Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguyên tắc điều hành một công ty thành đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.35 KB, 5 trang )

Nguyên tắc điều hành một công ty thành đạt
Hãy tận tụy với công việc kinh doanh của bạn. Hãy tin tưởng vào nó hơn
bất kỳ ai khác. Tôi nghĩ rằng tôi đã khắc phục được những khiếm khuyết
của bản thân bằng sự đam mê hoàn toàn mà tôi dành cho công việc của
mình. Tôi không biết liệu bạn đã có niềm đam mê kinh doanh bẩm sinh hay
bạn có thể học được điều này hay không. Nhưng tôi biết rằng bạn cần có nó.


Nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ luôn hăng say trong công việc
và bạn sẽ luôn cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất. Và rất nhanh
chóng, những người xung quanh cũng sẽ nhiễm sự đam mê này của bạn.
Chia sẻ lợi nhuận với các thành viên trong công ty và hãy cư xử với họ như
những cộng sự. Ngược lại, họ cũng sẽ coi bạn như một cộng sự và cùng hợp
tác. Tất cả sẽ diễn ra tốt đẹp hơn cả sự mong đợi của bạn. Hãy duy trì một
tập đoàn và nắm giữ quyền kiểm soát nếu bạn muốn, song hãy xử sự như
một nhà lãnh đạo “làm đầy tớ” cho việc cộng tác này.
Hãy khuyến khích các thành viên trong công ty cùng góp cổ phần đầu tư.
Hãy bán cho họ cổ phần công ty với giá chiết khấu thấp, và tăng cổ phần cho
họ khi họ về hưu. Đó là điều tốt nhất tôi có thể làm.
Tạo động cơ làm việc cho cộng sự. Chỉ có tiền và địa vị hay chức vụ thôi thì
chưa đủ. Ngày này qua ngày khác, bạn phải nghĩ ra những cách thức mới lạ,
hấp dẫn hơn để thúc đẩy và thách thức các cộng sự của bạn. Đặt ra những
mục tiêu thật cao, khuyến khích cạnh tranh và rồi hãy ghi nhận những kết
quả đạt được. Bạn hãy thực hiện những trò thưởng phạt khác thường. Nếu
mọi điều trở nên nhàm chán, chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” thì hãy yêu cầu
những nhà quản lý chuyển đổi công việc cho nhau để họ luôn bị thử thách.
Hãy luôn để mọi người phải đoán xem mánh khóe tiếp theo của bạn sẽ là gì.
Đừng để nó trở nên quá dễ đoán.
Hãy chia sẻ những thông tin có thể với các cộng sự. Càng biết nhiều thì họ
sẽ càng hiểu nhiều hơn. Càng hiểu biết thì họ sẽ càng quan tâm nhiều hơn
đến vấn đề đó. Khi họ đã quan tâm rồi thì không còn gì có thể ngăn cản


