Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế thanh hóa năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 112 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ ANH HIẾU

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ
ĐẤU THẦU THUỐC TẬP TRUNG TẠI
SỞ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2018
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2020
`


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ ANH HIẾU

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ
ĐẤU THẦU THUỐC TẬP TRUNG TẠI
SỞ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2018
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK62720412

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Thanh Bình

`

HÀ NỘI, NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả các
số liệu được tổng hợp, phân tích trong Luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên thực hiện

Lê Anh Hiếu


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, gắn bó với trường Đại học Dược Hà Nội, đến nay
tôi đã hoàn thành Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp II, đây là sự nỗ lực cố
gắng của bản thân và sự động viên cổ vũ, giúp đỡ của các thầy cô giáo trường
Đại học Dược Hà Nội cùng các đồng nghiệp luôn ủng hộ, đồng hành bên tôi.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Thanh
Bình người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và làm Luận văn.
Qua Luận văn tốt nghiệp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
toàn thể các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, Phòng Sau đại
học - Trường Đại Học Dược Hà Nội đã quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện từ phía lãnh đạo và tập thể cán bộ
Sở Y tế Thanh Hoá, sự động viên, khích lệ của gia đình và người thân đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp
này.
Xin được chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Học viên: Lê Anh Hiếu


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………

3

1.1. Quy định về đấu thầu và đấu thầu mua thuốc ………...........................…

3

1.1.1. Tổng quan về đấu thầu …………………………………………………..

3

1.1.1. Khái niệm chung về đấu thầu ………………………………...……………

3

1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ………………………….………………

3

1.1.3. Các phương thức đấu thầu …………………………………………...…….


3

1.1.2. Tổng quan về đấu thầu mua thuốc tập trung……………….………..…

4

1.1.2.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung……………...……

4

1.1.2.2. Phương thức đấu thầu mua thuốc tập trung…………………….………...

4

1.1.2.3. Cách thức tổ chức đấu thầu mua thuốc tập trung hiện nay …..….………

5

1.1.2.4. Trình tự thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung cấp
địa phương

5

1.2. Thực trạng đấu thầu mua thuốc tập trung tại việt nam............................................

8

1.3. Các nghiên cứu về đấu thầu thuốc tập trung tại các địa phƣơng khác …


11

1.4. Thực trạng công tác đấu thầu thuốc tại Thanh Hóa……………..……….

18

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …...…...…..

21

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu …………………………………………..…………..

21

2.1.1. Thời gian nghiên cứu ………………………………………..…….………

21

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………...…………….…

21

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………..…………………

21

2.2.1. Biến số nghiên cứu ………………………………………………….…..…

21


2.2.2. Thiết kế nghiên cứu……………………………………….…………..……

25

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu………………………..……………..………

25

2.2.4. Mẫu nghiên cứu……………………………………...……………..………

26

2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu………………………………………..…………

27

2.2.6. Phương pháp trình bày nghiên cứu……………………………...…………

31

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………

32


3.1. So sánh kết quả thực hiện với thuốc trúng thầu tập trung tại Sở Y

tế Thanh Hoá năm 2018

32


3.1.1. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo khoản mục, giá trị……………………

32

3.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu và thực hiện phân chia theo nhóm tiêu chuẩn kỹ
thuật…

32

3.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu và thực hiện theo nguồn gốc ………………….…

34

3.1.4. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo xuất xứ quốc gia…………………...…

35

3.1.5. Cơ cấu thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý…….…

36

3.1.6. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhà thầu trúng thầu………………..…

38

3.1.7. Thuốc trúng thầu, thực hiện theo phân tuyến và hạng bệnh viện…………

40


3.2. Phân tích các thuốc trúng thầu nhƣng không thực hiện hoặc thực hiện
chƣa đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tƣ số 11/2016/TT-BYT và làm rõ
nguyên nhân

41

3.2.1. Tổng số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện….…

41

3.2.2. Số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện theo nhóm
TCKT

42

3.2.3. Các nhóm thuốc theo nguồn gốc trúng thầu nhưng không thực hiện………

43

3.2.4. Thuốc theo xuất xứ quốc gia trúng thầu nhưng không thực hiện……….…

44

3.2.5. Các thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trúng thầu không thực hiện………

45

3.2.6. Các thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện theo nhà thầu trúng thầu………

47


3.2.7. Thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện theo phân tuyến và hạng bệnh
viện

48

3.2.8. Các thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện trong đó có thuốc thay thế
hoặc không có thuốc thay thế

49

3.2.9. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu không thực hiện do các cơ sở y tế……

