Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Xác định hệ số tích tụ Pb và Cd của cá Rô phi (Oreochromis niloticus), cá Trôi (Labeo rohita) và cá Chép (Cyprinus carpio) nuôi trong phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM THỊ MINH UYÊN

XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TÍCH TỤ Pb VÀ Cd CỦA CÁ RÔ PHI
(OREOCHROMIS NILOTICUS), CÁ TRÔI (LABEO ROHITA) VÀ CÁ CHÉP
(CYPRINUS CARPIO) NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 12/2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM THỊ MINH UYÊN

XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TÍCH TỤ Pb VÀ Cd CỦA CÁ RÔ PHI
(OREOCHROMIS NILOTICUS), CÁ TRÔI (LABEO ROHITA) VÀ CÁ CHÉP
(CYPRINUS CARPIO) NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thu Hà

Hà Nội – 12/2014




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý rất tận
tình từ PGS-TS Lê Thu Hà, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô vì tất cả
những hướng dẫn và sự giúp đỡ của Cô trong suốt thời gian em học tập và hoàn
thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Bùi Thị Hoa cùng các thầy, cô giáo, các em
sinh viên làm cùng đề tài trong phòng thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học môi
trường, Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn.
Luận văn của tôi đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài QG.12.10
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc của tôi tới gia đình và bạn bè, những người luôn
quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong thòi gian tôi học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2104

Học viên

Phạm Thị Minh Uyên


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 2
1.1. Trạng thái tự nhiên và hiệu ứng hóa sinh của Chì (Pb) và Cadimi (Cd) .. 2
1.1.1. Chì (Pb) ........................................................................................ 2

1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm chì và cadimi đến con người và quần xã
sinh vật thủy sinh ...................................................................................... 5
1.2.1. Ảnh hưởng của chì và cadimi đến cơ thể con người: [3,6,12] ....... 5
1.2.2. Ảnh hưởng của chì và cadimi đến quần xã thủy sinh vật ............... 7
1.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng
trong sinh vật ở Việt Nam ........................................................................ 9
1.4. Vai trò của enzim catalaza đối với ô nhiễm kim loại nặng ............ 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 14
2.1.1. Cá Rô phi .................................................................................... 14
2.1.2. Cá Trôi ........................................................................................ 14
2.1.3. Cá Chép ...................................................................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................. 16
2.2.1. Thiết kế thí nghiệm ...................................................................... 16
2.2.2. Phân tích hàm lượng kim loại nặng Pb và Cd trong các mẫu cơ cá ...... 16
2.2.3. Xác định hoạt tính enzim catalaza trong mẫu gan cá .................. 17
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 20
3.1. Sự tích tụ kim loại nặng trong mô thịt cá ....................................... 20
3.1.1. Sự tích tụ Pb ................................................................................ 20
3.1.2. Sự tích tụ Cd................................................................................ 26
3.2. Hoạt tính của Catalaza trong gan cá .............................................. 33
3.2.1. Trong môi trường nước có Pb ..................................................... 33


3.2.2. Trong môi trường nước có Cd ..................................................... 40
KẾT LUẬN ................................................................................................. 47
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 49
PHỤ LỤC.................................................................................................... 52



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BYT

: Bộ y tế

CAT

: Enzyme catalase

Cd

: Cadimi

Fe3+ - E

: Phức hệ enzyme và ion Fe3+

KLN

: Kim loại nặng

O=Fe4+ - E

: Phức hệ enzyme, ion Fe4+ và nguyên tử Oxi

Pb


: Chì

QCVN 08- 2008/BTNMT

: Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Hàm lượng kim loại nặng trong động vật thủy sinh (cá) ........................... 10
Bảng 2. Hàm lượng trung bình của Pb và Cu trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh
vỏ vùng ven biển Đà Nẵng .................................................................................... 11
Bảng 3. Hàm lượng Cd2+ tích tụ trong các bộ phận và toàn cơ thể cá ở các nồng độ
(mg/kg).................................................................................................................. 12
Bảng 4. Nồng độ kim loại nặng trong môi trường nước thí nghiệm ....................... 16
Bảng 5. Hàm lượng Pb (mg/kg) trong thịt cá Rô phi .............................................. 20
Bảng 6. Hàm lượng Pb (mg/kg) trong thịt cá Chép ................................................ 22
Bảng 7. Hàm lượng Pb (mg/kg) trong thịt cá Trôi .................................................. 23
Bảng 8. Hệ số tích tụ Pb của 3 loài cá nghiên cứu ở ngày thứ 60 ........................... 25
Bảng 9. Hàm lượng Cd (mg/kg) trong thịt cá Rô phi ............................................. 26
Bảng 10. Hàm lượng Cd (mg/kg) trong thịt cá Chép .............................................. 28
Bảng 11. Hàm lượng Cd (mg/kg) trong thịt cá Trôi ............................................... 31
Bảng 12. Hệ số tích tụ Cd của ba loài cá nghiên cứu ở ngày thứ 60 ....................... 32
Bảng 13. Hoạt tính CAT của gan cá Rô phi trong môi trường có Pb ...................... 34
Bảng 14. Hoạt tính CAT của gan cá chép trong môi trường có Pb (Đơn vị units/mg) ....... 35
Bảng 15. Hoạt tính CAT của gan cá trôi trong môi trường có Pb ........................... 37
Bảng 16. Hoạt tính CAT của gan 3 loài cá nghiên cứu trong môi trường có Pb sau

60 ngày phơi nhiễm (units/mg) .............................................................................. 39
Bảng 17. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá Rô phi theo thời gian phơi nhiễm
Cd (units/mg) ........................................................................................................ 40
Bảng 18. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá Chép theo thời gian phơi nhiễm Cd
(units/mg) .............................................................................................................. 42
Bảng 19. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá trôi theo thời gian phơi nhiễm Cd
(units/mg) .............................................................................................................. 43
Bảng 20. Hoạt tính CAT của gan 3 loài cá nghiên cứu trong môi trường có Cd sau
45 ngày phơi nhiễm (units/mg) .............................................................................. 45


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khoảng nồng độ tác động của các chất ô nhiễm đối với một số loài giáp xác [28] ... 8
Hình 2. Cá Rô phi Oreochoromis niloticus ............................................................ 14
Hình 3. Cá Trôi Labeo rohita ................................................................................. 15
Hình 4. Cá Chép Cyprinus carpio .......................................................................... 15
Hình 5. Biến động hàm lượng Pb trong mô thịt cá rô phi theo thời gian ................. 20
Hình 6. Biến động hàm lượng Pb trong mô thịt cá chép theo thời gian .................. 22
Hình 7. Biến động hàm lượng Pb trong mô thịt cá trôi theo thời gian .................... 24
Hình 8. Đồ thị so sánh sự tích tụ Pb của ba loài cá ở ngày thứ 60 .......................... 25
Hình 9. Biến động hàm lượng Cd trong mô thịt cá rô phi theo thời gian ................ 27
Hình 10. Biến động hàm lượng Cd trong mô thịt cá Chép theo thời gian ............... 29
Hình 11. Biến động hàm lượng Cd trong mô thịt cá Trôi theo thời gian ................. 31
Hình 12. Đồ thị so sánh sự tích tụ Cd của ba loài cá ở ngày thứ 60 ........................ 33
Hình 13. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá rô phi theo thời gian phơi nhiễm Pb ........ 34
Hình 14. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá chép theo thời gian phơi nhiễm chì ......... 36
Hình 15. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá trôi theo thời gian phơi nhiễm chì .......... 38
Hình 16. Đồ thị so sánh hoạt tính của enzyme CAT giữa 3 loài cá nghiên cứu trong
môi trường có chì .................................................................................................. 39
Hình 17. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá Rô phi theo thời gian phơi nhiễm

cadimi ................................................................................................................... 41
Hình 18. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá chép theo thời gian phơi nhiễm
Cadimi................................................................................................................... 42
Hình 19. Biến động hoạt tính CAT trong gan cá trôi theo thời gian phơi nhiễm
cadimi ................................................................................................................... 44
Hình 20. Đồ thị so sánh hoạt tính của enzyme CAT với ba loài cá nghiên cứu trong
môi trường Cadimi ................................................................................................ 45

.


MỞ ĐẦU
Kim loại nặng được coi là những chất “ô nhiễm bảo toàn” bởi vì chúng không
bị phân hủy hoặc bị phân hủy sau một thời gian rất dài được đưa vào nước. Các chất
này được tích luỹ trong cơ thể sinh vật và một số có thể được khuyếch đại sinh học
qua các chuỗi thức ăn. Những động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của chuỗi
thức ăn như cá, lại hấp thụ phần lớn các chất ô nhiễm từ các hệ sinh thái thuỷ vực
bằng con đường tiêu hoá, vì thế khả năng tích tụ sinh học rất lớn. Nếu các loài cá
này được sử dụng làm thực phẩm thì sẽ gây tác động đến sức khỏe cộng đồng.
Trong các động vật thủy sinh, cá là sinh vật mà không thể thoát khỏi tác động
có hại của chất gây ô nhiễm. Sinh vật hiếu khí tạo ra các chất hoạt động chứa ôxy
(ROS), chẳng hạn như superoxide anion gốc tự do (O2), hydrogen peroxide (H2O2),
và hydroxyl triệt để (OH). Để làm giảm bớt những tác động tiêu cực của ROS, cá có
một hệ thống phòng thủ chống oxy hóa sử dụng cơ chế enzyme và phi enzyme.Và
enzyme catalase (CAT) được coi là 1 biomarker và là 1 trong các chất chống oxy
hóa quan trọng nhất.
Trong các nghiên cứu về độc tính của phơi nhiễm cấp tính, thay đổi nồng độ
và hoạt động enzyme thường trực phản ánh tổn thương tế bào trong các cơ quan cụ
thể. Gan là một cơ quan quan trọng lưu trữ và tham gia vào quá trình trao đổi chất,
giải độc của cơ thể. Trong một số tình huống, các kim loại nặng có thể tích tụ trong

gan để thể hiện mức độ độc hại và gây ra sự thay đổi bệnh lý.
Những nghiên cứu về đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong sinh vật ở Việt
Nam chưa nhiều. Các nghiên cứu này hầu hết tập trung phân tích và đánh giá hàm
lượng kim loại nặng trong sinh vật sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Vì vậy, đề
tài “Xác định hệ số tích tụ Pb và Cd của cá Rô phi (Oreochromis niloticus), cá
Trôi (Labeo rohita) và cá Chép (Cyprinus carpio) nuôi trong phòng thí nghiệm”
được thực hiện với mục tiêu như sau:
1.

Đánh giá sự tích tụ của chì và cadimi trong thịt cá rô phi, cá trôi và cá

chép được nuôi trong môi trường chứa kim loại ở các nồng độ khác nhau.
2.

Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường có kim loại nặng đến hoạt tính

của enzim catalaza trong gan cá.
1


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trạng thái tự nhiên và hiệu ứng hóa sinh của Chì (Pb) và Cadimi (Cd)
1.1.1. Chì (Pb)
Trạng thái tự nhiên của chì
Chì là kim loại có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉn
nhanh trong không khí tạo ra màu tối, rất mềm, dễ uốn, nặng và có tính dẫn điện
kém so với các kim loại khác. Chì có tính chống ăn mòn cao, vì thuộc tính này nên
chì được sử dụng để chứa các chất ăn mòn (như axit sulfuric). Do tính dễ dát mỏng
và chống ăn mòn, chì được sử dụng trong các công trình xây dựng như trong các
tấm phủ bên ngoài các tấm lợp.

Chì tồn tại khá phổ biến trong tự nhiên, chiếm khoảng 1,6.10-3 % khối lượng
vỏ trái đất ứng với khoảng 1,6.10-4 tổng số nguyên tử của vỏ trái đất.
Trong khí quyển chì tương đối giàu hơn so với kim loại khác. Nguồn chính
của chì phân tán trong không khí xuất phát từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu xăng
dầu chứa chì. Chì được trộn thêm dưới dạng Pb(CH3)4 và Pb(C2H5)4 cùng với các
chất làm sạch 1,2- dicloetan và 1,2 – đibrommetan.
Trong nước, dạng tồn tại của chì là dạng ion Pb2+. Chì trong nước máy có
nguồn gốc tự nhiên chiếm tỉ lệ rất ít, chủ yếu là từ đường ống dẫn, các thiết bị tiếp
xúc có chứa chì.
Vai trò và hiệu ứng sinh hóa của chì
Chì được sử dụng để chế tạo pin, acquy chì – axit, hợp kim, thiết bị bảo vệ tia
phóng xạ trong lò phản ứng hạt nhân... lượng lớn chì được dùng để điều chế hợp
kim quan trọng: Thiếc hàn chứa 20 – 90% Sn và 80 – 10% Pb, hợp chất chữ in chứa
81% Pb, 15,5%Sb và 3,5% Sn. Hợp kim ổ trục chứa 80% Sn, 12% Sb, 6% Cu và
2% Pb. Hợp chất chì hữu cơ Pb(CH3)4 ; Pb(C2H5)4 một thời gian dài được sử dụng
khá phổ biến làm chất phụ gia cho xăng dầu bôi trơn nhưng hiện nay đã được thay thế.
Một trong những ảnh hưởng của chì vô cơ là nó ức chế sự tổng hợp
hemoglobin dẫn đến bệnh thiếu máu. Hai enzym của ty thể là delta hoặc anpha –
amino levunin axit dehydrogenase (ALAD) và ferochelatase bị làm ức chế hoạt

2


động, điều này dẫn đến kết quả làm giảm sự tổng hợp protoporphyrin ( là phân tử
kết hợp với sắt để tạo nhân heme) và làm ức chế sự kết hợp của ion Fe2+ với heme (là
phân tử không phải protein, có màu đỏ và mỗi phân tử hemoglobin chứa 4 heme). Việc
giảm hem sẽ kích thích sự hoạt động của enzym synthetase(ALAS), là loại enzyme có
vai trò trong việc xúc tác quá trình giải phóng năng lượng từ ATP. Sự ức chế hoạt động
của ALAD và tăng cương hoạt động của ALAS sẽ dẫn đến kết quả làm tăng mạnh mẽ
delta – amino levulin axit (ALA) [21]

Vì chì có cấu trúc ion tương tự canxi, do vậy chì được đưa vào các tế bào thần
kinh và ty thể (Tổ chức quan trọng cung cấp năng lượng cho tế bào) theo cách thức
giống canxi. Sự bắt chước của chì với canxi dẫn đến hai ion này có thể thay thế lẫn
nhau trong các tổ chức, điều này làm ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào và
các quá trình trao đổi chất, nó làm giảm quá trình tổng hợp ATP và dẫn đến xuất
hiện nhiều hoạt động khác thường của tế bào. Chất này đặc biệt nguy hại vì nó làm
ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung động của các xynap của nơron thần kinh. [21]
Chì hấp thụ tốt tia phóng xạ và tia Ronghen nên được làm tấm bảo vệ khi làm
việc với những tia đó. Tường của phòng thí nghiệm phóng xạ được lót bằng gạch
chì, mỗi viên gạch thường nặng hơn 10kg. Vai trò tích cực của chì với cơ thể là rất
ít, ngược lại nó là một nguyên tố có độc tính cao với sức khỏe con người và động
vật. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương lẫn hệ thần kinh ngoại biên. Chì có tác
động lên hệ enzyme, nhất là enzyme có nhóm hoạt động chứa OH. Người bị nhiễm
độc chì có triệu chứng rối loạn một số chức năng cơ thể, thường là rối loạn bộ phận
tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây các triệu chứng như
đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, tai biến não, có thể tử vong
nếu nhiễm độc nặng. Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường nước uống, không
khí bị ô nhiễm, thức ăn động vật và thực vật bị nhiễm chì. Đặc tính nổi bật của chì
khi xâm nhập vào cơ thể là nó ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian đến một mức
độ nào đó mới gây độc hại. Xương là nơi tích lũy chì trong cơ thể, nó kìm hãm quá
trình chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua quá trình kìm
hãm sự chuyển hóa vitamin D.[3]

3


Tác dụng hóa sinh chủ yếu của chì là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tác động
đến máu (phá hủy hồng cầu) và quá trình tổng hợp máu. Cản trở việc sử dụng oxi và
glucozo để sản xuất năng lượng cho quá trình sống. Cơ thể nhiễm độc chì có triệu
chứng mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, chóng mặt, sưng khớp... Sự cản trở này có thể

nhận thấy khi nồng độ chì trong máu khoảng 0,3ppm. Ở các nồng độ cao hơn
0,3ppm thì chì có thể gây nên hiện tượng thiếu máu do thiếu hemoglobin và ở
khoảng 0,5 – 0,8ppm chì sẽ gây rối loạn chức năng của thận và phá hủy não. [3]
Nhiễm độc chì có thể chữa bằng tác nhân chelat có khả năng liên kết mạnh với
chì. Ví dụ phức chelat của canxi trong dung dịch dùng để giải độc cho chì. Pb2+ thế
chỗ của Ca2+ trong phức chelat và kết quả là phức chì chelat được tách ra nhanh ở
nước tiểu.
Cadimi (Cd)
Trạng thái tự nhiên của cadimi
Cadimi được phát hiện vào năm 1817 bởi nhà khoa học người Đức. Đây là
kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ dát mỏng và dễ mất ánh kim trong môi trường
không khí do tạo màng oxit.
Trong nước, cadimi tồn tại chủ yếu dưới dạng ion hóa trị +2 và rất dễ bị thủy
phân trong môi trường kiềm. Trung bình cứ một lít nước biển có chứa 1,1.10-4 mg
cadimi ở dạng ion Cd2+. Ngoài dạng hợp chất vô cơ, nó liên kết với các chất hữu cơ,
đặc biệt là axit humic tạo thành phức chất và phức chất này có khả năng hấp phụ tốt
trên các hạt sa lắng.
Vai trò và hiệu ứng sinh hóa của cadimi
Cadimi là một nguyên tố tồn tại tự nhiên trong vỏ trái đất và nó tồn tại rải rác
trong môi trường, một phần trong vỏ trái đất, cặn lắng ở sông, trong đất, nước biển,
nước ngọt, nước ngầm, không khí và thực vật. Cadimi được sủ dụng trong công
nghiệp mạ, luyên kim, sơn, chế tạo đồ nhựa, làm chất ổn định trong công nghiệp
chất dẻo, hợp chất của cadimi được sử dụng phổ biến để sản xuất pin và chất bán
dẫn như cadimi oxit. Do vậy, nó có trong các loại nước thải của ngành công nghiệp
hiện nay.

4


Cadimi và hợp chất của nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

như: cadimi dùng trong công nghiệp mạ để chống ăn mòn, Cadimi sunfit dùng trong
công nghiệp chất dẻo, gốm sứ……hay Cadimi stearat còn dùng như một chất làm
bền PVC. Cadimi phosphors dùng làm ống trong vô tuyến, làm đèn huỳnh quang,
màn chắn tia X, ống phát tia catốt…
Cadimi và dung dịch các hợp chất của nó là những chất cực độc, thậm chí với
nồng độ cực thấp chúng sẽ tích lũy sinh học trong cơ thể cũng như trong hệ sinh
thái. Một trong những lí do giải thích độc tính của cadimi là chúng can thiệp vào
phản ứng của các enzyme chứa kẽm trong các tế bào thần kinh khi tích lũy trong cơ
thể do đó gây suy giảm và mất trí nhớ. Kẽm là một nguyên tố quan trọng trong hệ
sinh học, cadimi dù rất giống kẽm về phương diện hóa học nhưng không thể thay
thế kẽm trong vai trò sinh học đó. Cadimi cũng có thể tham gia vào quá trình sinh
học có chứa canxi và magie theo cách tương tự như với kẽm. Hít thở phải bụi có
chứa cadimi nhanh chóng dẫn đến các vấn đề có liên quan đến hệ hô hấp và thận
như gây nên hội chứng cao huyết áp, thủng vách ngăn mũi, có thể dẫn đến tử vong (
thường là do hỏng thận). Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi có thể phát sinh ngộ độc
tức thì làm tổn thương gan và rối loạn chức năng thận. Với nồng độ cadimi cao gây
đau thận, thiếu máu và phá hủy xương gây ra bệnh loãng xương và nhuyễn xương.
Các hợp chất của cadimi cũng là các hợp chất gây ung thư. Ngoài ra nhiễm độc
cadimi còn ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch.
1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm chì và cadimi đến con người và quần xã sinh vật
thủy sinh
1.2.1. Ảnh hưởng của chì và cadimi đến cơ thể con người: [3,6,12]
Chì
Qua đường hô hấp, khi bụi bặm hoặc không khí có chứa chì sẽ đi vào phổi và
dần đi vào máu. Qua đường ăn uống, có thể ăn phải thức ăn có chì hoặc tay có dính
chì thì chì có thể được đưa vào cơ thể qua ăn uống. Hàm lượng chì được hấp thụ
vào máu tùy thuộc vào độ tuổi và tùy thuộc vào lượng thức ăn trong dạ dày: ăn no
chỉ có khoảng 6% chì được hấp thụ vào máu, khi đói thì lượng chì vào máu có thể
lên tới 60%. Tương tự như vậy, trẻ em sẽ hấp thụ chì nhiều hơn so với người lớn.
5



Qua đường da thường chỉ xảy ra khi da bị chầy xước, từ máu chì sẽ đi đến các
cơ quan bộ phận trong cơ thể như gan, thận, lách, não, cơ... Sau vài tuần lễ, đa số
chì sẽ được chuyển đến xương và răng và có thể tồn tại ở đó đến hàng chục năm.
Lượng chì còn lại sẽ được cơ thể đào thải qua nước tiểu. Nếu chúng ta tiếp xúc với
chì càng lâu thì lượng chì tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều.
Khi bị nhiễm độc chì cơ thể rơi vào trạng thái hưng phấn, mất ngủ gây mệt
mỏi. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thần kinh tuần hoàn và nhiều bộ phận khác. Đối
với trẻ em có thể gây chậm phát triển về trí tuệ. Trẻ em hấp thụ lượng chì cao gấp 2
lần so với người lớn nên hàm lượng chì cho phép có trong thức ăn của trẻ em chỉ
bằng ½ của người lớn.
Qua các nghiên cứu có thể thấy ảnh hưởng của chì lên sức khỏe ở hai cấp độ
như sau:
- Trạng thái cấp tính: Khi cơ thể ăn, uống hoặc nuốt phải một lượng 25 – 30
gram chì nạn nhân ban đầu sẽ thấy vị ngọt rồi chát tiếp theo là thấy nghẹn ở cổ,
cháy mồm, thực quản, dạ dày, nôn ra chất trắng (chì clorua), đau bụng dữ dội, tiêu
chảy, đi phân có màu đen (chì sunphua), mạch yếu, tê chân tay, co giật và có thể
dẫn tới tử vong.
-

Trạng thái mạn tính: Đây là trạng thái phổ biến và hay gặp hơn khi ăn, uống

phải một lượng kim loại nặng nhỏ. Chúng nhiễm và tích lũy dần dần và gây hại cho
cơ thể. Nơi tích lũy thường là gan, thận, não rồi đào thải dần qua đường tiêu hóa và
đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng chì nhất định sẽ xuất hiện các triệu
chứng nhiễm độc như: Hơi thở hôi, sưng lợi với những viền đen ở lợi, da vàng, táo
bón, đau bụng dữ dội, đau khớp xương, bại liệt chi trên, nước tiểu ít và thường gây
sẩy thai với phụ nữ mang thai.
Một số muối như: PbCl2, Pb(NO3)2 , Pb(CH3COO)2 là các muối rất độc. Khi

xâm nhập vào cơ thể Pb2+ sẽ được vận chuyển đến các mô mềm của cơ thể. Sau đó,
Pb2+ được tích lũy trong xương vì chì có điện tích ion tương đương với Ca2+ . Do đó
nhiễm độc chì trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.

6


Chì tích tụ trong hồng cầu với hàm lượng cao sẽ liên kết với các ion sắt trong
phân tử hemoglobin của hồng cầu làm giảm khả năng vận chuyển O2 của nó. Khi
nồng độ chì trong máu cao hơn 0,8mg/l có thể gây hiện tượng thiếu máu.
Chì và các hợp chất còn làm giảm tốc độ dẫn truyền xung thần kinh ngay ở
nồng độ thấp và khi tích tụ với nồng độ cao chì làm thoái hóa hệ thần kinh.
Cadimi
Nhiễm độc cadimi gây hiện tượng giòn xương. Nếu tích tụ với hàm lượng lớn
gây đau thận, thiếu máu và phá hủy tủy xương
Phần lớn Cd xâm nhập vào cơ thể được giữ lại ở thận một phần được đào thải.
Một phần nhỏ được liên kết mạnh với protein của cơ thể thành thionin- kim loại có
mặt ở thận và phần còn lại được giữ trong cơ thể, tích tụ lại và gia tăng dần theo
thời gian. Đến khi lượng Cd đủ lớn nó sẽ thế chỗ Zn ở các enzyme quan trọng gây
rối loạn trao đổi chất.
Trong cơ thể bình thường luôn có sự cân bằng giữa sự hình thành xương và
khử khoáng chất (hủy xương). Các tế bào chuyên biệt xây dựng những khuôn
xương vôi hóa trong khi một số các tế bào khác được chuyên hóa làm suy biến các
tế bào xương đó. Tế bào làm suy biến các tế bào xương hay còn gọi là các tế bào
hủy xương sẽ bám vào bề mặt xương tiết ra axit và các chất khác hòa tan khuôn
xương, do đó giải phóng canxi làm mất xương. Cơ thể bình thường là cơ thể có quá
trình hình thành và hủy xương diễn ra cân bằng nhau.
1.2.2. Ảnh hưởng của chì và cadimi đến quần xã thủy sinh vật
Ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường gây mất cân bằng hệ sinh thái làm
suy giảm nhiều quần thể sinh vật với rất nhiều dẫn chứng ở các quốc gia trên thế

giới. Như ở Anh, sông Severn Estuary là một trong những con sông lớn nhất là nơi
ở và sinh sản của nhiều loại cá. Nhiều thập kỉ qua, sông này đã phải hứng chịu
nhiều nguồn kim loại nặng như Pb, Cd và nhiều nguyên tố khác gây hiện tượng ô
nhiễm.[23]
Những ảnh hưởng của ô nhiễm này có thể là một nguyên nhân gây suy giảm
quần thể cá. Quần thể cá ở con sông đã gia tăng trở lại khi mức độ ô nhiễm môi
trường nước giảm. [22]
7


Dữ liệu khảo sát thực nghiệm đã cho thấy độ nhạy cảm cao của động vật phù
du đối với các chất ô nhiễm. Khi có mặt các nồng độ gần gây chết của một chất độc
bất kỳ trong môi trường, thì hoạt tính dinh dưỡng của các loại giáp xác ăn lọc bị phá
vỡ: tốc độ lọc sinh học và tiêu thụ thức ăn giảm. Các dạng giáp xác trong thời kỳ
phát triển cá thể đầu tiên (ấu trùng nauplius và ấu trùng các lứa tuổi) có độ chịu
đựng rất kém đối với tác động của các chất độc so với những cá thể trưởng thành
sinh dục.[28]
Khi phân tích và so sánh tác động sinh học của ô nhiễm kim loại nặng tới cơ
thể các loài động vật phù du khác nhau, nhiều tác giả đã xác định được mức độ độc
của các kim loại theo trật tự giảm dần như sau: methyl thủy ngân – thủy ngân –
đồng – kẽm – chì – cadimi – crôm. Những nồng độ tác động tổng quát của một số
chất ô nhiễm tới nhóm giáp xác (kể cả các động vật nổi). Từ đây thấy rằng, thuốc
trừ sâu clo hữu cơ và các kim loại nặng có độc tính lớn nhất đối với nhóm sinh vật
trên, vì khoảng tác dụng độc của chúng dịch về phía các nồng độ nhỏ hơn.[28]
Một số kim loại nặng và các nguyên tố vi lượng trong thành phần hóa học của
nước biển, mặc dù có hàm lượng nhỏ trong nước nhưng cũng bị tích tụ rất nhiều
trong các cá thể thủy sinh ở các bậc dinh dưỡng khác nhau. Khoảng biến thiên của
các hệ số tích tụ của một số kim loại nặng bởi các sinh vật biển rất rộng: từ không
đáng kể đến rất lớn.[28]


Hình 1. Khoảng nồng độ tác động của các chất ô nhiễm đối với một số loài
giáp xác [28]

8


Tuy nhiên, phân bố của các hệ số tích tụ kim loại nặng theo bậc dinh dưỡng có
đặc điểm phức tạp. Sự tích tụ các chất độc phụ thuộc vào những tính chất hóa học
và dạng tồn tại trong nước (dung dịch, chất lơ lửng) của chúng, vào cách thức ăn
uống của sinh vật (sinh vật nổi, ăn mùn bã, ăn động vật), vào cơ chế thích nghi và
đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nồng độ ban đầu của chúng trong nước và thời
gian lưu lại của thủy sinh vật trong môi trường ô nhiễm đều có ý nghĩa.
Người ta ghi nhận được sự tích tụ chì và cadimi trong các bộ phận da và
xương của cá (xương, đầu, vây, da, mang) cao hơn so với tích tụ trong các mô cơ.
Ở cấp độ cá thể, tác động của sự tích tụ kim loại nặng dẫn đến sự thay đổi về
thành phần hóa học của tế bào, đặc điểm của các hệ thống tạo men, quá trình hô
hấp, điều tiết thẩm thấu, tăng trưởng và sinh sản, xuất hiện những đột biến, phát
sinh ung thư, các dạng bệnh lý, thay đổi kích thước tế bào, sự phá chuyển động và
định hướng của cơ thể sinh vật trong không gian. Tác động của các chất ô nhiễm
càng tăng cường khi mức độ tích tụ sinh học các chất độc hại càng cao trong mô của
thủy sinh vật và đặc biệt khi chuyển hóa năng lượng thức ăn từ bậc dinh dưỡng này
sang bậc khác.
Nhiều ng hiên cứu về ảnh hưởng ô nhiễm kim loại trong vùng phụ cận và khu
công nghiệp luyện chì lớn nhất thế giới tại Port Pirie nước Úc đã cho thấy rằng 20
loài cá và giáp xác đã bị biến mất hoặc số lượng loài ngoài tự nhiên bị suy giảm [28]
Khi sinh vật sống trong môi trường bị ô nhiễm, khả năng tích tụ các chất ô
nhiễm trong cơ thể chúng rất cao nhất là ô nhiễm kim loại, gây nguy cơ cho sức
khỏe của người tiêu thụ chúng thông qua chuỗi thức ăn.
1.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong
sinh vật ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về kim loại nặng, trong đó có những
nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong sinh vật có liên quan đến đời sống
con người. Tuy vậy những nghiên cứu về hệ số tích tụ Pb và Cd ở cá là chưa nhiều.
Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong hồ công viên 29/3 –
TP Đà Nẵng được thực hiện bởi TS Trần Văn Quang và KS Phan Thị Kim Thủy

9


cho kết quả hàm lượng kim loại nặng trong động vật thủy sinh (cá) hồ Công viên
29/3 theo bảng sau:
Bảng 1. Hàm lượng kim loại nặng trong động vật thủy sinh (cá)
hồ công viên 29/3
Giá trị

Pb (mg/kg)

Cd (mg/kg)

Hg (mg/kg)

Cu (mg/kg) As (mg/kg)

Max

0,096

0,9149

0,6178


0,0137

8,04982

Min

0,0105

0,2590

0,0922

0,0046

1,655

TB

0,0123

0,5625

0,2504

0,0097

6,452682

QCVN 8-


0,025

0,007

0,005

0,015

2-2011

(mg/kg thể

(mg/kg thể

(mg/kg thể

(mg/kg thể

(Mục 3.3)

trọng)

trọng)

trọng)

trọng)

[14]


Nhận xét: So với QCVN 8-2-2011-BYT cho thấy:
- Đối với Cd: người có thể trọng ≤ 12kg thì không nên sử dụng cá trong hồ
làm nguồn thức ăn.
- Đối với Hg: người có thể trọng ≤ 11kg thì không nên sử dụng cá trong hồ
làm nguồn thức ăn.
- Đối với As: người có thể trọng ≤ 53kg thì không nên sử dụng cá trong hồ
làm nguồn thức ăn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của kim loại nặng lên hoạt động của một số enzyme
trong cá nuôi bằng nước thải ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội của tác giả Lê
Thu Hà và cộng sự cho thấy:
Hàm lượng kim loại nặng Cd trong thịt cá nuôi ở Yên Sở và hàm lượng Cu,
Hg ở cả hai vùng nghiên cứu vẫn ở mức cho phép của Bộ Y tế (Theo QĐ 46) Tất cả
các kim loại khác đều tích tụ quá hàm lượng cho phép của bộ y tế, đặc biệt là kim
loại As và Pb, hàm lượng Pb vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 12,8 lần ở Đông Mỹ
và 12,14 lần ở Yên Sở.

10


Cd trong thịt cá Trôi tại các vùng nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép
của Bộ Y tế, còn với Pb ở hai vùng nghiên cứu này đều vượt mức cho phép của Bộ
Y tế: Ở Đông Mỹ gấp 18,5 lần, còn ở Yên Sở gấp 15,5 lần cho phép.
Hoạt độ catalaza trong cá nuôi bằng nước thải ở hai vùng đều thấp hơn trong
mẫu cá đối chứng. Lí giải nguyên nhân này có thể giải thích là do cá ở hai nơi này
được nuôi dưỡng trong môi trường có hàm lượng kim loại nặng cao nên một lượng
catalaza lớn được huy động để giải độc cho tế bào. Nhưng khi hàm lượng của các
kim loại nặng này quá cao thì nó lại ức chế hoạt động của các enzym này.
Năm 2008 tác giả Lê Thị Mùi nghiên cứu về sự tích tụ chì và đồng trong một
số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng. Tác giả tiến hành xác định

hàm lượng Cu2+ và Pb2+ trong mô của một số loài nghêu, sò, hàu và vẹm thuộc các
vùng biển Nam Ô, Xuân Thiều, Sơn Trà đã thu được kết quả sau:
Bảng 2. Hàm lượng trung bình của Pb và Cu trong một số loài nhuyễn thể
hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng

[7]
Từ kết quả bảng 2 cho thấy sự có mặt của Pb và Cu xảy ra theo thứ tự Cu >
Pb. Trình tự này cũng phù hợp với thực tế của sự có mặt của chúng trong môi
trường biển, trầm tích. Tùy theo đặc điểm của từng loài , đời sống sinh lí của chúng
mà hàm lượng Cu và Pb có những giá trị khác nhau. Loài sò có khả năng tích lũy

11


kim loại nặng cao hơn các loài hai mảnh vỏ khác, chúng thường sống ở những nơi
có đáy bùn pha lẫn vỏ động vật thân mềm.
Năm 2013 tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền và cộng sự đã khảo sát khả
năng tích tụ Cadimi trên cá ngựa vằn và đưa ra nhận xét sau: lượng Cd tích lũy
trong nội tạng, cơ, xương ở các nồng độ có sự khác biệt nhau, các bộ phận của cơ
thể cá trong thí nghiệm chịu tác động của lượng Cd2+ tích tụ với các nồng độ khác nhau.
Sự khác biệt về tỉ lệ có thể do chuyển hóa sinh hóa, sinh học bên trong cơ thể
cá, kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3. Hàm lượng Cd2+ tích tụ trong các bộ phận và toàn cơ thể cá ở các
nồng độ (mg/kg)

Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng Cd2+ tích tụ ở nội quan là cao nhất, tiếp
đến là ở xương và lượng tích tụ nhỏ nhất là ở cơ. [12]
Từ kết quả thực nghiệm của các bảng số liệu trên chúng ta có thể kết luận
rằng: Có thể sử dụng enzyme catalaza để đánh giá sự nhiễm độc kim loại nặng trong
cá nuôi bằng nước thải.

1.4. Vai trò của enzim catalaza đối với ô nhiễm kim loại nặng
Catalaza là một loại enzyme quan trọng của cơ thể, nó có vai trò giúp phân
giải H2O2 là một chất độc với tế bào. Catalaza được tìm thấy ở hầu hết các mô trong
tế bào nhưng nhiều nhất là ở trong gan.[13]
Phân tử catalaza có cấu tạo gồm 4 chuỗi polipeptit, mỗi chuỗi có khoảng hơn
500 axit amin. Bốn nhân hem chứa 4 ion Fe3+ đóng vai trò như trung tâm hoạt động
của catalaza. Enzim này khá bền vững về nhiệt, hoạt động tốt nhất ở 370C. Catalaza

12


là một enzyme có hoạt tính mạnh của tế bào, trong một phút, một phân tử catalaza
có thể phân hủy hàng triệu phân tử H2O2.
Phân tử H2O2 là một phân tử được giải phóng khi cơ thể sinh vật bị những
Stress như: Môi trường sống đột ngột thay đổi, bị ngộ độc kim loại nặng. Khi được
giải phóng nó làm tổn thương màng tế bào, các phân tử protein, axit nucleic và các
enzyme.[24]
Khi H2O2 được giải phóng tế bào sẽ có cơ chế phòng vệ bằng cách huy động
catalaza để phân hủy H2O2 giúp bảo vệ tế bào. Catalaza phân hủy H2O2 theo các
bước sau:[19, 20]
- Phân tử H2O2 đi vào trung tâm hoạt động của catalaza, tương tác với các vị
trí đặc hiệu tại trung tâm và chuyển một nguyên tử Oxi sang liên kết với Fe3+ kết
quả tạo thành một phân tử H2O và phức hệ enzim – Fe4+- Oxi (Phức hệ I)
H2O2 +

Fe3+- E --------------------> O=Fe4+ - E

+ H2O

- Phức hệ I sau đó lại tiếp tục phản ứng với phân tử H2O2 thứ hai để giải

phóng ra một phân tử H2O, một phân tử Oxi (O2) và trả lại dạng Fe3+ ban đầu cho
enzim.
H2O2 +

O=Fe4+ - E ------------------> Fe3+ - E

Catalaza là enzim có họat tính mạnh nhưng bị ức chế bởi các ion kim loại
nặng như: Cu2+ , Pb2+ , Hg2+ , Cd... các ion này cạnh tranh liên kết với nhân hem
trong trung tâm hoạt động của enzim thay vì với phân tử H2O2 , do đó làm mất hoạt
tính của enzyme.[19]
Do vậy Catalaza là một enzyme được coi như chất chỉ thị của tình trạng ô
nhiễm kim loại nặng trong cơ thể sinh vật. Khi cơ thể có nồng độ enzyme này cao
cho thấy cơ thể sinh vật đang đối phó với hiện tượng stress do môi trường có nồng
độ kim loại nặng quá cao.

13


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Cá Rô phi
Nguồn gốc cá được mua từ Viện nghiên cứu thủy sản 1, mang về nuôi
trong phòng thí nghiệm. Kích thước khi bắt đầu nuôi khoảng 3-6 cm, khối lượng
4-8g, khoảng 1 tháng tuổi.
Cá Rô phi (Oreochoromis niloticus): Rô phi sông Nin, hay rô phi vằn, còn gọi
đơn giản là rô phi, là một loài cá thuộc họ Cá hoàng đế (Cichlidae), có nguồn gốc từ
châu Phi, là loài bản địa của khu vực từ Syria tới miền đông châu Phi, qua Congo
tới Liberia. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao và đã được đưa vào nuôi tại nhiều
khu vực khác nhau, trong đó có Việt Nam.


Hình 2. Cá Rô phi Oreochoromis niloticus
(:1025/collect/bstcvdbs/index/HASH0133.dir/RoPhiVan.jpg)
2.1.2. Cá Trôi
Nguồn gốc cá được mua từ Viện nghiên cứu thủy sản 1, mang về nuôi
trong phòng thí nghiệm. Cá là cá giống khoảng 1 tháng tuổi, kích thước khi bắt
đầu nuôi khoảng 5- 8 cm, khối lượng 5-7g.
Cá Trôi (Labeo rohita): Phân bố tự nhiên ở hệ thống sông Hằng và phía Bắc
Ấn Độ. Cá được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 nhập vào Việt nam từ năm
1982 theo chương trình di giống của Uỷ ban quốc tế sông Mêkông và cho sinh sản
14


nhân tạo thành công năm 1984, hiện nay đã trở thành một trong các đối tượng nuôi
phổ biến ở nước ta.