được họ. Nếu bạn không tin tưởng để cho các cộng sự của bạn biết được
những gì đang diễn ra, họ sẽ cho rằng bạn không thực sự coi trọng nhân
viên. Thông tin là thế mạnh và là lợi ích bạn có được từ việc chia sẻ nó với
các cộng sự hơn là những đền bù rủi ro do sự tiết lộ thông tin với đối thủ
cạnh tranh.
Hãy đánh giá đúng sự đóng góp của mỗi thành viên đối với công ty. Việc trả
lương và quyền được mua cổ tức công bằng sẽ khiến cho các thành viên có
trách nhiệm và tận tụy với công việc. Chúng ta ai cũng muốn được nghe
người khác đánh giá nhiều về những gì chúng ta đã làm cho họ. Chúng ta
thích được nghe điều này một cách thường xuyên, đặc biệt khi ta làm được
một việc gì đó mà ta thấy thực sự tự hào về điều đó. Những lời khen tặng
chân thành, đúng lúc, đúng người là món quà không mất tiền mua nhưng
đáng giá bằng cả gia tài.
Lạc quan trong mọi tình huống. Hãy tìm ra những điểm hài hước trong mỗi
thất bại của mình. Đừng quá lo lắng. Hãy thư giãn, như vậy thì những người
xung quanh bạn sẽ không bị căng thẳng. Hãy vui vẻ và luôn tỏ ra say mê.
Rồi hãy đề nghị mọi người cùng hát với bạn. Nó quá gò bó khiến cho bạn có
cảm giác bị ép buộc. Tất cả những điều trên tưởng chừng như đơn giản
nhưng nó lại quan trọng và thú vị hơn bạn nghĩ rất nhiều và nó làm cho bạn
quên đi sức ép cạnh tranh. “Vậy thì tại sao chúng ta không tống khứ những
nhàm chán ra khỏi Wal-Mart”.
Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người trong công ty. Bạn phải tìm cách để
khiến họ bộc lộ những suy nghĩ của mình. Những người ở “tiền tuyến” –
những người thực sự trò chuyện với khách hàng, là những người duy nhất
biết được điều gì đang diễn ra ở. Tốt hơn hết là bạn hãy tìm hiểu xem họ biết
được những gì. Đó mới chính là cái mà người ta gọi là “Chất lượng tổng
thể”. Để giảm bớt trách nhiệm trong việc điều hành của bạn và khích lệ nảy
sinh sáng kiến, bạn phải lắng nghe những điều các cộng sự muốn nói.
Đáp ứng trên mức mong đợi của khách hàng. Nếu bạn làm được như vậy họ
sẽ mãi là khách hàng của bạn. Hãy đem lại cho họ những gì họ muốn và

thêm một chút nữa. Hãy để họ thấy rằng bạn rất coi trọng khách hàng. Hãy
làm tốt để khắc phục những lỗi lầm của mình và đừng bao giờ để phải nói
lời xin lỗi. Hãy chịu trách nhiệm với những gì bạn làm. Điều quan trọng nhất
mà tôi đã viết là dòng chữ trên tấm biển hiệu đầu tiên của Wal-Mart: “Bảo
đảm sự hài lòng của khách hàng”. Dòng chữ đó vẫn còn cho đến tận bây giờ
và nó đã tạo nên sự khác biệt cho Wal-Mart.
Hãy kiểm soát việc chi tiêu của bạn tốt hơn đối thủ của bạn. Đây chính là lợi
thế cạnh tranh của bạn. Trước khi Wal-Mart được biết đến như một cơ sở
kinh doanh bán lẻ lớn nhất trên toàn quốc thì trong suốt 25 năm điều hành
công ty, chúng tôi luôn có tỷ lệ chi phí thấp hơn rất nhiều so với doanh thu.
Bạn có thể sẽ mắc nhiều sai lầm trong kinh doanh nhưng bạn có thể sửa
chữa được nếu bạn điều hành một cách có hiệu quả về chi phí, nhưng nếu
bạn không điều hành một cách có hiệu quả thì bạn sẽ bị đào thải, dù có xuất
sắc đến đâu đi chăng nữa.
Bơi ngược dòng và hãy tìm ra một hướng đi khác. Bạn đừng quan tâm đến
những lời nói khuyên thông thái mang tính ước lệ. Nếu tất cả mọi người đều
làm theo một cách thì sẽ có cơ hội tốt cho bạn có thể tìm ra một hướng đi
ngược lại. Nhưng bạn hãy chuẩn bị cho việc sẽ có rất nhiều người lôi bạn
quay lại và nói rằng bạn đang đi nhầm đường. Làm cách nào để mọi người
đồng tình và ủng hộ cách làm của bạn? Tôi đoán rằng trong suốt cuộc đời
tôi, điều tôi đã nghe được nhiều nhất là: “Một cửa hàng giảm giá không thể
tồn tại lâu dài trong một thị trấn dưới 50.000 dân”.
Trên đây là một số nguyên tắc thông thường, thậm chí một số người còn cho
rằng nó quá đơn giản. Nhưng khó khăn và thử thách thực sự là ta phải
thường xuyên tìm ra cách để thực hiện nó. Bạn không thể cứ làm mãi một
điều mà chỉ đem lại hiệu quả một lần bởi vì những điều quanh bạn luôn thay
đổi. Để thành công, bạn phải đứng vững trước sự thay đổi đó.

×