Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đặt máy xạ trị gia tốc tại bệnh viện nhân dân 115 tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 66 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC
ĐẶT MÁY XẠ TRỊ GIA TỐC TẠI BỆNH VIỆN
NHÂN DÂN 115 - TP. HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC
ĐẶT MÁY XẠ TRỊ GIA TỐC TẠI BỆNH VIỆN
NHÂN DÂN 115 - TP. HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: Tổ Chức Quản Lý Dƣợc
MÃ SỐ: 60 72 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG
Thời gian thực hiện: 07/2019 – 11/2019

HÀ NỘI 2020




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều của
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.NGUYỄN
THỊ THANH HƢƠNG là ngƣời Cô đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hƣớng dẫn
và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Quý
Thầy Cô của trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi tham gia
khóa học, cung cấp số liệu và đóng góp các ý kiến quý báu cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Nhân Dân 115
– Tp. Hồ Chí Minh và Ban Giám Đốc cùng các anh chị đồng nghiệp tại
công ty cổ phần Med Aid Công Minh đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt để
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Lời sau cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, và
ngƣời thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Học viên

Nguyễn Duy Phƣơng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 3
1.1
1.1.1

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH ........................ 3
KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ KINH DOANH ................................. 3

1.1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH ......................... 3
1.2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................ 5
1.2.1

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................................................. 5

1.2.2 PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................................ 5
1.2.3 MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH ............................... 7
1.2.4 GIÁ THÀNH CHO 1 LƢỢT XẠ TRỊ .................................................. 8
1.2.5 ĐIỂM HÕA VỐN ................................................................................... 9
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỆNH UNG THƢ............................................. 9
1.3.1 KHÁI NIỆM ........................................................................................... 9
HÌNH 1.1 MÔ TẢ TẾ BÀO UNG THƢ...................................................... 10
1.3.2 UNG THƢ XÂM LẤN NHƢ THẾ NÀO ........................................... 10
HÌNH 1.2 SỰ XÂM LẤN CỦA TẾ BÀO UNG THƢ ................................ 10
1.3.3 TÌNH HÌNH UNG THƢ TẠI VIỆT NAM ........................................ 11
1.3.4 CÁC DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG CỦA UNG THƢ .............................. 12
1.3.5 CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƢ ................................. 13
1.3.6 GIỚI THIỆU VỀ MÁY XẠ TRỊ GIA TỐC TUYẾN TÍNH
SIEMENS PRIMUS ...................................................................................... 15



1.4 VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM UNG BƢỚU Y HỌC HẠT NHÂN
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN MED-AID
CÔNG MINH................................................................................................. 17
1.4.1 GIỚI THIỆU KHOA UNG BƢỚU BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 17
1.4.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MED-AID CÔNG MINH
......................................................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 21
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGUYÊN CỨU .............................................................. 21
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................... 21
2.2.1. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................... 21
BẢNG 2.1 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................... 21
2.2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 22
2.2.3. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .......................................... 23
2.2.4. PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH ............................................. 25
2.2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................................. 25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 28
3.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐẦU VÀO ......................................................... 28
3.1.1 TỶ LỆ CHI PHÍ CHUNG ................................................................... 28
3.1.2. BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ .................................................................. 31
3.1.3 XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ ĐIỂM HÕA VỐN ............................ 32
3.2 PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN.................................... 36
3.2.2 TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY XẠ TRI GIA TỐC TUYẾN
TÍNH............................................................................................................... 36
3.2.3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2018 ........................................... 38
3.2.4. DOANH THU VÀ CƠ CẤU KHÁCH HÀNG ................................. 41
3.2.5 CÁC MẶT BỆNH CÓ CHỈ ĐỊNH XẠ TRỊ VÀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
CẤU THÀNH DOANH THU ........................................................................ 44



CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 46
4.1 BÀN LUẬN CHUNG .............................................................................. 46
4.1.1. CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ THÀNH CỦA 01 LƢỢT XẠ TRỊ ... 46
4.1.2. XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ ĐIỂM HÕA VỐN ........................... 47
4.1.3 LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP ........................................................ 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AC

