Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29 - 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.36 KB, 16 trang )

Chuyãn âãö täút nghiãûp
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29 - 3
I- NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN:
Tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung đảm bảo công tác quản
lý chung của công ty, đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tài sản.
Phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng giữa các nhân viên trong
phòng phù hợp với khả năng từng nguồn nhằm đảm bảo tốt công tác hạch
toán kế toán tại công ty.
Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, sử dụng nhiều sổ chi
tiết nên rất thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra.
Tuy nhiên, công tác hạch toán kế toán của công ty còn một số nhược
điểm đó là chưa mở sổ theo dõi chi tiết công nợ phải thu theo từng thời
điểm làm ảnh hưởng đến công tác phân tích vốn lưu động chưa lập thuyết
minh báo cáo tài chính và báo cao lưu chuyển tiền tệ.
II. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY:
Qua những phân tích ở phần II, ta có thể rút ra những nhận xét như
sau:
- Lượng vốn lưu động ròng của cả 2 năm 2001, 2002 đều âm rất lớn,
qua đây ta có thể biết được tình hình tài chính của công ty chưa tốt do
nguồn vốn thường xuyên của công ty không đủ để tài trợ cho TSCĐ. Mặt
khác, nhu cầu về vốn lưu động ròng của công ty là rất lớn và có xu hướng
gia tăng trong năm 2002 do hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng mạnh
nên vốn lưu động ròng không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu về vốn lưu
động ròng. Vì vậy công ty phải vay ngắn hạn để tài trợ cho một phần TSCĐ
và tài trợ hoàn toàn cho vốn lưu động. Do đó áp lực thanh toán của công ty
là rất lớn, rủi ro về tài chính rất cao. Trong năm đến công ty cần dự đoán
nhu cầu vốn lưu động cũng như có kế hoạch tìm ra nguồn tài trợ hợp lý để
giảm bớt những rủi ro nói trên.
- Lượng tiền dự trữ của công ty tương đối thấp, dễ dẫn đến tình


trạng mất khả năng thanh toán, nhất là các khoản nợ ngắn hạn.
- Khoản phải thu của công ty trong năm 2002 tăng lên về giá trị lẫn
tỷ trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động, cho thấy công tác
thu hồi nợ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế , dẫn đến tình trạng công ty
bị chiếm dụng vốn lớn. Đây là vấn đề nan giải của công ty từ nhiều năm
qua, do có một số khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong việc
thanh toán nợ. Trong khi đó công ty đi vay ngắn hạn để trang trải cho nhu
Trang 1
Chuyãn âãö täút nghiãûp
cầu về vốn lưu động. Làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh là
phải trả một khoản lãi vay ngắn hạn.
- Hàng tồn kho trong năm 2002 với giá trị rất lớn và chiếm tỷ trọng
cao trong tổng TSLĐ, do dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang và thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, nếu vẫn tiếp tục
duy trì tình trạng này thì có thể dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm
giảm đi hiệu quả của vốn lưu động. Công ty cần phải có những biện pháp
tồn kho hợp lý để vừa có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên vật liệu, thành
phẩm, đồng thời giảm đến mức thấp nhất tình trạng ứ đọng trong dự trữ
hàng tồn kho, từ đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng tốt hơn.
- Tuy còn nhiều hạn chế về khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu
động nhưng với lợi thế là một công ty đã tồn tại phát triển hơn 20 năm qua,
có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ những năm
khó khăn nhất cho đến nay và với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tuổi
đời, tay nghề cao đã từng gắn bó với công ty nhiều năm qua. Tin chắc rằng
công ty sẽ cải thiện tốt việc quản lý vốn lưu động nói riêng, và quản lý tốt
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung nhằm đưa công ty từng bước phát
triển hơn nữa, xứng đáng với tầm vóc của một doanh nghiệp Nhà nước đi
đầu trong ngành dệt may trong nước.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG:

1. Xác định nhu cầu VLĐ cần thiết và tìm nguồn tài trợ:
1.1. Xác định nhu cầu tối thiểu về VLĐ:
Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, công ty
cần một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng với quy mô và tính chất
công việc của mình. Nếu số vốn lưu động dự trữ quá thấp do với nhu cầu sẽ
gây khó khăn cho tính liên tục của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp,
ngược lại nếu quá cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, vốn lưu
động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho
giá thành tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy việc
xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch là rất cần thiết đối với mỗi doanh
nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và nhất là đối với công
ty Dệt may 29/3 đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, khả năng cạnh
tranh trên thị trường chưa cao.
Ở công ty Dệt may 29/3, cần phải có phương pháp để xác định nhu
cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch, phương pháp này thường căn cứ vào
số vòng quay VLĐ năm báo cáo, kết hợp với nhiệm vụ tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và doanh thu đạt được trong năm đến.
Công thức xác định nhu cầu vốn lưu động như sau:
Trang 2
Chuyãn âãö täút nghiãûp
Trong đó:
: Nhu cầu VLĐ bình quân cần thiết năm kế hoạch.
M
1
: doanh thu thuần năm kế hoạch
t(%): tốc độ tăng vòng quay VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo
L
0
: số vòng quay VLĐ năm báo cáo (với L
0