50

3.2.10. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện do các nhà
thầu

51

3.2.11. Nguyên nhân khác các thuốc trúng thầu không thực hiện………….……

52

3.2.12. Tổng số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu thực hiện < 80%...................

53

3.2.13. Số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu thực hiện < 80% theo nhóm
TCKT


53

3.2.14. Các nhóm thuốc theo nguồn gốc trúng thầu thực hiện < 80%....................

55


3.2.15. Thuốc theo xuất xứ trúng thầu thực hiện < 80%.........................................

56

3.2.16. Các thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trúng thầu thực hiện < 80%..........

57

3.2.17. Các thuốc trúng thầu thực hiện < 80% theo nhà thầu trúng thầu…………

58

3.2.18. Các thuốc trúng thầu thực hiện < 80% theo phân tuyến và hạng bệnh
viện

60

3.2.19. Các thuốc trúng thầu thực hiện < 50% trong đó có thuốc thay thế hoặc
không có thuốc thay thế

61


3.2.20. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu thực hiện < 80% do các cơ sở y tế...…

61

3.2.21. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu thực hiện < 80% do các nhà thầu
trúng thầu

62

3.2.22. Nguyên nhân khác các thuốc trúng thầu thực hiện < 80%..........................

63

3.2.23. Tổng số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu thực hiện >120%.................

63

Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………….…………………………………………

64

4.1. So sánh kết quả thực hiện với thuốc trúng thầu tập trung tại Sở Y

tế Thanh Hoá năm 2018

65

4.1.1. Tổng giá trị, khoản mục thuốc trúng thầu và thực hiện, không thực hiện……

65


4.1.2. Thuốc trúng thầu và thực hiện, không thực hiện theo nhóm tiêu chuẩn kỹ
thuật

68

4.1.3. Thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc nhập khẩu trúng thầu, thực hiện và
không thực hiện

70

4.1.4. Thuốc trúng thầu, thực hiện và không thực hiện theo xuất xứ quốc gia………

71

4.1.5. Thuốc trúng thầu, thực hiện và không thực hiện theo nhóm tác dụng dược


73

4.1.6. Thuốc trúng thầu, thực hiện và không thực hiện theo nhà thầu………………

76

4.1.7. Thuốc trúng thầu và thực hiện, không thực hiện theo phân tuyến và hạng
BV

77

4.1.8. Thuốc trúng thầu không thực hiện có hoặc không có thuốc tương tự thay

thế

78

4.1.9. Thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80%...........................................................

79

4.2. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu nhƣng không thực hiện hoặc thực
hiện chƣa đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tƣ số 11/2016/TT-BYT

83

4.2.1. Về nguyên nhân thuốc trúng thầu không thực hiện hoặc thực hiện dưới

83


80% do các cơ sở y tế
4.2.2. Về nguyên nhân thuốc trúng thầu không thực hiện hoặc thực hiện dưới
80% do các nhà thầu trúng thầu

85

4.2.3. Các nguyên nhân khác thuốc trúng thầu không thực hiện hoặc thực hiện <
80%

86

4.2.4. Về thuốc trúng thầu thực hiện vượt quá 120% số lượng được phân bổ……


87

4.3. Thuận lợi, khó khăn khi triển khai đề tài nghiên cứu ……...……………

87

KẾT LUẬN............................................................................................................

91

KIẾN NGHỊ…………………………………………...………...............……….

94


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

BYT

Bộ Y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH


Bảo hiểm xã hội

CSYT

Cơ sở y tế

DMT

Danh mục thuốc

GT

Giá trị

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSĐXKT

Hồ sơ đề xuất kỹ thuật

HSĐXTC

Hồ sơ đề xuất tài chính


KCB BHYT

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

KHLCNT

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

KK

Kê khai

KKL

Kê khai lại

KM

Khoản mục

KQ LCNT

Kết quả lựa chọn nhà thầu

Luật Đấu thầu số
43/2013
Nghị định số
63/2014
Nghị định số

54/2017
SYT

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số
điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Dược
Sở Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

TCKT

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Thông tư số
11/2016

Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của Bộ trưởng Bộ
Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ trưởng
Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công
lập

Thông tư số
15/2019



DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng

TT

Trang
số

Bảng 1.1

Các hình thức lựa chọn nhà thầu mua thuốc

4

Bảng 1.2

Phạm vi áp dụng các phương thức đấu thầu mua thuốc

4

Bảng 2.1

Biến số nghiên cứu

21

Bảng 3.1

Tổng số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu và thực hiện


32

Bảng 3.2

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

33

Bảng 3.3

Thuốc trúng thầu và thực hiện phân chia theo nguồn gốc

34

Bảng 3.4

Thuốc trúng thầu và thực hiện phân chia theo xuất xứ

35

Bảng 3.5

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý

36

Bảng 3.6

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhà thầu trúng thầu


38

Bảng 3.7

Thuốc trúng thầu và thực hiện theo phân tuyến và hạng bệnh viện

40

Bảng 3.8

Tổng thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện

41

Các nhóm thuốc theo tiêu chuẩn kỹ thuật trúng thầu không thực
hiện
Các nhóm thuốc theo nguồn gốc trúng thầu nhưng không thực
Bảng 3.10
hiện
Bảng 3.9