Trung phí

AFC

Định phí bình quân

AVC

Biến phí bình quân

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH


Bảo hiểm xã hội

CPSXDDĐK

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

CPSXPSTK

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

CPSXDDCK

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

DT

Doanh thu

DTHV

Doanh thu hòa vốn

FC

Định phí cho một đơn vị sản lƣợng

KPCĐ

Kinh phí công đoàn


P

Giá bán một đơn vị sản lƣợng

PR

Public Relations ( quan hệ công chúng )

Qhv

Sản lƣợng hòa vốn

Q

Sản lƣợng

SS

So sánh

SSLH

So sánh liên hoàn

STT

Số thứ tự

TC


Tổng chi phí

TSCĐ

Tài sản cố định

VC

Biến phí cho một đơn vị sản lƣợng

VNĐ

Việt Nam Đồng


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU…………………………………….. 21
BẢNG 2.2 VẬT TƢ TRỰC TIẾP ………………………………………...23
BẢNG 2.3: NỘI DUNG CHI PHÍ VẬT TƢ TRỰC TIẾP……………… 24
BẢNG 2.4: NỘI DUNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP ………..24
BẢNG 2.5: NỘI DUNG CHI PHÍ VẬN HÀNH MÁY………………….. 24
BẢNG 2.6: NỘI DUNG CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP……....25
BẢNG 3.7: TỶ LỆ CHI PHÍ VẬT TƢ TRỰC TIẾP…………………… 28
BẢNG 3.8: TỶ LỆ GIÁ THÀNH TOÀN BỘ CỦA MÁY XẠ TRỊ GIA
TỐC TUYẾN TÍNH TRONG 01 THÁNG ……………………………….29
BẢNG 3.9 BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ CỦA MÁY XẠ TRỊ GIA TỐC
TUYẾN TÍNH TRONG 01 THÁNG ……………………………………..31
BẢNG 3.10 TỶ LỆ BIẾN PHÍ VÀ ĐỊNH PHÍ CỦA MÁY XẠ TRỊ GIA
TỐC TRONG 01 THÁNG ………………………………………………...32
BẢNG 3.11 GIÁ THÀNH SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH TOÀN BỘ CỦA

MÁY XẠ TRỊ GIA TỐC TUYẾN TÍNH TRONG 01 THÁNG……….. 33
BẢNG 3.12: GIÁ HÕA VỐN CHO 01 LƢỢT XẠ TRỊ …………………34
BẢNG 3.13: SẢN LƢỢNG HÕA VỐN VÀ DOANH THU HÕA VỐN ..35
BẢNG 3.14 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY GIA TỐC 2011 – 2018
BẢNG 3.15 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2011 2018 …………………………………………………………………………39
BẢNG 3.16 DOANH THU VÀ CƠ CẤU KHÁCH HÀNG CỦA DOANH
NGHIỆP TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2018 ……………………………….42
BẢNG 3.17 BẢNG CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ VÀ THỜI GIAN XẠ TRỊ CHO
BỆNH NHÂN ………………………………………………………………44


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô tả tế bào ung thƣ ………………………………………………...10
Hình 1.2 Sự xâm lấn của tế bào ung thƣ………………………………………...10
Hình 1.3 Máy xạ trị gia tốc tuyến tính SIEMENS PRIMUS…………………...15
Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy xạ trị gia tốc …………………...17
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ biến phí và định phí của máy xạ trị gia tốc trong 01…32
Hình 3.6 Đồ thị điểm hòa vốn

………………………………………………...36

Hình 3.7: Biểu đồ kết quả hoạt động của máy gia tốc tuyến tính ……………38
Hình 3.8: Biểu đồ tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 - 2018