= 1,9 năm 2002)
Trong năm 2003, công ty phấn đấu tăng tốc độ luân chuyển VLĐ
15% tốc độ tăng của doanh thu khoảng 7,5% so với năm 2002. Như vậy
doanh thu dự kiến đạt được của công ty năm 2003 khoản gần
120.000.000.000 đồng.
= = 54.919.908.470 đồng
Như vậy, để năm 2003 doanh thu đạt được là 120.000.000.000đồng
với mức tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 15%, công ty phải cần số
VLĐ bình quân cần thiết là: 54.919.908.470đồng.
1.2. Tổ chức đảm bảo nhu cầu VLĐ cần thiết:
Sau khi xác định nhu cầu VLĐ cần thiết của công ty trong kỳ đến,
nhiệm vụ đặt ra là phải xác định nguồn tài trợ, khả năng đảm bảo nhu cầu
đó. Nguồn tài trợ cho nhu cầu này là nguồn vốn lưu động huy động trong
nội bộ doanh nghiệp và nguồn vốn lưu động huy động từ bên ngoài doanh
nghiệp.
Số vốn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu vốn lưu động hay chính là
nguồn vốn lưu động công ty cần huy động từ bên ngoài được xác định theo
công thức sau:
V
tt
= V
1
- (V
tc
+ V
bs
)
Trong đó:
V
tt

: Số VLĐ thừa hoặc thiếu so với nhu cầu
V
tc
: nguồn VLĐ trong nguồn vốn kinh doanh ở đầu kỳ kế hoạch
V
bs
: VLĐ doanh nghiệp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh
trong năm kế hoạch.
Trang 3
)t1(L
M
V
0
1
1
+
=
1
V
1
V
%)151(9,1
000.000.000.120
+
Chuyãn âãö täút nghiãûp
Trong năm 2003, công ty mong muốn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu dạt được như năm 2002, với mức tỷ suất năm 2002 là
Giả sử với những nổ lực của mình, công ty đã đạt được mức tỉ suất
như trên. Như vậy lợi nhuận dự kiến sau thuế mà công ty đạt được trong
năm 2003 là:

120.000.000.000 x 0,11% = 132.000.000 đồng.
Lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch vẫn ở mức thấp, do đó nguồn tài
trợ cho tài sản lưu động của công ty chủ yếu vẫn là vỗn vay. Vốn lưu động
có trong nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2002 là: 6.810.446.909
đồng. (Căn cứ vào sổ chi tiết TK 411: nguồn vốn kinh doanh của công ty)
Lượng vốn thiếu hụt trong năm kế hoạch mà công ty phải tìm nguồn bù đắp
là:
54.919.908.470 - 6.810.446.909 = 48.109.461.561 đồng.
Đây là lượng vốn lưu động thiếu hụt mà công ty cần phải tìm nguồn
tài trợ để đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, công ty đang sử dụng nguồn vốn tạm thời tài trợ cho
TSLĐ và một phần TSCĐ. Vì vậy, bên cạnh việc tìm ra các biện pháp
nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động, công ty cần
tìm nguồn tài trợ thích hợp cho 2 loại tài sản này nhằm làm giảm bớt
khoản vay ngắn hạn, từ đó có thể giảm áp lực về thanh toán ngắn hạn. Việc
vay vốn dài hạn ở ngân hàng của công ty còn nhiều hạn chế, một phần do
từ phía ngân hàng, một phần do công ty chưa xây dựng được dự án có hiệu
quả, có sức thuyết phục. Do đó để ngân hàng xét duyệt cho vay dài hạn,
công ty cần dựa trên những cơ sở khoa học, tình hình thực tế của công ty để
xây dựng những dự án có tính khả thi, hiệu quả cao. Ngoài ra, nếu xây
dựng những dự án có sức thuyết phục thì công ty có thể được xét cho vay
từ nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Hiện tại, công ty có thể huy động vốn
từ cán bộ công nhân viên của mình, kêu gọi mọi người góp sức cùng công
ty để từng bước cải thiện được tình hình khó khăn về vốn. Điều này có thể
thực hiện được ở công ty do đây là công ty Nhà nước đã từng bước đi lên
từ những năm khó khăn nhất, hơn nữa, cán bộ công nhân viên rất tin tưởng
vào khả năng cũng như tương lai của công ty mình.
2. Biện pháp quản lý hàng tồn kho:
Như đã trình bày ở trên, vấn đề hiện nay ở công ty là cần tìm ra giải
pháp nhằm giải quyết hàng tồn kho một cách tối ưu. Vì vậy việc tìm ra biện

pháp nhằm quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho là cần thiết.
Công ty nên phân loại hàng tồn kho theo từng khoản mục nguyên vật liệu,
Trang 4
%11,0
933.377.497.111
573.011.119

