1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất chè
1.Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh
Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km);
có diện tích tự nhiên là 3.562,82 km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã
Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ,
Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là
các xã đồng bằng và trung du.
Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài
50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải
Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối
Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng
Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng;
đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.
1.2 Địa hình
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với
các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so
với mặt biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc
dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m.
Địa hình được chia thành 3 vùng:
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo
hướng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá và một phần
của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ
phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc thường từ 25 - 35
0
.
Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía
Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ
3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi
thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ
cao trung bình từ 100 - 300m, độ dốc thường từ 15 đến 25
0
.
Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đông bằng phía
Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất
bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành
phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung
bình từ 30 - 50m, độ dốc thường dưới 10
0
.
Với đặc điểm địa hình, địa mạo như trên làm cho việc canh tác, giao thông đi
lại có những khó khăn, phức tạp. Song chính sự phức tạp đó lại tạo ra đa dạng, phong
phú về chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển một tập
đoàn cây trồng - vật nuôi đa dạng và phong phú.
1.3 Đất đai
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả
năng để phát triển nông, lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác.
Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450
ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ
nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm
23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực,
tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn
nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.
Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên,
đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh
hiện có hơn 16.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên
12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng
khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha,
đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn,
cam, quýt…
1.3 Khí hậu thủy văn
1.3.1 Khí hậu
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục
Khí tượng Thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao
nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng
nóng nhất (28,9
0
C- tháng 6) với tháng lạnh nhất 15,2
0
C- tháng 1) là 13,7
0
C. Tổng số
giờ nắng trong năm dao động từ 1.300-1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các
tháng trong năm. Tổng tích nhiệt độ vượt 7.500
0
C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình
tháng dưới 18
0
C) chỉ trong 3 tháng.
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước mưa
tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m
3
/năm. Tuy nhiên, lượng mưa
phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian lượng mưa tập
trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai,
Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng
87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm
đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn.
Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa
cả năm.
Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông
được chia thành ba vùng:
+ Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.
+ Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai.
+ Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Thị xã
Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương đối
thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Đặc biệt tại Thái Nguyên có
thể tìm thấy cả cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây
chính là cơ sở cho sự đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so
sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh. Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng mưa tập
trung lớn thường xảy ra tai biến về sụt lở, trượt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và
lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công.
1.3.2 Thủy văn
Thái Nguyên có hai sông chính chảy qua là Sông Công và sông cầu. Hai sông
này là nguồn cấp nước chính cho nền kinh tế, dân sinh của tỉnh.
Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định
hoá, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo
thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2. Hồ này chứa được 175 triệu m3
nước, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung
cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Sông cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực 3480 km2, bắt
nguồn từ chợ đồn chảy theo hướng bắc - đông nam. Lưu lượng nước mùa mưa là
3500 m3/s, mùa kiệt là 7,5 m3/s. Trên sông này có hệ thống thuỷ nông sông cầu
(trong đó có đập dâng thác huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của các huyện Phú
Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang)
Ngoài ra trong tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông kì cùng và
hệ thống sông lô.
Trên các sông chảy qua tỉnh có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp
với thuỷ lợi quy mô nhỏ sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao tiến bộ nhanh.
Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá lơn, nhưng việc khai thác sử dụng
còn hạn chế. nước ngầm tập trung ở khu vực đồng bẩm - túc duyên với trữ lượng
27.307.6 m3/ ngày. Nước ngầm đạt tiêu chuẩn làm nước ăn và cho khả năng khai thác
ở mức 41.000 m3/ ngày
2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1 Điều kiện kinh tế
Tổng GDP của tỉnh năm 2007 đạt 4.716,17 tỷ đồng (giá so sánh 1994),
9.868,69 tỷ đồng theo giá hiện hành. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành)
của tỉnh đạt khoảng 8,67 triệu đồng, cao hơn so với mức bình quân của vùng nhưng
thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (13,43 triệu đồng). Như vậy, tỉnh
có điểm xuất phát thuận lợi hơn nhiều tỉnh khác trong vùng nhưng lại không thuận lợi
bằng hầu hết các địa phương khác trong cả nước.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh đạt 9,89% cả thời kỳ
2000-2007 (năm 2000 đạt 2.436,6 tỷ đồng, năm 2007 đạt 4.716,17 tỷ đồng, giá so
sánh). Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh được thể hiện ở cả 3 khu vực sản xuất, trong
đó khu vực công nghiệp xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất 13,54%/năm, thương
mại dịch vụ tăng 11,04%, nông lâm thuỷ sản tăng 4,5%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2007 đạt trên 64,5 triệu USD.
Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như vậy nhưng do xuất
phát điểm ban đầu của tỉnh thấp nên trong tương lai, nếu chỉ duy trì mức tăng trưởng
như hiện nay thì Thái Nguyên không thể tăng đáng kể phần đóng góp của mình cho
GDP của toàn vùng, nhất là về công nghiệp và dịch vụ, và khoảng cách phát triển
giữa tỉnh với các địa phương khác trong cả nước sẽ ngày càng tăng lên.
Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững
chắc, quy mô ngày càng tăng.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế tỉnh tính theo GDP giá so sánh 1994
tăng tương đối nhanh, năng suất lao động trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng
nhanh nhất, tiếp đó là khu vực công nghiệp - xây dựng, năng suất lao động của trong
khu vực dịch vụ tăng chậm nhất
Một số sản phẩm công, nông nghiệp của Thái Nguyên có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng chủ yếu vẫn là những mặt hàng truyền
thống.
Trong những năm gần đây, với môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, với
những lợi thế tiềm năng đầu tư sẵn có và chính sách ưu đãi đầu tư cởi mở, tỉnh Thái
Nguyên đã và đang thu hút khá nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt năm 2007 và 6
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tháng đầu năm 2008, Thái Nguyên đã thu hút được 127 dự án với số vốn đăng ký gần
50.000 tỷ VNĐ (3,3 tỷ USD) trong đó có nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn mạnh
Cơ cấu kinh tế hiện nay công nghiệp: 40%, dịch vụ: 38%, nông lâm nghiệp: 22%.
Mục tiêu đến 2010 về công nghiệp: 45%, dịch vụ: 39%, nông lâm nghiệp: 16%
Các chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh 2006 – 2010: Tăng trưởng kinh tế bình quân 12-
13%. Trong đó công nghiệp tăng 16,5%; dịch vụ tăng 13%; nông lâm nghiệp tăng
5,5%. Giá trị sản suất nông nghiệp tăng 6,5-7%. Giảm hộ nghèo mỗi năm 2,5%. Thu
nhập bình quân đầu người đến 2010 là 12,6 triệu đồng (800 USD).
Ổn định diện tích cây chè 17.500 ha, năng suất 85 tạ/ha. trong đó 80% diện
tích sản suất nguyên liệu chè xanh và chè cao cấp, 20% diện tích sản suất nguyên liệu
chè đen. Sản phẩm nội tiêu khoảng 70%. Giá trị tăng thêm tăng trung bình 5%/năm.
2.2 Dân số và lao động
Trên phạm vi toàn tỉnh đến thời điểm 1/4/2009 có 1.124.786 người, trong đó
dân số nữ chiếm 50,29%, so với thời điểm 1/4/1999; tỷ suất tăng dân số bình quân
tăng 0,73%/năm, thấp hơn 0,44% so với bình quân chung cả nước.
Mật độ dân số là 318 người/km2 (1999 là 296 người/km2). Tỷ trọng dân số
thành thị trong tổng dân số là 25,6%. Hộ dân cư trên địa bàn có 329.788 hộ, bình
quân 3,5 người/hộ (thời điểm năm 1999 là 4,4 người/hộ). Chỉ số già hóa (được biểu
thị bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 người dưới 15 tuổi) là 39,5% cao hơn rất
nhiều so với thời điểm 1999 (22,07%). Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc và biết
viết chiếm 96,53%.
Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 55,3% dân số, cao hơn bình quân
chung cả nước. Trong đó lao động nữ chiếm 48,6%; lực lượng lao động phân bổ
không đều trong các ngành kinh tế: ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng cao
nhất: 66,5%, ngành du lịch: 23,1%, ngành xây dựng: 10,4%. Số người thất nghiệp
chiếm 1,55% số người trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị
chiếm 4,5%.
2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã có những hoàn
thiện nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư triển khai trên địa bàn
tỉnh...
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3.1 Giao thông vận tải
Đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ: 183 km,
tỉnh lộ: 105,5km, huyện lộ: 659 km. đường liên xã: 1.764 km. Hệ thống tỉnh lộ và
quốc lộ đều được dải nhựa.
Hệ thống Quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các
đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu
kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên
Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái
Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ
3, 37, 18, 259 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu giao thông quan trọng
và thuận lợi nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.
Đường sắt
Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện; đảm bảo phục
vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội.
Tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội -Quán Triều,
tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và
tỉnh Quảng Ninh.
Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển
khoáng sản.
Đường thuỷ
Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161
km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km.
Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ
giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm.
Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công sẽ
được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.
2.3.2 Hệ thống thủy lợi
+ Hồ chứa: Toàn tỉnh hiện có 395 hồ chứa nước. Trong đó: Hồ có diện tích
tưới từ 30 ha trở lên có 57 cái; Hồ có diện tích tưới nhỏ hơn 30 ha có 338 cái.
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Trạm bơm: Toàn tỉnh hiện có 200 trạm bơm điện, công suất 70.219 m
3
/h,
năng lực tưới 5.150 ha; 40 trạm bơm dầu với công suất 10.144 m
3
/h, năng lực tưới
1.005 ha. Hầu hết các trạm bơm trong tỉnh đều đã được thay thế các máy bơm cũ
bằng các loại bơm liên doanh Việt Nhật thuộc thế hệ kỹ thuật mới, hiện tại vẫn đang
còn dùng tốt; còn một số ít máy được lắp đặt đã quá lâu năm chưa được thay thế nên
hoạt động kém hiệu quả như: trạm bơm Lũ Yên xã Đào Xá (Phú Lương); trạm bơm
xóm Thượng xã Bảo Lý huyện Phú Bình hoặc các trạm bơm: Đồng Trầu; Na Nuôi
(xã Tân Khánh); Đồng Tố xã Kha Sơn, Xóm Bo, Đá Gân xã Đồng Liên (Phú Bình).
+ Hệ thống kênh tưới: Tổng chiều dài kênh chính và kênh nội đồng của toàn
tỉnh là 2.706,895km. Trong đó hệ thống kênh mương được kiên cố là 2.420km.
Năm 2007 thực hiện trữ nước và điều tiết nguồn nước một cách hợp lý, tiết
kiệm đảm bảo phục vụ nhu cầu tưới cho 23.821ha lúa vụ xuân, 34.000ha lúa vụ mùa,
16.500ha rau màu, 2.500ha chè vụ đông. Quản lý khai thác có hiệu quả các công trình
thuỷ lợi, tu sửa phai đập, nạo vét kênh mương, thường xuyên kiểm tra các hồ đập, kè,
cống nhằm phát hiện kịp thời xử lý các hiện tượng vi phạm hành lang và các sự cố
công trình thuỷ lợi, nhất là các hồ chứa.
2.3.3 Hệ thống điện
Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện
tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia, trong
đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn, huyện có lưới điện hoàn
chỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Toàn tỉnh có 21 trạm thủy điện nhỏ với tổng công suất 422KW, nhà máy nhiệt
điện Cao Ngạn công suất 2 x 12MW nhưng đến nay hầu hết các trạm thủy điện nhỏ
đã ngừng hoạt động, nhà máy nhiệt điện chưa đạt công suất thiết kế.