…….40

Hình 3.9: Doanh thu của từng nhóm khách hàng giai đoạn 2011 - 2018 …….43


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, số ngƣời mắc bệnh ung thƣ ngày càng gia tăng.
Bệnh ung thƣ đã trở thành nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong trong nhóm
bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, theo số liệu thống kê về tình trạng bệnh
ung thƣ tại bệnh viện K, bệnh viện Ung Bƣớu Tp. Hồ Chí Minh là hai trung
tâm chẩn đoán và điều trị ung thƣ bằng bức xạ và một số tỉnh thành, ƣớc tính
mỗi năm ở nƣớc ta có khoảng 150.000 trƣờng hợp mới mắc và 75.000 chết vì
ung thƣ. Và con số này có xu hƣớng gia tăng. Dự kiến đến năm 2020 mỗi
năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trƣờng hợp mới mắc và 100.000 trƣờng
hợp chết do ung thƣ. Tuy nhiên, theo theo các chuyên gia, ung thƣ không phải
là căn bệnh vô phƣơng cứu chữa, nếu đƣợc phát hiện sớm và điều trị đúng
phác đồ, bênh nhân ung thƣ hoàn toàn có thể đƣợc chữa khỏi hoặc tăng thêm
thời gian và chất lƣợng sống cho ngƣời bệnh.
Do đó, việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thƣ luôn là vấn đề cấp bách hàng
đầu của toàn xã hội. Hiện nay có 3 phƣơng pháp chính để điều trị ung thƣ là:
phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Việc ứng dụng phƣơng pháp nào trong việc điều trị
là tùy thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện điều trị, tùy loại khối u, vị trí và kích
thƣớc khối u, giai đoạn ủ bệnh và tình trạng của bệnh nhân…
Nhƣng thực tế hiện nay khi các bệnh nhân phát hiện ra ung thƣ vẫn không
đƣợc điều trị xạ trị sớm do sự quá tải tại các bệnh viện có đặt máy xạ trị. Bệnh
nhân sau khi phẫu thuật, hóa trị, đến giai đoạn xạ trị, hoặc cần phải xạ trị
trƣớc khi phẫu thuật thì phải đợi từ 60 đến 90 ngày. Vì vậy, việc xã hội hóa
cho các công ty đầu tƣ đạt máy xạ trị vào bệnh viện nhằm giảm tải lƣợng
bệnh nhân chờ xạ trị là việc cấp thiết. Do đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC ĐẶT MÁY XẠ TRỊ

1


GIA TỐC TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 - TP. HỒ CHÍ MINH.” với
mục tiêu:

1. Phân tích chi phí đầu vào
2. Phân tích kết quả kinh doanh và lợi nhuận

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH

1.1.1 Khái quát về chi phí kinh doanh
Khái niệm:
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp ba yếu tố cơ bản: tƣ
liệu lao động, đối tƣợng lao động, sức lao động để sản xuất ra những vật
phẩm cần thiết phục vụ cho cuộc sống con ngƣời. Trong quá trình kết hợp ấy
các yếu tố cơ bản bị mất đi tạo ra chi phí sản xuất kinh doanh. Sự xuất hiện
của chi phí sản xuất kinh doanh là tất yếu khách quan, gắn liền với quá rình
sản xuất kinh doanh và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con ngƣời.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản
phẩm trong một thời kỳ nhất định.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.2.1

Phân tích theo yếu tố chi phí

Yếu tố chi phí nguyên, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ …. Sử dụng vào sản xuất kinh
doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu

hồi)
Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh
doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho phế liệu thu hồi)
Yếu tố chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng: phản ánh tổng
số tiền lƣơng và phụ cấp mang tính chất lƣơng phải trả cho ngƣời lao động.
Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh phần đã BHXH, BHYT,
KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng phải
trả lao động.

3


Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích
trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
TSCĐ ở đây đƣợc khấu hao theo đƣờng thẳng, chia đều cho 84 tháng.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ
mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền
chƣa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
1.1.2.2

Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản
xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: lƣơng, phụ cấp thự hiện thủ thuật và các
khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lƣơng.
Chi phí vận hành máy: chi phí điện, nƣớc, chi phí bảo trì thƣờng niên.

Chi phí dự phòng rủi ro là chi phí đƣợc trích lập khi số lƣợng bệnh
nhân chuyển về xạ trị thấp thì chi phí này đƣợc lấy ra để duy trì các hoạt động
của doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm những chi phí phát sinh liên quan
đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
1.1.2.3 Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lƣợng công việc sản
phẩm hoàn thành
Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lƣợng công
việc hoàn thành: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí xây dựng, phƣơng tiện kinh
doanh, …
Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối
lƣợng công việc hoàn thành: chi phí điện, nƣớc ….