Chuyãn âãö täút nghiãûp
sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Sau đó dựa vào tình hình biến
động của mỗi loại ở hiện tại và dự đoán trong tương lai mà có biện pháp xử
lý kịp thời.
Về nguyên vật liệu, do không có kế hoạch dự trữ mua hợp lý nên gây
khó khăn trong việc sử dụng vốn. Vì vậy việc đầu tiên trong giải pháp
nguyên vật liệu là phải lập kế hoạch dự trữ , kế hoạch mua nguyên vật liệu
hợp lý, ngoài việc khắc phục tình trạng hiện tại, lập kế hoạch mua sắm
nguyên vật liệu, còn giúp công ty từng bước phát triển bền vững trong
tương lai.
2.1. Xây dựng mô hình tồn kho EOQ cho sợi:
Đối với công ty Dệt may 29/3 do đặc điểm hoạt động kinh doanh là
dệt khăn và may gia công nguyên vật liệu chủ yếu là cho ngành dệt, còn
ngành may nguyên vật liệu chính do bên đặt gia công cung cấp hay đặt mua
từng nước ngoài. Để quản lý tốt nguyên vật liệu, ta phải xây dựng mô hình
tồn kho hợp lý trên cơ sở cực tiểu hoá chi phí và đảm bảo tiến độ sản xuất
của công ty, cần xác định nên mua bao nhiêu nguyên vật liệu và mỗi lần
mua với sản lượng bao nhiêu để tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí, ứ
đọng vốn hay thiếu hụt làm ách tắc sản xuất ở công ty Dệt may 29/3, sợi là
NVL chính dùng cho ngành dệt may và là NVL tồn kho chủ yếu. Do đó, ta
có thể sử dụng mô hình EOQ để xác định số lượng sợi một lần mua, số liệu
sợi tồn kho hợp lý tại công ty. Đây là mô hình sản lượng sợi đặt hàng hiệu
quả nhất.

Công thức như sau:
Q* =
Trong đó:
Q* : sản lượng sợi đặt hàng tối ưu
S: chi phí một lần đặt hàng
D: sản lượng sợi cần sử dụng trong năm
H: Chi phí tồn trữ cho 1 kg sợi
Ở Công ty Dệt may 29/3 chi phí tồn trữ thường chiếm 5% chi phí
mua hàng, giá 1kg sợi bình quân khoản 28.000đ/1 kg. Chi phí tồn trữ cho
1kg sợi là 28.000đ x 5% = 1.400đ.
Sản lượng khăn bông dự kiến tiêu thụ năm 2003 là 500 tấn khăn.
Định mức sản xuất 1 kg cần 1,12kg sợi nên số lượng sợi cần dùng sản xuất
trong năm là 560.000kg sợi. Chi phí mỗi lần đặt hàng khoản 1.000.000
đồng.
Trang 5
H
S.D2
Chuyãn âãö täút nghiãûp
Như vậy, lượng đặt hàng tối ưu trong năm như sau:
Q* = = 28.284,3 kg.
Số lần mua tối ưu trong năm:
n = ≈ 20 lần.
Chi phí đặt hàng trong năm:
20 x 1.000.000 = 20.000.000 đồng
Chi phí tồn kho: = = 19.799.010đồng
Tổng chi phí tồn kho trong năm:
20.000.000 + 19.799.010 = 39.799.010đ
Công ty dự kiến sợi dự trữ bảo kiểm là 500kg, khi đó lượng sợi dự
trữ trung bình tối ưu là:
+ 500 = 14.642,15 kg.

Vốn lưu động bình quân ( ) cần cho lượng sợi tồn kho:
=
= = 785.989.950 đồng.
- Một vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
không thể không nói đến là việc cấp phát nguyên vật liệu ở công ty. Trong
quá trình sản xuất, công ty cấp phát nguyên vật liệu theo yêu cầu của các
bộ phận sản xuất căn cứ vào định mức và số vật tư có trong kho, trong khi
đó khâu lập kế hoạch định mức tiêu hao nguyên vật liệu chưa được coi
trọng ở công ty. Công ty cứ giữ định mức cũ 1,12 kg sợi để sản xuất 1 kg
Trang 6
400.1
000.000.1x000.560x2
3,284.28
000.560
2
400.1x3,284.28
2
3,284.28
V
V
nàmtrongmualáönSäú
khotäönphêchitäøngmuagiaï +
20
010.799.39000.560x000.28
+

×