Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH 10 – TẬP MỘT (CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM) CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM THEO HƯỚNG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.01 KB, 1 trang )

ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA
TIẾNG ANH 10 – TẬP MỘT (CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM)
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM
THEO HƯỚNG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA
ThS. Lại Thị Thanh Vân
Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN
Email:

Việc dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp liên văn hóa xuất phát từ thực tế tiếng Anh
đã được coi là ngôn ngữ toàn cầu và nhiều người học tiếng Anh không chỉ để giao tiếp với người
bản ngữ tiếng Anh mà còn để giao tiếp với những đối tác đến từ các nền văn hóa khác nhau trên
thế giới. Trong việc giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ, đường hướng này tập trung vào việc
giúp học viên phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa; nói cách khác, mục tiêu lớn hơn cả của
việc học tiếng Anh là để giao tiếp bằng tiếng Anh một cách hiệu quả trong "ngôi làng toàn cầu"
chứ không phải là để sử dụng được tiếng Anh như người bản ngữ. Bài viết này báo cáo lại kết quả
một nghiên cứu của tác giả đánh giá nội dung sách giáo khoa Tiếng Anh 10 – tập một (chương
trình thí điểm) của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đường hướng giao tiếp liên văn hóa. Cụ thể, báo
cáo này trả lời các câu hỏi: (1) nội dung sách giáo khoa Tiếng Anh 10 – tập 1 (chương trình thí
điểm) của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm các thông tin về văn hóa của những nước nào; (2)
trong các thông tin về văn hóa được đề cập đến ở sách giáo khoa, có thông tin về văn hóa của
(những) nước nào chiếm ưu thế hơn hay không; (3) liệu các nội dung về văn hóa trong sách giáo
khoa có đủ để giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa hay không.
Từ khóa: Đánh giá sách giáo khoa, năng lực giao tiếp liên văn hóa, giảng dạy tiếng Anh



×