4


1.2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.2.1 Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lao
động sống, lao động vật hóa có liên quan đến khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ
hoàn thành.
Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Chi phí sản xuất kinh doanh là cơ sở để tính giá thành sản
phẩm, biến động của chi phí kinh doanh ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thành sản
phẩm.
Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có
nhiều điểm khác biệt. Giá thành sản phẩm và chi phí là hai mặt khác nhau của
quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành
phản ánh mặt kết quả thu đƣợc. Chi phí gắn liền với thời kỳ phát sinh chi phí.

Giá thành sản phẩm gắn liền với khối lƣợng sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp xác định mức bù đắp
những hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên sản phẩm. Giá thành sản
phẩm chính là giới hạn thấp nhất của giá bán sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi giá bán của
sản phẩm trên thị trƣờng lớn hơn hoặc bằng giá thành do doanh nghiệp sản
xuất. Khi giá thành sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ cạnh tranh
mà chất lƣợng sản phẩm không đổi, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trên
thƣơng trƣờng, doanh thu tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, doanh
nghiệp có điều kiện đầu tƣ cả tiến trang thiết bị máy móc, đầu tƣ nâng cao
trình độ tay nghề ngƣời lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Điều đó lại
tạo cơ hội cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm. Nhƣ vậy giá thành sản
phẩm có chức năng đòn bẩy kinh tế.
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

5


a/ Phân loại theo thời điểm và nguồn vốn thì thì giá thành chia làm 3 loại:
Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch đƣợc xác định trƣớc khi bƣớc
vào sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trƣớc và các định
mức, các dự toán chi phí của kế hoạch kỳ trƣớc.
Giá thành định mức: giá thành định mức cũng đƣợc xác định trƣớc khi
bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức đƣợc xây dựng trên cơ sở các
định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm thích hợp trong kỳ kế hoạch.
Nên giá thành định mức luôn thanh đổi phù hợp với sự thay đổi của các định
mức chi phí đạt đƣợc trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu xác định sau khi kết thúc
quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình sản xuất.

b/ Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xƣởng): là chỉ tiêu phản
ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm
trong phạm vi phân xƣởng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý…)
Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh
toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm (chi phí sản xuất, quản lý, bán hàng).
 Đối với sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất, giá thành tiêu thụ tính theo
công thức:
Giá thành toàn
= Giá thành sản + Chi phí quản lý +
Chi phí
bộ của sản phẩm
xuất sản
doanh nghiệp
bán hàng
phẩm
 Đối với sản phẩm doanh nghiệp không sản xuất, giá thành tiêu thụ tính theo
công thức:
Giá thành toàn = Chi phí mua
+ Chi phí quản lý + Chi phí bán
bộ của sản phẩm
hàng
doanh nghiệp
hàng

6



Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết đƣợc kết quả kinh doanh
của từng loại hàng, của từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy
nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán
hàng, chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng dịch vụ nên cách phân loại này
mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu.
1.2.3 Một số phƣơng pháp tính giá thành
a/ Phƣơng pháp trực tiếp ( Phƣơng pháp giản đơn )
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng chi phí ± chênh lệch sản phẩm dở dang
đầu kỳ và cuối kỳ
b/ Phƣơng pháp tổng cộng chi phí (Phƣơng pháp tính giá thành phân
bƣớc)
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất đƣợc thực hiện ở
nhiều bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc các giai đoạn công nghệ hay bộ phận
sản xuất. Giá thành sản phẩm đƣợc xác định bằng cách cộng các chi phí của
các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ
phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + ….. + Zn
Z1, Z2, Zn là giá thành của các giai đoạn.
c/ Phƣơng pháp hệ số
Áp dụng với doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử
dụng một thứ nguyên liệu và một lƣợng lao động nhƣng đồng thời thu đƣợc
nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hoạch toán riêng cho từng loại
sản phẩm mà đƣợc hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất

Giá thành đơn vị sản
phẩm

=

Giá thành đơn vị sản

phẩm gốc

7

X

Hệ số quy đổi sản
phẩm


d/ Phƣơng pháp tỷ lệ
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có phẩm chất
khác nhau nhƣ may mặc dệt kim, đóng giầy … Để giảm bớt khối lƣợng hạch
toán, kế toán thƣờng hạch toán theo nhóm các sảm phẩm cùng loại.
Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm

Giá thành kế hoạch hoặc
=

định mức đơn vị thực tế

từng loại

X

sản phẩm từng loại

Hệ số quy đổi
sản phẩm


e/ Phƣơng pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Áp dụng với các ngành sản xuất có sản phẩm phụ nhƣ công nghệ chế
chế biến đƣờng, rƣợu bia … Giá trị sản phẩm phụ đƣợc xác định theo nhiều
phƣơng pháp nhƣ giá có thể sử dụng, giá ƣớc tính, giá kế hoạch, giá nguyên
liệu ban đầu…..
Tổng giá
thành sản
phẩm chính

Giá trị sản
=

phẩm dở

+

dang đầu kỳ

Tổng chi phí

Giá trị

Giá trị sản

phát sinh

- sản phẩm -

phẩm dở


trong kỳ

thu hồi

dang cuối kỳ

f/ Phƣơng pháp liên hợp
Áp dụng cho doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình
công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết
hợp nhiều phƣơng pháp sản xuất khác nhau nhƣ các doanh nghiệp sản xuất
hóa chất.
g/ Phƣơng pháp định mức
h/ Phƣơng pháp đơn đặt hàng: đối với các doanh nghiệp sản xuất đơn
chiếc theo đơn đạt hàng.
1.2.4 Giá thành cho 1 lƣợt xạ trị
a/ Giá thành cho 01 lƣơt xạ trị

8


Giá thành cho 1 lần xạ trị đƣợc tính theo phƣơng pháp trực tiếp. Tổng
chi phí 01 tháng chia cho số lƣợt xạ trị trong 01 tháng (tính cho 22 ngày làm
việc, mỗi ngày xạ trị 80 lƣợt)
b/ Giá thành dự kiến cho 01 lƣợt xạ trị
Giá thành dự kiến ≤ Giá bảo hiểm chi trả cho 01 lƣợt xạ trị x 130%
1.2.5 Điểm hòa vốn
1.2.5.1 Khái niệm
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết các chi
phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến

hay giá thị trƣờng chấp nhận đƣợc.
1.2.5.2 Ý nghĩa của việc xác định điểm hòa vốn
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa
vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh
doanh nhƣ chọn phƣơng án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các
khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỆNH UNG THƢ
1.3.1 KHÁI NIỆM
Ung thƣ là một bệnh của các tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ
bản của cơ thể. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để giúp chúng
ta phát triển, để thay thế những tế bào đã chết, hoặc hàn gắn lại những tế bào
bị tổn thƣơng sau một chấn thƣơng. Các gen nào đó kiểm soát quá trình này
và chính việc gây tổn hại những gen này dẫn đến các bệnh ung thƣ. Sự tổn hại
này thƣờng xảy ra trong cuộc đời con ngƣời, mặc dù có một số nhỏ lại thừa
hƣởng những gen này từ cha mẹ họ. Bình thƣờng thì các tế bào phát triển và
nhân lên theo một trình tự. Tuy nhiên, những gen đã bị tổn hại có thể phát
triển không bình thƣờng, chúng có thể phát triển thành những khối gọi là
u/bƣớu. Những khối u có thể lành tính (không phải ung thƣ) hoặc ác tính (ung

9


thƣ). Những khối u lành tính không xâm lấn vào các cơ quan và các mô xung
quanh của cơ thể.
Trong khi u ác tính sẽ phát triển, nó có thể giới hạn trong khu vực ban đầu.
Nếu những tế bào này không đƣợc xử lý hay điều trị, chúng có thể xâm lấn ra
ngoài phạm vi ban đầu và xâm lấn vào những mô xung quanh, trở thành ung
thƣ xâm lấn.
Tế bào bình