42
43

Bảng 3.11 Thuốc theo xuất xứ trúng thầu nhưng không thực hiện

44

Bảng 3.12 Các thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trúng thầu không thực hiện


45

Bảng 3.13 Thuốc trúng thầu không thực hiện theo nhà thầu trúng thầu.

46

Thuốc trúng thầu không thực hiện theo phân tuyến và hạng bệnh
viện
Các thuốc không thực hiện có thuốc thay thế hoặc không có thuốc
Bảng 3.15
thay thế.
Nguyên nhân các thuốc trúng thầu không thực hiện do các cơ sở y
Bảng 3.16
tế
Nguyên nhân các thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện do các
Bảng 3.17
nhà thầu trúng thầu
Bảng 3.14

48
50
50
51


TT

Tên Bảng


Trang
số

Bảng 3.18 Nguyên nhân khác thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện

52

Bảng 3.19 Tổng thuốc trúng thầu thực hiện < 80%.

53

Các nhóm thuốc theo tiêu chuẩn kỹ thuật trúng thầu thực hiện
<80%

54

Bảng 3.21 Các nhóm thuốc theo nguồn gốc trúng thầu thực hiện < 80%.

55

Bảng 3.22 Thuốc theo xuất xứ quốc gia trúng thầu thực hiện < 80%

56

Bảng 3.23 Các thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trúng thầu thực hiện < 80%

57

Bảng 3.24 Các thuốc trúng thầu thực hiện < 80% theo nhà thầu


58

Bảng 3.25 Thuốc trúng thầu thực hiện < 80% theo tuyến và hạng bệnh viện

59

Bảng 3.20

Các thuốc thực hiện < 50% có thuốc thay thế hoặc không có thuốc
thay thế.
Nguyên nhân các thuốc trúng thầu thực hiện < 80% do các cơ sở y
Bảng 3.27
tế
Nguyên nhân các thuốc trúng thầu thực hiện < 80% do các nhà
Bảng 3.28
thầu trúng thầu
Bảng 3.26

61
61
62

Bảng 3.29 Nguyên nhân khác thuốc trúng thầu thực hiện < 80%

63

Bảng 3.30 Tổng thuốc trúng thầu thực hiện >120%

63



DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên Hình

Trang
số

Hình 1.1

Các phương thức đấu thầu

3

Hình 1.2

Các hình thức lựa chọn nhà thầu mua thuốc

4

Hình 3.1

Thuốc trúng thầu và thực hiện năm 2018

32

Hình 3.2

Tỷ lệ thực hiện giữa các nhóm thuốc trúng thầu


33

Hình 3.3

Tỷ lệ thực hiện của thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu.

34

Hình 3.4

Khoản mục thuốc trúng thầu thực hiện theo xuất xứ quốc gia

36

Hình 3.5

Tỷ lệ khoản mục thuốc tân dược thực hiện theo nhóm tác
dụng dược lý

37

Hình 3.6

Khoản mục thuốc trúng thầu và thực hiện theo nhà thầu

39

Hình 3.7


Tỷ lệ thuốc sử dụng theo tuyến và hạng bệnh viện

40

Hình 3.8

Tỷ lệ thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện

41

Hình 3.9

Tỷ lệ khoản mục các nhóm thuốc trúng thầu và không thực
hiện

42

Hình 3.10 Thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu không thực hiện

43

Hình 3.11 Thuốc trúng thầu không thực hiện theo xuất xứ quốc gia

45

Hình 3.12 Thuốc tân dược không thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý

46

Hình 3.13


Thuốc trúng thầu không thực hiện theo phân tuyến và hạng
bệnh viện

49

Hình 3.14 Khoản mục thuốc thực hiện dưới 80% giá trị trúng thầu

53

Hình 3.15 Các nhóm thuốc thực hiện dưới 80% giá trị trúng thầu

54

Hình 3.16 Thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% theo nguồn gốc