Hiện nay có 100% số xã sử dụng điện, song tỷ lệ hộ sử dụng chưa cao và
không đồng đều giữa các huyện, lượng điện tiêu thụ bình quân phổ biến dưới
50KWh/hộ/tháng.
Điện năng tiêu thụ chủ yếu ở thành phố, thị trấn chiếm tới 77-80%. Khu vực
nông nông chỉ chiếm 20-30% lượng điện tiêu thụ toàn tỉnh. Những năm vừa qua
lượng điện sử dụng ở nông thôn khoảng 160-180 triệu KWh, trong đó điện cho sinh
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hoạt chiếm 70% điện cho sản xuất còn rất thấp thể hiện ngành nghề trong nông thôn
kém phát triển.
3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển sản xuất chè ở
Thái Nguyên
3.1 Thuận lợi
Thái Nguyên có những thuận lợi để phát triển sản xuất chè như sau:
- Thái Nguyên nằm giáp với Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh biên giới phía
Bắc với Đồng bằng sông Hồng, có 18 trường đại học, cao đẳng, trung học trên địa
bàn, có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua nối Hà Nội với các tỉnh biên giới phía Bắc. Đây là
một lợi thế so sánh quan trọng của tỉnh về thị trường tiêu thụ nông sản.
- Tỉnh hiện còn khoảng 35 ngàn ha đất chưa sử dụng, trong đó có thể khai thác
đưa vào sản xuất nông nghiệp khoảng 24 - 25 ngàn ha.
- Khí hậu cho phép phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú có lợi
thế hơn các tỉnh đồng bằng trong việc phát triển nông lâm nghiệp tổng hợp và đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá.
Đặc biệt điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai của tỉnh thích hợp với việc phát triển
sản xuất chè.
- Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao, có ý nghĩa thúc
đẩy sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh ở mức cao trong những năm tới.
- Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản
xuất chè từ lâu đời.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, điện, thuỷ lợi… đang được cải
thiện, hệ thống cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp đang được mở rộng đáp ứng nhu
cầu phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng.
- Cây chè được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh nên
được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển.
3.2 Khó khăn
Mặc dù có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất chè song phát triển sản xuất
chè cũng gặp một số khó khăn sau đây:
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Địa hình chia cắt mạnh, đất dốc dẫn đến sản xuất phân tán, tỷ suất đầu tư
chưa cao và dễ gây thoái hoá đất nếu không có giải pháp canh tác hợp lý.
- Hạ tầng cơ sở đặc biệt là ở nông thôn miền núi còn yếu kém làm ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển kinh tế.
- Trình độ lao động nông nghiệp ở nông thôn còn thấp, đây là một trở ngại lớn
trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Thu nhập của một bộ phận dân cư còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao sẽ
gây nhiều khó khăn trong đầu tư thâm canh.
- Hệ thống sản xuất cung ứng giống còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu giống tại
chỗ cho sản xuất của địa phương.
- Hệ thống bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch còn ít và lạc hậu.
- Diễn biến thời tiết thất thường, mùa mưa hay bão lụt, mùa khô thường hạn gây thiếu
nước tưới.
II. Thực trạng sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả
năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản
phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 16.000 ha chè, đứng thứ 2
trong cả nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh, vùng chè nguyên liệu được
chia làm hai vùng. Vùng nguyên liệu để chiến biến chè xanh bao gồm các huyện:
Thành phố Thái Nguyên, Đại từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Sông Cầu, Võ
Nhai, với diện tích 12.400 ha, chiếm 73% diện tích chè của cả tỉnh. Trong đó, chè
xanh đặc sản có gần 4.000 ha, với các địa danh nổi tiếng như Tân Cương, Phúc Xanh,
Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên), La Bằng, Khuôn Gà-Hùng Sơn (Đại Từ), Tại Cài-Minh
Lập, Sông Công (Đồng Hỷ) và Phúc thuận (Phổ Yên). Vùng chè nguyên liệu để chế
biến chè đen bao gồm phần lớn chè của Định Hóa, Phú lương với diện tích 4.000 ha,
chiếm 27% diện tích chè toàn tỉnh. Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường
trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè
xanh, chè xanh đặc sản
Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi
thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu của nông dân.