Hình 3. Cá Trôi Labeo rohita
( />2.1.3. Cá Chép
Nguồn gốc cá được mua từ Viện nghiên cứu thủy sản 1, mang về nuôi trong
phòng thí nghiệm. Kích thước khi bắt đầu nuôi khoảng 3-4 cm, khối lượng 4-5g
Cá chép (Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp, có
nguồn gốc ở châu Âu và châu Á. Chúng sống ở hầu hết các thủy vực nước ngọt ao
hồ, đầm ruộng, sông suối, sống trong khí hậu ôn đới trong lành hoặc nước lợ với độ
pH 6,5-9,0 và độ mặn lên đến khoảng 0,5%.

Hình 4. Cá Chép Cyprinus carpio
( />15


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế thí nghiệm

Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước mặt bảo vệ đời
sống thủy sinh (QCVN 08:2008/BTNMT) nồng độ các kim loại nặng thí nghiệm
được thiết kế như sau:
Bảng 4. Nồng độ kim loại nặng trong môi trường nước thí nghiệm
Bể

Nồng độ Pb (mg/l)

Nồng độ Cd (mg/l)

0  0.001

0  0.001

Bể thí nghiệm 1

0,02*

0,005*

Bể thí nghiệm 2

0,05

0,01

Bể thí nghiệm 3

0,20


0,05

Bể đối chứng

Ghi chú: * Giới hạn nồng độ kim loại nặng trong nước để bảo vệ đời sống
thủy sinh vật (QCVN 08:2008/BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008) [1]
Sau khi đưa cá về phòng thí nghiệm, cá được nuôi phục hồi sức khỏe trong
khoảng thời gian 10 ngày trước khi đưa vào sống trong môi trường nước có kim loại
nặng. Cá được nuôi trong môi trường có kim loại nặng trong khoảng thời gian 60
ngày để thu mẫu phân tích. Mật độ cá nuôi là 40 – 45 con/ 100 lít. Cá được cho ăn
thức ăn công nghiệp 1 ngày 2 lần và thay nước 2 ngày 1 lần.
Thời gian thu mẫu cá để phân tích hàm lượng kim loại nặng và hoạt tính
enzyme catalaza là 0 ngày, 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày. Số lượng mẫu
thu trong mỗi đợt phân tích là 5 con cá/ 1 bể thí nghiệm.
Nước máy được đùng để làm môi trường nuôi cá ở các bể nghiên cứu. Nguồn
gốc Pb2+ trong nước các bể thí nghiệm là từ Pb(NO3)2. Nguồn gốc Cd2+ được pha
từ muối Cd(NO3)2.
2.2.2. Phân tích hàm lượng kim loại nặng Pb và Cd trong các mẫu cơ cá
Phân tích dựa trên phương pháp của Gerstmann và Frank và được cải tiến bởi
Ngô Thị Thúy Hường (2010). Các bước tiến hành:
Bước 1:
- Với lượng mẫu khô hơn 0,1g, sử dụng ống nhựa PP hoặc thủy tinh 40ml.
- Cân trước các ống đựng mẫu và ghi rõ nhãn từng ống vào sổ phân tích.
16


Bước 2:
- Tiến hành giải phẫu và lấy mẫu.
- Lấy khoảng 20 – 100mg mẫu mô cho vào ống đựng mẫu đá chuẩn bị trước đó.
- Lưu trữ mẫu sinh học trong máy đông lạnh ở nhiệt độ khoảng -800C đến khi

phân tích.
Bước 3: Chuẩn bị mẫu chuẩn và mẫu trắng
- Cân bì và nguyên liệu mẫu chuẩn kiểm chứng (khoảng 0,1g), chuẩn bị một
ống kiểm chứng cho mỗi tập phân tích.
- Chuẩn bị mẫu trắng: chỉ chứa HNO3 (65%) và HCl (30%) với tỉ lệ 4:1. Trong
quá trình xử lí mẫu ta cũng tiến hành tương tự như các mẫu bình thường để giúp
hiệu chỉnh các sai số gây ra bởi quá trình vô cơ hóa và đo mẫu.
Bước 4: Phá mẫu và mẫu ngoại chuẩn bằng axit
- Thêm 2ml HNO3 65% và 0,5ml HCl 30% vào mỗi mẫu mô. Để các ống mẫu
trong tủ hút khí độc ở nhiệt độ phòng trong vòng 24 giờ sau đó cho thêm 200 ml
H2O2 vào mỗi ống mẫu và để trong tủ hút ở nhiệt độ phòng 5h trước khi phá mẫu.
- Cho các ống mẫu vào hộp phá mẫu (bio – carrier) và khóa hộp cẩn thận trước
khi cho vào tủ sấy ở 400 C trong vòng 1 giờ sau đó tăng lên 1200 C trong vòng 3 giờ
cho đến khi mẫu được vô cơ hóa hoàn toàn (khi mẫu trong không còn bọt khí)
- Sau khi vô cơ hóa xong, mẫu được làm nguội về nhiệt độ phòng trong tủ hút
khí độc và được pha loãng với nước đến 20ml.
-

Lọc mẫu bằng màng xenlulozơ 0,45µm gắn với xilanh 10ml.
- Mẫu sau khi được lọc sẽ được cất giữ ở điều kiện 40 C trong vòng hai tháng

hoặc ở nhiệt độ - 200 C trong vòng 6 tháng đến khi được đo bằng máy ICP- MS tại
Viện Địa chất, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.
2.2.3. Xác định hoạt tính enzim catalaza trong mẫu gan cá
Chuẩn bị 5 – 10 mg mẫu gan cá để trong ống ependop.
Bổ sung thêm 300ml dung dịch đệm: rồi nghiền nhỏ trong vòng 60 giây chia
làm hai lần. Mỗi lần nghiền cách nhau 1 phút để tránh làm nóng mẫu (ảnh hưởng
đến kết quả phân tích catalaza).

17



×