55

Hình 3.17 Khoản mục thuốc thực hiện < 80 theo xuất xứ quốc gia

56

Hình 3.18 Thuốc tân dược theo nhóm tác dụng dược lý thực hiện < 80%

58

Hình 3.19 Tỷ lệ % thực hiện dưới 80% của các nhà thầu trúng thầu

59


Hình 3.20

Khoản mục thuốc thực hiện < 80% theo tuyến và hạng bệnh
viện

60


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu chung của Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt
Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đó là: Cung ứng đầy
đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương
ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã
hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa [12].
Thuốc luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân, chi phí cho thuốc luôn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng
chi phí khám chữa bệnh. Trong những năm trước đây chi phí tiền thuốc trên
tổng chi phí khám chữa bệnh lên tới 55-60%, hiện nay sau nỗ lực của Chính
phủ, Bộ Y tế về kiểm soát giá thuốc và tăng cường quản lý, sử dụng thuốc hợp
lý trong các cơ sở y tế, tỷ lệ tiền thuốc trung bình trên tổng chí phí khám chữa
bệnh giảm xuống dưới 35% [2].
Năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 sau
đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP trong đó có một Mục,
Chương quy định riêng về đấu thầu mua thuốc. Năm 2016 Bộ Y tế đã ban hành
Thông tư số 11/2016/TT-BYT Quy định việc đấu thầu thuốc trong các cơ sở y
tế, trong đó quy định mẫu HSMT chung để các cơ sở y tế thực hiện thống nhất
trên toàn quốc đấu thầu mua thuốc đúng quy định của pháp luật nhằm góp phần
kiểm soát, bình ổn giá thuốc, ổn định về chất lượng, số lượng thuốc dùng trong
các cơ sở y tế.

Tuy nhiên kết quả đấu thầu thuốc tại các địa phương, các cơ sở y tế vẫn
còn có sự khác biệt, việc sử dụng thuốc so với kết quả trúng thầu và kế hoạch dự
kiến còn nhiều bất cập, đặc biệt theo quy định của Thông tư số 11/2016/TTBYT các cơ sở y tế phải sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc trúng thầu và tối
đa không quá 120% số lượng thuốc trúng thầu [6].
1


Hiện nay có rất ít nghiên cứu tổng kết, đánh giá cụ thể việc thực hiện kết
quả trúng thầu hàng năm của các cơ sở y tế xem có đáp ứng các quy định của
pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho các nhà thầu cũng như tiết kiệm, hạn chế
lãng phí về các nguồn lực và đạt hiệu quả cao trong công tác đấu thầu mua
thuốc. Đặc biệt tại Thanh Hóa từ trước đến nay Chủ tịch UBND tỉnh đều giao
Sở Y tế tổ chức đấu thầu thuốc tập trung cho các cơ sở y tế trên địa bàn, đáp ứng
nhu cầu khám, chữa bệnh cho gần 3,6 triệu dân, tuy nhiên chưa có một nghiên
cứu nào tổng kết, đánh giá việc thực hiện kết quả trúng thầu tập trung hàng năm.
Xuất phát từ các thực tế trên, đề tài “Phân tích việc thực hiện kết quả đấu
thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Thanh Hoá năm 2018” nhằm đạt các mục tiêu
sau đây:
1. So sánh kết quả thực hiện với thuốc trúng thầu tập trung tại Sở Y tế
Thanh Hoá năm 2018.
2. Phân tích thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng hoặc sử dụng chưa
đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT và làm rõ nguyên
nhân.
Từ đó có ý kiến góp ý, đề xuất biện pháp để các cơ sở y tế cũng như cơ
quan quản lý, đơn vị tổ chức đấu thầu điều chỉnh, hoàn thiện hơn trong quá trình
tổ chức thực hiện công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao trong những năm tiếp theo.

2



Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Quy định về đấu thầu mua thuốc tập trung
1.1.1. Tổng quan về đấu thầu
1.1.1.1. Khái niệm chung về đấu thầu
Theo Luật Đấu thầu 43 định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà
thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp
đồng, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất
trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” [22].
1.1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Tham gia thực hiện của cộng đồng
1.1.1.3. Các phương thức đấu thầu
Các phương thức đấu thầu

Một giai đoạn 1
túi hồ sơ

Một giai đoạn 2
túi hồ sơ

Hai giai đoạn 1
túi hồ sơ


Hình 1.1. Các phương thức đấu thầu [22].
3

Hai giai đoạn
2 túi hồ sơ


1.1.2. Tổng quan về đấu thầu mua thuốc tập trung
1.1.2.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung
Đấu thầu rộng rãi
Các hình thức lựa chọn
nhà thầu mua thuốc tập
trung

Đàm phán giá

Hình 1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung [22].
Các hình thức lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung được áp dụng cụ thể
trong các trường hợp sau [6]:
Bảng 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu mua thuốc
Hình thức
STT

lựa chọn

Phạm vi áp dụng

nhà thầu
1


Đấu thầu
rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho tất cả các gói thầu
Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu mua thuốc

2

Đàm phán chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; thuốc biệt dược gốc, thuốc
giá

hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc
thù khác

1.1.2.2. Phương thức đấu thầu mua thuốc tập trung
Bảng 1.2. Phạm vi áp dụng phương thức đấu thầu mua thuốc tập trung [6]
Phƣơng thức đấu

Phạm vi áp dụng

thầu
Phƣơng thức một

Áp dụng trong các trường hợp sau:

giai đoạn hai túi

- Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu

hồ sơ


hạn chế có giá gói thầu trên 10 tỷ.