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng
và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông
dân trồng chè trong tỉnh.
Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện Đề án phát
triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Đến nay về diện tích trồng
chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu
tư chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nâng
cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề an toàn sản phẩm gặp nhiều khó khăn chưa
giải quyết được
1. Thực trạng phát triển diện tích, sản lượng chè ở tỉnh Thái Nguyên
1.1 Về diện tích
Chè được trồng ở tất cả các huyện và thị xã của tỉnh Thái Nguyên. Nhìn vào
bảng 2.1 ta có thể thấy diện tích trồng chè phân bố không đều giữa các huyện, 3
huyện có diện tích trồng chè ít nhất là huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai và thị xã Sông
Công. Huyện tập trung chè nhiều nhất là huyện Đại Từ, đó là do đất đai và khí hậu,
điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè,
mặt khác người dân ở Đại Từ cũng có kinh nghiệm, truyền thống trồng chè từ lâu
đời.
Trong những năm qua, tỉnh không ngừng xây dựng, phát triển những khu công
nghiệp, hệ thống thương mại dịch vụ như siêu thị, khách sạn, nhà hàng ngày càng
nhiều, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, mặt khác quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
đang diễn ra mạnh mẽ vì vậy diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị hạn chế. Tuy
vậy, diện tích trồng chè vẫn tăng lên hàng năm do tỉnh xác định cây chè là cây công
nghiệp chủ lực.
Trong giai đoạn 2004 – 2006, diện tích trồng chè của tỉnh tăng mạnh. Năm
2005 so với 2004, diện tích trồng chè của tỉnh tăng 3,96% tương đương với 607 ha.
Năm 2006 so với 2005, diện tích tăng 435 ha (2.73%). Trong đó, diện tích tăng mạnh
nhất phải kể đến các huyện: Phú Lương chiếm 21,72% tổng diện tích toàn tỉnh, huyện
Đại Từ chiếm 30,72% tổng diện tích (năm 2006)
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.1: Diện tích trồng chè phân theo huyện / thành phố / thị xã
Đơn vị : ha
Năm
Huyện, thị xã
2004 2005 2006 2007 2008
Ha
Tỷ trọng
(%)
Ha
Tỷ trọng
(%)
Ha Tỷ trọng (%) Ha
Tỷ trọng
(%)
Ha
Tỷ trọng
(%)
Thành phố Thái Nguyên 1.031 6,73 1.125 7,06 1.094 6,68 1.134 6,78 1.158 6,81
Thị xã Sông Công 465 3,03 480 3,01 485 2,96 500 2,98 505 2,97
Huyện Định Hoá 1.906 12,44 1.942 12,19 1.966 12,01 1.996 11,93 2.026 11,92
Huyện Võ Nhai 417 2,72 465 2,92 497 3,03 538 3,22 560 3,29
Huyện Phú Lương 3.370 21,99 3.451 21,66 3.554 21,72 3.604 21,55 3.650 21,47
Huyện Đồng Hỷ 2.391 15,6 2.493 15,65 2.538 15,5 2.571 15,37 2.609 15,35
Huyện Đại Từ 4.721 30,8 4.871 30,57 5.028 30,72 5.098 30,47 5.152 30,32
Huyện Phú Bình 96 0,63 96 0,6 96 0,58 96 0,57 101 0,59
Huyện Phổ Yên 927 6,06 1.008 6,34 1.108 6,8 1.189 7,13 1.233 7,28
Tổng số 15.324 100 15.931 100 16.366 100 16.726 100 16.994 100
(Nguồn: Phòng trồng trọt - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên)