành các phương tiện thiết bị mới nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội, của thị
trường và hoàn thành tốt các chỉ tiêu Nhà nước giao.
► Công tác tuyên truyền và Marketing:
- Tuyền truyền, phổ biến hướng dẫn sâu rộng tới các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân về quy tắc quản lý sử dụng hệ thống thoát nước, hệ thống bể phốt trong khuôn
viên quản lý và các công trình thoát nước công cộng.

- Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của công ty trên các phương tiện thông tin
đại chúng của thành phố để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sửa chữa,
thây thế, lắp đặt, nạo vét hệ thống thu thoát nước, hệ thống bể phốt… biết để sử dụng
các sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp.
- Công ty sẽ phối hợp với các tổ chức xã hội: hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…tổ
chức tuyên truyền tới từng khu dân phố và tới từng hộ dân. Đưa tiêu chí bảo vệ tốt
các công trình thoát nước công cộng vào các tiêu chí đánh giá ngõ xóm văn hóa.
► Công ty Thoát nước Hải Phòng đang hoàn tất các quy trình để chuyển đổi
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vào cuối năm 2009. Việc chuyển
đổi này vừa thể hiện sự phát triển của công ty phù hợp với xu hướng thời đại, vừa mở
ra những cơ hội cũng như thách thức mới đối với công ty Thoát nước Hải Phòng nói
chung và với cán bộ công nhân viên công ty nói riêng.
3.1.2- Phương hướng tạo động lực lao động:
3
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân
lực 47
3
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
- Nhận thấy được rõ tầm quan trọng của tiền công tiền lương đối với đời sống
của cán bộ công nhân viên cũng như công tác tạo động lực lao động, công ty Thoát
nước Hải Phòng đã đặt ra mục tiêu cho năm 2009 là sẽ cố gắng tăng thu nhập trung
bình của cán bộ công nhân viên lên 2,5 triệu đồng/ tháng. Thu nhập của lao động
trong công ty phụ thuộc vào khối lượng công việc công ty đảm nhận theo chỉ đạo của
thành phố và hợp đồng công ty ký kết được. Chính vì vậy mà nhiệm vụ chủ yếu vẫn
là tăng chất lượng dịch vụ và hàng hóa cung cấp.
- Công ty cũng sẽ áp dụng thêm hình thức thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Theo đó, đối với những cán bộ công nhân viên có báo cáo cải tiến kỹ thuật gửi lên
thành phố sẽ được hỗ trợ kinh phí làm đề tài và thưởng 500.000đ, ngoài ra còn được
công ty cấp bằng khen và tuyên dương trong đợt tổng kết cuối năm.

- Công ty cũng đã có kế hoạch chỉ đạo các xí nghiệp thay mới các dụng cụ lao
động đã cũ. Mỗi công nhân có thời gian làm việc trên 2 năm được phát thêm 1 bộ
quần áo bảo hộ lao động. Ban giám đốc công ty cũng đã phê duyệt việc nâng cấp và
thay mới một số máy vi tính không đảm bảo yêu cầu của công việc (nhất là ở phòng
kỹ thuật) và áp dụng các phần mềm quản trị mới để nâng cao hiệu quả làm việc của
đội ngũ lao động gián tiếp.
- Ngoài ra, theo chỉ đạo của Ban giám đốc, công ty sẽ xúc tiến việc tách phòng
Tổ chức hành chính hiện nay thành 2 phòng: phòng Tổ chức lao động tiền lương và
phòng Hành chính. Theo đó, các công việc liên quan tới công tác hành chính của
công ty sẽ do phòng Hành chính đảm nhận còn phòng Tổ chức lao động tiền lương sẽ
chỉ chuyên tâm tới các công tác quản trị nhân sự và tổ chức lao động. Điều đó cho
thấy Ban giám đốc công ty đã bắt đầu nhận thấy được tầm quan trọng của công tác
quản trị nhân lực trong công ty. Từ đó mà các hoạt động nhân sự trong công ty cũng
sẽ được thực hiện một cách bài bản và có hệ thống hơn, mà đặc biệt là công tác tạo
động lực trong lao động.
3.2- Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại
công ty Thoát nước Hải Phòng.
3.2.1-Hoàn thiện công tác phân tích và thiết kế công việc:
4
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân
lực 47
4
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
Công tác phân tích và thiết kế công việc hiện nay tại công ty vẫn còn tồn tại
một số vấn đề như chúng ta đã phân tích tại chương hai, trong đó đáng chú ý nhất là
các bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc của công ty chưa được chi tiết, vẫn còn khái
quát, chung chung. Công ty mới chỉ chú ý xây dựng bảng miêu tả công việc tức là
mới chỉ ra được cho người lao động rằng họ có quyền hạn, trách nhiệm như thế nào
trong công việc chứ chưa đưa ra được những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ làm việc