4


Phƣơng thức đấu

Phạm vi áp dụng

thầu

- Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu
hạn chế có giá gói thầu không quá 10 tỷ nhưng thuốc đó cần
được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá.

1.1.3. Cách thức tổ chức đấu thầu mua thuốc tập trung hiện nay
Theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013; Nghị định số 63/2014 và
Thông tư số 11/2016/TT-BYT hiện nay việc tổ chức LCNT mua thuốc được
thực hiện như sau:
- Đấu thầu tập trung quốc gia: do Bộ Y tế và BHXH Việt Nam thực hiện.
- Đàm phán giá quốc gia: do Bộ Y tế thực hiện.
- Đấu thầu tập trung cấp địa phương: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao
nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
1.1.4. Trình tự thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung
cấp địa phƣơng
1. Xây dựng, tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc:
- Căn cứ danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, các cơ sở y
tế trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm cả các cơ sở y tế
của trung ương trên địa bàn tham gia mua thuốc tập trung tại địa phương) xây

dựng nhu cầu sử dụng thuốc theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và gửi về
Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương;
- Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương tổng hợp nhu cầu về danh
mục, số lượng thuốc của các cơ sở y tế tham gia mua thuốc tập trung tại địa
phương báo cáo Sở Y tế thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương.
2. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
5


- Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương căn cứ kết quả tổng hợp nhu
cầu về số lượng, danh mục thuốc đã phân chia theo các nhóm để phân chia gói
thầu và xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc mỗi thuốc theo
từng nhóm là một phần của gói thầu, việc phân chia nhóm thuốc trong các gói
thầu, nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều
5, Điều 6 Thông tư 11/2016.
- Xây dựng và đề xuất trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu tỷ lệ phần trăm
(%) tùy chọn mua thêm nhưng tối đa không quá 30% và phải được quy định tỷ
lệ cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với từng thuốc. Trường hợp này, Đơn vị mua
thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm thông báo công khai và đưa vào
thỏa thuận khung để các cơ sở y tế biết, thực hiện. Các cơ sở y tế có thể mua
thêm nếu sử dụng hết số lượng thuốc đã đăng ký nhưng không được vượt quá tỷ
lệ phần trăm (%) tùy chọn mua thêm đã quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu.
Sở Y tế tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch;
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa
phương theo đề nghị của Sở Y tế.

3. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, Đơn vị mua thuốc
tập trung cấp địa phương xây dựng Hồ sơ mời thầu, báo cáo Sở Y tế tổ chức
thẩm định và phê duyệt Hồ sơ mời thầu theo quy định tại các điều 18, 19 và 20
Thông tư 11/2016.
4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương tổ chức lựa chọn nhà thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng, đề xuất trúng thầu theo quy định
tại các điều 21, 22, 23, và 24 Thông tư 11/2016.
6


5. Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
- Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương lập báo cáo, trình Sở Y tế tổ
chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung
tại địa phương;
- Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương;
- Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm thông báo và
công khai kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
6. Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung:
- Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, Đơn vị mua thuốc
tập trung cấp địa phương có trách nhiệm hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung với
các nhà thầu trúng thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
- Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương công khai thỏa thuận khung
đã ký theo quy định của Luật Đấu thầu trên Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân
dân tỉnh, Trang Thông tin điện tử Sở Y tế và thông báo đến các cơ sở y tế thuộc
phạm vi cung cấp của thỏa thuận khung.
7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng cung cấp thuốc.
8. Thanh toán, quyết toán hợp đồng cung cấp thuốc.