Tế bào không Tế bào không Ung thƣ ác

thƣờng

bình thƣờng

bình thƣờng

tính hoặc xâm

nhân lên

lấn

Ranh giới
Mạch bạch huyết
Mạch máu
Hình 1.1 Mô tả tế bào ung thƣ
Một số u lành tính là tiền ung thƣ và có thể tiến triển thành ung thƣ nếu không
đƣợc điều trị. Nhƣng đa số u lành tính không phát triển thành ung thƣ.
1.3.2 Ung thƣ xâm lấn nhƣ thế nào
Ung thƣ ban đầu
Xâm lấn cục bộ
Sự hình thành mạch – Những khối u
phát triển các mạch máu của chúng
Mạch bạch huyết
Ranh giới
Di căn – Những tế bào di chuyển từ u
ban đầu và xâm lấn những phần khác

của cơ thể qua mạch máu và mạch bạch
huyết
Mạch máu
Hình 1.2 Sự xâm lấn của tế bào ung thƣ

10


Để một bệnh ung thƣ phát triển to hơn đầu đinh ghim, nó sẽ phải phát
triển trong chính mạch máu của nó. Đôi khi các tế bào tách khỏi khối ung thƣ
ban đầu, xuôi theo dòng bạch huyết hoặc theo dòng máu để tới những cơ quan
khác của cơ thể. Khi những tế bào này tới vùng mới, chúng có thể tiếp tục
phát triển và tạo ra một khối u tại vùng đó, đây gọi là ung thƣ thứ phát hay di
căn
Ung thƣ là căn bệnh không lây nhiễm, có nhiều yếu tố nguy cơ liên
quan tới hành vi lối sống không lành mạnh nhƣ hút thuốc, uống rƣợu, ăn uống
không hợp lý, ít hoạt động thể lực. Căn bệnh ung thƣ cũng liên quan tới tình
trạng ô nhiễm môi trƣờng do công nghiệp hoá, thực phẩm bẩn không an toàn
không đƣợc kiểm soát
Cho đến nay ung thƣ vẫn là một căn bệnh nan y mà khi khoa học kỹ
thuật đã phát triển nhƣng vẫn chƣa thể tìm đƣợc những biện pháp điều trị ung
thƣ dứt điểm. Tuy nhiên, nhờ có khoa học phát triển thì việc điều trị bệnh ung
thƣ cũng đã đƣợc cải thiện hơn rất nhiều, mở ra đƣợc nhiều hy vọng hơn cho
ngƣời bệnh ung thƣ
1.3.3 TÌNH HÌNH UNG THƢ TẠI VIỆT NAM
Ung thƣ là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nƣớc phát triển trên thế
giới. Khi tuổi thọ tăng và mức độ phát triển công nghiệp hóa tăng thì bệnh
ung thƣ cũng có xu hƣớng gia tăng. Tại Việt Nam, ƣớc tính có khoảng 150
nghìn ngƣời mắc bệnh ung thƣ hàng năm. Khoảng 57% trong số đó là nam
giới và 43 phần trăm là nữ. Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới, thì cứ

100.000 nam giới sẽ có 205 trƣờng hợp mới mắc bệnh ung thƣ. Tỷ lệ này ở
Việt Nam là 173 trƣờng hợp mới mắc/100.000 nam giới. Nhƣ vậy, tỷ lệ ung
thƣ ở nam giới Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia đứng hàng thứ 3, có tỉ lệ
mắc từ 135 – 178 trƣờng hợp/100.000.

11


Tƣơng tự nhƣ vậy, ở nữ giới Việt Nam hàng năm có khoảng 114 trƣờng hợp
mới mắc ung thƣ trên 100.000 phụ nữ trong khi tỷ lệ này ở thế giới là 165
trƣờng hợp mắc mới hàng năm. Nhƣ vậy, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia
đứng hàng thứ 4, có tỉ lệ mắc từ 112 – 140 trƣờng hợp mới mắc/100.000
ngƣời.
Nếu tính chung cả 2 giới tỷ lệ mới mắc hàng năm của Việt Nam là 140 trƣờng
hợp mới mắc trên 100.000 dân và của thế giới là 182 trƣờng hợp mới
mắc/100.000 dân và nhƣ vậy tỷ lệ này ở thế giới cao gấp 1,3 lần so với Việt
Nam. Ung thƣ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả ngƣời lớn và trẻ em, nhƣng
đa phần ung thƣ sẽ xuất hiện ở ngƣời ngoài 50 tuổi. Mọi nhóm dân tộc đều có
thể mắc ung thƣ. Ngày nay, có khoảng hơn 200 nghìn ngƣời đang sống với
bệnh ung thƣ hoặc đã chiến thắng căn bệnh này.
10 loại ung thƣ phổ biến nhất ở nam giới là : ung thƣ phổi, dạ dày, gan, đại
trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến, khoang miệng.
10 loại ung thƣ có tỷ lệ mới mắc cao ở nữ giới Việt Nam phổ biến nhất là:
ung thƣ vú, đại trực tràng, phế quản phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan,
buồng trứng, hạch, máu.
1.3.4 CÁC DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG CỦA UNG THƢ
 Vết loét lâu liền
 Ho dai dẳng, tức ngực điều trị không đỡ
 Thay đổi thói quen bài tiết phân, nƣớc tiểu
 Nốt ruồi tự nhiên to nhanh, chảy máu

 Có khối u ở vú hay trên cơ thể
 Đại tiện phân có máu, ngày nhiều lần, lúc táo bón lúc tiêu chảy
 Chảy máu, dịch ra bất thƣờng ở âm đạo
 Chậm tiêu, khó tuốt, ù tai, nhìn đôi

12


 Gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân
1.3.5 CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
Mỗi phƣơng pháp điều trị ung thƣ sẽ có những ƣu và nhƣợc điểm khác nhau.
Do đó, thì thông thƣờng các bác sĩ sẽ kết hợp các biện pháp lại với nhau để
cho một kết quả điều trị khả quan nhất. Cụ thể các phƣơng pháp điều trị ung
thƣ hiện nay có thể kể đến nhƣ:
a/ Phẫu thuật
Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ
cơ quan có chứa các tế bào ung thƣ. Phƣơng pháp này thƣớc đƣợc sử dụng ở
giai đoạn đầu và đem lại hiệu quả khá khả quan bởi lúc này các tế bào mới
phát triển và chƣa lan sang cơ quan khác.
Trong phẫu thuật thì đƣợc chia thành nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất vẫn là
phẫu thuật chẩn đoán, phẫu thuật xác định giai đoạn, phẫu thuật cắt bỏ khối u.
 Phẫu thuật chẩn đoán: Đây là phƣơng pháp nhằm để xác định xem có sự có
mặt của tế bào ung thƣ ở cơ quan đó hay không. Việc làm lúc này là các bác
sĩ sẽ cắt hoặc rạch một vết nhỏ trên da để xác định những mô nghi ngờ ung
thƣ.
 Phẫu thuật xác định giai đoạn: Đây là phƣơng pháp thực hiện khi đã xác định
chắc chắn rằng đã bị ung thƣ. Biện pháp phẫu thuật này để giúp các bác sĩ có
thể xác định đƣợc giai đoạn và kích thƣớc của khối u và đánh giá đƣợc mức
độ di căn để có những phƣơng pháp điều trị kịp thời.
 Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng ở giai đoạn

đầu của ung thƣ. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ các khối
u và các mô xung quanh, phƣơng pháp này thì thƣờng đƣợc kết hợp với xạ trị
hoặc hóa trị để đem lại những kết quả tốt nhất.
b/ Hóa trị

13


Hóa trị là phƣơng pháp các bác sĩ sử dụng một lƣợng hóa chất để tiêm vào cơ
thể nhằm tiêu diệt các tế bào ung thƣ trong cơ thể. Đây là các hóa chất rất đặc
biệt nên chỉ đƣợc sử dụng khi các bác sĩ chỉ định và không một hiệu thuốc
nào bán cả.
Hóa trị thƣờng đƣợc áp dụng kết hợp với xạ trị và phẫu thuật hơn là sử dụng
riêng lẻ, bởi đây là phƣơng pháp nhằm loại bỏ các tế bào ung thƣ còn lại sau
khi xạ trị và phẫu thuật. Ngoài ra, thì hóa trị cũng đƣợc dùng để nhằm kéo dài
sự sống khi các tế bào ung thƣ đã di căn, và nó giúp làm giảm sự đau đớn của
các khối u tác động lên ngƣời bệnh
c/ Xạ trị
Xạ trị là phƣơng pháp ứng dụng chùm tia bức xạ trong việc điều trị ung thƣ. Có
nhiều phƣơng pháp ứng tia xạ khác nhau, một trong những phƣơng pháp thông
dụng nhất chính là ứng dụng các chùm tia photon phát ra từ máy gia tốc. Các
chùm tia này cung cấp một liều bức xạ cao nhất tại các mô ung thƣ đƣợc chiếu
xạ trong khi vẫn đảm bảo không quá liều cho các mô lành bên cạnh.
 Xạ trị đơn thuần
 Các ung thƣ ở giai đoạn sớm, tổn thƣơng còn khu trú
 Các ung thƣ ở giai đoạn muộn để cả thiện triệu chứng nhƣ: điều
trị giảm đau, chống chèn ép, cầm máu.
 Các cung thƣ không phẫu thuật đƣợc:
 Do khối u xâm lấn rộng tại chỗ
 Bệnh nhân từ chối phẫu thuật hay hóa trị

 Xạ trị kết hợp phẫu thuật
 Xạ trị tiền phẫu: để thu nhỏ khối u tạo thuận lợi cho phẫu thuật

14


 Xạ trị hậu phẫu: tiêu diệt tế bào ung thƣ còn sót lại sau phẫu thuật
 Xạ trị trong mổ bằng chùm electron
 Xạ trị kết hợp hóa chất
 Hóa xạ đồng thời
 Hóa xạ xen kẽ
1.3.6 GIỚI THIỆU VỀ MÁY XẠ TRỊ GIA TỐC TUYẾN TÍNH
SIEMENS PRIMUS

Hình 1.3 Máy xạ trị gia tốc tuyến tính SIEMENS PRIMUS
 Tên máy: Hệ thống máy Gia tốc tuyến tính Siemens
 Kiểu máy: PRIMUS
 Nhà sản xuất: Siemens, Đức

15


 Xuất xứ: Đức/Mỹ
 Năng lƣợng: 02 mức năng lƣợng photon 6/15 MV
06 mức năng lƣợng electron: 5; 6; 8; 10; 12; 14 MeV
 Chất lƣợng : mới 100%, có kèm theo chứng chỉ của FDA Mỹ
 Ứng dụng:
 Hệ thống máy gia tốc tuyến tính PRIMUS là hệ thống máy xạ trị
công nghệ tiên tiến và hoàn toàn số hóa. Hệ thống máy có thể điều
trị xạ trị bằng phƣơng pháp xạ trị cổ điển và phƣơng pháp điều biến

cƣờng độ (IMRT). Máy gia tốc tuyến tính Primus có thể điều trị hầu
hết các loại bệnh ung thƣ. Mức năng lƣợng 6 MV photon đƣợc sử
dụng để điều trị ung thƣ não, đầu mặt cổ, hạch, phổi và các bệnh
ung thƣ nhi khoa. Năng lƣợng 15MV photon thƣờng điều trị phổi,
bệnh bạch huyết, tuyến tụy, thấp chóp xƣơng chậu, thấp khung chậu
và các các tạng trong ổ bụng, hạch.
 Chùm electron trực tiếp với 7 mức năng lƣợng khác nhau: 5, 6, 7, 8,
10, 12 và 14 MeV. Bức xạ này tuy không có khả năng xuyên sâu
nhƣng có hệ số truyền năng lƣợng LET (lin-ear energy transfer) cao
hơn nhiều lần so với photon gamma. Do khả năng đâm xuyên của
các electron thấp cho nên thƣờng chỉ định điều trị bằng chùm tia này
cho các tổn thƣơng nông. Độ sâu tối đa chúng có thể xuyên tới là
3cm dƣới mặt da. Nó có hiệu quả điều trị rất cao.

16


×