tốt kém của họ. Tuy nhiên các bản miêu tả công việc này đã lâu cũng không được
phân tích lại nên cũng còn một số tồn tại.
Bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác
tạo động lực lao động. Ngoài việc nó cơ sở của việc đánh giá thực hiện công việc của
tổ chức đối với cán bộ công nhân viên, nó còn là thước đo để người lao động tự đánh
giá khả năng, trình độ của mình trong công việc. Từ sự đánh giá đó mà người lao
động còn so sánh với những người đồng nghiệp trong cùng cơ quan, với người lao
động trong cơ quan khác và người lao động nói chung (theo học thuyết công bằng
của Jack Stacy Adams). Nếu các tiêu chuẩn không rõ ràng có thể dẫn đến hiểu lầm về
sự công bằng trong tổ chức, từ đó dẫn đến các hành vi làm việc không mong muốn từ
phía người lao động.
Công ty cần phân tích và thiết kế lại các công việc hiện tại để viết xây dựng
các tiêu chuẩn thực hiện công việc chi tiết hơn và viết lại các bản mô tả công việc,
bản yêu cầu của công việc cho phù hợp với thực tế. Cụ thể, việc phân tích và thiết kế
công việc cần tuân theo quy trình:
- Bước 1: Xác định các công việc cần phân tích Công ty sẽ phải tiến hành rà
soát lại toàn bộ các công việc hiện tại.
- Bước 2: Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin. Công ty có thể sử dụng
phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng. Phương pháp này rất thích hợp trong
việc mô tả công việc và xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Người nghiên
cứu sẽ ghi chép lại các hành vi thực hiện công việc của những người lao động làm
việc có hiệu quả và những người lao động làm việc không có hiệu quả rồi từ đó khái
quát lại và phân loại các đặc trưng chung của công việc cần mô tả và các đòi hỏi của
5
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân
lực 47
5
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
công việc. Phương pháp này có nhược điểm là tốn nhiều thời gian để quan sát, khái

quát và phân loại các sự kiện; bên cạnh đó là hạn chế trong việc xây dựng các hành vi
trung bình để thực hiện công việc. Tuy nhiên, nó có thể cho thấy tính linh động của
sự thực hiện công việc ở nhiều người khác nhau và đặc biệt nó phù hợp với mục đích
chính của công tác phân tích và thiết kế các công việc lần này tại công ty Thoát nước
Hải Phòng.
- Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin.
- Bước 4: Sử dụng thông tin thu thập: Các thông tin thu được từ quá trình ghi
chép sẽ dùng để viết các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc và bản tiêu
chuẩn thực hiện công việc. Các bảng này sẽ là cơ sở cho các hoạt động quản trị nhân
lực trong công ty.
Đối với các bản tiêu chuẩn thực hiện công việc sẽ do nhân viên phòng Tổ
chức hướng dẫn những người quản lý, những người giám sát bộ phận cách viết và để
họ tự viết. Tốt nhất là nên xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc theo phương
pháp thảo luận dân chủ. Phương pháp này thu hút được người lao động vào việc xây
dựng các tiêu chuẩn nên được họ ủng hộ và tự nguyện thực hiện hơn.
+ Trưởng phòng và giám đốc xí nghiệp, các đội trưởng cần có thông báo và
thu hút toàn bộ nhân viên dưới quyền vào việc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện
công việc và phổ biến cách thức viết cho họ.
+ Mỗi nhân viên tự dự thảo tiêu chuẩn cho công việc của mình và nộp cho
người quản lý bộ phận.
+ Người quản lý bộ phận sẽ thảo luận với từng nhân viên về các tiêu chuẩn dự
thảo đó và đi đến thống nhất về tiêu chuẩn cuối cùng.
Đối với các bản mô tả công việc và bản yêu cầu của công việc mà có sự thay
đổi so với các bản cũ thì cần thực hiện các bước sau để hoàn thiện:
+ Viết bản thảo lần 1.
+ Lấy ý kiến đóng của người lao động và người lãnh đạo bộ phận có liên quan
và sửa lại bản thảo theo các ý kiến đó.
6
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân
lực 47

6

×