9. Giám sát, điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung:
- Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương chịu trách nhiệm giám sát,
điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng cung cấp thuốc của các
cơ sở y tế với các nhà thầu được lựa chọn; định kỳ tổng hợp, cập nhật số lượng
thuốc đã cung cấp và số lượng kế hoạch chưa thực hiện trên Cổng Thông tin
điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh, Trang Thông tin điện tử Sở Y tế;
- Các cơ sở y tế báo cáo định kỳ (theo quý, năm) hoặc báo cáo đột xuất số
lượng thuốc đã được cung cấp và số lượng kế hoạch chưa thực hiện cho Đơn vị
mua thuốc tập trung cấp địa phương để thực hiện việc giám sát và cập nhật trên

7


Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh và Trang Thông tin điện tử Sở Y
tế.
Một trong các bước quan trọng nhất của quy trình tổ chức đấu thầu mua
thuốc đó là xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch xây dựng tốt thì khi
triển khai các bước tiếp theo sẽ hạn chế được rất nhiều khó khăn vướng mắc, đặc
biệt dự kiến nhu cầu chủng loại, số lượng thuốc sát thực tế đáp ứng nhu cầu điều
trị sẽ tránh được tình trạng thiếu thuốc khi thực hiện, nhiều trường hợp đơn vị
xây dựng kế hoạch không tốt như: xác định các thuốc sai nhóm sẽ dẫn đến
không lựa chọn được đủ thuốc trúng thầu hoặc dự kiến chủng loại, số lượng
thuốc không căn cứ vào thực tế sử dụng các năm trước dẫn đến khi trúng thầu
nhiều loại thuốc nhưng đơn vị vẫn bị thiếu thuốc, thuốc cần sử dụng thì không
có, thuốc có thì không có nhu cần sử dụng…
1.2. Thực trạng đấu thầu mua thuốc tập trung tại Việt Nam
Hiện nay, đấu thầu mua thuốc thực hiện theo quy định của Luật Đấu
thầu số 43/2013; Nghị định số 63/2014; Luật Dược số 105/2016; Nghị định số
54/2017; Nghị định số 155/2018 và Thông tư số 09/2016/TT-BYT ban hành
Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc Đấu thầu tập trung, Danh mục

thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá; Thông tư số 10/2016/TT-BYT
ngày 05/05/2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước
đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp (đến ngày
28/3/2019 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BYT thay thế Thông
tư số 10/2016) và Thông tư số 11/2016/TT-BYT quy định về việc đấu thầu
thuốc trong các cơ sở y tế công lập, (đến ngày 11/7/2019 Bộ Y tế đã ban hành
Thông tư số 15/2019/TT-BYT thay thế Thông tư số 11/2016) việc tổ chức
LCNT mua thuốc tập trung được thực hiện như sau:

8


Đấu thầu tập trung cấp Quốc gia:
- Năm 2017, Bộ Y tế thành lập Đơn vị mua sắm tập trung thuốc cấp quốc
gia chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu 05 hoạt chất và đàm phán giá đối với 8
thuốc quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BYT [4].
- Đồng thời Chính phủ giao BHXH Việt Nam thí điểm đấu thầu tập trung
cấp quốc gia đối với 05 thuốc trong năm 2017.
Theo thông báo của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, việc đấu thầu tập trung
quốc gia đạt được nhiều lợi ích như: kết quả trúng thầu tập trung năm 2017 tiết
kiệm hàng trăm tỷ đồng, thống nhất giá trúng thầu trên toàn quốc, giảm chi phí cho
đấu thầu, mua thuốc số lượng lớn nên giá trúng thầu giảm hơn so với trước đây…
Từ những hiệu quả và lợi ích thiết thực mang lại từ kết quả đấu thầu thuốc
tập trung do Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổ chức trong năm 2017 cho thấy, việc
sớm mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung đã trở thành một nhu cầu cấp
thiết. Năm 2018, Bộ Y tế đã bổ sung thêm 25 thuốc vào danh mục thuốc đấu
thầu tập trung quốc gia do Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia thực
hiện [9] và bổ sung thêm 20 thuốc vào danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia
do BHXH Việt Nam thực hiện [8].
- Đối với 25 hoạt chất đấu thầu tập trung cấp Quốc gia năm 2018 đến nay

đã lựa chọn được kết quả trúng thầu. Hiệu quả kinh tế: Gói thầu cung cấp thuốc
Biệt dược gốc, tiết kiệm được 745 tỷ đồng so với giá trúng thầu năm 2017 được
công bố trên cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý dược (tương ứng giảm
10%). Các gói thầu cung cấp thuốc Generic, giảm được 625 tỷ đồng (tương ứng
21,31%) so với giá kế hoạch được phê duyệt nếu mua hết số lượng các cơ sở y
tế dự trù trong 2 năm [27].
Đàm phán giá Quốc gia:
Đối với các thuốc Bộ Y tế giao Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc
gia thực hiện đàm phán giá đến nay đã đàm phán thành công được 04 mặt hàng,
hiệu quả kinh tế giảm được 18,55% so với giá trúng thầu hiện tại (nếu mua hết
9


số lượng thuốc dự kiến cho các cơ sở y tế 2019-2020 giảm được hơn 551 tỷ
đồng) [27].
Đấu thầu tập trung cấp địa phương:
Theo thống kê được công bố về kết quả trúng thầu tại các địa phương của
Cục Quản lý Dược năm 2018, cả nước có 56 địa phương đấu thầu thuốc tập
trung tất cả các mặt hàng, 3 địa phương đấu thầu đại diện và 4 địa phương đấu
thầu đơn lẻ, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố tổ chức đấu thầu tập trung
thuốc cấp địa phương 106 mặt hàng. Tùy từng địa phương Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện, có nhiều
địa phương tổ chức đấu thầu tập trung tất cả các mặt hàng cho các cơ sở y tế trên
địa bàn, có những địa phương chỉ đấu thầu tập trung những mặt hàng có nhiều
đơn vị sử dụng, còn lại những mặt hàng sử dụng với số lượng thấp, ít đơn vị sử
dụng để các đơn vị tự tổ chức mua sắm.
Đấu thầu thuốc tập trung là hình thức đấu thầu có nhiều ưu điểm như:
- Thống nhất giá thuốc trên toàn quốc hoặc toàn tỉnh, thuận tiện cho việc
thanh toán của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Số lượng thuốc chào thầu lớn nên giá thành hạ.

- DMT thuốc phong phú, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Tiết kiệm được chi phí, giảm thời gian, công sức của các bệnh viện.
- Tránh được nhiều sai sót trong quá trình thực hiện, do các cán bộ tham
gia đấu thầu có năng lực, kinh nghiệm đấu thầu, và có sự tham gia của các
ngành liên quan, đảm bảo được tính khách quan, minh bạch.
- Nhiều nhà thầu tham dự tạo sự cạnh tranh lớn, giúp chủ đầu tư lựa chọn
được nhà thầu có đủ năng lực, cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng giá phù hợp.
Tuy nhiên đấu thầu thuốc tập trung vẫn còn một số tồn tại như:
- Số lượng thuốc chưa phản ánh đúng nhu cầu thực của các bệnh viện.

10


- Danh mục có nhiều loại thuốc nên các bệnh viện lựa chọn có lúc chưa
phù hợp dẫn đến việc cung ứng không ổn định (đang dùng thuốc của nhà thầu
này thay đổi thuốc của nhà thầu khác đối với thuốc có cùng hoạt chất...).
- Giá thuốc chưa phản ánh đúng tính chất của quy luật thị trường (tại các
vùng miền khác nhau đương nhiên phải có giá khác nhau).
- Việc kiểm soát quá trình thực hiện hợp đồng gặp khó khăn (khi đấu thầu
Đơn vị mua thuốc tập trung là Chủ đầu tư nhưng khi có kết quả đấu thầu các nhà
thầu ký hợp đồng, cung ứng và thanh toán với các bệnh viện nên khó kiểm soát).
- Một nhà thầu trúng thầu cung ứng ở nhiều cơ sở y tế có địa bàn xa nhau
nên gặp khó khăn trong vận chuyển giao hàng hoặc một số nhà thầu trúng thầu
mới đặt hàng sản xuất hoặc nhập khẩu dẫn đến có 1 thời gian không cung ứng
được hàng cho các cơ sở y tế.
Hiện nay Bộ Y tế đang dự thảo đề nghị bổ sung thêm các thuốc trong
danh mục đấu thầu tập trung cấp địa phương.
Các cơ sở y tế tự tổ chức đấu thầu:
Ngoài những mặt hàng thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc
gia, cấp địa phương và danh mục thuốc đàm phán giá quốc gia thì các cơ sở y tế

tự tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc sử dụng cho đơn vị mình.
1.3. Các nghiên cứu về đấu thầu thuốc tập trung tại các địa phƣơng
Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt đấu thầu
thuốc tập trung tuy nhiên đa số các đề tài chú trọng đến phân tích quy trình đấu
thầu, kết quả trúng thầu, phân tích danh mục thuốc mời thầu, danh mục thuốc
trúng thầu như các đề tài:
Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế cho các cơ sở
khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam (Luận án TS của tác giả Phạm Lương
Sơn); Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Nghệ An năm 2016 (Luận
văn DSCKII của tác giả Nguyễn Thị Xuân Phước); Phân tích kết quả hoạt động
đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Bắc Giang năm 2013 và năm 2014 (Luận văn thạc sỹ
11


Dược học của tác giả Ngô Hoàng Điệp); Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại Sở
Y tế Hà Nội năm 2015 (Luận văn thạc sỹ Dược học của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Nhung); Phân tích kết quả thuốc trúng thầu tại SYT Nam Định năm 2015
(Luận văn thạc sỹ Dược học của tác giả Nguyễn Thanh Tùng); Đề tài "Phân tích
kết quả đấu thầu thuốc của trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia năm
2017" (Luận văn thạc sĩ dược học của tác giả Trần Thị Quế)…
Kết quả các đề tài trên cũng chỉ đi sâu phân tích quy trình đấu thầu, danh
mục thuốc trúng thầu, một số ít đề tài phân tích một phần về so sánh danh mục
thuốc sử dụng với danh mục thuốc trúng thầu như đề tài "Đánh giá kết quả đấu
thầu mua thuốc của bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 và 2013"
(Luận án DSCKII của tác giả Bùi Văn Đạm); đề tài "Phân tích danh mục thuốc
trúng thầu năm 2015 của Sở Y tế Nghệ An" (Luận văn DSCKII của tác giả
Nguyễn Trọng Tài); đề tài "Phân tích kết quả và việc thực hiện kết quả đấu thầu
thuốc tập trung tại Sở Y tế Hà Nội năm 2016" (Luận văn thạc sỹ Dược học của
tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà); Đề tài "Phân tích kết quả và thực hiện kết quả
đấu thầu thuốc tại các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm

2017" (Luận văn DSCKI của tác giả Nguyễn Thị Kiều Anh); Đề tài "Phân tích
thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Giang năm
2016" (Luận văn DSCKI của tác giả Phạm Quốc Việt)…
Thực trạng thuốc trúng thầu và thực hiện
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, năm 2013 trúng thầu 385 mặt
hàng với tổng giá trị 129 tỷ đồng tuy nhiên tỷ lệ thực hiện rất thấp, thực tế mua
265 mặt hàng (68,8%) giá trị mua 30,4 tỷ (đạt 23,5%); tỷ lệ thực hiện mua thuốc
sản xuất trong nước đạt 12,5% về giá trị và 39,8% về số mặt hàng [16];
Nghiên cứu Luận văn DSCKII của tác giả Nguyễn Trọng Tài về “Phân
tích danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 của Sở Y tế Nghệ An” đã tập trung
phân tích sâu cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu và kết quả sử dụng thuốc trúng
thầu. Kết quả cho thấy: tổng số mặt hàng thuốc trúng thầu 1.958 với tổng giá trị
12


là 1.459 tỷ đồng, trong đó có 1.494 mặt hàng có sử dụng (đạt 76,3%), tỷ lệ giá
trị sử dụng so với kết quả trúng thầu là 50,06%; giá trị tiền thuốc sử dụng tại các
bệnh viện tuyến tỉnh chiếm 54% toàn tỉnh; Tổng giá trị sử dụng thuốc sản xuất
trong nước chiếm 42% giá trị, 48% về khoản mục sử dụng toàn tỉnh; Nhóm
kháng sinh sử dụng nhiều nhất chiếm 32,22% tổng số tiền thuốc sử dụng [25];
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà, đi sâu phân tích cơ
cấu thuốc trúng thầu theo hình thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Hà Nội năm
2016; Phân tích thực trạng việc thực hiện kết quả trúng thầu theo hình thức đấu
thầu tập trung tại Sở Y tế Hà Nội năm 2016. Kết quả nghiên cứu: trong tổng số
mặt hàng trúng thầu báo cáo về Sở Y tế Hà Nội là 3.595 với tổng giá trị là 872
tỷ đồng, trong đó có 3.054 mặt hàng có sử dụng (đạt 85%), tỷ lệ giá trị sử dụng
so với kết quả trúng thầu là 631 tỷ (đạt 72,4%) [18];
Việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Kiều Anh đã nghiên cứu mô
tả cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc và phân tích việc thực hiện kết quả trúng thầu của các bệnh viện
tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017, từ đó làm rõ thực trạng và đưa
ra các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại trong quá trình xây dựng danh mục
thuốc và thực hiện kết quả đấu thầu thuốc của các bệnh viện tuyến tỉnh. Kết quả
nghiên cứu trên cho thấy: trong tổng số 823 khoản mục trúng thầu thì có 626
khoản mục thực hiện (đạt 76,1%), về giá trị thực hiện 201 tỷ đồng trên tổng giá
trị trúng thầu là 339 tỷ dồng (đạt 59,4%); Tỷ lệ khoản mục, giá trị thực hiện theo
nhóm thuốc lần lượt là: Thuốc generic 74,4%, 60,3%; thuốc biệt dược gốc
89,2%, 53,4%; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu 77,5%, 75,6% [01];
Còn tại Hà Giang tác giả Phạm Quốc Việt cũng đã thực hiện nghiên cứu
"Phân tích thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Giang
năm 2016" cho thấy: Khoản mục thuốc trúng thầu tại Hà Giang thực hiện đạt tỷ
lệ cao (90,7%), tỷ lệ giá trị thực hiện 74,23%; Trong đó tỷ lệ thực hiện của các
13


×